vụ cho công việc tương lai của họ là vấn đề cấp bách mà mỗi giáo viên dạy tiếng Anh chuyên ngành đều quan tâm.Theo một điều tra của Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á SEAMEO
Trang 1Đề tài:
Nghiên cứu vấn đề học ngoại
ngữ của sinh viên
Trang 22 Môi trường học tập Anh ngữ của sinh vien…….trang 5
2.1 Các trung tâm Anh ngữ………trang 5 2.2 Các câu lạc bộ anh văn……….trang 7 2.3 Học anh văn qua Internet……….trang 7 2.4 Nhận xét……… trang 8 Chương III Kết quả khảo sát………trang
1 Về mục đích học tiếng Anh của sinh viên……… trang 9
2 Về môi trường học tập, mức độ hài lòng………trang 102.1 Môi trường học tập……… trang 112.2 Mức độ hài lòng……….trang 13
3 Phát triển kỹ năng……… trang 14
4 Về việc học anh văn trong nhà trường……… trang 16
5 Đối với các chuyên ngành……… trang 18
6 Thời gian và thời điểm……… trang 18Chương IV Kết luận – Kiến nghị………trang 20
Trang 3vụ cho công việc tương lai của họ là vấn đề cấp bách mà mỗi giáo viên dạy tiếng Anh chuyên ngành đều quan tâm.
Theo một điều tra của Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO) thì nhu cầu sử dụng tiếng Anh trong công việc hàng ngày ở các công ty VN, các tổ chức hành chính sự nghiệp khá cao, từ trung bình tới nhiều, chiếm 69% Tiếng Anh, ngoại ngữ đang được sử dụng chính, còn được xem là cơ sở để xét đề bạt hay tăng lương Chứng chỉ bằng A, B,C vẫn chiếm 65% yêu cầu, bằng đại học chuyên ngữ là 26%, chứng chỉ khác như TOEFL hay IELTS là 9%.
2 Giới hạn vấn đề:
Do thời gian nghiên cứu ngắn và trình độ còn hạn chế nên trong đề tài này người nghiên cứu chỉ khảo sát đối tượng là các sinh viên lớp 071102 thuộc khoa Công nghệ thông tin, trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM Tập
Trang 4- Mức độ quan tâm của SV đối với môn Anh Văn.
- Thực trạng trình độ Anh Văn của SV.
- Các phương pháp học Anh Văn của SV.
Trang 5CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU HỌC ANH VĂN
Hiện nay việc học anh văn có thể chia thành nhiều mảng nhỏ, mỗi mảng đáp ứng được một nhu cầu riêng Trước đây phổ biến ở nước ta là các chứng chỉ A, B, C… ngày nay, do nhu cầu của xã hội ngày càng cao, vàviệc hội nhập quốc tế đã khiến cho yêu cầu về các chứng chỉ anh văn ngày càng cao hơn, các doanh nghiệp đòi hỏi người lao động phải có một hoặc vài các chứng chỉ như: TOEFT, IELTS, TOEIC
1 Thực trạng
Thực tiễn giáo dục ở Việt Nam cho thấy, phần lớn sinh viên được học anh văn ngay ở trường phổ thông, từ cơ sở cho đến phổ thông Lên đến các bậc học cao hơn (ĐH, CĐ, TC…) thì tiếp tục được đào tạo về anh ngữ, kể cả anh văn chuyên ngành Như vậy, trung bình một sinh viên từ khi học trung học cơ sở cho đến khi tốt nghiệp ĐH, đã có hơn mười năm được học về anh ngữ, nhiều hơn hẳn các môn học khác Trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nước ta ngày càng nhiều dẫn đến nhu cầu tuyển dụng cao Hầu hết các vịtrí của nhân viên kỹ thuật đều yêu cầu phải có khả năng anh ngữ Thế nhưng, thực tế cho thấy trình độ tiếng Anh của SV nhìn chung thấp so với các nước trong khu vực, SV chưa đủ năng lực để sử dụng tiếng Anh làm phương tiện học tập, nghiên cứu, tham khảo tài liệu và giao tiếp hằng ngày (hội thảo “ Đào tạo tiếng Anh trong các trường ĐH không
Trang 6Như vậy có thể thấy rằng nhu cầu nâng cao khả năng anh ngữ của sinh viên rất cao, trong đó có sinh viên Công nghệ thông tin với hầu hết giáo trình chuẩn là các giáo trình sử dụng tiếng Anh, trong khi các giáo trình trong nước thì lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của sinh viên trong việc tiếp cận với kiến thức mới Trong hội thảo Đào tạo tiếng anh trong các trường ĐH không chuyên ngữ”, Bộ GD & ĐT đưa ra giải pháp từ năm 2012 sẽ triển khai giảng dạy bằng tiếng Anh các môn chuyên ngànhcủa 4 ngành gồm: Công nghệ thông tin, Tài chính-ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Du lịch Và tiến tới năm 2020, các trường tổ chức dạy các môn chuyên ngành có nhu cầu xã hội cao bằng tiếng Anh
(http://www.hce.edu.vn/readarticle.php?article_id=118).
