LỜI CẢM ƠNNgôn Ngữ Trung Quốc là ngành học đang được quan tâm rất nhiều hiện nay, là mộttrong các ngành nghiên cứu về cách sử dụng Ngôn Ngữ Trung Quốc trên mọi lĩnhvực: thương mai, kinh
BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU NGỮ ÂM TIẾNG TRUNG
Những thuận lợi và khó khăn khi học ngữ âm tiếng Trung
Ở nội dung này thì chúng tôi tập trung phân tích các vấn đề sau thứ nhất là chúng tôi sẽ nêu ra khái niệm về ngữ âm tiếng trung trong đó chúng tôi làm nổi bật khái niệm âm tiết, khái niệm về âm đầu, âm vần, dấu thanh Rồi sau đó chúng tôi sẽ phân tích những điểm thuận lợi và khó khăn khi học ngữ âm tiếng Trung từ đó chúng tôi đưa ra những phương pháp học tốt học hiệu quả và cuối cung chúng tôi giới thiệu những app, trang web học tập ngữ âm tiếng Trung.
Chương II: Bước đầu tìm hiểu về nét chữ và quy tắc bút thuận Hán tự. Ở nội dung này thì chúng tôi tập trung phân tích các vấn đề sau thứ nhất là chúng tôi sẽ nêu ra nét chữ tiếng trung trong đó chúng tôi làm nổi bật khái niệm các nét cơ bản các nét biến thể: nét ngang, nét sổ, nét phẩy, nét móc Rồi sau đó chúng tôi sẽ phân tích quy tắt bút thuận Hán tự từ đó chúng tôi đưa ra những lưu ý của quy tắc bút thận.
Chương III: Bước đầu tìm hiểu Hán tự trong tiếng Trung Ở nội dung này thì chúng tôi tập trung phân tích các vấn đề sau thứ nhất là lịch sử hình thành và phát triển hán tự trong đó chúng tôi làm nổi bật Cấu tạo của Hán tự Rồi sau đó chúng tôi sẽ phân tích Lục thư( gồm tượng hình, hội ý, chỉ sự, hình thanh, giả tá và chuyển chú) cuối cung chúng tôi giới thiệu những app, trang web học tập ngữ âm tiếng Trung.
CHƯƠNG I: BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU NGỮ ÂM TIẾNG TRUNG
- Ngữ âm tiếng Trung Quốc là một phần quan trọng của ngôn ngữ học và việc học tiếng Trung Hệ thống ngữ âm tiếng Trung có 36 vận mẫu, 21 thanh mẫu, 4 thanh điệu và một thanh nhẹ Âm tiết của tiếng Trung Quốc thường được tạo thành bởi ba phần: thanh mẫu (phụ âm đầu), vận mẫu (vần) và thanh điệu Nói chung, một chữ Trung Quốc tương ứng với một âm tiết Một âm tiết có thể không có thanh mẫu nhưng bắt buộc phải có vận mẫu và thanh điệu Dưới đây là một số khái niệm cơ bản:
+ Thanh mẫu (Shēngmǔ): Đây là các phụ âm đứng đầu của âm tiết Ví dụ: b, p, m, f, d, t, n, l, g, k, h, j, q, x, z, c, s, zh, ch, sh, r.
+ Vận mẫu (Yūnmǔ): Vận mẫu là phần còn lại đứng sau thanh mẫu của một âm tiết trong tiếng Trung Có tất cả 36 vận mẫu được chia thành 6 vận mẫu đơn, 4 vận mẫu kép, 5 vận mẫu mũi, 20 vận mẫu kết hợp, 1 vận mẫu uốn lưỡi.
Vận mẫu kép: ai ei ao ou
Vận mẫu mũi: an en ang eng ong
Vận mẫu kết hợp: ia ie iao iou ian iang in ing iong ua uo uai uei(-ui) uen(-un) uan uang ueng üe üan ün
Vận mẫu uốn lưỡi: en(r)
+ Thanh điệu (Shēngdiāo): là hình thức biến hóa cao - thấp - dài - ngắn của một âm tiết Thanh mẫu cùng với vận mẫu và dấu (thanh điệu) tạo thành từ Trong tiếng Trung, một chữ Hán thường đại diện cho một âm tiết và thanh điệu có tác dụng phân biệt ý nghĩa của từ vựng Trong bảng thanh điệu tiếng Trung, phiên âm pinyin có 4 dấu và 1 thanh nhẹ (khinh thanh). Mỗi dấu sẽ có cao độ cũng như cách phát âm khác nhau cho nên cách đọc sẽ khác nhau, cụ thể:
Thanh điệu Kí hiệu Độ cao Ví dụ Cách đọc
Thanh 1 - 5-5 Mā -đọc đều, ngang và bằng, hơi hơi kéo dài tí
Thanh 2 / 3-5 má -đọc hơi nhẹ gần như dấu sắc trong tiếng Việt, âm độ từ trung bình lên cao
Thanh 3 V 2-1-4 mǎ -đọc như dấu hỏi, đọc từ cao độ trung bình – xuống thấp – rồi lên cao vừa.
