Tiểu luận cuối kỳ môn học tâm lý học đại cương đề tài bản chất con người là xấu hay tốt

8 0 0
Tiểu luận cuối kỳ môn học tâm lý học đại cương đề tài bản chất con người là xấu hay tốt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN HỌC: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG ĐỀ TÀI: BẢN CHẤT CON NGƯỜI LÀ XẤU HAY TỐT? Giảng viên hướng dẫn: Lê Đào Anh Khương Mã học phần: 221TL0517 Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Mai Thảo – K224050758 Thời gian: Học kì I, năm 2022 TPHCM, THÁNG 12 NĂM 2022 MỤC LỤC Trang Phần I Lời Nói Đầu Phần II Nội Dung 1 Tại sao chúng ta nên tìm hiểu về bản chất con người? 2 Khái niệm về bản chất con người 3 Các thí nghiệm kiểm chứng về bản chất con người  Thí nghiệm với trẻ sơ sinh: Giúp đỡ hay Ngăn cản?  Thí nghiệm: Chiếc ví bị mất  Thí nghiệm: Nhà tù Stanford  Thí nghiệm về trực giác: Ích kỷ hay Hợp tác? Phần III Kết Luận 1 Kết luận chung: Bản chất chúng ta là tốt hay xấu? 2 Tài liệu tham khảo ~HẾT~ Phần I Lời Nói Đầu Từ xưa tới nay, việc tìm hiểu bản chất con người vẫn luôn là 1 chủ đề hấp dẫn và gây nhiều tranh cãi Con người luôn mong muốn được khám phá, tìm tòi về bản thân Và có thể thấy, những dẫn chứng trong lịch sử, những kẻ từng gây ra rất nhiều tội ác lại được miêu tả như một người hiền lành, tốt tính Adolf Hitler, kẻ đã ra lệnh hành quyết và chịu trách nhiệm về cái chết của hàng triệu mạng người, được thư ký Traudl Junge của ông ta cho biết là người có phong thái dễ chịu và thân thiện, ông ta ghét sự tàn ác đối với động vật: ông ta ăn chay, yêu con chó Blondi của mình Pol Pot, nhà lãnh đạo của Campuchia với những chính sách tàn độc đã giết chết gần một phần tư người dân của đất nước ông ta, được những người quen của ông ta biết đến như một giáo viên lịch sử Pháp có giọng nói nhẹ nhàng và tốt bụng Những người như vậy nhắc nhở chúng ta về một sự thật gây tò mò về giống loài của chúng ta Vậy loài người có bản chất là thiện hay ác? Phần II Nội dung 1 Tại sao chúng ta nên tìm hiểu về bản chất con người? Tìm hiểu về bản chất con người có thể giúp chúng ta hiểu hơn về bản thâm, những ham uốn vô thức của chính mình, từ đó đưa ra những lựa chọn có kết quả tốt hơn Nó cũng có thể giúp cho giáo viên và phụ huynh có ảnh hưởng hiệu quả hơn trong việc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em Kiến thức về bản chất con người cũng có thể giúp ích cho những sinh viên mắc chứng lo lắng trước kỳ thi hoặc sợ nói trước đám đông 2 Khái niệm về bản chất con người: Bản chất con người là sự biểu thị các khuynh hướng và đặc điểm cơ bản bao gồm cách suy nghĩ , cảm nhận và hành động của con người một cách tự nhiên, bao gồm các phản ứng/cảm xúc như: sợ hãi, ghê tởm, lạc quan, Chúng được thể hiện dựa trên các quan điểm liên quan giữa các đặc điểm tự nhiên và văn hóa của cuộc sống con người Chúng còn tương đối thiên hướng về phần vô thức/tiềm thức của con người Ở một cách nói khác, bản chất của con người còn được gọi bằng thuật ngữ “tam quan” “Tam quan” được cấu thành từ “Thế giới quan” – quan điểm căn bản của con người đối với thế giới bên ngoài; “Nhân sinh quan” – chỉ thái độ và cách nhìn đối với các vấn đề thuộc về thời thế, cuộc sống, ; “Giá trị quan” – là sự đánh giá tổng thể của một người đối với tầm quan trọng, ý nghĩa của sự vật khách quan xung quanh (bao gồm con người, sự vật, sự việc) Ở đây, bản chất con người được nhìn nhận một cách có ý thức, được gây dựng từ những quan điểm từ môi trường xung quanh trong thời gian hình thành nhân cách Tuy nhiên, một số ý kiến lại cho rằng bản chất con người phụ thuộc nhiều vào di truyền và hành vi bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố trong cơ thể Hoặc về việc tâm trí con người được hình thành bởi chọn lọc tự nhiên Vì thế, nó được miêu tả theo hướng tối nghĩa hơn và mang nhiều phần “con” hơn “người” Dù vậy, khái niệm về bản chất con người còn rất mơ hồ và gây nhiều tranh cãi cho đến nay 3 Những thí nghiệm tìm hiểu về bản chất con người  Thí nghiệm với trẻ sơ sinh: Giúp đỡ hay Ngăn cản? Theo Paul Bloom, tác giả cuốn sách Just Babies: The Origins of Good and Evil, giải thích rằng trẻ sơ sinh có thể đánh giá điều tốt và điều xấu — ngay cả trước khi chúng biết đi hoặc biết nói Trong thí nghiệm, những đứa trẻ được xem một vở kịch ngắn, nội dung về một người đang cố gắng leo lên ngọn đồi Sau đó, họ phân ra hai nhóm cho những đứa trẻ: một nhóm sẽ giúp người kia đi tới ngọn đồi, một nhóm có nhiệm vu ngăn cản người kia tới đích Kết quả cho ra là trẻ sơ sinh có nhiều khả năng chọn “người trợ giúp” hơn là “người đẩy”  Nghiên cứu cho thấy bản năng cơ bản của chúng ta là thích những hành vi thân thiện hơn những hành vi ác ý Tuy nhiên ý thức về tốt xấu của trẻ em vẫn bị phụ thuộc vào người nuôi dưỡng chúng  Thí nghiệm: Chiếc ví bị mất Một nhóm các nhà khoa học đã tiến hành một thí nghiệm quy mô lớn Họ đã để 17.000 ví ở 40 quốc gia Và kết quả đã gây bất ngờ với các nhà nghiên cứu, bởi thí nghiệm đã chỉ ra rằng, ở bất kỳ quốc gia nào, phần lớn mọi người trả lại ví, và họ có nhiều khả năng trả lại hơn khi ví có nhiều tiền hơn Cùng về thí nghiệm chiếc ví, các nhà nghiên cứu đóng vai những người đã tìm thấy ví bị đánh rơi ở những nơi công cộng Một số ví trống rỗng Những người khác có 15 đô la Mỹ hoặc 100 đô la Mỹ bằng nội tệ 72% số người đã trả lại những chiếc ví có chứa một khoản tiền lớn  Thí nghiệm chiếc ví khẳng định bản năng làm điều tốt của chúng ta Và rằng chúng ta cũng quan tâm đến hình ảnh của mình Có thể hiểu, động lực chính để trả lại chiếc ví là ác cảm khi bị coi là kẻ trộm  Thí nghiệm: Nhà tù Stanford Zimbardo và các đồng nghiệp của ông (1973) quan tâm đến việc tìm hiểu xem sự tàn bạo được báo cáo giữa về cai ngục trong các nhà tù ở Mỹ là do tính của họ hay liên quan nhiều hơn đến môi trường nhà tù Để nghiên cứu vai trò của mọi người trong các tình huống trong tù, Zimbardo đã biến tầng hầm của tòa nhà tâm lý học của Đại học Stanford thành một nhà tù giả Anh ta quảng cáo tìm các tình nguyện viên tham gia vào một nghiên cứu về tác động tâm lý đến cuộc sống khi ở trong tù 75 ứng viên đã ứng tuyển và được phỏng vấn chẩn đoán và kiểm tra tính cách để loại bỏ những ứng viên có vấn đề về tâm lý hoặc có tiền sử phạm tội hay từng lạm dụng ma túy 24 người đã được đánh giá là ổn định về thể chất và tinh thần, có độ tuổi phù hợp với thí nghiệm và được cho rằng ít có khuynh hướng chống đối xã hội nhất tham gia nhất đã được chọn tham gia Những người tham gia không biết nhau trước khi nghiên cứu và được trả 15 đô la mỗi ngày để tham gia thử nghiệm Những người tham gia được phân vai ngẫu nhiên, tuy nhiên có 1 người đã bỏ cuộc giữa chừng, 2 người được xếp vào nhóm dự bị Vì vậy chỉ còn 10 tù nhân và 11 lính canh tham gia thực nghiệm Những người được phân vai tù nhân bị đối xử như mọi tội phạm khác, bị bắt ngay tại nơi cư trú của họ, không