1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn cơ sở văn hóa việt nam chuyên đề vùng văn hóa tây nguyên

42 21 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vùng Văn Hóa Tây Nguyên
Tác giả Nhóm 2005
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 11,81 MB

Nội dung

Tài liệu tham khảoKhi nhắc đến Việt Nam, bạn bè thế giới nói chung và dân việt nói riêng không thể nào quên được những nét đẹp về văn hóa đặc sắc, về những vùng đất tươi đẹp mang nhiều b

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

Chuyên đề: Vùng văn hóa Tây Nguyên

Trang 2

Thực hiện: Nhóm 2005

Lớp: D01

TP Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 10 năm 2023

Trang 3

Luật tục

Một số lễ hội ở Tây Nguyên

Trang 4

Tài liệu tham khảo

Khi nhắc đến Việt Nam, bạn bè thế giới nói chung và dân việt nói riêng không thể nào quên được những nét đẹp về văn hóa đặc sắc, về những vùng đất tươi đẹp mang nhiều bản sắc mới lạ, hay ho nhưng vẫn mang đậm chất riêng của núi rừng, của biển cả của vùng đất Việt Nam Nét đẹp của con người nơi đây hiền hòa, tốt tính mang trong thân tâm một nét đẹp của “chân- thiện- mĩ” Và khi nhắc đến những cái đẹp, cái hay đó không thể nào quên được “vùng đất Tây Nguyên”, nơi

đã mang lại muôn vàng những giá trị đẹp đẽ, nâng tầm giá trị của đất Việt trên cung đường so sánh với bạn bè năm châu bốn bể

Vùng Tây Nguyên ở Việt Nam là một khu vực đa dạng về văn hóa với nhiều dân tộc và truyền thống lịch sử đặc biệt Nơi đây như một niềm tự hào tuyệt vời của đấtnước Việt Nam và điều đó được thể hiện qua vẻ đẹp vật chất đến tinh thần Từ vẻ đẹp địa lí đến các lễ hội truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo hay cả các hoạt động sinh hoạt hằng ngày…đều tô điểm cho màu sắc vùng văn hóa Tây Nguyên thêm đadạng và phong phú hơn theo thời gian Các dân tộc thiểu số ở đây duy trì và phát triển những giá trị văn hóa riêng biệt, tạo nên một phần quan trọng của di sản văn hóa của Việt Nam

Mặc dù chúng ta là người Việt Nam, tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu rõ ràng được những ngóc ngách của đất nước chúng ta, bởi lẽ tùy vào điều kiện kinh

Trang 5

tế, vào thời gian và công việc nên không phải ai cũng có cơ hội trải vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió Vì vậy, mục đích chính của bài tiểu luận này chính là lan tỏa đến nhiều người hơn về những nét đẹp trong văn hóa vùng Tây Nguyên, góp phần phát huy thêm những giá trị đặc sắc của đất nước, cũng như đưa mảnh đất này đến với trái tim của nhiều người Việt Nam hơn nữa.

Trang 6

Địa hình Tây Nguyên vô cùng đa dạng với các đồi núi, cao nguyên, thung lũng, thác nước, hồ nước Không những thế đây còn là một trong những vùng đất giàu

Trang 7

Discover more from:

7

Trang 8

tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam Và đặc biệt hơn với vị trí địa lý này Tây Nguyên còn là cầu nối giữa Việt Nam với Lào và Campuchia, có vai trò chiến lượcquan trọng về kinh tế và an ninh quốc phòng của Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế cho vùng đất này.

Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ Bazan ở độ cao khoảng 500m – 600m so với mặt biển, Tây Nguyên phù hợp với việc trồng cây công nghiệp như: Cà phê, Hồ tiêu, Cacao… Tây Nguyên là một khu vực có diện tích rừng lớn, thảm sinh vật đa dạng,trữ lượng khoáng sản phong phú và tiềm năng du lịch lớn với nhiều điểm đến hấp dẫn như Đà Lạt, hang động Chư Bluk (Đắk Nông), núi Lang Biang (Lâm Đồng),… Tuy nhiên nạn phá rừng, khai thác lâm sản và tài nguyên thiên nhiên bừa bãi vẫn đang hoành hành có thể dẫn đến nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, thiên tai, sạt lỡ…Khí hậu:

[1]Nằm trong vùng Nhiệt đới Xavan, khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10, khí hậu ẩm và dịu mát và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất

Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên cao 400–500 m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1000 m thì khí hậu lại mát

mẻ quanh năm, đặc điểm của khí hậu núi cao Khi vào mùa mưa, những cơn mưa thậm chí còn có thể gây ra lũ quét, đường lầy lội gây khó khăn cho việc di chuyển

Trang 9

và miền núi Dân tộc Kinh phân bố chủ yếu ở các đô thị, ven đường giao thông, các nông trường, lâm trường; trong khi đó các dân tộc thiểu số thường sinh sống tạicác khu vực núi, sông, suối và rừng Tây Nguyên cũng là nơi có tốc độ tăng dân số

và biến động về cơ cấu dân cư nhanh nhất cả nước Một trong những nguyên nhân

Trang 10

chính dẫn đến tình trạng này là vấn đề di cư tự do kéo dài nhiều năm, đến nay vẫn còn diễn ra phức tạp

Tuy đã có nhiều cải thiện đáng kể so với trước đây nhưng đời sống của người dân Tây Nguyên vẫn còn nhiều khó khăn và đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống Sau ngày giải phóng miền Nam (1975), Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách

để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, đồng thời thực hiện chủ trương chuyển một bộ phận dân cư và lao động từ các vùng đông dân của đất nước đến xây dựng kinh tế mới và mở mang các nông lâm trường Là vùng đất màu mỡ được thiên nhiên ưu đãi, có ưu thế lớn về đất đai và tài nguyên thiên nhiên nên Tây Nguyên đã nhanh chóng trở thành nơi hấp dẫ thu hút hàng triệu đồng bào từ các tỉnh thành đến sinh sống

Nhà là một trong những hình thái rõ ràng nhất thể hiện quá trình sinh sống, chống chọi qua cái khắc nghiệt nhất của thiên nhiên và sự phát triển của đồng bào dân tộcmiền núi trong việc thích nghi với thiên nhiên và xã hội Tây Nguyên là vùng đất

có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống Mỗi dân tộc đều có một thiết kế nhà sàn rất độc đáo, thể hiện nét văn hóa riêng của mình Chất liệu làm nhà chủ yếu là gỗ, mây, tre được lấy từ rừng tự nhiên gần nơi họ sinh sống

Nhà Rông

Trang 11

Nhà Rông là kiến trúc độc đáo của dân tộc Ba Na hay Gia Rai ở khu vực TâyNguyên của Việt Nam và giữ một vai trò quan trọng Quan trọng bởi nó chứa đựngnhững gì gọi là đậm bản sắc của vùng Tây Nguyên Nó không chỉ về tâm linh ,máu , mồ hôi ,nước mắt thể hiện sự đoàn kết ,gắn bó keo sơn của người trong làngnói riêng , người Việt Nam nói chung Nhà Rông càng cao càng chứng tỏ làng giàu

có, thịnh vượng Tới nay, các ngôi nhà này vẫn còn được người dân sử dụng (Nhàrông, nhà dài - Nét độc đáo Tây Nguyên, 2023)

Hình ảnh Nhà Rông

Nhà Rông là nơi sinh hoạt văn hóa , nơi diễn ra các sự kiện quan trọng, và là địaphận tiếp khách của ngôi làng

Trang 12

Nhà Rông là một ngôi nhà to cao với chiếc mái nhà xuôi dốc hình lưỡi rìu mạnh

mẽ , có thể cao tới 30m, thường ở khoảng 15-20 m Được xây cất trên một khoảngđất rộng ngay trung tâm ngôi làng Nó được làm bằng chính những vật liệu ở vùngTây Nguyên như gỗ, tre , nứa ,lồ ô ,cỏ tranh, Những cây cao to, thẳng, chắc chắnthường được dùng để làm cột nhà , mái nhà lợp bằng cỏ tranh phơi khô vàng.Nócnhà được trang trí với các họa tiết đặc trưng của từng làng

Nhà dài

Nhà dài là một trong những nét bản sắc văn hoá truyền thống của đồng bào các dântộc thiểu số Nam Tây Nguyên Nó không chỉ là nơi sinh hoạt hàng ngày của giađình, dòng tộc mà nó còn là không gian thiêng, không thể thiếu trong đời sống tâmlinh Đây là nơi sinh sống chung của nhiều thế hệ trong một gia đình hoặc mộtnhóm người cùng chúng sống và làm việc

