1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cơ khí tại việt nam

200 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Các Yếu Tố Quản Trị Sản Xuất Cốt Lõi Tác Động Đến Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp Cơ Khí Tại Việt Nam
Tác giả Đào Minh Anh
Người hướng dẫn PGS, TSKH Nguyễn Văn Minh
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 200
Dung lượng 535,76 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT CỐT LÕI VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP (40)
    • 1.1 Lý luận chung về các yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi của doanh nghiệp.26 (40)
      • 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản (40)
      • 1.1.2 Các yếu tố QTSX cốt lõi trong doanh nghiệp (42)
    • 1.2 Lý luận chung về kết quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp 34 (49)
      • 1.2.1 Khái niệm (49)
      • 1.2.2 Kết quả HĐKD thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính (Financial (50)
      • 1.2.3 Kết quả HĐKD thể hiện qua các chỉ tiêu phi tài chính (Non- (51)
    • 1.3 Lý luận chung về mối quan hệ giữa yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi và kết quả hoạt động kinh doanh (53)
      • 1.4.1 Hướng tiếp cận theo Lý thuyết ngữ cảnh (Contingeny theory) và Lý thuyết dựa vào nguồn lực (Resource-based theory) 46 (62)
      • 1.4.2 Hướng tiếp cận theo quan điểm về thực hành quản trị tốt nhất (Best practices) 50 (66)
    • 1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu yếu tố (67)
      • 1.5.1 Mức độ thực hiện các yếu tố QTSX (67)
      • 1.5.2 Môi trường kinh doanh (68)
      • 1.5.3 Cấu trúc nghiên cứu (Structure of study) (68)
    • 1.6 Các phương pháp nghiên cứu các yếu tố QTSX cốt lõi và kết quả HĐKD 52 .1. Phương pháp mô hình lý tưởng (0)
      • 1.6.2 Phương pháp benchmarking (69)
      • 1.6.3 Phương pháp kiểm định giả thuyết (69)
  • CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (71)
    • 2.1 Quan điểm chung khi thiết kế nghiên cứu (71)
    • 2.2 Sơ đồ và trình tự nghiên cứu của luận án (73)
      • 2.2.1. Sơ đồ nghiên cứu (73)
      • 2.2.2 Quy trình nghiên cứu (74)
    • 2.3 Phương pháp nghiên cứu (78)
      • 2.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính (78)
      • 2.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng (79)
    • 2.4 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu định lượng (79)
      • 2.4.1 Mô hình nghiên cứu định lượng (79)
      • 2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu (81)
    • 2.5 Chọn mẫu khảo sát (89)
      • 2.5.1 Chọn mẫu cho phỏng vấn chuyên gia (89)
      • 2.5.2 Chọn mẫu cho điều tra khảo sát (90)
    • 2.6 Phương pháp thu thập dữ liệu (92)
      • 2.6.1 Dữ liệu thứ cấp (92)
      • 2.6.2 Dữ liệu sơ cấp (92)
    • 2.7 Phương pháp phân tích dữ liệu (94)
      • 2.7.1 Phân tích dữ liệu định tính (94)
      • 2.7.2 Phân tích dữ liệu định lượng (94)
  • CHƯƠNG 3: XÁC ĐỊNH TỔNG QUÁT CÁC YẾU TỐ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT CỐT LÕI TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH PHÙ HỢP VỚI DOANH NGHIỆP CƠ KHÍ TẠI VIỆT NAM (97)
    • 3.1 Tổng quan về ngành Cơ khí và các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam (97)
      • 3.1.1 Đặc điểm sản xuất và sản phẩm (98)
      • 3.1.2 Đặc điểm doanh nghiệp và lao động (100)
      • 3.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý chất lượng (101)
      • 3.1.4 Đặc điểm về trình độ công nghệ và năng lực sản xuất (102)
    • 3.2 Kết quả xác định tổng quát các yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi tác động tới kết quả hoạt động kinh doanh thông qua phỏng vấn chuyên gia (103)
      • 3.2.1 Các yếu tố tổ chức sản xuất (104)
      • 3.2.2 Các yếu tố quản trị chất lượng (104)
      • 3.2.3 Các yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp (105)
      • 3.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh (106)
    • 3.3. quả Kết xác định tổng quát của yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi tác động tới kết quả hoạt động kinh doanh thông qua điều tra khảo sát lần một (0)
      • 3.3.1 Các yếu tố tổ chức sản xuất (106)
      • 3.3.2 Các yếu tố quản trị chất lượng (107)
      • 3.3.3 Các yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp (108)
      • 3.3.4 Kết quả HĐKD (109)
  • CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ NHẬN DIỆN CÁC YẾU TỐ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT CỐT LÕI TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP CƠ KHÍ TẠI VIỆT NAM (111)
    • 4.1 Thống kê mô tả (111)
      • 4.1.1 Số lượng doanh nghiệp (111)
      • 4.1.2 Mức độ thực hiện các yếu tố QTSX (112)
      • 4.1.3 Kiểm định độ tin cậy và giá trị của các thang đo (116)
      • 4.2.1 Phân tích tương quan (120)
      • 4.2.2 Phân tích hồi quy tuyến tính (124)
    • 4.3. Kiểm định sự khác biệt của kết quả hoạt động kinh doanh theo mức độ thực hiện các yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi (130)
      • 4.3.1 Sự khác biệt của kết quả HĐKD theo mức độ thực hiện tổ chức sản xuất, quản trị chất lượng và các yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp (130)
      • 4.3.2 Sự khác biệt của kết quả HĐKD trong việc thực hiện đồng thời các yếu tố (137)
    • 4.4 Thảo luận về các yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi, kết quả hoạt động kinh (140)
      • 4.4.1 Về tình hình thực hiện các yếu tố QTSX trong các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam 124 (140)
      • 4.4.2 Về mối liên hệ và nhận diện các yếu tố QTSX cốt lõi tác động đến kết quả HĐKD trong các doanh nghiệp cơ khí ở Việt Nam 126 (142)
  • CHƯƠNG 5: KHUYẾN NGHỊ ÁP DỤNG CÁC YẾU TỐ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT CỐT LÕI NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH (149)
    • 5.1 Kiểm chứng kết quả các yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam (149)
      • 5.1.1 Về kết quả nghiên cứu của luận án (149)
      • 5.1.2 Về tình hình thực hiện các yếu tố QTSX tại các doanh nghiệp cơ khí ......................................................................................................................133 5.1.3 Về phương hướng triển khai áp dụng các yếu tố QTSX tại doanh nghiệp cơ khí (149)
    • 5.2 Khuyến nghị cho các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam (150)
      • 5.2.1 Khuyến nghị chung (151)
      • 5.2.2 Khuyến nghị áp dụng các yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi (152)
      • 5.2.3 Khuyến nghị khác cho doanh nghiệp cơ khí (157)
  • KẾT LUẬN (28)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (168)
  • PHỤ LỤC (181)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT CỐT LÕI VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Lý luận chung về các yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi của doanh nghiệp.26

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

• Sản xuất và quá trình sản xuất (Production and Production Process) Để có thể đi sâu nghiên cứu các yếu tố QTSX cốt lõi, việc phân biệt rõ các khái niệm là cần thiết Chính vì vậy, phần này sẽ tìm hiểu một số những khái niệm cơ bản như sản xuất, quá trình sản xuất, QTSX, các yếu tố QTSX cốt lõi.

Stevenson (2009, t28) đã giới thiệu sản xuất là một trong ba chức năng cơ bản nhất của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm sản xuất ra sản phẩm cho doanh nghiệp Hệ thống quản lý sản xuất sản phẩm là chức năng, nhiệm vụ cơ bản của từng doanh nghiệp Tác giả đã đưa ra khái niệm về quá trình sản xuất như sau:

“Quá trình sản xuất là quá trình biến đầu các yếu tố đầu vào thành sản phẩm đầu ra Các yếu tố đầu vào bao gồm nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị, vốn, thông tin v.v… được sử dụng trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm.” Để có được sản phẩm mong muốn, trong quá trình sản xuất doanh nghiệp cần đo lường và kiểm tra các công đoạn, đồng thời so sánh kết quả với các tiêu chuẩn đã được thiết lập, nhằm đảm bảo tất cả các công đoạn đều đạt kết quả như mong muốn hoặc có những biện pháp hỗ trợ và giải quyết kịp thời với những vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất Chính vì vậy, quá trình sản xuất còn gọi là quá trình tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp Giá trị gia tăng được định nghĩa là sự chênh lệch giữa chi phí sản xuất sản phẩm và giá trị/ giá bán của sản phẩm đó (Stevenson, 2009, t30 - hình 1).

• Quản trị sản xuất (Operations Management)

Theo tác giả Trương Đoàn Thể (2007), quản trị sản xuất là quá trình thiết kế,hoạch định, tổ chức điều hành và kiểm tra theo dõi hệ thống sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu sản xuất đã đề ra Trong đó, yếu tố trung tâm của QTSX là quá trình biến đổi Đó là quá trình chế biến, chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành hàng hóa hoặc dịch vụ mong muốn, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Sản phẩm vật chất; Sản phẩm dịch vụ.

(Sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ)

Các yếu tố đầu vào

Hình 1.1: Quá trình sản xuất (cung ứng dịch vụ)

Quá trình chuyển đổi, tạo giá trị gia tăng

Tác giả Nguyễn Thị Minh An (2013) cho rằng quản trị sản xuất là tổng hợp các hoạt động xây dựng hệ thống sản xuất và quản lý quá trình biến đổi các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm, dịch vụ nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường, khai thác mọi tiềm năng của doanh nghiệp với mục đích tối đa hóa lợi nhuận Như vậy, QTSX là tổng hòa các hoạt động xây dựng hệ thống sản xuất và quản trị quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào tạo thành các sản phẩm đầu ra theo yêu cầu của khách hàng, nhằm thực hiện các mục tiêu đã xác định Mục đích của QTSX là tìm ra các phương thức quản trị hiệu quả nhất các yếu tố sản xuất để tạo ra được sản phẩm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.

• Các yếu tố QTSX cốt lõi (Critical Operations Management Practices)

Các yếu tố quản trị cốt lõi đã được nhiều học giả quan tâm và nghiên cứu.Các yếu tố này được coi là chìa khóa giải mã bí mật kết quả HĐKD cao của các doanh nghiệp (Davies và Kochhar, 2002).

Camp (1989) đã định nghĩa các yếu tố quản trị cốt lõi là các yếu tố mang lại kết quả HĐKD cao nhất của một doanh nghiệp Heibeler và cộng sự (1998) cho rằng các yếu tố quản trị cốt lõi là cách thức hoạt động tốt nhất cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hughes và Smart (1994b) cho rằng đó là hoạt động được thực hiện theo tiêu chuẩn, mà kết quả của nó ngang bằng hay cao hơn kết quả của các doanh nghiệp trong điều kiện sản xuất kinh doanh tương đồng nhau.

Flynn và cộng sự (1995a) đã miêu tả “Các yếu tố quản trị” như là “cách thức mà nhà quản lý và người lao động sử dụng nhằm đạt được mục tiêu nhất định”.

Arshida và Agil (2013) nhìn nhận các yếu tố quản trị cốt lõi là một số các yếu tố nhất định phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp, đảm bảo giúp doanh nghiệp đạt được kết quả kinh doanh cạnh tranh và tăng trưởng tốt.

Chính vì vậy, khi nghiên cứu cần chú ý thuật ngữ “cốt lõi” phải được xem xét trong hoàn cảnh cụ thể Các học giả và nhà nghiên cứu thường sử dụng các yếu tố quản trị cốt lõi dựa vào việc nghiên cứu cơ sở lý thuyết, phỏng vấn chuyên gia, phân tích hoạt động của doanh nghiệp, hay khảo sát (Ashida và Agil, 2013) Một doanh nghiệp có thể áp dụng các yếu tố quản trị cốt lõi và đạt được kết quả HĐKD cao trong từng thời kì nhất định, trong từng ngành cụ thể Còn trong các điều kiện khác, doanh nghiệp có thể không đạt được kết quả như mong muốn.

Trong QTSX, các yếu tố QTSX cốt lõi chính là các yếu tố/ cách thức (practices) hoạt động tốt nhất cho hệ thống sản xuất của doanh nghiệp, giúp đem lại kết quả HĐKD cao, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường (Voss và Blackmon, 1994 – trích từ Davies và Kochhar, 2002) Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần xác định được các yếu tố QTSX cốt lõi phù hợp nhất cho doanh nghiệp mình.

Tóm lại, trong luận án này sử dụng khái niệm “các yếu tố QTSX cốt lõi” là các cách thức hoạt động phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và khi thực hiện chúng một cách bài bản, doanh nghiệp sẽ đạt được kết quả HĐKD cao và tăng trưởng tốt Nói cách khác, đây là các yếu tố tác động đến kết quả HĐKD và tạo ra sự khác biệt cho doanh nghiệp.

1.1.2 Các yếu tố QTSX cốt lõi trong doanh nghiệp Để có thể tồn tại và phát triển được trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, các doanh nghiệp cần phải phấn đấu vượt qua đối thủ cạnh tranh không chỉ về mặt chất lượng sản phẩm dịch vụ, mà còn về chi phí sản xuất, thời gian sản xuất sản phẩm, giao hàng đúng hạn, dịch vụ chăm sóc khách hàng và hậu mãi, v.v Trước áp lực cạnh tranh hiệu quả, mô hình QTSX tinh gọn đã trở thành giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp sản xuất (Phan Chí Anh, 2015).

Mô hình QTSX tinh gọn được biết tới với hai trụ cột là tổ chức sản xuất đúng lúc – kịp thời (tổ chức sản xuất theo JIT) và hệ thống tự loại bỏ lỗi và lãng phí với các công cụ quản trị chất lượng Tổ chức sản xuất theo JIT với mục đích giảm thiểu chi phí sản xuất nhờ vào việc giảm hàng tồn kho; rút ngắn thời gian sản xuất và tăng tính linh hoạt trong sản xuất; nâng cao chất lượng và giảm hàng lỗi, phế phẩm; tiết kiệm mặt bằng sản xuất; khuyến khích người lao động tham gia giải quyết vấn đề. Quản trị chất lượng sẽ được thực hiện trong toàn bộ quá trình sản xuất, giúp loại bỏ bảy lãng phí cơ bản (lãng phí trong vận chuyển, thời gian chờ đợi, gia công thừa, sản phẩm lỗi và hỏng hóc, tồn kho, thao tác thừa, và sản xuất dư thừa) nhằm mang lại giá trị cho khách hàng, cho xã hội và nền kinh tế (Ohno và Bodek, 1988) Nhóm yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp là được coi môi trường hỗ trợ nhằm giúp cho hai nhóm yếu tố trên hoạt động thuận lợi và đạt hiệu quả cao.

Chính vì vậy, trong phạm vi đề tài luận án, tác giả đề cập tới ba nhóm yếu tố: tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng và nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp.

1.1.2.1 Các yếu tố tổ chức sản xuất (Just-in-time Practices – JIT Practices)

Lý luận chung về kết quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp 34

Kết quả HĐKD (Business Performance) là kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.

Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp Berk và DeMarzo (2014) đưa ra khái niệm kết quả HĐKD của doanh nghiệp bao gồm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.

1.2.2 Kết quả HĐKD thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính (Financial Business Performance)

Selvam và cộng sự (2016) đã đo lường các chỉ tiêu tài chính dựa trên ba tiêu chí Đó là các kết quả về lợi nhuận, giá trị thị trường và tăng trưởng Theo nhóm tác giả, các chỉ tiêu này được thể hiện qua các hệ số sau đây:

- Kết quả về lợi nhuận: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA); Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI); Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE); Lợi nhuận thuần.

- Kết quả về giá trị thị trường: Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS); Thay đổi trên giá cổ phiếu; Tỷ suất cổ tức; Giá trị thị trường gia tăng; Tobin’s Q.

- Kết quả về tăng trưởng: Tăng trưởng thị phần; Tăng trưởng tài sản; Tăng trưởng doanh thu thuần; Tăng trưởng lợi nhuận thuần; Tăng trưởng số lượng lao động

Tương tự, Achim và Borlea (2012) cũng sử dụng các chỉ tiêu về lợi nhuận, thu nhập và tăng trưởng khi nghiên cứu về các kết quả HĐKD tài chính Lợi nhuận được hiểu là phần chênh lệch của doanh thu và chi phí Theo Trần Thị Kim Anh

(2011), lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh, mục tiêu cuối cùng của các nhà quản trị, đồng thời cũng là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các phương án đầu tư Chính vì vậy, chỉ tiêu về thu nhập trong nghiên cứu của Achim và Borlea (2012) cũng thể hiện ý nghĩa thứ hai này Các tác giả đã sử dụng hệ số ROA, ROE, ROI để đo lường thu nhập và hiệu quả của các phương án đầu tư.

Bên cạnh đó, chỉ tiêu tăng trưởng cho biết khả năng của công ty trong việc chiếm lĩnh thị phần, nó được phản ánh qua các hệ số tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận thuần, tỷ suất cổ tức Collasse (2009) cho rằng tăng trưởng doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tăng kích cỡ/ độ lớn của doanh nghiệp, đo lường bằng các chỉ tiêu như doanh thu, sản xuất, giá trị gia tăng, tài sản cố định, tổng tài sản.

Trong các nghiên cứu về kết quả HĐKD tài chính và mối quan hệ của nó với các yếu tố quản trị doanh nghiệp, một số chỉ tiêu thường được sử dụng, được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 1.4: Kết quả HĐKD tài chính Kết quả HĐKD tài chính

(Từ 1 đến 6: 1 Dilber và cộng sự (2005), 2 Seedee và cộng sự (2009), 3 Duarte và cộng sự

(2011), 4 Seedee (2012), 5 Agus và Hajinoor (2012), 6 Selvam và cộng sự (2016)

- Tăng trưởng doanh thu là: là chỉ tiêu cho biết mức tăng trưởng doanh thu tương đối qua các thời kỳ.

Tăng trưởng lợi nhuận là: là chỉ tiêu cho biết mức tăng trưởng lợi nhuận tương đối qua các thời kỳ.

Tác giả sử dụng hai chỉ tiêu này trong nghiên cứu vì chúng là chỉ tiêu mang tính chất tương đối, nên các doanh nghiệp đưa ra ý kiến và đánh giá dễ dàng hơn, cũng như không cần phải cung cấp số liệu kinh doanh thực tế của mình.

