1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đơn vị thực tập công ty cổ phần công nghệ tự Động Đăng khoa

54 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đơn vị thực tập công ty cổ phần công nghệ tự Động Đăng khoa
Tác giả Đặng Ngọc Huy, Nguyễn Hải Đăng, Trần Đại Dương, Dương Đình Chiến, Nguyễn Đình Nhật Minh, Hồ Hoàng Huỳnh Trung Kiên
Người hướng dẫn Hà Chí Kiên, NGÔ HUỲNH KẾ
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Điện
Thể loại Báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp.HCM
Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 6,34 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU (13)
    • 1.1. Giới thiệu về công ty (13)
    • 1.2. Chức năng và các lĩnh vực hoạt động (13)
      • 1.2.1. Các lĩnh vực hoạt động (13)
      • 1.2.2. Các dịch vụ cung cấp (14)
    • 1.3. Định hướng phát triển nhân sự (14)
    • 1.4. Tổ chức quản lý công ty (15)
  • CHƯƠNG 2. NỘI DUNG CHUYÊN MÔN (16)
    • 2.1. Nội quy an toàn của công ty (16)
    • 2.2. Nội quy của công ty ở các công trình (16)
      • 2.2.1. Nguyên tắc chung (16)
      • 2.2.2. Nhiệm vụ và thời gian lao động (16)
      • 2.2.3. An toàn vệ sinh lao động (17)
    • 2.3. Tìm hiểu các công việc thực tập (17)
      • 2.3.1. Giai đoạn thử việc và training (17)
      • 2.3.2. Giai đoạn làm việc chính thức (25)
    • 2.4. Bảo Trì Các Công Trình (48)
  • CHƯƠNG 3. TỔNG KẾT (50)
    • 3.1. Các công việc liên quan (50)
    • 3.2. Ý nghĩa của đợt thực tập (51)
      • 3.2.1. Kết quả, kinh nghiệm học được sau thực tập (51)
      • 3.2.2. Nhu cầu học tập suốt đời và kế hoạch phát triển nghề nghiệp (52)
    • 3.3. Nhận Xét (52)
    • 3.4. Đánh Giá (53)

Nội dung

Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các phòng ban của Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Tự Động Đăng Khoa, đã tạo điều kiện thuận lợi cho emđược tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực t

GIỚI THIỆU

Giới thiệu về công ty

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TỰ ĐỘNG ĐĂNG KHOA (DKATech) là nhà phân phối chính thức của Siemens, Hager, Vector control, Ccontrol, S + S, Landis + Gyr, Smart Temp, ADF, HRW … và là một trong những công ty hàng đầu về thiết kế, cung cấp và lắp đặt Hệ thống quản lý tòa nhà (BMS), Hệ thống quản lý tòa nhà thông minh (IBMS), Công nghệ nhà thông minh (Smart home)…

DKATech luôn đi theo phương châm lấy chất lượng, uy tín và giá cả hợp lý nhất đặt lên hàng đầu, luôn luôn kề vai sát cánh cùng khách hàng, giá cả hợp lý Chính vì vậy, DKATech đã được rất nhiều khách hàng tin tưởng và hợp tác.

Hình 1.1 Logo Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Tự Động Đăng Khoa. Địa chỉ: Số 64 đường Nguyễn Hữu Tiến, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM, Việt Nam

Người đại diện: Nguyễn Phước Duy, Nguyễn Ngọc Thạch Điện thoại: +84 (28)-6296 2799, +84 (28)-6296 2839

Ngày bắt đầu hoạt động: 30/11/2009

Quản lý bởi: Chi cục thuế Quận Tân phú

Loại hình DN: Công ty cổ phần ngoài NN

Tình trạng: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)

Chức năng và các lĩnh vực hoạt động

1.2.1 Các lĩnh vực hoạt động

Hệ thống BMS ( hệ thống quản lý tòa nhà).

Hệ thống quản lý năng lượng bao gồm phần mềm tính tiền cho khách hàng hàng tháng (BTU meter đo năng lượng lạnh, đồng hồ điện, đồng hồ gas, đồng hồ nước nóng/lạnh)

Hệ thống PLC, HMI, SCADA.

Hệ thống nhà thông minh

Hệ thống quản lý vào ra Access control

Các loại cảm biến, van điều khiển, bộ điều khiển, timer, CB, Isolator…

Hệ thống tổng đài điện thoại

Hệ thống hướng dẫn đỗ xe…

1.2.2 Các dịch vụ cung cấp

Thử nghiệm, vận hành và vận hành hệ thống quản lý tòa nhà.