Thực trạng hiện nay cho thấy, khá nhiều sinh viên giỏi Công nghệ thông tin) nhưng trình độ tiếng Anh kém nên đã bỏ qua nhiều cơ hội việc làm Theo một cuộc thăm dò ý kiến độc giả mới đây, có 37,8% trên tổng số 12.214 phiếu cho rằng tiếng Anh là vấn đề khó khăn nhất trong quá trìnhhọc tập chuyên ngành công nghệ thông tin cũng như tìm việc làm Tiến
sĩ Trần Văn Dũng, trưởng khoa Công nghệ thông tin ĐH Giao thông vậntải cho biết: “khi trở thành một sinh viên Công nghệ thông tin thì điều kiện trước hết về trình độ tiếng Anh là khả năng đọc hiểu vì ngôn ngữ này được vận dụng như một công cụ để các sinh viên tiếp xúc với kiến thức công nghệ Tuy nhiên, phần lớn các tân sinh viên khi bước vào ĐH đều không đáp ứng được yêu cầu về trình độ tiếng Anh, dù chỉ để giao tiếp chứ chưa nói đến nghiên cứu tài liệu Vốn liếng ngoại ngữ của nhiều
em còn rất sơ sài, nhất là những sinh viên ngoại tỉnh” (http://vietbao.vn/ Vi-tinh-Vien-thong/Tieng-Anh-can-tro-lon-nhat-cua-sinh-vien-CNTT/ 10892153/217)
Trang 72 Môi trường học tập Anh ngữ của Sinh viên
2.1 Các trung tâm Anh ngữ:
Bên cạnh việc được học Anh ngữ ở trường, hiện nay nhiều Sinh viên đang theo học tại các trung tâm Anh ngữ trong và ngoài nươc Chất lượng đào tạo của các trung tâm này nhìn chung có chất lượng hơn hẳn
so với việc học ở trường do số lượng học viên/lớp ít, giáo viên có nhiều bằng cấp cao, và được học với giáo viên bản ngữ và có các phương tiện, multimedia hiện đại hỗ trợ tối đa việc học Nhưng bên cạnh đó, chi phí cho việc học Anh ngữ tại các trung tâm đa phần rất cao, và không phải sinh viên nào cũng có thể đáp ứng được, do vậy các sinh viên này
thường chấp nhận với vốn kiến thức ở trường, hoặc tự học nhằm nâng cao kỹ năng
Một tiết học tại trung tâm Anh ngữ
Trang 82.2 Các câu lạc bộ Anh văn:
Để giúp đỡ lẫn nhau, một số sinh viên tham gia vào các câu lạc bộ đội nhóm do Đoàn Thanh niên và các tổ chức khác thành lập (Englishclub), sử dụng tiếng anh để giao tiếp Đây là một phương pháp rất tíchcực Hiệu quả của các câu lạc bộ Anh ngữ mang lại là rất lớn, vì ở đây sinh viên hầu hết sử dụng tiếng Anh để giao tiếp, có cơ hội tiếp xúc với người bản nước ngoài, và quan trọng hơn, nó giúp sinh viên trở nên tự tin hơn trong việc sử dụng tiếng Anh
Hình ảnh về một câu lạc bộ tiếng Anh.
