Việc tìm hiểu về các đặc trưng văn hóa trong ẩm thực Việt Namkhông chỉ là việc tìm hiểu về các món ăn với hương vị vùng miền mà còn nó làviệc đi tìm hiểu nghiên cứu về văn hóa dân tộc Vi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ SÀI GÒN
KHOA NGOẠI NGỮ
MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA
TRONG ẨM THỰC VIỆT NAM TIỂU LUẬN MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA
Giảng viên: TS TRẦN THỊ THU LƯƠNG
Sinh viên:
Mã số:
Lớp:
Trang 2Lời mở đầu
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Khái niệm ẩm thực
1.2 Khái niệm văn hóa
1.3 Khái niệm văn hóa ẩm thực
1.4 Văn hóa ẩm thực Việt Nam
Chương 2: MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA TRONG ẨM THỰC VIỆT NAM
2.1 Tính cộng đồng và tính mực thước
2.2 Tính đậm đà hương vị
2.3 Tính dọn thành mâm
2.4 Tính hòa đồng, hiếu khách
Chương 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM
3.1 Văn hóa ẩm thực của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
3.2 Các biện pháp bảo tồn và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
“ Ẩm thực Việt Nam rất phong phú và đa dạng do chịu ảnh hưởng sâu sắc
từ những yếu tố địa lý, lịch sử, văn hóa ”
( Nguyễn Nhã , Bản sắc ẩm thực Việt Nam)
Là một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày, ẩm thực Việt Namkhông chỉ là nguồn cung cấp dinh dưỡng mà còn là biểu tượng của sự đa dạng vănhóa phong phú Bên cạnh sự đa dạng, độc đáo trong cách chế biến, trong từng khẩu
vị món ăn là sự hàm chứa thể hiện truyền thống văn hóa, đạo đức, ứng xử của conngười Việt Nam Việc tìm hiểu về các đặc trưng văn hóa trong ẩm thực Việt Namkhông chỉ là việc tìm hiểu về các món ăn với hương vị vùng miền mà còn nó làviệc đi tìm hiểu nghiên cứu về văn hóa dân tộc Việt Nam Qua đó, cung cấp thêmkiến thức giúp chúng ta hiểu và tự hào hơn về nét đẹp văn hóa dân tộc của dân tộcmình trong ẩm thực
Với tiểu luận “ Một số đặc trưng văn hóa trong ẩm thực Việt Nam”,
ngoài việc để hiểu rõ thêm về truyền thống và giá trị văn hóa trong ẩm thực, vớinhững kiến thức hạn hẹp trong bài tiểu luận sẽ góp phần cung cấp thêm nhữnghiểu biết về giá trị đặc trưng văn hóa trong ẩm thực của dân tộc Việt Nam Tuynhiên, do giới hạn thời gian và lượng thông tin vô cùng đa dạng, nên em chỉ tậptrung phân tích và làm rõ một số nét đặc trưng văn hóa tiêu biểu trong ẩm thựcViệt Nam
Trang 4Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái niệm ẩm thực
Theo từ điển tiếng Việt, ẩm thực có nghĩa là ăn uống Và trong tiếng Việt, ẩmthực được hiểu là nghệ thuật nấu nướng, nghệ thuật chế biến món ăn Ẩm thực làcách chế biến, tạo ra món ăn ngon, là nguyên lý hòa trộn các loại gia vị để tạo nênmột món ăn hài hòa, cân bằng giữa yếu tố lượng và chất Ẩm thực thường được đặttên theo vùng hoặc nền văn hóa hiện hành Một món ăn chủ yếu chịu ảnh hưởngcủa các thành phần có sẵn tại địa phương hoặc thông qua thương mại, buôn bántrao đổi Ẩm thực là một nét văn hóa trong ăn uống của một dân tộc, trở thành mộttập tục, thói quen, không những là văn hóa vật chất mà còn là văn hóa tinh thần