Thanh 4 \ 5-1 mà -đọc không dấu, đẩy xuống, dứt khoát, đọc từ cao nhất xuống thấp nhất.
Thanh nhẹ Không có ma -đọc vừa nhẹ vừa ngắn
1.2 Những khó khăn và thuận lợi khi học ngữ âm tiếng Trung
Khi học một ngôn ngữ mới hầu như tất cả chúng ta đều sẽ gặp phải những khó khăn trong quá trình mới bắt đầu học, chúng ta phải cố gắng vượt qua những khó khăn đó để vươn tới một kết quả mình mong muốn Những khó khăn khi học ngữ âm tiếng Trung chỉ những người từng trải qua, từng học mới biết khó đến nhường nào Tiếng Trung không giống những ngôn ngữ khác, đối với những tiếng như Tây Ban Nha, Đức đều có chung nguồn gốc với tiếng Anh, tiếng Trung thì hoàn toàn khác Vì vậy bạn cần phải cố gắng nổ lực, cần có một thái độ học tập thật kiên trì, đúng đắn nếu bạn có ý định học một ngôn ngữ như tiếng Trung Khi học tiếng Trung, hầu như tất cả mọi người đều gặp phải những khó khăn sau đây:
-Lỗi phát âm các âm bật hơi và không bật hơi
Trong tiếng Trung có những từ bạn cần bật hơi để người nghe hiểu được chính xác từ bạn đang nói đến Bạn cần nhớ 6 thanh mẫu bật hơi sau: p, t, k, q, ch, c
Một mẹo nhỏ giúp bạn kiểm tra từ đó bạn đã phát âm chính xác chưa như sau: Cầm một tờ giấy đặt trước miệng và phát âm Nếu tờ giấy có sự chuyển động là bạn đọc đúng.
-Lỗi phát âm thanh điệu
Thanh điệu trong tiếng Trung rất quan trọng với 4 thanh điệu chính gồm: thanh 1, 2, 3 và thanh 4 Trong đó, có thanh 1 và 4 rất dễ nhầm lẫn bởi sự tương đồng về cách đọc Vậy nên, khi học từ vựng bạn cần nhớ chính xác cả phần thanh điệu nhé.
- Ngoài ra, trong tiếng Trung còn có những từ không có thanh điệu hay còn gọi là thanh nhẹ Khi phát âm các từ này bạn nên đọc theo âm độ nhẹ và ngắn nếu không sẽ rất dễ nhầm sang thanh 1
-Lỗi phát âm các âm biến điệu Khi mới học tiếng Trung Quốc, biến điệu là một trong những lỗi sai rất nhiều người mắc phải
- Học nghe tiếng Trung: đối với bất kì mọi ngôn ngữ nào cũng vậy, học nghe là một việc rất khó Đối với ngôn ngữ Trung nhiều địa phương khác nhau sẽ có những từ ngữ được sử dụng khác nhau Trong những giai đoạn mới học, chúng ta chỉ nên nghe những bài cơ bản, không nên nghe những bài quá khó, quá dài, ta chỉ cần nắm bắt được nội dung toàn bài và khi nghe quen thì ta sẽ tăng dần độ khó lên Có thể luyện nghe qua các bài hát, xem phim cũng sẽ giúp ta luyện nghe được tốt hơn
Bên cạnh những khó khăn khi học ngữ âm tiếng Trung nêu trên, thì có những thuận lợi giúp ta vượt lên trong công việc, mở rộng được nhiều kiến thức và cơ hội việc làm. Sau đây là một số những thuận lợi khi học tiếng Trung:
-Thanh điệu, âm tiết na ná nhau vì nguồn gốc chữ Việt Nam bắt nguồn từ chữ Hán, nên cách phát âm khá tương tự nhau, dễ dàng nghe hiểu
-Cách phát âm của người Việt và người Trung gần giống nhau.
-Tiếng Việt có một số từ Hán Việt mượn từ tiếng Trung nên cách phát âm của nó khá giống nhau
-Cả tiếng Trung và tiếng Việt đều có dấu thanh nên khi phát âm tiếng Trung cũng tạo cho người Việt cảm giác quen thuộc,thuận miệng.
-Có những yếu tố tương đồng trong văn hóa, lịch sử, địa lý nên tiếng Trung là một lợi thế đối với người Việt Nam, vì đây là một ngôn ngữ được xem là ngôn ngữ dể học nhất đối với người Việt Vì thế sẽ rất thuận lợi cho những ai đam mê và yêu thích tiếng Trung Quốc.
