Luận văn Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Miza nghiên cứu làm rõ thực trạng tài chính của Công ty cổ phần Miza giai đoạn từ năm 2017-2019, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu về tài chính của công ty, qua đó đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính hiện nay của công ty.
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG DAI HQC KINH TE QUOC DAN
NGUYEN VAN LUAN
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
TAI CONG TYCO PHAN MIZA
Trang 2Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyên đổi theo hướng nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa sâu rộng và sẵn sàng hội nhập
với các nền kinh tế trong khu vực cũng như thế giới Bởi vậy, hệ thống các doanh
nghiệp cũng không ngừng thay đổi và phát triển theohướng đa dạng hóa các loại
hình kinh doanh, hình thức sở hữu Nền kinh tế thị trường tạo cho các doanh
nghiệp nhiều cơ hội phát triển, hợp tác đa dạng hơn.Tuy nhiên, đó cũng là những thách thức như cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước
Nếu mỗi doanh nghiệp không có sự thay đổi và chuẩn bị phù hợp để hội nhập với nền kinh tế toàn cầu hiện nay thì sẽ bị bỏ lại hoặc phá sản
Từ đó, đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với các nhà quản lý, lãnh đạo doanh
nghiệp là phải nâng cao năng lực hoạt động, năng lực tài chính vàtầm nhìn phát
triển dài hạn hơn Để nâng cao vị thế doanh nghiệp, trước hết nhà quản trị cần
những thông tin chính xác, kịp thời từ việc phân tích tỉnh hình tải chính trong doanh
nghiệp như tình hình huy động vốn, tình hình đầu tư và sử dụng vốn, tình hình kinh doanh, dòng tiền, hiệu suất sử dụng vốn và khả năng sinh lời Thường xuyên tiến
hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp nhà quản lý thấy rõ thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ, giúp họ đưa ra giải pháp và định hướng các
quyết định, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cải thiện tình hình tài chính của
doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh Chính vì vậy, phân tích tình hình tài
chính là một việc làm vô cùng cần thiết Giúp nhà quản lý thấy được khả năng tiềm
tàng và xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai
Trang 3tình hình tài chính trong thời gian qua vẫn mang nặng về hình thức, chưa đầy đủ,
toàn diện và chuyên sâu Vì vậy, chưa đáp ứng được yêu cầu của ban lãnh đạo trong,
việc quản lý sản xuất kinh doanh và không tránh khỏi những khó khăn, hạn chế
Hiện nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào liên quan tới phân tích tình hình
tài chính tại Công ty cổ phần Miza
Với mong muốn đóng góp một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty, giải quyết những khó khăn, hạn chế và đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin cho Ban lãnh đạo trong hoạt động quản lý Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và tầm quan trọng của phân tích tài chính tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu Phân tích tài chính tại Công ty cỗ phần Mĩza đẻ hoàn thành luận văn tốt nghiệp
thạc SĨ
2 Tổng quannghiên cứu
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là một công cụ hữu ích giúp cho các chủ thể sử dụng thông tin để đưa ra các quyết định phù hợp.Phân tích
tài chính doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần nói riêng đã được nhiều đối tượng quan tâm
Nguồn tải liệu về các đề tài phân tích tài chính khá da dang tai thu vic
tại các công ty chứng khốn, cơng ty đầu tư tài chính.Hiện nay có nhiều dé tai
luận văn thạc sĩ đã viết về phân tích tài chính tại các doanh nghiệp như:
(1) Luận văn Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Bibica — năm 2015 tác giả Nguyễn Thị Hà đã hệ thống hóa đượcnhững vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến phân tích báo cáo tài chính và đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục và hồn thiện cơng
tác phân tích báo cáo tài chính của công ty Luận văn tập trung vào phân tích các chỉ
tiêu phản ánh tài sản, nguồn vốn, khả năng sinh lời Tuy nhiên chưa có phân tích về
kết quả kinh doanh, đánh giá rủi ro và liên hệ với các doanh nghiệp cùng ngành
(2) Đề tài Phân tích tình hình tài chính của Công ty cô phần đường Biên Hòa —
Trang 42012-2014 và đưa ra các biên pháp cải thiện tình hình tài chính công ty
(3) Đề tài Phân tích tài chính Công ty cỗ phần Licogi 14 — năm 2015tác giả Nguyễn Hồng Linh đã tiến hành phân tích tài chính bao gồm: Phân tích khái quát
tình hình tài chính công ty đặc thù ngành xây dựng, phân tích đánh giá rủi ro phá sản, phân tích các chỉ số tài chính Luận văn cũng nêu một vài phương pháp nghiên
cứu như phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích tổng hợp và so sánh
song còn so sai, chưa nêu được tác giả sử dụng những phương pháp này như thế nao trong luận văn của mình
Vì vậy, việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Miza sẽ góp phần khắc phục những hạn chế về tài chính của công ty, giúp các nhà lãnh đạo của công ty, các nhà đầu tư có thể xem xét, đưa ra các quyết định nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty, giúp công ty có thể gia tăng lợi nhuận và chiếm lĩnh thị phần Ngoài ra, đề tài cũng góp phần làm phong phú thêm tải liệu liên quan đến nội
dung phân tích tài chính doanh nghiệp.Đồng thời có thêm nội dung mới trong phân
tích tài chính đối với ngành sản xuất tái chế, sản xuất giấy
Chính vì vậy, việc nghiện cứu đề tài Phân đích tài chính tại Công ty cỗ phẫn Miza là đòi hỏi cấp thiết, thể hiện tính mới, có phạm vi nghiên cứu đánh giá
thực trạng trong giai đoạn 2017-2019 tại một doanh nghiệp riêng biệt vì vậy đề tài không trùng lặp về phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu "Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn làm rõ thực trạng tài chính của Công ty cô phần Miza giai đoạn từ
năm 2017-2019, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu về tài chính của công ty, qua đó đề ột số biện pháp khả thi nhằm cải thiện tình hình tài chính hié
tại của công ty
Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về tình hình tài chính doanh
Trang 5phần Miza trong giai đoạn 2017-2019, chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn
chế, nguyên nhân của hạn chế về tình hình tài chính tại công ty
Thứ ba, trên cơ sở thực tế nghiên cứu, phân tích và đánh giá, tác giả đề xuất các giảipháp cụ thể nhằm cải thiện, nâng cao tình hình tài chính của Công ty cổ phần Miza
4 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu nhằm trả lời những câu hỏi được đặt ra sau đây:
~ Những nội dung được sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp? ~ Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Miza thời gian qua như
thể nào?
- Giải pháp để cải thiện tình hình tài chính của Công ty cổ phần Miza thời gian
tới?