Bảo trì, nâng cấp và xử lý sự cố của hệ thống quản lý tòa nhà.

Cung cấp hệ thống điều khiển điện – thiết bị cho HVAC.

Định hướng phát triển nhân sự

Nền tảng ban đầu là kiến thức kỹ thuật cơ bản

Phát triển kiến thức kỹ thuật rộng song song chuyên sâu

Phát triển kiến thức kỹ thuật chuyên sâu song song rộng

Phát triển kiến thức quản lý trên nền tảng đã có kiến thức kỹ thuật sâu rộng, đây là mức độ mà công ty mong muốn và khuyến khích từng nhân viên đạt được

Kỹ năng quản lý cần được tự trao dồi và học hỏi bởi từng nhân viên ngay từ giai đoạn sau khi hoàn thành kiến thức cơ bản, đây chính là hành trang cho bản thân mình trong định hướng phát triển về sau

Hình 1.2 Định hướng phát triển nhân sự.

Tổ chức quản lý công ty

Hình 1.3 Tổ chức quản lý công ty

Các chuyên gia và kỹ sư của DKATech được đào tạo kỹ thuật thường xuyên bởiSiemens, Hager, Vector control, control, S + S, Landis + Gyr, Smart Temp, ADF,HRW , công ty tự động hóa hàng đầu thế giới, với mục đích cung cấp cho khách hàng dịch vụ tốt nhất trong thiết kế, cài đặt và vận hành hệ thống một cách nhanh chóng và thân thiện từ các giải pháp công nghệ cao đơn giản đến tinh vi.

NỘI DUNG CHUYÊN MÔN

Nội quy an toàn của công ty

Nhân viên phải đi làm đúng giờ theo quy định của công ty

Nhân viên phải làm việc đúng quy trình theo sự phân công của cấp trên

Nhân viên không tự ý rời khỏi khu vực được phân công

Nhân viên không tụ tập nói chuyện ồn ào mất trật tự tại công ty

Nhân viên thực hiện giữ gìn vệ sinh chung

Nhân viên phải sắp xếp các thiết bị máy móc đúng nơi quy định trước khi ra về.

Nội quy của công ty ở các công trình

Tuân thủ các quy định an toàn của công ty (mang dây an toàn khi leo quá 2 mét, không mang các loại trang sức khi thi công, đội mũ và mang giày, đồng phục khi vào công trường )

Tuân thủ các quy định an toàn về phòng cháy chữa cháy

Kiểm tra thiết bị trước khi vận hành và lắp đặt, sửa chữa

Chỉ những người đã được huấn luyện mới được vận hành và thao tác thiết bị

Khi thiết bị có trục trặc về kỹ thuật, nhân viên không được vận hành thiết bị. Ngắt nguồn điện trước khi kiểm tra sửa chữa

Vệ sinh sạch sẽ chỗ làm việc sau khi xong việc hoặc hết ca làm việc

2.2.2 Nhiệm vụ và thời gian lao động

Khi phát hiện thiết bị có vấn đề, phải ngừng thiết bị và báo ngay cho chuyên viên kỹ thuật

Nhân viên phải đến công ty đúng giờ theo quy định của công ty

Phải làm việc dưới sự chỉ dẫn và giám sát của các anh kĩ thuật viên cấp trên Trước khi ra về nhân viên phải tắt tất cả các thiết bị không cần thiết, vệ sinh các máy móc thiết bị, vệ sinh khu vực làm việc trước khi ra về

Sau khi lắp đặt các thiết bị phải kiểm tra lại các mối nối và các thiệt bị an toàn nhằm tránh ngắn mạch và hở mối nối chạm mạch gây cháy nổ, hư hỏng thiết bị

2.2.3 An toàn vệ sinh lao động

Trước khi vận hành thiết bị, công nhân phải kiểm tra vệ sinh sạch sẽ thiết bị, nhầm tránh các rủi ro trong quá trình sản xuất

Phải vệ sinh tủ điện sạch sẽ, lau chùi các thiết bị trong tủ điện kĩ càng trước khi giao cho khách hàng

Các tủ điện phải được đảm bảo kiểm tra nhiều lần một cách kĩ càng trước khi được vận chuyển giao cho khách hàng.

