Lợi nhuận là phần thưởng cho việc gánh chịu rủi ro và cho sự đổi mới”.Doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động cao sẽ tạo ra lợi nhuận lớn, từ đó có nguồn vốn đểtái đầu tư, mở rộng sản xuất ki
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
BÀI TIỂU LUẬN NHÓM
ĐỀ TÀI:
BẢN CHẤT CỦA LỢI NHUẬN, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỈ SUẤT CỦA LỢI NHUẬN,
Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.
GVHD: Nguyễn Thanh Long
MÔN: Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
I/ Khái niệm lợi nhuận và bản chất của lợi nhuận: 3
1 Khái niệm lợi nhuận và chi phí sản xuất: 3
2 Bản chất của lợi nhuận: 5
II/ Khái niệm tỷ suất lợi nhuận, các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận: 6
1 Tỷ suất lợi nhuận: 6
2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận: 9
3 Biện pháp tăng tỉ suất lợi nhuận: 13
III/ Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn: 17
1 Ý nghĩa của học thuyết lợi nhuận- lịch sử và hiện tại: 17
2 Ý nghĩa của lợi nhuận đối với quá trình đi lên của Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: 18
LỜI KẾT THÚC 20
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thị trường vận hành dựa trên cơ chế tự do cạnh tranh, trong đó các doanhnghiệp hoạt động với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận C.Mác khái quát:”Giá trị thặng dư,được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước, mang hình thái chuyển hóa là lợinhuận” Điều đó có nghĩa, lợi nhuận chẳng qua chỉ là hình thái biểu hiện của giá trị thặng
dư trên bề mặt nền kinh tế thị trường Lợi nhuận đóng vai trò như kim chỉ nam cho mọihoạt động kinh doanh, là mục tiêu, là thước đo hiệu quả hoạt động và sức khỏe tài chínhcủa doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Còn đối quan niệm của P Samuelson:
“Lợi nhuận là phần thu nhập thặng dư tính bằng hiệu quả giữa giá trị tổng doanh thu trừ
đi tổng chi phí Lợi nhuận là phần thưởng cho việc gánh chịu rủi ro và cho sự đổi mới”.Doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động cao sẽ tạo ra lợi nhuận lớn, từ đó có nguồn vốn đểtái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh và góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của nềnkinh tế thị trường Vì vậy, yêu cầu đặt ra là chúng ta phải hiểu rõ bản chất, nguồn gốc củanhững yếu tố bên trong nền kinh tế thị trường đặc biệt là yếu tố chính quyết thúc đẩy sựphát triển của nền kinh tế Đó chính là lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận Vậy thế nào là lợinhuận? Quan điểm của P Samuelson về lợi nhuận và Học thuyết lợi nhuận của C Mácnhư thế nào? Bản chất của lợi nhuận là gì? Tỷ suất lợi nhuận là gì? Biện pháp tăng tỷ suấtlợi nhuận? Các nhân tố đã ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận ra sao? Để tìm hiểu những vấn
đề trên nhóm chúng em đã chọn đề tài: “Lợi nhuận: Bản chất của lợi nhuận, nhân tố ảnhhưởng đến tỉ suất lợi nhuận và ý nghĩa” để phân tích và trả lời cho các câu hỏi trên Qua phân tích của nhóm chúng em lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận, bài tiểu luận này hyvọng sẽ cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về hai khái niệm quan trọng này,
từ đó giúp các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh,đưa ra quyết định đầu tư hợp lý và nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp
Trang 4I/ Khái niệm lợi nhuận và bản chất của lợi nhuận:
1 Khái niệm lợi nhuận và chi phí sản xuất:
Lợi nhuận (Profit) là chỉ số thể hiện sự chênh lệch giữa doanh thu của doanh nghiệp vàcác chi phí đầu tư, phát sinh của các hoạt động sản xuất kinh doanh
Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động vật hóa, lao động sống và các chi phíkhác mà doanh nghiệp cần phải bỏ ra để tạo hàng hóa, sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm thu
về lợi nhuận trong thời kỳ nhất định
- Mối liên hệ của chi phí sản xuất và lợi nhuận:
Chi phí sản xuất càng thấp, lợi nhuận càng cao: Khi chi phí sản xuất được giảm xuống,doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí, dẫn đến lợi nhuận tăng lên
Chi phí sản xuất càng cao, lợi nhuận càng thấp: Khi chi phí sản xuất tăng cao, doanhnghiệp sẽ phải bỏ ra nhiều chi phí hơn để sản xuất ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ,dẫn đến lợi nhuận giảm xuống
- Ví dụ:
Công ty A sản xuất giày dép Chi phí sản xuất một đôi giày của công ty A là 100.000đồng Giá bán ra của một đôi giày là 150.000 đồng Lợi nhuận của công ty A trên mỗi đôigiày bán ra là 50.000 đồng
Công ty B sản xuất điện thoại thông minh Chi phí sản xuất một chiếc điện thoại thôngminh của công ty B là 5.000.000 đồng Giá bán ra của một chiếc điện thoại thông minh là7.000.000 đồng Lợi nhuận của công ty B trên mỗi chiếc điện thoại thông minh bán ra là2.000.000 đồng
Trang 51.1 Quan điểm của P.Samuelson về lợi nhuận:
Lợi nhuận là phần thu nhập thặng dư tính bằng hiệu quả giữa giá trị tổng doanh thu trừ đitổng chi phí
Lợi nhuận là phần thưởng cho việc gánh chịu rủi ro và cho sự đổi mới, lợi nhuận là lợitức độc quyền
Ông cho rằng phần lớn giá trị lợi nhuận kinh doanh được báo cáo chỉ là phần lợi tức củacác chủ sỡ hữu công ty có được do lao động của họ hay do vốn đầu tư của họ mang lại.Nếu loại bỏ tất cả các lợi tức ẩn thì ta được lợi nhuận thuần túy và đó là phần thưởng chocác hoạt động đầu tư có lợi bất định Doanh thu của công ty phụ thuộc rất lớn vào thăngtrầm trong chu kỳ kinh doanh Do các nhà đầu tư không thích các trường hợp rủi ro nên
họ đòi hỏi phải có mức phí dự phòng cho các đầu tư không chắc chắn nhằm bù đắp chonhững rủi ro này
1.2 Học thuyết lợi nhuận của C.Mác:
Để sản xuất hàng hóa, xã hội phải chi phí một số lao động nhất định:
- Lao động quá khứ (lao động vật hóa) tức là giá trị của tư liệu sản xuất
- Lao động sống (lao động hiện tại) tức là lao động tạo ra giá trị mới (v + m)
Do đó giá trị xã hội của hàng hóa là c + v + m Nhưng nhà tư bản là chủ lao động, họkhông phải hao phí lao động, họ chỉ quan tâm đến việc đã bỏ chi phí bao nhiêu để sảnxuất hàng hóa (gồm tiền mua tư liệu sản xuất và tiền mua sức lao động) C.Mác gọi chiphí đó là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa
Ký hiệu bằng k (k = c + m).
Như vậy, khi xuất hiện chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa thì công thức giá trị hàng hóa:
gt = c + v + m sẽ chuyển thành gt = k + m Sau khi bán hàng hóa, nhà tư bản không
những bù đắp đủ số tư bản đã bỏ ra (c + m) mà còn thu được số tiền lời ngang bằng với
m Số tiền này gọi là lợi nhuận
Trang 6Vậy, giá trị thặng dư được so với toàn bộ tư bản ứng trước và hình thức chuyển hóa là lợinhuận
Nếu ta ký hiệu lợi nhuận là p thì công thức: gt = c + v + m = k + m sẽ chuyển thành
gt = k + p (hay giá trị hàng hóa bằng chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa cộng với lợi
- “Về mặt chất”: m phản ánh nguồn gốc sinh ra từ v, còn p thì được xem như toàn
bộ tư bản ứng trước đề ra Do đó, p đã che dấu quan hệ bóc lột TBCN, che dấunguồn gốc thực sự của nó, đó là lao động thặng dư không được trả công của ngườicông nhân
Trên thực tế, do chí phí sản xuất TBCN luôn luôn nhỏ hơn chi phí sản xuất thực tế, chonên nhà tư bản chỉ cần bán hàng hóa cao hơn chi phí sản xuất TBCN và có thể thấp hơngiá trị hàng hóa (chi phí sản xuất thực tế là đã có lợi nhuận rồi) Tương quan giữa m và pchính là tương quan giữa giá bán hàng hóa của nhà tư bản với giá trị hàng hóa Sự khôngthống nhất giữa m và p này đã càng làm che dấu thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản
2 Bản chất của lợi nhuận:
Trong thực tế sản xuất kinh doanh, giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất có mộtkhoảng chênh lệch Cho nên sau khi bán hàng hóa (bán ngang giá), nhà tư bản khôngnhững bù đắp đủ số chi phí đã ứng ra mà còn thu được số chênh lệch bằng giá trị thặng
dư Số chênh lệch này C.Mác gọi là lợi nhuận
Ký hiệu lợi nhuận là p.
Khi đó giá trị hàng hóa được viết là: G = k + p.
Trang 7Từ đó p = G – k.
Từ cách tính toán trên thực tế như vậy, người ta chỉ quan tâm tới khoản chênh lệch giữagiá trị hàng hóa bán được với chi phí phải bỏ ra mà không quan tâm đến nguồn gốc sâu
xa của khoản chênh lệch đó chính là giá trị thặng dư chuyển hóa thành Thậm chí, với nhà
tư bản, lợi nhuận còn được quan niệm là do tư bản ứng trước sinh ra
C.Mác khái quát: giá trị thặng dư, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứngtrước, mang hình thái chuyển hóa là lợi nhuận
Điều đó có nghĩa, lợi nhuận chẳng qua chỉ là hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư trên
bề mặt nền kinh tế thị trường
Nhà tư bản cá biệt chỉ cần bán hàng hóa với giá cao hơn chi phí sản xuất là đã có lợinhuận Trong trường hợp bán đúng bằng chi phí sản xuất là không có lợi nhuận Bánhàng hóa thấp hơn giá trị và cao hơn chi phí sản xuất cũng có thể đã có lợi nhuận Trongtrường hợp này, lợi nhuận nhỏ hơn giá trị thặng dư Lợi nhuận chính là mục tiêu, động
cơ, động lực của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế thị trường
Tuy nhiên, lợi nhuận khi được đo bằng số tuyệt đối chỉ phản ánh quy mô của hiệu quảkinh doanh mà chưa phản ánh rõ mức độ hiệu quả của kinh doanh, do đó cần được bổsung bằng số đo tương đối là tỷ suất lợi nhuận
II/ Khái niệm tỷ suất lợi nhuận, các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận:
1 Tỷ suất lợi nhuận:
1.1 Khái niệm:
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và toàn bộ giá trị của tư bản ứngtrước
Kí hiệu: p’
Trang 8Tỷ suất lợi nhuận phản ánh mức doanh lợi đầu tư tư bản và thường được tính bằng năm.
Tỷ suất lợi nhuận với tư cách là số đo tương đối của lợi nhuận, đã trở thành động cơ quantrọng nhất của hoạt động cạnh tranh tư bản chủ nghĩa
Công thức của tỷ suất lợi nhuận:
1.2 Phân loại tỷ suất lợi nhuận:
1.2.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ( ROS – Return On Sales):
Khái niệm: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ( ROS – Return On Sales) hay còn được gọi
là tỷ suất lợi nhuận ròng là tỉ số giữa lợi nhuận thu được trên tổng doanh thu trong một kỳ
cố định ROS được đo bằng % và có thể thay đổi khi biến lợi nhuận và doanh thu thayđổi
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giúp nhà đầu tư chủ động nắm bắt tình hiện kinh doanh
và phát triển của doanh nghiệp Nhờ đó, chủ doanh nghiệp có thể biết được chính xác sốvốn bỏ ra và lợi nhuận thu vào
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có thể giúp doanh nghiệp biết được:
Một đồng doanh thu thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận
Sản phẩm, dịch vụ có bán giá thấp hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành hay không(Khi ROS của doanh nghiệp thấp hơn ROS ngành) Từ đó, doanh nghiệp có thể tăng tỷsuất lợi nhuận bằng việc nâng giá bán sản phẩm, dịch vụ
Chỉ số này có sự khác biệt giữa các ngành và tùy thời điểm Do đó, ROS chỉ dùng để sosánh giữa các công ty cùng ngành trong cùng 1 thời kỳ
Công thức:
p’ = c+v p x 100 %
Trang 91.2.2 Tỷ suất sinh lợi:
Khái niệm: Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA - Return On Asset) là chỉ số phản ánhđược khả năng sinh lời của tổng tài sản gồm cả vốn chủ sở hữu và vốn vay Từ đó, thểhiện hiện tính hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp
Tỷ suất sinh lợi có 2 loại là tỷ suất sinh lời trên số vốn sở hữu và tỷ suất sinh lời trên tàisản
- Tỷ suất sinh lời trên số vốn sở hữu (ROE - Return On Equity):
ROE giúp chủ doanh nghiệp xác định được mức lợi nhuận thu về khi đầu tư vốn vào hoạtđộng kinh doanh ROE càng cao thì khả năng thu hồi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệpcàng lớn
- Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA - Return On Asset):
ROS = ( Lợi nhuận sau thuế Doanhthu ¿x 100 %
Trang 10ROA là chỉ số phản ánh được khả năng sinh lời của tổng tài sản gồm cả vốn chủ sở hữu
và vốn vay Từ đó, thể hiện hiện tính hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp
1.3 Ý nghĩa:
Tỷ suất lợi nhuận là một chỉ số quan trọng mà doanh nghiệp cần quan tâm trong suốt quátrình kinh doanh của mình Việc hiểu và áp dụng được công thức tính tỷ suất lợi nhuận sẽgiúp doanh nghiệp luôn nắm được tình hình kinh doanh cụ thể để đưa ra các quyết địnhkinh doanh phù hợp nhất
Tỷ suất lợi nhuận sẽ cho biết một đồng vốn/tài sản/ doanh thu có khả năng tạo ra baonhiêu đồng lợi nhuận ⇒ Giá trị của tỷ suất lợi nhuận càng lớn thì lợi nhuận công ty thu
về càng cao Nếu tỷ suất lợi nhuận dương chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động có lãi.Ngược lại, nếu tỷ suất lợi nhuận âm thì doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ
2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận:
2.1 Tỷ suất giá trị thặng dư:
Khái niệm: Là tỷ lệ phần trăm giữa số lượng giá trị thặng dư (m) với tư bản khả biến (v) Công thức tính tỷ suất giá trị thặng dư:
Lợi nhuận là hình thức chuyển hoá của giá trị thặng dư, nên tỷ suất lợi nhuận cũng là sựchuyển hoá của tỷ suất giá trị thặng dư, vì vậy chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Nhưng giữa m’ và p’ lại có sự khác nhau cả về chất và lượng
Về mặt chất: tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản đốivới laođộng làm thuê Còn tỷ suất lợi nhuận chỉ nói lên mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản, p’chỉ cho nhà đầu tư tư bản biết đầu tư vào đâu là có lợi
m’= m v ×1 00 %
Trang 11- Ví dụ:
Nếu cơ cấu giá trị hàng hoá là: 800c + 200v + 200m, thì m' = 100% và p'=20%
Nếu cơ cấu giá trị hàng hoá là: 800c + 200v + 400m, thì 3m' = 200% và p’=40%
Do đó những thủ đoạn nhằm nâng cao trình độ bóc lột giá trị thặng dư cũng chính là thủđoạn nâng cao tỷ suất lợi nhuận
Về mặt lượng: p’ < m’ vì: m’= m v ×1 00 % còn p' = c+ v m × 100 %
Tỷ suất giá trị thặng dư tỷ lệ thuận với tỷ suất lợi nhuận
2.2 Cấu tạo hữu cơ tư bản:
- Khái niệm: Là cấu tạo giá trị của tư bản, do cấu tạo kỹ thuật quyết định và phảnánh sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản Trong điều kiện tỷ suất giá trịthặng dư không đổi, nếu cấu tạo hữu cơ tư bản càng cao thì tỷ suất lợi nhuận cànggiảm và ngược lại
- Ví dụ: Nếu cấu tạo hữu cơ tư bản là 7/3 thì : W = 70c + 30v + 30m và p' =30% Nếu cấu tạo hữu cơ tư bản là 8/2 thì: W = 80c +20v + 20m và p' = 20%
- Ví dụ: Giả sử có 4 ngành sản xuất khác nhau, tư bản đầu tư vào mỗi ngành đềubằng nhau là 200, tỷ suất giá trị thặng dư đều bằng 200% nhưng cấu tạo hữu cơkhác nhau nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau
Ngành sản xuất Chi phí sản xuất (k) m’(%) m p’(%)May 150c+50v 200 100 50
Trang 12lợi nhuận cao nhất Như ví dụ trên, các nhà tư bản kinh doanh ở ngành may sẽ di chuyển
tư bản của mình sang ngành y tế làm cho sản phẩm, dịch vụ của ngành y tế tăng lên, dẫnđến giá dịch vụ của ngành y tế sẽ giảm xuống, chất lượng dịch vụ sẽ tốt hơn, sức cạnhtranh trong ngành lớn hơn, làm cho tỷ suất lợi nhuận của ngành này sẽ giảm xuống
Thông thường, khi cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng, thì tỷ suất giá trị thặng dư cũngcó thểtăng lên, nhưng không thể tăng đủ bù đắp mức giảm của tỷ suất lợi nhuận
2.3 Tốc độ chu chuyển của tư bản:
Khái niệm: là sự vận động tuần hoàn của tư bản, nếu xét nó là một quá trình định kỳ đượcđổi mới và lặp đi lặp lại không ngừng Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản càng lớn, thì tầnsuất sản sinh ra giá trị thặng dư trong năm của tư bản ứng trước càng nhiều lần, giá trịthặng dư theo đó mà tăng lên làm cho tỷ suất lợi nhuận cũng càng tăng
- Ví dụ: Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản một năm 1 vòng: 80c + 20v + 20mthì p’ = 20%
Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản một năm 2 vòng: 80c + 20v + (20 +
Trang 13lệ nghịch với thời gian chu chuyển của tư bản Muốn tăng tốc độ chu chuyển của tư bảnphải giảm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông của nó.
Công thức tính:
Trong đó: n: là số vòng hay tốc độ chu chuyển của tư bản
CH: thời gian tự nhiên (1 năm, 365 ngày hoặc 12 tháng)
ch: thời gian của 1 vòng chu chuyển tư bản
- Ví dụ: Một tư bản có thời gian chu chuyển một vòng là 4 tháng, số vòng chuchuyển trong một năm (12 tháng) của tư bản đó là:
n = CH ch = 124 =3(vòng/năm)
Thời gian chu chuyển: là thời gian tư bản thực hiện được một vòng tuần hoàn Thời gianchu chuyển của tư bản bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông Tuy nhiên, tùytheo ở từng ngành, mà thời gian và tốc độ chu chuyển có khác nhau
Tiết kiệm tư bản bất biến: Là giảm chi phí sản xuất bằng cách sử dụng tư bản bất biến( máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nguyên liệu, năng lượng, vật tư, ) với hiệu quả cao nhất.Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư và tư bản khả biến không đổi nếu tư bản bất biếncàng nhỏ thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn
Vì theo công thức:
n = CH ch
p’= c+ v m × 100 %