1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam, chi nhánh sở giao dịch

49 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Sở Giao dịch
Chuyên ngành Ngân hàng
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 126,7 KB

Nội dung

Chi nhánh Sở Giao Dịch là một trong những chi nhánh cấp I của Ngân hàngthương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Vietcombank, tỷ lệ dư nợ cho vayđối với nhóm khách hàng doanh nghiệp cao t

Trang 1

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM,

CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Câu hỏi nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1 CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp 4

1.1.2 Khái niệm cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại 4

1.1.3 Đặc điểm cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại 4

1.1.4 Vai trò của cho vay doanh nghiệp 5

1.1.5 Phân loại cho vay doanh nghiệp 5

1.1.6 Các sản phẩm vay vốn Vietcombank cơ bản hiện nay 8

1.1.7 Đánh giá hiệu quả cho vay doanh nghiệp 9

1.2 NỘI DUNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 10

1.2.1 Phân tích về các giải pháp Ngân hàng đã thực hiện nhằm đạt các mục tiêu của hoạt động cho vay Doanh nghiệp 10

1.2.2 Phân tích kết quả về hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại 11

1.3 CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 11

1.3.1 Tiêu chí phản ánh quy mô cho vay doanh nghiệp 11

1.3.2 Thị phần cho vay doanh nghiệp của ngân hàng 11

Trang 2

1.3.3 Cơ cấu cho vay doanh nghiệp 11

1.3.4 Thu nhập từ cho vay doanh nghiệp 12

1.3.5 Chất lượng cung ứng dịch vụ cho vay doanh nghiệp 12

1.3.6 Kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp 12

1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 12

1.4.1 Nhân tố chủ quan 12

1.4.2 Nhân tố khách quan 16

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VN - CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH .19

2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ VIETCOMBANK SỞ GIAO DỊCH 19

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở giao dịch 19

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch 19

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch 20

2.1.4 Bối cảnh kinh doanh của Vietcombank Sở Giao Dịch 23

2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI VIETCOMBANK SỞ GIAO DỊCH 23

2.2.1 Mục tiêu và các giải pháp chi nhánh đã thực hiện trong cho vay khách hàng doanh nghiệp 23

2.2.2 Quy trình cho vay doanh nghiệp 24

2.2.3 Tình hình cho vay doanh nghiệp tại Vietcombank sở giao dịch 28

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA VIETCOMBANK SỞ GIAO DỊCH 30

2.3.1 Những thành tựu đạt được 30

2.3.2 Hạn chế 33

2.3.3 Nguyên nhân 34

Trang 3

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG CHO VAY ĐỒNG THỜI KIỂM SOÁT RỦI RO CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI VIETCOMBANK SỞ GIAO

DỊCH 39

3.1 CƠ SỞ LÀM CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 39

3.1.1 Chiến lược hoạt động của Vietcombank 39

3.1.2 Định hướng phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp của Vietcombank Sở Giao Dịch đến hết năm 2024 39

3.1.3 Lựa chọn mục tiêu trong cho vay doanh nghiệp tại Vietcombank Sở Giao Dịch 39

3.2 GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG TRƯỞNG CHO VAY ĐỒNG THỜI KIỂM SOÁT RỦI RO CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI VIETCOMBANK SỞ GIAO DỊCH 40

3.2.1 Tăng cường các hoạt động Marketing, đa dạng hóa đối tượng khách hàng nhằm phát triển khách hàng Doanh nghiệp, tăng thị phần cho vay 40

3.2.2 Đổi mới cơ cấu cho vay Doanh nghiệp theo định hướng đa dạng hóa phù hợp với thị trường mục tiêu 40

3.2.3 Cải tiến quy trình cho vay doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ 40

3.2.4 Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý, linh hoạt 40

3.2.5 Giải pháp tăng cường công tác quản lý rủi ro và kiểm tra kiểm soát nội bộ .40

3.2.6 Nâng cao trình độ nhân sự và không ngừng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp 41

3.2.7 Các giải pháp bổ trợ khác 41

3.3 KHUYẾN NGHỊ 41

3.3.1 Khuyến nghị đối với Chính phủ 41

3.3.2 Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 42

KẾT LUẬN 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong tiến trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp ViệtNam nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng đang tích cực tiếp cận vớicác luật lệ quốc tế, bước đầu đã gặt hái được những thành công trong việc mở rộngcác dịch vụ khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ sản phẩm, nhưng đi cùngvới những thuận lợi trên, các ngân hàng thương mại cũng gặp phải rất nhiều cạnhtranh không chỉ giữa các ngân hàng trong nước với nhau mà còn không ít các ngânhàng nước ngoài và rủi ro đi kèm với các sản phẩm dịch vụ cũng gia tăng Điều nàyđòi hỏi các ngân hàng thương mại Việt Nam quan tâm hơn đến việc đảm bảo antoàn về vốn, tránh được những rủi ro, giúp ngân hàng quản lý và sử dụng vốn cóhiệu quả Là một trong những hoạt động chính của ngân hàng thương mại, công táccho vay, đặc biệt là cho vay đối tượng khách hàng là doanh nghiệp chiếm tỷ trọngcao trong công tác tín dụng Lợi ích của các doanh nghiệp đối với ngân hàng khôngchỉ là chiếm dư nợ nhiều nhất, cho ngân hàng nguồn doanh thu cao nhất so với cácnhóm khách hàng khác mà còn các mối quan hệ và đặc biệt là các nguồn thông tinkhác

Chi nhánh Sở Giao Dịch là một trong những chi nhánh cấp I của Ngân hàngthương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), tỷ lệ dư nợ cho vayđối với nhóm khách hàng doanh nghiệp cao trên dư nợ cho vay đối với khách hàngdoanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Nếu như trước đây Chi nhánhkhông phải chịu nhiều sức ép khi cho vay các doanh nghiệp thì nay với sự suy thoáicủa nền kinh tế công tác cho vay đối với các doanh nghiệp đang trở thành mối quantâm lớn: làm sao để đồng vốn cho vay được an toàn và sử dụng có hiệu quả, khảnăng thu hồi cao Đã có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến công tác tín dụng nóichung và công tác cho vay nói riêng trong hoạt động ngân hàng như "Nâng cao chấtlượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương ViệtNam"; hay "Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán tại Ngân hàngTMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Sở Giao Dịch" Tuy nhiên, các luậnvăn mới chỉ đề cập đến khái quát đến công tác tín dụng nói chung của Ngân hàngTMCP Ngoại Thương nói chung mà chưa đi sâu vào hoạt động tín dụng, đặc biệt làcông tác cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Sở Giao Dịch Vì vậy,việc phân tích đúng thực trạng và đề xuất được những giải pháp khả thi nhằm nângcao hiệu quả cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần

Trang 5

Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Sở Giao Dịch là cần thiết Xuất phát từ nhữngvấn đề trên đây, tác giả đã chọn đề tài: "Nâng cao hiệu quả cho vay khách hàngdoanh nghiệp tại Vietcombank - Sở Giao Dịch" làm đề tài luận văn của mình.