Tìm hiểu các công việc thực tập

2.3.1 Giai đoạn thử việc và training.

Thử việc và làm quen với công việc:

Cài đặc Auto Cad và thao tác ở một tuần đầu bước vào công việc khá khó khăn. Trong giai đoạn này, em đã cố gắng lắng nghe sự hướng dẫn của các anh trong công ty đã thành thạo Từ cách đọc bản vẽ, layout hợp lí và thẩm mĩ, có độ chính xác tuyệt đối.

Hình 2.4 Làm quen với Auto Cad.

Hình 2.5 Layout và sơ đồ đấu nối tủ điện trên Auto Cad. Đọc sơ đồ tủ điện trên bản vẽ sẽ không khó, nếu như chúng ta đã hiểu được các quy tắc Chúng ta phải học hỏi thêm rất nhiều từ các anh em đồng nghiệp trong công ty.

Nhân viên thực tập sinh mới vào công ty sẽ được tham gia một số buổi training của công ty về các chủ để khác nhau như các bước cụ thể để thực hiện một dự án của công ty, cách tạo project mới và lập trình các bộ điều khiển của Siemens như PXC4,DXR2 bằng phần mềm bản quyền của công ty.

Hình 2.6 Bộ điều khiển DXR2.E18.

Hình 2.7 Bộ điều khiển PXC4.

Training về vận hành hệ thống BMS cho đơn vị quản lý dự án tại công trình.

Training hệ thống BMS bao gồm những nội dung sau:

Trao đổi một số vấn đề liên quan đến hệ thống.

Truyền lại cách vận hành hệ thống.

Cách xử lý khi có sự cố xảy ra.

Kiểm tra và vệ sinh các tủ điện đã được lắp đặt.

Kiểm tra và vệ sinh các tủ điện gồm các bước:

Kiểm tra các thành phần bên trong và ngoài tủ.

Làm sạch bụi tại các đầu cảm biến và trong tủ điều khiển.

Calip lại cảm biến tại công trình.

Mô tả quá trình calip:

Xác định vị trí và chức năng của cảm biến cần calip.

Dùng các thiết bị hỗ trợ calip như máy đo nhiệt độ, độ ẩm, CO2 để đo các thông số tại những vị trí có cảm biến Sau đó so sánh sự sai lệch giá trị từ thiết bị với giá trị đọc về từ cảm biến.

Dùng phần mềm điều chính giá trị cảm biến cho chính xác.

Nguyên nhân dẫn đến việc calip lại cảm biến: Do bụi bẩn bám vào các cảm biến.Cách hiệu chính: Hiệu chính bằng phần mềm hỗ trợ cho bộ điều khiển.

Training về truyền thông Modbus RTU:

Truyền thông Modbus RTU là một giao thức truyền thông phổ biến được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp để truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị điều khiển và các thiết bị ngoại vi Modbus RTU là một dạng của giao thức Modbus, nó sử dụng phương pháp truyền thông nhị phân thông qua giao diện RS-232 hoặc RS-485.

Cấu trúc của một khung truyền thông Modbus RTU bao gồm các thành phần sau: Địa chỉ Slave: Địa chỉ xác định thiết bị nhận hoặc gửi dữ liệu Mỗi thiết bị trong mạng Modbus RTU có một địa chỉ duy nhất.

PDU (Protocol Data Unit): Đơn vị dữ liệu giao thức, chứa thông tin cần truyền tải như lệnh (command), dữ liệu (data), và mã kiểm tra (checksum).

CRC (Cyclic Redundancy Check): Giá trị kiểm tra tính toàn vẹn của khung dữ liệu để phát hiện lỗi truyền thông.

Khoảng cách tối đa Max 1000m ứng với tốc độ 9600

Cấu hình mạng đi dây Loop với max 32 Device Đấu Shield và điện trở đầu cuối 120 ohm Đấu shield ( màu đỏ ) Đấu nối thiế t bị STP = xoắn shield

Hình 2.8 Training về truyền thông Modbus RTU Quá trình truyền thông Modbus RTU diễn ra theo các bước sau:

Thiết bị Master (điều khiển) gửi một lệnh yêu cầu đến một địa chỉ Slave.

Thiết bị Slave nhận lệnh yêu cầu và xử lý theo yêu cầu.

Thiết bị Slave gửi lại phản hồi (response) chứa dữ liệu yêu cầu hoặc thông báo lỗi (nếu có) cho thiết bị Master.

Thiết bị Master nhận phản hồi từ thiết bị Slave và xử lý dữ liệu nhận được.

Các lệnh thông dụng trong Modbus RTU bao gồm:

Read Holding Registers: Đọc dữ liệu từ các thanh ghi (registers) của thiết bị Slave.