1.2 Khái niệm văn hóa
Khái niệm văn hóa đã được rất nhiều các nhà khoa học trên Thế giới và ViệtNam quan tâm và nghiên cứu Từ điển bách khoa Wikipedia đã định nghĩa “vănhóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quanđến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.Văn hoá là những giá trịvật chất và tinh thần còn lại sau thời gian, được cộng đồng xã hội tự nguyện lưutruyền từ đời này sang đời khác thông qua các chuỗi sự kiện trong đời sống hàngngày” Theo Federico Mayor - Tổng giám đốc UNESCO: “ Văn hóa bao gồm tất
cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vihiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động
Trong công trình “ Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt Nam”, nhà nghiên cứu
Trần Ngọc Thêm đã định nghĩa văn hóa như sau: “ Văn hóa là hệ thống hữu cơ các
Trang 5giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạtđộng thực tiễn, sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” Đây làđịnh nghĩa mang tính khái quát hóa đầy đủ nhất về văn hóa Trần Ngọc Thêm đãđưa ra những đặc trưng cơ bản của văn hóa về giá trị vật chất và giá trị tinh thần
mà chủ thể tạo nên giá trị đó là con người
1.3 Khái niệm văn hóa ẩm thực
Ăn uống không chỉ đơn thuần là nhu cầu cung cấp năng lượng để duy trì sựsống, mà còn là một văn hóa- văn hóa ẩm thực Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêmcho rằng “ Ăn uống là văn hóa, chính xác hơn đó là văn hóa tận dụng môi trường
tự nhiên”
Trong Giáo trình văn hóa ẩm thực của tác giả Nguyễn Nguyệt Cầm đã đưa ra 2
khái niệm về văn hóa ẩm thực
Theo nghĩa hẹp, tác giả cho rằng “ văn hóa ẩm thực là những tập quán và khẩu
vị của con người, những ứng xử của con người trong ăn uống; những tập tục kiêng
kỵ trong ăn uống, những phương thức chế biến trong ăn uống và cách thưởng thứcmón ăn”
Theo nghĩa rộng “ văn hóa ẩm thực là một phần văn hóa nằm trong tổng thể,phức thể các đặc trưng diện mạo về vật chất,tinh thần, tri thức, tình cảm khắc họamột số nét cơ bản, đặc sắc của cộng đồng, gia đình, làng xóm, vùng miền, quốcgia Nó chi phối một phần không nhỏ trong cách ứng xử và giao tiếp của một cộngđồng, tạo nên đặc thù của cộng đồng ấy Trên bình diện văn hóa tinh thần, văn hóa
ẩm thực là cách ứng xử, giao tiếp trong ăn uống và nghệ thuật chế biến thức ăn, ýnghĩa, biểu tượng tâm linh trong món ăn đó”
1.4 Văn hóa ẩm thực Việt Nam
Trang 6Văn hóa ẩm thực Việt Nam có một bề dày lịch sử trải dài từ Bắc tới Nam.Với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, phong tục tập quán cùng với truyền thống đạo
đức luôn trọng lễ nghĩa, chuộng hình thức “đói cho sạch, rách cho thơm”, “ ăn xem nồi ngồi xem hướng”, “ lời chào cao hơn mâm cỗ” đã tạo nên những món ăn