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu các vấn đề lý luận về tài
chính doanh nghiệp, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nói chung và nghiên
cứuthực tiễntình hình tài chính tại Công ty cổ phần Miza
* Phạm vi nghiên cứu
~ Nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các nội dung vẻ tình hình tài chính
của Công ty cỗ phần Miza thông qua việc nghiên cứu, phân tích, đánh giátrên các
báo cáo tài chính của công ty gồm: + Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Trang 6về sau
6 Phương pháp nghiên cứu
~ Phương pháp thu thập số liệu: Đề tài nghiên cứu dựa trên các thông tư, hướng dẫn của Bộ Tài chính, nghị định của Chính phủ về BCTC doanh nghiệp, giáo trình, bài
giảng thầy cô bộ môn tài chính doanh nghiệp, kiến thức trên intemet và các tài liệu
liên quan đến phân tích tài chínhdoanh nghiệp
+ Cơ sở lý luận phân tích tài chínhdoanh nghiệp tổng hợp từ giáo trình, các bài giảng, luận văn, sách báo và nguồn thông tin trên website
+ Thông tin trực tiếp tổng hợp thực tế tại Phòng tài chính kế tốn của
cơng ty: Báo cáo tài chínhcác năm 2017, 2018, 2019; thông tin về lịch sử hình
thành và phát triển của công ty, định hướng phát triển
- Phương pháp xử lý số liệu: Để tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Dựa trên dữ liệu từ báo cáo tài chính của Công ty cỗ phần Miza Từ đó tiến hành tông hợp, phân tích, đánh giá hệ thống các chỉ tiêu tài chính nhằm
xác định thực trạng và nâng cao năng lực tài chính của Công ty cỗ phần Miza.Ngoài
ra, ¡ còn sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu khác
- Phân tích và xử lý dữ liệu: Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tải, tác giả sử dụng nhiều phương pháp phân tích khác nhau: như phương pháp so sánh, phương pháp liên hệ, phương pháp tổng hợp
7 Ý nghĩa khoa học của đề tài
~ Về mặt lý luận: Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích tài
chínhtrong doanh nghiệp Từ đó làm cơ sở cho việc áp dụng phân tích tai chinhtai
mỗi doanh nghiệp đặc biệt trong các công ty cỗ phần, công ty trong lĩnh vực tái chế
và sản xuất giấy
~ Về mặt thực tiễn: Qua dé tài nghiên cứu, sẽ giúp nhà quản trị doanh nghiệp,
Trang 78 Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn được
chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp
Chương 2:Phân tích thực trạng tình hình tài chính ta Công ty cỗ phần Miza
Trang 81.1 Co sély luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệmphân tích tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị phản ánh
sựvận động và chuyển hóa các nguồn tài chính trong quá trình phân phối để tạo lập
và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhằm đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp
Theo GS.TS Nguyễn Văn Công thì phân tích tài chính doanh nghiệp được định nghĩa như sau: Phân tích tài chính doanh nghiệp là việc sử dụng các BCTC để xem xét, đánh giá, phân tích tình hình và thực trạng tài chính, để ước tính các chỉ tiêu tài chính trong tương lai của doanh nghiệp Phân tích tài chính giúp cho những người sử dụng thông tin trả lời các câu hỏi liên quan đến tình hình tài chính hiện tại và tương lai của doanh nghiệp như: Các nguồn lực để thành công và phát triển;
nguồn lực để đầu tư vào các dự án mới; các nguồn tạo lợi nhuận; khả năng sinh lời;
khả năng tài chính; khả năng tạo tiền; khả năng cải thiện tinh hình tài chính; - Nguyễn Văn Công (2017, tr.18)
Phân tích tài chính và việc ứng dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích đối
với các báo cáo tài chính tông hợp và mối liên hệ giữa các đữ liệu để đưa ra các dự
báo các kết luận hữu ích trong phân tích hoạt động của doanh nghiệp Phân tích tài
chính còn là việc sử dụng báo cáo tài chính để phân tích năng lực và vị thế tài chính
của doanh nghiệp, và từ đó đánh giá và dự báo năng lực tài chính của doanh nghiệp trong tương lai~ Vũ Duy Hảo (2018, tr 93)
Phân tích tài chính doanh nghiệp là tổng thể các phương pháp được sử dụng
để đánh giá tình tình tải chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đưa ra được
quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá được doanh nghiệp, từ đó giúp những đối
tượng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp
qua đó có các quyết định phủ hợp với lợi ích của họ- Ngô Thé Chi (2008, tr5)
Trang 9dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích đề đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp Giúp cho các đối tượng quan tâm nắm được thực trạng sức khỏe tài chính và an ninh tài chính của doanh nghiệp đó Dự đoán được chính xác các chỉ tiêu tài chính trong tương lai cũng như rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể
gặp phải, qua đó đề ra các quyết định phù hợp với lợi ích của họ
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là việc làm thường xuyên, liên tục
không thể thiếu trong quản lý tài chính doanh nghiệp Nó có ý nghĩa thực tiễn và là chiến lược lâu dài giúp doanh nghiệp có sức khỏe tài chính tốt nhất
1.1.2 Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp có giá trị rất lớn đối với các nhà đầu tư, cung cấp số liệu phân tích và đưa ra lời khuyên đầu tư cho doanh nghiệp, các nhà đầu tư, chủ nợ, ngân hàng, nhà quản lý và người lao động cụ thể như sau:
a) Ý nghĩa đối với nhà quản lý
~ Tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và rủi ro tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp
~ Đảm bảo cho các quyết định của nhà quản lý phù hợp với tình hình thực tế
của doanh nghiệp, như quyết định về đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận
- Cung cấp thông tin cơ sở cho những dự đoán tài chính;
- Làm căn cứ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý trong doanh nghiệp
b) Ý nghĩađối với nhà đầu tư
- Nha dau tu là người giao vốn của mình cho doanh nghiệp quản lý sử dụng, được hưởng lợi nhưng cũng đồng thời chịu rủi ro đối với kết quảkinh doanh của
doanh nghiệp.Đó là những cổ đông, các cá nhân hoặc các đơn vị, doanh nghiệp
Trang 10và ước đoán giá trị cỗ phiếu dựa vào việc nghiên cứu các báo cáo tài chính, khả năng sinh lời, phân tích rủi ro trong kinh doanh
e) Ý nghĩađối với các tổ chức tín dụng
Các tô chức tín dụng là người cho doanh nghiệp vay vốn để đáp ứng nhu cầu
vốn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh Khi cho vay, tổ chức tín dụng phải biết
chắc chắn được khả năng hoàn trả tiền vay Thu nhập của họ là lãi suất tiền vay Vì
vậy, phân tích hoạt động tài chính đối với người cho vay là xác định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng Do đó họ chú ý đến tình hình và khả năng thanh toán của
đơn vị cũng như quan tâm đến lượng vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lời để đánh giá
doanh nghiệp có khả năng trả nợ được hay không khi quyết định cho vay 4) Ý nghĩa đối vớiCơ quan quản lý Nhà nước
Co quan Thuế sẽ thông qua thông tin trên báo cáo tài chính xác định các khoản nghĩa vụ mà đơn vị phải thực hiện đối với nhà nước Với loại hình tổng công
ty nhà nước thì thông qua phân tích tài chính giúp nhà quản lý biết tình hình tài chính các công ty con, các công ty thành viên thuộc phạm vi quản lý hiện tại ra sao 1.2 Cơ sở dữ liệu và quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.1 Cơ sở dữ liệu phân tích tài chính doanh nghiệp
Để tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp, người ta thường sử dụng nhiều
tài liệu, dữ liệu tập trung trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp gồm 4 mẫu biểu báo cáo theo quy định: Bảng cân đối kế toán (CĐKT); Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Bản thuyết minh báo cáo tài chính Đây là cơ
sở dữ liệu quan trọng nhất phục vụ cho công tác phân tích tài chính doanh nghiệp
* Bảng cân đối kế toán
- Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn vốn đề hình thành các tài sản của doanh nghiệp tại
êm nhất định
một thời
Trang 11doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn hình thành các tài sản đó Vì vậy, bảng cân đối kế tốn là tồn bộ nguồn lực tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định Căn cứ bảng cân đối kế toán ta có thê nhận xét, đánh giá
khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính liên quan, dự đoán tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như từ đó