Trang 13

Hình ảnh Nhà Dài

Nhà Dài có chức năng chính là làm nơi ở và sinh hoạt cho gia đình.Ngoài ra, NhàDài còn có chức năng bảo vệ và tạo cảm giác an toàn cho gia đình trong điều kiệnthời tiết khắc nghiệt và môi trường tự nhiên của vùng Tây Nguyên

Nhà dài ở Tây Nguyên thường được xây dựng dựa trên nền móng bằng gỗ và đấtđắp Nhà dài có hình chữ nhật, với chiều dài thường từ 20 đến 40m, rộng khoảng 6đến 10m và cao từ 3 đến 5m Mái nhà dài thường được làm bằng nứa hoặc láchuối, có tầng cao hơn phần còn lại của nhà để tạo không gian thông thoáng và

Trang 14

thông gió, thường có hình tam giác và được nâng cao ở phía trước và sau để tạo rahình dáng như một con thuyền Mặt tiền của nhà thường có các cửa và cửa sổ lớn

để tạo sự thông thoáng và ánh sáng tự nhiên Bên trong, nhà dài được chia thànhcác phòng riêng biệt như phòng ngủ, phòng khách và phòng bếp.Nhà dài thườngđược xây dựng trên một nền đất cao Ngoài ra, nhà dài cũng có hệ thống thoát nước

và sàn nhà được nâng cao để tránh tiếp xúc với độ ẩm từ đất

Ẩm thực

Khái lược về ẩm thực Tây Nguyên

Ẩm thực Tây Nguyên vô cùng phong phú và đa dạng từ những món chế biến đơngiản đến phức tạp Trong lễ Tết, ẩm thực của các dân tộc Tây Nguyên đều giốngnhau, từ món thịt nướng cho đến rượu cần Còn cách ăn uống và nấu nướng thếnào, thì đó là đặc điểm của mỗi dân tộc và của mỗi địa phương Ngày thường, đồngbào Tây Nguyên ăn cơm gạo tẻ với thức ăn nấu từ các loại rau rừng, mộc nhĩ, cácloại củ, măng le Thỉnh thoảng mới kiếm được con cá dưới sông, con thú từ trongrừng để cải thiện thêm bữa ăn (Tiểu luận vùng văn hóa Tây Nguyên) Nhắc tới ẩmthực Tây Nguyên, không thể không nhắc đến Cơm Lam và Rượu Cần

Trang 15

Cơm Lam được coi là món ăn của núi của rừng bởi chắt lọc trong đó vị ngọt củadòng suối mát trong đầu rừng và hương thơm của rừng tre nứa xanh ngút đầunon…Họ vào rừng chặt những ống lồ ô còn non, giữ lại mấu ở một đầu ống rồi chogạo nếp và nước vào, xong nút lại đem đốt bằng lửa và than cho thật khéo Nhữngống cơm lam, ngoài vỏ tuy đen đúa, lem nhem nhưng khi chẻ bỏ lớp vỏ ấy đi thì lộ

ra lớp cơm nếp thơm ngon, hấp dẫn lạ thường

Hình ảnh Cơm Lam

Cùng với thời gian, cơm lam đã nâng lên thành một nét văn hóa ẩm thực, là niềm

tự hào của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Rượu cần ở Tây nguyên là sản vật- nghi vật – lễ vật, nó có mặt ở mọi lúc, mọi nơi trong đời sống sinh hoạt xã hội, trong tình cảm, tâm linh của mọi gia đinh hay cộngđồng

Trang 16

Rượu cần là loại rượu được ủ trong lồ ô, chum hoặc ché Sau khi ủ đủ thời gian sẽ được uống bằng một dụng cụ gọi là cần Chính vì vậy mới có tên là rượu cần (Rượu cần Tây Nguyên-Hương vị làm say cả đất trời, 2023) Rượu cần được chế tác từ gạo, củ sắn, quả chuối chín, mít , kê, ngô… Men rượu cần được làm từ củ riềng, ớt, một số rễ lá cây rừng vừa rất đơn giản lại cũng vừa rất cầu kỳ, sau khi ủ men, người ta trộn với trấu (để khi cắm cần uống không bị trít lỗ), và cho vô ghè, dùng lá chuối bịt kín, chừng 10 ngày sau rượu ngấu, đem ra, chế nước suối vô là cắm cần uống được Vị của rượu cần ngòn ngọt, cay cay, chua chua, đăng đắng (danviet.vn, 2021) Rượu cần không bao giờ uống một mình mà luôn uống tập thể.

