Công nghệ, ứng dụng các thiết bị điều khiển tự động hóa tại doanh nghiệp...18 2.3.. Giải pháp tự động hóa, PLC, HMI, thiết kế tủ điện Nghiên cứu, thiết kế và thực hiện các dự án về hệ th
TỔNG QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP
Giới thiệu chung về doanh nghiệp
Công ty TNHH sáng tạo và phát triển công nghệ mới NATECH.
Tên tiếng Anh: NATECH NEW TECHNOLOGIES DEVELOPMENT AND INNOVATION COMPANY LIMITED.
Văn phòng: 22 Tạ Quang Bửu, Phường Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Xưởng sản xuất: Tây Tựu, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Hệ thống tổ chức
Đội ngũ kỹ sư của công ty có kinh nghiệm triển khai các dự án: Hệ thốngSCADA, PLC, HMI, hệ thống truyền thông công nghiệp, tự động hóa các dây chuyền sản xuất, v.v
Hình 1.1 Sơ đồ hệ thống tổ chức
Lĩnh vực hoạt động
1.3.1 Giải pháp tự động hóa, PLC, HMI, thiết kế tủ điện
Nghiên cứu, thiết kế và thực hiện các dự án về hệ thống tự động hóa, hệ thống SCADA/DCS: Thiết kế và lắp đặt tủ điện PLC Một số dòng PLC và HMI sử dụng trong dự án: Mitsubishi (FX Series, Q Series); Siemens (S7-1200, S7-
300, S7-400); hay các dòng PLC khác như Omron, Delta, v.v…
Hình 1.2 Giải pháp tự động hóa, PLC, HMI, thiết kế tủ điện
- Lập trình các hệ thống điều khiển tự động sử dụng PLC:
+ Lập trình điều khiển robot công nghiệp
+ Điều khiển băng tải, và hệ thống cân băng tải
+ Xây dựng các hệ thống điều khiển tự động trong một số dây chuyền sản xuất: Sản xuất bia (Nhà máy Bia Sài Gòn - TP.Hưng Yên), sản xuất phụ giá cho túi nilon sinh học (nhà máy An Tiến – TP.Yên Bái), v.v…
- Lập trình các hệ thống SCADA/DCS: Giám sát, thu thập dữ liệu của các thiết bị máy móc, quy trình công nghệ, nhà xưởng, v.v…
- Thiết kế, thi công các loại tủ điện công nghiệp:
+ Tủ điện điều khiển PLC
+ Tủ bù công suất phản kháng Cos phi
1.3.2 Số hóa nhà máy IOT và phát triển hệ thống nhúng
Có nhóm R&D về các thiết bị, hệ thống nhúng có sử dụng một số dòng vi xử lý mới: ARM, PSOC, AVR, v.v… Cụ thể một số ứng dụng cụ thể:
- Nghiên cứu thiết kế và phát triển một số thiết bị và hệ thống thu thập dữ liệu (không dây và có dây), phục vụ quá trình số hóa nhà máy, gọi là các thiết bị hay hệ thống Data Logger.
- Thiết kế lập trình cho xe tự vận hành chuyển hàng (AGV).
- Xây dựng web server, quản lý và phân tích dữ liệu để nâng cao hiệu quả sản xuất, có các chức năng cụ thể như sau:
+ Theo dõi tập trung, trực quan toàn bộ quá trình sản xuất trong thời gian thực:
Tình trạng, thông tin, số liệu của quá trình sản xuất.
Trạng thái vận hành của từng thiết bị máy móc.
Tự động đếm các bán thành phần và sản phẩm đầu ra.
Phân loại và đếm tự động sản phẩm đầu ra.
Số lượng và loại sản phẩm còn lại trong kho.
Lập lịch, thống kê, lưu trữ, in ấn, v.v…
+ Các thông tin về hệ thống cần quản lý giám sát:
Số lượng, loại vật tư vật liệu cần thiết, gửi cho bên quản lý kho, v.v…
Tính ra được chi phí sản xuất (khấu hao máy, nhân công, nguyên nhiên liệu, lãi ngân hàng, v.v…) để tự đưa ra bảng báo giá, tính lợi nhuận, v.v…
Kế hoạch sản xuất chi tiết xuống các công đoạn chế tạo (có thể có 1 màn hình HMI hiển thị, trên đó có kế hoạch sản xuất, đo đếm số lượng online lên máy chủ, công nhân có thể giao tiếp, gửi trạng thái, báo cáo lên máy chủ, v.v…
Kho chứa thành phẩm thành tự động: có phần mềm quản lý truy xuất kho thông minh, xuất công lợi, tính lợi nhuận, báo tồn kho online, v.v…
Hình 1.3 Mô hình số hóa nhà máy sản xuất bình nóng lạnh
1.1.1.3 Ứng dụng công nghệ xử lý ảnh và AI Ứng dụng công nghệ xử lý hình ảnh (thị giác máy tính) và AI (trí tuệ nhân tạo) hỗ trợ và thay thế con người, giúp tăng năng suất và độ chính xác của công việc, như một số ứng dụng sau:
- Phát hiện lỗi bề mặt sản phẩm.
