Công nhận quốc gia và thiết lập Quan hệ ngoại giao: Cụm từ “cơ quan đại diện nước ngoài” trong Chương này bao gồm: - Các đại sứ quán là cơ quan đại diện ngoại giao chính thức của một nướ
Trang 1Ho Chi Minh City University of Foreign Language – Information Technology
Tourism - Hospitality Department
--Môn học:
QUAN HỆ QUỐC TẾ VÀ LỄ TÂN
Trang 2Mục Lục
1 Công nhận quốc gia và thiết lập Quan hệ ngoại giao: 3
1.1 Khái niệm quan hệ ngoại giao: 3
1.2 Thiết lập quan hệ ngoại giao: 4
2 Các loại hình cơ quan đại diện ngoại giao 5
2.1 Ba cơ quan đại diện ngoại giao thông thường 5
2.2 Hai trường hợp đặc biệt 6
3 Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện ngoại giao 8
4 Thành viên cơ quan đại diện và hàm cấp ngoại giao 14
4.1 Thành viên cơ quan đại diện 14
4.2 Viên chức ngoại giao và hàm ngoại giao 17
Đoàn ngoại giao 20
Trang 3Chương 2: CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO
1 Công nhận quốc gia và thiết lập Quan hệ ngoại giao:
Cụm từ “cơ quan đại diện nước ngoài” trong Chương này bao gồm:
- Các đại sứ quán là cơ quan đại diện ngoại giao chính thức của một nước tại thủ đônước khác
- Các tổng lãnh sự quán hay lãnh sự quán của một nước hoạt động tại một hay nhiều
“khu vực lãnh sự” ở nước ngoài
- Các cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế liên chính phủ trực thuộc Liên hợpquốc hoặc ngoài hệ thống Liên hợp quốc
- Các cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế phi chính phủ được phép hoạt động tạimột nước nào đó
1.1 Khái niệm quan hệ ngoại giao:
Quan hệ ngoại giao là quan hệ chính thức, tự nguyện, được thiết lập giữa 2 quốc giahoặc giữa quốc gia và liên minh quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức quốc tế, giữa các tổchức quốc tế trong các lĩnh vực hoạt động (chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học,quốc phòng, v v), phù hợp với quy phạm quy luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế Mộtkhi đã có quan hệ ngoại giao, quốc gia có quyền trao đổi đại diện ngoại của mình
Theo Công ước Viên về quan hệ ngoại giao (1961), quan hệ ngoại giao thực hiện trên
cơ sở cùng nhất trí Bước đầu tiên để thiết lập quan hệ ngoại giao, theo thông lệ là phải cócông nhận quốc gia này, quốc gia kia và công nhận chính phủ từ phía một quốc gia khác.Theo luật quốc tế, có ba hình thức công nhận quốc gia: Công nhận de – facto (hay còngọi là công nhận thực tế), công nhận de – jure (nghĩa là công nhận pháp lý), và công nhậnadhoc (trọng tài vụ việc)
Công nhận de - facto là công nhận không đầy đủ , diễn ra trong tình thế không thể phủnhận thực tế tồn tại của quốc gia hay chính phủ một nước, không thiết lập quan hệ ngoạigiao với quốc gia đó, nhưng lại sẵn sàng triển khai xúc tiến công việc, phát triển quan hệkinh tế - thương mại, văn hóa,… Đôi khi hình thức quan hệ này kéo khá dài, trong nhiềutrường hợp lại rất ngắn Ví dụ: quan hệ giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Cộng hoà
Trang 4Pháp trong suốt giai đoạn từ năm 1945 đến ngày thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức
12 - 4 - 1973 Trong thời gian đó Việt Nam và Pháp có rất nhiều quan hệ, có đại diện củanhau ở thủ đô mỗi nước, song chưa có quan hệ chính thức Trong thực tiễn quốc tế hiệnnay hình thức công nhận de - facto rất ít áp dụng
Công nhận adhoc là hình thức rất thấp, thấp nhất trong các hình thức công nhận Hìnhthức công nhận này chưa được chấp nhận rộng rãi Ví dụ: hai nước chưa công nhận nhau