Những lưu ý về ngữ âm tiếng Trung
* Để có một nền tảng tiếng Trung vững chắc, chúng ta cần nắm chắc các kiến thức phát âm chuẩn các âm tiết trong tiếng Trung, và đặc biệt chúng ta cần nắm vững các quy tắc phát âm tiếng Trung Để học được tiếng Trung, ta cần kiên trì luyện tập và phải đọc chuẩn các trường hợp phát âm đặc biệt của tiếng Trung Sau đây là các lưu ý cần nhớ về ngữ âm của tiếng Trung:
-Dấu thanh được đặt lên trên đầu âm chính của âm tiết, cũng chính là nguyên âm của âm tiết đó
-Những âm vần bắt đầu bằng chữ u nếu phía trước không có shēngmǔ(âm đầu) thì chữ u viết thành w
-Những âm vần bắt đầu bằng chữ i nếu phía trước không có shēngmu(âm đầu) thì chữ i viết thành y.
-Những âm vần bắt đầu bằng chữ ü nếu phía trước không có shēngmu(âm đầu) thì viết thành yu.
-Các âm vần uei, uen, iou, ien, ieng nếu phía trước không có âm đầu thì viết như trong ngoặc đơn uei(_ui), uen(_un), iou(_iu), ien(_in), ieng(_ing)
-Nếu dấu thanh đặt lên trên đầu chữ i thì dấu chấm trên đầu chữ i phải bỏ đi.
-Về mặt ngữ âm học thì dấu thanh phải đặt lên trên đầu của âm chính( đặt lên trên đầu của nguyên âm)
-Nếu âm tiết phía sau của một từ có nhiều âm tiết không có âm đầu thì giữa âm tiết trước và âm tiết sau cần có dấu ngăn cách.
VD : fāng’àn, xī’ān
-Vì j, q, x chỉ có thể kết hợp được với những âm vần bắt đầu bằng chữ “ i” và “ü”, nên khi j, q, x kết hợp những âm vần bắt đầu bằng “ ü” thì dấu hai chấm trên đầu chữ “ u” phải bỏ đi
VD: “ jü” viết thành “ ju”, “ qüan” viết thành “ quan”, “ xüen” viết thành “ xun”.
-Âm cuống lưỡi ér khi đặt phía sau một âm tiết khác thì ta phải viết thành r (bỏ chữ e đi)
VD: ta không viết huā ér, mà lại viết thành huār.
-Nguyên tắc biến điệu của thanh 3:
+ Hai âm tiết tiếng Trung đều mang thanh 3, âm tiết thứ nhất sẽ chuyển sang thanh 2 Ví dụ: cụm từ 你好 nǐ hǎo được đọc là
+ Nếu 3 âm tiết thanh 3 liền nhau, 2 âm tiết đầu sẽ biến điệu theo thanh 2 Ví dụ 我很好 Wǒ hěn hǎo sẽ đọc biến điệu thành
“Wǒ hén hǎo” hoặc “wó hén hǎo”
-Biến điệu của từ ‘yī’ và ‘bù’
+ “Yī”: Đứng một mình đọc thanh 1
+ “Yī”: Đứng trước thanh 1, thanh 2, thanh 3 thì đọc thành thanh 4
+ “Yī”: Đứng trước thanh 4 thì đọc thành thanh 2
+ “Bù”: Đứng một mình hoặc trước thanh 1, 2 và thanh 3 thì đọc nguyên thanh
+ “Bù”: Đứng trước thanh 4 thì đọc thành thanh 2.
Phương pháp học ngữ âm tiếng Trung
* Xác định đúng thanh mẫu,vận mẫu
- Khi mới bắt đầu học tiếng Trung thì chúng ta cần tìm hiểu và học về các thanh mẫu vận mẫu để ghép chúng 1 cách chính xác, chỉ khi ghép được chính xác thì mới có thể biết được chữ đó phát âm như thế nào, biết được đâu là âm bật hơi đâu không bật hơi, khi nào cần uốn lưỡi khi nào không cần.
* Kiểm tra phát âm qua các phần mềm tiện ích
- Với thời đại phát triển 4.0 hiện nay thì việc sử dụng các phần mềm trong việc học tập của mình là một thứ tất yếu không thể thiếu Khi chúng ta không biết đọc hay là không biết nghĩa từ nào đó mà ngại vấn đề hỏi thầy cô thì có thể tải app và tìm và xem cách phát âm trên đó.Đó thực sự hữu ích và càn thiết với chúng ta.
Ví dụ: app Hanzii Dict, tandem
* Học phát âm qua tài liệu
- Ngoài việc học trên lớp thì học tiếng Trung qua tài liệu là một thứ rất cần thiết, học qua mẫu tin radio, phim ảnh, nhạc, sách audio, chương trình TV, video clip, Tiếng Trung Thượng Hải khuyến khích các bạn nên xem các chương trình thời sự của Trung Quốc, vừa giúp bạn cập nhật thông tin lại vừa có thể hướng bạn đến những cách phát âm chuẩn nhất.