đưa ra những quyết định đúng đắn và hiệu quả
- Kết cấu và nội dung bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần tài sản và nguồn vốn theo nguyên tắc cân đối là Tổng tài sản bằng Tổng nguồn vốn Hình thức trình bày của bảng cân đối như sau:
Bang 1.1: Hình thức bảng cân đối kế toán Tài sản Nguồn vốn Tai sản ngắn hạn Nợ phải trả
~ Tiền và khoản tương đương tiền - Nợ ngắn hạn - Đầu tư tài chính ngắn hạn + Vay ngắn hạn
- Các khoản phải thu ngắn hạn + Nguồn vốn chiếm dụng - Hàng tồn kho - Ng dai han
+ Vay dài hạn + Nợ dài hạn
Tài sản dài hạn Nguồn vỗn chủ sở hữu ~ Nợ phải thu dài hạn ~ Vốn góp của chủ sở hữu
- Tài sản có định - Các quỹ không chia trích lập từ lợi - Đầu tư XDCB dở dang nhuận
- Đầu tư tài chính dài hạn ~ Lợi nhuận chưa phân phối
Nguôn: Tác giả tự tông hợp + Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo đang tồn tại dưới các hình thái và trong tất cả các giai đoạn, các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh Phần tài sản gồm có:
Trang 12+ Phần nguồn vốn: Phản ánh các nguồn đã hình thành loại tài sản hiện có,
các loại vốn kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo Tỷ lệ và kết
cấu của từng nguồn vốn trong tổng vốn hiện có phản ánh tính chất hoạt động, thực
trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp
*Nợ phải trả phản ánh các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, phải trả người bán và trả cho công nhân viên
«Nguồn VCSH bao gồm vốn kinh doanh, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự
phòng tài chính và quỹ khen thưởng
* Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- Nếu bảng cân đối kế toánphản ánh tổng quát tình hình tài sản, nguồn vốn tại một thời điểm Thì báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động của một doanh nghiệp trong một thời kỳ
- Vì vậy, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một báo cáo tài
chính tổng hợp phản ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong
một kỳ kế toán Số liệu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cắp những
thông tin tổng hợp nhất về kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ và chỉ ra
rằng, các hoạt động đó đem lại lợi nhuận hay bị lỗ, đồng thời thông qua đó nó còn
phản ánh tình hình sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và kinh
nghiệm quản lý kinh doanh của doanh nghiệp Đây là một báo cáo tài chính được các chủ thể rất quan tâm, vì nó cung cấp các số liệu về kết quả hoạt động mà doanh
nghiệp đã thực hiện trong một kỳ Đối với nhà quản lý tài chính nó còn được sử
dụng như một bản hướng dẫn để dự định xem doanh nghiệp sẽ hoạt động ra sao
trong tương lai
- Kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình lãi, lỗ trong kỳ Các chỉ tiêu trên báo cáo được sắp xép đẻ phản ánh phương trình
Doanh thu - Chỉ phí =
* Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Báo cáo lưu chuyên tiền tệ là một báo cáo tài chính tông hợp phản ánh tình
Trang 13
hình thu — chỉ tiền tệ được phân loại theo ba hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt
động đầu tư và hoạt động tài chính trong một thời kỳ nhất định
~ Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ biết trong kỳ doanh nghiệp đã lấy tiền ở đâu và đã chỉ tiền sử dụng tiền vào việc gì Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền
tệ cho chúng ta thấy mối liên được mối quan hệ giữa lợi nhuận và dòng tiền thuần ~ Từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn giúp đánh giá khả năng trả nợ đúng hạn,
đánh giá khả năng tạo tiền từ nội sinh hay ngoại sinh Ngoài ra nó còn giúp các đối
tượng dự báo dòng tiền trong tương lai để định giá doanh nghiệp
* Thuyết mình báo cáo tài chính
Đây là một phần trong hệ thống BCTC của doanh nghiệp Báo cáo giải thích
những vấn đề trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh
nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo ở trên không thể trình bay rõ ring va chi tiết Thuyết minh báo cáo tài chính sẽ trình bày đặc điểm hoạt động của doanh
nghiệp, các chế độ kế toán được áp dụng, tình hình và lý do biến động của một số đối tượng tài sản và nguồn vốn quan trọng
“Tóm lại, để phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp, các nhà phân
tích cần phải đọc và hiểu được các báo cáo tài chính Qua đó, họ nhận biết được và
tâptrung vào các chỉ tiêu tài chính liên quan trực tiếp tới mục tiêu phân tích của
họ.Tắt nhiên, muốn được như vậy, các nhà phân tíchcần tìm hiểu thêm nội dung chỉ tiết các khoản mục của các báo cáo tài chính trong một số môn học liên quan
1.2.2 Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp Bước 2: Bước l: Bước 3: Bước 4: Bước 5: Xie dinh Xác định " ic đụ ^ ® Thuập pm Xử lý | Tônghợp
mục tiêu nội dung dữ liệu dữ liệu kết quả
phân tích cản phân phân tích phân tích phân tích
Sơ đồ 1.1: Qui trình phân tích tài chính đoanh nghiệp -
(Nguồn: Tác giéténg hop) Bước 1: Xác định mục tiêu phân tích
Trang 14và tác động tới mức độhài lòng của các đối tượng sử dụng Việc xác định mục tiêu
phân tích phụ thuộc vào mục đích ra quyết định của đối tượng sử dụng báo cáo tài chính Ví dụ, giám đóc tài chính định kỳ cần đánh giá hiệu quảquản lý, sử dụng vốn lưu động và đưa ra những thay đổi về mặt chiến lược (nếu cần thiết) thì mục
tiêuphân tích là đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
Lưu ý rằng, một đối tượng cũng có thẻ cần sử dụng báo cáo tài chính để ra các loại
quyết định khác nhau tại những thời điểm khác nhau Ngân hàng có lúc cần quyết định cho vay ngắn hạn những có lúc lại cần quyết định cho vay dai hạn và mỗi loại
quyết địnhcó các tiêu chí đánh giá khách hàng khác nhau, quyết định tới nội dung
phân tích khác nhau
Bước 2: Xác định nội dung cần phân tích
Sau khi xác định mục tiêu phân tích, nhà phân tích sẽ xác định các nội dung
cần phân tích để đạt được mục tiêu đó Nếu mục tiêu phân tích là đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động thì cằnphân tích tốc độ luân chuyển tải sản ngắn hạn nói chung, tốc độ luân chuyển từng hạng mục tài sản ngắn hạn quan trọng (như: hàng tồn kho, nợ phải thu khách hàng), vốn hoạt động thuần và độ dài chu kỳ hoạt
động của doanh nghiệp Việc xác định đúng nội dung cần phân tích (không thừa,
không thiếu) sẽ đảmbảo cung cấp những thông tin hữu ích nhất cho các đối tượng sử dụng để ra quyết định hợp lí
Bước 3: Thu thập dữ liệu phân tích
Căn cứ từ nội dung cần phân tích, nhà phân tích sẽ tiến hành thu thập dữ liệu
phân tích Các dữ liệu phân tích có thể ở bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp, có thé thu thập được một cách đễ dàng hoặc khó khăn Không ai có thể chắc chắn rằng
nha phân tích luôn thu thập được đầy đủ dữ liệu cần thiết phục vụ cho việc phân tích Việc không thể thu thập được đầy đủ dữ liệu cần thiết sẽ dẫn tới hạn chế của kết quả phân tích Bên cạnh đó, để đảm bảo cho tính hữu ích của dữ liệu thu thập được, nhà phân tích cần kiểm tratính tin cậy của dữ liệu.Nhà phân tích nên tiếp cận
các dữ liệu có nguồn hợp pháp (được các cấp có thắm quyền phê duyệt) để nâng cao
mức độ tin cậy của dữ liệu
Trang 15vào các hệ thông báo cáo tài chính của doanh nghiệp Đây là những báo cáo quan trọng nhất cung cấp thông tin về quá trình hoạt động của một doanh nghiệp và là một trong những cơ sở quan trọng giúp thực hiện quá trình phân tích tài chính
~ Thu thập thông tin từ bên ngoài doanh nghiệp: Là việc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như từ nền kinh tế, từ ngành kinh doanh tương ứng, lĩnh vực kinh
doanh nói riêng Từ đó kết hợp với kết quả phân tích báo cáo tài chính để bỏ sung
hoàn thiện cho quá trình dự báo và ra quyết định của các nhà đầu tư hay các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp Với thông tin thu thập bên ngoài doanh nghiệp cần chú ý
tới trạng thái nền kinh tế, cơ hội kinh doanh, chính sách thuế, lãi suất, chính sách ưu đãi với ngành nghề phân tích, đặc biệt là các thông tin về ngành kinh doanh (cơ cấu ngành, thị phần, thị trường )
Bước 4: Xử lý dữ liệu phân tích
Sau khi thu thập được dữ liệu, nhà phân tích sẽ sử dụng các phương pháp phân tích để sử dụng hợp lí dữ liệu thu thập được theo các nội dung phân tích đã
xác định Dữ liệu sau khi được xử lí sẽ là nguồn thông tin hữu ích để nhà phân tích nhận định tổng quát cũng như chỉ tiết thực trạng vấn đề phân tích, lý giải nguyên