de - facto, chưa có bất cứ sự liên hệ gì, song đều là thành viên của tổ chức, hoặc diễn đànquốc tế liên chính phủ như Liên hợp quốc chẳng hạn, khi cùng dự họp, bỏ phiếu, biểuquyết… đều được tính như nhau, ngang nhau Có khá nhiều trường hợp như thế trongthực tiễn Ví dụ: Việt Nam tham gia Liên hợp quốc năm 1977, có nhiều thành viên Liênhợp quốc chúng ta chưa hề có quan hệ, song có quan hệ gián tiếp trong các hoạt động tạidiễn đàn này
Công nhận de - jure là công nhận đầy đủ, công nhận ngoại giao Hình thức công nhậnnày ngày càng trở nên thông dụng Công nhận de - jure đòi hỏi phải thiết lập quan hệngoại giao chính thức bằng hình thức văn bản, theo thỏa thuận của cả hai bên , mở cơquan đại diện ngoại giao, phát triển quan hệ kinh tế - thương mại, văn hóa và giáo dục trên cơ sở đôi bên cùng có lợi Tuy nhiên, trong thực tiễn quốc tế, nhiều nước thiết lậpquan hệ ngoại giao, song do mối quan hệ chưa phát triển nhiều, tài chính khó khăn nênchưa mở cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 174 nước,song đến hiện nay chúng ta mới chỉ có 82 cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự ởnước ngoài
1.2 Thiết lập quan hệ ngoại giao:
Không có một thủ tục thống nhất về thiết lập quan hệ ngoại giao Thực tiễn ngoại giaothế giới chỉ rõ rằng, các nước cho là điều thỏa thuận về công nhận ngoại giao và trao đổiđại diện ngoại giao, thiết lập cơ quan đại diện ngoại giao tốt hơn cả là bằng hình thức vănbản Cụ thể có các hình thức thỏa thuận như sau :
- Trao đổi công hàm cá nhân
- Ký kết một điều ước quốc tế (nghị định thư, hiệp định…)
- Tuyên bố chung
Trang 5- Trao đổi điện thư ở cấp cao
Trong thỏa thuận bao giờ cũng nêu rõ: thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp nào, cấp đại
sứ hay cấp đại biên Ví dụ: Ngày 11 - 7 - 1995, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyênbố: quyết định bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam Đáp lại, Thủ tướngViệt Nam Võ Văn Kiệt trong Tuyên bố 12 - 7 - 1995 hoan nghênh quyết định của phía
Mỹ Như vậy hai nước chính thức tuyên bố công nhận ngoại giao lẫn nhau Tiếp đó, ngày
5 - 8 - 1995 trong chuyến thăm Việt Nam, Ngoại trưởng Mỹ và Bộ trưởng Bộ Ngoại giaoViệt Nam đã ký Hiệp định thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước ở cấp đại sứ GiữaViệt Nam và Ucraina thiết lập quan hệ ngoại giao qua ký kết Nghị định thư thiết lập quan
hệ ngoại giao ngày 23 - 1 - 1992 tại Kiép Thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô và
Mỹ năm 1933 lại thực hiện bằng hình thức trao đổi công hàm cá nhân giữa Dân ủy phụtrách đối ngoại của Liên Xô M.M.Litvinov và Tổng thống Mỹ Franklin D.Roosevelt.Không chỉ thiết lập quan hệ ngoại giao, mà trong lịch sử ngoại giao thế giới đã xảy ranhiều trường hợp các quốc gia đình chỉ hay cắt đứt quan hệ ngoại giao Quan hệ bịngừng, có thể do chiến tranh, xung đột vũ trang, chiến tranh xâm lược chống lại nước cóchủ quyền, đảo chính quân sự, hoặc quốc gia nào đó thay đổi quy chế quốc gia như sápnhập quốc gia khác, gia nhập hợp bang, liên bang và quyền quản lý công tác đối ngoạichuyển cho nhà nước liên bang hay hợp bang
Việc cắt đứt quan hệ ngoại giao sẽ đi kèm việc chấm dứt tiếp xúc giữa hai nhà nước,triệu hồi đại diện ngoại giao và đóng cửa cơ quan đại diện
