1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) lợi thế so sánh của việt nam trong lĩnh vựcnông nghiệp

19 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lợi Thế So Sánh Của Việt Nam Trong Lĩnh Vực Nông Nghiệp
Tác giả Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Hồng Hạnh, Tạ Thị Minh Anh, Đậu Quang Huy, Trương Anh Huy
Người hướng dẫn TS. Hoàng Hải
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Lịch sử các học thuyết kinh tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 3,05 MB

Nội dung

Mỗi nước đều có lợi thế so sánh trong sản xuấtmột mặt hàng nào đó, và kém lợi thế so sánh trong sản xuất mặt hàng khác.Để mô tả quy tắc này, ông phát biểu rằng các nước cần phải lựa chọn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA ĐTTT & PT NGHỀ NGHIỆP

-*** -TIỂU LUẬN Môn: Lịch sử các học thuyết kinh tế

ĐỀ TÀI:

LỢI THẾ SO SÁNH CỦA VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC

NÔNG NGHIỆP

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:

Nguyễn Thị Huyền 2121110017 TC41AKTDN Nguyễn Hồng Hạnh 2121110015 TC41AKTDN

Tạ Thị Minh Anh 2121110045 TC41AKTDN Đậu Quang Huy 2121110028 TC41AKTDN Trương Anh Huy 2121110036 TC41AKTDN

Giảng viên hướng dẫn: TS.Hoàng Hải

Trang 2

Hà Nội, tháng 09 năm 2022

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 1

I CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

1.1 Lý thuyết về lợi thế so sánh 3

1.2 Nguồn gốc của lợi thế so sánh 4

II VẬN DỤNG LÝ THUYẾT LỢI THẾ SO SÁNH VÀO NỀN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 5

2.1 Thực trạng nông nghiệp Việt Nam 5

2.2 Lợi thế so sánh của nông nghiệp Việt Nam 7

2.2.1 Lợi thế về nhân tố con người 7

2.2.2 Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên đối với nông nghiệp ở Việt Nam 8

III KHUYẾN NGHỊ THÚC ĐẨY NỀN NÔNG VIỆT NAM 9

3.1 Các giải pháp thúc đẩy nền nông nghiệp 9

3.2 Các chính sách đổi mới 11

3.3 Khuyến nghị xu hướng phát triển và đổi mới 11

KẾT LUẬN 13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

PHỤ LỤC 14

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 14

1

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết lựa chọn đề tài nghiên cứu

Việt Nam là một nước đang phát triển, nền nông nghiệp đã và đang đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế, đảm bảo việt phát triển kinh tế đi đôi với an ninh, an toàn quốc gia Xuất phát từ một nước thuần nông, đến nay ngành nông nghiệp vẫn chiếm một phần quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam Theo báo cáo của chính phủ năm 2021, xuất khẩu nông nghiệp đạt tới 48.6 tỷ USD, và dự báo không ngừng tăng trưởng trong thời gian tới, đây

là một nguồn cung ngoại tệ lớn giúp phát triển kinh tế

Đối với bất kỳ quốc gia nào, dù là các nước đang phát triển hay phát triển thì vấn đề lương thực luôn là yếu tố sống còn, không thể thay thế được,

nó có tính quyết định tới sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia Nông nghiệp không chỉ cung cấp lương thực, thực phẩm, mà còn là nguồn nguyên liệu không thể thiếu của các ngành khác, đặc biệt là các ngành công nghiệp Theo số liệu năm 2021, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo thứ 3 thế giới, ngoài ra hạt điều, cà phê, ca cao cũng xuất khẩu hàng đầu thế giới

Trong giai đoạn nền kinh tế thế giới có nhiều biến động như hiện nay, ảnh hưởng bới dịch bệnh, khả năng bùng nổ các cuộc chiến tranh tại các khu vực, đặt Việt Nam vào những cơ hội và thức thách lớn trong quá trình hội nhập kinh tế của mình Nhận thấy nông nghiệp Việt Nam có lợi thế so sánh rất lớn, có nhiều tiềm năng để khai thác, và cần có một hướng đi phù hợp trong giai đoạn hiện nay, nên nhóm chúng em chọn đề tài “Lợi thế so sánh của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp” làm đề tài nghiên cứu môn lịch sử các học thuyết kinh tế