Write Single Register: Ghi dữ liệu vào một thanh ghi của thiết bị Slave.

Write Multiple Registers: Ghi dữ liệu vào nhiều thanh ghi của thiết bị Slave.

Read Input Registers: Đọc dữ liệu từ các thanh ghi đầu vào của thiết bị Slave.

Modbus RTU cho phép truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị điều khiển và ngoại vi một cách đơn giản và hiệu quả trong các mạng công nghiệp Nó đã trở thành một tiêu chuẩn và được hỗ trợ rộng rãi trong ngành tự động hóa và điều khiển.

Modbus TCP là một phiên bản của giao thức truyền thông Modbus, được sử dụng trong mạng Ethernet TCP/IP Nó kết hợp giao thức truyền thông Modbus truyền thống với giao thức truyền thông TCP/IP, cho phép truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị điều khiển và ngoại vi thông qua mạng Ethernet.

- Khoảng cách tối đa Max 100m ứng với tốc độ 10 /100 Mbps

- Cấu hình mạng đi dây Loop hoặc Tia

Cấu trúc mạng Frame truyền dữ liệu

Hình 2.9 Training về Modbus TCP Đặc điểm chính của Modbus TCP bao gồm:

Giao thức truyền thông: Modbus TCP sử dụng giao thức truyền thông TCP/IP để truyền tải dữ liệu Điều này cho phép sử dụng các mạng Ethernet hiện có và hưởng lợi từ tính tin cậy và khả năng mở rộng của giao thức TCP/IP.

Cấu trúc dữ liệu: Modbus TCP sử dụng cấu trúc dữ liệu chuẩn của Modbus, bao gồm địa chỉ Slave, PDU (Protocol Data Unit) và CRC (Cyclic Redundancy Check). Tuy nhiên, trong Modbus TCP, địa chỉ Slave được thay thế bằng địa chỉ IP của thiết bị. Địa chỉ IP: Mỗi thiết bị trong mạng Modbus TCP có một địa chỉ IP duy nhất để xác định và truy cập.

Quá trình truyền thông Modbus TCP diễn ra theo các bước sau:

Thiết bị Master (điều khiển) tạo một yêu cầu truyền tải dữ liệu Modbus TCP và gửi nó đến địa chỉ IP của thiết bị Slave.

Thiết bị Slave nhận yêu cầu và xử lý theo yêu cầu.

Thiết bị Slave gửi lại phản hồi chứa dữ liệu yêu cầu hoặc thông báo lỗi (nếu có) cho thiết bị Master thông qua mạng Ethernet.

Các lệnh thông dụng trong Modbus TCP tương tự như trong Modbus RTU, bao gồm Read Holding Registers, Write Single Register, Write Multiple Registers, và Read Input Registers.

Modbus TCP cung cấp khả năng truyền tải dữ liệu nhanh chóng và linh hoạt trong mạng Ethernet TCP/IP Nó được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp và hệ thống tự động hóa để truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị điều khiển và ngoại vi trong một mạng Ethernet.

Training về Phương pháp chống nhiễu:

Phương pháp chống nhiễu là các biện pháp được áp dụng để giảm thiểu và ngăn chặn tác động của nhiễu lên hệ thống truyền thông, đảm bảo tính ổn định và chất lượng tín hiệu Dưới đây là một số phương pháp nhiễu phổ biến:

Nhiễu xuyên âm: Nhiễu do tín hiệu truyền tần số cao nên sinh ra từ trường Do đó cần xoắn lại vs nhau để tự khử song cho nhau.

Nhiễu điện dung : Nhiễu do đặt cạnh bên dây động lực tạo thành 2 bản điện cực gây nhiễu Do đó dây cần lớp giáp vỏ bọc ngoài.

Dây18AWG STP Đấushield (màuđỏ)

Hình 2.10 Các phương pháp chống nhiễu.

Dây 18AWG STP. Đấu nối điện trở đầu cuối 120ohm (chỉ dành cho modbus RTU). Đấu shield chống nhiễu.

Cách máng động lực 10-15cm.

Training về các thiết bị điện và các mạch điện phổ biến:

Thứ nhất, Khởi động trực tiếp.

Dòng khởi động = 3->5 lần dòng định mức Áp dụng cho motor công suất nhỏ, dưới 7.5KW.

Từ motor kéo về tủ điện 3 dây+PE.

Thứ hai, Khởi động sao tam giác.