Việc khôi phục quan hệ ngoại giao theo thông lệ cũng tiến hành như thiết lập quan hệngoại giao, nghĩa là bằng con đường thương lượng và trao đổi những văn kiện phù hợp
2 Các loại hình cơ quan đại diện ngoại giao
2.1 Ba cơ quan đại diện ngoại giao thông thường
Cơ quan đại diện ngoại giao là cơ quan thay mặt Nhà nước ở nước ngoài, được thànhlập trên cơ sở thoả thuận nhằm thực hiện chức năng ngoại giao với nước sở tại và với cơquan đại diện ngoại giao của nước khác ở nước sở tại
Cơ quan đại diện ngoại giao trong quan hệ giữa các nước có thể được thiết lập ở mộttrong 3 cấp độ: đại sứ quán, công sứ quán, đại biện quán
Trang 6Đại sứ quán: Đây là hình thức cao nhất, phổ biến nhất đứng đầu là Đại sứ đặcmệnh toàn quyền hay Đại sứ của Giáo hoàng, được bổ nhiệm bên cạnh nguyên thủquốc gia nước tiếp nhận hoặc người đứng đầu cơ quan đại diện có hàm tương đương.Công sứ quán: là cấp sau Đại sứ quán, đứng đầu là Công sứ đặc mệnh toàn quyềnhoặc Công sứ của Giáo hoàng được bổ nhiệm bên cạnh nguyên thủ quốc gia.
Đại biện quán là hình thức thấp nhất, đứng đầu là Đại biện, bổ nhiệm bên cạnh Bộtrưởng Ngoại giao
Tuy nhiên, hiện nay trong thực tiễn ngoại giao hầu như người ta không còn lậpCông sứ quán hay Đại biện quán Thông thường người ta vẫn lập Đại sứ quán, songngười đứng đầu cơ quan là Đại biện Việc cử Đại biện thường là khi mới lập Đại sứquán, chờ cử Đại sứ, song đôi khi do mức độ quan hệ chưa nhiều nên người ta chỉ để
1961 về quan hệ ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao có các chức năng sau:
1) Đại diện cho nước cử tại nước tiếp nhận;
2) Bảo vệ quyền lợi của nước đó tại nước tiếp nhận trong phạm vi được luậtquốc tế thừa nhận;
3) Đàm phán với Chính phủ nước tiếp nhận;
4) Tìm hiểu bằng phương tiện hợp pháp điều kiện và sự tiến triển của tình hìnhnước tiếp nhận và bác cáo tình hình đó cho Chính phủ nước cử,
5) Thúc đẩy quan hệ
2.2 Hai trường hợp đặc biệt
a Cao uỷ trong Khối thịnh vượng chung
Khối Thịnh vượng chung là một tổ chức liên chính phủ của 53 quốc gia thành viên hầu
hết từng là lãnh thổ của cựu Đế quốc Anh
Trang 7Trong nội khối thịnh vượng chung, Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao đượcgọi là Cao ủy Cao ủy được xếp ngôi thứ như Đại sứ Các cơ quan đại diện của tổ chứcquốc tế không phải là cơ quan đại diện ngoại giao nhưng được đối xử gần như cơ quanđại diện ngoại giao Cao uỷ, các cán bộ, nhân viên cơ quan cao uỷ và thành viên gia đình
họ đều được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao như các đại sứ quán Tuy nhiên,quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao đó không xuất phát từ luật quốc tế, mà do một đạo luậtđặc biệt được nghị viện các nước thành viên Khối thịnh vượng chung quy định
Ứng cử viên cao ủy của nhà nước quân chủ, thành viên Khối đến một nước theo thểchế cộng hòa, cũng như thành viên của Khối, do Nữ hoàng phê duyệt và ký thư uỷ nhiệmcao uỷ, tương tự như quốc thư của đại sứ Từ năm 1948, triều đình đã quyết định đưa cao
ủy vào danh sách Đoàn Ngoại giao và trật tự uỷ quyền quyền lực, chỉ trừ việc cao uỷ làmTrưởng Đoàn ngoại giao
b Cơ quan đại diện ngoại giao Vatican
Cơ quan đại diện ngoại giao Vatican có những đặc thù riêng Trước hết, Vatican làquốc gia có quyền quan hệ đối ngoại độc lập và thiết lập cơ quan đại diện ngoại giao ởnước ngoài Mặt khác, Vatican lại thực hiện quyền lãnh đạo tôn giáo đối với Công giáotrên toàn thế giới và điều tất yếu là Vatican phải có quan hệ với giới công giáo ở địaphương trên cơ sở tôn giáo