đa dạng, phong phú với những hình thức nghệ thuật mang đậm đặc trưng văn hóavùng miền Cái bản sắc chung hòa lẫn cái bản sắc riêng, từ ẩm thực đơn giản, bìnhdân đến ẩm thực cầu kỳ , từ ẩm thực vỉa hè đến ẩm thực sang trọng Mỗi món ăn,mỗi cách thức ăn uống của từng vùng miền Việt Nam, đều chứa đựng tâm tư, tìnhcảm, cách ứng xử với nhau trong gia đình và ngoài cộng đồng, thể hiện bản sắc vănhóa rất đặc trưng của con người Việt, dân tộc Việt
Trang 7Chương 2 CÁC ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA TRONG ẨM THỰC VIỆT NAM
Trang 8Mâm cơm điển hình của người Việt
Vì ngồi chung một mâm nên mọi người phải ý tứ, hành xử tế nhị Tính mựcthước là biểu hiện của khuynh hướng quân bình âm dương Nó đòi hỏi người ănphải cư xử tế nhị trong khi ăn, không nên ăn quá nhanh hoặc quá chậm , không nênchê khi cơm không ngon
Theo tác giả Trần Ngọc Thêm trong sách Cơ sở văn hóa Việt Nam, tính cộng
đồng và tính mực thước trong bữa ăn thể hiện tập trung qua nồi cơm và chén nướcmắm Các món ăn khác thì có thể có người ăn, người không, còn cơm và nướcmắm thì ai cũng xơi và ai cũng chấm Vì ai cũng dùng, cho nên chúng trở thànhthước đo sự ý tứ, đo trình độ văn hóa của con người Không những thế Việc ănchung chén nước mắm có thể thể hiện sự bình đẳng trong một nhóm hoặc gia đình,không phân biệt giai cấp hay địa vị xã hội Mọi người đều cùng nhau thưởng thức
và chia sẻ trong không gian chung Và khi có khách đến nhà, thường thì chủ nhà sẽ
Trang 9xới cơm để mời khách Vì trong văn hóa Việt Nam, việc chuẩn bị và phục vụ bữa
ăn được coi là một trách nhiệm gia đình Chủ nhà thường được xem là người đứngđầu gia đình và có trách nhiệm chăm sóc khi có khách đến nhà chơi như một sựquý mếm và tôn trọng họ và luôn tạo cho khách cảm giác thoải mái tự nhiên nhấtkhi ghé thăm gia chủ
2.2 Tính đậm đà hương vị
Hương vị đậm đà là một đặc điểm quan trọng trong ẩm thực Việt Nam, đó là sựkết hợp tinh tế của các thành phần tự nhiên và gia vị để tạo nên các món ăn phongphú và ngon miệng Tiến sĩ Hãn Nguyên Nguyễn Nhã nguyên là chủ nhiệm kiêmchủ bút Tập san Sử Địa, Đại học Sư phạm Sài Gòn khi bàn về tính đậm đà hương
vị trong ẩm thưc Việt Nam, cho rằng “Khi chế biến thức ăn người Việt Nam thường dùng nước mắm để nêm, lại kết hợp với rất nhiều gia vị khác,… nên món
ăn rất đậm đà Mỗi món khác nhau đều có nước chấm tương ứng phù hợp với hương vị.”
Trong văn hóa ẩm thực miền Bắc thường có sự hài hòa về hương vị, thanh đạmnhẹ nhàng không quá cay mặn nồng như miền Trung hay ngọt như miền Nam Sựhài hòa trong cách chế biến này chính là nền tảng của sự tinh tế trong ẩm thựcmiền Bắc Món Phở là một món ăn tinh túy trong ẩm thực Việt Nam, đặc trưng chovăn hóa ẩm thực miền Bắc
Trang 10Phở miền Bắc
Văn hóa ẩm thực miền Trung thì hầu hết đều mang hương vị đặc trưng là cay vàmặn, vị món ăn phải đậm đà, sự đậm đà của hương vị làm nên cái ngon của ẩmthực miền Trung Họ cũng thích vị ngọt nhưng ở mức độ vừa phải Như trong ẩmthực Huế, bên cạnh sự tinh tế và tinh vi của người Huế trong phương cách chế biến
mó, tính tổng hợp đậm đà, sử dụng nhiểu nguyên liệu trong chế biến món ăn cũng
là một đặc trưng văn hóa ẩm thực Huế Hầu hết các món ăn của Huế luôn đòi hỏi