3 Câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu cho vay doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại là gì? Các chỉtiêu đánh giá kết quả cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại?

Thực trạng công tác cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP NgoạiThương Việt Nam chi nhánh Sở Giao Dịch có những thành tựu và hạn chế nàotrong giai đoạn 2021-2023 Để hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng doanhnghiệp thì Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Sở Giao Dịchcần phải làm gì trong thời gian tới?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu, phân tích thực trạng cho vay khách hàngdoanh nghiệp tại ngân hàng Vietcombank- Chi nhánh Sở Giao Dịch trong 3 nămgần nhất

- Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương- Chi nhánh Sở GiaoDịch

- Thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung vào việc phân tích, thu thập và xử lý

số liệu về cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NH Vietcombank trong 3 năm gầnđây nhất 2021-2023

5 Phương pháp nghiên cứu

Bài tiểu luận sử dụng phương pháp phân tích dựa trên các số liệu có được,thống kê từ các số liệu thực tại đơn vị, so sánh sự biến động của các số liệu thu thậpđược, tập hợp các số liệu để thống kê chi tiết, tham khảo trang web và sách báo tạiđơn vị

Trang 6

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Hệ thống hoá các lý luận về cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàngthương mại trong nền kinh tế thị trường

Phân tích tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCPNgoại Thương Việt Nam chi nhánh Sở Giao Dịch để chỉ ra những mặt đạt được vànhững hạn chế còn tồn tại

Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phát triển cho vay khách hàng doanhnghiệp tại ngân hàng

Chương 3: Giải pháp nhằm phát triển cho vay doanh nghiệp đồng thời kiểmsoát được rủi ro tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN Sở Giao Dịch

b Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Trang 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổnđịnh, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thựchiện các hoạt động kinh doanh

1.1.2 Khái niệm cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

a Khái niệm cho vay

Theo quyết định số: 39/2016/TT-NHNN, cho vay là hình thức cấp tín dụng,theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sửdụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận vớinguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi

b Khái niệm cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

Theo quyết định số 20/VBHN-NHNN của Thống đốc NHNN về việc ban hànhQuy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng "Cho vay doanh nghiệpcủa ngân hàng thương mại là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng đối với doanhnghiệp, theo đó ngân hàng giao cho doanh nghiệp một khoản bằng tiền để sử dụngvào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cảgốc và lãi" Cho vay là hoạt động truyền thống của ngân hàng, hoạt động cho vayphát triển đa dạng và hoàn thiện với nhiều loại hình khác nhau từ cho vay

1.1.3 Đặc điểm cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

Cho vay là hoạt động truyền thống của ngân hàng, hoạt động cho vay pháttriển đa dạng và hoàn thiện với nhiều loại hình khác nhau từ cho vay • ngắn hạn đếncho vay với thời hạn dài, mà thời hạn cho vay càng dài thì tính rủi ro càng lớn, do

đó lãi suất cho vay dài hạn càng lớn hơn lãi suất cho vay ngắn hạn Tùy vào quátrình hoạt động của doanh nghiệp, các NHTM sẽ cho KHDN vay vốn theo hìnhthức khác nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất cho ngân hàng

Đối tượng khách hàng đa dạng do đó mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệpcũng rất đa dạng Do đó nhu cầu vay vốn để đáp ứng cũng đa dạng và phong phú, từviệc cho vay trong lĩnh vực xây dựng đối với các doanh nghiệp xây lắp hay cho vaylĩnh vực đầu tư chăm sóc cây công nghiệp đối với các doanh nghiệp sản xuất càphê, cao su… Thủ tục và quy trình cho vay doanh nghiệp phức tạp hơn vì tính pháp

Trang 8

lý của doanh nghiệp phức tạp hơn so với cá nhân Nguồn trả nợ của người vay từtiền bán hàng, lợi nhuận, khấu hao và các nguồn thu hợp pháp khác Rủi ro xảy ra từcho vay doanh nghiệp thường gây ra tổn thất lớn cho ngân hàng thương mại Chovay KHDN là hình thức cung cấp tín dụng của ngân hàng cho các khách hàng làdoanh nghiệp Cho vay doanh nghiệp là một bộ phận trong tín dụng ngân hàng và

có vai trò quan trọng đối với tín dụng ngân hàng, cũng như kết quả hoạt động củacác ngân hàng thương mại Cho vay KHDN giúp mang lại thu nhập ngân hàngthông qua lãi suất cho vay Ngoài ra, ngân hàng còn có thể phát triển các hoạt độngkhác của mình, mở rộng thị phần hoạt động, được nhiều khách hàng biết đến Điềunày góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, góp phầnthúc đẩy quá trình tái sản xuất

Nhờ có hoạt động cho vay KHDN của ngân hàng mà khách có được khoảnvốn vay kịp thời để đáp ứng các nhu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh nhằm đạtđược mục tiêu của doanh nghiệp Cho vay doanh nghiệp của ngân hàng là nguồnhuy động vốn nhanh chóng, tiện ích cho các doanh nghiệp Cho vay KHDN còn gópphần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước Ngân hànghoạt động tốt hơn, người dân có vốn để đầu tư, sản xuất, kinh doanh, tạo công ănviệc làm ổn định đời sống… Điều đó góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xãhội, giúp phân bổ vốn từ nguồn có vốn sang người cần vốn Ngoài ra, tín dụngdoanh nghiệp luôn đi đôi với yếu tố lãi suất, yếu tố này tham gia vào việc góp phần

ổn định giá trị đồng tiền và lưu thông tiền tệ

1.1.4 Vai trò của cho vay doanh nghiệp

 Góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển

 Góp phần ổn định tiền tệ, giá cá

 Góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm, ổn định trật xã hội

 Là đòn bẩy kinh tế hỗ trợ sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

 Góp phần tăng tiềm lực tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp

 Góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh doanh nghiệp

1.1.5 Phân loại cho vay doanh nghiệp

Cho vay là khoản mục tài sản lớn nhất các NHTM, có thể được phân chiathành nhiều loại căn cứ trên nhiều tiêu chí cơ bản khác nhau Tùy theo các tiêu thứcphân loại khác nhau mà cho vay được phân thành nhiều hình thức khác nhau:

 Theo kỳ hạn

Trang 9

- Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.