Có ba loại cơ quan đại diện của Vatican ở nước ngoài:
- Đại diện ngoại giao đặc biệt;
- Đại diện ngoại giao thường trú trực thuộc Hội đồng việc dân sự (Hội đồng doQuốc vụ khanh đứng đầu);
- Cơ quan đại diện trực thuộc Đại hội về vấn đề tuyên truyền, đức tin và Nhà thờđạo Chính thống
Đại diện ngoại giao đặc biệt nếu là Hồng y Giáo chủ, thực hiện một nhiệm vụ đặc biệtmang tính tôn giáo hoặc đặc điểm chính trị với tư cách là đại diện của cá nhân Giáohoàng, được dành cho sự trọng thị cao cấp Đại diện đạc biệt của Giáo hoàng có thể lànhững giáo sĩ có hà, cấp cao được giao nhiệm vụ đặc biệt, tạm thời không mang tính tôngiáo
Trang 8Đại diện ngoại giao thường trú cao nhất của Giáo hoàng là Đại sứ Giáo hoàng(nuncio), vừa thực hiện chức năng đại diện ngoại giao, vừa có cả chức năng tôn giáo.Ông cũng được Giáo hoàng trao cho thư ủy nhiệm để thực hiện nhiệm vuju tôn giáo.Theo thứ bậc, Đại sứ Giáo hoàng đứng trên tất cả các Tổng giám mục, trừ Hồng y Giáochủ, không cần sự đồng ý của Tổng giám mục, có quyền thực hiện nghi lễ tôn giáo, đượcdành danh dự tôn giáo trong nhà thờ Nuncio coa hàm đại sứ, tương đương với Tổnggiám mục, không chịu sự phụ thuộc vào lãnh đạo giới tôn giáo ở nước sở tại.
Hàm ngoại giao tiếp theo của Giáo hoàng là Công sứ toàn quyền, chỉ là đại diện ngoạigiao thường trú của Vatican, không được tính vào thang bậc công giáo của nước sở tại,không có ưu tiên thứ bậc đối với các bậc ngoại giao cùng cấp mà hoàn toàn theo thứ tựngày trình thư ủy nhiệm Ngoài ra, trong đội ngũ các nhà ngoại giao của Vatican còn cóhàm tham tán, bí thư và tùy viên
Một số nước lớn có số lượng người theo Công giáo tương đối đông như ở Mỹ, Anh,Canada lại không trao đổi đại diện ngoại giao với Vatican, trong khi đó có những nướckhông phải là Công giáo lại có đại diện ở Vatican Giữa Vatican với Mỹ đã có thời gian
có quan hệ đặc biệt dưới thời Tổng thống Franklin Roosevelt Mỹ đã cử một đại diện đặcbiệt bên cạnh Giáo hoàng Pie XII Mỹ cũng có đại diện ngoại giao ở cấp Đại biện vớihàm công sứ tại Vatican trong giai đoạn 1848-1869
Với những nước không có quan hệ ngoại giao, Vatican cử đại diện với nhiệm vụ tiếpxúc, thiết lập và phát triển quan hệ với lãnh đạo Công giáo ở các nước đó Họ không cóquy chế ngoại giao
3 Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện ngoại giao
Điều 3 Công ước Viên về quan hệ ngoại giao (1961) quy định cơ quan đại diện ngoại
giao có nhưng chức năng, nhiệm vụ sau:
a) Đại diện cho nước cử đi tại nước tiếp nhận;
b) Bảo vệ quyền lợi của nước cử đi tại nước tiếp nhận trong phạm vi cho phep củaluật quốc tế;
c) Đàm phán với chính phủ nước tiếp nhận;
Trang 9d) Tìm hiểu bằng mọi cách hợp pháp các điều kiện và các sự kiện tại nước tiếp nhận
và báo cáo với chính phủ của nước cử đi;
e) Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và phát triển quan hệ kinh tế, văn hóa và khoa học,…giữa nước cử đi và nước tiếp nhận
Không một điều khoản nào của công ước này có thể được giải thích như có ýngăn cản cơ quan đại diện ngoại giao thi hành các chức năng lãnh sự
Trên tinh thần Công ước Viên về quan hệ ngoại giao, Luật Cơ quan đại diệnnước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, được Quốc hội thôngqua ngày 18-6-2009, có hiệu lực từ ngày 2-9-2009, quy định quyền hạn và nhiệm