Hình ảnh Tục uống Rượu Cần

Rượu Cần đã trở thành một nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống của người bản xứ Mỗi khi có khách quý ghé thăm, hoặc người bản xứ khi đến những vùng khác đều luôn tự hào giới thiệu về thứ đặc sản mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng này

Trang 17

Đi Lại

Vùng đất Tây Nguyên không chỉ nổi tiếng với cảnh quan hoang sơ mà còn cónhững phương tiện di chuyển độc đáo, đặc trưng của vùng đất này

: Voi là một tiện ích chuyển đặc trưng của Tây Nguyên, đặc biệt là ở các làng

chài vàng nơi du khách có thể điều khiển voi đi khắp vùng đất cao nguyên và cónhững trải nghiệm đầy mạo hiểm

là một loại thuyền truyền thống có lịch sử từ lâu đời của ngườiM’nông R’lâm, tại huyện Lắk, Cho đến nay, thuyền độc mộc vẫn được người dânnơi đây sử dụng rất phổ biến như một vật dụng không thể thiếu của gia đình (Je,2019)

Trang 18

Đúng như tên gọi của nó, thuyền độc mộc được làm từ một thân cây gỗ saolớn,nguyên vẹn,thường là những cây gỗ chịu được nước sau đó được gọt đẽo đểthêm sức nâng và bớt lực cản của nước khi di chuyển trên mặt nước

Thuyền độc mộc dùng để lưu thông và đánh bắt cá của đồng bào dân tộc thiểu sốsống ven sông

Hình ảnh thuyền độc mộc

Trang 19

Thuyền độc mộc còn có ý nghĩa về mặt du lịch.Ngày nay, thuyền độc mộc là lựachọn lý tưởng để du khách có thể khám phá những thảm thực vật phong phú củađại ngàn.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, hệ thống giao thông đường

bộ được nhà nước đầu tư xây dựng, tạo điều kiện cho các cộng đồng người nơi đây

đi lại thuận lợi hơn Những phương tiện đi lại phổ biến của người Kinh cũng đãxuất hiện ở khu vực Tây Nguyên

Trang phục

Sơ lược

Trang phục của mỗi quốc gia, mỗi vùng dân tộc ghi dấu nét đặc trưng của văn hóa nơi đó Vì vậy, nhìn vào trang phục, người ta có thể nhận ra người đó đến từ vùng miền nào Nói cách khác, trang phục Tây Nguyên không chỉ góp phần làm đẹp vănhóa Tây Nguyên mà còn giúp người dân địa phương khác nhận ra và nhắc đến nó như một phần của vùng đất đó

Đặc điểm chung

Đặc điểm chung trong trang phục truyền thống các dân tộc Tây Nguyên đó là đàn ông đóng khố, mặc áo chui đầu, áo choàng quấn hoặc cởi trần , phụ nữ thường mặcváy và áo dệt thổ cẩm cùng hoa văn độc đáo … kết hợp với dệt, thêu các loại hoa văn mang các hình tượng gần gũi với thiên nhiên, qua đó thể hiện kỹ năng và sự tài

Trang 20

tình của người dệt Trang phục Tây Nguyên luôn gắn với trang sức như vòng cổ, vòng tay làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như mã não, đá, đồng, bạc, ngà, xương, nanh thú, tre, nứa góp phần làm tôn vẻ đẹp trang phục, tạo nên đặc điểm, sắc thái tộc người (My, 2020)

Nét Riêng

Tuy vậy , có những điểm khác nhau về trang phục của từng dân tộc ở Tây Nguyên với việc sử dụng hai gam màu chủ đạo: đỏ, đen (các dân tộc Bắc Tây Nguyên) và xanh đậm, trắng (các dân tộc Nam Tây Nguyên)

