Phân tích tài chính là tổng thé các phương pháp được sử dụng dé đánh giátình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đưa ra được quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE
TRAN LINH TRANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Hà Nội - 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẺ
TRAN LINH TRANG
CHUYEN NGANH: TAI CHINH — NGAN HANG
MA SO: 60 34 02 01
LUAN VAN THAC Si TAI CHINH NGAN HANG CHUONG TRINH DINH HUONG NGHIEN CUU
NGUOI HUONG DAN KHOA HOC: TS PHAM DUC CUONG
XAC NHAN CUA GIAO VIEN HD XAC NHAN CUA CHU TICH HD
TS PHAM ĐỨC CƯỜNG PGS.TS TRINH THI HOA MAI
Hà Nội - 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn được nghiên cứu và hoàn thành một cách độc lậpdưới sự hướng dẫn khoa học của TS Phạm Đức Cường Tắt cả các trích dẫn, số liệuđược trình bày trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng, trung thực
Học viên: Trần Linh Trang
Trang 4LỜI CÁM ƠN
Tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy cô Trường Đại học Kinh tế
- Đại học Quốc gia Hà Nội đã hết lòng chỉ bảo, giảng dạy trong suốt quá trình tácgia học tập và nghiên cứu tại trường.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS Phạm Đức Cường, Thầy
đã tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian tác giả thực hiện luận văn tốt nghiệp này
Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện,đóng góp ý kiến dé tác giả có thé hoàn thành tốt luận văn
Xin trân trọng cam on!
Học viên: Trần Linh Trang
Trang 5TOM TAT LUẬN VĂN
Tên luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty cổ phan vận tải thủy Vinacomin —
Quảng Ninh.
Tác giả: Trần Linh Trang
Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng
Bảo vệ năm 2015
Giáo viên hướng dẫn: TS Phạm Đức Cường
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhăm nâng cao năng lực tài chính và hiệuquả kinh doanh tại công ty.
Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn hệ thống hóa các cơ sở lý luận chung về phân tích tài chính Công
ty cô phan vận tải thủy VinacominPhân tích thực trạng tài chính Công ty cô phần vận tải thủy Vinacomin giai
đoạn từ năm 2011-2014.
Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả kinh doanh
Công ty cô phần vận tải thủy Vinacomin trong thời gian tới
Trang 6II 9J)28/001900A94I3510.000ĐĐĐ iDANH MỤC BẢNG 5: 2t nh ng HH re iiM.9)280)00/9909001100022257 iiS100 1
CHUONG 1: TONG QUAN NGHIÊN CUU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VE
PHAN TICH TÀI CHÍNH DOANH NGHIEP sssssssssssscssssesseessseseessneecessneeeeesees 51.1 Tổng quan nghiên cứu về phân tích tai chính 2 2 s2 ++s£+£z+zszcszez 51.2 Khái quát chung về phân tích tài chính - 2 2 22222 E££Ee£EeExerzrszrezes 6
1.2.1 Khái niệm phân tích tài CHÍNH - cv kg ng vết 61.2.2 Ý nghĩa phân tích tài CHINN cecceeccecscessesssesssesssesssessesssesssessssssesssesssssstsssessseessee 71.2.3 Nguồn dữ liệu cho phân tích tài chÍnh - c2 e+s+ke+eEeEeEkerrrrreres 91.3 Phương pháp phân tích tài chính - 5 + 2+ 2x v9 ng ng ng gưkp 13
NA, 70A an nẽanneố 13
1.3.2 Phương pháp chỉ tiẾt Chi tỈẾM - ¿52 £©5£+ESt‡EE‡EEEEEEEEE2EEEEEEEerkerkerksree 141.3.3 Phương pháp phân tich HØ(đH - ác Sky 14
1.3.4 Phương pháp phân tich đĨỌC «kh ng ng 14 1.3.5 Phương pháp sử dụng mô hình Du POHE scscccsssesserseexeereserres 15
1.4 Nội dung phân tích tài chính trong doanh nghiỆp - - 5 55s <+<<++2 15
1.4.1 Phân tích khả năng thanh OđH St EshEEsertrereserrserrrrererrre 15
1.4.2 Phân tích cấu trúc tài chính và rủi FO -sc©c©ce+c+cerxerxesrsrserkerxee 181.4.3 Phân tích hiệu qua kinh doanh và hiệu quả su dụng tdi sảm 23
CHƯƠNG 2: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG TRONG
Trang 7CHUONG 3: PHAN TÍCH THUC TRẠNG TAI CHÍNH TAI CÔNG TY COPHAN VAN TAI THUY VINACOMIN sscscsssssssessstecesssseeseessneeseesnneseesnnneeessees 34
3.1 Khái quát chung về Công ty cổ phan vận tải thủy Vinacomin - 34
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công t -ccecsscsscse: 343.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của CONG f cv k*hkHkhh it 353.1.3 Cơ cấu bộ máy CONG f - - 5:5 St+EEEEkEEEEEEEE1111211212111 111111 1x0 3ó3.2 Nội dung phân tích tài chính tại Công ty cô phần vận tải thủy Vinacomin 39
3.2.1 Khái quát tình hình tài chính tại Công ty cổ phan vận tdi thủy Vinacomin 393.2.2 Phân tích khả năng thanh toán tai Công ty cổ phân vận tải thủy Vinacomin 43
3.2.3 Phân tích cau trúc tài chính tại Công ty cổ phan vận tải thủy Vinacomin.463.2.4 Phân tích hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ
phân vận tải thủy ViINACOMIN, cv HH kh vn 56
3.3 Đánh giá tong quan về thực trạng tài chính tại Công ty Cổ phan vận tải thủy
Mu v0 0 ga 66
3.3.1 Những điểm mạnh về tình hình tài chính va hiệu quả kinh doanh của Công
ty Cổ phần Vận tải thủy Vinacomin coe cee ves cee cóc eee see xác sec see xác 11603.3.2 Những hạn chế về tình hình tài chỉnh và hiệu quả kinh doanh của công ty
Cổ phan Vận tải thủy VInACOHHH cà cà cà cà kê se se tee ke cv ee OT
CHUONG 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO TINH HÌNH TÀI CHÍNH CHO CÔNG TY
CO PHAN VẬN TAI THỦY VINACOMIN c Sài 72
4.1 Dinh hướng phát triển của Công ty trong những năm tới - - - 72
4.3 Kiến nghị giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại Công ty cổ phan vận tảithy — VinaCOMIn 0007077 4 72
4.3.1 Giải pháp nâng cao khả năng thanh fOIH cà S«cS«ssskeseesrske 73
4.3.2 Giải pháp về cầu trúc tài ChÍHÌh +-55c©cSct+EeEEeEEkEEEEkerkerrrrrserkee 74
4.3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh đdoq1nh s5 55s + k+ssexssx+ 75
4.3.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng ti SỈH eằS«ccScSsccsecrsses 77
4000/9001 78TÀI LIEU THAM KHẢO - - - 5:2 SE+E‡EEEEEEEEEEEEEEESEEEEEESEEEEEESEEEEEkSErrrrkrkee 70
Trang 8DANH MỤC TU VIET TAT
STT Ky hiéu viét tat Nguyên nghĩa
1 BCDKT Bang cân đối kế toán
2 BCTC Báo cáo tài chính
3 ROA Tỷ suất sinh lời của tài sản
4 ROE Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
5 ROS Ty suất sinh lời của doanh thu
Trang 9DANH MỤC CÁC BANG
Bang 1.1: Bảng phân tích cơ cấu tài sản 2 2-52 5sSE2EE2EESEEeEEEEErrkerkerrerex 19Bang 1.2: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn 2-2 2 2 2+E££kerxerxerxerszxee 20Bảng 3.1 Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011 đến năm 2014 - 38Bang 3.2 Bảng tai sản của Công ty từ năm 2011 — 2014 -.-+- <2 39 Bảng 3.3 Bảng so sánh tai sản Công ty qua các năm cccccsecseeseeserske 39Bảng 3.4 Bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh - 2-2 ¿+52 41
Bang 3.5 Cac chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dung các khoản chi phí - 42
Bảng 3.6 Bảng so sánh các hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty cô phần vậntải thủy Vinacomin (Công ty) và Công ty Cé phan vận tải biển Sài Gòn (VTBSG)43Bảng 3.7 Khả năng thanh toán nợ dai hạn - 5 55 5+5 svEeEseeesersesserske 45Bảng 3.8 Bảng cơ cấu tài sản 2¿-©522Sc 2+2 221 221221127112712112211 11.221 46Bảng 3.9 Bang phân tích cơ cau tài sản từ năm 2011 đến năm 2014 49Bảng 3.10 Bang cơ cấu nguồn vốn từ năm 2011 đến năm 2014 - 52Bảng 3.11 Bảng phân tích cơ cau nguồn vốn - 2- 2 2 2 £+E££ke£Ee£xererszxez 53Bảng 3.12 Các chỉ tiêu tài sản và nguồn vốn -2-©2¿c++2c++cx+erxe+rxrrrrees 56Bang 3.13 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh - 5: 5 5< 5s <+s<+s+2 57Bảng 3.14 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh công ty Cổ phan Vận tải biểnl6 57Bảng 3.15 Bảng so sánh các chỉ tiêu của vinacomin và công ty cp vận tải biển sài