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Định nghĩa về lý thuyết lợi thế so sánh và nguồn gốc của học thuyết

này

- Nghiên cứu đánh giá thực trạng nền nông nghiệp nước ta hiện nay

- Tìm hiểu về các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam

2

Trang 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cách áp dụng lý thuyết lợi thế so sánh vào nền nông nghiệp nước ta hiện nay

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp duy vật biện chứng lịch sử

- Phương pháp thống kê toán

- Phương pháp phân tích tổng hợp

5 Nội dung và kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo đề tài nghiên cứu gồm 3 phần:

Phần I: Cơ sở lý luận

Phần II: Vận dụng lý thuyết lợi thế so sánh vào nền nông nghiệp Việt Nam Phần III: Khuyến nghị thúc đẩy nền nông-lâm nghiệp và công nghiệp ở Việt Nam

3

Trang 5

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Lý thuyết về lợi thế so sánh

Lý thuyết về lợi thế so sánh được trình bày lần đầu tiên vào thế kỷ XVII – XVIII, bởi nhà kinh tế học kinh điển người anh-David Ricardo Ông là người ủng hộ thương mại tự do dựa trên lý luận về lợi thế so sánh, và được phát biểu như sau: một quốc gia có lợi thế so sánh khi quốc gia đó có khả năng sản xuất một hàng hóa với mức chi phí cơ hội thấp hơn so với các quốc gia khác Trong đó, chi phí cơ hội của việc sản xuất một hàng hóa là số lượng hàng hóa khác mà chúng ta phải hy sinh khi chúng ta sử dụng nguồn lực để sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa đó Mỗi nước đều có lợi thế so sánh trong sản xuất một mặt hàng nào đó, và kém lợi thế so sánh trong sản xuất mặt hàng khác

Để mô tả quy tắc này, ông phát biểu rằng các nước cần phải lựa chọn mặt hàng để chuyên môn hóa sản xuất theo công thức sau đây: chi phí để sản xuất của sản phẩm A của nước đó so với thế giới nhỏ hơn chi phí để sản xuất sản phẩm B của nước đó so với thế giới:

Nếu A < B, nước X nên chuyên môn hóa vào việc sản xuất sản phẩm M, còn thế giới nên chuyên môn hóa vào việc sản xuất sản phẩm N

Số giờ lao động ở Việt Nam Số giờ lao động ở Nhật Bản

Ở đây Nhật Bản có lợi thế tuyệt đối ở cả 2 mặt hàng là lúa gạo và máy tính, tuy nhiên dựa vào lý thuyết về lợi thế so sánh, ta thấy:

=

=

4

Trang 6

Do A < B nên Việt Nam nên tập trung vào sản xuất lúa gạo, còn Nhật Bản nên tập trung sản xuất máy tính để đạt được lợi ích kinh tế tối đa

Tư tưởng của Ricardo về lợi thế so sánh mở đầu cho những phân tích mới

về mối quan hệ của một nền kinh tế với thế giới bên ngoài Nó chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn đạt hiệu quả cao cần phải gắn mình với phần còn lại rộng lớn của thế giới để lựa chọn chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm mà mình có lợi thế so sánh Đây chính là một trong những tư tưởng quan trọng của lý thuyết kinh tế mở, hội nhập kinh tế quốc tế hiện đại

1.2 Nguồn gốc của lợi thế so sánh

Lợi thế tự nhiên: tài nguyên, điều kiện khí hậu, đất đai Điều kiện tự nhiên có thể đóng vai trò quyết định trong việc sản xuất có hiệu quả nhiều sản phẩm như nông sản (cà phê, chè, cao su, dừa, lúa gạo,…) và các loại khoáng sản (kim cương, dầu mỏ, quặng nhôm,…)