1.2.3 Kết quả HĐKD thể hiện qua các chỉ tiêu phi tài chính (Non-Financial Business Performance)

Bên cạnh kết quả HĐKD tài chính, các tác giả còn sử dụng nhiều chỉ tiêu kết quả hoạt động tác nghiệp, bởi vì rất nhiều doanh nghiệp e ngại tiết lộ các kết quả kinh doanh tài chính như doanh số, lợi nhuận của mình (Zulkiffli và Perera, 2011). Đồng thời, các kết quả kinh doanh tài chính chỉ nhấn mạnh vào các kết quả đã đạt được trong quá khứ Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu thường sử dụng cả các kết quả HĐKD phi tài chính (Dilber và cộng sự, 2005).

Trong QTSX các tác giả thường sử dụng các chỉ tiêu kết quả hoạt động như chi phí, chất lượng, giao hàng và tính linh hoạt để đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất (Devaraj và cộng sự, 2001) Các chỉ tiêu này sẽ được đo lường qua mức độ nhận biết của nhà quản lý doanh nghiệp về kết quả hoạt động của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành Đây cũng chính là các chỉ tiêu để đo lường khả năng sản xuất, cạnh tranh và các ưu tiên chiến lược của doanh nghiệp (Peng và cộng sự, 2008).

Bảng 1.5: Kết quả HĐKD phi tài chính

Kết quả HĐKD phi tài chính Các tác giả

Tiết kiệm chi phí sản xuất sản phẩm X X X X X X

Tính linh hoạt trong việc thay đổi số lượng sản phẩm X X X X X X X

(Từ 1 đến 9: 1 Banker và cộng sự (1993); 2 Flynn (1994); 3 Flynn (1995); 4 Cua và cộng sự (2001); 5 Ahmad và cộng sự (2003); 6 Ketokivi và Schroeder (2004a); 7 Cua và cộng sự (2006);

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

- Tiết kiệm chi phí sản xuất sản phẩm: là chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất có tiết kiệm được chi phí hay không và so sánh chi phí sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh thông qua đánh giá của nhà quản lý.

- Chất lượng sản phẩm: là chỉ tiêu so sánh chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh thông qua việc thu thập dư liệu của nhà quản lý chất lượng về số sản phẩm đạt chất lượng, sản phẩm lỗi hỏng.

- Giao hàng đúng hạn: là chỉ tiêu phản ánh tốc độ và thời gian giao hàng đúng hạn của doanh nghiệp, được so sánh với các doanh nghiệp đối thủ trong cùng ngành.

- Tính linh hoạt trong việc thay đổi số lượng sản phẩm: là chỉ tiêu phản ánh sự linh hoạt trong việc thay đổi số lượng và chủng loại sản phẩm, được so sánh với đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành.

Lý luận chung về mối quan hệ giữa yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi và kết quả hoạt động kinh doanh

1.3.1 Mối quan hệ giữa yếu tố QTSX cốt lõi và kết quả HĐKD tại nhóm các nước trong dự án Sản xuất hiệu suất cao (High Performance Manufacturing – HPM)

Từ các nghiên cứu có thể rút ra rằng, việc áp dụng một nhóm các yếu tố cụ thể như tổ chức sản xuất hay quản trị chất lượng chưa thể làm nên thành công của doanh nghiệp Bởi vì, các yếu tố này có thể thực hiện thành công còn tùy thuộc vào đặc điểm của từng doanh nghiệp như: các ưu tiên chiến lược mà doanh nghiệp hướng tới, sự tham gia và hỗ trợ của lãnh đạo, tham gia của người lao động trong toàn doanh nghiệp v.v…, và các yếu tố này được sự dụng đồng thời vì một số yếu tố chỉ có thể thực hiện được khi có sự tác động của yếu tố khác.

Chính vì vậy, trong nhiều nghiên cứu, các tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều nhóm yếu tố với nhau, có xem xét tới các đặc điểm của doanh nghiệp, nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhóm yếu tố này và tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của chúng tới kết quả HĐKD.

Cua và cộng sự (2001) khẳng định sự kết hợp của các yếu tố QTSX cốt lõi sẽ giúp cho việc thực hiện chương trình sản xuất của doanh nghiệp hiệu quả hơn Bên cạnh các yếu tố tổ chức sản xuất, quản trị chất lượng, duy trì năng suất tổng thể, các yếu tố quản trị liên quan nhân sự và chiến lược, các yếu tố ngữ cảnh cũng cần được xem xét khi nghiên cứu tác động của các yếu tố này đến kết quả hoạt động (Chi phí, chất lượng, giao hàng, tính linh hoạt).

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ các yếu tố QTSX và đến kết quả hoạt động sản xuất trong nghiên cứu của Cua và cộng sự (2001)

Kết quả hoạt động sản xuất

Chi phí sản xuất sản phẩm

Tính linh hoạt trong thay đổi sản phẩm

Yếu tố tổ Yếu tố quản trị chức sản duy trì chất xuất năng suất lượng tổng thể

Các yếu tố quản trị nhân sự và chiến lược

Các yếu tố ngữ cảnh

(Nguồn: Cua và cộng sự, 2001)

Các yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp

Kết quả cạnh tranh của doanh nghiệp Các yếu tố tổ chức sản xuất theo JIT

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy tầm quan trọng của việc kết hợp đồng thời các yếu tố QTSX trong các chương trình sản xuất của doanh nghiệp và nhấn mạnh vai trò của các yếu tố quản trị nhân sự đối với các chương trình đó Đồng thời, các yếu tố liên quan tới ngữ cảnh như loại hình dây chuyền sản xuất, đặc điểm của sản phẩm cũng ảnh hưởng tới kết quả HĐKD Các tác giả khuyến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo là sử dụng nghiên cứu theo thời gian (longitudinal studies) để kiểm tra mối quan hệ giữa ba nhóm yếu tố này.

Ahmad và cộng sự (2003) đã nghiên cứu vai trò của các yếu tố quản trị doanh nghiệp chung (infrastructure practices) đối với tính hiệu quả của việc áp dụng các yếu tố thực hành quản trị JIT Kế thừa quan điểm của các nghiên cứu trước, các tác giả khẳng định rằng cùng áp dụng một nhóm các yếu tố tổ chức sản xuất, nhưng có doanh nghiệp thành công và có doanh nghiệp lại thất bại Vấn đề ở chỗ ban lãnh đạo của các doanh nghiệp thất bại không chú ý đến tầm quan trọng của việc kết hợp các yếu tố QTSX khác trong chương trình sản xuất của họ Chính vì vậy, việc kết hợp các yếu tố quản trị chất lượng, công nghệ sản phẩm, hệ thống tích hợp công việc, quản trị nguồn nhân lực và các yếu tố tổ chức sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Sơ đồ 1.2: Mối liên hệ giữa các yếu tố QTSX và kết quả cạnh tranh của doanh nghiệp trong nghiên cứu của Ahmad và cộng sự (2003)

(Nguồn: Ahmad và cộng sự, 2003)

Một lần nữa, nghiên cứu này đã khẳng định tầm quan trọng của sự phù hợp khi áp dụng các yếu tố tổ chức sản xuất và các yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp để giải thích sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp Theo quan điểm của các tác giả, doanh nghiệp cần có một mô hình kết hợp sử dụng các yếu tố QTSX phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp để đạt được kết quả HĐKD

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Chi phí sản xuất

Chất lượng Thời gian giao hàng Tính linh hoạt

CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT TÍCH HỢP

Các yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp

Các yếu tố quản trị chất lượng

Các yếu tố tổ chức sản xuất

Các yếu tố duy trì năng suất tổng thể cao Mô hình nghiên cứu này sẽ cung cấp cho các nhà quản trị khả năng thiết kế và chuẩn bị nội lực doanh nghiệp tốt hơn, hướng tới việc đạt được hệ thống sản xuất JIT hiệu quả trong doanh nghiệp Một số hướng nghiên cứu tiếp theo liệu các quy trình thực hiện các yếu tố quản trị này khác nhau sẽ ảnh hưởng như thế nào tới kết quả HĐKD của doanh nghiệp.

Tiếp theo mạch nghiên cứu về chương trình sản xuất tích hợp, Cua và cộng sự (2006) đã sử dụng một chương trình tổng hợp bao gồm các yếu tố quản trị chất lượng toàn diện (TQM), tổ chức sản xuất theo JIT và duy trì năng suất tổng thể (TPM) để nghiên cứu sự tác động của chúng tới kết quả HĐKD tại 163 nhà máy Sự ảnh hưởng của các chương trình QTSX tích hợp, gồm có TQM, JIT và TPM được thể hiện ở chỗ chúng đều có mục đích chung là làm cho hệ thống sản xuất hiệu quả hơn thông qua việc cải tiến liên tục và loại bỏ lãng phí, kể cả loại bỏ những hoạt động không tạo ra giá trị, từ đó nâng cao được kết quả kinh doanh. Đồng thời, khi áp dụng các yếu tố này, doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ của các yếu tố quản trị chiến lược và nhân sự để giảm thiểu rủi ro, thất bại trong quá trình thực hiện Quan trọng hơn, thông qua việc áp dụng chương trình tích hợp, doanh nghiệp còn có thể đào tạo được đội ngũ nhân sự tốt, là tiền đề cho sự linh hoạt, học hỏi liên tục và luôn luôn cải tiến trong doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố QTSX này có mối liên hệ với nhau và có ảnh hưởng tích cực tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt liên quan tới yếu tố chi phí.

Sơ đồ 1.3: Mối liên hệ giữa chương trình sản xuất tích hợp và kết quả hoạt động sản xuất trong nghiên cứu của Cua và cộng sự

(Nguồn: Cua và cộng sự, 2006)

Chiến lược sản xuất Phát triển công nghệ

Kết quả HĐKD cạnh tranh

Các yếu tố tổ chức sản xuất

Các yếu tố quản trị chất lượng

Các yếu tố quản trị nguồn nhân lực

Tiếp theo hướng nghiên cứu này, Matsui (2007) cũng tập trung vào nghiên cứu một hệ thống sản xuất tích hợp, trong đó có nhấn mạnh sự kết hợp của các yếu tố tổ chức sản xuất với quản trị chất lượng, hệ thống thông tin sản xuất, phát triển công nghệ và chiến lược sản xuất, quản trị nhân sự và mối quan hệ của chúng với kết quả kinh doanh tại 46 nhà máy của Nhật Bản Hai phần ba số nhà máy này nằm trong nhóm các doanh nghiệp hàng đầu, số còn lại được lấy mẫu ngẫu nhiên từ các ngành công nghiệp cơ khí máy móc, cơ khí ô tô, cơ khí sản xuất các thiết bị điện và điện tử.

Kết quả cho thấy, thứ nhất, có sự khác nhau quan trọng trong việc áp dụng các yếu tố tổ chức sản xuất ở ba ngành công nghiệp Thứ hai, các yếu tố tổ chức sản xuất có mối quan hệ tương hỗ với các yếu tố quản trị doanh nghiệp khác như tổ chức, nhân sự, quản trị chất lượng, hệ thống thông tin, phát triển công nghệ, và chiến lược sản xuất Thứ ba, hệ thống sản xuất JIT sẽ giúp làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là yếu tố bố trí thiết bị có ảnh hưởng lớn tới kết quả sản xuất.

Sơ đồ 1.4: Mối liên hệ giữa các yếu tố QTSX và kết quả HĐKD trong nghiên cứu của Matsui (2007)

Nghiên cứu của Battistoni và Bonacelli (2013) cũng kết hợp các yếu tố QTSX (xét trên cả 2 phương diện sản xuất và cung ứng), sự ảnh hưởng của cỡ doanh nghiệp tới mức độ áp dụng các yếu tố QTSX, và mối quan hệ giữa các yếu tố QTSX tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại 100 doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa tại Ý Kết quả cho thấy cỡ doanh nghiệp không ảnh hưởng tới việc áp dụng các yếu tố QTSX, cũng như có mối quan hệ tích cực giữa các yếu tố QTSX và kết quả HĐKD.

1.3.2 Mối quan hệ giữa yếu tố QTSX cốt lõi và kết quả HĐKD tại các nước Đông Nam Á

Bên cạnh việc nghiên cứu các yếu tố QTSX cốt lõi tại các nước có trình độ sản xuất tiên tiến trong dự án “Sản xuất hiệu suất cao”, việc nghiên cứu tại các nước Đông Nam Á là cần thiết, bởi vì các nước này có đặc điểm môi trường kinh doanh, điều kiện, năng lực sản xuất tương đồng với Việt Nam nói chung, ngành cơ khí nói riêng sẽ giúp cho tác giả xác định các yếu tố QTSX phù hợp nhất cho mô hình nghiên cứu Tác giả lựa chọn hai nước điển hình là Thái Lan và Malaysia Đây là những nước cũng tham gia vào dự án “Sản xuất hiệu suất cao” trong giai đoạn sau.

1.3.2.1 Nghiên cứu tại Thái Lan

Từ những năm 80 trở lại đây, ngành công nghiệp sản xuất của Thái Lan đã trở thành một trong những ngành quan trọng nhất của nền kinh tế, đóng góp vào sự tăng trưởng bền vững của GDP Thái Lan Theo số liệu của Ngân hàng Thái Lan năm 2011, Thái Lan đã xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp trị giá 123.575.6 triệu đô la, chiếm 77% tổng giá trị xuất khẩu Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, ngành công nghiệp sản xuất của Thái Lan cũng phải đối mặt với sự cạnh trạnh sâu và rộng trên thị trường quốc tế Chính vì vậy, nhiệm vụ của các ngành công nghiệp này là phải xác định các yếu tố QTSX cốt lõi tác động tích cực tới kết quả HĐKD của ngành và của các doanh nghiệp trong từng ngành cụ thể.

Rahman và cộng sự (2010) cũng nghiên cứu sự tác động của các yếu tốQTSX đối với kết quả HĐKD Kết quả cho thấy tất cả các yếu tố đều có tác động đến kết quả HĐKD Các tác giả cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng các yếu tố QTSX tốt nhất này tại các nước châu Á, coi đây là nhân tố cốt lõi nâng cao kết quả HĐKD.

Các yếu tố quản trị sản xuất

Tối thiểu hóa lãng phí

Kết quả HĐKD -Giao hàng nhanh -Chí phí sản xuất sản phẩm Năng suất tổng thể

Sự hài lòng của khách hàng

Kết quả HĐKD ROS ROI Tăng trưởng doanh thuROA

Tập trung vào khách hàng và thị trường

Quản trị nguồn nhân lực

Lập kế hoạch chiến lược Đạo đức kinh doanh

Sơ đồ 1.5: Mối quan hệ giữa các yếu tố QTSX và kết quả HĐKD tại các doanh nghiệp Thái Lan

(Nguồn: Rahman và cộng sự, 2010)

Trong nghiên cứu của Seedee (2012), tác giả đã lựa chọn 169 doanh nghiệp sản xuất tại Thái Lan, sử dụng các yếu tố quản trị của “Chương trình giải thưởng chất lượng quốc gia Baldrige năm 2009 - 2010”, bao gồm:

Sơ đồ 1.6: Mối quan hệ giữa các yếu tố QTSX và kết quả HĐKD tại các doanh nghiệp sản xuất Thái Lan

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu yếu tố

Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố QTSX cốt lõi và kết quả HĐKD, các học giả đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới xây dựng khung nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu phù hợp (Davies và Kochhar, 2002)

1.5.1 Mức độ thực hiện các yếu tố QTSX

Các yếu tố QTSX được xác định thực hiện thông qua thang điểm Likert 5 hoặc 7 mức độ Tuy nhiên, việc có áp dụng các yếu tố này là chưa đủ để chỉ ra liệu chúng có tác động và tác động như thế nào tới kết quả HĐKD Một số yếu tố đôi khi cần phải thực hiện một thời gian rồi mới cho phép doanh nghiệp đạt được kết quả hoạt động mong muốn Vì vậy, các tác giả thường khuyến nghị sử dụng thêm nghiên cứu theo thời gian (longitudinal method) để nhận diện được sự khác nhau của kết quả hoạt động.

Nghiên cứu của Giải thưởng chất lượng quốc tế (1993) đề xuất chỉ rõ ảnh hưởng ngay và ảnh hưởng sau 3 năm áp dụng các yếu tố QTSX lên kết quả HĐKD.

Thông thường, các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh, bao gồm cả yếu tố vĩ mô và vi mô sẽ được xem xét, ví dụ như yếu tố kinh tế, văn hóa – xã hội, môi trường ngành v.v… Nhiều tác giả thực hiện nghiên cứu so sánh ở các quốc gia với nhau cần chú ý đến đặc điểm của từng nước và một số yếu tố chỉ có thể được thực hiện ở một môi trường kinh doanh nhất định. Đồng thời, nghiên cứu cần được thực hiện tại các doanh nghiệp trong cùng một ngành vì bản chất và đặc điểm của mỗi ngành khác nhau (độ phức tạp trong sản xuất, nhu cầu thị trường, v.v…) sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Chẳng hạn, khi xác định yếu tố “Tập trung khách hàng”, ngành thực phẩm sẽ có yêu cầu khác với ngành cơ khí chế tạo Vì vậy, khi nghiên cứu các doanh nghiệp trong cùng một ngành, các tác giả sẽ dễ dàng xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả HĐKD.

1.5.3 Cấu trúc nghiên cứu (Structure of study)

Thông thường, khi nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố QTSX và kết quả HĐKD, các học giả thường sử dụng phương pháp mô hình lý tưởng (Ideal model method), phương pháp benchmarking (Benchmarking method), và phương pháp kiểm định giả thuyết (Testing of a hypothesis) Các phương pháp này được trình bày cụ thể hơn ở mục 1.6 dưới đây.

1.6 Các phương pháp nghiên cứu các yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi và kết quả hoạt động kinh doanh

1.6.1 Phương pháp mô hình lý tưởng

Phương pháp này cho phép thiết lập một danh sách các yếu tố QTSX và kết quả kinh doanh để đo lường cho các công ty Các nghiên cứu điển hình sử dụng phương pháp này là “Made in Britian” (tạm dịch “Sản xuất tại Anh Quốc”) được thực hiện bởi nhóm tư vấn IBM năm 1993 và “Made in Europe” (tạm dịch “Sản xuất tại châu Âu”) được thực hiện bởi nhóm tư vấn IBM năm 1994 Các nghiên cứu này đã thiết lập một mô hình của các doanh nghiệp sản xuất hàng đầu Theo đó, các công ty sẽ được so sánh với các tiêu chí trong mô hình để xác định xem: họ nằm ở mức độ nào trong các mức độ của doanh nghiệp sản xuất hàng đầu, và tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố QTSX với kết quả HĐKD.