Bang 3.16 Bang chi tiêu sử dung tai sản chung cua công ty Vinacomin so với công
ty cô phần vận tải biển Sài Gòn 2-52 ©E2E2E22E12E122121121122171211 211 1E 62
Bảng 3.17 Bảng phân tích hiệu quả sử dung tài sản ngắn hạn - 63
Bảng 3.18 Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tai sản dài hạn 5: 65
ii
Trang 10DANH MỤC ĐÒ THỊ
Đồ thị 3.1 Đồ thị tài san của Công ty cô phan vận tải thủy Vinacomin 40
Đồ thị 3.2 Đồ thị phan ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí - 42
Đồ thị 3.3 Đồ thị các hệ số thanh toán công ty cổ phần vận tải thủy Vinacomin 44
Đồ thị 3.4 Đồ thị các hệ số thanh toán nợ dài hạn - : -::+ccv+c+ccveczre 45
Đồ thị 3.5 Cơ cấu tài sản công ty cô phan vận tải thủy Vinacomin - 47
Đồ thị 3.6 Quy mô tổng TS, Tài sản ngắn hạn, tài sản dai hạn Công ty 41
Đồ thị 3.7.Quy mô các khoản mục ngắn hạn 2011 — 2014 -==<<<<<+ 50
Đồ thị 3.9 Đồ thị cơ cau tài san và nguồn vốn công ty cổ phan vận tải thủy
VANACOMAN 0 ă 54
Đồ thị 3.10 Đỗ thị so sánh tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu 59
Đồ thị 3.11 Đồ thị so sánh tỉ suất sinh lời trên tông tài sản -5 5 60
Đồ thị 3.12 Đồ thị so sánh tỉ suất sinh lời trên tong doanh thu - 61
ill
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Phan đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biên, làm giàu từ biển, bảodam vững chắc quyền chủ quyền quốc gia trên biên, đảo, góp phan quan trọng trong sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước là mục tiêu trọng tâm trong chính sáchphát triển kinh tế biển theo tinh thần Nghị Quyết hội nghị lần thứ tư của Ban chấp hànhTrung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, là đòi hỏi rấtlớn đang được đặt ra đối với Ngành vận tải biển trong giai đoạn hiện nay
Việt Nam với những lợi thé lớn dé phát triển hình thức vận tải biển như vị trí
địa lý có bờ biển dài và có nhiều cảng biển lớn nhỏ Vận tải biển nước ta ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong lưu thông hàng hóa giữa Việt Nam với các nước trên
thế giới và trong khu vực, góp phần quan trọng vào việc đưa nền kinh tế Việt Nam
hội nhập với nên kinh tế quốc tế Vận tải là huyết mạch của nền kinh tế, vận tải phát
triển sẽ thúc đây các ngành kinh tế khác phát triển theo Vận tải liên kết các nềnkinh tế, rút ngắn khoảng cách về không gian địa lý, nhằm giảm chỉ phí, giảm giáthành sản phẩm, thúc day thương mại phát triển, làm lợi cho cả người sản xuất vàtiêu dùng trong đó có vận tải biển Vi thế trong năm gần đây ngành vận tải biển củaViệt Nam không ngừng phát triển và vươn xa, đóng góp không nhỏ vào sự pháttriển của nền kinh tế đất nước
Trong tình hình mới hiện nay, do ảnh hưởng từ cuộc khủng khoảng tải chínhthế giới và những tác động của một sỐ yếu tố bất lợi khác nên hoạt động của ngànhVận tải biển trong thời gian gần đây gặp nhiều khó khăn, thách thức Việt Nam mởcửa thị trường, cạnh tranh trong ngành vận tải đặc biệt là trong vận tải biển ngàycàng gay gắt và khốc liệt Đó là sự cạnh tranh của công ty vận tải nước ngoài vớivốn mạnh và tàu đi biển được đầu tư hiện đại, kinh doanh vận tải lâu năm đãtừng bước chiếm lĩnh thị trường Vì thế, việc thường xuyên phân tích tình hình tài
chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp thấy rõ được thực trạng hoạt động tài chính, kết
quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp cũng như những rủi ro và triển
Trang 12vọng trong tương lai của doanh nghiệp dé họ có thé đưa ra những giải pháp hữuhiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý tàichính, nâng cao chất lượng hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Trong thời gian nghiên cứu tại Công ty cổ phan vận tải thủy Vinacomin tácgiả đã nhận thấy công ty có một số điểm yêu như cơ cấu nguồn vốn của công tychưa thực sự hợp lý dẫn đến khả năng thanh toán của công ty chưa cao, vấn đề hàngtồn kho chiếm tỷ trọng lớn, vốn bị ứ đọng nhiều làm giảm hiệu quả sử dụng vốn
Thực trạng kinh doanh vận tải của công ty còn nhiều tồn tại cần giải quyết, đó là thị
trường vận tải của công ty còn nhỏ hẹp, tình trang khan hiếm nguồn hàng, không it
phương tiện chỉ vận tải hàng một chiều hoặc chạy “rỗng”, nhiều tuyến phải đỗ nhiềungày do thiếu hàng chuyên chở, thậm chí doanh thu không đủ bù chỉ phí, lãi suấtngân hàng cao có thời điểm lãi suất vay lên tới hơn 20% /năm, đội tàu đi biển củacông ty có trọng tải nhỏ, nên chủ yếu đi trong nước và vùng lân cận ít đi xa dẫn tớikhai thác kinh doanh vận tải biển của công ty hiệu quả thấp Xuất phát từ thực tế đó,bằng những kiến thức về phân tích tài chính doanh nghiệp tích lũy được trong thờigian học tập, nghiên cứu tại trường, cùng thời gian tìm hiểu về Công ty cô phan vận
tải thủy Vinacomin, em đã chon dé tài: “Phân tích tài chính tai Công ty cỗ phan
vận tải thủy Vinacomin — Quảng Ninh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt
nghiệp của mình.
Câu hỏi nghiên cứu:
- Cơ sở lý thuyết nào có thé sử dụng để đánh giá tình hình tài chính và kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp?
- Thực trạng tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty cổ phầnvận tải thuỷ Vinacomin?
- Giải pháp nào cần đưa ra áp dụng để nâng cao năng lực tài chính và hiệuquả kinh doanh tại công ty Cô phan vận tải thuỷ Vinacomin?
2 Mục dich nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
2.1 Mục dich nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện Phân tích tài chính tại Công ty cỗphần vận tải thủy Vinacomin — Quảng Ninh
Trang 132.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa chỉ tiêu đánh giá tình trạng tài chính và hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp
- Ap dụng hệ thống chỉ tiêu tài chính đã xây dựng dé đánh giá tình trạng tàichính công ty cô phan vận tải thuỷ Vinacomin, nhằm tim ra nguyên nhân gây ra cáctồn tại về tài chính và kết quả kinh doanh
- Đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính vàhiệu quả kinh doanh tại công ty.
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứuHoạt động Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần vận tải thủy Vinacomin -Quảng Ninh.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: từ năm 2012-2014
- Không gian: tại Công ty cô phan vận tải thủy Vinacomin - Quang Ninh
- Nội dung: Hoạt động Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần vận tải thủy
Vinacomin - Quang Ninh
4 Những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa chỉ tiêu đánh giá tình trạng tài chính và hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp
- Áp dụng hệ thống chỉ tiêu tài chính đã xây dựng dé đánh giá tình trạng tàichính công ty cô phan vận tải thuỷ Vinacomin, nhằm tim ra nguyên nhân gây ra các
tồn tại về tài chính và kết quả kinh doanh
- Đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính vàhiệu quả kinh doanh tại công ty.