- Phát hiện lỗi trên bề mặt sản phẩm trong dây chuyền lắp ráp.
- Phát hiện các lỗi trên bo mạch điện tử.
- Kiểm soát quản lý số lượng và loại hàng hóa vào/ra Hệ thống nhận dạng, đếm số lượng bán thành phẩm nhập kho bằng camera.
- Công nghệ quét mã vạch tự động bằng camera, truyền online lên máy chủ, theo dõi trên web.
- Một số dòng camera đã sử dụng: VSTech; Cognex; Keyence.
Hình 1.4 Máy phân loại chi tiết cơ khí, sử dụng công nghệ xử lý ảnh
Hình 1.5 Phát hiện lỗi trên bề mặt sản phẩm trong dây chuyền lắp ráp linh kiện điện tử 1.3.3 Hệ thống AGV và robot công nghiệp
Có thể phát triển được các dòng sản phẩm về xe vận chuyển thông minh trong các nhà máy và hệ thống cánh tay robot để phục vụ phân loại, dịch chuyển các chi tiết của sản phẩm, phục vụ quá trình lắp ráp.
Hình 1.6 Máy kiểm tra cáp điện tự động
Chiến lược phát triển
Công ty luôn tâm niệm phải nỗ lực không ngừng để mang đến cho khách hàng giá trị ngày càng lớn hơn thông qua các sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt với giá thành hợp lý nhất Công ty nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ bằng cách trau dồi năng lực của đội ngũ kỹ thuật; giảm giá thành sản phẩm bằng cách tối ưu toàn diện các chi phí sản xuất, chi phí quản lý và chi phí bán hàng Đồng thời tổ chức hoạt động bán hàng hiệu quả giúp cho khách hàng mua hàng được nhanh chóng và thuận tiện.
Luôn luôn phục vụ khách hàng với những công nghệ mới, những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao nhất.
Công ty đang nỗ lực đầu tư để trở thành một trong các nhà cung cấp hàng đầu các sản phẩm và dịch vụ công nghệ cao.
Một số công trình công ty đã thực hiện
1.5.1 Thiết kế và lắp đặt hệ thống điều khiển cho máy trộn, dùng PLC S7 1200
Cho CÔNG TY CỔ PHẦN ÁN TIẾN INDUSTRIES, Khu công nghiệp phía nam, thành phố Yên Bái.
Các tính năng của hệ thống, nội dung công việc như sau:
Đối với tủ điện điều khiển máy trộn:
- Sử dụng bộ điều khiển PLC-S7-1200, để điều khiển máy trộn theo quy trình của bên A đưa ra, số lượng các đầu Input/Output được liệt kê chi tiết trong phụ lục hợp đồng.
- Điều khiển si lô chứa bột đá, hóa chất, đồng bộ với quy trình điều khiển với máy trộn.
Phần mềm điều khiển WINCC : Kết nối 6 trạm PLC-S7-1200, trên 1 giao diện theo yêu cầu của bên A, một số chức năng chính như sau:
- Điều khiển: o Tự động hóa toàn bộ máy trộn theo quy trình của bên A, o Có 2 chế độ vận hành: Tự động và tay (điều khiển trực tiếp từ tủ điện hay từ giao diện WINCC).