sự pha chế cầu kỳ từ nhiều nguyên liệu: rau củ, gia vị , các loại thủy sản, thịt cá
Từ những món đơn giản như rau muống luộc, nước chấm, canh hến, món kho,xào đến các món cầu kỳ như nem rán, chả phụng, bún bò đều được tạo ra từnhiều nguồn nguyên liệu Món ăn không chỉ cho ta giá trị dinh dưỡng cao mà còncho ta những hương vị đậm đà, độc đáo: cay, mặn, chua, ngọt Ở Huế nổi tiếngvới món gỏi trái vả mà bất kỳ ai khi ăn đều cũng phải tấm tắc khen ngon Gỏi trái
có vị béo bùi của vả, chút dai dai mà ngọt lịm của tôm sú, của thịt, một chút chua
Trang 11chua ngọt ngọt, cay cay của nước mắm chanh ớt quyện lẫn và cả mùi thơm lừngcủa lớp mè rang, hành, tỏi phi
Gỏi trái vả ở Huế
Khác với hai miền Bắc và Trung trong văn hóa ẩm thực miền Nam ưa ăn ngọt
và thích vị ngọt Văn hóa ẩm thực của người miền Nam rất đơn giản và không cầu
kỳ như chính người dân nơi đây Các món ăn rất đa dạng mang đậm vị Đặc trưng
ẩm thực nơi đây chính là lấy gia vị để tôn lên hương vị của nguyên liệu chính.Miền Nam nổi tiếng với sự đa dạng của các loại bánh như bánh mì, bánh xèo, bánh
mì chảo, bánh canh, bánh mì cay, bánh tráng trộn Các loại bánh này thườngmang đến hương vị độc đáo và phong cách ẩm thực đặc trưng
Trang 12Bánh xèo miền Tây
Tuy có sự khác nhau trong cách pha chế nhưng tất cả đều mang đến sự đa dạng, phong phú nhưng không kém phần đặc sắc và mang những đặc trưng văn hóa riêngcủa ẩm thực Việt Nam
vị Điều này tạo ra một bức tranh ẩm thực đẹp mắt và đầy ấn tượng, tạo ra không
Trang 13gian ấm cúng cho bữa ăn Việc dọn mâm là một phần của việc lưu giữ truyềnthống Các món ăn và cách sắp xếp trên mâm thường phản ánh lịch sử, văn hóa, vàphong tục xã hội Tính dọn thành mâm không chỉ tạo ra một không gian trang tríđẹp mắt mà còn là cách thể hiện lòng quan tâm và tôn trọng đối với bữa ăn vànhững người tham gia Việc ăn chung một mâm thể hiện sự gắn kết yêu thương
trong truyền thống đạo đức của dân tộc ta
Mâm cơm gia đình 2.4 Tính hiếu khách
Việc mời khách đến nhà thể hiện nét văn hóa giữa người với người trong xã hội Khi
có dịp tổ chức ăn uống, gia chủ thường làm những món ăn thật ngon, nấu thật nhiều đểđãi khách Chủ nhà thường gắp thức ăn mời khách, tránh việc dừng đũa trước khách,
và có lời mời ăn thêm khi khách dừng bữa Bữa cơm thiết không chỉ đơn thuần là cuộc
Trang 14Nam nổi tiếng với văn hóa hiếu khách, sự ấm áp và hòa nhã trong giao tiếp giữa ngườidân Một số biểu hiện cụ thể về sự hiếu khách ở miền Tây thường được thể hiện thôngqua các hành động và lời nói Người miền Tây thường thể hiện lòng hiếu khách thôngqua cách chào đón và mời khách Trong các bữa ăn gia đình hoặc những dịp quantrọng, người miền Tây thường gắp đồ ăn cho khách là một trong những hành động thểhiện sự chân thành và quan tâm đặc biệt Điều này thường diễn ra trong không khí ấmcúng và thân thiện, không chỉ là các hành động lịch sự mà còn là cách thể hiện lònghiếu khách và lòng nhiệt tình của người miền Tây trong việc đón tiếp và chăm sóckhách.