Giảm đi 1.73 lần so với khởi động trực tiếp. Áp dụng cho motor công suất vừa, từ 7.5KW trở lên2

Từ motor kéo về tủ điện 6 dây+PE2 Thứ ba, Khởi động VFD/VSD/Softstarter 6mm2.

Dòng khởi động giảm tùy thuộc vào độ dốc cài đặt2 Áp dụng cho motor công suất lớn, từ 37KW2

Từ motor kéo về tủ điện 3 dây+PE.

Khởi động trực tiếp Khởi động sao tam giác

Khởi động VFD/VSD/ Softstarter

Hình 2.11 Các mạch điện và thiết bị.

Vài nét về biến tần ATV310 Schneider:

Hình 2.12 Biến tần ATV310 Schneider.

Biến tần Schneider ATV310 là biến tần hệ mở có dải công suất rộng, độ an toàn cao, thân thiện với người dùng Với kích thước nhỏ gọn, dễ lắp đặt sử dụng và tuổi thọ cao nên biến tần Schneider ATV310 được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy sử dụng thiết bị công nghiệp, thiết bị chế tạo.

Bảng 2.1 Thông số kỹ thuật của biến tần ATV310 Schneider

Tên sản phẩm Biến tần schneider atv310

Sai số nguồn cấp cho phép -15-10%, 50/60hz, ±5

Ngõ ra Analog ao1; cổng ra r1a, r1b, r1c; logic lo1

Chức năng bảo vệ Giám sát phát hiện thấp tải và quá tải

Truyền thông Modbus, cổng kết nối rj45

2.3.2 Giai đoạn làm việc chính thức.

Công ty Cổ phần Công nghệ tự động Đăng Khoa là một nhà phân phối của hãng Siemens, bên cạnh đó công ty cũng sử dụng một số thiết bị của hãng khác như Vector, Schneider, Mitsubishi, Omron

Bảo Trì Các Công Trình

Trước khi ra công trình, chúng ta cần có đồ bảo hộ và thực hiện theo đúng nội quy, quy tắc ở công trình Không tự ý di chuyển lung tung, không gây mất trật tự và cản trở người khác.

Hình 2.48 Bảo trì thực tế tại công trình.

Hình 2.49 Kiểm tra các tủ đã bảo trì.

TỔNG KẾT

Các công việc liên quan

Bảng 3.2 Liệt kê các công việc thực tâp

VỊ TRÍ CỦA CÔNG VIỆC

MỤC ĐÍCH CỦA CÔNG VIỆC

1 Vẽ bản vẽ tủ điện trên Auto Cad.

Vẽ được các yêu cầu của cấp trên giao cho.

2 Đo kích thước và cắt máng cho tủ điện.

Tính toán nhanh nhẹn, chuẩn chỉnh hơn.

3 Chuẩn bị các vật dụng để thi công.

Có tinh thần làm việc tích cực.

4 Bắn vít máng vào bên trong tủ.

5 Cắt thanh gắn thiết bị và bắn vít.

Tính cẩn thận, tỉ mỉ.

6 Soạn các thiết bị có trên bản vẽ.

Tự giác tìm hiểu và thực hiện.

7 Gắn các thiết bị lên thanh và bắn những thiết bị khác vào tủ( nếu có).

Theo đúng trình tự giống trên layout bản vẽ.

8 In ống lồng Tại công ty Biết tự in ống lồng không phải phụ thuộc.

9 Đo dây, cắt dây, luồng ống lồng và bấm đầu cos.

Tại công ty Tính toán, cân chỉnh hợp lí.

10 Đấu dây theo bản vẽ.

Tại công ty Quen tay mắt đọc bản vẽ nhanh.

11 Kiểm tra tủ và vệ sinh tủ.

Tại công ty Tránh xảy ra các vụ cháy thiết bị, đảm bảo an toàn.

12 Đóng gói và vận chuyển đến công trình.

Tại công ty Giảm sốc và trầy xước tủ, vỡ vụn thiết bị.

13 Vệ sinh gọn gàng nơi làm việc.

Tại công ty Sạch sẽ nơi làm việc cũng như nơi sinh hoạt.

14 Đi bảo trì ở công trình.

E.Town, phường 13, Tân Bình, TP.HCM.

Dán các tem kiểm định.

Kiểm tra các tủ điện và báo cáo lại.

Ý nghĩa của đợt thực tập

3.2.1 Kết quả, kinh nghiệm học được sau thực tập

Qua 15 tuần thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TỰ ĐỘNG ĐĂNG KHOA (DKA), em đã có được một số bài học kinh nghiệm cho bản thân.