- Giám sát: o Dòng điện động cơ trộn, nhiệt độ liệu. o Hiển thị tất cả trạng thái hoạt động hiện tại của các thiết bị chấp hành: động cơ, van điện từ, các tiếp điểm hành trình, v.v…
Hình 1.7 Giao diện điều khiển và giám sát SCADA trên máy tính
Hình 1.8 Hình ảnh tủ điện
1.5.2 Lắp đặt hệ thống điều khiển và giám sát hệ thống sản xuất cho công ty TNHH OLAM Việt Nam
Nội dung công việc như sau:
Hình 1.9 Sơ đồ nguyên lý của hệ thống a) b)
Hình 1.10 Một số hình ảnh của dự án
1.5.3 Thiết kế và chế tạo máy may mác tự động chữ T cho Công ty TNHH may Tinh Lợi/ nhà máy 1: KCN Nam Sách, p Ái Quốc, T Hải Dương
- Kích thước bao (DxRxC): 1100 x 600 x 1100 (mm);
- Nguồn điện cung cấp: 210÷230V, 50Hz;
- Máy có màn hình LCD và nút nhấn, có thể đặt các thông số sau: o Số lượng mũi chỉ; o Độ rộng mũi chỉ;
- Trong hệ thống điều khiển có sử dụng PLC.
- Thời gian may: ≤ 5 giây/1sp.
- Có ray trượt để dịch chuyển máy khâu, thuận tiện cho sửa chữa, hiệu chỉnh máy khâu.
Hình 1.11 Một số hình ảnh của dự án
1.5.4 Lắp đặt các tủ khởi động mềm máy bơm nước, công suất 200KW tại trạm bơm Võ Giang, Hà Nam
Hình 1.12 Một số hình ảnh của dự án
Nội quy và quy định đảm bảo an toàn khi thực hiện công việc
1.6.1 Quy định tại nơi làm việc
+ Chỗ làm việc phải đảm bảo an toàn và vệ sinh cho người lao động
+ Các yếu tố độc hại tại chỗ làm việc không được vượt quá giá trị cho phép.
+ Việc bố trí và sắp xếp chỗ làm việc phải đảm bảo đi lại an toàn tới chỗ làm việc và sơ tán nhanh trong trường hợp xảy ra sự cố hoặc tai nạn.
+ Phải thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy ở những nơi dễ cháy nổ.
+ Hệ thống các đường dây dẫn điện phải được bố trí và lắp đặt theo đúng các quy định hiện hành về an toàn lao động điện.
1.6.2 Nội quy an toàn khi sử dụng máy móc thiết bị
+ Cấm làm các công việc về điện như thay dây chì, sửa đèn, tháo lắp các đầu dây, sửa chữa hoặc di chuyển các thiết bị điện, đường dây điện, ấn rơ le điện
+ Chỉ được phép sử dụng các thiết bị điện đã trang bị trên máy hay nơi làm việc Cấm dùng chân thao tác điện
+ Khi dừng máy chỉ được sử dụng nút bấm hay tay gạt và công tác bố trí trên máy mà không cần phải cắt điện áp tô mát chính
+ Khi sửa chữa điện đột xuất,người sử dụng máy phải có mặt ở máy trong suốt thời gian thợ điện sửa chữa nhưng không được thao tác bất kỳ thiết bị nào trên máy
+ Không được phép treo bất kỳ vật gì lên thiết bị điện, không cất giấu vật vào tủ điện
+ Không làm hư hỏng các thiết bị an toàn điện như: đứt dây tiếp địa, vỡ nắp hộp bảo vệ v.v…
+ Khi thấy biển báo không an toàn về điện treo ở đâu thì không được đến gần; không tự ý tháo dỡ biển báo an toàn điện.
1.6.3 Nội quy sử dụng và bảo quản máy, thiết bị
+ Người sử dụng phải có trách nhiệm chính trong việc giữ gìn máy móc, thiết bị
+ Người không phận sự không được sử dụng thiết bị
+ Người sử dụng máy phải được đào tạo ở các trường dạy nghề và có giấy chứng nhận, phải biết sử dụng thành thạo theo những điều trong nội quy sử dụng máy đồng thời phải biết rõ đặc điểm, tính năng và nhược điểm của máy
+ Người sử dụng máy hàng ngày phải đến trước 10 phút để nhận máy, mặc quần áo BHLĐ, sắp xếp dụng cụ đồ nghề và nơi làm việc
+ Người sử dụng máy không được tháo bỏ các che chắn máy, không mang hoặc để người khác mang đi những bao che, phụ tùng của máy mình, chú ý đầy đủ các thiết bị an toàn.
+ Khi có sự cố phải giữ nguyên hiện trường, không làm mất vết tích trước khi lập biên bản
+ Không tự tiện mở các nắp bao che của thiết bị, hay sửa chữa bất kỳ bộ phận nào của thiết bị.