Đối với doanh nghiệp, các khoản vay có thể thông qua hình thức cho vay từnglần hoặc cấp hạn mức cho vay cho khách hàng, phục vụ cho nhu cầu vốn lưu động,nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp

- Cho vay trung và dài hạn: là các khoản vay có thời hạn vay trên 12 tháng,trong đó: cho vay trung hạn - trên 12 tháng đến 60 tháng, dài hạn - từ 60 tháng trởlên

Đối với doanh nghiệp, các khoản vay trung dài hạn thường là các khoản vay

để mua sắm tài sản cố định, đầu tư nhà xưởng, dự án đầu tư bất động sản…

Việc xác định thời hạn trên cũng chỉ có tính chất tương đối vì nhiều khoản chovay không xác định được chính xác thời hạn Phân chia tín dụng theo thời gian có ýnghĩa quan trọng đối với các ngân hàng vì thời gian liên quan mật thiết đến tính antoàn và sinh lời của tài sản, từ đó liên quan trực tiếp đến lãi suất các khoản vay (lãisuất đối với vay trung và dài hạn cao hơn do rủi ro cao hơn)

Tỷ trọng tín dụng ngắn hạn tại các NHTM thường cao hơn tín dụng trung vàdài hạn: các ngân hàng chủ yếu tài trợ cho tài sản lưu động của khách

hàng Tín dụng trung và dài hạn thường có tỷ trọng thấp hơn nhưng rủi ro caohơn, nguồn vốn đắt và khan hiếm hơn Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nàynhư tính ổn định của nguồn vốn, khả năng quản lý thanh khoản của ngân hàng, khảnăng dự báo và dự phòng rủi ro trong trung và dài hạn

 Theo phương thức vay

Tại Việt Nam, Ngân hàng nhà nước (2016), thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngânhàng nước ngoài đối với khách hàng có đưa ra khái niệm cụ thể về các phương thứcvay như sau:

- Cho vay từng lần: "Mỗi lần cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng thựchiện thủ tục cho vay và ký kết thỏa thuận cho vay" Đây là phương thức vay tươngđối phố biến của ngân hàng, thường áp dụng cho các khách hàng có nhu cầu cầnvốn không thường xuyên

- Cho vay theo hạn mức: "Tố chức tín dụng xác định và thỏa thuận với kháchhàng một mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhấtđịnh Trong hạn mức cho vay, tổ chức tín dụng thực hiện cho vay từng lần Mộtnăm ít nhất một lần, tổ chức tín dụng xem xét xác định lại mức dư nợ cho vay tối đa

Trang 10

và thời gian duy trì mức dư nợ này" Hình thức này áp dụng khi khách hàng có nhucầu vốn thường xuyên thường là bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động kinhdoanh, sản xuất Trên cơ sở kế hoạch kinh doanh, sản xuất, nhu cầu vay vốn, tài sảnbảo đảm, ngân hàng và khách hàng xác định, thỏa thuận một hạn mức tín dụng duytrì trong thời hạn nhất định thường là 1 năm hoặc theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh.

- Cho vay lưu vụ: "Là việc tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với kháchhàng để nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng, vật nuôi có tính chất mùa vụ theo chu

kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây công nghiệp có thu hoạchhàng năm Theo đó, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận dư nợ gốc của chu

kỳ trước tiếp tục được sử dụng cho chu kỳ sản xuất tiếp theo nhưng không vượt quáthời gian của 02 chu kỳ sản xuất liên tiếp"

- Cho vay hợp vốn: "Là việc có từ hai tổ chức tín dụng trở lên cùng thực hiệncho vay đối với khách hàng để thực hiện một phương án, dự án vay vốn" Cho vayhợp vốn được thực hiện trên cơ sở theo quy định của Ngân hàng nhà nước và ngânhàng

- Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán: "Tổ chức tín dụngchấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của kháchhàng một mức thấu chi tối đa để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanhtoán Mức thấu chi tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian tối đa 01 (một)năm"

- Các loại hình cho vay khác: tùy vào nhu cầu của khách hàng, thực tế phátsinh, ngân hàng sẽ xem xét theo các phương thức khác phù hợp với đặc điểm hoạtđộng trong từng thời kỳ và không trái với quy định của pháp luật, Ngân hàng nhànước, ngân hàng

 Theo hình thức bảo đảm

- Cho vay có bảo đảm: là các khoản vay mà ngân hàng nắm giữ tài sản củangười đi vay để đảm bảo cho khoản vay đó Giá trị của tài sản tính theo giá trị bảođảm phải lớn hơn hoặc bằng với giá trị khoản vay Hàng năm các tài sản đảm bảođều được định giá lại định kỳ trên cơ sở đảm bảo tỷ lệ đảm bảo tối thiểu của kháchhàng tại ngân hàng

- Cho vay không có bảo đảm: là khoản vay mà ngân hàng không nắm giữ tàisản hoặc nắm giữ phần tài sản bảo đảm có giá trị thấp hơn giá trị khoản vay Thôngthường chỉ doanh nghiệp có quan hệ lâu năm với ngân hàng hoặc những khách hàng

có uy tín thì mới được cho vay không có đảm bảo

Trang 11

Về nguyên tắc mọi khoản vay đều có bảo đảm Tuy nhiên, ngân hàng chỉ ghivào hợp đồng tín dụng loại đảm bảo mà ngân hàng có thể bán đi để thu nợ nếukhách hàng không trả được nợ.

