Lý do chi phí logistics ở Trung Quốc rẻ là nhờ sự bùng nổ của thương mại điện tử đã thúc đẩy ngành vận tải, giúp giảm chi phí, hệ thống cơ sở hạ tầng logistics được đầu tư mạnh, cạnh tra
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ
BÀI TẬP NHÓM CHỦ ĐỀ:
BÀI HỌC DÀNH CHO NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM
Học phần: Logistics và vận tải quốc tế
Giảng viên: Nguyễn Thị Cẩm Thủy
Nhóm sinh viên thực hiện: 12
Thành viên :
Hà Nội, ngày 01 tháng 09 năm 2024
Trang 2I Nguyên nhân ngành Logistics Trung Quốc phát triển mạnh mẽ
Dưới thời Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã chỉ trích Trung Quốc vì lợi dụng quy định của Liên minh Bưu chính Quốc tế (UPU) để hưởng mức phí vận chuyển hàng hoá quốc tế quá rẻ, gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ Trung Quốc hưởng lợi từ quy định UPU
ưu đãi các nước đang phát triển, đồng thời cũng có nhiều yếu tố khác giúp chi phí vận chuyển rẻ
Tuy nhiên, đây không phải nguyên nhân duy nhất khiến giá thành vận chuyển của Trung Quốc ra nước ngoài lại rẻ đến như vậy Lý do chi phí logistics ở Trung Quốc rẻ là nhờ sự bùng nổ của thương mại điện tử đã thúc đẩy ngành vận tải, giúp giảm chi phí, hệ thống cơ sở hạ tầng logistics được đầu tư mạnh, cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp logistics trong và ngoài nước Bên cạnh đó là mô hình vận chuyển hàng không
"Direct Line" giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cùng với sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và tự động hóa quá trình logistic đã giúp ngành Logistics của Trung Quốc phát triển mạnh mẽ như vậy
II Tình hình, cơ hội, thách thức của ngành Logistics Việt Nam
Ngành Logistics ở Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và tiềm năng lớn, nhưng cũng đối mặt với không ít thách thức Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về tình hình, cơ hội và thách thức của ngành này:
1 Tình hình hiện tại
Tăng trưởng mạnh mẽ: Ngành Logistics Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng
nhanh chóng nhờ vào sự phát triển của nền kinh tế và xu hướng toàn cầu hóa Việt Nam hiện đứng thứ 11 trong số các quốc gia có chỉ số hiệu quả Logistics cao nhất theo Chỉ số Hiệu quả Logistics (LPI) của Ngân hàng Thế giới
Đầu tư hạ tầng: Chính phủ và các nhà đầu tư đang chú trọng nâng cấp cơ sở hạ tầng
như cảng biển, sân bay, đường bộ và đường sắt để cải thiện khả năng kết nối và hiệu quả hoạt động của ngành Logistics
Trang 3Chuyển đổi số: Ngành Logistics ở Việt Nam đang dần áp dụng công nghệ số và tự
động hóa, từ việc quản lý kho bãi đến theo dõi vận chuyển và tối ưu hóa chuỗi cung ứng
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số thực trạng:
Hiện nay hạ tầng cơ sở logistics tại VN nói chung còn nghèo nàn, manh mún, bố trí bất hợp lý Các cảng đang trong quá trình container hóa nhưng chỉ có thể tiếp nhận các
đội tàu nhỏ và chưa được trang bị các thiết bị xếp dỡ container hiện đại, còn thiếu kinh nghiệm trong điều hành xếp dỡ container Khả năng bảo trì và phát triển đường bộ còn thấp, đường không được thiết kế để vận chuyển container, các đội xe tải chuyên dùng hiện đang lạc hậu, năng lực vận tải đường sắt không được vận dụng hiệu quả do chưa được hiện đại hóa Đường hàng không hiện nay cũng không đủ phương tiện chở hàng (máy bay) cho việc vận chuyển vào mùa cao điểm
Vấn đề thứ hai là tổ chức quản lý còn chồng chéo Các cơ quan chủ quản hiện nay