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài phan mở đầu và kết luận, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu dé thựchiện mục đích nghiên cứu trong 4 chương.
Trang 14Chương 1: Tổng quan nghiên cứu va cơ sở lý luận chung về phân tích tài
chính doanh nghiệp.
Chương 2: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Phân tích thực trạng tài chính tại Công ty cổ phan vận tải thủy
Vinacomin
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu va giải pháp tăng cường năng lựctài chính và hiệu quả kinh doanh cho Công ty cô phan vận tải thủy Vinacomin
Trang 15CHƯƠNG 1
TONG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VE PHAN
TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan nghiên cứu về phân tích tài chính
Trong nền kinh tế thị trường, phân tích tài chính đang là mối quan tâm của các
nha quản trị doanh nghiệp, các cổ đông, các nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp hay
các cơ quan nhà nước, các tô chức tín dụng Phân tích tài chính sẽ giúp đánh giá đượctình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tài chính cũng như hiệu quả đầu tư củadoanh nghiệp Chính vì những ý nghĩa đó mà phân tích tài chính là nội dung được lựachọn làm các công trình nghiên cứu, đề tài luận văn thạc sỹ của một sỐ học viên
Tác giả Phạm Xuân Linh (2012) với đề tài “Phân tích tài chính Công ty cổphần Đại Tây Dương” đã khái quát hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích
tài chính, tiến hành phân tích và đề xuất những giải pháp cụ thé giúp hoàn thiện
công tác phân tích tài chính tại công ty cô phần Dai Dương Tuy nhiên, luận vănmới chỉ dừng lại ở việc phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp, hướng tới hoànthiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá, phân tích doanh nghiệp mà chưa hướng tới phục vụcho các đối tượng liên quan khác
Về phân tích tài chính của các công ty vận tải, tác giả Bùi Duy Thành (2012)với dé tài “Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp của Công ty cổ phần thươngmại vận tải Hoàng Hà” đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận chung về phântích tình hình tải chính và tiến hành phân tích báo cáo tài chính nhằm lột tả tình hình
tài chính của doanh nghiệp Luận văn đã nêu ra được những ưu, nhược điểm và đưa
ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty Hoàng Hà.Song luận văn lại chưa đề cập đến kết quả kinh doanh dành cho các nhà đầu tư, màđây là vẫn đề được các cô đông hiện tại và tiềm năng của công ty rất quan tâm
Luận văn của tác giả Trần Thu Huyền (2012) với đề tài “Phân tích tài chính
và các giải pháp nhằm tăng cường năng lực tài chính tại công ty Xây lắp và kinhdoanh vật tư thiết bị” đã tổng hợp và trình bày được hệ thống các lý luận khoa học về
Trang 16phân tích tài chính doanh nghiệp, nêu ra được các điểm mạnh, điểm yếu về tình hình tàichính, hiệu quả kinh doanh của công ty Từ đó đề xuất giải pháp cải thiện và nâng caonăng lực tài chính Tuy nhiên luận văn vẫn mắc phải hạn chế là chưa gắn kết được tìnhhình tài chính của công ty với tình hình biến động chung của nền kinh tế.
Luận văn Thạc sỹ Tài chính Ngân hàng: “Phân tích tình hình tài chính củaCông ty Cô phần Rượu Bia Da Lạt” do học viên Trương Thanh Sơn thực hiện năm
2013 trình bày cơ sở lý luận cơ bản, phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả quản lý tài chính của Công ty, qua đó cóthê biết được điểm mạnh, điểm yếu và giải pháp khắc phục Tuy nhiên đối với luậnvăn này những giải pháp tác giả đưa ra ở chương 3 còn mang tính chất tổng quát lý
thuyết chưa cụ thé và bám sát thực tế công ty
Bài báo: Bàn về việc sử dụng thông tin tài chính trong phân tích báo cáo tai
chính doanh nghiệp (PGS.TS Hoàng Tùng, 2013, trang 17-25) Tác giả đã nêu ratầm quan trọng của việc sử dụng thông tin tài chính trong việc phân tích báo cáo tàichính doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, cách thức sử dụng những thông tin tảichính dé phân tích như thế nào cho đạt hiệu quả như mong đợi của nha quan tri? Bai
báo đã cung cấp rất nhiều kiến thức bổ ich đối với người làm công tác phân tích
báo cáo tài chính doanh nghiệp, tuy nhiên bài báo còn mang tính chất tổng quátchung chung, không thê áp dụng đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp
Như vậy, mặc dù có một số nghiên cứu liên quan đến đề tài phân tích tàichính nhưng cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào về công ty Vinacomin Kếthừa và phát huy những giá trị mà các công trình nghiên cứu trước đã làm được,
luận văn sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống hóa các lý luận chung về phân tích tài chính
doanh nghiệp, đồng thời khắc phục, bổ sung hoàn thiện trong việc phân tích tàichính mà các luận văn trước chưa đề cập đến
1.2 Khái quát chung về phân tích tài chính
1.2.1 Khái niệm phân tích tài chính
Phân tích tài chính là quá trình kiểm tra, đối chiếu số liệu, so sánh số liệu vềtài chính thực có của doanh nghiệp với quá khứ dé định hướng trong tương lai Qua
Trang 17phân tích có thể đánh giá đầy đủ diém mạnh, điểm yếu trong công tác quan lý doanh
nghiệp và tìm ra các biện pháp sát thực dé tăng cường các hoạt động kinh tế và còn
là căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích tài chính là tổng thé các phương pháp được sử dụng dé đánh giátình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đưa ra được quyết định
quản lý chuẩn xác và đánh giá được các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, từ đó giúp cho các đối tượng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác vềmặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó có các quyết định phù hợp với lợi ích củachính họ.
Như vậy phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình sử dụng các phương
pháp, công cụ thích hợp dé thu thập và xử lý thông tin kế toán và các thông tin khác
nhằm đánh giá tình hình tài chính, cũng như khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp,giúp cho người sử dụng thông tin đưa ra những quyết định tài chính, quyết định quản lýphù hợp với thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.2 Ý nghĩa phân tích tài chính
Phân tích tài chính là công cụ đắc lực cho hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp và là công cụ không thể thiếu phục vụ cho công tác quản lý Thông tin từviệc phân tích tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân chủ doanh nghiệp vàcác đối tượng có liên quan đến tài chính của doanh nghiệp
Việc phân tích không chỉ đơn thuần đánh giá tình hình tài chính của doanhnghiệp qua các chỉ tiêu, mà còn xác định được những nguyên nhân ảnh hưởng đến
kết quả kinh doanh của các tổ chức Từ đó, đưa ra các phương pháp tác động tích
cực đến các chỉ tiêu tài chính nham nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, phù hợp với sự
thay đổi của thị trường
Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin từ hệ thống chỉ tiêuphân tích tài chính theo những mục tiêu khác nhau Vì thế, nhu cầu về thông tin
phân tích báo cáo tài chính cũng rất đa dạng Thường xuyên phân tích tình hình tài
chính giúp cho các đối tượng quan tâm thấy rõ hơn bức tranh về thực trạng hoạt
Trang 18động tài chính, xác định đầy đủ và đúng đắn hơn những nguyên nhân, mức độ ảnhhưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, để có căn cứ đưa
ra các quyết định đúng đắn hơn
Các nhà dau tư của doanh nghiệp bao gồm nhiều đối tượng như cô đông mua
cô phiếu, công ty góp vốn liên doanh Mục đích chính của các nhà đầu tư là lợi
nhuận Họ luôn mong đợi và tìm kiếm cơ hội đầu tư vào doanh nghiệp có khả năngsinh lời cao Nhưng trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, các nhà đầu tư cũngphải tìm biện pháp dé bảo vệ an toàn cho đồng vốn dau tư của mình Ngoài việcquan tâm đến khả năng sinh lợi, thời gian hoàn vốn, mức độ thu hồi vốn thi các nhàđầu tư còn quan tam đến mức độ rủi ro, tính khả thi của các dự án đầu tư Dé tìm
kiếm cơ hội đầu tư các nhà đầu tư tương lai, các nhà phân tích, chủ doanh nghiệp
nhờ vào các thông tin từ việc phân tích tài chính doanh nghiệp.