 Theo ngành nghề

Dựa theo lĩnh vực ngành nghề của khách hàng mà ngân hàng phân chia cáckhoản vay theo hình thức tương ứng: cho vay thương mại - dịch vụ, xây dựng, sảnxuất

Ngoài ra, còn có nhiều cách phân loại khác như theo đối tượng tài trợ (hànghóa, bất động sản ) và cho vay theo rủi ro (cao, khá, trung bình và thấp)

1.1.6 Các sản phẩm vay vốn Vietcombank cơ bản hiện nay

Bên cạnh những sản phẩm cho vay dành cho đối tượng khách hàng cá nhânnhư: vay tiêu dùng, vay mua bất động sản, cho vay mua ô tô, hiện nayVietcombank còn phát triển sản phẩm vay doanh nghiệp bao gồm: Kinh doanh tàilộc, an tâm kinh doanh, cho vay đầu tư cơ sở lưu trú và cho vay đầu tư trang trạinuôi heo Cụ thể:

Kinh doanh tài lộc

Sản phẩm này có thời hạn vay tối đa 12 tháng, số tiền cho vay tối đa là 85%chi phí hợp lý của phương án kinh doanh Khách hàng trả tiền gốc vay theo lịch phùhợp với dòng tiền của khách hàng và trả lãi vay hàng tháng theo số dư nợ giảm dần Sản phẩm cho vay kinh doanh tài lộc này sẽ dành cho những đối tượng kháchhàng có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tư nhân, giấy chứng nhận đăng ký

hộ kinh doanh và/hoặc các giấy tờ có tính chất pháp lý tương đương

An tâm kinh doanh

Sản phẩm vay kinh doanh này có thời hạn vay tối đa là 84 tháng, số tiền chovay tối đa là 5 tỷ đồng Việc trả nợ gốc định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý, kháchhàng trả nợ lãi vay hàng tháng theo số dư nợ giảm dần

Cho vay đầu tư cơ sở lưu trú

Cho vay đầu tư cơ sở lưu trú tại Vietcombank có thời hạn vay tối đa 12 nămđối với khách hàng vay xây mới cơ sở lưu trú du lịch và tối đa là 6 năm đối vớikhách hàng cho vay nâng cấp cơ sở lưu trú du lịch Số tiền vay xây mới tối đa 50%phương án vay vốn và tối đa 60% với cho vay nâng cấp cơ sở lưu trú Khách hàngđược thế chấp bằng chính cơ sở lưu trú du lịch đó hoặc bất động sản khác Việc trả

Trang 12

nợ gốc sẽ phù hợp với dòng tiền trả nợ của khách hàng nhưng tối đa không đượcquá 6 tháng/kỳ trả nợ gốc, việc trả nợ lãi vay hàng tháng cho ngân hàng theo dư nợgiảm dần.

Cho vay đầu tư trang trại nuôi heo

Sản phẩm cho vay đầu tư trang trại nuôi heo của Vietcombank có thời hạn vaytối đa 10 năm, số tiền cho vay tối đa là 70% tổng mức đầu tư Việc trả nợ gốc sẽđịnh kỳ hàng tháng hoặc hàng quý sao cho phù hợp với các phương án kinh doanhcủa khách hàng và việc trả lãi vay hàng tháng cũng theo dư nợ giảm dần

1.1.7 Đánh giá hiệu quả cho vay doanh nghiệp

- Khái niệm hiệu quả cho vay khách hàng doanh nghiệp

Hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như kinh

tế, kỹ thuật, xã hội Có rất nhiều quan điểm về hiệu quả dựa trên các góc nhìn khácnhau, nội dung bài nghiên cứu dựa theo quan điểm hiệu quả của Farrell (1957).Theo Farrell, "hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu được sovới các biến số đầu vào đã được sử dụng để tạo ra những đầu ra đó" Như vậy có thểhiểu hiệu quả là đại lượng so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạtđược kết quả đó

Một trong những biểu hiện của hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng làhiệu quả cho vay, nó phản ánh kết quả thu được (lợi nhuận mang lại) từ hoạt độngcho vay, chất lượng của các hoạt động cho vay trong ngân hàng

Đó là khả năng cung ứng nguồn vốn phù hợp với yêu cầu phát triển của cácmục tiêu kinh tế xã hội và nhu cầu của khách hàng đảm bảo nguyên tắc hòa trả nợvay đúng hạn, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng thương mại và góp phần đạt đượccác mục tiêu tăng trưởng kinh tế Trên cơ sở đó đảm bảo sự tồn tại và phát triển bềnvững của ngân hàng

Vì vậy, hiệu quả cho vay là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh khả năngthích nghi của ngân hàng với sự thay đổi của các nhân tố chủ quan (khả năng quản

lý, trình độ của cán bộ ngân hàng ), khách quan (mức độ an toàn vốn, lợi nhuậncủa khách hàng, sự phát triển kinh tế-xã hội ) Do đó hiệu quả cho vay là kết quảcủa mối quan hệ biện chứng giữa ngân hàng - khách hàng vay vốn - nền kinh tế xãhội Nên lúc đánh giá hiệu quả cho vay cần xem xét cả ba phía: nền kinh tế, kháchhàng và ngân hàng

Trang 13

• Dưới góc độ nền kinh tế xã hội: khoản vay có hiệu quả khi nó góp phần bổsung nguồn vốn kịp thời đang thiếu của doanh nghiệp để đẩy mạnh sản xuất kinhdoanh phát triển, tạo ra sự ổn định của chu trình sản xuất kinh doanh, lưu thông tiền

tệ Lúc đó, các yếu tố để đánh giá khoản vay đó sẽ là: tạo công ăn việc làm, lợi ích

xã hội, tăng nguồn thu thuế nộp vào ngân sách nhà nước của chính khoản vay đóđem lại hoặc thực hiện thúc đẩy các chính sách của Nhà nước như thay đổi cơ cầungành, vùng; tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế cùng phát triển

• Dưới góc độ khách hàng: Một khoản vay có hiệu quả phải đảm bảo các yếutố: đủ số lượng, tốc độ giải ngân kịp thời, từ đó giúp cho hoạt động sản xuất đượcthực hiện theo đúng tiến độ, ổn định, phù hợp với kế hoạch đã đặt ra; lưu thônghàng hóa được trôi chảy; giúp doanh nghiệp hoàn thành tốt phương án sản xuất kinhdoanh, tăng doanh thu, lợi nhuận và trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng

• Dưới góc độ NHTM: Một khoản vay được coi là có hiệu quả khi nó thựchiện đúng mục tiêu trong từng thời kì mà NHTM đó đặt ra như: tăng thị phần, thulãi, phù hợp với định hướng phát triển, chủ trương, chính sách củaNhà nước, ngânhàng Tuy nhiên điều kiện rất quan trọng là mức độ an toàn và khả năng sinh lời củakhoản vay đó, đảm bảo hoàn trả đủ gốc và lãi đúng hạn đồng thời mang lại được lợinhuận phù hợp với chi phí vôn bỏ ra

Mức độ an toàn của các khoản vay thể hiện chất lượng khoản vay đó

Một khoản vay không trả được nợ hay chứa đựng nhiều nguy cơ không trảđược nợ thì được coi là một khoản vay có chất lượng kém và đương nhiên là không

có hiệu quả Khả năng sinh lời là những khoản thu được do hoạt động cho vaymang lại và những khoản thu này phải lớn hơn chi phí bỏ ra để từ đó có lãi cho ngânhàng