* Luyện tập phát âm những từ và cụm từ thường xuyên
- Hàng ngày chúng ta dành ra một chút thời gian cho việc tập phát âm tiếng Trung, chẳng hạn như dành 15 phút mỗi ngày cùng từ điển hoặc những bài tập luyện phát âm, hoặc đôi lúc chỉ cần nói đi nói lại vài từ trong khi các bạn đang làm gì đó khác Điều quan trọng là phải luyện tập thường xuyên hàng ngày để chúng ta có thể phát âm tốt.
* Chú trong sửa lỗi sai mà mình hay mắc
- Không có ai mới học mà tốt hết cả,ai cũng mắc lỗi sai thế nên chúng ta cần phải khắc phục lỗi sai mỗi lần sai mỗi lần sửa lại là một lần nhớ chứ không phải thấy sai thấy khó quá nghĩ mình không làm được mà bỏ qua nó là không được Cần phải cố gắng sữa chưa hoàn thiện hơn.
* Tham gia các khóa học về luyện phát âm
- Ngoài việc tự học tại nhà hoặc xem từ điển thì chúng ta cũng nên kết hợp tham gia học tại các khóa học về luyện phát âm để có thể phát âm một cách chuẩn nhất, để có thể nâng cao được trình độ của bản thân Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, bạn không chỉ luyện nói sao cho thật chuẩn mà còn luyện tập cả ngữ điệu, lên giọng, xuống giọng, biểu cảm để xây dựng sự tự tin và giao tiếp một cách tự nhiên nhất trong thực tế Có vậy mới giúp bạn truyền tải cảm xúc và những gì mình muốn diễn đạt qua từ ngữ.
BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ NÉT CHỮ VÀ QUY TẮC BÚT THUẬN HÁN TỰ
Các nét cơ bản và biến thể của Hán tự
- Nét chấm, nét ngang, nét sổ, nét phẩy, nét mác, nét hất, ngang móc, sổ móc, ngang gập, sổ gập
* Các biến thể của Hán tự
Quy tắc bút thuận
Khái niệm: Bút thuận của Hán Tự là Bút thuận (筆順) chỉ thứ tự nét trước sau khi viết một chữ Hán hoặc các hệ thống chữ viết khác phái sinh từ chữ Hán Nét bút là hoạt động di chuyển của bút (hoặc phấn, vân vân) trên giấy (hoặc bảng, vân vân)
-Quy tắc bút thuận gồm 7 quy
-Một số lưu ý của quy tắc bút thuận:
+ Ta chỉ viết theo quy tắc ngang trước sổ sau khi nét sổ xuyên qua nét ngang
+ Nếu nét sổ chỉ chạm vào nét ngang thì ta tuân theo quy tắc trên trước dưới sau.
+ Những chữ nào có nét chấm góc phải phía trên là luôn viết sau cùng Những chứ Hán nào có nét chấm ở nét góc trái đầu tiên luôn được việt đầu tiên
+ Ta viết tuân thủ giữa trước hai bên sau nếu hai bên nét gần giống hoặc đối xứng nhau
+ Những chữ Hán có bộ Tẩu (起) thì bộ Tẩu luôn viết đầu tiên.
Những thuận lợi và khó khăn khi vận dụng quy tắc bút thuận
- Nếu chúng ta tuân theo quy tắc bút thuận chúng ta sẽ tiết kiệm được thời gian khi viết chữ rất nhiều, sẽ tạo cho chúng ta thói quen viết nhanh và thuận lợi dễ dàng khi viết tiếng trung hơn.
- Thuận lợi tiếp theo của chúng ta nếu tuân theo quy tắc là sẽ không bỏ thiếu nét của chữ, nếu chữ ít nét thì không sao nhưng nếu chữ nhiều nét mà chúng ta không tuân theo quy tắc thì rất dễ sai trong trường hợp này và sẽ không đúng chữ, gây cho người đọc người nhìn không hiểu nghĩa.
- Học thuộc quy tắc nhưng không biết áp dụng cho những chữ quá nhiều nét hoặc dùng sai quy tắc dẫn đến sai luôn cả chữ của mình đang viết.
- Nếu chúng ta không học những nét của quy tắc bút thuận thì sẽ rất dễ bị nhầm lẫn các từ ngữ của tiếng trung bởi vì nhiều chữ nhìn rất giống nhau nhưng lại khác nét.
- Và tiếp theo nếu gặp phải những từ ngữ có tới mấy chục nét chúng ta sẽ rất dễ bị loạn khi viết chữ.
Phương pháp nhớ quy tắc bút thuận
- Đọc tên của các nét cùng lúc đó sẽ giúp cho chúng ta nhớ được quy tắc bút thuận
- Viết nhiều sẽ giúp ta vừa nhớ được nhiều tiếng trung và nhớ được 7 quy tắc cơ bản bút thuận mà đã học.
BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU HÁN TỰ TRONG TIẾNG
Lịch sử hình thành và phát triển Hán tự
Có một truyền thuyết kể lại rằng, ở một triều đại rất lâu rất lâu về trước, vị hoàng đế mệnh lệnh cho thần tử của ông ta là Thương Hiệt sáng tạo ra văn tự.