Kết luận chương 1
Trong chương 1, đã hoàn thành những nội dung sau:
- Giới thiệu chung về công ty TNHH sáng tạo và phát triển công nghệ mới NATECH.
- Các lĩnh vực mà công ty hoạt động.
- Một số dự án của công ty đã hoàn thành.
- Nội quy và quy định đảm bảo an toàn khi làm việc.
QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI CÔNG TY
Phương pháp tổ chức làm việc tại doanh nghiệp
2.1.1 Quy trình lập kế hoạch tổ chức sản xuất và quản lý tại doanh nghiệp
+ Giảm thiểu tối đa hao phí, đặc biệt là ở thời gian làm việc của nhân viên, nguyên liệu và nguồn tài nguyên khác.
+ Giảm khả năng sản xuất dư thừa bằng việc duy trì hàng tồn kho ở mức thấp.
+ Giảm chi phí cho nhân công bằng cách áp dụng công nghệ kỹ thuật.
+ Đề cao nhu cầu về sản phẩm, thể hiện qua sự ảnh hưởng trực tiếp lên quy trình và quyết định sản xuất.
+ Giảm chu kỳ sản xuất đáng kể nhờ áp dụng hệ thống tự động, giúp giảm thời gian chết và hỗ trợ sản xuất theo lô nhỏ.
2.1.2 Quy trình huấn luyện, vận hành, bảo trì bảo các thiết bị điều khiển tự động
+ Kiểm tra khả năng chạy rà soát cũng như độ nóng máy tối ưu của máy móc.
+ Xác định khả năng bảo trì tối ưu của từng loại máy móc trong công xưởng.
+ Thu thập dữ liệu về thời gian vận hành (từ khi bắt đầu sử dụng đến khi hư hỏng) của các loại máy móc.
+ Thu thập dữ liệu về thời gian thay thế của một số linh kiện quan trọng.
+ Thu thập dữ liệu về thời gian bảo hành cũng như chi phí cho việc bảo hành.
+ Tìm hiểu các loại phụ tùng phụ tối ưu.
+ Thực hiện việc phân tích các dạng tác động khiến máy móc tới hạn, hay hư hỏng, để bộ phận kỹ thuật tập trung nghiên cứu thiết kế và đưa các giải pháp.
+ Phân tích các kiểu hư hỏng của máy móc để đưa ra phương án hạn chế hư hỏng ở mức thấp nhất.
+ Nghiên cứu các hậu quả không mong muốn khi hư hỏng máy móc diễn ra.
+ Nghiên cứu sự phân bố thời gian hư hỏng của từng loại máy móc như thế nào.
2.1.3 Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm trong doanh nghiệp nơi thực tập
+ Lắng nghe ý kiến cùng nhóm.
+ Kỹ năng tổ chức công việc.
+ Trợ giúp và tôn trọng lẫn nhau.
+ Có trách nhiệm với công việc được giao.
+ Khuyến khích và phát triển cá nhân.
+ Làm việc nhóm trên tinh thần gắn kết.
+ Vô tư, ngay thẳng trong làm việc theo nhóm.
Công nghệ, ứng dụng các thiết bị điều khiển tự động hóa tại doanh nghiệp
- Các thành phần của tự động hóa trong doanh nghiệp gồm:
+ Servo, Biến tần, Drive (Mitsubishi, Delta, Panasonic…)
+ PLC – màn hình HMI (Siemens, Delta)
+ Cảm biến áp suất, đầu đo nhiệt độ, hành trình, nồng độ.
+ Camera chụp tự động, các cơ cấu chấp hành như động cơ, van, xylanh thủy lực khí nén, thiết bị đóng cắt , các thiết bị chỉ báo như bảng LED, LCD…
- Những bộ điều khiển được tích hợp thêm các bộ vi xử lý và trí tuệ nhân tạo đang ngày càng tinh vi và có những đột phá công nghệ không ngừng.
Thông tin về vị trí thực tập
Nhân viên kỹ thuật thuộc Phòng kỹ thuật.
Các chuyên viên và nhân viên kỹ thuật là những người có nhiệm vụ thực hiện công tác xây dựng và duy trì các cấu trúc, hệ thống máy móc, thiết bị, các chương trình hoạt động của máy móc, thiết bị đang được sử dụng trong doanh nghiệp Trực tiếp nắm bắt và điều hành các công việc liên quan đến kỹ thuật, công nghệ của hệ thống máy móc, thiết bị Thường xuyên theo dõi, kiểm tra nhằm phát hiện các hư hỏng kỹ thuật, nhanh chóng sửa chữa để không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất Tiến hành bảo dưỡng theo định kỳ để hệ thống máy móc làm việc hiệu quả nhất.