Sự chủ động trong công việc, nếu như ở trường học, các bạn có thể hời hợt trong vấn đề học tập, thi cử, đợi bạn bè, thầy cô nhắc mới bắt đầu học, thậm chí có thái độ tiêu cực chống đối, bỏ tiết hay đến kỳ thi mới bắt đầu ôn bài, có khi còn không ôn bài mà đã đi thi.

Là cơ hội để cho chúng em thực hành các kĩ năng về nghiên cứu và các kĩ năng khác liên quan đến nghề nghiệp trong tương lai Giúp cho sinh viên có kinh nghiệm xử lý các tình huống nảy sinh trong thực tế, chuẩn bị cho công việc sau này

Giúp sinh viên chủ động, sáng tạo, làm việc theo nhóm và có tinh thần học hỏi,ham thích tìm hiểu

Thông qua các chuyến đi này, các bạn được học cách sống và làm việc theo tập thể, theo nhóm, học cách tổ chức cuộc sống cho mình và cho cả đoàn…

Nhưng sau khi trải qua 15 tuần thực tập tại công ty, được trực tiếp tiếp xúc với công việc Em thấy khối lượng kiến thức mà mình học trên ghế nhà trường vẫn chưa đủ, giữa lý thuyết và thực tế còn một khoảng cách xa, lý thuyết vẫn là lý thuyết mà thôi, vì lý thuyết chỉ trang bị một kiến thức cơ bản giúp ta tiếp thu và hiểu biết vấn đề cơ bản, mà không thể nắm bắt thực tế được, … Còn thực tế mới chính là những vốn kiến thức để ta hiểu và nắm bắt rõ hơn

Muốn được như vậy chúng ta phải làm, tiếp xúc và học hỏi đàn anh đi trước để có kinh nghiệp về các lĩnh vực chuyên môn mà mình đã học Các máy móc ngày càng hiện đại mà sách vở ít thay đổi hay chỉnh sửa Nhưng không có lý thuyết thì cũng không biết gì, mà nếu không có thực tế những kinh nghiệm thì làm việc gì cũng khó.

Lý thuyết là kiến thức căn bản để chúng ta tiến ra hơn trong con đường học vấn cũng như sự nghiệp sau này Tất cả lý thuyết và kinh nghiệp thực tế sẽ là hành trang giúp chúng em bước vào môi trường lao động mới vững chắc hơn.

3.2.2 Nhu cầu học tập suốt đời và kế hoạch phát triển nghề nghiệp

Trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa ngày nay, xã hội không ngừng hội nhập và phát triển Tiếp thu những thành tựu của thế hệ đi trước và nghiên cứu, học tập, phát triển nó là vấn đề rất cần thiết Trong khi đó, ngành điện là một nghành quan trọng, là ngành năng lượng phục vụ cho các ngành sản xuất khác, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Chính vì vậy, chúng ta, những chủ nhân của thế giới, phải thừa nhận và không ngừng học hỏi.

Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn quý công ty, quý thầy cô, anh chị và các bạn đã hỗ trợ em trong quá trình thực tập, để em có thể hoàn thành tốt khóa thực tập.

Nhận Xét

Sau hơn 3 năm là sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá của trường Đại học Công Thương TP.HCM và 3 tháng thực tập ở Công ty Cổ phần

Công nghệ Tự động Đăng Khoa, em nhận thấy lí thuyết và thực hành phải luôn đi đôi với nhau, lí thuyết là nền tảng cho thực tiễn và thực tiễn cũng là kết quả của việc áp dụng nhuần nhuyễn lý thuyết Có những vấn đề khi được bắt tay vào thực hiện mới thấy những khó khăn, thử thách qua đó cũng nghiệm ra được nhiều điều mà có lẽ ngồi trên ghế nhà trường sẽ không thể biết Mặt khác, nếu không có sự hiểu biết sâu sắc về lý thuyết thì cũng mất rất nhiều công sức và thời gian để có thể ứng dụng vào thực tế một cách trơn tru

Tại công ty được thực tập có rất nhiều công việc có trong một dự án như: thiết kế bản vẽ, lên IO list và danh sách thiết bị, đấu tủ, đi lắp đặt các thiết bị ngoài công trình, bảo trì hệ thống… Trải qua 3 năm rưỡi học ở trường, các môn học trên giảng đường đại học đã trang bị những kiến thức căn bản, nó giúp em có thể dễ dàng tiếp thu được những việc được giao nhanh hơn vì đã có nền tảng được học ở trường Khi thực tập ngoài thực tế em học được một số tác phong làm việc chuyên nghiệp, có thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích về chuyên ngành của mình và qua đó cũng trau dồi thêm một số kỹ năng mềm quan trọng, góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện một người kỹ sư.