Các phương pháp nghiên cứu các yếu tố QTSX cốt lõi và kết quả HĐKD 52 1 Phương pháp mô hình lý tưởng

Dựa trên việc đo lường các kết quả HĐKD, kết quả HĐKD thường được lựa chọn từ chính các doanh nghiệp đạt kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cao trong lĩnh vực cần nghiên cứu Sau đó, các yếu tố QTSX sẽ được xác định dựa trên các kết quả HĐKD đó Các nghiên cứu sử dụng phương pháp này gồm có: nghiên cứu Giải thưởng nhà máy tốt nhất, điều tra Nhà máy toàn cầu tương lai, dự án Các yếu tố QTSX toàn cầu (Davies và Kochhar, 2002) Phương pháp này có tính chất khám phá dựa trên việc phân tích kết quả HĐKD theo các thang đo về kết quả HĐKD đã được xác định trước, và khám phá nguyên nhân có sự khác nhau giữa các kết quả này, từ đó chỉ ra đâu là các yếu tố QTSX tốt nhất Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là không chỉ ra bối cảnh thực hiện các yếu tố này, yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả HĐKD mà doanh nghiệp mong muốn.

1.6.3 Phương pháp kiểm định giả thuyết

Phương pháp này tập trung kiểm định giả thuyết về mối quan hệ giữa các yếu tố QTSX và kết quả HĐKD Các học giả sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu bao gồm Flynn và cộng sự (1995a, b), Ahmad và cộng sự (2003), Cua và cộng sự (2006), Matsui (2007), Phan (2014), v.v…

Phương pháp này sử dụng phân tích hồi quy và tương quan để phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố quản trị và kết quả HĐKD; sử dụng phân tích nhánh (PathAnalysis) để xác định từng mối quan hệ của mỗi yếu tố, cũng như sử dụng mô hình phương trình cấu trúc (Structural Equation Modeling) để kiểm định giả thuyết rằng liệu các yếu tố QTSX có tác động đến các kết quả HĐKD hay không Nhược điểm của phương pháp này là, thứ nhất, cần phải thu thập mẫu lớn và tập trung phân tích một số lượng mối quan hệ nhất định Nếu phân tích nhiều mối quan hệ sẽ đòi hỏi thời gian và công sức lớn Thứ hai, phương pháp này thường không chú ý tới các biến số liên quan đến ngữ cảnh và môi trường Đây là một hạn chế cần phải được khắc phục và chú ý áp dụng trong các nghiên cứu sau, bởi vì nếu như không chú ý tới ngữ cảnh, thì các yếu tố khác tác động đến mối quan hệ giữa kết quả HĐKD và yếu tố QTSX sẽ không được xem xét.

Trong luận án này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy và tương quan nhằm phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố QTSX và kết quả HĐKD, nhận diện các yếu tố QTSX cốt lõi tác động đến kết quả HĐKD trong doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam Tác giả cũng sử dụng một phần phương pháp mô hình lý tưởng để xác định các yếu tố QTSX cốt lõi từ mô hình nghiên cứu của các nước phát triển trong dự án HPM, khảo sát tình hình thực hiện các yếu tố QTSX tại các doanh nghiệp cơ khí Trong phần hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án, tác giả cũng trình bày có thể nghiên cứu thêm việc so sánh mức độ thực hiện các yếu tố QTSX của một doanh nghiệp với trung bình ngành, từ đó giúp doanh nghiệp có thể biết mình đang nằm ở đâu trong ngành và có chiến lược phát triển phù hợp.

Sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận về các yếu tố QTSX cốt lõi và kết quả HĐKD, tác giả lựa chọn ba nhóm yếu tố của QTSX gồm:

Tổ chức sản xuất (bao gồm: Lập lịch trình sản xuất hàng ngày; Bố trí mặt bằng dây chuyền máy móc thiết bị; Đánh giá mức độ gắn kết của nhà cung cấp; Áp dụng thẻ Kanban; Giảm thời gian sản xuất/ cài đặt), Quản trị chất lượng (Sắp xếp gọn gàng và sạch sẽ; Quản lý quá trình; Quản lý chất lượng nhà cung cấp; Tập trung khách hàng; Duy trì bảo dưỡng máy móc thiết bị); Các yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp (Cam kết của lãnh đạo cấp cao; Đào tạo nguồn nhân lực đa chức năng; Tham gia của người lao động; Hệ thống trao đổi thông tin giữa các cấp và tại hiện trường); và kết quả HĐKD (kết quả tài chính và kết quả phi tài chính). Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố QTSX tác động tới kết quả HĐKD trong bối cảnh doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam Mô hình nghiên cứu này sẽ được sử dụng để xác định được các yếu tố QTSX cốt lõi tác động tới kết quả HĐKD bằng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được trình bày tại chương 2 Kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày tiếp theo tại chương 3 và chương 4.

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Quan điểm chung khi thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu này hướng đến những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, cụ thể là xác định các yếu tố QTSX cốt lõi tác động đến kết quả HĐKD của các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam, nhằm để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu chính của đề tài là: Đâu là các yếu tố QTSX cốt lõi tác động tới kết quả HĐKD của các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam

Triết lý và cách tiếp cận nghiên cứu được coi là bước khỏi đầu của nghiên cứu và là cơ sở để thu thập thông tin Với mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu nêu trên, nghiên cứu này lựa chọn theo trường phái của hệ nhận thức thực dụng Có thể thấy, việc nghiên cứu các yếu tố QTSX và mối quan hệ giữa chúng với kết quả HĐKD đã được thực hiện ở nhiều nước và bởi nhiều học giả Chính vì vậy, các công trình nghiên cứu này đã tạo được một cơ sở lý thuyết phong phú và vững chắc về các yếu tố QTSX cốt lõi và kết quả HĐKD Đề tài này sẽ kế thừa và sử dụng các yếu tố QTSX và kết quả HĐKD đó, nhưng nghiên cứu trong bối cảnh Việt Nam và tại các doanh nghiệp cơ khí, nơi có nền sản xuất và đặc điểm sản xuất kinh doanh khác với các nghiên cứu trên.

Khi thực hiện nghiên cứu, các học giả thường sử dụng hai cách tiếp cận: diễn dịch và quy nạp Saunders và cộng sự (2009) đã đưa ra quy trình thực hiện nghiên cứu theo hai cách tiếp cận như sau:

(Nguồn: Saunders và cộng sự, 2009)

Hình 2.1: Cách tiếp cận diễn dịch

Theo Bryman (2004) và Saunders và cộng sự (2009), cách tiếp cận diễn dịch sẽ đi từ lý thuyết, sau đó đưa ra giả thuyết nghiên cứu, kiểm chứng giả thuyết đó, và chỉnh sửa hoặc bổ sung lý thuyết (nếu có) Cách tiếp cận này phù hợp với những nghiên cứu thực hiện kiểm tra lý thuyết đã có sẵn trong những bối cảnh nghiên cứu mới.

(Nguồn: Saunder và cộng sự, 2009)

Hình 2.2: Cách tiếp cận quy nạp

Trong khi đó, cách tiếp cận quy nạp xuất phát từ các quan sát, các kết quả nghiên cứu trong những trường hợp điển hình, sau đó đúc kết thành các lý thuyết. Cách tiếp cận này sẽ giúp hiểu rõ bản chất của sự vật, sự việc trong các trường hợp cụ thể trước khi khái quát hóa thành lý thuyết mới.

Chính vì vậy, để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, đề tài này sử dụng cả hai cách tiếp cận diễn dịch và quy nạp, nhằm kế thừa các ưu điểm của hai cách tiếp cận này Trước tiên, tác giả sử dụng các lý thuyết của những nghiên cứu trước để làm nền tảng nghiên cứu Tác giả sẽ lựa chọn mô hình nghiên cứu từ thực tiễn QTSX trong tổng quan nghiên cứu Thứ hai, tác giả sẽ tiếp cận theo hướng từ nhóm nhỏ đến nhóm lớn, từ chi tiết đến tổng thể Tác giả sẽ thực hiện phỏng vấn các lãnh đạo ở doanh nghiệp cơ khí và các học giả về QTSX, nhằm xác định tổng quát các yếu tố QTSX cốt lõi tác động tới kết quả HĐKD phù hợp với doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam, từ đó, hoàn thiện mô hình nghiên cứu Tiếp theo, tác giả sẽ tiến hành phân tích các yếu tố QTSX cốt lõi tác động tới kết quả HĐKD Cuối cùng, tác giả sẽ thực hiện nhận diện đâu là các yếu tố QTSX cốt lõi tác động đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam thông qua kết quả nghiên cứu.

Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), vấn đề tạo ra tri thức khoa học không quan trọng là có sự hiện diện của một thực tế khách quan hay không, sử dụng phương pháp nghiên cứu nào không phải là vấn đề lớn, mà điều quan trọng là sản phẩm nghiên cứu có giúp được gì cho doanh nghiệp hay không Với cách tiếp cận trên, tác giả sử dụng kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng Đồng thời, tác giả sẽ sử dụng nhiều phương pháp thu thập dữ liệu và các dạng dữ liệu khác nhau.

NVNC 3: Nghiên cứu thực trạng áp dụng các yếu tố QTSX và kết quả HĐKD (sau khi áp dụng các yếu tố đó) trong các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam PPTH 3: Khảo sát bằng bảng hỏi lần 2.

PPTH 2: Phỏng vấn chuyên gia và Khảo sát sơ bộ lần 1 bằng bảng hỏi

NVNC 1: Xác định sơ bộ các yếu tố quản trị sản xuất tác động tới kết quả HĐKD cho mô hình nghiên cứu của luận án

-Nghiên cứu cơ sở lý luận về các yếu tố QTSX và kết quả HĐKD; mô hình nghiên cứu mối liên hệ giữa các yếu tố QTSX và kết quả HĐKD của doanh nghiệp

-Các hướng tiếp cận liên quan đến việc xác định các yếu tố QTSX cốt lõi và kết quả HĐKD

-Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu về các yếu tố QTSX cốt lõi và kết quả HĐKD

- Các phương pháp nghiên cứu các yếu tố QTSX cốt lõi và kết quả HĐKD

XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu các yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam

PPTH 2: Nghiên cứu đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam

NVNC 5: Kiểm chứng kết quả và đề xuất khuyến nghị nhằm định hướng sử dụng kết quả cho các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam

NVNC 4: Phân tích và nhận diện các yếu tố QTSX cốt lõi tác động kết quả HĐKD trong các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam NVNC 2: Xác định tổng quát các yếu tố QTSX cốt lõi tác động tới kết quả HĐKD trong điều kiện các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Namm và hoàn thiện mô hình nghiên cứu.

Sơ đồ và trình tự nghiên cứu của luận án

Sơ đồ nghiên cứu (Sơ đồ 2.1) dưới đây được sử dụng như dàn ý để giúp tác giả định hướng được các nhiệm vụ nghiên cứu và phương pháp thực hiện các nhiệm vụ đó, từ đó đạt được mục đích nghiên cứu Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu các yếu tố QTSX cốt lõi tác động đến kết quả HĐKD của các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam, từ đó định hướng sử dụng kết quả nghiên cứu cho các doanh nghiệp này, giúp các doanh nghiệp nâng cao được kết quả HĐKD.

(Nguồn: Tác giả tự xây dựng)

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ nghiên cứu của luận án

PPTH 1: Thu thập và tổng hợp tài liệu, so sánh, phân tích, bình luận các yếu tố quản trị sản xuất và kết quả

PPTH 5: Phỏng vấn chuyên gia để kiểm chứng và giải thích kết quả

PPTH 4: Sử dụng các công cụ phân tích thống kê như

Phân tích tương quan, Kiểm định T, Hồi quy đa biến …

Cụ thể, tác giả xác định được phương pháp thực hiện trong từng nhiệm vụ nghiên cứu như sau:

Bảng 2.1: Nhiện vụ nghiên cứu và phương pháp thực hiện nhiệm vụ

Nhiệm vụ nghiên cứu (NVNC) Phương pháp thực hiện (PPTH) NVNC 1: Xác định sơ bộ các yếu tố QTSX tác động tới kết quả HĐKD và đề xuất mô hình nghiên cứu của luận án trên cơ sở nghiên cứu lý luận liên quan đến các yếu tố QTSX và kết quả HĐKD, mối quan hệ giữa các yếu tố này, các hướng tiếp cận liên quan đến việc xác định các yếu tố QTSX cốt lõi và kết quả

HĐKD; yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu về các yếu tố QTSX và kết quả HĐKD; phương pháp nghiên cứu các yếu tố QTSX và kết quả HĐKD.

PPTH 1: Thu thập và tổng hợp tài liệu, so sánh các yếu tố QTSX và kết quả HĐKD trong các trường hợp nghiên cứu và phân tích, bình luận các yếu tố đó.

NVNC 2: Xác định tổng quát các yếu tố

QTSX cốt lõi tác động tới kết quả HĐKD trong điều kiện các doanh nghiệp cơ khí tại

Việt Nam và hoàn thiện mô hình nghiên cứu.

PPTH 2: Phỏng vấn chuyên gia, sử dụng câu hỏi bán cấu trúc và phi cấu trúc và khảo sát sơ bộ lần 1 để đánh giá mức độ phù hợp và tầm quan trọng của các yếu tố QTSX và kết quả HĐKD đối với các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam; Nghiên cứu đặc điểm hoạt động QTSX kinh doanh của các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam.

NVNC 3: Nghiên cứu thực trạng áp dụng các yếu tố QTSX và kết quả HĐKD trong các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam.

PPTH 3: Khảo sát bằng bảng hỏi lần 2.

NVNC 4: Phân tích và nhận diện các yếu tố

QTSX cốt lõi tác động đến kết quả HĐKD trong các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam.

PPTH 4: Sử dụng nghiên cứu định lượng, áp dụng các công cụ phân tích thống kê như Phân tích tương quan, Kiểm định T, Hồi quy đa biến …

NVNC 5: Kiểm chứng kết quả và định hướng sử dụng kết quả cho các doanh nghiệp cơ khí và đề xuất khuyến nghị cho các doanh nghiệp trong ngành cơ khí tại Việt Nam.

PPTH 5: Phỏng vấn chuyên gia để kiểm chứng và giải thích kết quả; đồng thời kết hợp với các đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam để đưa ra định hướng sử dụng kết quả, đề xuất khuyến nghị cho doanh nghiệp.

(Nguồn: tác giả tự đề xuất) 2.2.2 Quy trình nghiên cứu

Từ sơ đồ nghiên cứu nêu trên, tác giả đưa ra quy trình nghiên cứu nhằm định hướng quá trình nghiên cứu để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra Quy trình nghiên cứu được chia làm bốn giai đoạn ứng với bốn nội dung chính của luận án (Sơ đồ 2.2). a Giai đoạn 1: Xác định sơ bộ các yếu tố QTSX tác động đến kết quả HĐKD và đề xuất mô hình nghiên cứu của luận án Trong giai đoạn này, tác giả thực hiện các bước như sau:

- Bước 1: Xác định được vấn đề và mục tiêu nghiên cứu của luận án Đó là nghiên cứu các yếu tố QTSX cốt lõi tác động đến kết quả HĐKD của các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam.

- Bước 2: Tổng hợp và nghiên cứu các lý luận cơ bản về các yếu tố QTSX, kết quả HĐKD, các mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa chúng, các hướng tiếp cận, yếu tố ảnh hưởng và phương pháp nghiên cứu.

- Bước 3: Xác định sơ bộ các yếu tố thường được sử dụng trong nhiều nghiên cứu trước đó, và các yếu tố này có ảnh hưởng dương tới kết quả hoạt động sản xuất; trong đó, các yếu tố QTSX, bao gồm tổ chức sản xuất (5 yếu tố); quản trị chất lượng

(5 yếu tố); nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp (4 yếu tố) Kết quả HĐKD gồm có kết quả kinh doanh tài chính và kết quả kinh doanh phi tài chính Tác giả sử dụng các yếu tố này để cho mô hình nghiên cứu của luận án Việc nghiên cứu các lý luận cơ bản được thể hiện trong chương 2 của luận án này. b Giai đoạn 2: Xác định tổng quát các yếu tố QTSX cốt lõi tác động tới kết quả HĐKD trong điều kiện các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam và hoàn thiện mô hình nghiên cứu định lượng.

Sau giai đoạn một, tác giả đã xác định được 14 yếu tố QTSX và 2 nhóm yếu tố kết quả HĐKD cho mô hình nghiên cứu Để xác định xem các yếu tố này có phù hợp trong điều kiện các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam hay không, tác giả thực hiện các bước như sau:

- Bước 4: Tiến hành tìm hiểu đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam Tác giả sử dụng các dữ liệu thứ cấp từ Tổng cục Thống kê và các hiệp hội Cơ khí.

- Bước 5: Tiến hành phỏng vấn 05 chuyên gia nhằm xác định tổng quát các yếu tốQTSX cốt lõi tác động tới kết quả HĐKD trong điều kiện doanh nghiệp cơ khí tạiViệt Nam Từ đây, tác giả xác định được 14 yếu tố QTSX và 2 nhóm yếu tố kết quảHĐKD nêu trên phù hợp để nghiên cứu trong mô hình luận án, đồng thời, tác giả đã chỉnh sửa và Việt hóa các thuật ngữ của bảng câu hỏi khảo sát cho phù hợp hơn.

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu là việc xác định những bằng chứng cần thiết và cách thức thu thập các bằng chứng đó nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu một cách thuyết phục nhất Với các tiếp cận ở trên, đề tài này sử dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Theo Nguyễn Văn Thắng (2014), nghiên cứu sử dụng kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng sẽ giúp tận dụng được những điểm mạnh của mỗi nghiên cứu Trong khi nghiên cứu định lượng có điểm mạnh là tiến hành trên mẫu lớn, nâng cao độ tin cậy trong việc lượng hóa các mối quan hệ nhân tố, thì nghiên cứu định tính sẽ giúp hiểu rõ ý nghĩa hay diễn biến trong từng bối cảnh cụ thể.

Chính vì vậy, nghiên cứu này sẽ sử dụng kết hợp hai phương pháp nhằm đạt được kết quả nghiên cứu đáp ứng tốt mục tiêu nghiên cứu.

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính trong luận án này sử dụng để đánh giá sự phù hợp của các yếu tố QTSX tác động tới kết quả HĐKD trong điều kiện doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam và dùng để kiểm chứng kết quả nghiên cứu Cụ thể tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia

- Phỏng vấn chuyên gia nhằm kiểm tra và đánh giá mức độ phù hợp của các yếu tố QTSX và kết quả HĐKD trong điều kiện các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam Từ đó, tác giả sẽ xác định tổng quát các yếu tố QTSX cốt lõi tác động tới kết quả HĐKD và hoàn thiện mô hình nghiên cứu phù hợp với bối cảnh doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam.