2.3 Học Anh văn qua Internet:
Với đặc thù của ngành Công nghệ thông tin, các sinh viên học ngành này sử dụng Internet thường xuyên, Internet là môi trường để các sinh viên thực hành, tìm kiếm tài liệu học tập, trao đổi thông tin Và bên cạnh
đó, Internet cũng là môi trường gần gũi để nhiều bạn sinh viên có thể nâng cao khả năng Anh ngữ của mình Việc có ngày càng nhiều dịch vụ dạy Anh ngữ trực tuyến miễn phí cũng như trả phí đã giúp các bạn sinh viên có thêm nhiều lựa chọn cho mình phương pháp học Anh ngữ thông qua các hoạt động: nghe, giao tiếp bằng microphone, viết bài luận và
Trang 9phổ biến nhất là hình thức “chat” sử dụng phần mềm Yahoo Messenger, Skype, Window Live, Google Talk…đối tượng là các giáo viên hoặc thậm chí là những người nước ngoài sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất.
Một số trang Web chuyên cung cấp dịch vụ dạy Anh văn trực tuyến như : là những địa chỉ uy tín và được nhiều người quan tâm
Đối với một số sinh viên thì phim ảnh, âm nhạc nước ngoài sử dụng tiếng Anh là một môi trường lý tưởng để nâng cao trình độ Anh ngữ, đặcbiệt là khả năng nghe và phát âm Và hiện nay sinh viên rất dễ dàng tìm được các bài hát, phim ảnh nước ngoài sử dụng tiếng Anh các phương tiện thông tin đại chúng
3 Nhận xét:
Xét về phương diện học anh ngữ để giao tiếp, rèn luyện khả năng ngữ pháp, các phương pháp trên hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu của sinh viên Nhưng để đọc được tài liệu chuyên ngành, hiểu được các thuậtngữ và dịch thuật tài liệu đòi hỏi sinh viên phải có kiến thức về Anh văn chuyên ngành, và hầu như trong chương trình dạy học của các trường đều có môn Anh văn chuyên ngành, đặc biệt là các ngành kỹ thuật, do chính các giáo viên của môn học chuyên ngành phụ trách, điều này đảm bảo tính chính xác của các thuật ngữ chuyên ngành, tránh được việc hiểulầm, hiểu không chính xác của sinh viên khi đọc tài liệu tiếng Anh
Trang 10CHƯƠNG III KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Để có cái nhìn rõ hơn về trình độ Anh văn và đánh giá nhu cầu học Anh ngữ của sinh viên, người nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thông qua hình thức phát phiếu thăm dò đối với các sinh viên lớp 071102, khoa CNTT, trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM Trên tổng số 50 phiếu phát ra và thu về 41 phiếu, người nghiên cứu đã tiến hành tổng hợp và rút ra được những kết quả sau
7 Về tầm quan trọng của tiếng Anh:
Như người nghiên cứu đã dự đoán ở trên, các sinh viên tham gia trả lời phiếu đánh giá đều có một khoảng thời gian khá dài học tiếng Anh, phổ biến là khoảng thời gian từ 7 năm cho đến 11 năm
- Khi được hỏi về tầm quan trọng của tiếng Anh đối với sinh viên ngành CNTT, 100% phiếu thăm dò đều đồng ý rằng tiếng Anh là quan trọng, và tất cả đều không hài lòng với trình độ Anh ngữ hiệntại của mình và muốn nâng cao thêm Điều này cho thấy nhận thứcđúng đắn của sinh viên về vai trò của tiếng Anh, và mặc dù đã học tiếng Anh trong một thời gian dài nhưng kiến thức về tiếng Anh của các sinh viên đều không đáp ứng được
Tiêu chí để đánh giá trình độ Anh văn của sinh viên là các chứng chỉ, phổ biến trên thế giới hiện nay và được hầu hết các nước công nhận là các chứng chỉ như TOEIC, TÒEFL, IELTS, đây cũng là những điều kiệnhàng đầu của các công ty, doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân sự vào các
vị trí của họ… Khi được hỏi về các chứng chỉ đã đạt được của môn Anh
Trang 11văn, hầu hết sinh viên đều trả lời chưa có chứng chỉ nào, chỉ có 0,41% (1/41 phiếu) trả lời đã có chứng chỉ TOEIC Điều này cho thấy sinh viênkhi tốt nghiệp đi xin viêc làm sẽ gặp bất lợi nếu vị trí mà họ nộp hồ sơ yêu cầu phải có các chứng chỉ trên.