Đối với các nhà cung cấp tín dụng: Trong các doanh nghiệp kinh doanh
thường sử dụng vốn vay thích hợp để góp phần tăng trưởng vốn chủ sở hữu Nhàcung cấp tín dụng cho doanh nghiệp thường tài trợ qua dạng là tín dụng ngắn hạn vàtín dụng dài hạn Với các khoản tín dụng ngắn hạn người tài trợ thường quan tâmđến điều kiện tài chính hiện hành, khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưuđộng, tốc độ quay vòng của các tài sản đó Với các khoản tín dụng dài hạn nhà phântích thường quan tâm đến tiềm lực trong dài hạn: dự đoán các dòng tiền, đánh giảkhả năng sinh lời trong dài hạn của doanh nghiệp, nguồn lực đảm bảo khả năngthanh toán (tiền lãi, nợ gốc) trong tương lai Dé đưa ra các quyết định cho vay phùhợp với từng đối tượng cụ thể và hạn chế rủi ro thì thông tin từ việc phân tích báo
cáo tài chính sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà cung cấp tín dụng
Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Phân tích tài chính doanh nghiệp là cơ sởcho những dự đoán tai chính, là công cu dé kiểm tra, kiểm soát hoạt động doanhnghiệp Nhà quản trị là những người trực tiếp quản lý doanh nghiệp, cần phải hiểu
rõ tình hình tài chính cũng như các hoạt động khác của doanh nghiệp Việc phântích tài chính làm nổi bật các dự toán tài chính giúp các nhà quản trị thấy rõ khả
năng tài chính, hiệu quả hoạt động trong từng giai đoạn từ đó đưa ra các quyết định
Trang 19đúng đắn, phù hợp với thực tế của doanh nghiệp Ngoài ra phân tích tài chính cũnggóp phần hoàn thiện cơ chế tài chính, thúc đây hoạt động kinh doanh.
Đối với các tổ chức khác như: Với cơ quan quản lý nhà nước, qua việc phântích tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ đánh giá được năng lực lãnh đạo của ban
giám đốc, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư bé sung vốn cho các doanh nghiệp nhà
nước nữa hay không Cán bộ công nhận viên là những người gắn liền với sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp, nắm rõ tình hình tài chính giúp họ hiểu được tính ồn
định và định hướng trong công việc ở hiện tại và tương lai.
Tóm lại, có rất nhiều đối tượng quan tâm đến thông tin từ phân tích tài chínhcủa doanh nghiệp, mỗi đối tượng lại sử dụng thông tin với mục đích khác nhau Do
đó, việc phân tích tài chính là rất cần thiết và mang lại nhiều ý nghĩa cho các đối
tượng cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
1.2.3 Nguôn dữ liệu cho phân tích tài chính
Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốnchủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, tình hìnhlưu chuyền tiền tệ và khả năng sinh lời trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp
Báo cáo tài chính được trình bày theo nguyên tắc và chuẩn mực kế toán quyđịnh dé dam bảo tính chính xác và hợp lý và đây là nguồn dữ liệu chính dé giúp choviệc phân tích tài chính doanh nghiệp, bao gồm:
1.2.3.1 Bảng cân đối kế toán
Bang cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn
bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một
thời điểm nhất định
Thông qua bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, nghiên cứu và đánh giá kháiquát tình hình tài chính của doanh nghiệp Trên cơ sở đó, có thé phân tích tình hình
sử dụng vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Các số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ gia tri tài sản hiện có
của doanh nghiệp theo cơ câu tài sản, nguôn vôn, cơ câu nguồn vôn hình thành các
Trang 20tài sản Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thê nhận xét, đánh giá khái quát tình
hình tài chính của doanh nghiệp.
Phân tích bảng cân đối kế toán là phân tích mối quan hệ giữa tài sản vànguồn vốn, phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp dé xác định cơ cấu tài sản
đã phù hợp với đặc điểm kinh doanh chưa Cơ cấu nguồn vốn đã phù hợp với khảnăng huy động tài chính của nhà quản trị chưa Thông qua kết quả phân tích sẽ đưa
ra quyết định đầu tư các tài sản phù hợp và các chính sách huy động vốn nhằm đảm
bảo cho hoạt động kinh doanh phát triển bền vững
Tuy nhiên, giá trị của Bảng cân đối kế toán được phản ánh theo giá trị sốsách kế toán chứ không phản ánh theo giá thị trường Trong khi đó có rất nhiều sựkhác biệt giữa giá trị số sách và giá trị thị trường như: giá tri tài sản cố định ròng,
giá trị vốn chủ sở hữu, giá trị hàng tồn kho
1.2.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánhtình hình và kết qua hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp Số liệu trên báocáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm
năng về von, lao động, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý của doanh nghiệp
Thông qua báo cáo này, người sử dụng thông tin có thể đánh giá được hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệp Đồng thời cũng biết được quy mô chi phí, doanhthu, thu nhập và kết quả từ các hoạt động kinh doanh cũng như số lợi nhuận thuầntrước và sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Khác với bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chobiết sự dịch chuyên của tiền trong quá trình sản xuất — kinh doanh của doanh nghiệp
và cho phép dự tính khả năng hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp Tuy
nhiên khi phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng giống như phân tíchbảng cân đối kế toán đó là phân tích sự biến động của các khoản mục trong báo cáonhư doanh thu, chi phí của từng hoạt động.
Tiến hành phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bằng cách so sánh
các chỉ tiêu tải chính trên báo cáo thông qua sô tuyệt đôi và sô tương đôi giữa kỳ
10
Trang 21này và kỳ trước hoặc nhiều kỳ với nhau Từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng tới
mức tăng, giảm lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp
1.2.3.3 Báo cáo lưu chuyển tiễn tệ
Báo cáo lưu chuyền tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình
thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp
Thông tin về lưu chuyền tiền tệ của doanh nghiệp cung cấp cho người sửdụng thông tin có cơ sở dé đánh giá khả năng tao ra các khoản tiền và việc sử dụngnhững khoản tiền đã tạo ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Nội dung báo cáo lưu chuyên tiền tệ gồm ba phần: lưu chuyên tiền tệ từ hoạtđộng kinh doanh, lưu chuyền tiền tệ từ hoạt động đầu tư và lưu chuyền tiền tệ từ
hoạt động tài chính.
Dé phân tích báo cáo lưu chuyền tiền tệ thường phân tích trên góc độ sau:
So sánh các chỉ tiêu trên báo cáo lưu chuyền tiền tệ theo chiều ngang thông qua
số tuyệt đối và số tương đối để thấy được quy mô và tốc độ tăng, giảm của các chỉ tiêu
ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và chất lượng dự toán tiền trong kỳ tới ra sao
So sánh băng số tuyệt đối và số tương đối giữa kỳ này với kỳ trước của từng
khoản mục, từng chỉ tiêu trên báo cáo lưu chuyền tiền tệ để thấy sự biến động về
khả năng tạo tiền của từng hoạt động, sự biến động của từng khoản thu chi Việcphân tích giúp xác định xu hướng tạo tiền của các hoạt động trong doanh nghiệp là
tiền đề cho việc lập dự toán tiền trong kỳ sau Ngoài ra cũng cần so sánh lưu chuyển
tiền thuần của haotj động kinh doanh chủ yếu với các hoạt động khác dé biết được
tiền tạo ra chủ yếu từ hoạt động nao, khi đó có thể biết được khả năng tạo tiền cũng
như sức mạnh tai chính của doanh nghiệp.