- Nghiên cứu định tính còn được sử dụng sau khi có kết quả nghiên cứu định lượng. Tác giả sẽ thực hiện phỏng vấn lại các chuyên gia ở trên để kiểm chứng kết quả, từ đó, tác giả có thể đề xuất định hướng sử dụng kết quả cho doanh nghiệp.

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Trong nghiên cứu định lượng, mô hình và các nhân tố của đề tài được xây dựng dựa trên tổng quan lý thuyết, đưa ra giả thuyết nghiên cứu và kiểm chứng chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết.

- Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu từ kết quả nghiên cứu định tính ở trên Sau đó, tác giả sẽ tiến hành khảo sát sơ bộ lần một để đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố QTSX và kết quả HĐKD đối với các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam.

- Sau khi có được mô hình nghiên cứu hoàn thiện, tác giả tiến hành triển khai nghiên cứu ở các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam bằng khảo sát lần hai Kết quả nghiên cứu sẽ được tổng hợp, phân tích dựa vào các công cụ thống kê như: thống kê mô tả,phân tích tương quan, kiểm định T, và hồi quy tuyến tính đa biến Từ đó, tác giả sẽ nhận diện được các yếu tố QTSX cốt lõi tác động tới kết quả HĐKD dựa vào kết quả nghiên cứu định lượng.

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu định lượng

2.4.1 Mô hình nghiên cứu định lượng

Khi xây dựng mô hình nghiên cứu xác định các yếu tố QTSX cốt lõi tác động tới kết quả HĐKD tại các doanh nghiệp cơ khí ở Việt Nam, tác giả sử dụng các hướng tiếp cận khác nhau liên quan việc xác định các yếu tố QTSX như: quan điểm về sự phù hợp, lý thuyết ngữ cảnh, lý thuyết dựa vào nguồn lực và quan điểm về thực hành quản trị tốt nhất Tác giả đã nghiên cứu các mô hình liên quan đến các yếu tố QTSX tác động tới kết quả HĐKD tại các nước trong chương trình sản xuất hiệu suất cao và hai nước trong khu vực Đông Nam Á là Thái Lan và Malaysia Qua đó, việc sử dụng kết hợp các yếu tố này sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao được kết quả HĐKD của mình thay vì chỉ sử dụng riêng lẻ một nhóm các yếu tố (Banker và cộng sự, 1993; Flynn, 1994; Flynn và cộng sự, 1995; Forza, 1996; Sakakibara và cộng sự 1997; Cua và cộng sự, 2001; Ahmad và cộng sự, 2003; Ketokivi và Schroeder, 2004a; Ketokivi và Schroeder, 2004b; Cua và cộng sự, 2006; Matsui, 2007; Battistoni và Bonacelli, 2013; Phan, 2014).

Chính vì vậy, tác giả đề xuất sử dụng nhóm các yếu tố tổ chức sản xuất, các yếu tố quản trị chất lượng, các yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp và kết quả HĐKD trong mô hình nghiên cứu cho các doanh nghiệp cơ khí tại Việt

-Kết quả tài chính + Tăng trưởng doanh thu + Tăng trưởng lợi nhuận

-Kết quả phi tài chính + Chất lượng sản phẩm + Tiết kiệm chi phí sản xuất sản phẩm + Giao hàng đúng hạn

+ Tính linh hoạt trong thay đổi số lượng sản phẩm sản xuất + Sự hài lòng khách hàng

Các yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp

Cam kết tham gia của lãnh đạo Đào tạo nguồn nhân lực đa chức năng

Tham gia của người lao động

Hệ thống trao đổi thông tin giữa các cấp quản lý và tại hiện trường

Nam Có thể thấy, trong các nội dung của QTSX, công tác tổ chức sản xuất và kiểm soát hệ thống sản xuất, cụ thể là quản trị chất lượng, đặc biệt quan trọng Đồng thời, để thực hiện tốt công tác này, cần có sự hỗ trợ của các yếu tố nền tảng (lãnh đạo, nhân sự, thông tin, v.v…) Chính vì vậy, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như hình 2.3 dưới đây Các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đã được kiểm chứng sự phù hợp với điều kiện có doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam, được trình bày trong chương 3 của luận án này.

Tác giả thực hiện nghiên cứu mối quan hệ của từng nhóm yếu tố với kết quả hoạt động kinh doanh, đồng thời kiểm định mối quan hệ giữa các nhóm yếu tố với nhau nhằm xác định xem liệu sự kết hợp các yếu tố có thực sự tốt và có ảnh hưởng tích cực tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hay không.

Các yếu tố tổ chức sản xuất

-Lập lịch trình sản xuất hàng ngày

- Bố trí mặt bằng dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị

-Đánh giá mức độ gắn kết của nhà cung cấp

- Giảm thời gian cài đặt máy móc/ sản xuất

Các yếu tố quản trị chất lượng

-Sắp xếp gọn gàng và sạch sẽ

-Quản lý chất lượng nhà cung cấp

- Tập trung vào khách hàng

- Duy trì bảo dưỡng máy móc thiết bị

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu

- Các yếu tố tổ chức sản xuất và kết quả HĐKD

Tổ chức sản xuất theo JIT được sử dụng doanh nghiệp nhằm loại bỏ lãng phí thông qua việc sản xuất đúng lúc – kịp thời và có sự tham gia của lực lượng lao động trong doanh nghiệp Lãng phí bao gồm tồn kho trong các công đoạn sản xuất và những chậm trễ không cần thiết trong quá trình sản xuất (Cua và cộng sự, 2001). Các lãng phí này có thể được loại bỏ thông qua việc kiểm soát quy trình sản xuất và cách bố trí mặt bằng dây chuyền máy móc thiết bị hợp lý, giảm thời gian sản xuất sản phẩm bằng cách sử dụng triết lý “kéo” để lập kế hoạch sản xuất hàng ngày (Ahmad và cộng sự, 2003) Các yếu tố tổ chức sản xuất được sử dụng và kiểm định thực chứng trong nhiều nghiên cứu, bao gồm: Lập lịch trình sản xuất hàng ngày; Bố trí mặt bằng dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị; Đánh giá mức độ gắn kết của nhà cung cấp; Áp dụng thẻ Kanban; Giảm thời gian cài đặt máy móc/ sản xuất.

Cho tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố tổ chức sản xuất và kết quả HĐKD, cụ thể, tác động tới giảm lượng hàng tồn kho (Huson và Nanda, 1995; Nakamura và cộng sự, 1998; Callen và cộng sự, 2000; Fullerton và McWatters, 2001), tác động tích cực tới các kết quả hoạt động phi tài chính (Flynn và cộng sự, 1995; Sakakibara và cộng sự, 1997; Upton, 1998; Ahmad và cộng sự, 2003; Matsui, 2007).

Một số nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố tổ chức sản xuất với kết quả tài chính của doanh nghiệp Claycomb và cộng sự (1999), Fullerton và cộng sự (2003) về tác động tích cực của các yếu tố tổ chức sản xuất tới kết quả kinh doanh tài chính Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Duarte và cộng sự (2011) cho thấy không có mối quan hệ tương quan tích cực giữa các yếu tố tổ chức sản xuất và kết quả tài chính Các tác giả đã kết luận rằng mối quan hệ này còn phụ thuộc vào từng môi trường và ngữ cảnh, đồng thời còn tùy thuộc vào năng lực tổng hợp của doanh nghiệp, chứ không phải chỉ dựa riêng vào việc thực hiện tổ chức sản xuất (Tan và cộng sự, 2007).

Từ những nghiên cứu trên đây, tác giả phát biểu giả thuyết thứ nhất như sau:

Giả thuyết 1 (H1): Các yếu tố tổ chức sản xuất có tác động đáng kể đến kết quả HĐKD của các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam.

• H1.1 Các yếu tố tổ chức sản xuất có tác động đáng kể đến kết quả HĐKD tài chính của các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam.

• H1.2 Các yếu tố tổ chức sản xuất có tác động đáng kể đến kết quả HĐKD phi tài chính của các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam.

- Các yếu tố quản trị chất lượng và kết quả HĐKD

Quản trị chất lượng được xem là một trong những chìa khóa then chốt của doanh nghiệp sản xuất, liên quan trực tiếp tới sản phẩm Một sản phẩm có chất lượng tốt, thỏa mãn yêu cầu của khách hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp có cơ hội nâng cao doanh số và mở rộng thị phần Quản trị chất lượng của doanh nghiệp không chỉ liên quan tới sản phẩm và dịch vụ, nó còn liên quan tới mối quan hệ của doanh nghiệp với nhà cung cấp, khách hàng, người lao động, cũng như các quy trình quản lý và hoạt động trong doanh nghiệp (Raja và cộng sự, 2011) Các yếu tố quản trị chất lượng được sử dụng và kiểm định thực chứng trong nhiều nghiên cứu, bao gồm: Sắp xếp gọn gàng và sạch sẽ; Kiểm soát quá trình; Quản lý chất lượng nhà cung cấp; Tập trung vào khách hàng, Duy trì bảo dưỡng máy móc thiết bị (Flynn và cộng sự, 1995; Forza, 1995; Fotopoulus và Posmas, 2009; Phan, 2014).

Các yếu tố quản trị chất lượng sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được chất lượng sản phẩm, giảm tỉ lệ phế phẩm, giúp quá trình sản xuất ổn định hơn, từ đó sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất và thời gian sản xuất sản phẩm, đảm bảo giao hàng đúng hạn (Ferdows và Demeyer, 1990; Ahmad và Schroeder, 2002); tăng tính linh hoạt và cải tiến liên tục (McAdam và Bannister, 2001) Các yếu tố quản trị chất lượng được chứng minh là có ảnh hưởng dương tới kết quả hoạt động phi tài chính của doanh nghiệp (Tata và cộng sự, 2000).

Theo Buzzell và Gale (1987), kết quả tài chính là thước đo quan trọng của kết quả chất lượng Deming (1986) đã khẳng định việc cải tiến chất lượng sẽ giúp doanh nghiệp loại bỏ lãng phí, giảm chi phí, từ đó nâng cao được kết quả tài chính. Curkovic và cộng sự (2000b) đã chứng minh mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê và cùng chiều Mohrman và cộng sự (1995b) cũng khẳng định các yếu tố quản trị chất lượng có ảnh hưởng dương tới tăng trưởng lợi nhuận và cạnh tranh của doanh nghiệp Kumar và cộng sự (2009) chứng minh các yếu tố quản trị chất lượng tác động dương tới kết quả chất lượng và kết quả tài chính, cụ thể là tăng trưởng lợi nhuận, tăng trưởng doanh thu Thêm vào đó, sự hài lòng của khách hàng cũng sẽ tăng lên khi những phàn nàn, khiếu nại của khách hàng giảm xuống.

Từ những nghiên cứu cơ sở lý luận, tác giả phát biểu giả thuyết thứ hai như sau:

Giả thuyết 2: Các yếu tố quản trị chất lượng có tác động đáng kể đến kết quả HĐKD của các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam.

• H2.1 Các yếu tố quản trị chất lượng có tác động đáng kể đến kết quả HĐKD tài chính của các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam.

• H2.2 Các yếu tố quản trị chất lượng có tác động đáng kể đến kết quả HĐKD phi tài chính của các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam.

- Các yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp và kết quả HĐKD

Các yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp là những yếu tố tạo ra môi trường để thực hiện tổ chức sản xuất và quản trị chất lượng đạt hiệu quả cao. Các tác giả đã chỉ ra tầm quan trọng của các yếu tố nền tảng chung như Cam kết tham gia của lãnh đạo (Flynn và cộng sự, 1995; Trần Thị Kim Loan và Bùi Nguyên Hùng, 2009), Tham gia của người lao động trong giải quyết vấn đề và cải tiến công việc; Đào tạo nguồn nhân lực đa chức năng (Flynn, 1994; Trần Thị Kim Loan và Bùi Nguyên Hùng, 2009); Hệ thống trao đổi thông tin giữa các cấp và tại hiện trường sản xuất (Ahmad và cộng sự, 2003; Cua và cộng sự, 2006, Matsui, 2007), sẽ giúp tăng cường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Từ cơ sở lý luận trên đây, tác giả phát biểu giả thuyết thứ ba như sau:

Giả thuyết 3: Các yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp có tác động đáng kể kết quả HĐKD của các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam.

• H3.1 Các yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp có tác động đáng kể đến kết quả HĐKD tài chính của các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam.

• H3.2 Các yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp có tác động đáng kể đến kết quả HĐKD phi tài chính của các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam.

- Các yếu tố QTSX và kết quả HĐKD

Nhiều tác giả đã nghiên cứu việc áp dụng đồng thời các yếu tố QTSX như Tổ chức sản xuất, Quản trị chất lượng, Yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp và mối liên hệ giữa chúng với kết quả HĐKD Việc kết hợp sử dụng các yếu tố này đồng thời sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được kết quả HĐKD của mình. (Ahmad và cộng sự, 2003; Ketokivi và Schroeder, 2004a và 2004b; Cua và cộng sự, 2006; Matsui, 2007; Trần Thị Kim Loan và Bùi Nguyên Hùng, 2009; Battistoni và cộng sự, 2013) Kết quả cho thấy có mối quan hệ tương quan giữa các yếu tố QTSX và kết quả HĐKD Các tác giả khuyến khích doanh nghiệp sử dụng các yếu tố tác động tích cực đến kết quả HĐKD như là một trong những vũ khí làm tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (Arshida và Agil, 2013).

Chính vì vậy, tác giả phát biểu giả thuyết thứ tư như sau:

Giả thuyết 4: Các yếu tố QTSX có tác động đáng kể đến kết quả HĐKD của các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam.

• H4.1 Các yếu tố QTSX có tác động đáng kể đến kết quả HĐKD tài chính của các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam.

• H4.2 Các yếu tố QTSX có tác động đáng kể đến kết quả HĐKD phi tài chính của các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam.

- Ảnh hưởng của mức độ thực hiện các yếu tố QTSX tới kết quả HĐKD

Chọn mẫu khảo sát

2.5.1 Chọn mẫu cho phỏng vấn chuyên gia

Trong lần phỏng vấn thứ nhất, tác giả tiến hành phỏng vấn 05 chuyên gia để tìm hiểu sự phù hợp của các yếu tố QTSX và các chỉ tiêu kết quả HĐKD đối với các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam và hiệu chỉnh thang đo, xác định rõ khái niệm và ý nghĩa của chúng Đồng thời, người được phỏng vấn có thể đề xuất các yếu tố khác mà họ thấy cần thiết đối với doanh nghiệp cơ khí.

Cụ thể, tác giả phỏng vấn 01 chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc doanh nghiệp cơ khí; 01 phó giám đốc quản lý sản xuất và chất lượng, có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất cơ khí; 01 giám đốc nhân sự với 15 năm kinh nghiệm làm việc tại doanh nghiệp cơ khí và 02 nhà nghiên cứu có trên 20 năm kinh nghiệm về QTSX Tác giả đã sử dụng bảng câu hỏi bán cấu trúc, bao gồm tất cả các yếu tố QTSX và kết quả HĐKD đã được xác định ở giai đoạn nghiên cứu thứ nhất. Thời gian thực hiện phỏng vấn là 60 phút/ người, được thực hiện tại văn phòng doanh nghiệp Tác giả sử dụng phương pháp ghi tốc kí để ghi chép lại thông tin phỏng vấn.

Trong lần phỏng vấn thứ hai, tác giả tiến hành phỏng vấn lại 05 chuyên gia ở trên để kiểm chứng kết quả nghiên cứu, đưa ra đề xuất và định hướng sử dụng kết quả nghiên cứu.

2.5.2 Chọn mẫu cho điều tra khảo sát

Tác giả dùng phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi để thu thập dữ liệu, nhằm tìm câu trả lời về vai trò (tầm quan trọng) của các yếu tố QTSX và kết quả HĐKD đối với các doanh nghiệp cơ khí Đối tượng khảo sát là đại diện của các doanh nghiệp, từ cấp trưởng phòng trở lên hoặc tương đương Thời gian khảo sát từ 15-30/06/2017 Trong danh sách lần 1 của phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam có 120 doanh nghiệp, trong đó có 35 doanh nghiệp cơ khí Vì vậy, số lượng phiếu khảo sát phát ra là 35 phiếu, thu về là 30 phiếu và hợp lệ, đạt 85,7%.

Tác giả sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi đối với người lao động trong doanh nghiệp (từ quản lý cấp trung trở lên) để đánh giá mức độ thực hiện các yếu tố QTSX và kết quả HĐKD nhằm kiểm định mô hình đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu.

Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng và chọn mẫu thuận tiện.Chọn mẫu phân tầng chia tổng thể nghiên cứu thành các nhóm nhỏ khác nhau thỏa mãn tiêu chí là các phần tử trong cùng một nhóm có tính đồng nhất cao, và các phần tử giữa các nhóm có tính dị biệt cao Việc phân tầng được thực hiện theo tỷ lệ nhóm ngành, thông qua số lượng các doanh nghiệp cơ khí năm 2018 của Tổng cục thống kê Tổng thể nghiên cứu được chia thành bảy nhóm bao gồm:

- Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc thiết bị) (65,43%)

- Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học (7%)

- Sản xuất thiết bị điện (6,91%)

- Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu (8,63%)

- Sản xuất xe có động cơ, rơ moóc (2,46%)

- Sản xuất phương tiện vận tải khác (3,69%)

Tiếp theo, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, cho phép chọn những phần tử nào mà họ có thể tiếp cận được Tác giả sử dụng danh sách các doanh nghiệp cơ khí từ Hiệp hội cơ khí, Trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC) và phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Tác giả thực hiện gọi điện thoại tới các doanh nghiệp có trong danh sách để liên hệ khảo sát Trong tổng số doanh nghiệp tác giả liên hệ khảo sát, 62 doanh nghiệp đã đồng ý nhận lời cho tác giả đến tiến hành khảo sát Trong số 62 doanh nghiệp này, có 20 doanh nghiệp đã tham gia khảo sát lần 1, số còn lại là doanh nghiệp mới Số lượng các doanh nghiệp trong từng nhóm ngành cũng tương ứng với tỷ lệ các doanh nghiệp cơ khí nêu trên (Xem kết quả thống kê mô tả ở chương 4).