đang giảm dân việc quản lý doanh nghiệp logistics trực thuộc mà tập trung vào việc lập ra chính sách, cơ chế quản lý nhà nước Tuy nhiên, cơ chế phân cấp quản lý theo ngành dọc như Bộ GTVT: Cục HHVN quản lý vận tải biển, Cục HKDD quản lý vận tải đường không, Bộ Công Thương quản lý giao nhận và kho vận Sự phân cấp trên tạo ra sự chuyên biệt trong kinh doanh giao nhận 1 và vận tải như là hai lĩnh vực kinh doanh riêng
rẽ Ví dụ như việc khai thác cảng tại TP Hồ Chí Minh Cảng Sài Gòn thuộc quản lý của Vinalines, Cảng Bến Nghé thuộc UBND TP Hồ Chí Minh, Tân Cảng thuộc Bộ Quốc phòng, VICT (liên doanh Sowatco), các cảng cạn (ICD) thuộc Vimadeco, Gemadept, Transimex
Thứ ba là vấn đề pháp luật điều chỉnh động logistics Luật Thương mại VN quy định
hoạt động logistics là hành vi thương mại, công việc chính là cung cấp các dịch vụ phục
vụ vận tải hàng hóa, tổ chức vận chuyển nhưng khi đảm nhận việc vận chuyển thì phải tuân theo pháp luật về vận chuyển Tuy nhiên, hiện nay luật cũng chưa cụ thể hóa quy chế của người chuyên chở không có tàu (NVOCC-Non-vessel operating of common canìer) trong pháp luật về logistics Việc cấp phép hoạt động cho các công ty tư nhân của chính quyền địa phương lại được thực hiện đại trà mà không xem xét khả năng tài chính, cơ sở
Trang 4vật chất của đơn vị xin phép hoạt động Các quy định về dịch vụ phát chuyển nhanh hiện nay còn coi là dịch vụ bưu điện chứ chưa được coi là một loại hình dịch vụ logistics và còn chịu sự điều tiết của các nghị định, thông tư về bưu chính viễn thông Đây là điều rất bất hợp lý
Thứ tư là vấn đề về nguồn nhân lực cho hoạt động logistics hiện đang thiếu trầm trọng Theo ước tính của VIFFAS, nếu chỉ tính các nhân viên trong các công ty hội viên
(khoảng 140) thì tổng số khoảng 4.000 người Đây là lực lượng chuyên nghiệp, ngoài ra ước tính khoảng 4.000-5.000 người thực hiện bán chuyên nghiệp Nguồn nhân lực được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau Đội ngũ quản lý gồm các cán bộ chủ chốt điều động vào các công ty logistics chủ yếu Đội ngũ này đang được đào tạo và tái đào tạo để đáp ứng nhu cầu quản lý Đội ngũ nhân viên nghiệp vụ, phần lớn tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên Lực lượng trẻ chưa được tham gia trong hoạch định đường lôi, chính sách Đội ngũ công nhân lao động trực tiếp: đa số trình độ học vấn thấp, chưa được đào tạo tác phong làm việc chuyên nghiệp Sự yếu kém này là do phương tiện lao động còn lạc hậu, chưa đòi hỏi lao động chuyên môn…
Về quy mô của các tổ chức logistics ở Việt Nam: Nhìn lại các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ vận tải, giao nhận kho vận Việt Nam hiện nay, xét về quy mô của công ty, xét về tính chuyên ngành, đặc biệt các công ty TNHH hiện đang chiếm một tỷ lệ đáng kể
về số lượng các công ty kinh doanh giao nhận kho vận nhưng quy mô của họ đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Có những công ty rất nhỏ, vốn đăng ký chỉ một vài trăm triệu đồng, hoạt động tản mạn, manh mún Các doanh nghiệp Nhà nước hiện đang được cổ phần hóa nhưng xu thế cổ phần hóa hiện nay của các doanh nghiệp đi ngược lại quy luật
“tích tụ vốn” và quy luật phát triển doanh nghiệp Vì vậy, kể cả những doanh nghiệp đã
có lịch sử kinh doanh trên 30 năm, những doanh nghiệp Nhà nước trước đây đã được đầu
tư vốn, trang bị kỹ thuật, đất đai nhà kho, về chính sách tài chính và nhân lực…chưa có doanh nghiệp nào có năng lực đủ mạnh để tham gia cung ứng dịch vụ logistics hoặc cung ứng dịch vụ vận tải tổng hợp tại nước ngoài Điều này chứng tỏ quy mô doanh nghiệp còn nhỏ, trình độ cạnh tranh trên thị trường dịch vụ quốc tế còn yếu, khả năng tiếp thị