1.2.3.4 Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính nhằm mô tả, phân tích chỉ tiết các thông tin sốliệu đã được trình bày trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, báo cáo lưu chuyên tiền tệ Ngoài ra báo cáo này còn nhằm giải thích, bổsung thêm một số chỉ tiêu mà các báo cáo tài chính khác chưa phản ánh hoặc phản
ánh chưa rõ nét như nguyên nhân tăng, giảm của tai sản cô định; tình hình tăng,
giảm các nguồn von, các quỹ doanh nghiệp, những khoản nợ tiêm tàng
11
Trang 22Việc tìm hiểu thuyết minh báo cáo tài chính giúp người sử dụng hiểu sâu hơn
và toàn điện hơn về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.3.5 Các tài liệu khác
Ngoài các tài liệu trên, chúng ta có thé thu thập thêm các nguồn dit liệu khác
để sử dụng trong việc phân tích như thông tin về tình hình kinh tế, thông tin theongành, thông tin về đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay thông tin
trên các báo cáo kiêm toán, báo cáo thường niên
Thông tin liên quan đến tình hình kinh tế: hoạt động của doanh nghiệp chịu
ảnh hưởng của tình hình kinh tế trong nước và nền kinh tế trong khu vực Do vậy,khi phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp cần kết hợp với những thông tin này
dé đánh giá đầy đủ hơn tình hình tài chính va dự báo những nguy co, cơ hội đối với
hoạt động của doanh nghiệp Sự khủng hoảng hoặc tăng trưởng kinh tế có tác động
mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh Các thông tin về sự hội nhập nên kinh tế, sựxóa bỏ hoặc xuất hiện của luật thuế đều ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh
Thông tin theo ngành kinh tế: Ngoài những thông tin về môi trường kinh tế,
sự ảnh hưởng của nền kinh tế thì những thông tin lien quan ngành, liên quan đếnlĩnh vực kinh doanh cũng được chú trọng Cụ thể: mức độ và yêu cầu công nghệ củangành, mức độ cạnh tranh và quy mô thị trường, nhịp độ và xu hướng của ngành
Những thông tin này sẽ làm rõ nội dung của các chỉ tiêu tài chính trong từng ngành,
lĩnh vực kinh doanh, đánh giá rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông tin về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp: mỗi doanh nghiệp cónhững đặc điểm riêng trong tổ chức sản xuất kinh doanh và trong phương thức hoạtđộng nên dé đánh giá hợp lý tình hình tài chính nhà phân tích cần nghiên cứu kỹ đặcđiểm hoạt động của doanh nghiệp
Tuy nhiên cũng có những tài liệu không thể biểu hiện bằng số lượng và sốliệu cụ thể mà nó thể hiện thông qua sự miêu tả đời sông kinh tế của doanh nghiệpthì cần quan sát, nghiên cứu và phân tích đánh giá dé có thông tin đầy đủ
12
Trang 231.3 Phương pháp phân tích tài chính
1.3.1 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng rộng rãi và phô biến nhất trong bat kỳhoạt động phân tích nào của doanh nghiệp Trong phân tích tình hình hoạt động tàichính của doanh nghiệp, phương pháp này được sử dụng rất đa dạng và linh hoạt
Phương pháp này đánh giá chỉ tiêu phân tích trên cơ sở chỉ tiêu mẫu có tínhthống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính và đơn vị tính nhằmthấy được sự khác biệt của đối tượng phân tích Trong phân tích báo cáo tài chính,
số liệu gốc dùng để so sánh có thể là số liệu gốc của kỳ kinh doanh trước, kỳ kếhoạch hay số liệu tương ứng của doanh nghiệp khác, trung bình của ngành
Khi sử dụng phương pháp so sánh, chỉ tiêu nghiên cứu muốn so sánh được cầnphải đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế, thời gian, phương pháp tính toán và đơn
vị đo lường.Cần xác định được sốc so sánh: gốc so sánh được chọn có thể là gốc vềthời gian hay không gian, tùy thuộc vào mục đích mà chọn gốc so sánh cho phù hop
Kỳ phân tích được chọn là kỳ phân tích, kỳ kế hoạch hoặc kỳ kinh doanh trước
So sánh giữa số thực tế của kỳ phân tích và số thực tế của kỳ kinh doanh
trước nhằm xác định rõ xu hướng thay đổi về tình hình hoạt động tài chính của
doanh nghiệp, qua đó đánh giá được hoạt động tài chính của doanh nghiệp đang
trong giai đoạn nảo.
So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số kế hoạch, số dự toán, định mức
dé thay được mức độ hoàn thành của kế hoạch đã đặt ra
So sánh số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành , của
doanh nghiệp khác nhăm đánh giá tình hình của doanh nghiệp tốt hay xấu
Các dạng được sử dụng trong phương pháp phân tích so sánh là so sánh bằng
số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối, so sánh với số bình quân.So sánh bằng số
tuyệt đối phản ánh quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu nên khi so sánh bằng số tuyệt
đối nhà phân tích sẽ thấy rõ sự biến động về quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ
phân tích với kỳ gốc
So sánh bằng số tương đối là xác định số phần trăm (%) của chỉ tiêu phântích so với chỉ tiêu gôc Khác với sô tuyệt đôi, khi so sánh băng sô tương đôi nha
13
Trang 24quản lý sẽ năm được kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phô biến và xu
hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế Trong phân tích tài chính, một số loại số
tương đối thường được sử dụng như: số tương đối động thái phản ánh nhịp độ biếnđộng hay tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu, số tương đối kế hoạch phản ánh mức độ
và nhiệm vụ mà doanh nghiệp cần phải thực hiện trong kỳ trên một số chỉ tiêu nhất
định, số tương đối phản ánh mức độ thực hiện để đánh giá mức độ thực hiện trong
kỳ của doanh nghiệp đạt bao nhiêu phần trăm so với gốc
Khác với 2 dạng so sánh trên, so sánh với số bình quân cho thấy mức độ màđơn vị đạt được so với bình quân chung của tổng thể, của ngành, của khu vực Qua
đó, các nhà quan tri có thể xác định được vị trí hiện tại của doanh nghiệp mình
1.3.2 Phương pháp chỉ tiết chỉ tiêu
Khi phân tích theo phương pháp này, có thể chỉ tiết chỉ tiêu theo bộ phận cấuthành, theo thời gian và theo địa điểm Sau đó mới tiến hành xem xét, so sánh mức
độ đạt được của từng bộ phận giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc và mức độ ảnh hưởngcủa từng bộ phận đến tổng thể cũng như xem xét tiến độ thực hiện và kết quả đạtđược trong từng thời gian hay mức độ đóng góp của từng bộ phận vào kết quả
chung Từ đó tim cách cải tiến các giải pháp cũng như điều kiện vận dụng từng giải
pháp một cách cụ thé, hiệu quả
1.3.3 Phương pháp phân tích ngang
Điểm khởi đầu chung cho việc nghiên cứu các báo cáo tài chính là phân tíchtheo chiều ngang, băng cách tính số tiền chênh lệch của năm nay so với năm trước
Tỷ lệ phan trăm chênh lệch phải được tính toán dé thấy quy mô thay đôi
tương quan ra sao với quy mô của số tiền liên quan
1.3.4 Phương pháp phân tích dọc
Trong phân tích theo chiều đọc, con số tổng cộng của một báo cáo sẽ đượcđặt là 100% và từng phần của báo cáo sẽ được tính tỷ lệ phần trăm so với con số đó.Báo cáo bao gồm kết quả tính toán của các tỷ lệ phần trăm trên được gọi là báo cáo
quy mô chung.
14
Trang 25Phân tích theo chiều doc có ích trong việc so sánh tầm quan trọng của các
thành phần nào đó trong hoạt động kinh doanh và trong việc chỉ ra những thay đổi
quan trọng về kết cấu của một năm so với năm tiếp theo ở báo cáo quy mô chung
1.3.5 Phương pháp sử dụng mô hình DuPont
Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng dé phân tích khả năng sinh lời củamột doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống Mô hình Dupont
tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối kế toán Trong phân
tích tài chính, người ta vận dụng mô hình Dupont dé phân tích mối liên hệ giữa cácchỉ tiêu tài chính Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính,chúng ta có thé phát hiện ra những nhân tô đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theomột trình tự nhất định
Phân tích theo mô hình Dupontlà một công cụ rất tốt để cung cấp cho mọingười kiến thức căn bản giúp tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của công ty
Mô hình có thé được sử dụng dé thuyết phục cấp quan lý thực hiện một vài bước cai
tổ nhằm chuyên nghiệp hóa chức năng thu mua và bán hàng Đôi khi điều cần làmtrước tiên là nên nhìn vào thưc trạng của công ty Thay vì tìm cách thôn tính công
ty khác nhằm tăng thêm doanh thu và hưởng lợi thế nhờ quy mô, dé bù đắp khanăng sinh lợi yếu kém
Tuy nhiên, khi phân tích theo mô hình Dupont thường dựavào số liệu kếtoán cơ bản nhưng có thé không đáng tin cậy.Mức độ tin cậy của mô hình phụ thuộchoàn toàn vào giả thuyết và số liệu đầu vào
Phân tích tài chính bằng mô hình Dupont có ý nghĩa lớn đối với quản trịdoanh nghiệp, thé hiện ở chỗ có thé đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tácđộng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, từ đó tiến hành công tác cải tiến tổ chứcquản lý của doanh nghiệp.