nhân cho thựctrạng đó và đề xuất kiến nghị cho các đối tượng sử dụng
Bước 5: Tổng hợp kết quả phân tích
Tổng hợp các kết quả phân tích là bước cuối cùng, kết thúc quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp Trong bước này, nhà phân tích viết báo cáo về kết quả phân tích (được dẫn chứng bằng các sóliệu xử lý ở bước trước) gửi các đối tượng sử dụng.Các hạn chế của kết quả phân tích (như không đủ dữ liệu) cũng cần được công bố trong báo cáo
Kết quả của quá tình phân tích tài chính là cơ sở nền tảng cho việc định
hướng ra quyết định của các nhà đầu tư hoặc các nhà cho vay Do vậy, quá trình
phân tích tài chính là khâu quan trọng trong việc dự đoán tình hình tài chính của
công ty cũng như góp phần giúp cho việc ra quyết định khách quan và có cơ sở
khoa học hơn
1.3 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
Trang 16phân tích được sử dụng để tiếp cận, nghiên cứu các chỉ tiêu phản ánh trên dữ liệu tài
chính thu thập để nắm bắt được tình hình, xu hướng, các mối quan hệ bên trong và nên ngoài Các biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tông hợp và chi tiết nhằm
đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp Có rất nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp Nhưng với đề tài nghiên cứu, luận văn chỉ sử dụng các phương
pháp cơ bản, thường được vận dụng nhiều nhất trong phân tích tài chính như sau:
1.3.1 Phương pháp so sánhtheo chiều ngang, chiều dọc
Phương pháp so sánh là phương pháp cơ bản nhất và thường xuyên được sử dụngtrong phân tích tài chính Lý do của việc cần so sánh đó là từng con số đơn lẻ hầu như không có ý nghĩa trong việc kết luận về mức độ xấu, tốt trong tình hình tài chính doanh nghiệp Vì thế phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích, đánh
giá sự thay đôi của các khoản mục/chỉ tiêu thông qua việc sử dụng báo cáo tài chính
của nhiều năm liên tiếp
~ Phân tích sự thay đổi qua thời gian 2 đến 3 năm cả về số tuyệt đối và số tương đối của các chỉ tiêu trong báo cáo tải chính
~ Phân tích xu hướng dài hạn, trên cơ sở so sánh số liệu của các năm sau so
với năm gốc.Từ đó đưa ra nhận định về chiều hướng, tốc độ, xu hướng của các khoản mục, chỉ tiêu qua các năm so với năm gốc
- Để vận dụng phép so sánh trong phân tích tài chính cần quan tâm đến điều kiện so sánh, tiêu chuẩn so sánh và kỹ thuật so sánh
+ Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu phân tích phải đảm bảo tính chất so sánh được Đó là tính thống nhất về nội dung kinh tế, phương pháp tính toán, thời gian và đơn vị đo lường, phải có ít nhất 2 chỉ tiêu để so sánh được với nhau
+ Tiêu chuẩn so sánh: Là việc lấy chỉ tiêu gốc để làm căn cứ so sánh Việc xác định số gốc để so sánh tùy thuộc vào mục đích của người phân tích, nhà phân tích thường sử dụng gốc như sau:
* Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích thì gốc so
sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở
trước hoặc nhiều kỳ trước So sánh chỉ ti
giữa kỳ này với kỳ trước, năm này với năm trước hoặc với các kỳ trước đó
thời điểm trước, một kỳ
Trang 17+ Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra thì gốc so sánh
là trị số kế hoạch của chỉ tiêu phân tích Khi đó tiền hành so sánh giữa thực tế với kế
hoạch của chỉ tiêu
+ Khi xác định vị trí của doanh nghiệp thì gốc so sánh được xác định là giá trị trung bình của ngành hay chỉ tiêu phân tích của đối thủ cạnh tranh
Quá trình thực hiện có thê được thực hiện theo nhiều cách: Phương pháp so sánh theo chiều ngang; Phương pháp so sánh theo chiều dọc; So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu
+ Kỹ thuật so sánh:
* So sánh bằng số tuyệt đối: Là hiệu số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu phân tích Kết quả của so sánh là sự tăng giảm của các chỉ tiêu phân tích về quy mô
* So sánh bằng số tương đối: Là thương số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu phân tích Kết quả so sánh sẽ là mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phô biến của các chỉ tiêu phân tích
* So sánh bằng số bình quân: Là biểu hiện tính chất đặc trưng về mặt
lượng nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay tổng thể
chung có cùng một tinh chat
1.3.2 Phương pháp tỷ lệ
Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính vì nó dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài
chính Sự biến đổi các tỷ lệ là sự biến đổi các đại lượng tài chính Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận
xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của
doanh nghiệp với giá trị tỷ lệ tham chiếu
“Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp như:
Trang 18+ Tỷ lệ về cơ cấu vốn: Qua chỉ tiêu này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ
tài chính
+ Tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh: Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp
+ Tỷ lệ về khả năng sinh lời: Phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp nhất của doanh nghiệp
Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau, tùy theo giác độ phân tích, người phân tích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích của mình
1.3.3 Phương pháp loại trừ
Phương pháp loại trừ là phương pháp xác định xu hướng và mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh bằng cách loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác Đặc trưng của phương pháp loại trừ là luôn đặt các đối tượng
nghiên cứu vào các tình huống giả định khác nhau Từ đó xác định được bản chất, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích
Phương pháp loại trừ được thực hiện bằng hai phương pháp:
~ Phương pháp thay thế liên hoàn
Giả sửđối tượng nghiên cứu là Q, chịu ảnh hưởng của ba nhân tổ a,b,c và các nhân tố này có quan hệ tích số với chỉ tiêu cần phân tích Q: Q = a x b xe
Ta có
Chỉ tiêu nghiên cứu kỳ phân tích:Q, = ai bị c¡
Chỉ tiêu nghiên cứu kỳ gốc: Qụ= aạx bạx cụ
Trang 19chủ yếu đến đối tượng nghiên cứu.Qua đó, thấy được những lợi thế hay bắt lợi trong
hoạt động của doanh nghiệp, từ đó có những kiến nghị trong thời gian tới
~ Phương pháp số chênh lệch
Giả sử ta có chỉ tiêu phân tích Q chịu ảnh hưởng bởi 3 nhân tố, theo thứ tự a,
b, c Các nhân tố này có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích Q và đã được sắp xếp theo trình tự từ nhân tố số lượng đến chất lượng, quá trình thực hiện đề xác định nhân tố ảnh hưởng theo phương pháp số chênh lệch như sau:
AQ= Qi- Qu= AQ,+ AQ + AQ Trong đó: AQE (aiao )bục, AQ,= ai (bi-bo)eo AQ= ay bi (Ci-Co) 1.3.4 Phương phép Dupont
Phương pháp Dupont thường xuyên được sử dụng trong các phân tích tài
chính.Mô hình Dupont là kỹ thuật có thể được sử dụng đẻ phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo kết quả kinh doanh với bảng cân đối kế
toán Với phương pháp này, các nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân
dẫn tới kết quả trong hoạt động của doanh nghiệp
Bản chất của phương pháp là tách một tỷ số tông hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau Từ đó phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp
~ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE):
INST ILNST Doanh thu Tổng tài sản
ROE =————=————x————x— VCSH Doanh thu ~ Téng tai sản VCSH
Trang 20LNST LNST Doanh thu 1
ROE = ——~ = ——_ x — x — _ VCSH Doanh thu Tổng tai sản 1 - Hệ số nợ
Nói cách khác, ROE có thể viết lại như sau:
Tỷ suất lợi nhuận 'Vòng quay tôn; 1
ROE = x g quay tong
x
doanh thu tai sin 1 - Hệ số nợ
~ Tỷ suất lợi nhuận trên tài sin(ROA)
Lợi nhuận sau thuế
ROA =
'Tổng tài sản bình quân
Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần
ROA =—————r—* TT Doanh thu thuần ‘Téng tài sản bình quân ROA = ROS x Vong quay tng tai sản
- So sinh với những hãng khác cùng ngành kinh doanh - Phan tích những thay đổi thường xuyên theothời gian
- Cung cấp những kiến thức căn bản nhằm tác động đến kết quả kinh doanh của công ty
1.4 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 1.4.1 Phân tích cơ cấu tài sản - nguôn vốn
Trong doanh nghiệp cấu trúc tài chính, chính là sự phản ánh cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản và mối liên hệ giữa tài sản và nguồn vốn Một doanh nghiệp có cấu trúc tài chính tốt quyết định đến sự ôn định về tải chính và khả năng trả nợ của