Trang 5quốc tế chưa có Vì thế, không những chúng ta chưa mở rộng việc cung ứng dịch vụ ra nước ngoài mả chúng ta mất cả thị phần dịch vụ trong nước
Cuối cùng là vấn đề trình độ công nghệ logistics Theo đáng giá của VIFFAS thì trình
độ công nghệ trong logistics ở VN so với thế giới vẫn còn yếu kém Việc liên lạc giữa công ty giao nhận, logistics với khách hàng, hải quan chủ yếu vẫn là thủ công, giấy tờ Trong khi những nước như Singapore, Thailand, Malaysia… đã áp dụng thương mại điện
tử (EDI) cho phép các bên liên quan liên lạc với nhau bằng kỹ thuật mạng tin học tiên tiến, thông quan bằng các thiết bị điện tử Trong vấn đề vận tải đa phương thức, các hình thức tổ chức vận tải như biển, sông, bộ, hàng không… vẫn chưa thể kết hợp một cách hiệu quả, chưa tổ chức tốt các điểm chuyển tải Phương tiện vận tải còn lạc hậu, cũ kỹ nên năng suất lao động thấp Trình độ cơ giới hóa trong bốc dỡ hàng hóa vẫn còn yếu kém, lao động thủ công vẫn phổ biến Công tác lưu kho còn lạc hậu so với thế giới, chưa
áp dụng tin học trong quản trị kho như mã vạch, chương trình quản trị kho
2 Cơ hội
Thứ nhất, cải thiện hạ tầng vận tải: Chính phủ Việt Nam đã quyết định cam kết đầu tư
mạnh vào cơ sở hạ tầng giao thông, bao gồm cơ sở hạ tầng đường bộ, đường sắt và cảng biển Nghị quyết số 163/NQ-CP của Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng giao thông vận tải với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics Cùng với các giải pháp tổng hòa khác, sớm đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics quan trọng trong khu vực Điều này tạo cơ hội ứng dụng công nghệ tiên tiến, quy trình đổi mới sáng tạo trong quản lý và vận hành hệ thống logistics
Thứ hai, sự phát triển của thương mại điện tử: Sự phát triển nhanh chóng của thương
mại điện tử mang đến cho các công ty logistics cơ hội áp dụng những đổi mới trong xử
lý, vận chuyển và giao hàng
Thứ ba, sự xuất hiện của chuỗi cung ứng toàn cầu: Các công ty logistics có cơ hội
nâng cao hiệu quả và tối ưu hóa quy trình vận chuyển/phân phối hàng hóa quốc tế
Trang 6Thứ tư, ứng dụng công nghệ mới: Công nghệ ngày càng tiên tiến, bao gồm trí tuệ nhân
tạo, blockchain, IoT và trực tuyến Sự phát triển của những công nghệ này tạo cơ hội cho
sự đổi mới hơn nữa trong ngành hậu cần, từ quản lý hàng tồn kho đến quản lý chuỗi cung ứng và theo dõi
Thứ năm, nhu cầu về dịch vụ logistics chuyên nghiệp: Với sự phát triển của nền kinh
tế và kinh doanh, nhu cầu về dịch vụ logistics chuyên nghiệp ngày càng lớn Điều này mở
ra cơ hội cho các công ty logistics cung cấp các giải pháp sáng tạo, từ dịch vụ vận tải, kho bãi đến quản lý chuỗi cung ứng
3 Thách thức
Bên cạnh với các cơ hội này, nghiên cứu cũng chỉ ra 5 thách thức trong sự phát triển
và đổi mới sáng tạo của ngành logistics Việt Nam thời gian tới như sau:
Thứ nhất, nguồn nhân lực và đào tạo còn hạn chế: Ngành logistics cần nguồn nhân lực
có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu đáp ứng yêu cầu chung Tuy nhiên, một thách thức lớn là thiếu nguồn nhân lực và khó khăn trong đào tạo nguồn nhân lực
Thứ hai, chi phí cho các trang thiết bị phục vụ cho các nhu cầu làm hàng còn cao và
chi phí bảo trì các trang thiết bị
Thứ ba, quản lý chuỗi cung ứng phức tạp: Ngành logistics phải đối mặt với việc quản
lý chuỗi cung ứng phức tạp, bao gồm đảm bảo cung cấp đầy đủ, giảm thiểu lãng phí và tối ưu hóa quy trình vận chuyển Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả đòi hỏi sự đổi mới trong cách tiếp cận và quản lý quy trình