Trong giới hạn của đề tài nghiên cứu tác giả trình bày khái niệm hiệu quả chovay doanh nghiệp được hiểu dưới góc độ ngân hàng như sau: hiệu quả cho vaydoanh nghiệp phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra tronghoạt động cho vay doanh nghiệp

1.2 NỘI DUNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1 Phân tích về các giải pháp Ngân hàng đã thực hiện nhằm đạt các mục tiêu của hoạt động cho vay Doanh nghiệp

Những giải pháp cơ bản trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thươngmại, bao gồm:

Trang 14

+ Phát triển phải đi đôi với kiểm soát rủi ro tín dụng

+ Có chính sách lãi suất linh hoạt

+ Chú trọng công tác rà soát, đánh giá, xây dựng danh mục khách hàng mụctiêu

+ Hoạt động tuyên truyền quảng cáo

+ Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng

+ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

1.2.2 Phân tích kết quả về hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại

Phân tích về tăng trưởng quy mô cho vay Doanh nghiệp thể hiện qua các chỉtiêu: dư nợ cho vay doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng doanhnghiệp, số lượng doanh nghiệp vay vốn

Phân tích về sự thay đổi trong thị phần cho vay Doanh nghiệp của Ngân hàng.Phân tích về cơ cấu cho vay Doanh nghiệp

Phân tích về tăng trưởng thu nhập cho vay Doanh nghiệp

Đánh giá chất lượng cung ứng dịch vụ cho vay Doanh nghiệp

Phân tích kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay Doanh nghiệp

1.3 CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.1 Tiêu chí phản ánh quy mô cho vay doanh nghiệp

 Quy mô dư nợ cho vay doanh nghiệp

 Tốc độ tăng trưởng cho vay doanh nghiệp

 Số lượng khách hàng doanh nghiệp vay vốn

1.3.2 Thị phần cho vay doanh nghiệp của ngân hàng

Thị phần dư nợ cho vay doanh nghiệp của ngân hàng là tỷ trọng dư nợ cho vaydoanh nghiệp của ngân hàng đó so với tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp của cácngân hàng khác trên cùng địa bàn kể cả cho vay doanh nghiệp của chính ngân hàng

1.3.3 Cơ cấu cho vay doanh nghiệp

Danh mục cho vay của ngân hàng là một tập hợp các loại cho vay thuộc sởhữu của ngân hàng, được sắp xếp theo các tiêu thức khác nhau, được cơ cấu theomột tỷ lệ nhất định, phục vụ cho các mục đích quản trị của ngân hàng

Trang 15

 Cơ cấu cho vay theo thời hạn

 Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế

 Cơ cấu cho vay theo khu vực địa lý

 Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng

 Cơ cấu cho vay theo loại tiền tệ

 Cơ cấu cho vay theo lĩnh vực đầu tư

1.3.4 Thu nhập từ cho vay doanh nghiệp

Thu nhập cho vay là tổng thu từ lãi vay sau khi trừ đi các khoản chi phí liênquan đến hoạt động cho vay doanh nghiệp Thu nhập từ lãi vay doanh nghiệpthường chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng thương mại

1.3.5 Chất lượng cung ứng dịch vụ cho vay doanh nghiệp

Việc nâng cao chất lượng dịch vụ không chỉ nhằm thu hút khách hàng, quảng

bá hình ảnh của ngân hàng ra bên ngoài Đồng thời, thông qua việc đo lường sự hàilòng của khách hàng vay vốn đối với sản phẩm cho vay của mình thì ngân hàng biếtđược mức độ cung ứng và khả năng đáp ứng các dịch vụ của mình đối với thịtrường như thế nào

1.3.6 Kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp

Rủi ro trong cho vay doanh nghiệp bao gồm nhiều loại Tuy nhiên, việc đánhgiá toàn diện các loại rủi ro là rất khó khăn Vì vậy, chủ yếu đánh giá qua mức độkiểm soát rủi ro tín dụng Mức độ kiểm soát rủi ro tín dụng được đánh giá qua haitiêu chí chính là: Nợ xấu và Tỷ lệ trích lập dự phòng

1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.4.1 Nhân tố chủ quan

Ngân hàng có thể chủ động điều tiết các yếu tố này nếu thấy ảnh hưởng đếnhoạt động kinh doanh của mình Cụ thể:

- Định hướng, chính sách và quy trình tín dụng của ngân hàng

Định hướng tín dụng của ngân hàng: là kim chỉ nan xuyên suốt quá trình hoạtđộng của ngân hàng trong từng giai đoạn Đây là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến sựphát triển đến hoạt động cho vay doanh nghiệp Nếu định hướng tín dụng tập trung

mở rộng hay thu hẹp việc cấp tín dụng các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệpthì ngân hàng sẽ nhận thức tập trung nguồn lực hơn vào hoạt động kinh doanh lĩnh

Trang 16

vực tương ứng và ngược lại, để từ đó góp phần vào tăng nguồn thu từ hoạt động chovay từ các lĩnh vực được ưu tiên mở rộng cho NHTM

Chính sách tín dụng của một NHTM: là hệ thống các biện pháp liên quan đếnviệc khuyến khích hay hạn chế tín dụng để đạt được mục tiêu đã hoạch định và hạnchế rủi ro, bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng Chính sách tíndụng bao gồm: chính sách khách hàng; chính sách quy mô và giới hạn tín dụng, lãisuất, thời hạn tín dụng và kỳ hạn trả nợ, tài sản bảo đảm, chính sách đối với các tàisản có vấn đề Chính sách tín dụng giúp ngân hàng hướng đến danh mục cho vay

có hiệu quả, đồng thời hướng dẫn cho cán bộ tín dụng các thủ tục cần thiết, cácbước công việc cần làm để thực hiện hoạt động cho vay trong giới hạn trách nhiệmcủa họ Nếu ngân hàng xây dựng được chính sách riêng với cho vay doanh nghiệpthì càng tạo thuận lợi để xác định cụ thể khả năng vay vốn, quy mô tín dụng đượccấp và chi phí của khoản vay mà doanh nghiệp phải chịu