Đánh Giá

Sau khi hoàn thành giai đoạn thực tập tại Công ty Cổ phần Công nghệ Tự động Đăng Khoa, để đạt được công việc hiệu quả, ngoài những kiến thức ở trường em còn phải trang bị cho mình kỹ năng mềm, đó là những kỹ năng học hỏi trong thực tế và biến chúng thành thế mạnh cho bản thân mình Như là kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng sáng tạo, tư duy, quan sát, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình…

Thời gian thực tập bao giờ cũng rất quan trọng, nó là cơ sở để cấp trên đánh giá năng lực cũng như thái độ làm việc của một người kỹ sư Vì thế, cần tuân thủ những quy định có trong bảng nội quy Đây là biểu hiện đầu tiên của người kỹ sư có tác phong chuyên nghiệp trong công việc

Mỗi sinh viên khi đã có định hướng sẽ chuẩn bị cho mình những kiến thức phù hợp, họ có thể tiếp thu một số kiến thức từ phía nhà trường Tuy nhiên họ cần phải có các kỹ năng căn bản nhất mà một sinh viên phải có khi ra trường Dù có làm việc trong môi trường nào, công việc nào, đúng chuyên ngành hay phải làm trong một vị trí không phù hợp thì những kỹ năng này vẫn là những chìa khóa cho thành công cho bất kỳ ai