doanh nghiệp
Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn chính là phân tích tình hình huy
động, kết quả sử dụng vốn Từ đó giúp doanh nghiệ
xác định được việc sử dụng
Trang 21
Phân tích tình hìnhtài sản — nguồn vốn sẽ bao gồm ba nội dung cụ thể sau: Phân tích cơ cấu nguồn vốn, phân tích cơ cấu tài sản và phân tích mối quan hệ giữa nguồn
vốn và tài sản
Khi phân tích cần chú ý tới tính chất và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, xem xét tác động của từng loại tài sản, nguồn vốn đến quá trình kinh doanh và
hiệu quả kinh doanh đạt được trong từng kỳ, chu kỳ kinh doanh, thị trường đầu vào,
đầu ra để tính toán hợp lý việc phân bồ nguồn vốn, tài sản
* Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Phân tích nguồn vốn là để xem xét, đánh giá tính hợp lý của cơ cấu nguồn
vốn tại thời điểm phân tích và xác định được xu hướng biến động của cơ cấu
nguồn vốn
- Khi phân tích tình hìnhnguồn vốn ta thực hiện các công việc sau
So sánh tổng nguồn vốn và các bộ phận cấu thành nguồn vốn giữa cuối năm
và đầu năm để đánh giá mức độ huy động vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh
doanh và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình trên
~ Công thức tính tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số
nguồn vốn:
Ty trọng từng loại NV chiếm Giá trị của từng loại nguồn vốn
= «100%
trong tơng NV Tổng giá trị nguồn vốn
* Phân tích cơ cấu tài sản
Phân tích cơ cấu tài sản là việc xem xét, đánh giá tính hợp lý của cơ cấu tài sản tại thời điểm phân tíchvà xác định xu hướng biến động của cơ cấu tài sản
Khi phân tích tình hìnhtài san ta thực hiện các công việc sau
So sánh tổng tài sản giữa cuối năm và đầu năm, đồng thời so sánh giá trị và tỷ trọng của các bộ phận cấu thành tài sản giữa cuối năm và đầu năm đề đánh giá sự biến động về quy mô doanh nghiệp và nguyên nhân làm ảnh hưởng đến
tình hình trên
Trang 22Ty trọng từng loại TS chiếm Giá trị của từng loại TS
= —————xI00% trong tông TS 'Tổng giá trị tài sản
1.4.2 Phân tích tình hình kết quảkinh doanh
Phân tích tình hình kết quả kinh doanh dựa trên các chỉ tiêu doanh thu, chỉ
phí và lợi nhuận để đánh giá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp Cung cấp thông tin cho chủ doanh nghiệp về kết quả, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong
một kỳ, xu hướng biến động,các nhân tố tác động đến kết quả kinh doanh theo từng
lĩnh vực để chủ doanh nghiệp đưa raquyét định quản lý phù hợp hơn
Phân tích tình hìnhkết quả kinh doanh thường thông qua các nhóm chỉ tiêu chỉ tiết như sau:
Phân tích, đánh giá chungcác chỉ tiêu trên báo cáo KQHDKD:
- Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Chỉ phí thuế TNDN hiện hành
- Loi nhuận trước thuế = Lợi nhuận kinh doanh + Lợi nhuận khác
- Lợi nhuận thun từ hoạt động kinh doanh= Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh — Chỉ phí hoạt động kinh doanh
- Lợi nhuận khác = Thu nhập khác - Chỉ phi khác
Tiến hành so sánh các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa các kỳ Từ kết quả phân tích xem xét khái quát sự biến động của các chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuậ
Sau đó đi sâu vào phân tích, giải thích nguyên nhân
làm thay đổi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp theo các lĩnh vực hoạt động,
các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh:Doanh thu,chỉ phí của từng
loại hoạt động,công tác quản lý chỉ phí thông qua độ lớn và sự biến động của các
tỷ suất chỉ phí
1.4.3 Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ
Dòng tiền của doanh nghiệp được thể hiện qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ,
qua đó phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ, được
Trang 23ra chủ yếu từ hoạt động nào, hoạt động nào thu được nhiều tiền nhất, hoạt động nào sử dụng ít nhất Bao gồm 3 nhân tố:
- Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Bao gồm dòng tiền thực thu và thực chỉ liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm và dịch vụ chính
của doanh nghiệp
- Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Bao gồm dòng tiền vào và ra liên quan đến việc mua bán tài sản cố định và các khoản vốn góp vào công ty con, các khoản đầu
tu tai chính
- Dòng tiền từ hoạt động tài chính: Bao gồm các khoản thu và chỉ liên quan
đến vốn góp của doanh nghiệp, vay nợ và thuê tài chính
Luu chuyén tin Lưuchuyển tiền Lưu chuyển Lưu chuyển tiền
tuần hongkỳ = thudn tirhoatdéng + thuằntừhoạt + thuần từ hoạt
ý kinh doanh động đầu tư động tài chính
Lưu chuyển tiền _ Déngtién thu vio Dòngdiền chira
thuần trong kỳ trong kỳ trong kỳ
Lưu chuyền tiềnthuần _ Tổngsốtiềnthuvào _ Tổng số tiền chỉracủa
của từng hoạt động của từng hoạt động từng hoạt động
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ xảy ra một trong ba khả năng: dương, âm và bằng 0.Như vậy lưu chuyển tiền thuần sẽ làm cho quy mô vốn bằng tiền sẽ tăng, giảm hoặc không đồi
* Lưu chuyễn tiền thuẫn trong kỳ dương
~ Nếu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương: Thể hiện số tiền thuđược từ HĐKD phải lớn hơn số tiền chỉ cho HĐKD Hoạt động kinh doanh là hoạt động tạo ra doanh thu và thu nhập chủ yếu của doanh nghiệp Nhờ dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương mà hoạt động của doanh nghiệp sẽ được tiến
hành liên tục, không bị gián đoạn, doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán, đáp ứng
các khoản chỉ tiêu, duy trì khả năng hoạt động, thực hiện đầu tư mới mà không cần
Trang 24- Nếu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư dương:thề hiện quy mô đầu tư của doanh nghiệp là thu hẹp vì đây là kết quả của số tiền thu được do bán TSCĐ và thu hồi vốn đầu tư tài chính nhiền hơn số tiền chỉ ra để mở rộng đầu tư mua sắm
TSCD va tăng đầu tư tải chính
- Nếu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính dương: thể hiện lượng vốn đó cho thấy tiền tạo ra từ HĐTC là do sự tai trợ từ
cung ứng từ bên ngoài ting Di
bên ngoài và như vậy DN có thể bị phụ thuộc vào người cung ứng tiền ở bên ngoài
* Lưu chuyễn tiền thuẫn trong kỳ âm
~ Nếu lưu chuyền tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm, thể hiện doanh
nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, địch vụ; trong
việc thu tiền bán hàng và cung cấp dịch vụ Tình trạng đó kéo dài sẽ tác động tiêu
cực đến tình hình tài chính và khả năng thanh khoản của doanh nghiệp
- Nếu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm: Thể hiện năng lực sản
xuất, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp đang có xu hướng phát triển
- Nếu lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính âm: Cho thấy số tiền huy động từ các nhà cung cấp vốn giảm, tình hình đó có thể do doanh nghiệp tăng được
tần tài trợ giảm trong ky
nguồn tài trợ bên trong hay nhu cầu
Phân tích lưu chuyển tiền tệ rất quan trọng vì nó quyết định đến dòng tiền
thực sử dụng để đảm bảo khả năng thanh toán của một doanh nghiệp chứ không đơn
thuẫn là dựa trên lợi nhuận kế toán 1.4.4 Phân tích các chỉ tiêu tài chính:
Để đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp ta cần sử dụng các hệ số tài chính đề thấy được các mặt mạnh và yếu của doanh nghiệp Các nhóm hệ số tài chính thông dụng được sử dụng bao gồm:
1.4.4.1.Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán là một chỉ số tài chính vô cùng quan trọng, đặc biệt với các nhà đầu tư và các chủ nợ của doanh nghiệp.Việc phân tích khả năng
thanh toán của doanh nghiệp sẽ cho biết doanh nghiệp có khả năng chuyển đổi
các loại tài sản thành tiền để thanh toán cho các khoản phải trả hay không Nhóm hệ số này bao gồm:
Trang 25Hệ số khả năng thanh Tổng tài sản
toán tổng quát Nợ phải trả
Chỉ tiêu này cho biết với tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp có đảm bảo
trang trải được các khoản nợ phải trả hay không
- Nếu trị số của chỉ tiêu này > 1 thì doanh nghiệp có thừa khả năng thanh
toán tổng quát
- Nếu trị số của chỉ tiêu này < | thi doanh nghiệp không bảo đảm được khả
năng trang trải các khoản nợ phải trả
- Nếu trị số của chỉ tiêu này = 1 thì doanh nghiệp vẫn đảm bảo khả năng thanh tốn tơng qt
Tuy nhiên việc đánh giá chỉ tiêu này chỉ mang tính tổng quát và phụ thuộc vào chỉ tiêu chungcủa từng ngành cho phủ hợp