Trang phục truyền thống của người Ê đê có màu sắc sặc sỡ , nổi bật được trang trí bằng những hoa văn mang ý nghĩa biểu tượng như hoa văn mặt trời, hoa văn chim muông, Trong khi đó , Trang phục truyền thống của người Ba Na có màu sắc tương đối đơn giản, chủ yếu là màu đen, trắng được trang trí bằng những hoa văn đơn giản, mang ý nghĩa biểu tượng như hoa văn hình chữ thập, hoa văn hình tam giác,

Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội , nhiều dân tộc hiện nay đã mặc trang phục hiện đại như người Kinh

Trang 21

Như vậy, mỗi dân tộc ở Tây Nguyên đều có một đặc trưng riêng trong cách chọn trang phục Sự đa dạng, phong phú và đặc trưng của từng trang phục truyền thống giúp ta hiểu rõ hơn về đời sống, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo và quan niệm thẩm mỹ của từng dân tộc

Tôn giáo và Tín ngưỡng

Tín ngưỡng

Các dân tộc thiểu số vùng văn hóa Tây Nguyên từ xa xưa có rất nhiều tín ngưỡng

đa dạng, nhưng thường tập trung thành 4 nhóm sau: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên,

Trang 22

tín ngưỡng vòng đời người (thờ cúng ông tơ bà nguyệt, thờ bản mệnh…), tín ngưỡng đa thần, tín ngưỡng liên quan đến sản xuất (hay còn gọi là tín ngưỡng nghềnghiệp ví dụ như thờ tổ nghề, thờ thần tài…)

Nổi bật nhất trong số đó chính là tín ngưỡng đa thần, thường được đông đảo các bộphận dân vùng Tây Nguyên tôn thờ Đồng bào luôn coi trọng nhiều vị thần gắn liền với vũ trụ, tự nhiên hoặc muôn thú như: Thần Sấm Sét, Thần mặt trời, thần voi, thần cọp… với mong muốn được các vị thần ấy bảo hộ, bảo vệ mùa màng, làng mạc để có thể vượt qua những khó khăn trong cuộc sống Và nhờ vậy mà các vị thần ấy cũng trở thành một chỗ dựa tinh thần cho người dân đồng bào, trở thành những niềm hy vọng hướng tới một tương lai tươi sáng

Lễ cúng cầu mưa của dân tộc M'nông

Trang 23

Tôn giáo

Bên cạnh loại hình tín ngưỡng đa dạng, tôn giáo cũng là một nét đặc sắc của vùng văn hóa nơi đây Những tôn giáo lớn có sự ảnh hưởng mạnh mẽ phải kể đến là Phật Giáo, Công giáo, Tin lành, Cao Đài ĐạoTin Lành là tôn giáo có tỷ lệ tín đồ là đồng bào DTTS cao nhất trong các tôn giáo ở Tây Nguyên, với hơn 45 hệ phái Tin Lành, mà trong số

đó nhiều hệ phái chưa được công nhận về mặt tổ chức tôn giáo Ngoài

ra, ở Tây Nguyên cũng đang tồn tại hàng chục hiện tượng tôn giáo mới với nguồn gốc xuất xứ, phạm vi và nội dung hoạt động khác nhaurất đa dạng Tuy nhiên những tôn giáo “lạ” và “tà đạo” cũng theo đó

mà xuất hiện càng nhiều (ví dụ như Hà Mòn, Pơ khắp Brâu, Amí Sara,

Trang 24

Canh tân Đặc sủng, Cây Thập giá Chúa Jesu Krist, Giáo hội Tin lành Đấng Christ Việt Nam, Giáo hội Liên hữu Lutheran Việt Nam và Hoa Kỳ ) có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn hóa và tinh thần của đồng bào và gây không ít khó khăn cho công tác quản lí xã hội [1]

Phong tục và Luật tục

Phong tục

Đồng bào Tây Nguyên cónhiều phong tục riêng vôcùng đa dạng, độc đáo điểnhình ở đây là múa hát vàrượu ghè Đối với ngườidân tộc vùng Tây Nguyên, âm nhạc chính là một phần khôngthể thiếu của cuộc sống, đặc biệt là cồng chiêng - biểu tượngthiêng liêng trong đời sống văn hóa của người

Ngày đăng: 10/03/2024, 15:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w