Thực hiện tốt các công việc do cấp trên giao, đề xuất biện pháp để thực hiện công việc hiệu quả nhất Làm việc với các đơn vị, bộ phận được cấp trên ủy quyền Trực tiếp hướng dẫn công việc, theo dõi và nắm bắt kịp thời tình hình thực hiện công việc của các đơn vị được phân công Khi gặp các vấn đề phức tạp cần báo cáo sớm cho cấp trên để có biện pháp xử lý kịp thời.
+ Đọc các bản vẽ các bản thiết kế của các dự án đã nghiệm thu
+ Đưa ra các giải pháp cụ thể cho các dự án
+ Xây dựng phương án thực hiện và giả thiết về rủi ro
+ Tham gia vào các dự án cơ sở nhận nhiệm vụ từ các chuyên viên có kinh nghiệm
Tiến độ, kế hoạch thực tập
+ Tuần 1: Tham quan doanh nghiệp, tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của bộ phận được phân công (bộ phận kỹ thuật).
Nhóm được tham quan công ty, được phân công và hướng dẫn các công việc cơ bản cũng như được tìm hiểu về nội quy của công ty, các phương pháp an toàn lao động trong quá trình thực tập
+ Tuần 2: Tham quan bộ phận kỹ thuật, tra cứu các tài liệu kỹ thuật, tìm hiểu về các quy định về an toàn điện, thực hiện kiểm tra kiến thức cơ bản đã học trên trường.
+ Tuần 3: Được hướng dẫn tham khảo về các thiết bị, trang bị điện, đi sâu tìm hiểu các bộ điều khiển tự động của bộ phận kỹ thuật.
Trong tuần này: em được giao cho Thiết kế hệ thống giám sát và điều khiển trạm trộn sơn tự động ứng dụng PLC
+ Tuần 4: Sau khi hoàn thành Dây chuyền sản xuất tự động PLC, nhóm chuyển sang tìm hiểu điều khiển PLC thực hiện công việc một cách khoa học nhằm đạt được số lượng lớn, nhanh, chất lượng cao mà lại giảm chi phí sản xuất + Tuần 5 + 6: Được tham gia vào một dự án cụ thể của công ty
Trong 2 tuần này nhóm được đi tham gia một dự án của công ty TNHH sáng tạo và phát triển công nghệ mới NATECH và Nhà máy trạm bơm nước HàNam Nhóm được đến trực tiếp đến nhà máy của Nhà máy trạm bơm nước HàNam và tiếp xúc với các thiết bị công nghiệp.
Nhóm được tham gia và hỗ trợ trong quá trình lắp đặt các tủ điều khiển.
Dưới đây là một số hình ảnh trong quá trình thực tập: a) b) c) d) e) f) g) h) i) k) l)Hình 2.1 Một số hình ảnh làm việc thực tế tại nhà máy trạm bơm nước Hà
Nam+ Tuần 7: Nghiệm thu tổng kết dự án
Kết quả thực hiện các công việc được giao trong quá trình thực tập 25 1 Bài toán nhận diện khuôn mặt
Hình 2.2: Mô hình thực nghiệm khi đã hoàn hành
Cấu trúc mô hình thực nghiệm bao gồm:
Bộ phận cấp nắp và đóng nắp
Bộ phận chiết rót bao gồm:
Hình 2.3: Bộ phận chiết rót
Bộ phận trộn sơn bao gồm
Hình 2.4: Bộ phận trộn sơn
Bộ phận đóng nắp bao gồm:
Cảm biến quang phát hiện vật
Hình 2.5: Bộ phận đóng nắp
Tủ điều khiển bao gồm:
Hình 2.6: Mô hình tủ điều khiển
Kết luận chương 2
3.1 Về các kiến thức, kỹ năng
+ Hiểu và trình bày đúng nguyên lý, cấu tạo và các tính năng tác dụng của các thiết bị điện, khái niệm cơ bản, quy ước các ký hiệu sử dụng trong ngành Điện.
+ Đọc và hiểu được các bản vẽ thiết kế của các loại tủ điện, phân tích được nguyên lý của các bản vẽ cấp điện, nguyên lý mạch điều khiển.
+ Hiểu và vận dụng các kiến thức trong thiết kế, lựa chọn các thiết bị điện trong các tủ điều khiển.