Thứ tư, cạnh tranh gay gắt: Ngành logistics Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh
mạnh mẽ từ các công ty trong và ngoài nước Để duy trì và củng cố vị thế của mình, các công ty phải không ngừng đổi mới và tạo ra giá trị khác biệt nhằm thu hút khách hàng và đối tác kinh doanh
Thứ năm, nhu cầu và mong đợi của khách hàng thay đổi: Khách hàng ngày càng đòi
hỏi sự linh hoạt, nhanh nhạy và dịch vụ tối ưu từ các công ty logistics Điều này buộc các
Trang 7công ty phải liên tục đổi mới và cải tiến quy trình, công nghệ và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
III Bài học dành cho Việt Nam
Việt Nam cần tập trung đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng logistics hiện đại, bao gồm các
cảng biển quốc tế, sân bay hàng không, đường cao tốc và đường sắt cao tốc, nhằm kết nối hiệu quả các trung tâm kinh tế lớn Ứng dụng công nghệ tiên tiến như IoT, AI và Big Data vào quản lý kho bãi, vận tải sẽ giúp tối ưu hóa quy trình, nâng cao hiệu quả và minh bạch trong hoạt động logistics Đồng thời, việc xây dựng một nền tảng dữ liệu thống nhất
sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc ra quyết định
Việt Nam cần có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người tiêu dùng tham gia vào
thị trường thương mại điện tử nhằm khuyến khích thương mại điện tử phát triển hơn nữa, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để các doanh nghiệp 3PL phát triển
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, Việt Nam cần đầu tư mạnh vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trang bị kiến thức chuyên môn và kỹ năng hiện đại.
Nguồn nhân lực chất lượng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành và quản lý hệ thống logistics hiệu quả
Bên cạnh đó, hợp tác quốc tế là yếu tố không thể thiếu Tham gia các hiệp định thương
mại tự do và hợp tác với các doanh nghiệp logistics hàng đầu thế giới sẽ giúp Việt Nam giảm thiểu chi phí, tiếp cận công nghệ mới, mở rộng thị trường và nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Cuối cùng, sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ thông qua các chính sách ưu đãi, tạo môi
trường kinh doanh thuận lợi sẽ là động lực quan trọng để thu hút đầu tư và phát triển ngành logistics
Trang 8IV Bài học tốt nhất, điều kiện cần để thỏa mãn bài học
1 Bài học tốt nhất
Bài học tốt nhất đó là Việt Nam cần có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người tiêu dùng tham gia vào thị trường thương mại điện tử nhằm khuyến khích thương mại điện tử phát triển hơn nữa, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để các doanh nghiệp 3PL phát triển
Hiện nay, thương mại điện tử (TMĐT) là xu hướng tất yếu trong kỷ nguyên số, đóng góp cực kỳ lớn vào tăng trưởng kinh tế Việc hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp và người tiêu dùng tham gia TMĐT sẽ giúp Việt Nam chuyển đổi mạnh mẽ sang nền kinh tế
số, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ TMĐT tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, không chỉ trong nước mà còn quốc tế Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể dễ dàng tiếp cận với thị trường toàn cầu mà không cần đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng vật lý, từ đó tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới
Đồng thời, thương mại điện tử phát triển đòi hỏi một hệ thống logistics hiệu quả và bền vững Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba (3PL) sẽ có cơ hội phát triển nhờ nhu cầu vận chuyển, kho bãi, và quản lý chuỗi cung ứng tăng cao Điều này sẽ giúp tối ưu hóa quy trình vận hành, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả dịch vụ giao nhận Không những vậy, chính sách hỗ trợ TMĐT không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, mà còn giúp người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn và cơ hội tiếp cận với nhiều sản phẩm và dịch vụ Việc tăng cường quản lý và bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch trực tuyến cũng sẽ củng cố niềm tin và thúc đẩy họ tham gia thị trường
Thương mại điện tử là lĩnh vực khuyến khích sự đổi mới và ứng dụng công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), và Internet vạn vật (IoT) Khi TMĐT phát triển, các doanh nghiệp sẽ có động lực đầu tư vào công nghệ, từ đó cải tiến quy trình kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh
Trang 9Việc khuyến khích phát triển thương mại điện tử cũng giúp giảm áp lực lên hệ thống phân phối truyền thống, đặc biệt là trong thời gian dịch bệnh hoặc gián đoạn chuỗi cung ứng TMĐT cho phép luân chuyển hàng hóa nhanh chóng và linh hoạt, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng không bị gián đoạn
Chính sách khuyến khích TMĐT giúp xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch hơn, nhờ việc dễ dàng quản lý và theo dõi các giao dịch qua nền tảng số Điều này giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội cạnh tranh công bằng và phát triển bền vững hơn Tóm lại, việc hỗ trợ phát triển thương mại điện tử sẽ không chỉ giúp tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp và người tiêu dùng mà còn góp phần thúc đẩy ngành logistics, công nghệ và nền kinh tế Việt Nam nói chung
2 Điều kiện Việt Nam cần thỏa mãn để áp dụng cho bài học trên
Thứ nhất, Việt Nam cần đầu tư hơn vào phát triển hạ tầng logistics và vận tải Trước
hết là cải thiện mạng lưới giao thông: đường biển, đường sắt, đường bộ, đường hàng không, để việc vận chuyển hàng hóa được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn Ví dụ: đường sắt của Việt Nam hiện nay là loại đường khổ hẹp, tốc độ và tải trọng thấp, chi phí thấp tuy nhiên năng suất và hiệu suất trong vận tải logistics chưa được cao Ngoài ra, với
sự phát triển của thương mại điện tử, nhu cầu về lưu kho và xử lý hàng hóa trở nên rất quan trọng Các doanh nghiệp logistics cần đầu tư vào các trung tâm kho bãi hiện đại, bao gồm các hệ thống quản lý kho tự động, tích hợp công nghệ thông tin để quản lý hàng tồn kho hiệu quả Điều này cũng giúp tối ưu hóa quy trình phân phối và giảm chi phí vận hành
Thứ hai, để tối ưu hóa hoạt động logistics, Việt Nam cần phát triển các dịch vụ logistics với bên thứ ba, 3PL hoặc thậm chí 4PL và 5PL Việc hợp tác với các sàn thương
mại điện tử lớn như Lazada, Shopee có khả năng cao tối ưu hóa quá trình vận chuyển, góp phần vào sự phát triển của thị trường logistics
Thứ ba, Việt Nam cần đẩy mạnh chuỗi số hóa cung ứng, ứng dụng công nghệ trong logistics vào thương mại điện tử Việc phát triển các nền tảng logistics điện tử đa tầng
Trang 10giúp kết nối chặt chẽ nhà cung cấp, bên vận tải, giúp giảm thiểu được chi phí và thời gian
Thứ tư, chính phủ Việt Nam cần phải ban hành các chính sách hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp logistics và vận tải quốc tế, khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu,
phát triển và ứng dụng công nghệ để thương mại điện tử phát triển hơn nữa, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để các doanh nghiệp 3PL phát triển