Ngày đăng: 03/11/2024, 09:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.3 Tổ chức quản lý công ty. - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đơn vị thực tập công ty cổ phần công nghệ tự Động Đăng khoa
Hình 1.3 Tổ chức quản lý công ty (Trang 15)
Hình 2.4 Làm quen với Auto Cad. - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đơn vị thực tập công ty cổ phần công nghệ tự Động Đăng khoa
Hình 2.4 Làm quen với Auto Cad (Trang 17)
Hình 2.5 Layout và sơ đồ đấu nối tủ điện trên Auto Cad. - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đơn vị thực tập công ty cổ phần công nghệ tự Động Đăng khoa
Hình 2.5 Layout và sơ đồ đấu nối tủ điện trên Auto Cad (Trang 18)
Hình 2.6 Bộ điều khiển DXR2.E18. - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đơn vị thực tập công ty cổ phần công nghệ tự Động Đăng khoa
Hình 2.6 Bộ điều khiển DXR2.E18 (Trang 19)
Hình 2.13 Tính toán độ dài máng. - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đơn vị thực tập công ty cổ phần công nghệ tự Động Đăng khoa
Hình 2.13 Tính toán độ dài máng (Trang 26)
Hình 2.16 Kiềm bấm cos chỉa và cos kim. - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đơn vị thực tập công ty cổ phần công nghệ tự Động Đăng khoa
Hình 2.16 Kiềm bấm cos chỉa và cos kim (Trang 28)
Hình 2.18 Bắn máng lên panel tủ. - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đơn vị thực tập công ty cổ phần công nghệ tự Động Đăng khoa
Hình 2.18 Bắn máng lên panel tủ (Trang 29)
Hình 2.20 Bố trí thiết bị trên panel của một tủ điện. - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đơn vị thực tập công ty cổ phần công nghệ tự Động Đăng khoa
Hình 2.20 Bố trí thiết bị trên panel của một tủ điện (Trang 30)
Hình 2.21 Bắn thanh ray và in ống lồng. - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đơn vị thực tập công ty cổ phần công nghệ tự Động Đăng khoa
Hình 2.21 Bắn thanh ray và in ống lồng (Trang 31)
Hình 2.22 Máy in ống lồng. - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đơn vị thực tập công ty cổ phần công nghệ tự Động Đăng khoa
Hình 2.22 Máy in ống lồng (Trang 32)
Hình 2.24 Lắp thiết bị lên panel (2). - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đơn vị thực tập công ty cổ phần công nghệ tự Động Đăng khoa
Hình 2.24 Lắp thiết bị lên panel (2) (Trang 33)
Hình 2.25 Một số bản vẽ sơ đồ đấu dây (1). - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đơn vị thực tập công ty cổ phần công nghệ tự Động Đăng khoa
Hình 2.25 Một số bản vẽ sơ đồ đấu dây (1) (Trang 34)
Hình 2.27 Sơ đồ đấu dây tín hiệu. - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đơn vị thực tập công ty cổ phần công nghệ tự Động Đăng khoa
Hình 2.27 Sơ đồ đấu dây tín hiệu (Trang 35)
Hình 2.28 Thực hiện đấu nối một số tủ điện (1). - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đơn vị thực tập công ty cổ phần công nghệ tự Động Đăng khoa
Hình 2.28 Thực hiện đấu nối một số tủ điện (1) (Trang 36)
Hình 2.29 Thực hiện đấu nối một số tủ điện (2). - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đơn vị thực tập công ty cổ phần công nghệ tự Động Đăng khoa
Hình 2.29 Thực hiện đấu nối một số tủ điện (2) (Trang 36)
Hình 2.31 Đã bấm đầu cáp mạng. - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đơn vị thực tập công ty cổ phần công nghệ tự Động Đăng khoa
Hình 2.31 Đã bấm đầu cáp mạng (Trang 37)
Hình 2.32 Kiểm tra dây cáp mạng. - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đơn vị thực tập công ty cổ phần công nghệ tự Động Đăng khoa
Hình 2.32 Kiểm tra dây cáp mạng (Trang 37)
Hình 2.33 Kiểm tra lại một tủ điện đã hoàn thiện phần đi dây. - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đơn vị thực tập công ty cổ phần công nghệ tự Động Đăng khoa
Hình 2.33 Kiểm tra lại một tủ điện đã hoàn thiện phần đi dây (Trang 38)
Hình 2.34 Vệ sinh tủ. - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đơn vị thực tập công ty cổ phần công nghệ tự Động Đăng khoa
Hình 2.34 Vệ sinh tủ (Trang 39)
Hình 2.36 Tủ đã hoàn thiện (2). - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đơn vị thực tập công ty cổ phần công nghệ tự Động Đăng khoa
Hình 2.36 Tủ đã hoàn thiện (2) (Trang 40)
Hình 2.37 Đóng gói tủ điện và các thiết bị đi kèm. - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đơn vị thực tập công ty cổ phần công nghệ tự Động Đăng khoa
Hình 2.37 Đóng gói tủ điện và các thiết bị đi kèm (Trang 41)
Hình 2.38 Dán tên tủ - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đơn vị thực tập công ty cổ phần công nghệ tự Động Đăng khoa
Hình 2.38 Dán tên tủ (Trang 42)
Hình 2.40 Một số tủ điện đã được đóng gói. - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đơn vị thực tập công ty cổ phần công nghệ tự Động Đăng khoa
Hình 2.40 Một số tủ điện đã được đóng gói (Trang 43)
Hình 2.43 Cài thử nghiệm Bộ điều khiển nhiệt độ AHU TCI - C22. - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đơn vị thực tập công ty cổ phần công nghệ tự Động Đăng khoa
Hình 2.43 Cài thử nghiệm Bộ điều khiển nhiệt độ AHU TCI - C22 (Trang 45)
Hình 2.44 Phòng điều khiển của hệ thống BMS Thứ ba, hệ thống AHU. - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đơn vị thực tập công ty cổ phần công nghệ tự Động Đăng khoa
Hình 2.44 Phòng điều khiển của hệ thống BMS Thứ ba, hệ thống AHU (Trang 46)
Hình 2.45 Sơ đồ của AHU - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đơn vị thực tập công ty cổ phần công nghệ tự Động Đăng khoa
Hình 2.45 Sơ đồ của AHU (Trang 46)
Hình 2.46 Sơ đồ AHU trên bản vẽ. - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đơn vị thực tập công ty cổ phần công nghệ tự Động Đăng khoa
Hình 2.46 Sơ đồ AHU trên bản vẽ (Trang 47)
Hình 2.47 Các thành phần cấu tạo của hệ thống AHU. - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đơn vị thực tập công ty cổ phần công nghệ tự Động Đăng khoa
Hình 2.47 Các thành phần cấu tạo của hệ thống AHU (Trang 48)
Hình 2.48 Bảo trì thực tế tại công trình. - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đơn vị thực tập công ty cổ phần công nghệ tự Động Đăng khoa
Hình 2.48 Bảo trì thực tế tại công trình (Trang 49)
Hình 2.49 Kiểm tra các tủ đã bảo trì. - Báo cáo thực tập tốt nghiệp Đơn vị thực tập công ty cổ phần công nghệ tự Động Đăng khoa
Hình 2.49 Kiểm tra các tủ đã bảo trì (Trang 49)
w