* Hệ số thanh toán hiện hành
Hệ số thanh toán hiện hành hay còn gọi là hệ số thanh toán nợ ngắn hạn Nợ
ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ, doanh nghiệp phải dùng tai sin
phận thành tiền để thanh toán Trong tổng tài
sản của doanh nghiệp chỉ có tài sản ngắn hạn là có khả năng thanh khoản cao nhất
thực có của mình, chuyên đôi
Hệ số thanh toán Tài sản ngắn hạn
hiện hành Tổng nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán hiện hành cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản ngắn
hạn có thể chuyển đổi thành tiền để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.Từ đó đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp
+ Trị số của chỉ tiêu > 1: Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính được coi là bình thường, khả quan
+ Trị số của chỉ tiêu càng < 1: Doanh nghiệp không đảm bảo đáp ứng các
khoản nợ ngắn hạn
Tùy thuộc vào đặc điểm của ngành nghề kinh doanh mà giá trị của hệ số này lớn hay nhỏ.Nghề nào mà tài sản lưu động chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản thì hệ
Trang 26Nếu tỷ số này giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trước về những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra
Khi tỷ số này có giá trị cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh khoản
cao.Tuy nhiên, khi tỷ số này có giá tri quá cao, có nghĩa là có thể doanh nghiệp đã
đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn, và không hiệu quả Việc quản trị tài sản lưu động của doanh nghiệp không hiệu quả bởi có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, có nhiều hàng tồn kho hay có quá nhiều nợ phải đòi Do vậy, khi xem xét hệ số này cần phải so sánh với chỉ tiêu trung bình ngành và căn cứ vào tính chất ngành nghề kinh doanh Mặt khác, các hệ số này cũng cần được xem xét trong mối quan hệ với các
hệ số năng lực hoạtđộng tài sản như vòng quay hàng tồn kho và phải thu
* Hệ số thanh toán nhanh:
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh cũng tương tự như tỷ số khả năng thanh
toán hiện hành, nhưng là số đo thanh khoản chặt chẽ hơn vì nó loại trừ tồn kho ra tài
sản lưu động hiện hành
Hờihoháp — TừAnmfnhơ-Hmgimldn nhanh Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh thể hiện khả năng các loại tài sản ngắn hạn có tính
thanh khoản cao hơn có thể chuyển thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn
+ Trị số của chỉ tiêu > 1: Doanh nghiệp đảm bảo và thừa khả năng thanh toán nhanh
+ Trị số của chỉ tiêu cảng < I: Doanh nghiệp không đủ đảm bảo khả năng thanh toán nhanh
Tuy nhiên, để kết luận hệ số thanh toán nhanh là tốt hay xấu ở một doanh
nghiệp cụ thể còn cần xét đến bản chất kinh doanh và điều kiện kinh doanh của
doanh nghiệp đó.Ngoài ra, khi phân tích cũng cần xem xét đến phương thức thanh
toán mà khách hàng được hưởng: kỳ hạn thanh toán nhanh hay chậm cũng ảnh
hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp * Hệ số thanh toán tức thời
Trang 27hiệu nhất, nó cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ bằng tiền và chứng khoán
dễ bán của doanh nghiệp
Tiền và tương đương
Hệ số thanh toán tức thời -
Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh khoản cao thì rủi ro thanh khoản sẽ thấp, tuy nhiên lợi nhuận
có thể thấp vì tiền mặt nhiều, phải thu nhiều và hàng tồn kho nhiều
Khả năng thanh toán thấp thì rủi ro thanh khoản sẽ cao, tuy nhiên lợi nhuận
có thể cao vì tài sản lưu động được sử dụng hiệu quả, nguồn vốn đầu tư cho tài sản lưu động nhỏ, ROA và ROE có thể tăng 1.4.4.2.Đòn bẩy tài chính Các chỉ số đánh giá hiệu quả của đòn bẩy tài chính gồm: * Khả năng quản lý nợ Phân tích khả năng quản lý nợ để đánh giá phần vốn góp của các chủ sở hữu
doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp và có ý nghĩa
quan trọng trong phân tích tài chính Bởi lẽ, các chủ nợ nhìn vào số vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp để thể hiện mức độ tin tưởng vào sự đảm bảo an toàn cho các món nợ Nếu chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ trong tổng số
vốn thì rủi ro xảy ra trong sản xuất ~ kinh doanh chủ yếu do các chủ nợ gánh chịu
Mặt khác, bằng cách tăng vốn thông qua vay nợ, các chủ doanh nghiệp vẫn nắm Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thu được
quyền kiểm soát và điều hành doanh nghi
lợi nhuận từ tiền vay thì lợi nhuận dành cho các chủ doanh nghiệp sẽ tăng đáng kể
Trang 28VCSH 'Vồn chủ sở hữu
Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít.Điều này có thể hàm ý
doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao.Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn
bằng hình thức đi vay
ệ số nợ cao chứng tỏ doanh nghiệp mạnh dạn sử dụng nhiều vốn vay trong
cơ cấu vốn.Đây là một cơ sở có được lợi nhuận cao.Hệ số nợ cao là một minh
chứng về uy tín của doanh nghiệp đối với các chủ nợ.Tuy nhiên, nếu tỷ số này quá cao hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn
kinh doanh.Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn * Khả năng thanh toán lãi vay'
Lãi vay hàng năm là chỉ phí tài chính cố định và chúng ta muốn biếtdoanh
nghiệp sẵn sàng trả lãi đến mức nào Cụ thể hơn chúng ta muốn biết liệu số vốn đi
vay được sử dụng tốt đến mức độ nào, có thê đem lại khoản lợi nhuận bao nhiêu và bù đắp lãi vay hay không Tỷ số này dùng để đo mức độ mà lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn dé dam bao tra lãi vay hàng năm như thế nào Nếu doanh nghiệp quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến kiện tụng và dẫn đến phá sản
Tỷ lệ này cho biết khả năng thanh toán lãi vay bằng lợi nhuận trước thuế và
lãi vay của doanh nghiệp
- EBIT
Hệ số thanh toán lãi vay =
Chỉ phí trả lãi
EBIT: Lợi nhuận trước thuế và lãi vayđể đảm bảo trả lãi cho chủ nợ
Chỉ số này cho biết một đồng lãi vay đến hạn được thanh toán bởi bao nhiêu
đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Lãi vay là một trong các nghĩa vụ ngắn hạn rất quan trọng của doanh
nghiệp.Mắt khả năng thanh toán lãi vay có thể làm giảm uy tín đối với chủ nợ, tăng rủi ro và nguy cơ phá sản của doanh nghiệp
Trang 29Nhóm hệ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp Chúng
được cho biết các tài sản được báo cáo trên bảng cân đối tài sản có hợp lý không hay là quá cao hoặc quá thấp so với doanh thu Nếu doanh nghiệp đầu tư vào tài sản quá nhiều dẫn đến dư thừa tài sản và vốn hoạt động sẽ làm cho dòng tiền tự do và giá cỗ phiếu giảm Ngược lại, nếu doanh nghiệp đầu tưquá ít vào tài sản khiến cho không đủ tài sản để hoạt động sẽ làm tổn hại đến khả năng sinh lời, từ đó sẽ làm giảm dòng tiền tự do và giá cỗ phiếu Vì vậy, doanh nghiệp nên đầu tư vào tài sản ở mức độ hợp lý như thế nào? Chúng ta có thể biết được điều này thông qua việc phân
tích các hệ số sau:
* Vòng quay tài sản cố định
Tỷ số này nói lên một đồng tài sản có định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh
thu Qua đó đánh giá được hiệu quả sử dụng tài sản cố định ở doanh nghiệp
Doanh thu thuần
'Vòng quay TSCĐ
'TSCĐ bình quân
'Vòng quay TSCĐ cao chứng tỏ TSCĐ có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và phát huy hết công suất
'Vòng quay TSCĐ cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nếu doanh nghiệp
tiết kiệm được chỉ phí sản xuất
Vong quay TSCĐ cao là một điều kiện quan trọng đề sử dụng tốt TSLD
Vong quay TSCĐ thấp là do nhiều TSCĐ không hoạt động, chất lượng tài sản kém, hoặc không hoạt động hết công suất
* Vong quay tổng tài sản
Tỷ số này nhằm đo lường số luân chuyển của tắt cả các tài sản của doanh
nghiệp Đồng thời thể hiện một đồng vốn đầu tư đã đem lại bao nhiêu đồng doanh thu
Doanh thu thuần
Vong quay toàn bộ tải sản =
‘Tai sản bình quân
Trang 31* Vòng quay hàng tần kho
Giá vốn hàng bán
'Vòng quay hàng tồn kho ¬ — Hàng tồn kho bình quân
Tỷ trọng hàng tồn kho lớn luôn là mối lo ngại ít nhiều với nhà quản trịcũng
như các nhà đầu tư do tính chất tồn lâu, chôn vốn, và chỉ phí phát sinh thêm của nó
Do vậy qua việc đánh giá hàng tồn kho ta có thể biết được hiệu quả sản xuất kinh
doanh, hiệu quả của công tác bán hàng tại doanh nghiệp Số vòng quay hàng tồn kho càng lớn cho biết tốc độ lưu thông của hàng hoá càng lớn Do đó hiệu quả kinh