Quy trình tín dụng: là thứ tự mô tả các bước mà cán bộ ở từng phòng bantrong ngân hàng cần thực hiện trong quá trình cho vay từ khi tìm kiểm, tiếp xúckhách hàng, lập hồ sơ vay vốn, giải ngân cho đến khi thu hồi được hết nợ và thanh

lý hợp đồng tín dụng Để chuẩn hóa quá trình và phù hợp với mô hình đặc trưng củamình, mỗi ngân hàng xây dựng một quy trình tín dụng riêng phù hợp với quy địnhcủa pháp luật, ngân hàng cho mình, yêu cầu cán bộ nhân viên phải thực hiệnnghiêm túc trong suốt quá trình cho vay nhưng phải đảm bảo diễn ra thông suốt vànhanh chóng để vừa tiết kiệm được chi phí, thu hút thêm khách hàng vừa đảm bảohiệu quả tín dụng Quy trình cho vay doanh nghiệp càng khoa học, chặt chẽ sẽ tạo rachuẩn mực về danh mục hồ sơ và tiến độ xử lý hồ sơ của khách hàng, một quy trìnhcho vay đơn giản, nhanh gọn nhưng kiểm soát được rủi ro sẽ giúp nâng cao hiệu quảcho vay của đoanh nghiệp lớn

- Hệ thống công nghệ thông tin nội bộ

Công nghệ thông tin, trang thiết bị kỹ thuật cũng là một yếu tố tác động tớihiệu quả cho vay ngân hàng Một ngân hàng với các phương tiện kỹ thuật hiện đại

sẽ tạo điều kiện trong việc đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, giúpcán bộ thu nhập, xử lý thông tin, số liệu và thực hiện các nghiệp vụ một cách nhanhnhất và chính xác nhất, đem lại sự thuận tiện cho khách hàng Đây là một yếu tốthuận lợi để ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay

- Chất lượng nguồn nhân lực

Trang 17

Con người luôn là trung tâm của mọi hoạt động, con người là yếu tố quyếtđịnh đến sự thành công hay thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất cứ

tổ chức, doanh nghiệp nào, hoạt động cho vay của NHTM cũng không phải là ngoại

lệ Trong quá trình giao dịch trực tiếp với khách hàng, mỗi một nhân viên ngânhàng đại diện cho chính là hình ảnh của Ngân hàng Cho nên những kiến thức, kinhnghiệm, chuyên môn của mình, nhân viên Ngân hàng có thể làm tăng thêm giá trịdịch vụ Nhân viên Ngân hàng là lực lượng chú yếu truyền thông tin từ khách hàng,

từ đối thủ cạnh tranh đến các nhà hoạch định chính sách Ngân hàng Một NHTM cóđược một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đứctốt, nắng động, sang tạo thì việc thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng nói chung vànghiệp vụ cho vay nói riêng sẽ trở nên có hệ thống, chuyên nghiệp và đạt hiệu quảcao hơn

Dù cho hệ thống điện tử của ngân hàng có hiện đại đến đâu thì yếu tố conngười cũng luôn là yếu tố quan trọng nhất, hiệu quả cho vay cao hay thấp phụ thuộckhá nhiều vào công tác tuyển chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ của mỗi NHTM

- Sản phẩm, dịch vụ, chính sách lãi suất cho vay

Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng là tập hợp các đặc điểm, tính năng do ngânhàng tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn nhất định của khách hàng trênthị trường tài chính Với khách hàng là doanh nghiệp - đối tượng khách hàng cóhiểu biết về kinh tế xã hội, đã hoạt động lâu trong nền kinh tế thị trường, nên đòihỏi của họ về chất lượng sản phẩm dịch vụ, sự đa dạng về sản phẩm cao hơn so vớikhách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng thể nhân Do đó để đáp ứng nhucầu ngày càng cao của phân khúc khách hàng này, ngân hàng phải không ngừng đadạng, linh hoạt và nâng cấp các sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho kháchhàng khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng

Lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của của doanhnghiệp nên một lãi suất hợp lý và phương thức thu hồi vốn phù hợp với đặc điểmdòng tiền ròng là những điều kiện để doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn vay vốn giữacác ngân hàng Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý, phù hợp với từng lĩnh vực kinh

tế, đối tượng khác hàng để đi chào bán, tiếp cận các khách hàng mới, duy trì vớikhách hàng cũ là việc làm cần thiết đối với NHTM, việc xây dựng khung chính sáchlãi suất chung với từng nhóm khách hàng lớn sẽ tiết kiệm được thời gian và tăngkhả năng chốt đàm phán các khoản vay lớn, dự án đầu tư với khách hàng doanhnghiệp Để thu hút được khách hàng mới, ngân hàng cần tạo ra nhiều giá trị bổ sungcủa sản phẩm cho vay (ưu đãi phí chuyển tiền, sản phẩm thẻ dành cho lãnh đạo

Trang 18

doanh nghiệp, ), tạo nên sự khác biệt so với các sản phẩm của đối thủ, từ đó tăngkhả năng cạnh tranh của ngân hàng từ đó gia tăng hiệu quả cho vay đối với loại hìnhdoanh nghiệp này.

- Mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch (PGD)

Mạng lưới hoạt động của ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếpcận, thẩm định, thu thập thông tin và giám sát sử dụng vốn vay doanh nghiệp Do

đó, nó ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp Phạm vi hoạt độngrộng khắp tạo thuận lợi để ngân hàng phát triển thị phần doanh nghiệp, từ đó nângcao hiệu quả cho vay Những ngân hàng hoạt động tại các thành phố lớn, các khucông nghiệp tuy số lượng và lĩnh vực hoạt động của khách hàng nhiều hơn ở cácvùng tỉnh và ít dân cư nhưng việc mở rộng hoạt động cho vay cũng gặp những khókhăn nhất định vì trên địa bàn có nhiều đối thủ cạnh tranh (kể cả cạnh tranh nội bộ).Như vậy, đề nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay, ngân hàng cần mở rộng mạnglưới chi nhánh, PGD tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi sử dụng sản phẩmcủa ngân hàng Tuy nhiên, việc mở rộng này phụ thuộc vào tiềm lực tài chính củangân hàng và quy định của ngân hàng, ngân hàng nhà nước

- Chiến lược marketing

Marketing là tất cả các hoạt động nhằm đảm bảo khách hàng biết đến ngânhàng, giới thiệu hình ảnh của ngân hàng đến với khách hàng, đặc biệt là khách hàngmới, khách hàng tiềm năng Hoạt động marketing phải được tiến hành xuyên suốttrong quá trình hoạt động của ngân hàng, và có vai trò đặc biệt quan trọng khi ngânhàng hoặc sản phẩm mới thâm nhập vào thị trường Marketing làm nổi bật đặc tính

ưu việt của sản phẩm của ngân hàng so với các sản phẩm thay thế gần gũi của đốithủ cạnh trạnh Các hình thức chủ yếu của marketing xúc tiến là: quảng cáo,catalog, băng rôn, quan hệ công chúng, tài trợ cho các sự kiện thể thao - văn hóa.Một chiến lược marketing đúng đắn, hiệu quả không những giúp ngân hàngtăng cường uy tín, danh tiếng của mình lại còn thu hút được các khách hàng mới,khách hàng có tài chính lành mạnh để thực hiện các khoản cấp tín dụng có hiệu quả.Ngược lại, khi không có chiến lược marketing hoặc chiến lược marketing khônghiệu quả, sẽ những không phát triển được khách hàng mới mà còn gây ra sự tốnkém về chi phí và lãng phí các nguồn lực của ngân hàng, từ đó giảm lợi nhuận củangân hàng

Trang 19

hở thì sẽ rất khó khăn cho Ngân hàng trong các hoạt động nói chung và hoạt độngcho vay nói riêng Với những văn bản pháp luật đầy đủ rõ ràng, đồng bộ sẽ tạo điềukiện cho Ngân hàng yên tâm hoạt động kinh doanh, cạnh tranh trong lĩnh vực chovay Đây là cơ sở pháp lý để Ngân hàng khiếu nại, tố cáo khi có tranh chấp xảy ra.Điều đó giúp Ngân hàng tăng cường hoạt động cho vay Sự thay đổi những chủtrương, chính sách về Ngân hàng cũng gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ củadoanh nghiệp.

Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách ngànhnghề một cách đột ngột gây xáo trộn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Doanh nghiệp không tiêu thụ hết được sản phẩm hay chưa có phương ánkinh doanh đối ứng kịp thời với sự thay đổi của chính sách pháp lý dẫn đến nợ quáhạn, nợ khó đòi Một hệ thống pháp luật đồng bộ và hợp lý sẽ tạo ra môi trườngpháp lý lành mạnh, bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi đểphát triển sản xuất kinh doanh; bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho ngân hàng và cảkhách hàng, tiết kiệm được thời gian và chi phí cho ngân hàng và doanh nghiệp

- Môi trường kinh tế

Sự phát triển của nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh củaNgân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng Nó tạo môi trường rất thuậnlợi để mở rộng hoạt động cho vay Nền kinh tế tăng trưởng ôn định, tình trạng lạmphát ở mức kiểm soát được, giá cả được giữ ở mức ốn định sẽ tạo điều kiện thuậnlợi cho môi trường kinh doanh phát triển, nhu cầu tiêu dùng của dân cư tăng lên, đócũng là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất do đó làm tăngnhu cầu tín dụng của doanh nghiệp Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các NHTM

mở rộng hoạt động cho vay tăng thu từ hoạt động cho vay của NHTM Ngược lạikhi nền kinh tế trong giai đoạn trì trệ, suy thoái, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, quy

mô sản xuất thu hẹp, nhu cầu đầu tư giảm mạnh, thua lỗ kéo dài dẫn đến các khách

Trang 20

hàng của ngân hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ, hiệu quả cho vay của ngân hàng

bị giảm sút

- Đối thủ cạnh tranh

Các Ngân hàng thương mại hoạt động trong môi trường có nhiều đối thủ cạnhtranh Việc xuất hiện các đối thủ cạnh tranh vừa có tác động tích cực và tiêu cựcđến hoạt động của ngân hàng

Tác động tích cực: buộc các ngân hàng phải năng động nhạy bén hơn, khôngngừng hoàn thiện, đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của các KHDN, đổimới công nghệ trang thiết bị, đào tạo cán bộ nhân viên, và chú trọng hơn đến côngtác chăm sóc khách hàng

Tác động tiêu cực: theo nhận định giáo sư Michael E Porter được PGD.TSTrần Đăng Khâm trích dẫn trong Giáo trình thị trường chứng khoán, "cạnh tranhgay gắt có thể khiến ngân hàng mất khách hàng, giảm thị phần, gia tăng chi phí từ

đó giảm lợi nhuận ngân hàng nếu ngân hàng không có các chiến lược cạnh tranhđúng đắn Khi sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành càng lớn, rủi rocàng cao và tỷ suất lợi nhuận biên của ngành càng giảm"

Ngoài các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, còn có áp lực từ phía các NHTM chuẩn

bị gia nhập vào thị trường và từ sản phẩm thay thế Các đối thủ và sản phẩm xuấthiện sau thường ưu việt hơn do khắc phục nhược điểm các sản phẩm, ngân hàngxuất hiện trước và phát triển thêm các tính năng tiện ích mới cho khách hàng Ngoài

ra, tuy không đáng kể nhưng tình trạng cạnh tranh nội bộ cũng phần nào tạo ra một

số áp lực nhất định trong quá trình tiếp thị và tìm kiếm khách hàng Do vậy, mặc dùchưa trực tiếp tham gia thị trường nhưng những nhân tố này cũng mang lại nhữngrủi ro nhất định cho ngân hàng

Như vậy, sự cạnh tranh gây ra khó khăn cho ngân hàng trong việc nâng caochất lượng hoạt động cho vay KHDN, buộc ngân hàng phải không ngừng hoànthiện đề duy trì thị phần cho vay KHDN

- Nhu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn

Nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn quyết định đến lượng cầu

về tín dụng Nhu cầu này phụ thuộc vào các yếu tố như: chu kỳ kinh tế, đặc điểmkinh tế địa bàn, trình độ phát triển kinh tế xã hội của địa bàn mà doanh nghiệp hoạtđộng, chính sách ưu đãi của nhà nước… Trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế, nhucầu thị trường tăng, nhà nước sẽ có các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để doanh

Trang 21

nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh doanh nghiệp sẽ tăng cầu sử dụng nguồn vốnkhác để gia tăng hoạt động của mình, nhu cầu vốn của doanh nghiệp cao, ngân hàng

sẽ càng thuận lợi để nâng cao hiệu quả cho vay Ngược lại, trong giai đoạn kinh tếsuy giảm, doanh nghiệp càng khó phát triển sản xuất kinh doanh, việc nâng cao hiệuquả hoạt động cho vay sẽ càng trở nên hạn chế

Như vậy, ngoài các yếu tố nội tại trong bản thân ngân hàng để tạo nên sự cạnhtranh trong sản phẩm dịch vụ, mạng lưới hoạt động, trình độ nhân sự còn phải kểđến môi trường kinh tế-xã hội, định hướng chính sách của nhà nước, nhu cầu vềphía doanh nghiệp mới có thể tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động cho vaytrong NHTM

Trang 22

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VN

- CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ VIETCOMBANK SỞ GIAO DỊCH

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Sở giao dịch

Chi nhánh Sở giao dịch được thành lập vào ngày 01/04/1991, là đơn vị trựcthuộc và hạch toán phụ thuộc của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Đồnghành với sự phát triển của hệ thống Ngân hàng nói chung và VCB nói riêng, việcTSC vừa thực hiện chức năng kinh doanh, vừa thực hiện chức năng quản lý đã trởnên không còn phù hợp; vì vậy, ngày 01/01/2006, Ngân hàng TMCP Ngoại thươngViệt Nam – chi nhánh Sở giao dịch đã chính thức tách ra hoạt động độc lập như làmột chi nhánh cấp 1 của VCB

Ngày 04/5/2020, Sở giao dịch đã chuyển về địa điểm mới số 11 Láng Hạ,Thành Công, Ba Đình, Hà Nội sau hơn 12 năm hoạt động tại địa chỉ số 31-33 NgôQuyền, P Hàng Bài, Q Hoàn Kiếm, Hà Nội

- Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Sở giaodịch

- Tên giao dịch quốc tế: VCB – Operation Center Branch

- Địa chỉ: Số 11 Láng Hạ, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, TP Hà Nội.Hiện nay, VCB – Chi nhánh Sở giao dịch đang là một trong những chi nhánhlớn nhất và hoạt động hiệu quả nhất trong hệ thống của VCB với quy mô về Tổngtài sản, tín dụng và huy động vốn đứng thứ 2 hệ thống và có mức lợi nhuận và hiệuquả đứng đầu hệ thống của VCB Trong giai đoạn hiện nay, VCB – Chi nhánh Sởgiao dịch đã và đang không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh, bám sát chỉ tiêu

mà Hội đồng quản trị giao phó; liên tục tiến hành cải tiến, nâng cao chất lượng dịchvụ… phấn đấu trở thành một Chi nhánh Ngân hàng đa năng, hiện đại, đáp ứng đượcđầy đủ nhu cầu của các thành phần kinh tế

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch

Hiện tại, VCB chi nhánh Sở giao dịch đang hoạt động với quy mô 14 phòngchức năng, 10 phòng giao dịch phân bổ khắp Hà Nội và hơn 600 nhân viên Môhình tổ chức của VCB chi nhánh Sở giao dịch được bố trí theo hình sau:

Trang 23

Hình 1: Cơ cấu tổ chức của VCB - Chi nhánh Sở giao dịch

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2019 của VCB - Chi nhánh Sở giao dịch)

Chi nhánh có cơ cấu tổ chức tương tự như các chi nhánh khác trong hệ thống.Tuy nhiên, do quy mô của chi nhánh xếp hạng đặc biệt nên có một số điểm khácbiệt như có thêm phòng Tổng hợp có nhiệm vụ trình Ban giám đốc về chính sáchgiá, quản lý nội bộ; Phòng HCQT, Quán lý nhân sự, ngân quỹ, Tin học được táchbiệt

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch

a, Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch từ năm 2015 đến năm 2019

Năm 2019 đánh dấu 5 năm liên tiếp VCB – Chi nhánh Sở giao dịch là mộttrong hai chi nhánh trong hệ thống VCB đạt danh hiệu xuất sắc đặc biệt Là chinhánh được xếp hạng đặc biệt (cùng VCB – Chi nhánh Hồ Chí Minh), là đầu tàutiêu biểu ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu kinh doanh của hệ thống VCB Các chỉ tiêucủa chi nhánh được giao tăng hàng năm và cơ bản chi nhánh đều hoàn thành xuấtsắc nhiệm vụ được giao

Là đơn vị đi đầu trong hệ thống Vietcombank, trong năm 2023 vừa qua, dưới

sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đúng đắn của Đảng ủy, Ban Giám đốc cùng sự nỗlực không ngừng nghỉ của từng cán bộ nhân viên, Vietcombank Sở giao dịch đã đạtđược nhiều thành tựu đáng tự hào:

Bộ phận TTQT

Bộ phận bảo lãnh

Bộ phận giải ngân - CRC

Các phòng ban dịch vụ

Phòng Dịch vụ KHTN

Phòng Dịch vụ KHTC

Phòng ngân quỹ

Các phòng ban vận hành

Phòng tổng hợp

Phòng HCQT

Phòng QL nhân sự

Phòng tin học

Phòng kế toán

Hệ thống 10 phòng giao dịch

Trang 24

+Đảng bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2023

- Thành tích trong hoạt động kinh doanh:

+ Đơn vị ĐẶC BIỆT XUẤT SẮC năm 2023

+ Cờ thi đua Đơn vị tiêu biểu về Tăng trưởng Tín dụng hiệu quả và chất lượngnăm 2023

Trong nửa đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ Sở Giao dịch đã hoàn thành vàhoàn thành vượt mức các chỉ tiêu trọng yếu theo kế hoạch được giao hàng năm.Công tác huy động vốn tăng bình quân 6,98%/năm, công tác tín dụng tăng bìnhquân 16,68%/năm; Tỉ lệ nợ xấu 0,35%/năm, thấp hơn kế hoạch giao; Lợi nhuậntrước thuế năm 2021 và 2022 tăng bình quân 8,18%/năm so với năm trước; Doanh

số thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại năm 2022 đạt 7,6 tỷ USD, tăng trưởng bình quân 47%; doanh số mua bán ngoại tệ đạt 3,9 tỷ USD, tăng trưởng bình quân13,9%/năm, hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao và giữ vững thị phần trên địabàn, góp phần giữ vững lợi thế ưu việt của VCB trong hoạt động ngân hàng

Riêng nửa đầu năm 2023, các chỉ tiêu kinh doanh của Sở giao dịch đã đạtđược các kết quả tốt: lợi nhuận sau trích lập đạt 1.311,8 tỷ đồng, hoàn thành 102%

kế hoạch quý 2; Thu ngoài lãi đạt 174,5 tỷ đồng, hoàn thành 61% kế hoạch quý, thu

nợ ngoại bảng đạt 63,8 tỷ đồng, hoàn thành 119% kế hoạch năm…

Với những kết quả đạt được, Sở giao dịch được khen thưởng là “Chi nhánh cóthành tích tiêu biểu 6 tháng đầu năm 2023 về lợi nhuận kinh doanh sau dự phòng rủiro”

b, Số liệu cụ thể

Ngày đăng: 01/11/2024, 15:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w