+ Hiểu và áp dụng các nguyên tắc trong lắp ráp, bảo trì bảo dưỡng thiết bị điện.
+ Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên ngành để giải thích, thiết kế giải quyết các công nghệ theo yêu cầu.
+ Tiếp cận với các phần mềm chuyên dụng, kiến thức ứng dụng vào thực tiễn về ngành điện, tự động hóa.
+ Lắp đặt và tổ chức lắp đặt đúng yêu cầu kỹ thuật cho các hệ thống tủ điện điều khiển các dây chuyền sản xuất tự động.
TỔNG KẾT QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
Về các kiến thức, kỹ năng
+ Hiểu và trình bày đúng nguyên lý, cấu tạo và các tính năng tác dụng của các thiết bị điện, khái niệm cơ bản, quy ước các ký hiệu sử dụng trong ngành Điện.
+ Đọc và hiểu được các bản vẽ thiết kế của các loại tủ điện, phân tích được nguyên lý của các bản vẽ cấp điện, nguyên lý mạch điều khiển.
+ Hiểu và vận dụng các kiến thức trong thiết kế, lựa chọn các thiết bị điện trong các tủ điều khiển.
+ Hiểu và áp dụng các nguyên tắc trong lắp ráp, bảo trì bảo dưỡng thiết bị điện.
+ Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên ngành để giải thích, thiết kế giải quyết các công nghệ theo yêu cầu.
+ Tiếp cận với các phần mềm chuyên dụng, kiến thức ứng dụng vào thực tiễn về ngành điện, tự động hóa.
+ Lắp đặt và tổ chức lắp đặt đúng yêu cầu kỹ thuật cho các hệ thống tủ điện điều khiển các dây chuyền sản xuất tự động.
+ Sửa chữa, bảo trì và chỉnh định các thiết bị trong dây chuyền tự động, lựa chọn các thiết bị điện đúng trình tự yêu cầu đưa ra.
+ Phán đoán đúng và sửa chữa được các lỗi thường gặp trong quá trình thiết kế, chạy thử.
+ Vận hành được các hệ thống tự động.
+ Có khả năng viết hướng dẫn kỹ thuật và giám sát từ xa qua internet các dây chuyền tự động.
+ Có kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, ứng phó với các sự cố kỹ thuật.
Những bài học kinh nghiệm được rút ra
Mặc dù khoảng thời gian 2 tháng là không quá dài để trải nghiệm hết tất cả về cuộc sống của một nhân viên kỹ thuật thực thụ nhưng nó là đủ để một sinh viên chuyên ngành tự động hóa như em làm quen với công việc và hiểu thêm về những khó khăn, vất vả khi mới bắt đầu công việc trong lĩnh vực này Thời gian thực tập đã giúp cho em hiểu ra việc nắm tốt kiến thức lý thuyết khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ giúp ích trong quá trình làm việc thực tế sau này nhưng không phải là tất cả Thay vào đó, chính những kỹ năng mềm tiếp thu được khi làm việc cùng với các anh chị chuyên viên và khách hàng, những chuyến đi thực tế mặc dù có nhiều gian nan và thử thách nhưng nó đã giúp em mở rộng tầm hiểu biết của mình rất nhiều Nhưng vượt qua tất cả, chính sự hài lòng của khách hàng cùng những đánh giá tích cực từ phía các anh chị đồng nghiệp đã cho em một kỳ thực tập thực sự trọn vẹn và nhiều ý nghĩa.
Từ những trải nghiệm thực tế trong suốt 2 tháng thực tập vừa qua, bản thân em đã rút ra được một số bài học và giải pháp trong việc nâng cao hiệu quả công việc, các kiến thức khoa học bổ ích và đặc biệt là trải nghiệm thực tế ở một tổ chức chuyên nghiệp.
Các đề xuất và khuyến nghị để cải tiến hoạt động quản lý, sản xuất, dịch vụ của doanh nghiệp
+ Cải tiến kết cấu máy móc, trang bị, công cụ lao động, sản phẩm, cải tiến phương án thiết kế.
+ Cải tiến tính năng, công dụng, thành phần của trang thiết bị hiện đại để sản phẩm được hoàn thiện hơn.
+ Cải tiến phương pháp khảo sát, thiết kế, công nghệ, lắp đặt và bảo dưỡng hiện đại hơn.
+ Cải tiến tổ chức sản xuất nhằm sử dụng hợp lý sức lao động, hiệu suất việc làm.