8 Về mục đích học tiếng Anh của sinh viên
Khi đặt câu hỏi về mục đích của việc học Anh ngữ của sinh viên, người nghiên cứu đưa ra 4 lựa chọn và sinh viên có thể chọn nhiều phương án thích hợp, đó là:
Trang 12rất ít sinh viên xem việc học Anh văn chỉ là một hình thức bắt buộc để đạt được số tín chỉ yêu cầu của ngành học.
9 Về môi trường học tập, mức độ hài lòng
9.1 Môi trường học tập
Như đã nói ở trên, hiện nay môi trường học tiếng Anh của sinh viên rất phong phú, có thể đáp ứng mọi nhu cầu học tập của sinh viên Cụ thể, người nghiên cứu đã đưa ra 4 môi trường tiêu biểu:
- Các trung tâm Anh ngữ
- Internet
- Các câu lạc bộ (English speaking club)
- Âm nhạc, phim ảnh, báo chí tiếng Anh
Kết quả thu được như sau:
Trang 13lệ cao như vậy là vì âm nhạc, phim ảnh … có sử dụng tiếng Anh là một cách rất gần gũi để sinh viên phát triển khả năng Anh ngữ, sử dụng
phương pháp này, sinh viên có thể vừa học, vừa giải trí Nhờ vậy, sinh viên đỡ phải chịu áp lực, căng thẳng nên dễ tiếp thu hơn Hơn nữa, đây
là phương pháp trực quan nên sinh viên có thể nhớ lâu hơn
Xếp thứ 2 trong nhóm phương pháp học này là phương án học tại các trung tâm Anh ngữ Việc có khá nhiều trung tâm Anh ngữ được mở, với
nhiều giáo viên có bằng cấp và cả những giáo viên người nước ngoài đã thu hút khá nhiều sinh viên theo học Trong chương trình dạy của các trung tâm này, hầu hết đều có các trang thiết bị hiên đại, giáo viên ngườinước ngoài…giúp sinh viên phát triển khả năng anh ngữ một cách bài bản và được chuẩn hóa hơn
Học Anh ngữ qua Internet chiếm tỉ lệ cũng khá cao là bởi vì đối với sinhviên Công nghệ thông tin thì Internet là một phần không thể thiếu, hầu hết thời gian sinh viên đều dành cho internet, chính vì vậy mà học Anh ngữ qua internet cũng là một lựa chọn của nhiều sinh viên
Đè cập đến các câu lạc bộ Anh ngữ, người nghiên cứu đã nhận, định đây
là một môi trường rất tiến bộ, mang lại hiệu quả cao Tuy nhiên, số
lượng sinh viên lựa chọn phương pháp này lại thấp, chỉ có 9,75% Điều này có thể lý giải là do vấn đề tâm lý Nhiều sinh viên không tự tin về khả năng Anh ngữ của mình (phần 1: tầm quan trọng của tiếng Anh), dẫn đến e ngại, không tự tin để giao tiếp với người khác khi tham gia
Trang 14câu lạc bộ Một số khác không muốn tham gia là vì giờ giấc hoạt động của các câu lạc bộ không phù hợp với thời khóa biểu của sinh viên.