Thương Hiệt là một kẻ quái nhân có 4 đôi mắt Ông ta dùng 8 con mắt của mình để quan sát 8 phương và đã nhìn thấy đủ mọi thứ khác nhau Ông ta mang tất cả những hình dạng mà ông ta thấy đơn giản hóa lại và khắc lên mai rùa, xương thú và việc làm này đã hình thành lên văn tự sớm nhất ở thời đại lúc bấy giờ. Đương nhiên câu chuyện này chỉ là truyền thuyết về sự ra đời của chữ Hán và nó không hề có thật, nhưng nó cũng chứng minh một sự thật rằng chữ Hán là do chữ tượng hình biến hóa mà thành. Ở một câu chuyện khác về sự phát triển của Hán ngữ, vào thời đại nguyên thủy mấy vạn năm về trước, người viễn cổ đã biết cách dùng ngôn ngữ để biểu đạt ý nghĩ, sau này lại biết thêm dùng tay để biểu đạt.
Nhưng có một vài sự vật dùng ngôn ngữ hoặc cử chỉ cũng không thể nào biểu đạt được, thế rồi có một người đã nghĩ ra cách làm ký hiệu, nhưng có quá nhiều thứ mà họ muốn ghi lại, và làm cho họ rất dễ bị quên.
Sau này họ đã dùng các hình vẽ để biểu thị ý nghĩa, ví dụ “ mặt trời” thì vẽ thành cái hình tròn “cây” thì vẽ thành hình giống như cái cây Văn tự tượng hình sớm nhất đã được tạo ra như thế Điều này lại cũng đã khẳng định, chữ Hán chính là 1 loại chữ tượng hình.
Chạy theo thay đổi của năm tháng, loài người bắt đầu tiến vào xã hội nô lệ, đến lúc này, những thứ cần phải ghi chép lại bằng văn tự càng ngày càng nhiều, dù đã dùng hết tất cả các ký tự để biểu thị nhưng nhìn lại thì vô cùng lộn xộn.
Thế là người ta lại đơn giản hóa các chữ tượng hình, mang các chữ tượng hình ghép lại với nhau và hình thành lên 1 loại văn tự mới làm cho mọi người có thể dễ dàng hiểu hơn.
Ví dụ mang chữ người ghép với cái cây thì thành chữ xiu1 (nghỉ ngơi), ý nghĩa là 1 người dựa lên cái cây để ngủ cứ như thế đã tạo ra rất nhiều các văn tự mới và đã tạo ra loại hình mới của chữ hán – chữ hội ý 会意字. Đến thời chiến quốc xuân thu, trên lãnh thổ của Trung Quốc xuất đã hiện rất nhiều các nước chư hầu, nhưng văn tự của các nước chư hầu đều có sự khác biệt, thế là xuất hiện sự việc 1 chữ nhiều nghĩa , nhiều chữ 1 nghĩa. Điều này đã hình thành sự khó khăn trong việc giao lưu giữa các nước Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất 6 nước, ông từng hạ lệnh các nước phải sử dụng 10 loại văn tự – chữ Tiểu Triện 小篆.
Loại văn tự này đã đơn giản hóa hơn rất nhiều so với loại chữ trước, nhưng vẫn có chút lộn xộn Thế là nhân gian đã từng bước tạo ra loại chữ tục thể để ứng phó – Lệ Thư 隶书. Đến thời kỳ tam quốc, Chung Dao của Ngụy Quốc lai sáng tạo ra 1 loại chữ vô cùng đơn giản và dễ coi mà sau này tất cả người học tiếng trung đều sử dụng – đó chính là Khải thư 楷书.
Kể từ đó, chữ hán đã được thiết lập trạng thái khối vuông của nó, bắt đầu có kết cấu nét chữ sau này người ta lại lần lượt sáng tạo ra Thảo Thư, Hành Thư, vân vân Và bất ngờ xuất hiện các nhà thư pháp nổi tiếng Sự phát triển của chữ hán đã dần dần đi vào một cấp độ cao hơn.
Cấu tạo của Hán tự
Ngày nay người Việt Nam chúng ta dùng chữ Quốc Ngữ viết bằng mẫu tự La tinh, chúng ta nhìn vào chữ Hán được viết bằng nhiều nét trông có vẻ phức tạp, nhưng thực ra một chữ Hán chỉ có một số những nét chính như nét ngang, nét sổ, nét phẩy, nét chấm Chữ Hán còn được cấu tạo từ Bộ Thủ do nét tạo thành, một bộ thủ thường do hai hay nhiều nét tạo thành Ví dụ như chữ “ ” 字 do bộ thủ Miên “ ” 宀” và “Tử ” 子” tạo thành Rất ít bộ thủ được tạo nên từ 1 nét, ví dụ như chữ “ 亿” ” do bộ thủ nhân đứng
“ ” 亻” và “ ” 乙” tạo thành, trong đó “ ” 乙” chỉ được cấu tạo bởi một nét duy nhất.