Sự hiếu khách trong bữa ăn của người Việt
Trang 15Chương 3 BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM
3.1 Văn hóa ẩm thực của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Sự du nhập của nhiều món ăn các dân tộc khác như Trung Quốc, Hàn Quốc,
Nhật Bản, Châu Âu dẫn đến việc nhiều món ăn Việt Nam có nguy cơ biến mấthoặc bị biến dạng Tuy ẩm thực Việt Nam có sự tiếp biến từ nhiều nền ẩm thựckhác nhưng sự pha trộn các mùi vị giữa các vùng miền và từ ẩm thực ngoại lai đã
làm mất đi hương vị đặc trưng ban đầu vốn có Như món Bánh Mì Bò Khô Miền Bắc và Nước Mắm Phú Quốc Miền Nam Bánh mì bò khô là một món ngon và đặc
trưng của miền Bắc với hương vị ngọt của bò khô và gia vị đặc trưng Khi chấmnước mắm Phú Quốc miền Nam, hương vị mặn mắt của nước mắm có thể áp đảo
và làm mất đi phần nào hương vị đặc trưng của bò khô Hay trong Bún riêu cuamiền Bắc thường có nước lèo dịu dàng, chua chua ngọt ngọt, mang đậm hương vịtruyền thống của khu vực Khi sử dụng nước mắm pha chế từ miền Nam, nướcmắm có thể làm mất đi sự tinh tế và hài hòa của nước lèo gốc, do mức độ mặn vàhương vị khác nhau Mặc dù sự pha trộn có thể mang lại những món ăn mới vàsáng tạo, nhưng cũng quan trọng để giữ được sự cân bằng và tôn trọng hương vịvốn có của từng vùng miền Sự nhạy bén trong việc phối hợp các thành phần làchìa khóa để tạo ra một món ăn ngon và giữ nguyên hương vị đặc trưng
Nhiều món ăn truyền thống của các đồng bào dân tộc đang đối mặt với nguy cơbiến mất do nhiều yếu tố như môi trường, thay đổi lối sống, sự thay đổi về nhu cầu
ẩm thực, và sự mất mát văn hóa Như món gạo nếp nước cốt dừa của người Mông, bánh phèo heo ở Bạc Liêu và Cà Mau, bánh Mảng ở miền Bắc
Ngoài ra, các tập tục làm bánh và các nghi lễ truyền thống như: gói bánh
Trang 16thay đổi trong lối sống Tết Nguyên Đán là dịp truyền thống của người Việt, và góibánh chưng là một phần quan trọng của lễ hội này Tuy nhiên, do cuộc sống hiệnđại, nhiều gia đình có thể không còn thời gian hoặc điều kiện để tự gói bánh chưngtại nhà Thay vào đó, họ có thể chọn mua bánh chưng sẵn có từ cửa hàng Haytrong lễ hội Trung Thu, việc gia đình ngồi quây quần bên nhau để làm từng cáiánh ông sao và bánh dẻo đã không còn Với sự tiện lợi của các sản phẩm bánhTrung Thu được bán sẵn, nhiều gia đình hiện đại có thể mua bánh để tiết kiệm thờigian và công sức Điều đó đã dần làm mất đi ý nghĩa và những giá trị đạo đức tốtđẹp trong truyền gia đình của văn hóa ẩm thực Việt.
Các thành viên cùng nhau gói bánh Chưng, bánh Tét ngày Tết
3.2 Các biện pháp bảo tồn và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam
Cùng với xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam ngày càng có những chuyển biến mạnh
mẽ về kinh tế, xã hội và văn hóa Sự giao lưu và hội nhập văn hóa Thế giới đã đemđến nhiều cơ hội cũng như những thách thức mới cho việc phát triển đất nước
Làm thế nào để có thể vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc mà
Trang 17vẫn luôn giữ được bản sắc văn hóa riêng của mình Vấn đề này luôn được Đảng vàNhà nước ta quan tâm chú trọng và đã đưa ra rất nhiều giải pháp cho việc bảo tồn
và phát triển văn hóa ẩm thự Việt Nam Không chỉ đơn phát triển văn hóa ẩm thựcdân tộc mà còn phải luôn giữ gìn bản sắc đặc trưng văn hóa dân tộc
Một số giải pháp đã được triển khai và đã đem lại kết quả cao trong việc bảo tồn
và phát triển văn hóa ẩm thực dân tộc Việt Nam:
Tạo điều kiện và khuyến khích sự phát triển của các nghệ nhân và nghệ sĩdân gian để duy trì và phát huy nghệ thuật văn hóa ẩm thực Việt Nam Tổ chức cácbuổi gặp gỡ, tuyên dương các nghệ nhân ẩm thực tài hoa Hỗ trợ kinh phí, độngviên, khuyến khích các nghệ nhân tiếp tục phát huy các ẩm thực truyền thống
Tổ chức sự kiện và các lễ hội quảng bá về ẩm thực truyền thống Việt Nam.Một số sự kiện lễ hội ẩm thực đã được tổ và ghi lại dấu ấn tốt đẹp về ẩm thực vănhóa Việt Nam Như
+ Lễ hội “Rạng danh văn hóa ẩm thực Việt” giới thiệu và cho ra mắt Bản đồ
ẩm thực Việt Nam với 126 món ăn đặc trưng đến từ 63 tỉnh thành vào ngày 20-22năm 2023 ở thành phố Hồ Chí Minh.