9.2 Mức độ hài lòng
Để đánh giá một cách chi tiết hơn về nhu cầu của sinh viên đối với việc học tiếng Anh tại các trung tâm Anh ngữ và ý kiến của sinh viên về chương trình dạy tiếng Anh trong nhà trường, đồng thời đánh giá mức
độ hài lòng của sinh viên với chính phương pháp học Anh văn của họ, người nghiên cứu thu được kết quả sau
- Về việc học tại các trung tâm:
Trang 15- Đối với chương trình học Anh ngữ ở trường (ở đây không đề cập đến việc học anh văn chuyên ngành), có đến 87.80 % sinh viên chorằng việc học ở trường không đáp ứng đủ nhu cầu của họ Chỉ có 12.20% chọn phương án ngược lại.
- Phần lớn sinh viên không hài lòng với phương pháp học của mình 58.54% Còn lại thì cho rằng họ hài lòng với những phương pháp đang áp dụng
10 Phát triển kỹ năng
Việc học Anh ngữ tựu trung lại có 4 kỹ năng chủ yếu, đó là: nghe, nói, đọc, viết Những kỹ năng này không tách rời nhau mà bổ sung cho nhau,nhưng trong những thời điểm nhất định và tùy vào từng loại công việc
cụ thể mà có những kỹ năng được ưu tiên sử dụng nhiều Chẳng hạn, trong môi trường làm việc đòi hỏi sự giao tiếp nhiều thì kỹ năng nghe vànói được ưu tiên hơn, ngược lại, với một nhân viên chuyên xử lý tài liệu thì kỹ năng viết và đọc là tiên quyết Việc chọn cho mình một kỹ năng
để ưu tiên phát triển là nhu cầu thật sự của sinh viên, nhiều sinh viên chưa biết được công việc tương lai cụ thể của mình như thế nào nên gặp khó khăn trong việc lựa chọn Qua công trình nghiên cứu này, người
Trang 16nghiên cứu muốn đánh giá xem với những sinh viên CNTT thì họ có lựa chọn như thế nào.
Người trả lời có thể chọn nhiều câu trả lời phù hợp
Người nghiên cứu thu được kết quả như sau:
Để làm chắc chắn hơn vấn đề này, người nghiên cứu đưa ra câu hỏi về thể loại Anh văn mà các sinh viên muốn phát triển với 3 lựa chọn
Trang 17- Anh văn chuyên ngành
- Anh văn giao tiếp
- Anh văn thương mại
Kết quả thu được trùng khớp với kết quả trên, cụ thể như sau
11 Về việc học anh văn trong nhà trường
Như người nghiên cứu đã giới thiệu, các trường hiện nay đều có chương trình dạy Anh văn song song với việc học chuyên ngành của sinh viên Ngành CNTT cũng không ngoại lệ Và để đánh giá xem việc dạy Anh văn theo chương trình ở trường có đáp ứng được nhu cầu của sinh viên
CNTT không? Người nghiên cứu đã đặt câu hỏi về vấn đề này (Theo bạn, chương trình học anh văn ở trường có đáp ứng được nhu cầu của bạn?), các sinh viên lựa chọn như sau
Trang 18Như vậy, phần lớn sinh viên đều không vừa ý với chương trình anh văn
ở trường Nguyên nhân có thể dễ dàng nhận thấy là: cơ sở vật chất tại trường còn chưa hiện đại, nhân lực không đủ, một giáo viên thường phảidạy một lớp trên 50 sinh viên dẫn đến các giáo viên không thể kiểm soát hết
Người nghiên cứu đã thăm dò ý kiến của sinh viên trong việc dạy các môn học bằng tiếng Anh, 36.58% cho rằng điều đó là cần thiết, 39.02 % cho rằng chỉ nên áp dụng với các môn chuyên ngành, còn lại 24.39% nóirằng việc dạy bằng tiếng Anh gây khó khăn trong việc tiếp thu
Kết quả cụ thể mà người nghiên cứu thu được:
12 Đối với các chuyên ngành
Ngành CNTT hiện nay có thể chia thành 3 chuyên ngành lớn là Công nghệ phần mềm (CNPM), hệ thống thông tin (HTTT), mạng máy tính vàviễn thông(M&VT) Phần lớn các sinh viên khi được hỏi rằng: các
chuyên ngành cần thiết tiếng Anh nhất trong 3 chuyên ngành trên, đều cho rằng tất cả các chuyên ngành trên đều cần tiếng Anh (82.92%),