象形字(Chữ Tượng Hình )
Chữ tượng hình là loại chữ ghi chép lại hình ảnh của sự vật, sự việc ở thế giới xung quanh cuộc sống được tổ tiên của người Trung Quốc ghi chép lại dưới dạng những kí tự mang tính tượng trưng của sự vật, sự việc. Ưu điểm: nhìn vào chữ tượng hình sẽ giúp ta nhận dạng được nghĩa khái niệm của sự vật, sự việc ta đang xét tới.
- Không nhận diện được âm đọc
- Có những kí tự tượng hình khó vẽ
- Số lượng của chữ tượng hình không nhiều, không phải bất kì khái niệm nào cũng có thể vẽ lại bằng những kí tự tượng hình.
Ví dụ:母,手,马,牛,鱼,象,车母,手,马,牛,鱼,象,车
指 事字(Chữ chỉ sự)
Chữ chỉ sự là loại chữ được xây dựng dựa trên nền tảng của chữ tượng hình theo đó người ta vẽ thêm một hay hai đường nét như nét ngang, nét chấm lên trên chính kí tự tượng hình hoặc lên gần kí tự tượng hình để chỉ vào đó chính là một phần của sự vật, sự việc đang xét hoặc đó là phần có liên quan đến sự vật, sự việc ta đang xét. Ưu điểm: chữ chỉ sự là phiên bảng nâng cấp của chư tượng hình nhìn vào chữ chỉ sự giúp ta nhận dạng được ý nghĩa, khái niệm của sự vật, sự việc mà ta đang xét, muốn biết chữ chỉ sự phải biết chữ tượng hình.
- Không nhận diện được âm đọc
- Số lượng chữ chỉ sự không nhiều
- Muốn biết chữ chỉ sự phải biết chữ tượng hình
- Tiền đề để hiểu nghĩa khái niệm của chữ chỉ sự là phải hiểu nghĩa khái niệm của chữ tượng hình.
- Không phải bất kì khái niệm nào ta cũng có thể dùng chữ chỉ sự để vẽ lên được.
Ví dụ: 下,上,末,寸 ,忍,刃 ,忍,刃
会意字(Chữ hội ý)
Chữ hội ý là loại chữ được xây dựng dựa trên nền tảng của chữ tượng hình theo đó cấu tạo bên trong của chữ hội ý gồm có hai hoặc ba kí tự tượng hình kết hợp lại với nhau. Ý nghĩa: chữ hội ý là tập hợp nghĩa khái niệm của hai hay ba kí tự tượng hình kết hợp lại với nhau để cho ra một nghĩa khái niệm mới. Ưu điểm:
-Không nhận diện được âm đọc -Số lượng chữ chỉ sự không nhiều
-Không phải bất kì khái niệm nào ta cũng có thể dùng chữ chỉ sự để vẽ lên được Hạn chế:
- Không nhận diện được âm đọc
- Muốn biết chữ hội ý phải biết chữ tượng hình
- Số lượng chữ hội ý không nhiều
- Không phải bất kì khái niệm nào ta cũng có thể dùng chữ chỉ sự để vẽ lên được 12
Ví dụ: 明,安,利,删,宦,取
形声字(Chữ hình thanh)
Chữ hình thanh là loại chữ mà cấu tạo bên trong của nó gồm có hai phần là phần hình và phần thanh.
形旁(Phần hình)là hình ảnh giúp ta liên tưởng được nghĩa khái niệm sự vật, sự việc声旁(Phần thanh ) là âm thanh giúp ta liên tưởng được âm đọc của chữ đó Ưu điểm:
- Chữ hình thanh vừa giúp ta liên tưởng được nghĩa khái niệm vừa giúp cho ta liên tưởng được âm đọc của chữ
- Số lượng của loại chữ này nhiều hơn, phong phú hơn so với ba loại chữ đầu
Hạn chế: số lượng chữ nhiều mà đối với người bắt đầu học tiếng Trung vì vốn chữ của ta còn khan hiếm chưa được phong phú nên ta khó định dạng được, liên tưởng được phần nào là ghi hình phần nào là ghi âm đọc
Ví dụ, bộ Thủy (氵,dòng sông), ghép cùng chữ Thanh (青, màu xanh) tạo thành chữThanh (清) có nghĩa là “trong suốt” hoặc “trong xanh”.
Các bộ thủ thông dụng của Hán tự
1 人: BỘ NHÂN: Người, có hai chân, là sinh vật đứng thẳng, còn có dạng nhân đứng 亻”
2 刀: BỘ ĐAO: con dao hoặc hình thức khác 刂 thường đứng bên phải các bộ khác.
3 力: BỘ LỰC: Sức, như hình bàn tay đánh xuống.
4 又: BỘ HỰU: Cái tay bắt chéo, trở lại một lần nữa.
5 讠: BỘ NGÔN: Nói (thoại).
6 口: BỘ KHẨU: Miệng (hình cái miệng).