vụ cơ quan đại diện, trước hết là cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nướcngoài như sau:
Điều 5 Thúc đẩy quan hệ chính trị - xã hội, quốc phòng – an ninh
1 Tổng hợp, dánh giá và cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền về tìnhnhình chính trị - xã hội, quốc phòng – an ninh của quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận
2 Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về biện pháp cần thiết để thúc đẩy sự phát triểnquan hệ chính trị - xã hội, quốc phòng – an ninh giữa nước cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận
3 Thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ giữa cơ quan đại diện với cơ quan, tổ chức
và cá nhân tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận; tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổchức thực hiện chính sách đối ngoại trong quan hệ với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếpnhận
Điều 6 Phục vụ phát triển kinh tế đất nước
1 Nghiên cứu chiến lược, chính sách, pháp luật, xu hướng phát triển kinh tế, thươngmại, đầu tư, viện trợ phát triển, khoa học – công nghệ, bảo vệ môi trường, giáo dục – đàotạo, du lịch, hợp tác sử dụng nguồn nhân lực và các vấn đề liên quan khác của quốc gia ,
tổ chức quốc tế tiếp nhận; báo cáo cơ quan có thẩm quyền về chủ trương, quyết sách có ýnghĩa chiến lược của quốc gia, tố chức quốc tế tiếp nhận có tác dộng đến nền kinh tế ViệtNam
Trang 102 Cung cấp thông tin, giới thiệu tình hình, khả năng và nhu cầu hợp tác giữa doanhnghiệp Việt Nam và doanh nghiệp của quốc gia tiếp nhận.
3 Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về chính sách, biện pháp thích hợp và tổ chứcthực hiện nhằm phát triển quan hệ kinh tế giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận
4 Tham gia xúc tiến , thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư; vận động tranh thủ việntrợ và quảng bá về du lịch Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận; thúc đẩy hợptác khoa học – công nghệ giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc giatiếp nhận; xúc tiến phát triển thị trường lao động ngoài nước; hỗ trợ xác minh thông tinliên quan đến hoạt động kinh tế và tư cách pháp nhân của doanh nghiệp tại quốc ia tiếpnhận khi có yêu cầu
Điều 7 Thúc đẩy quan hệ văn hóa
1 Tổng hợp, đánh giá và cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền về kinhnghiệm xây dựng và phát triển văn hóa của quốc gia, tố chức quốc tế tiếp nhận
2 Kiến nghị biện pháp thúc đẩy hợp tác văn hóa giữa nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận
3 Tuyên truyền, quảng bá về lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con người ViệtNam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận
4 Giới thiệu cơ quan, tổ chức và nhân dân Việt Nam về lịch sử, văn hóa, hình ảnhđất nước, con người của quốc gia tiếp nhận và hoạt động liên quan đến văn hóa của tốchức quốc tế tiếp nhận
5 Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi đoàn và hoạt động giao lưu vănhóa giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếpnhận
6 Tổ chức hoặc tham gia tổ chức hoạt động, sự kiện văn hóa Việt Nam tại quốc gia,
tổ chức quốc tế tiếp nhận
Điều 8 Thực hiện nhiệm vụ lãnh sự
1 Bảo hộ lãnh sự đối với lợi ích của Nhà nươc, quyền và lợi ích hợp pháp của côngdân, pháp nhân Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ lãnh sự được quy định tại điều này