Lợi thế tự tạo: kỹ thuật và trình độ chuyên môn của lao động Sản xuất các thành phẩm: nông sản chế biến, sản phẩm chế tạo phần lớn phụ thuộc vào lợi thế do nỗ lực thường là kỹ thuật chế biến và kỹ năng sản xuất

II VẬN DỤNG LÝ THUYẾT LỢI THẾ SO SÁNH VÀO NỀN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

2.1 Thực trạng nông nghiệp Việt Nam

Dựa trên cơ sở lý thuyết của Ricardo, chúng ta cùng nhìn vào thực trạng nông nghiệp Việt Nam hiện nay để xem xét hướng đi của nông nghiệp trong những năm tiếp theo

Trong thời gian qua, Việt Nam đã có những quyết sách nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, coi đó là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu Kết quả cho thấy, năm 2019, nông nghiệp Việt Nam vẫn duy trì được đà tăng trưởng khá, nhiều chỉ tiêu đạt

và vượt kế hoạch đề ra Theo đó, ước tính tốc độ tăng GDP toàn ngành đạt khoảng 2,2%; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 54%; kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 41,3 tỷ USD; tỷ lệ che phủ rừng 41,85% Cơ cấu kinh tế nội ngành có bước chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng định hướng Sản xuất nông nghiệp chuyển nhanh sang nông nghiệp hàng hóa, tăng nhanh giá trị trên đơn vị diện tích, đảm bảo an ninh lương thực và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu,…

Năm 2020, mặc dù phải gánh chịu thời tiết bất thường, thiên tai, dịch bệnh (dịch tả lợn châu Phi trên cả nước, dịch Covid-19…), nhưng nhờ đẩy mạnh áp dụng khoa học - kỹ thuật, tái cơ cấu sản xuất, ngăn ngừa kiểm soát

5

Trang 7

Discover more

from:

KTE301

Document continues below

Lịch sử các học

thuyết kinh tế

Trường Đại học…

131 documents

Go to course

Cau hoi lich su hoc thuyet kinh te

Lịch sử

các học… 100% (21)

78

Lịch sử các học thuyết kinh tế

Lịch sử

các học… 100% (9)

40

Hoc thuyet keynes

va van de chong su…

Lịch sử

các học… 100% (6)

8

VỞ GHI LỊCH SỬ HỌC THUYẾT KINH…

Lịch sử

các học… 100% (6)

39

Trang 8

dịch bệnh, nên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện tốt “mục tiêu kép” vừa phát triển ngành, vừa phòng, chống hiệu quả dịch bệnh Giá trị sản xuất toàn Ngành trong năm ước

2020 tăng 2,75% so với năm 2019 Trong đó, nông nghiệp tăng 2,7%; lâm nghiệp tăng 2,4%; thủy sản tăng 3,3%; GDP toàn ngành dự kiến tăng 2,65%, giúp bảo đảm an ninh lương thực trong bất cứ hoàn cảnh nào Công tác xây dựng thể chế, cải cách hành chính có sự chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Cùng với cây lúa, nhiều loại cây lương thực truyền thống, giá thị thấp cũng có xu hướng giảm mạnh về diện tích Trong lĩnh vực trồng trọt, đã chuyển đổi khoảng 200.000 ha trồng lúa kém hiệu quả sang các cây trồng khác có hiệu quả cao hơn, đồng thời tăng cường chuyển đổi cơ cấu giống, đẩy mạnh thâm canh phòng trừ sâu bệnh, ứng dụng khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa để tăng năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất

Trong vòng 10 năm trở lại đây, tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tăng từ 22 nghìn tỷ đồng lên đến hơn 231 nghìn tỷ đồng (năm 2018)

Sự đầu tư, phát triển của các doanh nghiệp nông nghiệp thể hiện ở việc các doanh nghiệp đã và đang triển khai tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu Việc tăng cường chế biến, gia tăng giá trị sản phẩm nhiều hơn đã tạo ra nhiều việc làm, thu nhập cao hơn cho nông dân Việt Nam