7 囗: BỘ VI: Vây quanh (phạm vi, gianh giới bao quanh).
8 宀” : BỘ MIÊN: Mái nhà.
10 彳: BỘ XÍCH: Bước ngắn, bước chân trái.
11 土: BỘ THỔ: Đất Gồm bộ nhị 二 với bộ cổn 丨 như hình cây mọc trên mặt đất.
12 艹: BỘ THẢO: Cỏ cách viết khác: 丱, 艸, 艹.
13 辶: BỘ SƯỚC: Chợt đi chợt đứng, Cách viết khác: 辶.
14 尸: BỘ THI: Thây người chết, Thi thể.
15 犭: BỘ KHUYỂN: Con chó Cách viết khác:犭
16 巾: BỘ CÂN: Khăn (hình cái khăn cột ở thắt lưng hai đầu buông xuống).
17 广: BỘ NGHIỄM: Nhân chỗ sườn núi làm nhà( cái chấm ở trên là nóc nhà).
18 田: BỘ ĐIỀN: Ruộng (hình thử ruông chia bờ xung quanh)
19 目: BỘ MỤC: mắt (Hình con mắt).
20 示: BỘ KỲ (KÌ, THỊ): Thần đất, báo cho biết trước mọi điều một cách thần kỳ. Cách viết khác: 礻.
21 糸: BỘ MỊCH: Sợi tơ (Hình lọn tơ được thắt lại).
22 耳: BỘ NHĨ: Tai để nghe.
24 言: BỘ NGÔN: Nói (thoại).
27 金: BỘ KIM: Vàng, loài chim, Kim loại nói chung.
28 隹: BỘ CHUY: Giống chim đuôi ngắn.
31 纟: BỘ MỊCH: Sợi tơ (Hình lọn tơ được thắt lại).
32 钅: BỘ KIM: Vàng, loài chim, Kim loại nói chung.
33 禾: BỘ HÒA: cây lúa.
34 竹 BỘ TRÚC: Cây Tre, Hình thức khác: ⺮
Phương pháp nhớ Hán tự hiệu quả
* Tập viết mỗi ngày và nhớ những từ cơ bản và quan trọng:
-Bạn không cần phải biết hết tất cả 50,000 từ vựng tiếng Trung để đọc và viết Vì ngay cả người bản địa cũng không biết hết tất cả Và bạn chỉ cần biết khoảng 1500 từ là đã có thể khám phá 95% ngôn ngữ viết của mọi ngôn ngữ rồi Vì thế nếu muốn đọc viết tiếng Trung nhanh thì đừng phí thời gian học những từ vựng hiếm thấy Những từ mà bạn chẳng bao giờ dùng thì không nên học và hãy tập trung vào những từ thông dụng nhất Tạo thẻ nhớ từ flashcard để tập nhớ chữ Hán nhanh nhất Hãy chọn ra khoảng 1500 từ hữu dụng nhất và in chúng thành một poster Và hãy xử lý poster để có độ phân giải cao nhất và chữ không bị mờ Đối với mỗi từ bao gồm chữ Hán, phần dịch tiếng Việt và cả phần Pinyin.
* Ghi nhớ 214 bộ thủ cơ bản và quy tắc viết chữ Hán :
-Chữ Trung được chia thành 2 loại chữ bao gồm chữ đơn thể và chữ hợp thể Và chữ chiếm đa số trong tiếng Trung là chữ hợp thể Chúng có kết cấu trái – phải, trên – dưới, ngoài – trong, một phần biểu nghĩa và một phần biểu âm đọc Vì thế chỉ cần nhìn chữ thôi là chúng ta có thể đoán ra được nghĩa của và cách đọc của từ đó Bộ thủ chính là thành phần cốt yếu của chữ Trung Quốc Và trong tiếng Trung có tổng cộng
214 bộ Phần lớn không thể phân tách các bộ thủ này ra được nữa nếu không sẽ trở nên vô nghĩa Vì thế để học tốt chữ Trung cần phải học thuộc các bộ thủ này Khi mà không biết cách đọc một chữ thì có thể tra nghĩa và cách đọc dựa vào bộ thủ Vì đa số là chữ hợp thể nên có những chữ ghép từ hai hoặc nhiều bộ lại với nhau Thế nên học thuộc bộ thủ là cách để ghi nhớ tiếng Trung một cách dễ dàng.
-Chiết tự là cách chẻ chữ để phân tích chữ và nghĩa của từ Đây là một cách nhớ chữ Hán vô cùng đơn giản và hiệu quả Vì nó giúp chúng ta dễ hiểu nghĩa của từ và hiểu sâu, dễ nhớ hơn.
Ví dụ: Chữ 安(Ān) An: An toàn. Ở trên là bộ MIÊN ‘ ’宀” : mái nhà, mái che. Ở dưới là bộ NỮ: ‘ ’女’ : người phụ nữ.
Vậy nên bạn chỉ cần nhớ là: Người phụ nữ ở dưới trong nhà thì rất “AN” toàn.