Mỗi doanh nghiệp tác giả phát 03 phiếu điều tra, trong đó, giám đốc và phó giám đốc doanh nghiệp sẽ trả lời hết toàn bộ phiếu; 01 phiếu còn lại tác giả sẽ hỏi cho các đối tượng từ quản lý cấp trung trở lên (bao gồm quản lý sản xuất, chất lượng, nhân sự, tài chính/ kế toán…), mỗi người sẽ trả lời một mảng hoạt động mà mình phụ trách Việc phát ra 03 phiếu cho mỗi doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính khách quan của thông tin Tổng số phiếu phát ra là 186 phiếu, thu về là 170 phiếu hợp lệ, cụ thể có 54 doanh nghiệp thu về 03 và 08 doanh nghiệp thu về 01 phiếu(Lãnh đạo doanh nghiệp trả lời vì là doanh nghiệp nhỏ nên chỉ đại diện giám đốc trả lời) Thời gian thực hiện khảo sát từ tháng 12 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018.Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), kích thước mẫu cần cho nghiên cứu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp phân tích dữ liệu và độ tin cậy cần thiết Nghiên cứu này sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến, công thức kinh nghiệm thường dùng là n>= 50+8p (Trong đó n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết, p là số lượng biến độc lập trong mô hình) Số mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu này là n >50 + 8*14 = 162 Chính vì vậy, số phiếu 170 hợp lệ thu được là thỏa mãn. Ở cấp độ doanh nghiệp, các thang đo sẽ được tính giá trị trung bình dựa trên số lượng phiếu hợp lệ thu về.

Phương pháp thu thập dữ liệu

Trong nghiên cứu, có hai loại dữ liệu được sử dụng là dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng cả hai nguồn dữ liệu trên Các dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập bao gồm: thông tin về các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam được thu thập từ Tổng cục Thống kê, Hiệp hội Cơ khí, và các website của các tổ chức và công ty có liên quan.

Dữ liệu sơ cấp được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn chuyên gia và điều tra khảo sát.

Dữ liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn chuyên gia

Sau khi phỏng vấn, tác giả tiến hành lược bỏ và bổ sung một số phát biểu ra khỏi thang đo nhằm tạo sự thuận tiện và dễ hiểu, bởi vì một số phát biểu hỏi về cùng một nội dung nhưng câu chữ được sắp xếp lại với ý nghĩa trái ngược nhau, và chúng được đặt ra nhằm kiểm tra độ trung thực và tập trung của người được hỏi trong quá trình trả lời Tuy nhiên, nghiên cứu này thực hiện phương pháp phỏng vấn trực tiếp nên tác giả quyết định loại bỏ các phát biểu đó để tránh sự khó hiểu cho đáp viên.

Cụ thể, tác giả loại bỏ phát biểu Lịch trình 5,6; Mặt bằng 6; Nhà cung cấp5,6; Cài đặt 5; Sạch sẽ 4,5; Tập trung KH 5; Bảo dưỡng 4; Đào tạo 3,4 Tác giả bổ sung một phát biểu “Sự hài lòng khách hàng” trong thang đo kết quả hoạt động phi tài chính (theo đánh giá chủ quan của các doanh nghiệp thông qua việc khảo sát khách hàng thường xuyên) vì các đáp viên đều cho rằng nó thật sự quan trọng đối với doanh nghiệp Đồng thời, yếu tố này cũng đã được sử dụng trong một số nghiên cứu trước đó (Yusuff, 2004; Amurugam và cộng sự, 2008).

Kết quả phỏng vấn chuyên gia đã giúp tác giả xác định các yếu tố QTSX cốt lõi tác động kết quả HĐKD phù hợp trong bối cảnh các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam, từ đó, hoàn thiện được mô hình nghiên cứu của luận án.

Dữ liệu sơ cấp thông qua điều tra khảo sát

Tác giả dùng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để thu thập dữ liệu, nhằm tìm câu trả lời về vai trò (tầm quan trọng) của các yếu tố QTSX và kết quả HĐKD đối với các doanh nghiệp Bảng câu hỏi sử dụng các câu hỏi cấu trúc và thang đo Likert 5 mức độ với 1- hoàn toàn không quan trọng, tới 5 là đặc biệt quan trọng Kết quả của giai đoạn này giúp tác giả hoàn thiện và khẳng định mô hình nghiên cứu, từ đó sẽ triển khai nghiên cứu cho giai đoạn tiếp theo.

Bảng câu hỏi khảo sát

Bảng câu hỏi được kế thừa từ bảng hỏi của dự án HPM, được lựa chọn và dịch thuật sang tiếng Việt, có tham khảo ý kiến của các chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính chính xác về mặt nội dung và phù hợp về văn phong tiếng Việt Bảng câu hỏi này bao gồm hai phần Phần một là thông tin chung của doanh nghiệp, và phần hai gồm nội dung của 14 thang đo thuộc ba nhóm yếu tố QTSX và 02 thang đo về kết quả hoạt động kinh doanh (xem phụ lục 3).

Tác giả sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi đối với người lao động trong doanh nghiệp (từ quản lý cấp trung trở lên) để đánh giá mức độ thực hiện các yếu tố QTSX và kết quả HĐKD nhằm kiểm định mô hình đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu.

Bảng câu hỏi khảo sát

Bảng câu hỏi được kế thừa từ bảng hỏi của dự án HPM Bảng câu hỏi này tương tự như bảng câu hỏi khảo sát lần một, gồm 14 thang đo các yếu tố QTSX và

02 thang đo kết quả HĐKD Đồng thời, mỗi thang đo kèm theo các phát biểu cụ thể. Bảng câu hỏi khảo sát gồm hai phần chính (Xem phụ lục 4) Phần 1- Thông tin chung sử dụng các câu hỏi nhân khẩu học để tìm hiểu thêm thông tin về các doanh nghiệp Dạng câu hỏi là câu hỏi đa lựa chọn.

Phần 2 – Tìm hiểu tình hình thực hiện hoạt động sản xuất và kết quả HĐKD. Phần này bao gồm các câu hỏi có cấu trúc Đối với phần các yếu tố QTSX, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đo lường mức độ thực hiện các yếu tố với điểm 1- hoàn toàn không đồng ý và điểm 5 – hoàn toàn đồng ý Đối với phần kết quả HĐKD, tác giả sử dụng hai chỉ tiêu chính là kết quả tài chính và kết quả phi tài chính Trong phần kết quả tài chính, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đo lường sự đồng ý của doanh nghiệp đối với kết quả của họ với mức điểm 1 – hoàn toàn không đồng ý và tới mức điểm 5 – hoàn toàn đồng ý Trong phần kết quả phi tài chính, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để so sánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong ngành, với mức điểm 1 – doanh nghiệp thấp hơn nhiều so với trung bình ngành, tới mức điểm 5 – doanh nghiệp tốt hơn nhiều so với trung bình ngành.

Phương pháp phân tích dữ liệu

2.7.1 Phân tích dữ liệu định tính

Dữ liệu định tính thể hiện bản chất, đặc điểm và mối liên hệ được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn sâu Việc phân tích dữ liệu định tính bao gồm các hoạt động thu thập, tổ chức sắp xếp và giải thích ý nghĩa các dữ liệu (Nguyễn Văn Thắng, 2014) Khi thực hiện phỏng vấn, tác giả sử dụng phương pháp ghi chú tốc kí, sau đó, sẽ được đánh máy thành file văn bản Tiếp theo, do số lượng đối tượng phỏng vấn không nhiều, tác giả sử dụng phương pháp mã hóa thủ công, tiến hành sàng lọc, phân loại và ghép nhóm các mã lại với nhau, hình thành các nhóm yếu tố phù hợp với mô hình nghiên cứu.

2.7.2 Phân tích dữ liệu định lượng Để phân tích các dữ liệu định lượng, tác giả sẽ thực hiện phân tích mô tả phân tích hồi quy Tác giả sẽ sử dụng excel và phần mềm SPSS 20.0 để tổng hợp và phân tích dữ liệu

Thống kê mô tả Đây là công cụ giúp cung cấp các chỉ số cơ bản của biến số với dữ liệu của mẫu nghiên cứu (Nguyễn Văn Thắng, 2014) Tác giả sử dụng thống kê mô tả đối với các doanh nghiệp thực hiện khảo sát, loại hình doanh nghiệp, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Mức độ thực hiện các yếu tố QTSX được thể hiện bằng giá trị trung bình của mỗi yếu tố Nếu các yếu tố có mức điểm càng gần tới 5 hoặc bằng 5 chứng tỏ mức độ áp dụng và thực hiện các yếu tố này càng cao.

Kiểm định độ tin cậy và giá trị của thang đo

Nhằm kiểm tra độ tin cậy của các thang đo, tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha cho mỗi bộ chỉ số đo lường Mức giá trị thấp nhất cho phép là 0,6 (Phan Chí Anh, 2015) Một số câu hỏi trong bộ chỉ số đã bị loại bỏ do không thỏa mãn điệu kiện hệ số tương quan biến tổng phải lớn hơn 0.3 trở lên. Độ chính xác về mặt nội dung của bộ chỉ số đo lường đã được kiểm tra thực chứng thông qua các nghiên cứu về tổ chức sản xuất theo JIT, quản trị chất lượng, các yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp của Ahmad và cộng sự

(2003), Cua và cộng sự (2006), Matsui (2007), Phan Chí Anh (2015).

Nhằm kiểm tra giá trị của thang đo, tác giả sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) Theo Hair và cộng sự (2009), hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn Hệ số KMO trong khoảng từ 0,5 đến 1 cho thấy phân tích nhân tố là thích hợp Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig < 0,5) cho biết các biến không có tương quan trong tổng thể Phần trăm phương sai trích lớn hơn 50% thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát.

Ma trận hệ số tương quan

Tác giả sử dụng ma trận hệ số tương quan để kiểm tra mối quan hệ tương quan giữa các cặp biến số trong mô hình nghiên cứu Công cụ này sẽ giúp cho tác giả nhận biết và loại bỏ được hiện tượng bất thường như đa cộng tuyến (các biến độc lập có tương quan lớn với nhau).

Phân tích hồi quy tuyến tính bội

Sau khi độ tin cậy của các thang đo trong mô hình được kiểm định, tác giả sẽ sử dụng hồi quy tương quan để phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố QTSX và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cơ khí, mối quan hệ giữa các yếu tố QTSX với nhau Theo Ringle và cộng sự (2015), trường hợp đa cộng tuyến xảy ra khi hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các biến độc lập lớn hơn 5; còn Hair và cộng sự (1995) cho rằng VIF lớn hơn 10 Trong nghiên cứu này, giá trịVIF của các biến độc lập nhỏ hơn 5 là chấp nhận được.

Kết quả phân tích hồi quy tương quan sẽ giúp tác giả kiểm định các giả thuyết đưa ra trong mô hình nghiên cứu, từ đó xác định được các yếu tố QTSX cốt lõi tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh.

Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể - trường hợp mẫu độc lập

Tác giả sử dụng kiểm định này nhằm phân tích liên hệ giữa biến độc lập định tính và biến phụ thuộc định lượng Biến định tính cho phép chia các yếu tố QTSX thành hai nhóm (mức độ thực hiện cao và thấp), so sánh với biến định lượng là kết quả HĐKD.

Tác giả sử dụng mô hình nghiên cứu để xác định và nhận diện các yếu tốQTSX cốt lõi tác động tới kết quả HĐKD của các doanh nghiệp cơ khí tại ViệtNam, thông qua phỏng vấn chuyên gia và điều tra khảo sát Kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày cụ thể trong chương 3 và chương 4.

XÁC ĐỊNH TỔNG QUÁT CÁC YẾU TỐ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT CỐT LÕI TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH PHÙ HỢP VỚI DOANH NGHIỆP CƠ KHÍ TẠI VIỆT NAM

Tổng quan về ngành Cơ khí và các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam

Ngành Cơ khí Việt Nam được đánh dấu hình thành từ năm 1945, khi miền Bắc thực hiện tiến lên xã hội chủ nghĩa, tập trung và ưu tiên phát triển công nghiệp nặng Chính phủ đã dành nhiều ưu đãi để phát triển các ngành cơ khí sản xuất máy móc, kim loại, vận tải Nhiều nhà máy cơ khí lớn tập trung ở miền Bắc như nhà máy cơ khí Hà Nội, nhà máy động cơ Sông Công, nhà máy cơ khí Cẩm Phả, công ty đóng tàu Bạch Đằng, v.v…Từ sau năm 1975, ngành Cơ khí có thêm một số nhà máy lớn ở phía Nam như Vinappro Biên Hà, Z751, công ty đóng tàu Ba Son Chính phủ Việt Nam cũng nhận thấy tầm quan trọng của ngành cơ khí trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Tuy nhiên, giai đoạn sau 1975, ngành Cơ khí không được chú trọng đầu tư như trước nữa Mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong thời gian này tập trung vào các ngành nông nghiệp, chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng, đồ điện tử, công nghệ thông tin, xăng dầu, và du lịch. Đến những năm 2000, một lần nữa, chính phủ khẳng định cơ khí là ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò quan trọng trong thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Chiến lược phát triển ngành Cơ khí Việt Nam đến năm

2010, tầm nhìn 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 186/2002/QĐ- TTg ngày 26/12/2002.

Quyết định 10/QĐ-TTg năm 2009 quy định quy chế hỗ trợ sản xuất các sản phẩm cơ khí trọng điểm và đưa ra danh sách các dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm cơ khí trọng điểm giai đoạn 2009 – 2015 Đây là các quyết định quan trọng, thể hiện sự hỗ trợ của chính phủ đối với sự phát triển ngành Cơ khí Việt Nam. Để tập trung nguồn lực phát triển ngành cơ khí Việt Nam trở thành một ngành công nghiệp chủ chốt, góp phần tích cực hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, trong Quyết định 879/QĐ-TTg ngày 9/6/2014 phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn

2035, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh phát triển ngành cơ khí, trong đó chọn lọc và ưu tiên phát triển chuyên ngành sản xuất và sản phẩm cơ khí trọng điểm, bao gồm thiết bị toàn bộ, máy động lực, cơ khí phục vụ nông – lâm – ngư nghiệp và công nghiệp chế biến, máy công cụ, cơ khí xây dựng, cơ khí đóng tàu thủy, thiết bị kỹ thuật điện – điện tử, cơ khí ô tô – cơ khí giao thông vận tải, đảm bảo mục tiêu phát triển ngành cơ khí Việt Nam nhanh, ổn định và bền vững, có đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

3.1.1 Đặc điểm sản xuất và sản phẩm

Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 quy định về hệ thống các ngành kinh tế của Việt Nam Ngành cơ khí thuộc nhóm C – trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, mã ngành công nghiệp từ 24-30.

Bảng 3.1: Mã ngành cơ khí

25 Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị)

26 Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học

27 Sản xuất thiết bị điện

28 Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu

29 Sản xuất xe có động cơ

30 Sản xuất phương tiện vận tải khác

(Nguồn: Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007)

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) đánh giá tốc độ phát triển sản xuất toàn ngành cơ khí trong giai đoạn 2012-2017, được tính dựa trên khối lượng sản xuất sản phẩm Đây là một chỉ tiêu quan trọng, phản ánh tình hình phát triển toàn ngành công nghiệp nói chung cũng như tốc độ phát triển của từng nói ngành sản phẩm.Năm 2017, tốc độ phát triển cả toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt110,5% Theo bảng dưới đây, ta thấy tốc độ phát triển của các nhóm ngành nhìn chung là đều tăng qua các năm Trong đó, nhóm ngành có tốc độ tăng cao hơn trung bình toàn ngành là sản xuất kim loại, sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, và sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học Tăng cao nhất là nhóm ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học đạt 132,5% vào năm 2017.

Bảng 3.2: Chỉ số sản xuất công nghiệp ngành cơ khí ĐVT: %

Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) 117,0 113,3 103,0 109,7 112,9

Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học 102,2 135,2 135,1 112,5 132,5

Sản xuất thiết bị điện 110,7 102,6 110,2 107,4 109,2

Sản xuất xe có động cơ, rơ moóc 113,9 123,1 127,0 117,5 99,8

Sản xuất phương tiện vận tải khác 98,3 101,2 104,2 107,2 108,7

(Nguồn: Tổng cục thống kê 2018)

Chỉ số tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo so sánh mức tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ do hoạt động sản xuất công nghiệp tạo ra giữa thời kỳ báo cáo và thời kỳ gốc Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong giai đoạn 2013-2017, chỉ số tiêu thụ của toàn ngành cơ khí đều tăng, cụ thể là nhóm ngành sản xuất kim loại; sản xuất động cơ, rơ moóc, sản xuất phương tiện vận tải khác, và sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng cao nhất (đạt 125,6% năm 2017).

Bảng 3.3: Chỉ số tiêu thụ ngành cơ khí ĐVT: %

Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) 107,1 114,7 101,6 108,6 98,8

Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học 160,4 146,0 146,2 116,4 125,6

Sản xuất thiết bị điện 118,4 110,8 110,1 106,2 95,8

Sản xuất xe có động cơ, rơ moóc 131,1 116,2 125,7 121,0 115,6

Sản xuất phương tiện vận tải khác 103,4 91,2 97,3 102,5 111,5

(Nguồn: Tổng cục thống kê 2018)

Chỉ số tồn kho phản ánh thực trạng và tình hình biến động tồn kho sản phẩm trong ngành cơ khí Đây là chỉ tiêu so sánh mức tồn kho sản phẩm giữa thời kỳ báo cáo và kỳ gốc so sánh Trong giai đoạn 2013-2017, chỉ số tồn kho trong từng nhóm ngành nhỏ cũng có những biến động nhất định Cụ thể, năm 2017, tồn kho nhóm ngành sản xuất kim loại có mức tăng khá (126,9%) sau khi giảm vào năm 2016, cao hơn mức tồn kho của trung bình của toàn ngành (109,2%); tiếp theo là nhóm ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (114,7%); sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học (109,1%); sản xuất thiết bị điện (108,2%) và sản xuất phương tiện vận tải khác (108,9%) Riêng phân ngành sản xuất xe có động cơ, rơ moóc có mức tồn kho giảm hơn các năm trước.

Bảng 3.4: Chỉ số tồn kho ngành cơ khí ĐVT: %

Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị)

Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học

Sản xuất thiết bị điện 107,0 86,4 126,3 89,0 108,2 Sản xuất xe có động cơ, rơ moóc 67,6 118,2 124,3 147,1 104,6 Sản xuất phương tiện vận tải khác 189,4 174,4 38,0 86,9 108,9

(Nguồn: Tổng cục thống kê 2018)

Sản phẩm cơ khí Việt Nam có rất ít thương hiệu trong nước Chất lượng sản phẩm cơ khí của các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam nhìn chung còn thấp, giá thành sản xuất cao, thiếu sức cạnh tranh.

3.1.2 Đặc điểm doanh nghiệp và lao động

Theo số liệu của tổng cục Thống kê năm 2018, số lượng doanh nghiệp cơ khí hoạt động trong giai đoạn 2010-2016 đã tăng từ 10.000 doanh nghiệp lên hơn 21.0 doanh nghiệp Tính hết năm 2017, số lượng doanh nghiệp cơ khí đang hoạt động và có kết quả kinh doanh là trên 25.000 doanh nghiệp, chiếm gần 30% tổng số doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo; tạo ra việc làm cho trên 1 triệu lao động, chiếm 16% tổng số lao động trong các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo (Tổng cục thống kê, 2018).

