1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nêu ngắn gọn nội dung và Ý nghĩa của học tập và trí nhớ (learning and memory) phân tích sự Ảnh hưởng của công nghệ (ví dụ mạng xã hội, Điện thoại, máy tính ) lên học tập và trí nhớ

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 175,84 KB

Nội dung

lên học tập và trí nhớ, từ đó đề xuất biện pháp để nâng cao học tập và trí nhớ trong việc khuyến khích hành vi tích cực của cá nhân trong học tập và đời sống xã hội thường ngày.. Tuy nhi

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC

Chủ đề 3: Nêu ngắn gọn nội dung và ý nghĩa của học tập và trí nhớ (learning and memory) Phân tích sự ảnh hưởng của công nghệ (ví dụ: mạng xã hội, điện thoại, máy tính ) lên học tập và trí nhớ, từ đó đề xuất biện pháp để nâng cao học tập và trí nhớ trong việc khuyến khích hành vi tích cực của cá nhân trong học tập và đời sống xã hội thường ngày.

Giảng viên giảng dạy: Nguyễn Quốc Anh

Trang 2

1 Khái niệm học tập và thuyết hành vi

2 Điều kiện hóa cổ điển

3 Điều kiện hóa từ kết quả

B Trí Nhớ (Memory)

1 Khái niệm

2 Các giai đoạn của trí nhớ

C Công nghệ (mạng xã hôi, điện thoại, máy tính…)

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH VÀ VẬN DỤNG: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHỆ LÊN

HỌC TẬP VÀ TRÍ NHỚ

CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HỌC TẬP VÀ TRÍ NHỚ TRONG

VIỆC THÚC ĐẨY HÀNH VI TÍCH CỰC CỦA CÁ NHÂN HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG XÃ

HỘI HẰNG NGÀY

LỜI CẢM ƠN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

Quá trình tiếp thu kiến thức của con người được diễn ra trong những môi trường học tập phù

hợp Môi trường học tập không chỉ đơn thuần là không gian vật lý mà còn bao gồm các yếu tố

tâm lý, xã hội và văn hóa tác động đến nhận thức và hành vi của người học Trong đó, trí nhớ

đóng vai trò then chốt, là nền tảng cho việc tiếp thu và ghi nhớ thông tin, kiến thức Tuy

nhiên, trong thời đại công nghệ - kỹ thuật số hiện nay, sự xuất hiện của mạng xã hội, điện

thoại thông minh và máy tính đã tác động không nhỏ đến môi trường học tập và trí nhớ của

Trang 4

cạnh đó là sự tác động của công nghệ lên thói quen học tập và trí não của con người Qua đó,

em đề xuất một số giải phấp để khuyến khnhững hành vi tích cực của cá nhân trong học tập và

đời sống hằng ngày

Trang 5

NỘI DUNG

CHƯƠNG I TỔNG QUAN

Chủ đề này đề cập đến tầm quan trọng của học tập và trí nhớ dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ của

công nghệ dẫn đến việc điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân Khi đã hiểu được những tác động

của công nghệ số lên học tập và trí nhớ, việc nâng cao hiệu quả học tập và phát triển trí

nhớ trong môi trường học tập hiện đại là vô cùng cần thiết Để làm được điều đó, mỗi cá nhân

cần thúc đẩy hành vi tích cực trong học tập và đời sống xã hội thường ngày Và bằng nhiều

giải pháp khác khau, mỗi cá nhân có thể tự xây dựng cho mình một môi trường học tập hiệu

quả, từ đó nâng cao khả năng ghi nhớ, tiếp thu kiến thức và đạt được thành công trong học tập

và cuộc sống

- Mục tiêu của đề tài: Đề tài này nhằm nghiên cứu và phân tích chi tiết tầm quan trọng

của học tập và trí nhớ Bên cạnh đó giải thích sự ảnh hưởng của công nghệ lên học tập

và trí nhớ từ đó nêu một số giải pháp để thúc đẩy hành vi tích cực của cá nhân trong

học tập và xã hội thường ngày

- Đối tượng và phạm vi phân tích: Đề tài này tập trung vào cá nhân trong các môi

trường học tập và xã hội, với sự nhìn nhận sâu sắc về tầm quan trọng của học tập gắn

liền với trí nhớ cùng với sự ảnh hưởng của công nghệ Phạm vi phân tích bao gồm cái

nhìn tổng quan về lý thuyết và ứng dụng thực tiễn thông qua các nghiên cứu điển hình

- Phương pháp thực hiện: Phân tích, Tìm kiếm và tổng hợp thông tin từ các nghiên

cứu sách, bài báo khoa học và các nguồn dữ liệu thứ cấp,… Sau đó đánh giá, nhận xét

Trang 6

các thông tin đã thu thập, vấn đề chính trong tiểu luận từ đó đưa ra quan điểm, giải

pháp thích hợp

- Đề tài được chia thành các phần chính như sau:

+ Tổng quan: Giới thiệu chủ đề và đặt ra mục tiêu nghiên cứu

+ Các vấn đề lý luận: Đưa ra cơ sở lý thuyết liên quan đến học tập, ghi nhớ và công

nghệ

+ Phân tích và vận dụng: Đánh giá, phân tích sự ảnh hưởng của công nghệ lên học

tập và trí nhớ trong môi trường học tập và xã hội

+ Kết luận: Đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa học tập, ghi nhớ và công nghệ Đề

xuất các giải pháp để nâng cao học tập và trí nhớ trong việc thúc đẩy hành vi tích cực

của cá nhân trong học tập và đời sống xã hội thường ngày

CHƯƠNG II CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

A Học tập

1 Khái niệm và thuyết hành vi

- Theo các nhà tâm lý học, học tập là một sự thay đổi tương đối lâu dài trong hành vi,

có thể quan sát được, là kết quả thông qua các trải nghiệm “Thuyết hành vi”, hay còn

gọi là Tâm lý học hành vi là một học thuyết về học tập dựa trên quan niệm cốt lõi: tất

cả các hành vi đều có thể được học tập khi có điều kiện thích hợp (điều kiện hóa)

-một quá trình hình thành hoặc thay đổi hành vi dựa trên tương tác với môi trường

Năm 1913, John B Watson, được mệnh danh là "cha đẻ" của thuyết hành vi, đã chính

Trang 7

thức giới thiệu lý thuyết này qua các bài phân tích của mình về quá trình học tập và

phân loại chúng thành 2 loại điều kiện chính: Điều kiện hóa cổ điển và Điều kiện hóa

từ kết quả.

2 Điều kiện hóa cổ điển

- Được mô tả lần đầu bởi Ivan Pavlov, một nhà sinh lý học người Nga Ông đã nghiên

cứu quá trình tiết nước bọt ở chó khi phản ứng với việc được cho ăn Một trong những

cách thức học tập phổ biến là học tập qua liên tưởng Điều kiện hóa cổ điển là một loại

hình học tập dựa trên việc hình thành liên tưởng giữa một kích thích trung tính với

một kích thích tự nhiên có sẵn Trong thí nghiệm cổ điểu của nhà sinh lý học Pavlov,

ông đã phát hiện ra rằng những yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài (chẳng hạn

như tiếng chuông) không gây ra một phản xạ nhất định nhưng thông qua kinh nghiệm

có thể kích hoạt một phản xạ nào đó (tiết nước bọt – kích thích tự nhiên) Loại phản

ứng hình thành từ trải nghiệm học tập này được gọi là phản xạ có điều kiện

3 Điều kiện hóa từ kết quả

- Được mô tả lần đầu bởi B F Skinner, một nhà tâm lý học người Mỹ Một trong

những thí nghiệm điển hình của Skinner về thuyết hành vi tạo tác này được đặt tên là

“chiếc hộp Skinner” Qua thực hiện, ông đã rút ra nguyên tắc hoạt động chính: Kích

thích -> phản ứng tạo tác (hành vi) -> kích thích củng cố (hậu quả) -> hành vi lặp lại Hành vi tạo tác là hành vi được hình thành từ một hành vi trước đó của chủ thể, do

tác động vào môi trường và được củng cố, đóng vai trò là tác nhân kích thích Skinner

Trang 8

cho rằng học tập cũng xuất hiện qua các hình thức thưởng phạt Theo Skinner, để hành

vi phản ứng có chọn lọc, con người phải là một chủ thể chủ động trong tiến trình học

tập hành vi đó Điều kiện hóa từ kết quả tập trung vào việc sử dụng hình thức củng cố

hoặc trừng phạt để gia tăng hay giảm thiểu hành vi. Ở đó, kết quả đạt được có 2 dạng

là phần thưởng và hình phạt Những hành vi tạo ra phần thưởng chính là động lực thúc

đẩy con người theo đuổi một hành vi nào đó

B Trí nhớ

1 Khái niệm

- Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã có của cá nhân dưới hình

thức biểu tượng bằng cách ghi nhớ, giữ gìn và làm xuất hiện lại những điều mà conngười đã trải qua Một nhà sinh lý học người Nga I.M.Sechenov đã nói rằng: “Nếukhông có trí nhớ thì con người mãi mãi ở tình trạng của một đứa trẻ sơ sinh” Trí nhớ

không chỉ đơn thuần là một chức năng của não bộ mà còn đóng vai trò cực kỳ quan

trọng trong mọi khía cạnh của cuộc sống con người Nó là nền tảng tạo nên bản sắc,

khả năng thích nghi và tiến bộ của mỗi cá nhân.

2 Các giai đoạn của trí nhớ

- Giai đoạn 1 (Mã hóa): Khi thông tin được truyền đến hệ thống trí nhớ (từ cơ quan thu

nhận cảm giác), nó cần được chuyển sang một dạng thức mà hệ thống này có thể xử lý

và lưu trữ được Có 3 cách chính để mã hóa (thay đổi dạng) thông tin: Thị giác, Thính

Trang 9

giác và Ngữ nghĩa Ví dụ: khi chúng ta nhìn thấy một từ mới, chúng ta thường mã hóa

nó bằng cách nói to hoặc viết ra từ đó

- Giai đoạn 2 (Lưu trữ): Lưu trữ ở đây bàn về bản chất của việc lưu trữ, tức là nơi lưu

trữ thông tin, lưu trữ trong bao lâu, có thể lưu trữ được bao nhiêu (dung lượng) và loạithông tin nào được lưu trữ Dựa vào đó, lưu trữ sẽ có 3 loại:

+ Trí nhớ cảm giác: đóng vai trò tạm thời lưu trữ thông tin cảm giác thu thập từ các

giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác và khứu giác Nó có khả năng lưu

trữ một lượng lớn thông tin một cách ngắn ngủi, nhưng thường chỉ trong vài giây,

trước khi thông tin này được xử lý hoặc loại bỏ

+ Trí nhớ ngắn hạn: có khả năng lưu trữ một lượng thông tin giới hạn trong một

khoảng thời gian ngắn Nó đóng vai trò giữ lại thông tin mà chúng ta cần sử dụng

ngay trong tương lai gần, trước khi thông tin này được chuyển đến trí nhớ dài hạn

hoặc bị lãng quên

+ Trí nhớ dài hạn: là một phần của hệ thống trí nhớ của con người, nơi mà thông tin

được lưu trữ vĩnh viễn trong một thời gian dài Thông tin trong trí nhớ dài hạn thường

khá bền vững và ít bị mất đi dưới tác động của thời gian và xung đột với thông tin

mới

- Giai đoạn 3 (Truy xuất): là quá trình lấy ra và khôi phục lại thông tin từ bộ nhớ khi cần

thiết Có ba cách chính mà thông tin có thể được truy xuất:

+ Nhớ lại: là quá trình khôi phục lại thông tin từ bộ nhớ mà không có sự giúp

Trang 10

đỡ hoặc gợi ý từ môi trường xung quanh.

+ Nhận ra: là quá trình nhận biết thông tin đã được gặp trước khi được đưa ra

trước mắt Trong trường hợp này, thông tin đã được lưu trữ trong bộ nhớ và khi nó

xuất hiện, chúng ta có khả năng nhận ra nó là một phần của ký ức của chúng ta

+ Học lại: là quá trình học hoặc nhớ lại thông tin một cách nhanh chóng hơn và

dễ dàng hơn sau khi đã học hoặc ghi nhớ thông tin đó một lần trước đó

C Công nghệ (mạng xã hôi, điện thoại, máy tính…)

- Công nghệ là tập hợp kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật mà con người được

con người sáng tạo và phát triển để tạo ra các công cụ, máy móc, sản phẩm và dịch

vụ đáp ứng nhu cầu và mong muốn của xã hội Công nghệ phát triển không ngừng

trong những thập kỷ qua đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho xã hội trên mọi lĩnh vực,

từ kinh tế, giáo dục, y tế đến giao tiếp, giải trí và chất lượng cuộc sống.

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH VÀ VẬN DỤNG: ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHỆ LÊN HỌC TẬP VÀ TRÍ NHỚ

- Về mặt tích cực: Sự phát triển của khoa học công nghệ đã và đang tác động mạnh mẽ

đến đời sống xã hội của con người, với nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả lĩnh vực

giáo dục Nó giúp biến đổi cách thức tiếp thu và xử lý thông tin, tạo điều kiện cho việc

học tập trở nên hiệu quả và linh hoạt hơn So sánh với quá khứ, ngày nay học tập được

Trang 11

hỗ trợ bởi vô số công cụ và phương tiện hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho cả học

sinh, sinh viên và giáo viên

+ Đầu tiên, nó giúp mở rộng được nguồn tài liệu học tập Trước dây, học sinh thường

phải vật lộn với nhiều ngữ liệu học tập như giáo trình, sách bài tập, bang, đĩa CD,…

Những thứ này không chỉ khiến cho người học phải tiêu tốn 1 lượng ngân sách lớn và

còn tốn không ít thời gian để sử dụng nó hiệu quả Tuy nhiên, ngày nay, với sự ra đời

của Internet và các nền tảng giáo dục trực tuyến vô cùng phong phú và đa dạng như

sách điện tử, bài giảng video, các khóa học trực tuyến, bài tập thực hành mô phỏng,…

người học có thể dễ dàng tiếp cận với kiến thức nhiều hơn thông qua việc tìm kiếm

thông tin trên mạng xã hội

+ Giúp tăng cường khả năng tự học, cá nhân hóa trong việc học tập Trước đây, với

phương pháp dạy truyền thống được áp dụng phổ biến cho tất cả mọi học sinh trong

một lớp, điều này khiến cho học sinh thường bị thụ đông và ít thể hiện được khả năng

của mình trong lớp dẫn đến việc giảm đi năng lực và tốc độ học tập của mỗi cá nhân

Tuy nhiên, ngày nay nhiều trường lớp thay đổi phương pháp dạy, kết hợp với công

nghệ và trí tuệ nhân tạo vào giảng dạy, từ đó đánh giá được năng lực học tập của mỗi

học sinh và cá nhân hóa được chương trình học tập phù hợp với năng lực và tốc độ

học tập của mỗi người Từ đó học sinh có thể tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn

+ Tăng cường hợp tác và giao tiếp Nhờ sự phát triển của các ứng dụng mạng xã hội,

các thiết bị di động, máy tính xách tay,… mà ngày nay, giáo viên có thể trao đổi thông

Trang 12

tin với học sinh một cách dễ dàng dù ở bất cứ đâu Không như ngày trước việc học

chủ yếu diễn ra tại lớp thì ngày nay, giáo viên cũng như các học sinh có thể giao tiếp

với nhau thông qua việc tổ chức các buổi học trực tuyến Lấy bổi cảnh từ cuộc khủng

hoảng đại dịch COVID – 19, tất cả người dân phải cư trú tại nơi ở để khiến cho dịch

bệnh không lây lan thì việc giáo dục lúc ấy đã được giải quyết thông qua nền tảng học

trực tuyến, còn có các trò chơi trực tuyến để khiến cho học sinh hứng thú hơn Các

công cụ học tập trực tuyến giúp học sinh và sinh viên dễ dàng tương tác với giáo viên

và bạn bè, trao đổi kiến thức, thảo luận bài học và hoàn thành các dự án nhóm một

cách hiệu quả

+ Cải thiên năng suất và hiệu quả của giáo viên Giáo viên có thẻ sử dụng phần mềm

chấm điểm bài tự động, giúp họ tiết kiệm thời gian và công sức cho việc chấm bài, có

thêm thời gian để tập trung vào việc hỗ trợ học sinh và lên kế hoạch bài giảng Giáo

viên có thể tận dụng công nghệ triển khai các công cụ kỹ thuật số hữu ích để mở rộng

cơ hội học tập cho học sinh, thu hút sự hỗ trợ và tham gia của học sinh Giúp học sinh

tiếp cận với nhiều nguồn tài liệu học tập phong phú và đa dạng, phù hợp với nhu cầu

học tập của bản thân Ngoài ra, việc sử dụng công nghệ cũng đòi hỏi giáo viên cần

nâng cao kỹ năng và kiến thức về công nghệ Các nhà trường cần đầu tư vào việc đào

tạo giáo viên sử dụng công nghệ hiệu quả và cung cấp cho giáo viên các thiết bị và

công nghệ cần thiết

Trang 13

- Tuy nhiên, công nghệ cũng mang lại một số tác động tiêu cực lên thói quen học tập và

trí nhớ Hiện tượng học sinh lơ là, không tập trung, hay quên đang ngày càng phổ biến

và là vấn đề nhức nhối trong ngành giáo dục hiện nay Nhiều chuyên gia giáo dục và

tâm lý cho rằng, hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là áp lực học tập quá

tải và thiếu kỷ luật trong việc sử dụng các phương tiện Internet Điều này là do một số

nguyên nhân như:

+ Sử dụng Internet không đúng mục đích Nhiều học sinh sử dụng internet để tìm

kiếm tài liệu học tập nhưng lại sa đà vào các trang web giải trí, mạng xã hội, hoặc sử

dụng các công cụ hỗ trợ học tập sai cách, dẫn đến tình trạng sao chép, cóp bài, thay vì

tự mình tìm hiểu và ghi nhớ kiến thức

+ Tiếp xúc với thông tin độc hại Internet là môi trường chứa đựng nhiều thông tin tốt

xấu lẫn lộn Việc tiếp xúc với thông tin độc hại, bạo lực, khiêu dâm, có thể ảnh

hưởng tiêu cực đến tâm lý và hành vi của học sinh, khiến học sinh mất tập trung, sa sút

kết quả học tập

+ Dành quá nhiều thời gian cho Internet Nhiều học sinh dành quá nhiều thời gian

cho các hoạt động giải trí trên mạng như chơi game, xem phim, lướt mạng xã hội,

thay vì dành thời gian cho việc học tập Việc tiếp xúc với quá nhiều thông tin, hình

ảnh, âm thanh sôi động trên internet khiến học sinh dễ bị xao nhãng, mất tập trung và

khó ghi nhớ kiến thức

Trang 14

- Và những lý do này đã dẫn đến vô số hậu quả, hệ lụy lên học tập và trí nhớ Nó làm

thay đổi khả năng tập trung của chúng ta và trong một số trường hợp và nó cũng làm

suy yếu chức năng não bộ, ảnh hưởng tới trí nhớ của chúng ta

+ Giảm sút kết quả học tập Đây là hậu quả trực tiếp và rõ ràng nhất Học sinh không

thể tiếp thu và ghi nhớ kiến thức một cách hiệu quả sẽ dẫn đến kết quả học tập sa sút,

điểm số thấp, thi cử không đạt kết quả như mong muốn Một giáo viên ở Trường ĐH

Kinh tế - Luật TP.HCM, nhìn nhận: “Nhìn chung đa số SV ngày nay bị ảnh hưởng bởi các hoạt động và thú vui đến từ internet, mạng xã hội, điện thoại thông minh… Các

em bỏ thời gian vào mạng quá nhiều, trong đó chủ yếu là Facebook Thức khuya, thiếu ngủ nên hôm sau ngại lên lớp Có lên cũng thiếu tập trung Việc học vì thế mà giảm sút, không đạt hiệu quả”.

+ Gây ra các vấn đề tâm lý Áp lực học tập và thiếu kỷ luật trong việc sử dụng

internet có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý như stress, lo âu, trầm cảm, ảnh hưởng

nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của học sinh

+ Biến Internet trở thành " ổ cứng ngoài" của não Con người ngày càng dựa dẫm vào

Internet để lưu trữ thông tin, dẫn đến việc ít ghi nhớ trực tiếp, khiến con người dễ quên

thông tin và gặp khó khăn trong việc học tập và ghi nhớ lâu dài, bởi việc lưu trữ kiến

thức xã hội giờ đã được giao phó cho các công cụ kỹ thuật số mới

+ Giảm tương tác xã hội Việc tìm kiếm thông tin trên Internet thay vì hỏi bạn bè

hoặc người thân có thể dẫn đến việc giảm tương tác xã hội, ảnh hưởng đến các mối

Ngày đăng: 31/10/2024, 21:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w