1.4 Nội dung phân tích tài chính trong doanh nghiệp
1.4.1 Phân tích khả năng thanh toán
Tình hình tài chính của một doanh nghiệp được thé hiện rõ nét qua khả năngthanh toán Nếu doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao thì tình hình tai chính sẽ
15
Trang 26khả quan và ngược lại Xét về mặt thời gian thì doanh nghiệp có các khoản nợ sau:
nợ ngắn hạn, nợ trung và dài hạn Vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư,các tô chức tín dụng là số vốn họ bỏ ra có thu hồi lại được hay không và mức độ rủi
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết với tổng giá trị của tài sản ngắn hạn hiện có doanh
nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không Chỉ tiêu nàycàng cao chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng tốt vàngược lại Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ một bộ phận của tài sản ngắn hạn đượcđầu tư từ nguồn vốn ồn định, đây là nhân tố làm tăng tính tự chủ trong hoạt động taichính Chỉ tiêu thấp, kéo dai có thé dẫn đến doanh nghiệp phụ thuộc tài chính, anh
hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Chỉ tiêu thể hiện khả năng huy động về tiền mặt và các tài sản có thê đễ dàngchuyên thành tiền đáp ứng cho việc thanh toán nợ ngắn hạn So với hệ số khả năngthanh toán nợ ngắn hạn thì hệ số này không tính đến các khoản hàng tồn kho, vì đókhông phải là loại tài sản có khả năng thanh toán cao.
16
Trang 27Tài sản ngắn hạn — Hàng tồn kho
Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạnNhìn chung nếu chỉ tiêu này cao, chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh của doanhnghiệp tốt, tuy nhiên nếu chỉ tiêu này cao quá và kéo dài cũng không tốt vì nó phản ánhlượng tiền tồn quỹ nhiều làm giảm hiệu quả sử dụng vốn Chỉ tiêu này thấp, doanh nghiệp
gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, có dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện
Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Tiên và các khoản tương đương tiên
Hệ số khả năng thanh toán tức thời =
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán tại ngay thời điểm phân tích đối với cáckhoản nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này càng cao, và kéo dai trong ca gia đoạn phân tích thìchứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt, tuy nhiên chỉ tiêu này quá cáo sẽ có
thé dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn giảm do lượng tiền mặt quá nhiều Chỉ tiêu này thấp
quá, và kéo đài chứng tỏ doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắnhạn, dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện và có nguy cơ phá sản
4.1.1.2 Phân tích khả năng thanh toán nợ đài hạn
Nợ dài hạn là các khoản nọ mà đơn vị có nghĩa vụ thanh toán trong thời hạntrên một năm kể từ ngày phát sinh Nợ dài hạn của doanh nghiệp là một bộ phận
nguôn vốn ôn định dùng để đầu tư các tài sản dai hạn như tài sản cố định, bất động
sản, chứng khoán dài hạn Khi phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn ta sử
Trang 28Chỉ tiêu nay cho biết mối quan hệ giữa tông tài sản doanh nghiệp đang quan
lý, sử dụng với tổng nợ phải trả, nó phản ánh một đồng vay nợ có may đồng tài sản
dam bảo Khi giá trị của hệ số này nhỏ hơn 1 nghĩa là tổng tài sản < Tổng nợ, như
vậy toàn bộ số tài sản của công ty không đủ dé thanh toán các khoản nợ Điều nàychứng tỏ công ty mat khả năng thanh toán, gặp khó khăn trong tài chính và có nguy
cơ phá sản Khi giá trị của hệ số này lớn hơn 1 nghĩa là tông tài sản > Tổng nợ,công ty có khả năng thanh toán nợ Nhưng nếu cao quá thì cần phải xem xét lại vì
khi đó việc sử dụng đòn bay tài chính của công ty sẽ kém hiệu quả
Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn
Tài sản dài hạn
Hệ số thanh toán nợ dài hạn =
Nợ đài hạnChỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nợ dài hạn đối với toàn bộ giá trị
của tài sản có định và đầu tư dài hạn của doanh nghiệp Chỉ tiêu này càng cao chứng
to khả năng thanh toán dai hạn của doanh nghiệp càng tốt, sẽ góp phần ồn định tìnhhình tài chính.
1.4.2 Phân tích cấu trúc tài chính và rủi ro
Cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp được xem xét trên nhiều khía cạnhkhác nhau Theo nghĩa hẹp, cấu trúc tài chính phản ánh cơ cấu tài sản và cơ cấunguồn tài trợ tài sản (nguồn vốn) của doanh nghiệp Tuy nhiên cấu trúc tài chínhxem xét theo khía cạnh này chưa phản ánh được mối quan hệ giữa tình hình huyđộng với tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp Do đó cấu trúc tài chính thườngđược các nhà quản lý xem xét theo nghĩa rộng, tức là xem xét cả cơ cấu tài sản, cơcấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn Bởi vì cơ cấu tài sản phản
ánh tình hình sử dụng vốn, cơ cau nguồn vốn phản ánh tình hình huy động vốn, mối
quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn phản ánh chính sách sử dụng vốn của doanhnghiệp Phân tích cấu trúc tài chính giúp nhà quan lý nắm được tình hình phân bổ
18
Trang 29tài sản và nguồn vốn, biết được nguyên nhân cũng như dấu hiệu ảnh hưởng đến cân
bằng tài chính
1.4.2.1 Phân tích cơ cấu tài sản
Xem xét từng khoản mục tai sản của doanh nghiệp trong tổng số dé thay
được mức độ đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tùy
từng loại hình sản xuất kinh doanh để thấy được tỷ trọng của từng tài sản chiếm
trong tông số là cao hay thấp
Bảng 1.1: Bảng phân tích cơ cấu tài sản
Năm n Năm n+1 So sánh
Chỉ tiêu Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ
tiền trọng tiền trọng tiền | trọng(tr.d) | (%) (tr.d) | (%) (tr.d) | (%) I-Tai san ngăn han
2.Đầu tư TC đài hạn
3.Chi phí xây dung cơ
bản
4.Kí quỹ dài hạn
Tông tài sản
19
Trang 30Đông thời với việc phân tích cơ câu tài sản, cân xem xét tình hình biên động
của các khoản mục tải sản cụ thê Qua đó đánh giá sự hợp lý của sự biên động.