Tuy có sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp và số lượng lao động, ngành cơ khí nói chung và doanh nghiệp cơ khí nói riêng còn gặp phải một số vấn đề đối với nguồn nhân lực, cụ thể là thiếu vắng lao động tay nghề cao, do một số lý do sau:

- Lực lượng lao động có kinh nghiệm trong ngành lao động đã có tuổi Bên cạnh đó,nguồn cung lao động trẻ và lao động được đào tạo tay nghề cao từ các trường cao đẳng, đại học và dạy nghề bị thiếu hụt Nguyên nhân sâu xa do ngành cơ khí thường xuyên phải tiếp xúc với các công việc vất vả và độc hại, trong khi đó mức lương cho công nhân còn thấp và chính phủ chưa có chính sách bồi thường cho công nhân bị ảnh hưởng bởi công việc độc hại Các trường dạy nghề và đại học khó tuyển sinh viên chuyên ngành cơ khí.

- Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực còn thấp và nặng về lý thuyết Lao động chuyên môn thiếu chứng chỉ nghề quốc tế và kỹ năng ngoại ngữ Lực lượng nghiên cứu triển khai, trước hết là đội ngũ tư vấn thiết kế chưa đạt trình độ, đáp ứng yêu cầu của các công trình, dự án về thiết bị cơ khí đồng bộ Các doanh nghiệp cơ khí phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng.

- Một số trường dạy nghề có hợp tác với công ty Nhật Bản có thể xuất khẩu nguồn nhân lực có chất lượng trong ngành cơ khí sang thị trường Nhật Bản, do thị trường này có nhiều gói lương ưu đãi cho lực lượng lao động.

3.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý chất lượng

Hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp đều đã có hoặc đang thiết lập chính sách quản lý chất lượng Các doanh nghiệp thường áp dụng quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008, hệ thống quản lý sản xuất của Nhật Bản như 5S, Kaizen, quản lý chất lượng toàn diện (TQM) v.v…

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp hoạt động trong các ngành cụ thể còn áp dụng quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn phù hợp như: ISO 13485:2003 (cho doanh nhiệp sản xuất thiết bị y tế); ISO/TS 16949:2009 (liên quan tới bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2008 (cho doanh nghiệp sản xuất ô tô)); ISO 50001:2011 (cho hệ thống quản lý năng lượng); Chứng chỉ CB (cho doanh nghiệp sản xuất sản phẩm điện, điện tử cho thị trường quốc tế); Chứng chỉ UL (cho thị trường Mỹ và Canada); chứng chỉ UKAS (cho thị trường Anh và châu Âu) Các doanh nghiệp Việt Nam thường đăng ký tiêu chuẩn chất lượng khi có đặt hàng từ các nước Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần tìm hiểu luật lệ và quy tắc của từng quốc gia.

Kết quả xác định tổng quát các yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi tác động tới kết quả hoạt động kinh doanh thông qua phỏng vấn chuyên gia

Có thể thấy, vấn đề xác định các yếu tố QTSX và kết quả HĐKD phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Sau khi xác định sơ bộ các yếu tố QTSX và kết quảHĐKD ở chương 2, cũng như nghiên cứu đặc điểm ngành cơ khí và các doanh nghiệp cơ khí ở Việt Nam trong phần 3.1 và 3.2, tác giả thực hiện phỏng vấn 05 chuyên gia ở Việt Nam nhằm xác định các yếu tố QTSX cốt lõi và kết quả HĐKD nêu trên phù hợp để nghiên cứu trong điều kiện các doanh nghiệp cơ khí tại ViệtNam Kết quả cụ thể được tổng hợp như sau:

3.2.1 Các yếu tố tổ chức sản xuất

Trong số các yếu tố QTSX và kết quả HĐKD đã được nghiên cứu ở chương

2, các chuyên gia đã thảo luận, giải thích và rút ra các yếu tố QTSX mà họ thấy rằng là cần thiết và phù hợp với doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, bao gồm năm yếu tố tổ chức sản xuất, bao gồm: (1) Lập lịch trình sản xuất hàng ngày; (2) Bố trí mặt bằng dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị; (3) Đánh giá mức độ gắn kết của nhà cung cấp; (4) Áp dụng thẻ Kanban; (5) Giảm thời gian cài đặt máy móc/ sản xuất Các yếu tố này đều đang theo triết lý của hệ thống sản xuất Đúng lúc – Kịp thời (JIT).

Các bộ phận trong doanh nghiệp cần thiết lập và tuân thủ lịch trình sản xuất hàng ngày, theo dõi và thống nhất thời gian giao hàng của nhà cung cấp, từ đó đảm bảo sự liên kết trong quá trình sản xuất tại doanh nghiệp luôn liền mạch, trôi chảy. Đồng thời, công tác bố trí thiết bị trong doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tới năng suất quá trình và của cả nhà máy Chính vì vậy, công tác này cần được theo dõi và cải tiến thường xuyên, đảm bảo không có tình trạng nút cổ chai và ách tắc giữa các công đoạn sản xuất Đồng thời, doanh nghiệp nên sử dụng thẻ Kanban trong các công đoạn sản xuất và từng bước áp dụng sản xuất theo lô nhỏ, nhằm giảm lượng tồn kho và các chi phí bảo quản hàng hóa.

Hơn nữa, doanh nghiệp cần chú trọng việc giảm thời gian cài đặt máy móc thiết bị để giảm thời gian sản xuất, từ đó giúp giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp.

3.2.2 Các yếu tố quản trị chất lượng

Các yếu tố liên quan đến quản trị chất lượng gồm năm yếu tố, cụ thể là: (1) Sắp xếp gọn gàng và sạch sẽ; (2) Kiểm soát quá trình; (3) Quản lý chất lượng nhà cung cấp; (4) Tập trung vào khách hàng; (5) Duy trì bảo dưỡng máy móc thiết bị Theo các chuyên gia, chất lượng là vấn đề sống còn đối với bất cứ doanh nghiệp nào Nó quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cơ khí Chính vì vậy, công tác quản trị chất lượng cần phải được thực hiện một cách thường xuyên,bài bản, và nghiêm túc Toàn thể doanh nghiệp, từ lãnh đạo cấp cao tới người lao động cần hiểu rõ tầm quan trọng của chất lượng và thấu hiểu cách thực hiện Mọi hoạt động của doanh nghiệp cần được làm đúng ngay từ đầu, tránh phát sinh lỗi và lãng phí, ảnh hưởng tới kết quả HĐKD của doanh nghiệp Chính vì vậy, doanh nghiệp cần duy trì vệ sinh sạch sẽ và sắp xếp gọn gàng, loại bỏ những thứ không cần thiết Tư tưởng làm đúng ngay từ đầu còn thể hiện ở việc kiểm soát quá trình, công đoạn sau kiểm tra công đoạn trước; công đoạn trước cần thực hiện tốt vai trò của mình để tránh phát sinh lỗi cho công đoạn sau Đồng thời, cần đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu từ phía nhà cung cấp, cũng như bán thành phẩm trong các công đoạn sản xuất Thêm vào đó, doanh nghiệp cần có kế hoạch bảo dưỡng, duy tu máy móc thiết bị, tránh xảy ra sự cố hỏng hóc, dẫn tới quá trình sản xuất bị ngừng trệ; thực hiện cải tiến liên tục; khuyến khích đóng góp các ý kiến cải tiến trong toàn doanh nghiệp và có cơ chế thưởng khuyến khích cho các ý tưởng cải tiến tốt. Đồng thời, chất lượng nhà cung cấp cần phải quản lý từ nguồn và tại nguồn, không chỉ chất lượng nguyên liệu của nhà cung cấp ban đầu, mà còn là chất lượng bán thành phẩm của các khâu trong quá trình sản xuất, đảm bảo chất lượng xuyên suốt trong quá trình sản xuất sản phẩm, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm Thêm vào đó, doanh nghiệp cần tập trung vào khách hàng, thấu hiểu nhu cầu và nỗ lực đáp ứng yêu cầu của họ, cũng như luôn giữ liên lạc và nhận phản hồi về chất lượng sản phẩm Điều này sẽ giúp nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với doanh nghiệp và sản phẩm.

3.2.3 Các yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp

Các chuyên gia đồng ý và nhất trí với năm yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp, bao gồm: (1) Thứ nhất là cam kết tham gia của lãnh đạo Theo đó, doanh nghiệp cần thiết lập tầm nhìn vào việc cải tiến và đánh giá chất lượng; cần gắn kết trách nghiệm của các phòng ban với vấn đề chất lượng của tổ chức và bản thân lãnh đạo doanh nghiệp cũng phải tham gia vào các dự án cải tiến chất lượng Thêm vào đó, doanh nghiệp cần nhận thức rằng kết quả HĐKD cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu trong việc đánh giá hoạt động quản trị doanh nghiệp (2) Thứ hai,đào tạo nguồn nhân lực đa chức năng Trong doanh nghiệp, người lao động được đào tạo để thực hiện nhiều nhiệm vụ sản xuất khác nhau, giúp nâng cao tay nghề và năng lực của họ Các khóa đào tạo và phát triển kĩ năng cần được thực hiện thường xuyên (3) Thứ ba là tham gia của người lao động trong giải quyết vấn đề và cải tiến công việc Doanh nghiệp cần khuyến khích người lao động đóng góp ý kiến vào quá trình giải quyết vấn đề theo nhóm nhỏ, từ đó đưa ra được các ý kiến cải tiến quá

quả Kết xác định tổng quát của yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi tác động tới kết quả hoạt động kinh doanh thông qua điều tra khảo sát lần một

3.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh

Các chuyên gia cũng đồng ý và nhất trí với các chỉ tiêu về kết quả HĐKD, bao gồm các chỉ tiêu về kết quả tài chính và phi tài chính Thêm vào đó, họ đều nhất trí rằng yếu tố sự hài lòng của khách hàng đóng một vai trò quan trọng trong kết quả HĐKD, vì đây là yếu tố để tăng doanh thu và duy trì tăng trưởng bền vững Yếu tố này được đánh giá bởi nhà quản lý của doanh nghiệp Tác giả đã bổ sung thêm yếu tố này vào kết quả HĐKD Yếu tố sự hài lòng của khách hàng cũng đã được nghiên cứu trong nhiều công trình khoa học như Yusuff (2004), Arumugam và cộng sự (2008).

Kết quả phỏng vấn chuyên sâu cho thấy, các yếu tố trên là phù hợp để nghiên cứu trong điều kiện các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam Tác giả sử dụng kết quả này để hoàn thiện mô hình nghiên cứu, sau đó, tác giả kiểm chứng vai trò của chúng đối với các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam thông qua kết quả điều tra khảo sát trong phần tiếp theo (phần 3.4).

3.3 Kết quả xác định tổng quát của yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi tác động tới kết quả hoạt động kinh doanh thông qua điều tra khảo sát lần một

Tác giả sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi để thu thập dữ liệu nhằm xác định tổng quát các yếu tố QTSX cốt lõi tác động tới kết quả HĐKD thông qua vai trò của chúng đối với các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam Kết quả khảo sát

30 doanh nghiệp cho thấy, mỗi yếu tố đóng vai trò khác nhau đối với doanh nghiệp.

3.3.1 Các yếu tố tổ chức sản xuất

Bảng 3.6 cho thấy vai trò của các yếu tố tổ chức sản xuất đối với các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam trên cơ sở đánh giá mức độ quan trọng của chúng theo thang đo Likert 5 mức độ Trong năm yếu tố, yếu tố đánh giá mức độ gắn kết của nhà cung cấp có mức điểm cao nhất (4,38) Điều này cho thấy doanh nghiệp đặc biệt đánh giá cao vai trò của yếu tố này trong hoạt động QTSX của doanh nghiệp.

Các chuyên gia khẳng định rằng, việc nhà cung cấp giao hàng đúng hạn sẽ quyết định tới hoạt động sản xuất liên tục, không bị gián đoạn, từ đó sẽ giúp cho doanh nghiệp giao hàng đúng hạn cho khách và nâng cao sự hài lòng của khách hàng Tiếp theo, yếu tố lập lịch trình sản xuất hàng ngày đạt 4,21 điểm đã cho thấy doanh nghiệp đánh giá cao việc thiết kế lịch sản xuất phù hợp với sản xuất hỗn hợp các sản phẩm dựa trên nhu cầu của thị trường và có tính toán đến chất lượng, giúp doanh nghiệp đạt tiến độ và hoàn thành sản xuất đúng hạn. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng nhận thấy tầm quan trọng của việc bố trí dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị theo hướng gần nhau để giảm thời gian di chuyển, cũng như cố gắng bố trí các sản phẩm cùng loại hay có liên quan tới nhau theo nhóm Chính vì vậy, điểm tiêu chí này đạt được là 3,83 Yếu tố giảm thời gian cài đạt máy móc/ sản xuất đạt 3,68 điểm, cho thấy doanh nghiệp đã đánh giá vai trò khá quan trọng của yếu tố này nhằm giảm thời gian sản xuất, hướng tới giảm chi phí sản xuất sản phẩm.

Bên cạnh đó, yếu tố thẻ Kanban (3,44) cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn trong thời kỳ đầu áp dụng theo phương thức JIT, nên bộ phận điều độ sản xuất của các doanh nghiệp vẫn chưa thể áp dụng các yếu tố này một cách triệt để Chính vì vậy, nó bị đánh giá thấp hơn so với các yếu tố còn lại Tuy nhiên tất cả các yếu tố liên quan đến tổ chức sản xuất đều có mức điểm lớn hơn 3, cho thấy các doanh nghiệp đã nhận thức được vai trò của các yếu tố này đối với hoạt động QTSX và tác động của chúng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Bảng 3.6: Tầm quan trọng của các yếu tố tổ chức sản xuất đối với các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam

CÁC YẾU TỐ TỔ CHỨC SẢN XUẤT MỨC ĐỘ QUAN

1 Lập lịch trình sản xuất hàng ngày 4,21

2 Bố trí mặt bằng dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị 3,83

3 Đánh giá mức độ gắn kết của nhà cung cấp 4,38

5 Giảm thời gian cài đặt máy móc/ sản xuất 3,68

(Nguồn: kết quả khảo sát lần 1 của luận án) 3.3.2 Các yếu tố quản trị chất lượng

Bảng 3.7 cho thấy mức độ quan trọng của các yếu tố quản trị chất lượng đối với các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam Kết quả cho thấy việc quản lý chất lượng nhà cung cấp đạt 4,63 điểm, đóng vai trò rất quan trọng và quyết định chất lượng đầu ra của sản phẩm Kiểm soát quá trình với 4,58 điểm cho thấy doanh nghiệp không chỉ quan tâm tới chất lượng sản phẩm cuối cùng, mà còn quan tâm tới việc kiểm soát hoạt động của từng bộ phận bằng đồ thị, bảng biểu và các kĩ thuật thống kê nhằm giúp phát hiện ra những sai hỏng trong quá trình sản xuất, giảm lãng phí và tiết kiệm chi phí sản xuất Tiếp theo đó, doanh nghiệp đã chú trọng tới việc duy trì bảo dưỡng máy móc thiết bị (4,21) và yếu tố sạch sẽ và sắp xếp gọn gàng (4,21). Theo điều tra, các doanh nghiệp đã áp dụng triết lý quản trị chất lượng toàn diện, và duy trì hoạt động 5S định kỳ tại doanh nghiệp Nhiều doanh nghiệp cơ khí đã thực hiện thưởng cho người lao động đối với mỗi sáng kiến cải tiến chất lượng Điều này cho thấy hoạt động chất lượng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong công tác QTSX nói chung tại các doanh nghiệp.

Bảng 3.7: Tầm quan trọng của các yếu tố quản trị chất lượng đối với các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam CÁC YẾU TỐ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG

1 Sắp xếp gọn gàng và sạch sẽ 4,21

3 Quản lý chất lượng nhà cung cấp 4,63

4 Tập trung vào khách hàng 3,70

5 Duy trì bảo dưỡng máy móc thiết bị 4,21

(Nguồn: Kết quả khảo sát lần 1 của luận án) 3.3.3 Các yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp

Có thể thấy, bên cạnh các yếu tố tổ chức sản xuất và quản trị chất lượng nêu trên, các yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng và đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp khảo sát Các yếu tố nêu trên sẽ không thể thực hiện được nếu không có cam kết tham gia của lãnh đạo Yếu tố này có mức điểm rất cao (4,75), cho thấy vai trò quan trọng của nó đối với hoạt động quản trị doanh nghiệp Tại nhiều doanh nghiệp cơ khí hiện nay, hệ thống trao đổi thông tin giữa các cấp và tại hiện trường sản xuất được khuyến khích (4,29), giúp giải quyết vấn đề phát sinh kịp thời, giảm thiểu lãng phí và thời gian xử lý Người lao động nắm được ngay các thông tin về năng suất và chất lượng thực hiện, từ đó sẽ giúp họ cải thiện được kết quả sản xuất của mình Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng áp dụng quản lý trực quan, quy định cụ thể về việc dán lịch trình sản xuất, sản phẩm lỗi tại hiện trường sản xuất để giúp người lao động có thể theo dõi và xử lý kịp thời.

Các doanh nghiệp cũng coi trọng hoạt động đào tạo nguồn nhân lực đa chức năng (4,04), nhằm tạo ra lực lượng lao động có chất lượng cao, có thể thay thế các vị trí sản xuất khi cần thiết; khuyến khích người lao động tham gia giải quyết vấn đề và cải tiến công việc (4,13), nhằm nâng cao hiệu quả và tiết kiệm thời gian.

Bảng 3.8: Tầm quan trọng của các yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam

CÁC YẾU TỐ NỀN TẢNG CHUNG CHO VẬN HÀNH

1 Cam kết tham gia của lãnh đạo 4,75

2 Đào tạo nguồn nhân lực đa chức năng

Tham gia của người lao động trong giải quyết vấn đề và cải tiến công việc 4,13

Hệ thống trao đổi thông tin giữa các cấp quản lý và tại hiện trường 4,29

(Nguồn: Kết quả khảo sát lần 1 của luận án) 3.3.4 Kết quả HĐKD

Kết quả khảo sát ở bảng 3.9 và 3.10 cho thấy các chỉ tiêu liên quan đến kết quả HĐKD đóng vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam với mức điểm từ 4 trở lên Cụ thể, trong bảng 3.4, lợi nhuận tăng trưởng đạt mức điểm cao nhất (4,95) và doanh thu tăng trưởng đạt 4,92 điểm đã cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của hai chỉ tiêu này đối với HĐKD của doanh nghiệp, bởi vì lợi nhuận tăng trưởng là mục tiêu hàng đầu của họ.