doanh và tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao * Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân (hay số ngày luân chuyển các khoản phải thu, số ngày tồn đọng các khoản phải thu, số ngày của doanh thu chưa thu) là một tỷ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Tỷ số này cho biết doanh nghiệp mắt bình quân là bao nhiêu ngày đề thu hồi các khoảnphải thu của mình
Phải thu khách hàng x 365 ngày
Kỳ thu tiền binh quan =_ ————— Doanh thu thuần
Dựa vào kỳ thu tiền bình quân, có thể nhận ra chính sách bán tráchậm của doanh nghiệp, chất lượng công tác theo dõi thu hồi nợ của doanh nghiệp Theo quy
tắc chung, kỳ thu tiền bình quân không được dài hơn (1 + 1⁄3) kỳ hạn thanh toán Còn nếu phương thức thanh toán của doanh nghiệp có ấn định kỳ hạn được hưởng chiết khấu thì kỳ thu tiền bình quân không được dài hơn (1 + 1⁄3) số ngày của kỳ hạn được hưởng chiết khấu
1.4.4.4.Kha nang sinh loi
Lợi nhuận là mục tiêu của các doanh nghiệp và đồng thời cũng là hệ quả của
các quyết định quản trị, thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, là căn cứ quan trọng đề các nhà hoạch định đưa ra các quyết định trong tương lai Các tỷ số khả năng sinh lợi đo lường lợi nhuận của doanhnghiệp so với doanh số bán, các đầu
Trang 32* Tÿ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS ~ Return on Sales) Lãi ròng
ROS 7
Doanh thu
Chỉ số này cho biết trong một trăm đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lãi ròng Hệ số này càng cao thể hiện doanh nghiệp quản lý chỉ phí tốt hơn
Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh có lãi; tỷ số
cảng lớn nghĩa là lãi cảng lớn.Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ * Sức sinh lợi căn bản (BEP— Basic earning power) EBIT EP = 5 'Tổng tài sản bình quân
Chỉ số này cho biết trong một trăm đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận hoạt động (lợi nhuận trước lãi vay và chịu thuế)
* Ty suất lợi nhugin trén tong tai sin (ROA — Return on Asset)
Lãi ròng (Lợi nhuận sau thuế)
ROA =
Tong ti inh quan
Chi sé nay cho biét trong mét trim déng vén dau tur vio doanh nghiép sé tao ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế
Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh có lãi; tỷ số
cảng lớn nghĩa là lãi cảng lớn.Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ
* Tÿ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE — Return on Equity)
Lãi ròng (Lợi nhuận sau thuế)
ROE ~ 'Vốn chủ sở hữu bình quân
Trang 331.4.4.5.Hệ số tăng trưởng
Đây là nhóm tỷ số phản ánh mức tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp Nhóm tỷ số này gồm 2 tỷ số là: * Tỷ số lợi nhuận giữ lại
Ty sé lợi nhuận giữ lại (hay hệ số tái đầu tư) là một tỷ số tài chính đánh giá
mức độ sử dụng lợi nhuận sau thuế cho tái đầu tư của doanh nghiệp Tỷ số này được tính bằng cách lấy lợi nhuận giữ lại chia cho lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận giữ lại
Tỷ số lợi nhuận giữ lại = Lợi nhuận sau thuế -
Tỷ số này cho biết cứ trong 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì doanh nghiệp giữ lại bao nhiêu đồng để tái đầu tư Tỷ số càng lớn tức là doanh nghiệp tái đầu
tư càng mạnh
* Tỷ số tăng trưởng nội tại
ROA x Tỷ số lợi nhuận giữ lại
IGR = -
1-ROA x Tỷ số lợi nhuận giữ lại
Tỷ số này cho biết tốc độ tăng trưởng lớn nhất mà doanh nghiệp đạt được khi không cần bắt kỳ nguồn tài trợ nào từ bên ngoài
* Tÿ số tăng trưởng bền vững (SGR)
ROE x Tỷ số lợi nhuận giữ lại
SGR =
1- ROE x Tỷ số lợi nhuận giữ lại
Tỷ số này cho biết tốc độ tăng trưởng lớn nhất doanh nghiệp có thê đạt được mà không cần tài trợ cho vốn chủ sở hữu từ bên ngồi với điều kiện khơng tăng đòn
bẩy tài chính (tỷ lệ giữa nợ và vn chủ sở hữu không thay đổi)
1.4.5 Phântích Dupont
Phương pháp này thường được sử dụng trong phân tích hiệu quả kinh doanh,
Trang 34tiêu một cách logic chặt chẽ.Trên cơ sở đó, đề ra được những biện pháp cụ thê nhằm cải tiến tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh ở các kỳ tiếp theo
Lợi nhuận sau thuế
ROE = —————_ x10 'Vốn chủ sở hữu bình quân
DTT Tổng TS bình quân LNST
ROE = —————————X ———————x———xl00
Tổng TS bình quân VCSHbinh quân DIT
ROE = TAT x AFL x ROS
ROE = Vòng quay của tổng tài sản x Đòn bẩy tài chính bình quân x Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới tình hìnhtài chính doanh nghiệp
Tình hình tài chính doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ rất nhiều nhân tố khác
nhau.Thông thường chúng ta phân loại các nhân tố ảnh hưởng đến tài chính doanh
nghiệp thành các yếu tố chủ quan và khách quan.Các yếu tố chủ quan là các yếu tố thuộc bản thân doanh nghiệp,doanh nghiệp có thể kiểm soát hoặc điều chỉnh được
ó,các yếu tố khách quan là các yếu tố mà doanh nghiệp không thể điều chỉnh và kiêm soát được 1.5.1 Nhântỗ chủ quan Các nhân tố chủ quan thuộc về nội tại doanh nghiệp ảnh hưởng đến an ninh
tài chính gồm các yếu tố về kỹ thuật sản xuất, chính sách huy động vốn và cấu trúc
tài chính, năng lực quản lý lãnh đạo của nhà quản trị tài chính doanh nghiệp
Thứ nhắt, kỹ thuật và công nghệ sản xuất của doanh nghiệp: Một doanh nghiệp có trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại sẽ có điều kiện để nâng cao năng lực sản xuất, cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, do đó tăng hiệu quả kinh
doanh, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, tình hình tài chính doanh nghiệp cũng được cải thiện Và ngược lại, nếu kỹ thuật công nghệ sản
Trang 35ngành thì lợi nhuận và thị phần của doanh nghiệp sẽ rất thấp, kéo theo vấn đề an
ninh tài chính của doanh nghiệp không được đảm bảo
Thứ hai, chính sách huy động vốn và cấu trúc tài chính của doanh nghiệ) Trong quá trình kinh doanh, việc huy động vốn, đảm bảo đủ vốn phục vụ nhu cầu
sản xuất kinh doanh, đồng thời huy động vốn hợp lý để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, cải thiện tình hình tài chính là một trong những chính sách quan trọng và là
nhiệm vụ luôn được các nhà quản trị quan tâm Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp gồm hai loại là vốn chủ sở hữu và các khoản nợ Việc tổ chức huy động vốn trong kỳ của doanh nghiệp như thế nào, có đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh hay không được phản ánh thông qua sự biến động của nguồn vốn và chính sự biến động khác nhau giữa các loại nguồn vốn cũng sẽ làm cơ cấu nguồn vốn thay đổi hay cấu trúc tài chính thay đổi Thông qua cấu trúc tài chính của doanh nghiệp có thé
đánh giá được chính sách tài chính của doanh nghiệp, mức độ mạo hiểm tài chính thông qua chính sách đó và khả năng tự chủ hay phụ thuộc vẻ tài chính của doanh
nghiệp; có hợp lý với đặc điểm, thực trạng kinh doanh, đảm bảo cho vấn đề an tồn tài chính hay khơng Nếu vốn vay của doanh nghiệp càng lớn thì chứng tỏ sự độc
lập về tài chính của doanh nghiệp càng thấp nhưng trong điều kiện doanh nghiệp tạo
ra lợi nhuận trên lãi
vay lớn hơn số lãi vay phải trả thì lại khuyếch đại được lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu, đảm bảo an toàn tài chính doanh nghiệp Tuy nhiên,
trong trường hợp lợi nhuận không đủ bù đắp lãi vay không chỉ làm vốn chủ sở hữu
giảm sút mà nếu doanh nghiệp bị thua lỗ sẽ làm chỉ phí lãi vay càng lớn, tình hình càng trở nên khó khăn, doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ gốc lãi vay
sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất khả năng thanh toán, đồng nghĩa với an ninh tài chính không được bảo đảm.Vì vậy, việc sử dụng chính sách huy động vốn cần có sự
cân nhắc, thận trọng để bảo đảm an toàn tài chính trong doanh nghiệp
Thứ ba, năng lực của các nhà quản trị doanh nghiệp: Trong đó, năng lực,
chất lượng quản lý của các nhà quản trị được biểu hiện cụ thẻ bằng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Vấn đề này được đánh giá thông qua các nội dung gồm
năng lực đề ra sách lược trong kinh doanh có sức cạnh tranh và khả năng đứng vững
Trang 36lý chỉ phí trong quá trình sản xuất; đưa ra được kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng; tạo một cơ cấu tô chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ trách
nhiệm, quyền hạn mỗi cán bộ công nhân viên, mỗi khâu, mỗi bộ phận trong doanh nghiệp Năng lực quản lý của nhà quản trị có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như việc đảm bảo an toàn về