* Học qua phim ảnh, tiểu thuyết :
-Một cách học tiếng Trung thú vị, vừa học vừa giải trí đó chính là học qua phim ảnh,tiểu thuyết và âm nhạc Khi nghe những bài hát tiếng Trung có phụ đề phiên âm thì bạn sẽ nhớ được nhiều chữ Hán hơn Thay vì xem phim có phụ đề hoặc thuyết minh tiếng Việt có sẵn thì hãy thử xem phim bằng việc xem thuần tiếng Trung hoặc đọc truyện tiếng Trung Khi việc học được gắn liền với niềm vui khi xem phim hay là đọc tiểu thuyết thì sẽ tạo được động lực rất lớn Hiện nay thì phim tiếng Trung đều có phụ đề chữ Hán nên hãy vừa xem vừa note lại từ mới để học nhé.
* Nhớ chữ tượng hình và chữ hội ý :
-Trong tiếng Trung có những chữ sẽ được mô phỏng theo hình dáng của sự vật Ví dụ như là mặt trăng, mặt trời, con ngựa… Tính chất tượng hình của chữ Trung nằm ở chữ độc thể Tạo nên sự trực quan sinh động cho người học Chữ hội ý và chữ chỉ sự là những chữ thể hiện được lối tư duy trí tuệ của những người xưa Việc học bằng những chữ tượng hình và chữ hội ý sẽ giúp người học dễ nhớ và dễ hình dung về từ vựng hơn.
* Học qua ca dao, tục ngữ, câu đố :
-Đây là một trong những cách học chữ Hán độc đáo của người VIệt Nam xưa Khi học thông qua ca dao, tục ngữ hay là câu đố thì thường sẽ chiết tự nghĩa của nó Để có thể hiểu sâu hơn về câu ca dao đó Vì thế đây chính là cách để học chữ Hán khá là hiệu quả và dễ hiểu.
* Phân biệt chữ gần giống nhau :
-Trong chữ Hán có khá nhiều chữ được viết khá là tương tự và giống nhau Nếu như không để ý kỹ thì sẽ rất dễ bị nhầm lẫn Một số nhóm chữ dễ nhầm như 土 士; 未末;
爪瓜; 贝见 Nhất là đối với những người vừa bắt đầu học tiếng Trung thì khi nhìn những chữ này sẽ rất dễ nhầm lẫn Vì nó giống nhau nên sẽ thường xuyên viết nhầm.
Vì thế hãy thử liệt kê những từ giống nhau và xem kỹ điểm khác biệt của chúng Để xem xem chúng có điểm gì khác nhau, nghĩa của từng chữ là gì và tìm cách phân biệt chúng Và chỉ cần để ý một chút là có thể dễ dàng tìm ra sự khác biệt.
Các app hoặc trang web
汉字屋 – 汉字笔顺 汉字笔顺 – : https://www.hanziwu.com/
CHINESE WRITER: https://www.archchinese.com/
Qua quá trình tìm hiểu và trải nghiệm chúng ta có thể thấy được chữ Hán không chỉ đòi hỏi hiểu biết ngôn ngữ cần dịch mà còn yêu cầu cao về mặt ngữ nghĩa,giỏi tiếng mẹ đẻ để chuyển ngữ một bản dịch thật tốt, cách truyền đạt được nghĩa đó đến với người đọc một cách rõ và đúng nhất, có kiến thức về văn hóa đời sống cũng góp phần cho bản dịch của chúng ta.
Tiếng Trung là ngôn ngữ được sử dụng nhiều trên thế giới nhưng đây cũng là ngôn ngữ khó học Với lượng chữ nhiều vô số thì khả năng ghi nhớ cũng khó khăn hơn cho nên nhiều người có thể nói nhưng đôi khi họ nhìn vào chữ Hán cũng không biết nghĩa của nó Vì vậy chúng ta phải học chữ Hán nhiều vào và chuyên sâu hơn tuy không phải là nghề được ưa chuộng nhiều nhưng khả năng thất nghiệp rất thấp vì Trung Quốc là đất nước rộng lớn với số dân đông nhất thế giới có nền kinh tế rộng lớn và là người bạn thương mại nhà đầu tư lớn của Việt Nam nên có rất nhiều công ty Việt Nam muốn hợp tác với công ty Trung Quốc
Tuy không dễ thất nghiệp nhưng biên dịch cũng có những khó khăn đáng kể như bạn phải làm trong môi trường tập trung cao độ làm việc một mình, áp lực công việc, đòi hỏi tính kiên nhẫn, tỉ mỉ…
Tóm lại làm nghề gì thì cũng đều có vất vả riêng của nghề dịch tiếng trung quốc đó mà, bạn còn trẻ, cơ hội học hỏi phát triển còn nhiều, không nên vì những khó khăn trước mắt mà chùn bước, cố gắng lên nhé!
1 số động từ li hợp
1 vài nét chữ cơ bản