Bảng 3.9: Tầm quan trọng của kết quả tài chính đối với các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam KẾT QUẢ HĐKD

(Nguồn: Kết quả khảo sát lần 1 của luận án)

Bảng 3.10 cho biết vai trò của các chỉ tiêu kết quả phi tài chính, trong đó yếu tố sự hài lòng của khách hàng chiếm mức điểm gần tuyệt đối (4,92) Doanh nghiệp đều nhận thức được rằng sự hài lòng của khách hàng là yếu tố sống còn của doanh nghiệp, và khách hàng sẽ được thỏa mãn thông qua chất lượng sản phẩm (4,79) và việc giao hàng đúng hạn (4,71) Tiết kiệm chi phí sản xuất với 4,25 điểm cho thấy nếu doanh nghiệp thực hiện giảm lãng phí, tiết kiệm chi phí sẽ giúp nâng cao kết quả HĐKD nói chung và lợi nhuận sẽ tăng trưởng Việc thay đổi số lượng sản phẩm sản xuất cũng được đánh giá cao trong một số doanh nghiệp (4,0), tùy từng đặc thù của doanh nghiệp Bởi vì với khả năng hiện tại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam như hiện nay thì việc linh hoạt nhanh trong thay đổi kích cỡ các lô sản xuất còn hạn chế tại một số doanh nghiệp do bộ phận điều độ sản xuất còn chưa mạnh, hoặc do doanh nghiệp thường sản xuất theo đơn đặt hàng của khách là chủ yếu.

Bảng 3.10: Tầm quan trọng của kết quả phi tài chính đối với các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam KẾT QUẢ HĐKD

2 Tiết kiệm chi phí sản xuất sản phẩm 4,25

4 Tính linh hoạt trong thay đổi số lượng sản phẩm sản 4,00

5 Sự hài lòng của khách hàng 4,92

(Nguồn: Kết quả khảo sát lần 1 của luận án)

Từ kết quả nghiên cứu của mục 3.3 và 3.4, có thể thấy rằng các yếu tốQTSX và kết quả HĐKD trong mô hình nghiên cứu đều đóng vai trò khá quan trọng, quan trọng và phù hợp với doanh nghiệp Chính vì vậy, tác giả sẽ sử dụng chúng để nghiên cứu thực trạng áp dụng các yếu tố QTSX thông qua điều tra khảo sát các doanh nghiệp cơ khí, từ đó phân tích và nhận diện yếu tố QTSX tác động cốt lõi tới kết quả HĐKD của các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam thông qua phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố đó, từ đó giúp doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực hữu hạn cho các yếu tố quan trọng nhằm đạt được kết quả HĐKD cao và bền vững.

PHÂN TÍCH VÀ NHẬN DIỆN CÁC YẾU TỐ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT CỐT LÕI TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP CƠ KHÍ TẠI VIỆT NAM

Thống kê mô tả

Nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu của luận án “Đâu là các yếu tố QTSX cốt lõi tác động đến kết quả HĐKD của các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam”, tác giả tiếp tục sử dụng mô hình nghiên cứu với ba nhóm yếu tố QTSX cốt lõi, bao gồm tổ chức sản xuất, quản trị chất lượng và nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp và hai nhóm kết quả HĐKD tài chính và phi tài chính, cùng với bảng câu hỏi đã hoàn thiện ở chương 3, thực hiện khảo sát lần hai tại 62 doanh nghiệp cơ khí ở Việt Nam Thông qua khảo sát lần hai, tác giả tìm hiểu về thực trạng áp dụng các yếu tố QTSX cốt lõi và kết quả HĐKD, sau đó sử dụng các công cụ phân tích thống kê như thống kê mô tả, kiểm định thang đo, ma trận hệ số tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính bội và kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể (kiểm định T) để phân tích dữ liệu Từ đó, tác giả nhận diện được các yếu tố QTSX cốt lõi có tác động đáng kể tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam.

Bảng 4.1 cho biết số lượng doanh nghiệp theo quy mô lao động thuộc sáu phân ngành cơ khí, trong đó, tác giả phân loại doanh nghiệp thành bốn nhóm: doanh nghiệp từ 10-50 lao động; 50-100 lao động, 100-200 lao động, và trên 200 lao động. Phân ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc thiết bị) có 21 doanh nghiệp, chiếm 42%; tiếp theo là phân ngành sản xuất máy móc thiết bị chưa được phân vào đâu có 13 doanh nghiệp, chiếm 26%; phân ngành sản xuất xe có động cơ, rơ moóc có 7 doanh nghiệp, chiếm 14%; sản xuất thiết bị điện có 4 doanh nghiệp, chiếm 8%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học có 3 doanh nghiệp, chiếm 6% và sản xuất kim loại có 2 doanh nghiệp, chiếm 4%.

Do đặc điểm sản xuất, nên phân ngành sản xuất xe có động cơ, rơ moóc thường tập trung doanh nghiệp có quy mô lao động lớn (trên 200 lao động), gồm 6 doanh nghiệp, chiếm 33,3 % trong tổng số 18 doanh nghiệp có quy mô trên 200 lao động Tiếp theo, số doanh nghiệp có từ 50-100 lao động cũng phổ biến, chiếm 16 doanh nghiệp; số doanh nghiệp có từ 10-50 lao động chiếm 10 doanh nghiệp, và số doanh nghiệp có từ 100-200 lao động chiếm 7 doanh nghiệp.

Bảng 4.1: Số lượng doanh nghiệp cơ khí được khảo sát phân loại theo quy mô lao động

Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) 4 12 3 5 24 38,7

Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học 0 1 0 3 4 6,45

Sản xuất thiết bị điện 0 3 2 1 6 9,67

Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu 5 6 3 4 18 29,03

Sản xuất xe có động cơ, rơ moóc 0 1 0 6 7 11,35

(Nguồn: Kết quả khảo sát lần 2 của luận án) 4.1.2 Mức độ thực hiện các yếu tố QTSX

Các dữ liệu dưới đây được thu thập từ cuộc khảo sát người lao động tại các doanh nghiệp cơ khí ở Việt Nam Tổng số phiếu trả lời hợp lệ là 170 phiếu thuộc 62 doanh nghiệp Cụ thể, các câu hỏi đề cập đến vấn đề thực hiện các yếu tố QTSX và kết quả HĐKD được trả lời bởi các giám đốc doanh nghiệp, quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, quản lý tài chính, quản lý kho và tài chính kế toán, quản đốc phân xưởng Họ được xem là những người có kiến thức tốt nhất về hoạt động QTSX và kết quả HĐKD tại doanh nghiệp mình.

Bộ câu hỏi được đánh giá trên thang điểm 5 của Likert (1 = Hoàn toàn không đồng ý, đến 5 = Hoàn toàn đồng ý) Các chỉ số về kết quả HĐKD phi tài chính được đánh giá bởi quản lý doanh nghiệp về việc so sánh giữa doanh nghiệp mình và các doanh nghiệp khác trong ngành, dựa trên thang điểm 5 của Likert (1- thấp hơn nhiều so với trung bình ngành, tới 5 – tốt hơn nhiều so với trung bình ngành) Từng mục câu hỏi được thể hiện trong Phụ lục 3.

Mức độ thực hiện các yếu tố QTSX được thể hiện bằng giá trị trung bình của mỗi yếu tố Nếu các yếu tố có mức điểm càng gần tới 5 hoặc bằng 5 chứng tỏ mức độ áp dụng và thực hiện các yếu tố này càng cao.

• Các yếu tố tổ chức sản xuất

Bảng 4.2 cho biết mức độ thực hiện các yếu tố tổ chức sản xuất tại 62 doanh nghiệp, trong đó, yếu tố đánh giá mức độ gắn kết của nhà cung cấp đạt điểm trung bình cao nhất (4,07), tiếp theo là bố trí mặt bằng dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị (4,05) Các yếu tố lập lịch trình sản xuất hàng ngày và giảm thời gian cài đặt máy móc/ sản xuất lần lượt là 3,86 và 3,75 trên thang điểm 5 Điều này cho thấy mức độ thực hiện tổ chức sản xuất theo các yếu tố này tại 62 doanh nghiệp là khá cao Doanh nghiệp thấy được tầm quan trọng của các yếu tố tổ chức sản xuất trong hoạt động QTSX của mình Tuy nhiên, yếu tố áp dụng thẻ Kanban đạt điểm 2,83 thấp hơn mức điểm 3, cho thấy tình hình thực hiện yếu tố này tại các doanh nghiệp là chưa cao Điều này cũng phản ánh đúng thực trạng áp dụng thẻ Kanban trong hoạt động QTSX tại các doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại.

Bảng 4.2: Tình hình thực hiện tổ chức sản xuất tại các doanh nghiệp cơ khí ở Việt Nam

Các yếu tố tổ chức sản xuất N Giá trị trung bình Độ lệch tiêu chuẩn Hệ số Cronbach's

(Nguồn: Kết quả khảo sát lần 2 của luận án)

• Các yếu tố quản trị chất lượng

Bảng 4.3 cho biết mức độ thực hiện các yếu tố quản trị chất lượng đều đạt mức điểm trên 3,5; cụ thể yếu tố sắp xếp gọn gàng và sạch sẽ đạt điểm cao nhất 4,20; tiếp theo là quản lý chất lượng nhà cung cấp (4,21); tập trung vào khách hàng (4,13); duy trì bảo dưỡng máy móc thiết bị (3,95), và kiểm soát quá trình (3,60). Điều này cho thấy các doanh nghiệp khảo sát rất chú trọng vào quản lý chất lượng trong hoạt động sản xuất, coi đây là chìa khóa then chốt để nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

Bảng 4.3: Tình hình thực hiện quản trị chất lượng tại các doanh nghiệp cơ khí ở Việt Nam

Các yếu tố quản trị chất lượng N Giá trị trung bình Độ lệch tiêu chuẩn

(Nguồn: Kết quả khảo sát lần 2 của luận án)

• Các yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp

Mức độ thực hiện các yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp đều ở mức khá cao, trên 3,8 Cụ thể, yếu tố cam kết tham gia của lãnh đạo đạt điểm cao nhất 4,16; tiếp theo là đào tạo nguồn nhân lực đa chức năng (3,97), sự tham gia của người lao động (3,91), và hệ thống trao đổi thông tin giữa các cấp quản lý và tại hiện trường (3,81) Có thể thấy, yếu tố lãnh đạo đóng một vai trò then chốt trong việc thực hiện cam kết chất lượng của tổ chức, thực hiện khuyến khích người lao động trong toàn doanh nghiệp tham gia vào việc đánh giá và cải tiến chất lượng trong quá trình sản xuất (xem bảng 4.4).

Bảng 4.4: Tình hình thực hiện các yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp của các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam

Các yếu tố nền tảng chung N Giá trị trung bình Độ lệch tiêu chuẩn Hệ số Cronbach's

(Nguồn: Kết quả khảo sát lần 2 của luận án)

• Kết quả hoạt động kinh doanh

Kết quả HĐKD của các doanh nghiệp được thể hiện qua hai chỉ tiêu là kết quả tài chính và kết quả phi tài chính Trong đó, kết quả tài chính được đo lường thông qua đánh giá của nhà quản lý doanh nghiệp về tình hình tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong vòng ba năm trở lại đây (2015-2017) Kết quả phi tài chính được thể hiện thông qua việc so sánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp và trung bình của ngành.

- Kết quả HĐKD tài chính

Có thể thấy, kết quả HĐKD tài chính đạt điểm trung bình tương đối cao (3,98) Cụ thể, doanh thu tăng trưởng trong vòng ba năm qua đạt 4,01 điểm, cho thấy doanh nghiệp đồng ý với kết quả này thông qua việc thực hiện các yếu tố QTSX nêu trên Đồng thời, lợi nhuận cũng tăng trưởng trong vòng ba năm qua đạt 3,95 điểm.

Bảng 4.5: Kết quả HĐKD tài chính

Kết quả HĐKD tài chính N Giá trị trung bình Độ lệch tiêu chuẩn

(Nguồn: Kết quả khảo sát lần 2 của luận án)

- Kết quả HĐKD phi tài chính

Kết quả này được thể hiện qua năm tiêu chí, với mức tổng điểm đạt 3,75/5. Đây cũng là mức điểm tương đối cao, thể hiện kết quả HĐKD của doanh nghiệp ở mức tương đồng hoặc đã bắt đầu tốt hơn so với trung bình ngành Cụ thể, yếu tố giao hàng đúng hạn đạt 3,87 điểm, chất lượng sản phẩm đạt 3,85 điểm, yếu tố hài lòng của khách hàng đạt 3,81 điểm; tính linh hoạt trong việc thay đổi số lượng sản phẩm sản xuất đạt 3,75 điểm và chi phí sản xuất đạt 3,43 điểm Ở đây, chi phí sản xuất của doanh nghiệp đạt mức tốt hơn trung bình ngành tương đương với việc doanh nghiệp đã tiết kiệm và giảm được chi phí sản xuất (bảng 4.6).

Bảng 4.6: Kết quả HĐKD phi tài chính

Kết quả kinh doanh phi tài chính N Giá trị trung bình Độ lệch tiêu chuẩn Hệ số Cronbach's

(Nguồn: Kết quả khảo sát lần 2 của luận án) 4.1.3 Kiểm định độ tin cậy và giá trị của các thang đo

4.1.3.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy của các thang đo Bảng 4.2 cho biết độ tin cậy của các thang đo thuộc nhóm yếu tố tổ chức sản xuất đều đạt trên mức điểm 0,6 và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 Hầu hết các thang đo đều có giá trị từ 0,7 trở lên, cho thấy rằng chúng hoàn toàn phù hợp về độ tin cậy Riêng NCungcap2 bị loại bỏ hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 Độ tin cậy của thang đo thuộc nhóm các yếu tố quản trị chất lượng đều được đảm bảo, khi hệ số Cronbach’s Alpha đều từ 0,7 trở lên và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3 (bảng 4.3) Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo thuộc nhóm yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp đều trên 0,8, thể hiện chúng hoàn toàn phù hợp và tin cậy để tiến hành phân tích sâu hơn (bảng 4.4). Độ tin cậy của thang đo kết quả HĐKD tài chính cũng được khẳng định bởi hệ số Cronbach’s Alpha cao (0,93) (bảng 4.5), và của kết quả HĐKD phi tài chính là 0,84 (bảng 4.6).

4.1.3.2 Kiểm định giá trị thang đo

Nhằm đánh giá giá trị của thang đo tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) Kết quả phân tích EFA ở bảng 4.7 cho thấy từng nhân tố là thích hợp Tất cả các hệ số KMO ≥ 0.5 và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett < 5 % Hệ số tải nhân tố đều > 0,5 và phương sai giải thích (TVE) đều > 50%, dao động trong khoảng từ 53,657% đến 89,258% Đồng thời, để đánh giá thêm giá trị phân biệt của các khái niệm, tác giả sử dụng thêm giá trị của hệ số tương quan (r) ở bảng 4.8 dưới đây Các giá trị của hệ số tương quan của các khái niệm nghiên cứu đều < 0,8 (Hair và cộng sự, 2009) Do đó, có thể kết luận các giá trị nghiên cứu đạt giá trị phân biệt và có thể sử dụng cho các phân tích tiếp theo.

Bảng 4.7: Kiểm định giá trị thang đo

N Cung Cấp Kanban Cài đặt Sạch sẽ

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu trích xuất từ SPSS)

4.2 Phân tích các yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam

4.2.1.1 Phân tích tương quan giữa các yếu tố QTSX

Mối liên hệ tương quan giữa các biến trong nghiên cứu này được kiểm định thông qua việc phân tích tương quan, kết quả thể hiện ở bảng 4.8 dưới đây Trước tiên, kết quả cho thấy mối quan hệ giữa tổ chức sản xuất và quản trị chất lượng Cụ thể:

Kiểm định sự khác biệt của kết quả hoạt động kinh doanh theo mức độ thực hiện các yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi

Trong phần này, tác giả thực hiện kiểm định giả thuyết H5 nhằm trả lời câu hỏi là liệu khi kết hợp sử dụng các yếu tố QTSX (tổ chức sản xuất, quản trị chất lượng, và nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp) ở mức độ cao có làm tăng kết quả HĐKD của các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam Để trả lời câu hỏi này, tác giả thực hiện phân loại các doanh nghiệp khảo sát thành hai nhóm dựa trên mức độ thực hiện các yếu tố QTSX (mức độ thực hiện cao và thấp).

4.3.1 Sự khác biệt của kết quả HĐKD theo mức độ thực hiện tổ chức sản xuất, quản trị chất lượng và các yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp

Bảng 4.14 và 4.15 cho biết mức độ thực hiện cao và thấp của ba nhóm yếu tố

Tổ chức sản xuất, Quản trị chất lượng và Nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp tại 62 doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam Các doanh nghiệp này được phân chia thành hai nhóm dựa trên giá trị trung bình của các biến tổng, bao gồm: biến tổng Tổ chức sản xuất với giá trị trung bình là 3,71; biến tổng của Quản trị chất lượng với giá trị trung bình là 4,02; và biến tổng của Nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp với giá trị trung bình là 3,96. Đối với nhóm yếu tố Tổ chức sản xuất, có 27 doanh nghiệp có giá trị biến thấp hơn giá trị trung bình của tổng thể mẫu 62 doanh nghiệp Nhóm này được gọi là Nhóm thực hiện Tổ chức sản xuất thấp (Nhóm 1) 35 doanh nghiệp có giá trị các biến tổ chức sản xuất cao hơn giá trị trung bình của tổng thể mẫu được gọi là Nhóm thực hiện Tổ chức sản xuất cao (Nhóm 2).

Bảng 4.14: Tổ chức sản xuất và quản trị chất lượng – Phân loại theo nhóm thực hiện ở mức độ cao và thấp

Tổ chức sản xuất N Trung bình Độ lệch chuẩntiêu

Quản trị chất lượng N Trung bình Độ lệch chuẩntiêu

Nhà CC Thấp 27 3,88 0,37 Chất lượng

Kanban Thấp Khách hàng Thấp

Thấp 27 3,30 0,26 Quản trị chất lượng

Tổ chức sản xuất 62 3,71 0,44 Quản trị CL 62 4,02 0,53

(Nguồn: Kết quả khảo sát lần 2 của luận án)

Hướng tiếp cận này cũng dùng để phân loại Quản trị chất lượng và Nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp Qua đó, so với giá trị trung bình của tổng thể mẫu, có 30 doanh nghiệp nằm trong Nhóm thực hiện Quản trị chất lượng thấp và 32 doanh nghiệp nằm trong Nhóm thực hiện Quản trị chất lượng cao (Bảng 4.14). Tương tự, có 26 doanh nghiệp nằm trong Nhóm thực hiện các yếu tố Nền tảng chung thấp và 36 doanh nghiệp nằm trong Nhóm thực hiện các yếu tố Nền tảng chung cao (Bảng 4.15).