mặt tài chính Nếu năng lực quản trị yếu kém sẽ dẫn tới bộ máy tô chức không hợp lý, các chính sách tài chính không phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, làm cho tình hình tài chính gặp khó khăn
Trình độ quản trị của doanh nghiệp: để tình hình tài chính của doanh nghiệp luôn được đảm bảo thì bộ máy quản lý của doanh nghiệp luôn phải thay đổi cho phù
hợp với sự biến động của doanh nghiệp cũng như sự thay đổi của mơi trường bên
ngồi, cần có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, tránh sự chồng chéo Trình độ đội
ngũ lãnh đạo là cao hay thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tính đúng đắn, sự kịp thời
của việc đưa ra các quyết định tài chính của doanh nghiệp,
Việc phát huy đầy đủ vai trò của quản lý tài chính ảnh hưởng rắt lớn tới khả
năng tiết kiệm các loại chỉ phí Việc tổ chức đảm bảo đây đủ kịp thời với chỉ phí sử dụng tiết kiệm sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội kinh
doanh có hiệu quả Điều này gắn liền với việc nắm bắt các thời cơ trong kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ phối tình hình tài chính doanh nghiệp
Thứ te, quy mô và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp:/Quy mô doanh
nghiệp lớn hay nhỏ liên quan đến mức độ trang thiết bị kỹ thuật sản xuất là hiện đại hay lạc hậu, nguồn vốn sử dụng chủ yếu là nguồn vốn thường xuyên hay tạm thời
Thứ năm, cơ cấu tô chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Việc lựa chọn cơ cấu kinh doanh đơn ngành hay đa ngành, bố trí sản xuất tập trung hay phân
tán có quan hệ trực tiếp tới quy mô và mức độ ổn định của dòng tiền và khả năng,
thanh toán của doanh nghiệp
1.5.2 Nhanté khách quan
Thứ nhắt, là trạng thái phát triển của nên kinh tế: Đây là một trong những
Trang 37phát triển ồn định, tăng trưởng bền vững sẽ tạo điều kiện thuận lợi đề phát triển hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và tình hình tải chính của doanh
nghiệp nói riêng Và ngược lại, nếu nền kinh tế quốc dân suy thoái, lạm phát tăng cao, đồng nội tệ mất giá mạnh sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động tài chính của
doanh nghiệp;từ đó, tình hình tài chính khó được bảo đảm Một doanh nghiệp hoạt đông kinh doanh sẽ tham gia vào nhiều loại thị trường khác nhau như thị trường
hàng hóa và dịch vụ, thị trường tài chính tiền tệ Trong thực tế, các thị trường này luôn có sự biến động cùng với sự biến động của nền kinh tế Đó là những biến động về giá cả, lãi suất, tỷ giá, sự thay đồi các nhà cung cấp, mức độ cạnh tranh Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tiếp đến là ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp Ví dụ như trong điều kiện lãi suất tăng, khả năng huy động vốn của doanh nghiệp giảm, doanh
nghiệp có thể thiếu vốn để thực hiện những dự án sản xuất kinh doanh, thậm chí quy mô kinh doanh có thể phải thu hẹp do khan hiểm vốn, do đó làm giảm doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp, khả năng tài chính của doanh nghiệp bị hạn chế,
kéo theo những bắt lợi trong vấn đề an toàn tài chính doanh nghiệp
Thứ hai là các chính sách, pháp luật của Nhà nước: Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng các chính sách tài chính như: chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ,
, chính sách thuế, chính sách ưu đãi Nếu các
chính sách tỷ giá, chính sách lãi s
chính sách này được triển khai một cách rõ ràng, cụ thẻ, ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung
và cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp nói riêng Và ngược lại, nếu các kém minh bạch sẽ gây ra nhiều rủi ro cho doanh nghiệp, theo đó, vấn đề đảm bảo ổn định hình hình tài
chính sách của Nhà nước thay đổi thường xuyên, chồng ché:
chính doanh nghiệp cũng trở nên rất khó khăn
Thứ ba là sự hội nhập vào kinh tế khu vực và quốc tế: Quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam có ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động sản xuất kinh
doanh, cũng như tình hình tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam đang từng
bước tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cụ thể: gia nhập ASEAN ngày
Trang 38Châu Á-Thái Bình Dương APEC tháng 11/1998,thành viên của tổ chức thương mại
thế giới WTO năm 2006, đồng thời tiếp tục kí kết những FTA khu vực và liên khu
vực mà Việt Nam đang tham gia đàm phán như: Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP), Cộng đồng Kinh tế chung Đông Nam Á (AEC), hiệp định đối tác
kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) Việc ngày càng hội nhập sâu vào khu vực kinh
tế quốc tế giúp doanh nghiệp giấy có thê tiếp cận những thị trường rộng lớn hơn với những ưu đãi thương mại (giảm thuế quan và phi thuế như nhiều mặt hàng thuế nhập khẩu về 0% năm 2018 trong AFTA, rào cản bảo hộ không còn, quy chế MEN, NT, GSP ) để tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và cung ứng được nguồn nguyên liệu
thiết bị với giá cạnh tranh; cơ hội tiếp thu công nghệ mới, phương thức quản lí tiên
tiến để nâng cao năng lực cạnh tranh; phát triển quan hệ với đối tác nước ngoài; tiếp cận tốt hơn với các nguồn tài chính, tín dụng đa dạng cả ở trong và ngoài nước để tăng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh
Thứ tư, tình hình biến động của thị trường và sức ép cạnh tranh: Hiệu quả
hoạt động cuả các doanh nghiệp liên quan mật thiết với thị trường hàng hóa dịch vụ, thị trường tài chính, đối thủ cạnh tranh,nhu cầu của người dân và chính phủ Mọi sự thay đổi về giá cả, lạm phát, tỷ giá hối đoái, nguồn nguyên liệu đều gây ảnh
hưởng lớn đến sự ổn định tài chính của các doanh nghiệp Thêm vào đó, sự cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành đang ngày càng trở nên gay gắt Sự gia
tăng của các đối thủ cạnh tranh sẽ làm tăng cung hàng hóa mà doanh nghiệp đưa ra
thị trường, doanh nghiệp giảm thị phần trên thị trường Doanh thu bán hàng của
doanh nghiệp thu về có thể bị giảm, hiệu quả kinh doanh giảm, quy mô vốn chủ sở
hữu từ lợi nhuận cũng giảm xuống do đó khả năng tài chính của doanh nghiệp bị
hạn chế Do vậy, tình hình tài chính của doanh nghiệp sản xuất giấy chịu ảnh hưởng
rit lớn từ những biến động của thị trường
Thứ năm, là các yếu tố vẻ chính trị, an ninh quốc phòng, văn hóa - xã hội: Sự ổn định về chính trị an ninh quốc phòng là cần thiết cho sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào trong nên kinh tế nói chung cũng như tình hình tài chính của các doanh nghiệp sản xuất giấy nói riêng Đây là yếu tố quan trọng cho sự ồn định của
Trang 39và quốc tế của các doanh nghiệp giấy Chẳng hạn như khi chính trị an ninh, quốc phòng bất ổn, đường lối chính sách sẽ bị thay đổi liên tục, các doanh nghiệp không theo kịp từ đó gặp nhiều khó khăn vướng mắc, dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm Không những thế, khi đó hoạt động của các doanh nghiệp cung img đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp cũng gặp khó khăn do sự bắt ổn của
chính trị gây ra
KếT LUậN CHƯƠNG 1
“Trong nội dung chương I, luận văn đã hệ thống hóa những cơ sở lý luận về
tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp cụ thể như sau: - Tae giả đưa ra khái niệm, ý nghĩa về phân tích tài chính doanh nghệp
- Tác giả đưa ra cơ sở dữ liệu dùng trong phân tích tài chính và quy trình thực hiện phân tích tài chính trong doanh nghiệp
- Đưa ra các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp: Phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ, phương pháp tỷ lệ và phương pháp Dupont
~ Đặc biệt tác giả đã nêu ra chỉ tiết các nội dung trong phân tích tài chính
doanh nghiệp: Phân tích cơ cấu tài sản — nguồn vốn; Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ; Phân tích các chỉ tiêu
Trang 40CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TAICHINHTAI CONG TY CO PHAN MIZA
2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần Miza
NƠI TẠO SỰ KHÁCBIỆT
WWW.MIZA.VN
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cỗ phần Miza
> Thông tin chung về Công ty
~ Tên công ty: CONG TY CO PHAN MIZA
- Tên tiếng Anh: MIZA COPPORATION
- Tên viết tắt: MIZA
- Người đại điện theo pháp luật: Nguyễn Tuấn Minh - Tổng Giám đốc
~ Trụ sở chính: Cụm Công nghiệp vừa và nhỏ Nguyên Khê, xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, Việt Nam