tài sản ngắn hạn
Tỷ suất đầu tư vào tài sản đài hạn càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọngcủa tài sản cố định trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vao kinhdoanh Phản anh tinh trạng trang thiết bị cơ sở vật chất kĩ thuật, năng lực sản xuấtcũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
1.4.2.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Đối với nguồn hình thành tài sản, can xem xét tỷ trong từng loại chiếm trongtong số cũng như xu hướng biến động của chúng Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm
tỷ trọng cao trong tông số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự đảm bao
về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp
Bang 1.2: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn
1.No ngan han
2.No dai han
20
Trang 31Tông nguôn vôn
Hệ sô nợ và hệ sô chủ sở hữu là hai tỷ sô quan trọng nhât phản ánh cơ câu
sở hữu trong tong nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp
Qua nghiên cứu hai chỉ tiêu này, ta có thé thay được mức độ độc lập hay phụthuộc vào vốn kinh doanh của doanh nghiệp Tỷ suất tự tài trợ càng lớn chứng tỏ doanh
nghiệp càng có nhiều vốn chủ sở hữu, có tính độc lập cao với các chủ nợ, do đó không
chịu sức ép hay ràng buộc với các khoản nợ vay Nhưng khi hệ số nợ cao doanh nghiệpcàng có lợi vì được sử dụng một nguồn tài sản lớn mà chỉ đầu tư vào một lượng tai sản
it và các nhà tài chính sử dụng nó dé gia tang loi nhuan Đề nhận xét được các kết cấu
đó có hợp lý hay không cần kết hợp kết quả tinh được với đặc điểm cụ thé của doanh
nghiệp như tinh chất ngành nghề kinh doanh, đặc điểm luân chuyền vốn
21
Trang 321.4.2.3 Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
Việc phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn cho người phân tích biết sự
tương quan về cơ cau vốn các tài sản của doanh nghiệp Đồng thời nó cũng thé hiệntương quan về chu kỳ luân chuyền tài sản và chu kỳ thanh toán nguồn vốn Vì vậyphần nào đánh giá khả năng và giá trị thanh khoản của doanh nghiệp
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, khi nguồn vốn chủ sở hữu không đápứng đủ nhu cầu kinh doanh thì doanh nghiệp được phép đi vay để bé sung vàonguồn vốn kinh doanh Tất cả các khoản vay ngắn hạn, dài hạn chưa đến hạn trảdùng vào mục đích kinh doanh đều được coi là nguồn vốn hợp pháp Do vậy nảysinh các trường hợp sau:
Nếu tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn: điều này hợp lý, doanh nghiệp
giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sử dụng đúng mục
đích nợ ngắn hạn Đảm bảo nguyên tắc tài trợ về sự hài hòa kỳ hạn giữa nguồn vốn
va tai sản ngắn hạn
Nếu tai sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn: doanh nghiệp không giữ vững
quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn Do đó, doanh nghiệp phải sử
dụng một nguồn vốn ngắn han dé trả nợ cho tài sản dai hạn
Nếu tài sản dài hạn lớn hơn nợ dài hạn:
+ Doanh nghiệp dùng vốn chủ sở hữu bù đắp phan thiếu hụt thì hợp lý vì nhưvậy là sử dụng đúng mục đích của nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu
+ Doanh nghiệp dùng nợ ngắn han dé bù đắp phần thiếu hụt thì điều nay làbat hop lý
Nếu tài sản dai hạn nhỏ hơn nợ dài hạn: doanh nghiệp sử dung một phan nợ
dài hạn để tài trợ tài sản ngắn hạn điều này vừa lãng phí lãi vay và nợ đài hạn vừaphản ánh doanh nghiệp đã sử dụng sai mục đích của nợ dải hạn dẫn đến lợi nhuậnkinh doanh giảm.
22
Trang 331.4.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng tài sản.
1.4.3.1 Danh giá khải quát hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử
dụng các nguồn vật lực, tai chính của doanh nghiệp dé đạt hiệu quả cao nhất Nâng
cao hiệu quả kinh doanh là một trong những biện pháp cực kỳ quan trọng của các
doanh nghiệp đề thúc đây nền kinh tế tăng trưởng một cách bền vững Do vậy, phân
tích hiệu quả kinh doanh là một nội dung cơ bản của phân tích tài chính nhằm góp
phan cho doanh nghiệp tôn tại và phát triển không ngừng Mặt khác, hiệu quả kinh
doanh còn là chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, góp phần
tăng thêm sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên thị trường.
Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh nhằm biết được hiệu quả kinh doanh
ở mức độ nào, xu hướng kinh doanh và nhân tố ảnh hưởng Thông qua việc đánh
giá nhằm đưa ra các giải pháp dé nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng kha năng sinh
lời Các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh:
Tỷ suất sinh lời của vốn
Trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp mong muốn
lay thu bù chi và có lãi, bang cách so sánh lợi nhuận với vốn đầu tư, ta sé thấy khả
năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp từ vôn
Tông lợi nhuận kê toán trước thuê và lãi vay
Tỷ suất sinh lời của vốn = #100
Tổng vốn bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng
vốn dau tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này thé hiện hiệu quả
thực chất của một đồng vốn sử dụng trong kinh doanh Chỉ tiêu này càng cao, chứng
tỏ hiệu quả sử dụng vốn tốt, đó là nhân tô hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư vào hoạt
động kinh doanh.
Tỷ suât sinh lời của vôn chủ sở hữu
23
Trang 34Khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạtđộng kinh doanh là mục tiêu của mọi nhà quản tri, chỉ tiêu này được tính như sau:
Lợi nhuận sau thuế
Ty suất sinh lời của vốn chủ sở hữu(ROE)= ———————————————— *100
Vốn chủ sở hữu bình quânChỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng
vốn chủ sở hữu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này càng
cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là tốt, góp phầnnâng cao khả năng đầu tư của doanh nghiệp
Tỷ suất sinh lời của tài sản
Trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp mong muốn
mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ Do vậy, nhà quản trị thường đánh giáhiệu quả sử dụng các tài sản đã đầu tư, được đánh giá qua công thức:
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất sinh lời của tài san (ROA) = ———————————————— *100
Tài sản bình quânChỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp bỏ ra100 đồng tàisản đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này càng cao,chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản tốt, đó là nhân tố giúp nhà quản trị đầu tư muathêm máy móc, thiết bị, mở rộng thị trường
Tỷ suất sinh lời của doanh thu
Khả năng tạo ra doanh thu của doanh nghiệp là những chiến lược dải hạn,
quyết định tạo ra lợi nhuận và nâng cao hiệu quả kinh doanh Song mục tiêu cuối
cùng của nhà quản trị không phải là doanh thu mà là lợi nhuận sau thuế Do đó, đểtăng lợi nhuận sau thuế cần phải duy trì tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ
24
Trang 35tăng của chỉ phí, khi đó mới có sự tăng trưởng bền vững Chỉ tiêu này được xácđịnh như sau:
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) = ———— *100
Tổng doanh thuChỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp thu được 100
đồng doanh thu thuần thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này
càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chỉ phí tốt, đó là nhân tố giúp nhà quản trị mởrộng thị trường, tăng doanh thu Nếu chỉ tiêu này thấp, nhà quản trị cần tăng cườngkiểm soát chi phí các bộ phận
1.4.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
Khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, cần phải nghiên cứu một cách toàndiện cả về thời gian, không gian, môi trường kinh doanh và đồng thời đặt nó trongmối quan hệ với sự biến động giá cả của các yếu tô sản xuất Việc phân tích phảiđược tiến hành trên cơ sở phân tích từng chỉ tiêu, sau đó tổng hợp lại để từ đó đưa
ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tải sản, nhằm khai thác hết công
suất các tài sản đã đầu tư Các chỉ tiêu thường sử dụng đề phân tích như sau:
a, Phan tich hiéu qua sir dung tai san chung
Hiệu suất sir dung tài sản (Vòng quay tài sản)
Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp mong muốn tài sản vận độngkhông ngừng, dé day mạnh tăng doanh thu là nhân tố góp phan tăng lợi nhuận chodoanh nghiệp Hiệu suất sử dụng tài sản được xác định theo công thức:
Tổng doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng tài sản =
Tài sản bình quânChỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích các tài sản quay được bao nhiêuvòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ các tài sản vận động nhanh, góp phần tăng doanhthu, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp Nếu chỉ tiêu này thấp, chứng tỏ các tài sản
25
Trang 36vận động chậm, có hàng tồn kho làm doanh thu của doanh nghiệp giảm Tuy nhiên, chỉ
tiêu này phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh cụ thé của doanh nghiệp
Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của các tài sản doanh nghiệpđang sử dụng cho hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này được xác định như sau :
Suất hao phí của tài sản Tài sản bình quân
So với lợi nhuận sau thuế =
Lợi nhuận sau thuế TNDNChỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích , doanh nghiệp thu được một đồnglợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp thì cần đầu tư bao nhiêu đồng tài sản, chỉtiêu càng thấp càng hiệu qua sử dụng các tài sản càng cao, càng hấp dẫn các cé
đông đầu tư
b, Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Quá trình vận động của tải sản ngắn hạn bắt đầu từ giai đoạn cung cấp, dùng
diền dé mua nguyên vật liệu dự trữ quá trình sản xuất, sau đó tiến hành tô chức sảnxuất tiêu thụ sản phẩm Muốn cho quá trình sản xuất liên tục, doanh nghiệp cần có
lượng vốn nhất định dé đầu tư vào từng giai đoạn của quá trình sản xuất Quản lý
chặt chẽ tài sản ngắn han sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất, ha giá thành sản phẩm
và nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp Để phân tích hiệu quả sử dụng tài sảnngắn hạn ta sẽ xem xét các chỉ tiêu sau:
Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn
Loi nhuận sau thué
Ty suất sinh lời của tài sản ngắn hạn= TT *100
Tài sản ngắn hạn bình quânChỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồngtài sản thì thu lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉ tiêunày càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp càng tốt
và ngược lại.
Sô vòng quay của tài sản ngắn hạn
26
Trang 37Tổng doanh thu thuần
Số vòng quay của tài sản ngắn hạn =
Tài sản ngắn hạn bình quânChỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích các tài sản ngăn hạn quay đượcb
ao nhiêu vòng hoặc có thé hiểu rằng 1 đồng giá trị tài sản ngắn hạn mang lại bao
nhiêu đồng doanh thu thuần, chỉ tiêu này thể hiện sự vận động của tải sản ngắn hạn
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tài sản ngắn hạn vận động nhanh, hiệu quả sử dụng
tài san tot.
Suất hao phi của tài sản ngắn han so với lợi nhuận sau thuế
Chỉ tiêu này phán ánh khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của các tải sàn mà
doanh nghiệp đang sử dụng cho hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này được xác định
như sau:
Tài sản ngắn hạn bình quânSuất hao phí của tài sản ngắn hạn
so với lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận sau thuế TNDN
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanhnghiệp thì cần bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn bình quân Chỉ tiêu này càng thấp
càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao Chỉ tiêu này
cũng là căn cứ để các doanh nghiệp xây dựng dự toán về nhu cầu tài sản ngắn hạnkhi muốn có mức lợi nhuận như mong muốn
c, phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn của doanh nghiệp gồm nhiều loại, có vai trò và vị trí khácnhau trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, chúng thường xuyên biến động
về quy mô, kết cấu và tình trạng kỹ thuật Do vậy, phân tích hiệu quả sử dụng tài
sản dan hạn với mục dich dé dau tư tài sản dai hạn hợp lý, góp phan nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
27
Trang 38Lợi nhuận sau thu ế
Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn= ———————————— +*100
Tài sản dài hạn bình quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng giá trị tài sản dài hạn bình quân sử dụngtrong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Chỉtiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp tốt,
đó là nhân tô hấp dẫn các nhà dau tư
Sô vòng quay của tài sản dài hạn
Doanh thu bán hàng
Số vòng quay tài sản dài hạn = #100
Tài sản dài hạn bình quânChỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, các tài sản dài hạn được tạo ra baonhiêu đồng doanh thu, chỉ tiêu này càng cao sẽ càng góp phần tăng lợi nhuận củadoanh nghiệp Mặt khác, chỉ tiêu này thể hiện sức sản xuất của tài sản dài hạn, chỉtiêu này cảng cao chứng tỏ tài sản hoạt động càng tốt và là nhân t6 góp phần nângcao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Suất hao phí của tài sản đài hạn so với doanh thu
Tài sản dài hạn bình quânSuất hao phí tài sản dai hạn so với DTT = ——————————————*100
DTT trong ky
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp muốn có 1 đồng doanh thu thuần trong kythì cần bao nhiêu đồng giá trị tài sản dài hạn, đó là căn cứ để đầu tư các tài sản dàihạn cho phù hợp Chỉ tiêu này còn là căn cứ để xác định nhu cầu vốn dài hạn củadoanh nghiệp khi muốn có được mức doanh thu như mong muốn
Suat hao phí của tai sản dài hạn so với lợi nhuận sau thuê
28
Trang 39Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của các tài sản mà
doanh nghiệp đang sử dụng cho hoạt động kinh doanh
Tài sản dài hạn bình quân
Suất hao phí của TSDH so với LNST = —————————————*I00
Lợi nhuận sau thuế TNDNChỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, dé có được 1 đồng lợi nhuận sau
thuế thu nhập doanh nghiệp thì cần bao nhiêu đồng tài sản dài hạn bình quân, chi
tiêu này càng thấp càng tốt, đó là căn cứ dé đầu tư tài sản dài hạn cho phù hợp Chỉtiêu này còn là căn cứ dé xác định nhu vau vốn dai hạn của doanh nghiệp khi muốn
có mức lợi nhuận như mong muôn.
Tóm lại, vận tải biển có vai trò quan trọng trong ngành ngoại thương, có tớigần 80% hàng hoá xuất khẩu và nhập khâu bằng đường biên Vì thé nâng cao hiệuquả kinh doanh vận tải biển góp phần nâng cao hiệu quả ngành kinh tế khác Vận tảibiển phát triển góp phần giúp ngành nghề khác tiếp cận với thị trường nguyên vật
liệu sản xuất với giá thành rẻ hon từ đó giảm chi phí đầu vào, làm hạ giá thành sản
phẩm nâng cao kha năng cạnh tranh của ngành nghề trong nước Tắt cả vai trò trêncủa vận tải biển đã làm tăng đời sống kinh tế xã hội của đất nước, vận tải biển đưalại cho kinh tế xã hội lợi ích rất lớn và lâu dai Van đề đặt ra cần nâng cao hiệu quả
kinh doanh ra sao Các nội dung trong phân tích báo cáo tài chính trình bay trong
luận văn này tập trung vào 3 nhóm chính Nhóm thứ 1 thuộc về khả năng thanh
toán Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng trả nợ trong ngắn hạn của công ty.
Nhóm thứ 2 thuộc cấu trúc tài chính, tức là cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, và cânbang tài chính giữa tài sản và nguồn vốn dé thấy được liệu công ty có đang duy tri
cơ cấu tài sản hợp lý và phát triển bền vững hay không? Nhóm cuối cùng là nhóm
thuộc hiệu quả kinh doanh Đây là nhóm quan trọng cho thấy hiệu quả của hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang trong tình trạng nào Kết thúcphân tích luận văn sẽ mang lại bức tranh tổng thé và rõ rang hơn về tình hình taichính của công ty.
29
Trang 40CHƯƠNG 2
DU LIEU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ÁP DUNG TRONG LUẬN VAN
2.1 Dữ liệu cho phân tích và quy trình thu thập dữ liệu
Dữ liệu dùng cho đề tài này bao gồm dit liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp Đối với
dữ liệu thứ cấp bao gồm hệ thống giáo trình, bai giảng, tai liệu học tập Các tai liệu nay
sư dung dé cung cấp cơ sở lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp như khái
niệm, nhiệm vụ, ý nghĩa, phương pháp phân tích các chỉ tiêu tài chính Các dir liệu này
được lấy từ thư viện của trường, của khoa và các nguồn khác
Dữ liệu thứ cấp còn bao gồm các báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáotình hình hoạt động đã được kiểm toán hằng năm từ năm 2011- 2014 của công ty Bên
cạnh đó luận văn còn tham khảo các số liệu của các công ty hoạt động kinh doanh trong
cùng ngành, lĩnh vực với công ty cô phan Vận tải thủy- Vinacomin dé tiến hành xây
dựng nên hệ thống giá trị chỉ tiêu trung bình ngành, làm cơ sở liên hệ, đối chiếu, so sánh
khi tiến hành phân tích tài chính công ty Điều tra và thu thập dữ liệu thông qua websitecủa công ty, ban cáo bạch của công ty dé tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển, mục
tiêu, tầm nhìn sứ mệnh, cơ cấu tô chức của công ty Vận tải thủy- Vinacomin
Bảng cân đối kế toán: Là bảng báo cáo tài chính mô tả tình hình tài chính củacông ty trong 4 năm gần đây 2011- 2014, Báo cáo tài chính được lập tại một thờiđiểm nhất định, và được thành lập gồm 2 phần: tài sản và vốn
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là một báo cáo tài chính tổng hợp,phản ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một niên độ kế
toán dưới hình thức tiền tệ của công ty Nội dung của báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh có thé thay đổi nhưng phải hội đủ 4 yếu tổ cơ bản: doanh thu, giá vốnhàng bán, chi phí bán hang và chi phí quản lý, lợi nhuận Số liệu trong báo cáo nàycung cấp thông tin tổng hợp nhất về phương thức kinh doanh trong thời kỳ và chỉ rarằng hoạt động kinh doanh đó mang lại lợi nhuận hay lỗ vốn
Báo cáo lưu chuyền tiền tệ là một loại báo cáo tài chính thé hiện dòng tiền ra
và dòng tiên vào trong một khoảng thời gian nhât định vào cuôi moi năm tại công
30