Tuy vậy, số lượng doanh nghiệp nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số các doanh nghiệp cả nước, có tới 95% doanh nghiệp nông nghiệp có quy mô nhỏ và vừa Lĩnh vực này tại Việt Nam cũng thu hút chưa đến 1% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong khi mức trung bình trên thế giới vào khoảng 3% Tính đến hết năm 2019, vốn FDI vào nông nghiệp chỉ đạt 3,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng vốn FDI vào Việt Nam

Số lượng nhà đầu tư cũng chưa nhiều, trong đó các nước như Đài Loan, quần đảo Virgin (Anh), Singapore, Thái Lan đã chiếm hơn 50% tổng vốn đầu tư FDI vào nông nghiệp Việt Nam Đây là những thách thức lớn trong nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi sản phẩm nông nghiệp

Theo đánh giá của các chuyên gia, có tới 85% - 90% lượng hàng nông sản của nước ta đưa ra thị trường thế giới phải thông qua trung gian bằng các

“thương hiệu” nước ngoài Vì vậy, việc bị bán giá thấp, bị o ép vẫn là những câu chuyện thường ngày đối với hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu Đó là chưa kể tới rào cản chống bán phá giá, môi trường, rào cản kỹ thuật

Bên cạnh đó, còn phải kể đến tình trạng nguồn nhân lực ngành Nông nghiệp đang thiếu những người lao động có chất lượng cao Theo Cục Kinh tế

6

Vai tro cua nha nuoc trong nen kinh te th…

Lịch sử các học… 100% (4)

10

Su nhan thuc va van dung cac HTKT vao…

Lịch sử các học… 100% (4)

98

Trang 9

hợp tác và Phát triển nông thôn, hiện nay, cả nước có khoảng 18 triệu lao động làm trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản, trong đó có 4,31 triệu lao động

đã qua đào tạo

Theo dự báo đến năm 2030, Việt Nam sẽ có khoảng 100.000 doanh nghiệp nông nghiệp, 30.000 hợp tác xã, hàng trăm ngàn tổ tác xã, trang trại,…

Vì vậy sẽ cần một lượng lớn lao động trong lĩnh vực Nông nghiệp Công tác đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp mặc dù đã được triển khai nhưng vẫn còn thiếu và yếu, chưa thích ứng được với sự phát triển của doanh nghiệp nông nghiệp và giúp đảm bảo ngành Nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững Hiện nay, cả nước có khoảng 54 cơ sở giáo dục đại học, nghiên cứu đào tạo đại học, sau đại học có liên quan đến lĩnh vực Nông nghiệp, với khoảng 325 ngành nghề, hàng năm có khoảng 10.000 cử nhân tốt nghiệp phục vụ các hoạt động khác nhau trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn So với yêu cầu về số lượng qua đào tạo, con số này còn nhỏ

bé Trong khi đó, việc đào tạo nguồn nhân lực có đủ kiến thức và kỹ năng đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cóvai trò rất quan trọng và cấp thiết Trong thực tế, phần lớn nguồn nhân lực qua đào tạo cũng mới chỉ tập trung cho khâu sản xuất sản xuất sản phẩm, chưa có

đủ cho khâu tiếp thị, quảng bá sản phẩm, tạo dựng và bảo vệ thương hiệu để tạo đầu ra ổn định cho nông sản

2.2 Lợi thế so sánh của nông nghiệp Việt Nam

Dưới cái nhìn ngắn hạn, nông nghiệp là lợi thế so sánh chính yếu của Việt Nam trong trường quốc tế Bằng những thành tựu nông nghiệp ta đã nghiên cứu ở trên, ta có thể thấy rất rõ điều này Đâu là cơ sở để nông nghiệp Việt Nam có thể phát triển và có được vị trí như ngày hôm nay? Đó là kết quả của việc kết hợp nhiều yếu tố, trong đó, 2 yếu tố cơ bản nhất là nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên

2.2.1 Lợi thế về nhân tố con người

Việt Nam hiện nay vẫn còn là một nước sản xuất chủ yếu về nông nghiệp với 75% dân số cả nước sống tập trung ở các vùng nông thôn Lao động nông nghiệp chiếm trên 80% lao động nông thôn và trên 70% lao động trong toàn xã hội Ưu thế đặc trưng của người lao động Việt Nam là đức tính cần cù, chăm chỉ cùng với đó là bề dày lịch sử nông nghiệp hàng nghìn năm, nông dân Việt Nam đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trồng trọt Bên cạnh đó, so với các nước nông nghiệp lân cận, Việt Nam vẫ là một trong số các nước có giá nhân công tương đối rẻ Thu nhập bình quân đầu người tính theo tỉ giá sức mua tương đương của Việt Nam là 10,869 USD thấp hơn nhiều

so với Indonesia là 12,223; Thái Lan với 18,236 USD Như vậy, nguồn nhân lực dồi dào cùng giá nhân công rẻ sẽ kéo theo sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thương mại thế giới có giá thành thấp, tăng sức mua, tăng

7

Trang 10

sức cạnh tranh về giá của các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu Việt Nam Chi phí sản xuất lúa ở Việt Nam có lợi thế hơn nhiều so với Thái Lan: chi phí lao động bằng 1/3, tỉ lệ diện tích được tưới gấp 2 lần, hệ số quay vòng đất gấp 1,33 lần, năng suất gấp 1,5 lần, các chỉ tiêu liên quan về giá vật tư đầu vào bằng 60% -80% chi phí của Thái Lan Do vậy, chi phí sản xuất lúa gạo của Việt nam bình quân từ 90 –110 USD/ tấn, trong khi chi phí của Thái Lan là

120 –150 USD/tấn

Với tất cả những lợi thế như trên, từ một nước nghèo đói, thiếu lương thực, Việt Nam đã vươn lên đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo Trong

20 năm tham gia thị trường xuất khẩu gạo thế giới (1989-2008), Việt Nam đã cung cấp cho thị trường thế giới hơn 60 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch xuất khẩu trên 17,1 tỉ USD Đó là một trong những thành tựu nổi bật của kinh tế Việt Nam sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Năm 1989, lần đầu tiên nước ta tham gia vào thị trường xuất khẩu gạo thế giới, với sản lượng 1,4 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch xuất khẩu 290 triệu USD, Việt Nam ngay lập tức trở thành nước đứng thứ 3 trên thế giới về lượng gạo xuất khẩu (sau Thái Lan và Mĩ) Đặc biệt, năm 2009 là “năm kỷ lục” về xuất khẩu gạo Lượng gạo xuất khẩu cả năm đạt 5,8 triệu tấn, kim ngạch thu về 2,6 tỷ USD, tăng 22,6% về lượng, nhưng giảm về giá Phát triển sản xuất lúa gạo ở Việt Nam là rất đúng đắn, nó phù hợp với đặc điểm của nguồn lực sản xuất, cho phép tận dụng lợi thế so sánh của quốc gia trên đấu trường quốc tế về mặt sản xuất và xuất khẩu gạo Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu gạo sang 79 nước và vùng chủ quyền lãnh thổ trên quốc tế Châu Á và châu Phi là 2 khu vực xuất khẩu gạo chính, lần lượt chiếm 67,68% và 21,59% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2019 Như vậy, Việt Nam có thể tận dụng các ưu thế về điều kiện tự nhiên đất đai, khí hậu và lao động để tiếp tục giữ vững vị trí của mình trên thị trường gạo thế giới và vượt qua Thái Lan trong tương lai gần

2.2.2 Lợi thế về tài nguyên thiên nhiên đối với nông nghiệp ở Việt Nam

Nước ta có điều kiện thuận lợi phát triển đa dạng hóa các loại hình nông nghiệp

* Về trồng trọt:

Nước ta có trên 9 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có hai vùng đồng bằng phì nhiêu là vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, là những vùng trồng lúa được xếp vào loại tốt nhất của thế giới Nhờ sự bồi đắp phù sa của các con sông lớn, đất ở đây màu mỡ, giàu dinh dưỡng, thích hợp trồng các cây nông nghiệp ngắn ngày, đặc biệt là cây lương thực như lúa, khoai,…

8

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN