1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh và phân tích tình hình đầu tư và tình hình tài trợ của tập đoàn dệt may việt nam (vgt) giai đoạn 2017 – 2018

35 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 1,34 MB

Cấu trúc

  • Phần I: Lý thuyết (3)
    • 1. Phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn (3)
    • 2. Phân tích tình hình đầu tư và tình hình tài trợ của tập đoàn (4)
  • Phần II: Tổng quan về Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VGT) (7)
    • 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn (7)
    • 2.2. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của tập đoàn (8)
  • Phần III. Bài tập (8)
    • 3.1. Phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn Dệt may Việt (8)
    • 3.2. Phân tích tình hình đầu tư và tình hình tài trợ của tập đoàn Dệt may Việt Nam (15)
      • 3.2.1. Phân tích tình hình đầu tư của tập đoàn Dệt may Việt Nam giai đoạn 2017-2018 (15)
      • 3.2.2. Phân tích tình hình tài trợ của Tập đoàn Dệt may Việt Nam giai đoạn 2017-2018 (19)
    • 3.3. Ưu điểm, hạn chế và đề xuất các giải pháp (22)
  • PHỤ LỤC (24)

Nội dung

Trang 1 BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH --- BÀI THI MƠN: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ Hình thức thi: Tiểu luận Mã đề thi số: 05 Thời gian làm bài thi: 02 ngày TIÊU ĐỀ TIỂU LUẬN:

Lý thuyết

Phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn

Phân tích tình hình kết quả kinh doanh của tập đoàn cung cấp thông tin hữu ích cho các đối tượng quan tâm đến tình hình của tập đoàn Thông qua phân tích tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn kinh tế, các cơ quan quản lý nhà nước cũng đánh giá được mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với các lĩnh vực thuộc quản lý nhà nước, cung cấp căn cứ để đưa ra các quyết định điều chỉnh cơ chế chính sách tài chính, cơ chế quản lý sao cho phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh của tập đoàn

Kết quả kinh doanh trong mỗi thời kỳ ảnh hưởng có tính chất quyết định đến chính sách phân phối lợi nhuận và có tác động lớn đến sức mạnh tài chính của tập đoàn

Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh tập trung làm rõ về tình hình kinh doanh và kết quả kinh doanh theo từng lĩnh vực hoạt động của tập đoàn, tình hình quản trị các yếu tố doanh thu, chi phí, các nhân tố đã tác động đến kết quả kinh doanh, xác định được trọng điểm cần quản lý và tiềm năng cần khai thác về từng lĩnh vực kinh doanh, từng bộ phận quản lý của tập đoàn để tăng thêm doanh thu và sức sinh lời của từng loại hoạt động kinh doanh

1.2.1 Nhóm các chỉ tiêu quy mô

+ Chỉ tiêu Tổng doanh và thu thu nhập

+ Các chỉ tiêu trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của tập đoàn

- Chỉ tiêu doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ

- Chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

- Phần lãi hoặc lỗ trong công ty liên doanh, liên kết: Chỉ tiêu này cho thấy tập đoàn có khả năng tăng thêm các khoản thu khi công ty đầu tư liên doanh, liên kết hoạt động hiệu quả Tuy nhiên, khi công ty hoạt động kém hiệu quả thì đây sẽ là khoản lỗ mà tập đoàn cần bù đắp trong hoạt động đầu tư

+ Chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận trên báo cáo bộ phận hợp nhất

1.2.2 Nhóm chỉ tiêu hệ số

*Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị chi phí (4 chỉ tiêu)

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra 1 đồng doanh thu, thu nhập trong kỳ thì tập đoàn kinh tế cần bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí Hệ số này càng giảm cho thấy khả năng quản lý, tiết kiệm các khoản chi phí của tập đoàn càng tốt và ngược lại

Hệ số giá vốn hàng bán = 𝑮𝒊á 𝒗ố𝒏 𝒉à𝒏𝒈 𝒃á𝒏

Chỉ tiêu này cho biết, để tạo ra 1 đồng doanh thu, thu nhập thì tập đoàn kinh tế phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại

Hệ số chi phí bán hàng = 𝑪𝒉𝒊 𝒑𝒉í 𝒃á𝒏 𝒉à𝒏𝒈

Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 1 đồng doanh thu thuần tập đoàn kinh tế phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng Hệ số chi phí bán hàng càng nhỏ, chứng tỏ tập đoàn kinh tế tiết kiệm chi phí bán hàng và kinh doanh càng có hiệu quả và ngược lại

Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp = 𝑪𝒉𝒊 𝒑𝒉í 𝒒𝒖ả𝒏 𝒍ý 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒏𝒈𝒉𝒊ệ𝒑

Chỉ tiêu này cho biết để thu được 1 đồng doanh thu thuần tập đoàn kinh tế phải chi bao nhiêu đồng chi phí quản lý doanh nghiệp Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả quản lý các khoản chi phí quản lý chung của toàn tập đoàn càng cao và ngược lại

*Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động (4 chỉ tiêu)

Hệ số sinh lời hoạt động ròng (ROS) = 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒔𝒂𝒖 𝒕𝒉𝒖ế

Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế với doanh thu, thu nhập tạo ra trong kỳ của Tập đoàn kinh tế Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng doanh thu, thu nhập trong kỳ thì tập đoàn kinh tế thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

Hệ số sinh lời hoạt động trước thuế = 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒕𝒓ướ𝒄 𝒕𝒉𝒖ế

Chỉ tiêu này cho biết trong 1 đồng tổng doanh thu thu nhập có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế

Hệ số sinh lời hoạt động kinh doanh = 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏 𝒕ừ 𝒉𝒐ạ𝒕 độ𝒏𝒈 𝒌𝒊𝒏𝒉 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉

Chỉ tiêu này cho biết, trong 1 đồng doanh thu thuần tạo ra từ hoạt động chính có bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Hệ số sinh lời từ hoạt động bán hàng = 𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉ậ𝒏 𝒕ừ 𝒉𝒐ạ𝒕 độ𝒏𝒈 𝒃á𝒏 𝒉à𝒏𝒈

Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng = Lợi nhuận gộp - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp Cho biết bình quân cứ 1 đồng doanh thu thuần thu được có bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động bán hàng

Khi phân tích tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn, ta sử dụng phương pháp so sánh để so sánh các chỉ tiêu giữa kỳ phân tích và kỳ gốc để xác định chênh lệch tuyệt đối và tương đối, tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của tập đoàn kinh tế Căn cứ vào trị số các chỉ tiêu và kết quả so sánh để đánh giá khái quát, chi tiết tình hình kết quả kinh doanh của tập đoàn kinh tế

Từ đó đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động chung của tập đoàn và từng lĩnh vực hoạt động để kịp thời phát hiện lĩnh vực hoạt động nào hiệu quả hoặc kém hiệu quả, khâu quản lý nào trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh cần điều chỉnh, nhân tố nào cần phân tích chi tiết, xác định nguyên nhân, có biện pháp cụ thể để tăng năng lực tài chính thông qua lợi nhuận, hệ số sinh lời hoạt động và tăng trưởng doanh thu cho tập đoàn.

Phân tích tình hình đầu tư và tình hình tài trợ của tập đoàn

2.1 Phân tích tình hình đầu tư của tập đoàn

Phân tích tình hình đầu tư của tập đoàn giúp nhà quản lý đánh giá và quản trị danh mục đầu tư một cách hiệu quả

Việc quản trị đầu tư của tập đoàn kinh tế cần xem xét một cách toàn diện, theo nhiều tiêu chí, nhất là phải đo lường được quy mô, tỷ lệ đầu tư để xác định trọng điểm quản trị trong danh mục đầu tư của tập đoàn kinh tế

(1) Phân tích chính sách đầu tư theo danh mục

Hệ số đầu tư Tài sản ngắn hạn = 𝑻à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒏𝒈ắ𝒏 𝒉ạ𝒏

Cho biết mức độ vốn đầu tư phân bổ cho tài sản ngắn hạn Hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của tập đoàn và công tác quản lý sd tài sản của tập đoàn

Hệ số đầu tư Tài sản dài hạn = 𝑻à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒅à𝒊 𝒉ạ𝒏

Cho biết mức độ vốn đầu tư phân bổ cho Tài sản dài hạn Hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của tập đoàn và công tác quản lý sd tài sản của tập đoàn

Hệ số đầu tư Tài sản cố định = 𝑻à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒄ố đị𝒏𝒉

Cho biết vốn đầu tư vào năng lực sản xuất kinh doanh hiện có của tập đoàn

Hệ số đầu tư tài chính = 𝑪á𝒄 𝒌𝒉𝒐ả𝒏 đầ𝒖 𝒕ư 𝒏𝒈ắ𝒏 𝒉ạ𝒏 𝒗à 𝒅à𝒊 𝒉ạ𝒏

+ Hệ số Đầu tư tài chính ngắn hạn = 𝑪á𝒄 𝒌𝒉𝒐ả𝒏 đầ𝒖 𝒕ư 𝒏𝒈ắ𝒏 𝒉ạ𝒏

+ Hệ số Đầu tư tài chính dài hạn= 𝑪á𝒄 𝒌𝒉𝒐ả𝒏 đầ𝒖 𝒕ư 𝒅à𝒊 𝒉ạ𝒏

Cho biết phần vốn của tập đoàn phân bổ cho các khoản đầu tư tài chính bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn Đây là phần vốn đầu tư ra bên ngoài

Hệ số đầu tư bất động sản = 𝑩ấ𝒕 độ𝒏𝒈 𝒔ả𝒏 đầ𝒖 𝒕ư

Cho biết phần vốn mà tập đoàn đầu tư vào Bất động sản là bao nhiêu

(2) Phân tích chính sách đầu tư theo bộ phận

Hệ số đầu tư từng bộ phận = 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒕𝒉𝒆𝒐 𝒕ừ𝒏𝒈 𝒃ộ 𝒑𝒉ậ𝒏

So sánh các chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc để xác định chênh lệch về từng chỉ tiêu trên Căn cứ vào độ lớn của chỉ tiêu và kết quả so sánh kết hợp với xem xét điều kiện, môi trường kinh doanh, đầu tư cũng như khả năng tạo việc làm qua sử dụng vốn đầu tư để đánh giá phù hợp về tình hình đầu tư của tập đoàn kinh tế

2.2 Phân tích tình hình tài trợ của tập đoàn

Phân tích chính sách huy động vốn của tập đoàn kinh tế thông qua hoạt động tài trợ cần đánh giá đúng đắn mức độ độc lập, tự chủ, an toàn, ổn định về tài chính trong hoạt động huy động vốn để tài trợ cho hoạt động đầu tư

Phân tích hoạt động tài trợ nhằm cung cấp thông tin cho lãnh đạo tập đoàn và các chủ thể quản lý khác biết được mức độ độc lập, tự chủ về tài chính trong tài trợ; mức độ ổn định, an toàn của chính sách huy động vốn; phát hiện những dấu hiệu mạo hiểm trong hoạt động tài trợ để các nhà quản trị đưa ra các quyết định quản lý phù hợp, đồng thời đề xuất các biện pháp quản lý

Hệ số tự tài trợ tổng quát = 𝑽ố𝒏 𝒄𝒉ủ 𝒔ở 𝒉ữ𝒖

Hệ số tự tài trợ tổng quát cho biết trong tổng tài sản của tập đoàn có bao nhiêu phần được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu

Nếu hệ số tự tài trợ tổng quát lớn hơn 0,5 thì ttập đoàn ở mức độ độc lập tài chính cao, càng gần về 1 càng cao Nếu hệ số tự tài trợ tổng quát nhỏ hơn 0,5 thì mức độ độc lập tài chính thấp, càng gần về 0 càng thấp Và nếu hệ số tự tài trợ tổng quát bằng 0 thì tập đoàn có mức độ độc lập tài chính cân bằng với mức độ nợ

Ngoài việc đánh giá mức độ độc lập tài chính cao hay thấp, việc tăng (giảm) mức độ độc lập tài chính này có hợp lý không thì cần phải kết hợp xem xét mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính: Mức độ độc lập tài chính càng cao thì mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính càng thấp và ngược lại Việc sử dụng đòn bẩy tài chính này có hiệu quả khi tỷ suất sinh lời kinh tế lớn hơn lãi suất vay bình quân (BEP > r)

Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn = 𝑽ố𝒏 𝒄𝒉ủ 𝒔ở 𝒉ữ𝒖

Hệ số tự tài trợ tổng quát cho biết trong tài sản dài hạn của tập đoàn có bao nhiêu phần được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu

Nếu hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1, thì tập đoàn có khả năng tự chủ cao trong tài trợ tài sản dài hạn Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 và lớn hơn 0,5 thì tập đoàn có khả năng tự tài trợ phần lớn tài sản dài hạn Nếu hệ số nhỏ hơn 0,5 thì khả năng tự tài trợ tài sản dài hạn thấp

Hệ số tự tài trợ Tài sản cố định = 𝑽ố𝒏 𝒄𝒉ủ 𝒔ở 𝒉ữ𝒖

Hệ số tự tài trợ tổng quát cho biết trong tài sản cố định của tập đoàn có bao nhiêu phần được tài trợ bằng Vốn chủ sở hữu

Nếu hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1, thì tập đoàn có khả năng tự chủ cao trong tài trợ tài sản cố định Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 và lớn hơn 0,5 thì tập đoàn có khả năng tự tài trợ phần lớn tài sản cố định Nếu hệ số nhỏ hơn 0,5 thì khả năng tự tài trợ tài sản cố định thấp

Hệ số tài trợ thường xuyên (Htx) = 𝑵𝒈𝒖ồ𝒏 𝒗ố𝒏 𝒅à𝒊 𝒉ạ𝒏

Hệ số này cho biết trong tổng Tài sản dài hạn của tập đoàn có bao nhiêu phần tài trợ bằng nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu

Tập đoàn đã sử dụng toàn bộ nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho Tài sản ngắn hạn và toàn bộ Nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho Tài sản dài hạn Chính sách tài trợ này đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính, an toàn hạn chế rủi ro

Nguồn vốn dài hạn đủ để tài trợ hết cho Tài sản dài hạn và còn dư 1 phần tài trợ tiếp cho Tài sản ngắn hạn Nguồn vốn dài hạn là những khoản Vốn chủ sở hữu, vốn vay có thời gian đáo hạn dài (trên 1 năm) trong khi Tài sản ngắn hạn là những tài sản có tính thanh khoản cao, chu kỳ vòng quay vốn nhanh Như vậy, chính sách tài trợ này đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính, an toàn, ít rủi ro và tăng cơ hội đầu tư sinh lời Tuy nhiên, chi phí sử dụng vốn cho chính sách tài trợ này khá cao

Nguồn vốn dài hạn không đủ tài trợ hết cho Tài sản dài hạn nên tập đoàn phải huy động thêm 1 phần từ Nguồn vốn ngắn hạn Nguồn vốn ngắn hạn là các khoản vốn vay có thời gian đáo hạn ngắn (nhỏ hơn 1 năm) trong khi Tài sản dài hạn là những tài sản có tính thanh khoản thấp, chu kỳ vòng quay vốn kéo dài (trên 1 năm) Như vậy, chính sách này không đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính, nhiều rủi ro tiềm ẩn và thiếu an toàn

Vốn lưu chuyển = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn

Nếu Vốn lưu chuyển dương cho biết phần nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn là bao nhiêu đồng Nếu Vốn lưu chuyển âm cho biết tập đoàn đang thiếu bao nhiêu đồng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn Vốn lưu chuyển cho biết quy mô Nguồn vốn dài hạn đang dư thừa hay thiếu hụt so với nguồn vốn

So sánh các chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc

Sử dụng phương pháp cân đối, phương pháp thay thế liên hoàn

Phân tích tính chất ảnh hưởng các nhân tố

Tổng quan về Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VGT)

Quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn

2.1.1 Giới thiệu về tập đoàn Dệt may Việt Nam (VGT) Địa chỉ: 25 Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: (+84-4).38257700

Email: vinatexhn@vinatex.com.vn

Website: http://www.vinatex.com/

Với lịch sử 50 năm hình thành và phát triển, tập đoàn Dệt may Việt Nam là đơn vị dẫn đầu ngành Dệt may Việt Nam Tập đoàn có đầy đủ các thành phần cần thiết để xây dựng chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, làm nền tảng để tiến từ hình thức CMT gia công thuần túy lên hình thức Sản xuất xuất khẩu ODM Ngoài ra, các công ty thành viên cũng tự xây dựng các cửa hàng thời trang mang nhãn hiệu riêng phục vụ thị trường nội địa

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn

Tập đoàn Dệt may Việt Nam tiền thân là Tổng công ty Dệt may Việt Nam được thành lập theo Quyết định ngày 29/04/1995 của Thủ tướng Chính Phủ trên cơ sở sáp nhập các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Dệt Việt Nam và Liên hiệp sản xuất - xuất nhập khẩu May Quá trình hình thành và phát triển của Vinatex gắn liên với lịch sử hình thành và phát triển ngành Dệt may Việt Nam

Năm 2005, Tập đoàn Dệt May Việt Nam được thành lập trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại

Tổng Công ty Dệt May Việt Nam Hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con

Năm 2010, Công ty Mẹ - Tập đoàn Dệt May Việt nam chuyển thành Công ty TNHH

MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu

Năm 2014, Tập đoàn Dệt may Việt Nam cổ phần hóa thành công theo Quyết định số

320/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0100100008 do Sở kế hoạch và Đầu tư cấp lần đầu ngày 27/10/2010, Đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 11/3/2016 Với VĐL là 5.000 tỷ đồng

Ngày trở thành công ty đại chúng: 19/5/2015

Ngày 03/01/2017 giao dịch đầu tiên trên sàn UPCOM với giá tham chiếu 13.500đ/cp

* Chiến lược đầu tư và phát triển của tập đoàn

- Tập đoàn tập trung vào các ngành nghề cốt lõi để đảm bảo phát triển theo chiều sâu, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may

- Tái cơ cấu danh mục đầu tư để đảm bảo phù hợp với các ngành nghề cốt lõi

- Tập đoàn có vai trò quản trị các khoản vốn của các công ty liên kết và người đại diện phần vốn để đảm bảo nguồn vốn của tập đoàn được đảm bảo, phát triển

- Tập đoàn hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên dịch chuyển sản xuất theo hướng ODM

- Có vai trò quản lý khối các viện trường, đảm bảo đáp ứng yêu cầu nghiên cứu khoa học công nghệ và đáp ứng nguồn nhân lực cho Tập đoàn

Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của tập đoàn

+ Ngành, nghề kinh doanh chính:

Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm dệt may thời trang

+ Ngành, nghề kinh doanh có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính:

Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, hóa chất, thuốc nhuộm, thiết bị phụ tùng ngành dệt may thời trang Đào tạo nghề, quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ

Giám định, kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng sản phẩm và nguyên phụ liệu dệt may, giống bông; đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng dệt may, khu công nghiệp dệt may, xử lý môi trường, siêu thị; tư vấn, thiết kế, lập các dự án đầu tư trong lĩnh vực dệt may, môi trường Đầu tư ra nước ngoài; làm đại diện cho các công ty nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực dệt may.

Bài tập

Phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn Dệt may Việt

Bảng 1: Phân tích tình hình kết quả kinh doanh của tập đoàn Dệt may giai đoạn 2017-2018

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2018 Năm 2017 Chênh lệch

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Triệu đồng 19.136.158 17.468.652 1.667.506 9,55

2 Các khoản giảm trừ doanh thu Triệu đồng 34.692 22.109 12.583 56,91

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Triệu đồng 19.101.466 17.446.544 1.654.922 9,49

4 Giá vốn hàng bán Triệu đồng 17.300.467 15.854.507 1.445.960 9,12

5 Lợi nhuận gộp Triệu đồng 1.800.999 1.592.037 208.962 13,13

6 Doanh thu hoạt động tài chính Triệu đồng 324.434 317.895 6.539 2,06

7 Chi phí tài chính Triệu đồng 643.885 406.266 237.619 58,49

Trong đó: Chi phí lãi vay Triệu đồng 457.300 356.407 100.893 28,31

8 Phần lãi trong công ty liên kết Triệu đồng 672.652 545.093 127.559 23,40

9 Chi phí bán hàng Triệu đồng 536.563 546.609 (10.046) (1,84)

10 Chi phí quản lý doanh nghiệp Triệu đồng 893.995 870.497 23.498 2,70

11 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Triệu đồng 723.642 631.653 91.989 14,56

12 Thu nhập khác Triệu đồng 148.079 155.013 (6.934) (4,47)

13 Chi phí khác Triệu đồng 110.320 38.196 72.124 188,83

14 Kết quả từ hoạt động khác Triệu đồng 37.759 116.817 (79.058) (67,68)

15 Lợi nhuận kế toán trước thuế Triệu đồng 761.401 748.470 12.931 1,73

16 Chi phí thuế TNDN hiện hành Triệu đồng 64.466 65.096 (630) (0,97)

17 Lợi ích thuế TNDN hoãn lại Triệu đồng (5.682) (1.800) (3.882) 215,67

18 Lợi nhuận sau thuế TNDN Triệu đồng 702.616 685.174 17.442 2,55

Cổ đông của công ty mẹ Triệu đồng 438.097 385.956 52.141 13,51

Cổ đông không kiểm soát Triệu đồng 264.519 299.218 (34.699) (11,60)

Lãi cơ bản trên cổ phiếu Triệu đồng 0,000741 0,000772 (0,000031) (4,02) Lãi suy giảm trên cổ phiếu Triệu đồng 0,000668 0,000695 (0,000027) (3,88)

Tính toán các chỉ tiêu phân tích

Tổng doanh thu và thu nhập = 3 + 6 + 8 + 12 Triệu đồng 20.246.631 18.464.545 1.782.086 9,65 Tổng chi phí = Tổng DTTN - LNST TNDN Triệu đồng 19.544.015 17.779.371 1.764.644 9,93 Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh = 3 + 6 + 8 Triệu đồng 20.098.552 18.309.532 1.789.020 9,77 Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng = 5 – 9 - 10 Triệu đồng 370.441 174.931 195.510 111,76

Các hệ số chi phí

Hệ số chi phí = Tổng CP/ Tổng DTTN Lần 0,9653 0,9629 0,0024 0,25

Hệ số GVHB = GVHB/DTT BH&CCDV Lần 0,9057 0,9087 (0,0030) (0,33)

Hệ số CPBH = CPBH/ DTT BH&CCDV Lần 0,0281 0,0313 (0,0032) (10,34)

Hệ số CPQLDN = CPQLDN/DTT BH&CCDV Lần 0,0468 0,0499 (0,0031) (6,20)

Các hệ số sinh lời hoạt động

Hệ số sinh lời hoạt động ròng = LNST/ DTTN Lần 0,0347 0,0371 (0,0024) (6,48)

Hệ số sinh lời hoạt động trước thuế = LNTT/DTTN Lần 0,0376 0,0405 (0,0029) (7,23)

Hệ số sinh lời hoạt động kinh doanh Lần 0,0360 0,0345 0,0015 4,37

Hệ số sinh lời hoạt động bán hàng

= Lợi nhuận từ HĐBH / DTTN Lần 0,0194 0,0100 0,0094 93,42

Doanh thu theo bộ phận hoạt động

Công nghiệp Dệt May Triệu đồng 16.481.825 14.296.107 2.185.718 15,29 Xuất khẩu, nhập khẩu và kinh doanh thương mại Triệu đồng 1.334.064 1.709.458 (375.394) (21,96)

Các hoạt động khác Triệu đồng 1.285.578 1.440.979 (155.401) (10,78)

Tổng doanh thu, thu nhập năm 2017 là 18.464.545 triệu đồng, đến năm 2018 là 20.246.631 triệu đồng, như vậy, tổng doanh thu, thu nhập đã tăng 1.782.086 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 9,65% Việc tăng tổng doanh thu, thu nhập cho thấy tình hình kết quả hoạt động kinh doanh ban đầu của tập đoàn Dệt may Việt Nam giai đoạn 2017-2018 đang tăng lên

Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2017 là 748.470 triệu đồng, năm 2018 là 761.401 triệu đồng Lợi nhuận kế toán trước thuế của doanh nghiệp tăng 12.931 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 1,73% Lợi nhuận sau thuế năm 2017 là 685.174 triệu đồng, đến năm

2021, lợi nhuận sau thuế của tập đoàn là 702.616 triệu đồng Như vậy, lợi nhuận sau thuế tăng 17.442 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 2,55% Điều này chứng tỏ, hoạt động kinh doanh của tập đoàn có lãi trong năm 2018

Hệ số chi phí chung năm 2017 là 0,9629; năm 2018 là 0,9653; có nghĩa là, trong năm

2017, để tạo ra một đồng doanh thu, thu nhập thì tập đoàn kinh tế cần bỏ ra 0,9629 đồng chi phí và đến năm 2018, thì tập đoàn cần bỏ ra 0,9653 đồng chi phí Như vậy, hệ số chi phí của tập đoàn năm 2018 đã tăng 0,0024 lần, tương ứng với tỷ lệ tăng là 0,25% Hệ số này tăng cho thấy tập đoàn đang sử dụng lãng phí nguồn chi phí, khả năng quản lý và tiết kiệm các khoản chi phí của tập đoàn chưa tốt Bên cạnh đó, trong cả 2 năm, hệ số chi phí đều nhỏ hơn 1, nghĩa là, tổng chi phí của tập đoàn nhỏ hơn doanh thu, cho thấy tập đoàn đang kinh doanh có lãi trong cả năm

2017 và năm 2018 Đây là dấu hiệu tốt cho tập đoàn

Hệ số sinh lời ròng (ROS) năm 2017 là 0,0371; điều này có nghĩa là cứ một đồng doanh thu, thu nhập trong kỳ thì tập đoàn kinh tế thu được 0,0371 đồng lợi nhuận sau thuế Năm 2018, hệ số sinh lời ròng là 0,0347; điều này có nghĩa là cứ một đồng doanh thu, thu nhập trong kỳ thì tập đoàn kinh tế thu được 0,0347 đồng lợi nhuận sau thuế Như vậy, so với năm 2017, hệ số sinh lời ròng (ROS) giảm 0,0024 lần, tương ứng với tỷ lệ giảm là 6,48% Hệ số sinh lời ròng giảm cho thấy hoạt động sinh lời của Tập đoàn Dệt may Việt Nam diễn ra không được thuận lợi, chưa có sự cải thiện, điều này làm cho khả năng sinh lời của tập đoàn bị sụt giảm trong năm 2018

Nhìn chung, trong giai đoạn 2017-2018 hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn Dệt may Việt Nam đang có lãi, tuy nhiên, hoạt động sinh lời của tập đoàn đang có xu hướng giảm xuống Xét trong dài hạn, hiệu quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn đang giảm, tuy nhiên, trong ngắn hạn, tập đoàn vẫn hoạt động có lãi Để làm rõ nguyên nhân làm cho tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn tăng lên, lợi nhuận kiếm được là từ đâu và đâu là yếu tố tác động làm giảm hệ số sinh lời ròng của tập đoàn, ta đi vào phân tích chi tiết

- Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh năm 2017 là 631.653 triệu đồng, và tăng 91.989 triệu đồng vào năm 2018, tương ứng với tỷ lệ tăng là 14,56% Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng từ đó cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn đang tăng lên

- Hệ số sinh lời hoạt động kinh doanh

Hệ số sinh lời hoạt động kinh doanh năm 2017 là 0,0345; năm 2018, hệ số này là 0,0360 Điều này có nghĩa là, trong một đồng doanh thu thuần tạo ra từ hoạt động chính thì trong năm

2017 có 0,0345 đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và trong năm 2018 có 0,0360 đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Như vậy, hệ số sinh lời hoạt động kinh doanh năm 2018 tăng 0,0015 lần, tương ứng với tỷ lệ tăng là 4,37%, cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn tăng Nguyên nhân làm cho hệ số sinh lời hoạt động kinh doanh tăng là do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng và doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh tăng, tuy nhiên, tốc độ tăng của lợi nhuận thuần lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh Cụ thể, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2017 là 631.653 triệu đồng, tăng 91.989 triệu đồng trong năm 2018, tương ứng với tốc độ tăng là 14,56% Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2018 là 20.098.552 triệu đồng, đã tăng 1.789.020 triệu đồng, tương ứng tăng 9,77% Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh tăng là do cả doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 9,49%; doanh thu hoạt động tài chính tăng 2,06% và phần lãi trong công ty liên kết tăng 23,40%

➢ Các chỉ tiêu doanh thu

Doanh thu bán hàng năm 2017 là 17.468.652 triệu đồng, năm 2018 là 19.136.158 triệu đồng Như vậy, doanh thu bán hàng năm 2018 tăng 1.667.506 triệu đồng, tương ứng tăng 9,55% Doanh thu bán hàng tăng cho thấy tập đoàn đang áp dụng tốt các chính sách bán hàng kinh doanh, mẫu mã sản phẩm đa dạng, từ đó kích cầu người mua, đồng thời giá bán phù hợp với nhu cầu của khách hàng

- Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2017 là 17.446.544 triệu đồng, năm

2018 doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 1.654.922 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 9,49%

Như vậy, trong năm 2018, doanh thu bán hàng; doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ đều tăng Điều đó cho thấy sự ảnh hưởng của Tập đoàn Dệt may Việt Nam trên thị trường vẫn được gia tăng

Cụ thể về doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng chủ yếu là do doanh thu bán hàng; doanh thu bán và cho thuê bất động sản tăng và doanh thu theo bộ phận hoạt động Công nghiệp Dệt May tăng Bên cạnh đó thì có sự sụt giảm của doanh thu cho thuê lại đất thuê; doanh thu cung cấp dịch vụ và gia công; doanh thu theo bộ phận hoạt động xuất nhập khẩu và kinh doanh thương mại và doanh thu theo bộ phận các hoạt động khác Cụ thể như sau:

Doanh thu bán hàng năm 2017 là 16.694.992 triệu đồng, năm 2018 là 18.501.537 triệu đồng Doanh thu bán hàng đã tăng 1.806.545 triệu đồng, tương ứng tăng 10,82% Đây là khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ với mức tỷ trọng cả năm 2017 và năm 2018 đều trên 90% Doanh thu bán và cho thuê BĐS năm 2018 tăng 11.106 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 13,44%

Doanh thu theo bộ phận công nghiệp Dệt may năm 2018 là 16.481.825 triệu đồng, tương ứng tăng 2.185.718 triệu đồng Việc tăng doanh thu theo bộ phận công nghiệp dệt may là do trong năm 2018, tập đoàn đã gia tăng sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hóa chất, thuốc nhuộm và các sản phẩm cuối cùng của ngành dệt may

Phân tích tình hình đầu tư và tình hình tài trợ của tập đoàn Dệt may Việt Nam

3.2.1.Phân tích tình hình đầu tư của tập đoàn Dệt may Việt Nam giai đoạn 2017-2018

Bảng 2: Phân tích tình hình đầu tư theo danh mục của tập đoàn Dệt may giai đoạn 2017-2018

Chỉ tiêu Đơn vị tính 31/12/2018 31/12/2017 Chênh lệch tỷ lệ(%)

Tổng tài sản Triệu đồng 21.894.861 20.906.160 988.701 4,73

1.Hệ số đầu tư tài sản ngắn hạn Lần 0,4817 0,4532 0,0285 6,29

Tài sản ngắn hạn Triệu đồng 10.547.264 9.474.983 1.072.281 11,32

2.Hệ số đầu tư tài sản dài hạn Lần 0,5183 0,5468 (0,0285) (5,21)

Tài sản dài hạn Triệu đồng 11.347.597 11.431.177 (83.580) (0,73)

3.Hệ số đầu tư Tài sản cố định Lần 0,3364 0,3143 0,0221 7,03

Tài sản cố định Triệu đồng 7.365.097 6.570.670 794.427 12,09

4.Hệ số đầu tư tài chính Lần 0,1221 0,1361 (0,0140) (10,26)

Hệ số đầu tư tài chính ngắn hạn Lần 0,0243 0,0345 (0,0102) (29,62)

-Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Triệu đồng 530.965 720.377 (189.412) (26,29)

Hệ số đầu tư tài chính dài hạn Lần 0,0979 0,1016 (0,0038) (3,69)

-Các khoản đầu tư tài chính dài hạn Triệu đồng 2.142.822 2.124.528 18.294 0,86

5.Hệ số đầu tư bất động sản Lần 0,0082 0,0080 0,0002 2,53

Bất động sản đầu tư Triệu đồng 178.515 166.252 12.263 7,38

Căn cứ vào số liệu trong bảng phân tích, ta thấy danh mục đầu tư của tập đoàn Dệt may Việt Nam giai đoạn 2017-2018 chủ yếu là đầu tư tài sản dài hạn với hệ số đầu tư tài sản dài hạn đầu năm là 0,5468; giảm 0,0285 lần trong tại thời điểm đầu năm, tương ứng với tỷ lệ giảm là 5,21% Các lĩnh vực đầu tư còn lại của tập đoàn có tổng mức vốn đầu tư tương đối thấp và hệ số đầu tư đều thấp hơn 0,5

- Hệ số đầu tư tài sản ngắn hạn

Hệ số đầu tư tài sản ngắn hạn đầu năm 2018 là 0,4532; cuối năm 2018 là 0,4817 Như vậy, hệ số đầu tư tài sản ngắn hạn tăng 0,0285 lần, tương ứng với tỷ lệ tăng là 6,29% Có thể thấy, mức độ vốn đầu tư phân bổ cho tài sản ngắn hạn của tập đoàn Dệt may đang tăng lên

Hệ số đầu tư tài sản ngắn hạn tăng là do tài sản ngắn hạn của tập đoàn đang tăng lên và tổng tài sản cũng tăng Tài sản ngắn hạn đầu năm là 9.474.983 triệu đồng, cuối năm tăng 1.072.281 triệu đồng, tương ứng tăng 11,32% Tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu do trong năm

2018, tập đoàn đã tiến hàng tăng tiền và các khoản tương đương tiền với tỷ lệ tăng là 6,33%; các khoản phải thu ngắn hạn tăng 1,89%; tăng hàng tồn kho với tỷ lệ tăng là 33,16%; trong đó, cuối năm 2018, tập đoàn đã tăng hết các khoản mục trong hàng tồn kho, cụ thể hàng mua đang đi đường với mức tăng là 113.285 triệu đồng (tăng 88,57%); nguyên vật liệu tăng 500.501 triệu đồng (tăng 41,17%); thành phẩm tăng 400.038 triệu đồng (tăng 44,10%); hàng gửi đi bán tăng 77.765 (tăng 71,44%)

- Hệ số đầu tư tài sản dài hạn

Tại thời điểm đầu năm, hệ số đầu tư tài sản dài hạn là 0,5468; cuối năm là 0,5183, như vậy, hệ số đầu tư tài sản dài hạn giảm 0,0285 lần, tương ứng với tỷ lệ giảm là 5,21% Nguyên nhân làm cho hệ số đầu tư tài sản dài hạn giảm là do sự sụt giảm của tài sản dài hạn, tài sản dài hạn cuối năm là 11.347.597 triệu đồng, đã giảm 83.580 triệu đồng, tương ứng với mức giảm là 0,73% Tài sản dài hạn giảm là do các khoản phải thu dài hạn giảm 31,83%; tài sản dở dang dài hạn giảm 46,56% Ở cả 2 năm, hệ số đầu tư tài sản dài hạn đều lớn hơn 0,5; cho thấy, trong ngắn hạn, tập đoàn vẫn đang tập trung khoản vốn đầu tư cho tài sản dài hạn

- Hệ số đầu tư tài sản cố định

Hệ số đầu tư tài sản cố định đầu năm là 0,3143; cuối năm là 0,3364 Hệ số đầu tư tài sản cố định tăng 0,0221 lần, tương ứng với tỷ lệ tăng là 7,03% Hệ số đầu tư tài sản cố định tăng là do

15 tài sản cố định của tập đoàn đang tăng lên Tài sản cố định của tập đoàn cuối năm là 7.365.097 triệu đồng, tăng 794.427 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 12,09%

Tài sản cố định tăng là do tập đoàn đã tăng tài sản cố định hữu hình với tỷ lệ tăng là 12,28% và tăng tài sản cố định hữu hình thuê tài chính với tỷ lệ tăng là 20,85% Tài sản cố định hữu hình tại thời điểm cuối năm có các tài sản có nguyên giá 1.702.144 triệu đồng đã khấu hao hết nhưng vẫn đang được sử dụng, giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình không còn sử dụng được và chờ thanh lý là 5.821 triệu đồng và cuối năm, tài sản cố định hữu hình có giá trị còn lại là 5.746.807 triệu đồng được thế chấp tại ngân hàng để đảm bảo cho các khoản vay của tập đoàn Tài sản cố định hữu hình tăng chủ yếu là tăng do đầu tư vào máy móc và thiết bị; nhà cửa; phương tiện vận chuyển, thiết bị văn phòng và các tài sản khác Điều đó giúp công ty thực hiện đổi mới đầu tư, đẩy mạnh đầu tư vào các ngành then chốt, giúp làm tăng uy tín thương hiệu của tập đoàn, từ đó tạo điều kiện phát triển các hoạt động của tập đoàn Tài sản cố định hữu hình thuê tài chính tăng là do tăng đầu tư vào máy móc và thiết bị với tỷ lệ tăng là 13,33%

Tuy nhiên, việc tài sản cố định tăng mạnh sẽ làm phát sinh chi phí sử dụng vốn cho tập đoàn, phát sinh chi phí khấu hao Tài sản cố định Do đó, tập đoàn cần có giải pháp xử lý để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư của mình

- Hệ số đầu tư tài chính

Căn cứ vào số liệu trong bảng ta thấy, trong danh mục đầu tư của tập đoàn Dệt may thì đầu tư tài chính chiếm tỷ trọng tương đối ít (Với tổng vốn đầu tư đầu năm là 2.844.905 triệu đồng và đã giảm 171.118 triệu đồng vào cuối năm, tương ứng với tỷ lệ giảm là 6,01%) Điều này dẫn đến hệ số đầu tư tài chính cuối năm 2018 giảm 0,0140 lần so với đầu năm, tương ứng tỷ lệ giảm là 10,26% Việc giảm các hệ số đầu tư tài chính cho thấy tập đoàn đang giảm phần vốn đầu tư phân bổ cho các khoản đầu tư tài chính bao gồm cả các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn Do đó, tập đoàn đang giảm phần vốn đầu tư ra bên ngoài

Trong danh mục đầu tư tài chính, tập đoàn Dệt may đang ưu tiên đầu tư tài chính dài hạn

Có thể thấy, tập đoàn Dệt may là một tập đoàn kinh doanh lớn trong ngành dệt may ở nước ta, do đó, đặc điểm ngành nghề kinh doanh của tập đoàn đều đòi hỏi có quy mô vốn lớn, vì vậy, đầu tư tài chính dài hạn của tập đoàn luôn cao hơn nhiều so với đầu tư tài chính ngắn hạn

Hệ số đầu tư tài chính ngắn hạn có xu hướng giảm, đầu năm, hệ số đầu tư tài chính ngắn hạn là 0,0345; cuối năm là 0,0243; như vậy, hệ số đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 0,0102 lần; tương ứng giảm 29,62% Cụ thể, do các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm, đầu năm đầu tư tài chính ngắn hạn là 720.377 triệu đồng; cuối năm là 530.965 triệu đồng, tương ứng giảm 189.412 triệu đồng, với tỷ lệ giảm là 26,29% Đầu tư tài chính ngắn hạn giảm là do trong cuối năm 2018, tập đoàn đã giảm toàn bộ chứng khoán kinh doanh và giảm khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn giảm với tỷ lệ giảm là 21,14%

Hệ số đầu tư tài chính dài hạn đầu năm là 0,1016; cuối năm là 0,0979; giảm 0,0038 lần; tương ứng với tỷ lệ giảm là 3,69% Hệ số đầu tư tài chính dài hạn giảm là do các khoản đầu tư tài chính dài hạn tuy có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng của các khoản đầu tư tài chính dài hạn thấp hơn tốc độ tăng của tổng tài sản Các khoản đầu tư tài chính dài hạn đầu năm là 2.124.528 triệu đồng, tăng 18.294 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 0,86% Các khoản đầu tư tài chính

16 dài hạn tăng chủ yếu ở đầu tư vào các công ty liên kết với tốc độ tăng là 36,89% - đây là khoản mục tăng duy nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất trong đầu tư tài chính dài hạn

- Hệ số đầu tư bất động sản

Bất động sản đầu tư đầu năm là 166.252 triệu đồng, cuối năm là 178.515 triệu đồng; như vậy, bất động sản đầu tư trong năm 2018 đã tăng 12.263 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 7,38% Đây cũng là nguyên nhân làm cho hệ số đầu tư bất động sản tăng lên Hệ số đầu tư bất động sản đầu năm là 0,0080; cuối năm là 0,0082; tăng 0,0002 lần; với tỷ lệ tăng là 2,53% Với tổng mức tăng tương đối thấp của bất động sản đầu tư dẫn đến hệ số bất động sản đầu tư cũng tăng với một tỷ lệ nhỏ

Ưu điểm, hạn chế và đề xuất các giải pháp

3.3.1 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn Dệt may giai đoạn 2017-2018

- Trong giai đoạn 2017-2018, tình hình hoạt động kinh doanh của tập đoàn Dệt May đều có mức tăng trưởng dương (đều có lãi), đồng thời hiệu quả hoạt động kinh doanh đang tăng lên

- Tập đoàn đang quản lý các khoản chi phí giá vốn hàng bán tốt đồng thời tiết kiệm chi phí bán hàng và hoạt động kinh doanh của tập đoàn càng có hiệu quả

- Hiệu quả quản lý các khoản chi phí quản lý chung của tập đoàn cao

- Chi phí khác tăng mạnh do phải bồi thường vi phạm hợp đồng

- Hệ số chi phí tăng cho thấy tập đoàn đang sử dụng lãng phí chi phí, khả năng quản lý, tiết kiệm các khoản chi phí của tập đoàn chưa tốt

- Hoạt động sinh lời của Tập đoàn Dệt may Việt Nam diễn ra không được thuận lợi, chưa có sự cải thiện, điều này làm cho khả năng sinh lời của tập đoàn bị sụt giảm

Tiếp tục duy trì và phát huy các hoạt động đem lại lợi nhuận cho tập đoàn

Có các biện pháp giảm giá vốn hàng bán để tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận cho tập đoàn

Có các chính sách tài chính phù hợp để giảm chi phí vốn vay ngoài và sử dụng hiệu quả hơn nữa khoản vốn vay trong hoạt động sản xuất kinh doanh; nâng cao khả năng sinh lời Để tăng doanh thu, cần cố gắng khai thác thị trường hơn nữa, đẩy mạnh công tác tìm kiếm khách hàng, áp dụng các hình thức ưu đãi như giảm, thực hiện tốt các dịch vụ hậu mãi với các khách hàng để củng cố mối quan hệ thêm bền lâu với công ty Thực hiện chính sách linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng riêng biệt, đặc biệt là những khách hàng tiềm năng để tạo ấn tượng tốt ban đầu

Hoàn thiện công tác quản lý, sắp xếp và tổ chức bộ máy tinh gọn, nâng cao năng lực điều hành của cán bộ quản lý thông qua tiêu chuẩn hóa trách nhiệm và nhiệm vụ

Xây dựng chính sách sản phẩm; Xây dựng chính sách giá cả hợp lý

Tăng cường liên kết kinh tế: Đẩy mạnh công tác nâng cao uy tín của mỗi bên tham gia liên kết trên cơ sở nâng cao chất lượng, sản lượng sản xuất, mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế

3.3.2 Tình hình đầu tư và tình hình tài trợ của tập đoàn Dệt May giai đoạn 2017-2018

- Tập đoàn Dệt may Việt Nam vẫn chú trọng đầu tư dài hạn đồng thời gia tăng năng lực sản xuất kinh doanh hiện có

- Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có đủ và bảo đảm thừa khả năng tài trợ tài sản dài hạn thì tập đoàn sẽ ít gặp khó khăn khi thanh toán nợ đáo hạn

- Tập đoàn có khả năng tự chủ cao trong tài trợ tài sản cố định

- Chính sách tài trợ trong ngắn hạn đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính, an toàn hạn chế rủi ro

- Xét trong dài hạn, tình hình chính của tập đoàn đang gặp vấn đề về rủi ro tài chính, sự ổn định và an toàn về tài chính đang bị giảm sút

- Mức độ tự chủ tài chính của tập đoàn thấp, vốn chủ sở hữu chưa đủ thanh toán cho một nửa tổng tài sản hiện có

- Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính tăng lên, tình hình này sẽ đánh giá hợp lý trong trường hợp việc sử dụng đòn bẩy tài chính có tác động tích cực, điều này khiến rủi ro tài chính của tập đoàn tăng cao

Quản trị vốn đầu tư dài hạn tốt để tránh rủi ro, tăng khả năng sinh lời cho tập đoàn kinh tế Có chính sách quản lý danh mục đầu tư tài chính hợp lý nhằm giảm bớt các khoản lỗ đồng thời không bị giảm doanh thu tài chính

Cần chỉ đạo các công ty con cân nhắc, hoạch định chính sách tài trợ hợp lý nhằm cải thiện tình hình tài chính, hạn chế rủi ro tài chính Để tăng vốn chủ sở hữu, tập đoàn cần tận dụng nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại để có thể sẵn sàng đáp ứng cho các nhu cầu đầu tư Để xây dựng cơ cấu vốn hợp lý tập đoàn phải đưa ra các quyết định tài trợ vốn bằng nguồn Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu một cách hợp lý nhất sao cho chi phí sử dụng vốn là thấp nhất đồng thời hạn chế được rủi ro phát sinh trong giai đoạn này Việc tính toán chi phí sử dụng vốn tập đoàn cần dựa vào bảng tiến độ công trình, lập bảng theo dõi tiến độ sử dụng vốn, khả năng thanh toán của chủ đầu tư, năng lực tài chính của tập đoàn, kênh huy động vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng

Ngày đăng: 14/03/2024, 23:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w