Kết quả phân tích ở bảng 4.14 và 4.15 trên cho thấy mức độ thực hiện Tổ chức sản xuất, Quản trị chất lượng và Nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp ở nhóm 2 chắc chắn cao hơn nhóm 1 Tiếp theo, tác giả tiếp tục kiểm chứng sự khác biệt trong kết quả HĐKD ở hai nhóm này.

Bảng 4.15: Nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp – Phân loại theo nhóm thực hiện ở mức độ cao và thấp

Nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp N Trung bình Độ lệch tiêu chuẩn

Lãnh đạo 62 4,16 0,49 Đào tạo Thấp 26 3,63 0,58

Hệ thống thông tin Thấp 0,67

(Nguồn: Kết quả khảo sát lần 2 của luận án)

Bảng 4.16 trên đây đã chỉ ra giá trị trung bình của các chỉ tiêu đánh giá kết quả HĐKD đối với từng nhóm thực hiện tổ chức sản xuất, bao gồm hai chỉ tiêu tổng hợp là kết quả HĐKD tài chính và kết quả HĐKD phi tài chính, cũng như các chỉ tiêu cụ thể là tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng lợi nhuận, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất sản phẩm, giao hàng đúng hạn, tính linh hoạt trong việc thay đổi số lượng sản phẩm và sự hài lòng khách hàng Ta thấy rằng các chỉ tiêu kết quả HĐKD của nhóm cao (Nhóm 2) đều cao hơn nhóm thấp (Nhóm 1) qua các giá trị trung bình Để khẳng định chắc chắn về mặt thống kê, tác giả sử dụng kiểm định

T với mức ý nghĩa 5% Kết quả được trình bày trong bảng 4.16.

Bảng 4.16: Sự khác biệt trong kết quả HĐKD giữa hai nhóm thực hiện tổ chức sản xuất ở mức độ cao và thấp

Kết quả HĐKD N Trung bình Độ lệch tiêu chuẩn

Kết quả HĐKD tài chính Thấp 27 3,79 0,83

Kết quả HĐKD phi tài chính

Tăng trưởng doanh thu Thấp 27 3,83 0,85

Tăng trưởng lợi nhuận Thấp 27 3,75 0,83

Chất lượng sản phẩm Thấp 27 3,43 0,62

Hài lòng khách hàng Thấp 27 3,55 0,79

(Nguồn: Kết quả khảo sát lần 2 của luận án)

Bảng 4.17 cho biết kết quả kiểm định cho thấy có sự khác biệt về mặt thống kê giữa hai nhóm đối với kết quả HĐKD phi tài chính, cụ thể ở các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm (sig = 0,000< 0,05); chi phí sản xuất sản phẩm (sig = 0,009

0.05 cho thấy không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa hai nhóm thực hiện các yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp trong các chỉ tiêu kết quả HĐKD tài chính và phi tài chính (bảng 4.21)

Bảng 4.21: Kiểm định sự khác biệt trong kết quả HĐKD trong việc thực hiện các yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp ở mức độ cao và thấp

Nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp

Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means

Sig (2- tailed) Kết quả HĐKD tài chính

Kết quả HĐKD phi tài chính

Equal variances not assumed -,670 59,850 ,506 Chất lượng sản phẩm

Chi phí Equal variances assumed ,882 ,351 -,442 60 ,660

Giao hàng Equal variances assumed ,698 ,407 -1,908 60 ,061

Linh hoạt Equal variances assumed 2,189 ,144 -1,928 60 ,059

(Nguồn: Kết quả khảo sát lần 2 của luận án) 4.3.2 Sự khác biệt của kết quả HĐKD trong việc thực hiện đồng thời các yếu tố

Tiếp theo, tác giả tìm hiểu tác động của việc áp dụng đồng thời của các yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi đến kết quả HĐKD của các doanh nghiệp cơ khí tại ViệtNam Bảng 4.22 đã chỉ ra giá trị trung bình của các chỉ tiêu đánh giá kết quả HĐKD đối với việc kết hợp áp dụng cả ba nhóm yếu tố QTSX Ta thấy rằng các chỉ tiêu kết quả HĐKD của nhóm cao (Nhóm 2) đều cao hơn nhóm thấp (Nhóm 1) qua các giá trị trung bình Kết quả kinh doanh khi thực hiện đồng thời các nhóm yếu tố cũng cao hơn so với các nhóm yếu tố được thực hiện riêng lẻ.

Bảng 4.22: Kết quả HĐKD – Sự khác biệt trong việc áp dụng kết hợp các yếu tố QTSX ở mức độ thực hiện cao và thấp

Kết hợp 3 nhóm yếu tố

Kết quả HĐKD tài chính

Kết quả HĐKD phi tài chính

Trung bình 3,83 3,87 3,80 3,54 3,57 3,27 3,68 3,59 3,61 Độ lệch tiêu chuẩn

Trung bình 4,21 4,2 4,19 4,05 4,30 3,68 4,17 4,01 4,10 Độ lệch tiêu chuẩn

Thảo luận về các yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi, kết quả hoạt động kinh

và nhận diện các yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cơ khí

4.4.1 Về tình hình thực hiện các yếu tố QTSX trong các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam

Như đã trình bày ở chương trước, việc nghiên cứu và lựa chọn được các yếu tố QTSX thực sự quan trọng và có ý nghĩa trong việc nâng cao kết quả HĐKD của doanh nghiệp Do đó, việc xác định được các yếu tố QTSX phù hợp với các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam là rất cần thiết Chương 3 đã chỉ ra vai trò của 14 yếu tố QTSX đối với kết quả HĐKD của các doanh nghiệp cơ khí.

Các doanh nghiệp Việt Nam trong nghiên cứu này đã và đang áp dụng các yếu tố QTSX trong hoạt động quản trị của doanh nghiệp với mức độ thực hiện khác nhau, cụ thể như sau: Lập lịch trình sản xuất hàng ngày (3,83), Bố trí mặt bằng dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị (4,05), Đánh giá mức độ gắn kết của nhà cung cấp (4,07), thẻ Kanban (2,83), Giảm thời gian cài đặt máy móc/ sản xuất (3,75), Sắp xếp gọn gàng và sạch sẽ (4,20), Kiểm soát quá trình (3,60), Quản lý chất lượng nhà cung cấp (4,21), Tập trung vào khách hàng (4,13), Duy trì bảo dưỡng máy móc thiết bị (3,95), Cam kết tham gia của lãnh đạo cấp cao (4,16), Đào tạo nguồn nhân lực đa chức năng (3,97), Tham gia của người lao động (3,91), và Hệ thống trao đổi thông tin giữa các cấp quản lý và tại hiện trường (3,81).

Kết quả này cho thấy mức điểm thực hiện các yếu tố QTSX của các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam là từ 2,83 tới 4,21 Kết quả này có sự tương đồng với các doanh nghiệp của Thái Lan, với mức điểm từ 3,46 tới 4,16 (Seedee và cộng sự,

2009), và các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Malaysia, với mức điểm từ 2,95 tới 4,16 (Annuar và Yusuff, 2011).

Trong các yếu tố trên, áp dụng thẻ Kanban đạt mức điểm 2,83 (dưới điểm 3), cho thấy tình hình thực hiện yếu tố này tại các doanh nghiệp cơ khí là chưa phổ biến Điều này cũng phản ánh đúng thực trạng áp dụng thẻ Kanban trong hoạt động QTSX tại các doanh nghiệp cơ khí trong thời điểm hiện tại.

Yếu tố Quản lý chất lượng nhà cung cấp có điểm cao nhất (4,21) đã cho thấy các doanh nghiệp thực sự quan tâm tới việc hợp tác với nhà cung cấp để đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào, đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng cao nhất và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Thêm vào đó, yếu tố Đánh giá mức độ gắn kết của nhà cung cấp (4,07) cho thấy các doanh nghiệp thường nhận được hàng giao đúng hạn từ nhà cung cấp với chất lượng tốt.

Yếu tố Sắp xếp gọn gàng và sạch sẽ có mức điểm cao thứ hai (4,20) đã cho thấy các doanh nghiệp rất coi trọng yếu tố này trong hoạt động quản trị chất lượng của họ Doanh nghiệp nhấn mạnh vào việc giữ gìn nhà máy ngăn nắp, sạch sẽ; các dụng cụ, thiết bị được để đúng nơi quy định, đồng thời các doanh nghiệp luôn duy trì hoạt động này.

Cam kết tham gia của lãnh đạo cũng được đánh gia cao và thực hiện tốt (4,16) đã cho thấy các doanh nghiệp cơ khí này rất chú trọng vào hoạt động cải tiến và nâng cao chất lượng của toàn doanh nghiệp Điều này là phù hợp trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì không thể nào đứng ngoài hoạt động này.

Yếu tố Tập trung vào khách hàng (4,13) cho thấy doanh nghiệp đã và đang hướng tới và coi trọng khách hàng trong hoạt động của họ, bởi vì họ hiểu rằng chính sự hài lòng khách hàng và mối quan hệ lâu dài với họ mới giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển được Các doanh nghiệp thường liên hệ với khách hàng, khảo sát nhu cầu và phản hồi đánh giá chất lượng, từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm và hoạt động của mình tốt hơn.

Bố trí mặt bằng dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị (4,05) đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tổ chức sản xuất Với số điểm thực hiện trên 4 đã cho thấy các doanh nghiệp cơ khí đã và đang quan tâm tới việc bố trí sắp xếp máy móc thiết bị gần nhau để hạn chế quãng đường di chuyển nguyên vật liệu và bán thành phẩm, cũng như bố trí theo nhóm các sản phẩm cùng loại hay có liên quan tới nhau. Việc bố trí này sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm được tồn kho, nâng cao tính linh hoạt của hoạt động sản xuất và hướng tới giảm chi phí sản xuất sản phẩm.

Hoạt động quản trị nguồn nhân lực cũng đang được quan tâm thực hiện, cụ thể là việc đào tạo nguồn nhân lực đa chức năng (3,97) nhằm đảm bảo người lao động có thể đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau, đồng thời khuyến khích sự tham gia của người lao động (3,91) vào giải quyết vấn đề và thực hiện cải tiến trong quá trình sản xuất.

Bên cạnh đó, các yếu tố Lập lịch trình sản xuất hàng ngày, Giảm thời gian cài đặt/ sản xuất, Duy trì bảo dưỡng máy móc thiết bị, và Hệ thống trao đổi thông tin giữa các cấp và tại hiện trường sản xuất cũng đang được các doanh nghiệp quan tâm thực hiện với mức điểm 3,5 trở lên.

Việc thực hiện các yếu tố QTSX tại các doanh nghiệp cơ khí cũng được chia thành hai nhóm, bao gồm nhóm các doanh nghiệp thực hiện các yếu tố QTSX ở mức độ cao và nhóm thực hiện ở mức độ thấp (so sánh với giá trị trung bình của các biến tổng) Kết quả nghiên cứu đã cho thấy nhóm các doanh nghiệp thực hiện các yếu tố QTSX ở mức độ cao sẽ đạt được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cao hơn và có ý nghĩa thống kê, cụ thể ở các chỉ tiêu tăng trưởng lợi nhuận, chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất sản phẩm, giao hàng đúng hạn, tính linh hoạt trong thay đổi số lượng sản phẩm và sự hài lòng khách hàng Đồng thời, việc thực hiện kết hợp các yếu tố QTSX cũng sẽ giúp doanh nghiệp đạt kết quả kinh doanh cao hơn so với việc chỉ áp dụng các nhóm yếu tố đơn lẻ như tổ chức sản xuất, quản trị chất lượng hay các yếu tố nền tảng chung Kết quả này cũng tương đồng với những nghiên cứu trước như Ahmad và cộng sự (2003), Phan Chí Anh (2015).

4.4.2 Về mối liên hệ và nhận diện các yếu tố QTSX cốt lõi tác động đến kết quả HĐKD trong các doanh nghiệp cơ khí ở Việt Nam

4.4.2.1 Mối liên hệ tương quan giữa các yếu tố QTSX

Kết quả phân tích tương quan ở phần trên đã chỉ ra rằng tất cả các yếu tố tổ chức sản xuất, bao gồm: Lập lịch trình sản xuất hàng ngày, Bố trí mặt bằng dây chuyền máy móc thiết bị, Đánh giá mức độ gắn kết của nhà cung cấp, Áp dụng thẻ Kanban, giảm thời gian cài đặt máy móc/ sản xuất có ảnh hưởng rõ rệt tới kết quả chất lượng (Chất lượng sản phẩm) Trong khi đó, tất cả các yếu tố quản trị chất lượng có mối liên hệ tương quan với các chỉ tiêu đánh giá kết quả tổ chức sản xuất (Giao hàng đúng hạn) Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Flynn và cộng sự (1995)

Từ kết quả phân tích tương quan cho thấy yếu tố Hệ thống trao đổi thông tin giữa các cấp và tại hiện trường có mối quan hệ tương quan tích cực tới kết quả thực hiện tổ chức sản xuất và quản trị chất lượng Cua và cộng sự (2001) lập luận rằng, yếu tố Hệ thống trao đổi thông tin giữa các cấp và tại hiện trường đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện tốt công tác tổ chức sản xuất, đặc biệt đối với doanh nghiệp áp dụng JIT, bởi vì yếu tố này giúp cung cấp thông tin kịp thời cho các công đoạn sản xuất về số lượng sản xuất cũng như thời gian biểu cần thiết.

4.4.2.2 Mối liên hệ giữa các yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi và kết quả hoạt động kinh doanh 4.4.2.2.1 Phân tích mối liên hệ tương quan giữa các yếu tố tổ chức sản xuất, quản trị chất lượng, nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp và kết quả HĐKD

KHUYẾN NGHỊ ÁP DỤNG CÁC YẾU TỐ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT CỐT LÕI NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

Kiểm chứng kết quả các yếu tố quản trị sản xuất cốt lõi tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam

Việc nhận diện được các yếu tố QTSX cốt lõi tác động đến kết quả HĐKD từ kết quả nghiên cứu của luận án là có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam Chúng giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp và QTSX hiểu được bản chất của các yếu tố QTSX, mối quan hệ giữa chúng với kết quả HĐKD, nhận diện được các yếu tố QTSX cốt lõi tác động tới kết quả HĐKD, từ đó tìm ra giải pháp áp dụng, hoàn thiện và nâng cao kết quả đó.

Sau khi nhận diện được các yếu tố QTSX cốt lõi tác động tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tác giả đã tiến hành phỏng vấn lại các chuyên gia để kiểm chứng kết quả nghiên cứu Kết quả phỏng vấn được trình bày theo các nội dung sau:

5.1.1 Về kết quả nghiên cứu của luận án

Theo các chuyên gia, kết quả nghiên cứu của luận án về các yếu tố QTSX cốt lõi tác động đến kết quả HĐKD trong các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam là khách quan và có ý nghĩa Các yếu tố QTSX (Bố trí mặt bằng dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị; Áp dụng thẻ Kanban; Sắp xếp gọn gàng và sạch sẽ; Quản lý chất lượng nhà cung cấp, và Hệ thống trao đổi thông tin giữa các cấp quản lý và tại hiện trường) có ảnh hưởng dương tới kết quả HĐKD là những yếu tố cốt lõi, giúp doanh nghiệp xác định được cần phải đầu tư nguồn lực vào chúng nhằm nâng cao được hiệu quả quản trị doanh nghiệp và kết quả HĐKD.

Các chuyên gia cũng nhận định rằng các yếu tố QTSX khác được đưa ra trong mô hình nghiên cứu, chưa được chứng minh là có ảnh hưởng dương tới kết quả HĐKD, vẫn có những ý nghĩa nhất định Vì thế, chúng cần được mở rộng để nghiên cứu và kiểm chứng thêm.

5.1.2 Về tình hình thực hiện các yếu tố QTSX tại các doanh nghiệp cơ khí

Theo các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp, các doanh nghiệp cơ khí cũng đã triển khai áp dụng các phương thức QTSX tiên tiến, cụ thể là các yếu tố tổ chức sản xuất, quản trị chất lượng và các yếu tố nền tảng chung cho vận hành doanh nghiệp ở các mức độ khác nhau, tùy theo quy mô, loại hình và đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp Tuy nhiên, khi áp dụng các yếu tố này, doanh nghiệp cơ khí thường gặp phải các vấn đề sau đây:

Thứ nhất, doanh nghiệp thường đánh giá mức độ thực hiện các yếu tố này một cách rất tự tin, thiếu sự tham chiếu với đối thủ cạnh tranh, cũng như chưa sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện các yếu tố đó.

Thứ hai, việc triển khai thực hiện các yếu tố này chưa có chiến lược rõ ràng, một số doanh nghiệp chỉ thích ứng mà chưa có nhận thức và kiến thức sâu về các vấn đề đó.

Thứ ba, doanh nghiệp chưa lượng hóa được tác động cụ thể của các yếu tố QTSX tới kết quả HĐKD, khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn còn xa.

5.1.3 Về phương hướng triển khai áp dụng các yếu tố QTSX tại doanh nghiệp cơ khí Từ thực tiễn nêu trên, theo các chuyên gia, trước khi đi vào áp dụng các yếu tố QTSX cốt lõi, các doanh nghiệp cơ khí cần phải kiểm chứng lại sự phù hợp của các yếu tố đó với doanh nghiệp, cụ thể như sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp cần đánh giá lại thực trạng áp dụng các yếu tố QTSX cốt lõi tại doanh nghiệp;

Thứ hai, doanh nghiệp cần so sánh và tham chiếu với doanh nghiệp đối thủ trên thị trường về kết quả HĐKD trong những năm gần đây;

Thứ ba, doanh nghiệp cần sắp xếp thứ tự ưu tiên trong việc áp dụng các yếu tố QTSX cốt lõi, bởi vì dù chúng có tầm quan trọng rất lớn với doanh nghiệp, do nguồn lực hữu hạn về tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất – kĩ thuật, nên doanh nghiệp cần ưu tiên áp dụng những yếu tố phù hợp và quan trọng nhất.

Thứ tư, doanh nghiệp cần lập kế hoạch triển khai hành động sao cho việc thực hiện các yếu tố QTSX cốt lõi thực sự có hiệu quả nhất.

Ngày đăng: 13/12/2022, 18:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w