được báo trước và bị đưa đến đồn cảnh sát địa phương Họ đã được lấy dấu vân tay, chụp ảnh Sau đó, họ bị bịt mắt và đưa đến khoa tâm lý của Đại học Stanford, tầng hầm nơi mà Zimbardo đã bố trí như một nhà tù, với cửa ra vào và cửa sổ có chấn song, tường trống và các phòng giam nhỏ Khi các tù nhân đến nhà tù, họ bị lột trần, tẩy uế, thu dọn tất cả tài sản cá nhân và nhốt lại, đồng thời được phát quần áo tù và giường ngủ Họ được cấp một bộ đồng phục và chỉ được gọi bằng mã số thay vì tên của họ Tất cả lính canh đều mặc đồng phục kaki giống hệt nhau, họ đeo một chiếc còi quanh cổ và một cây dùi cui mượn của cảnh sát Các lính canh cũng đeo kính râm đặc biệt để không thể giao tiếp bằng mắt với tù nhân Ba lính canh làm việc theo ca, mỗi ca tám tiếng (các lính canh khác vẫn trực) Các lính canh được hướng dẫn làm bất cứ điều gì họ cho là cần thiết để duy trì luật pháp và trật tự trong nhà tù và để các tù nhân tôn trọng Không có bạo lực thể xác được cho phép Trong một thời gian rất ngắn, cả lính canh và tù nhân đều ổn định với vai trò mới của họ một cách nhanh chóng và dễ dàng Trong ngày đầu, các tù nhân rất nghiêm túc thực hiện các quy tắc của nhà tù, một số còn đứng về phía cai ngục chống lại các trường hợp không tuân theo quy tắc Tuy nhiên, khi sang ngày thứ hai và có cuộc nổi loạn xảy ra, không khí trong “nhà tù” đã thay đổi Cộng theo một điều khoản được thêm vào sau sự kiện hỗn loạn đó: những tù nhân được ưu ái hơn sẽ được ăn thức ăn tốt hơn, trước sự chứng kiến của những người “mất đặc quyền”, đã gây ra sự chia rẽ đoàn kết Đồng thời, các lính canh dần nhận ra sự phụ thuộc của tù nhân vào mình, đã trở nên hống hách hơn, đòi hỏi sự phục tùng từ tù nhân nhiều hơn Không lâu sau đó, một số tù nhân rơi vào trạng thái hoảng loạn, mất kiểm soát Tuy nhiên họ không đồng ý rời khỏi thực nghiệm vì họ nghĩ bản thân chính là một tù nhân, cho tới khi họ nghe thấy có người gọi tên của họ thay vì con số Thí nghiệm được dự kiến diễn ra trong 2 tuần, tuy nhiên do sự mất kiểm soát của tù nhân và sự hung hăng quá mức từ cai ngục đã khiến thực nghiệm kết thúc sau 6 ngày tiến hành Đặc biệt, Zimbardo còn nhận ra bản thân đã trở thành giám thị nhà tù hơn là một nhà nghiên cứu tâm lý học  Thí nghiệm Nhà tù Stanford đã tiết lộ cách mọi người sẽ sẵn sàng tuân theo các vai trò xã hội mà họ sẽ đảm nhận, đặc biệt nếu các vai đó bị rập khuôn mạnh mẽ như vai cai ngục Bởi vì các lính canh được đặt ở một vị trí có thẩm quyền, họ bắt đầu hành động theo những cách mà họ thường không cư xử trong cuộc sống bình thường của họ Zimbardo cũng đã đưa ra giải thích cho sự thay đổi đột ngột của tù nhân và cai ngục: Bộ quần áo, chuẩn mực/quy tắc chung của nhóm, đã khiến họ đánh mất ý thức về bản sắc và trách nhiệm cá nhân  Thí nghiệm về trực giác: Ích kỷ hay Hợp tác? Để tìm hiểu xem bản năng tự nhiên của chúng ta là gì, hành động ích kỷ hay hợp tác Các nhà nghiên cứu đã tạo ra một thực nghiệm về trò chơi kinh tế Các chuyên gia khám phá cơ sở của việc ra quyết định hợp tác Vì vậy, họ đã áp dụng một khuôn khổ quy trình kép - tự kiểm soát và trực giác Họ muốn xem liệu chúng ta có kiểm soát được bản năng của mình để hành động ích kỷ hay không Hoặc liệu chúng ta sử dụng suy nghĩ hợp lý cặn kẽ để ghi đè lên sự thôi thúc hợp tác tự nhiên của chúng ta Những người tham gia đã đưa ra quyết định tài chính để tối đa hóa lợi ích của họ Họ phải lựa chọn giữa hành động ích kỷ hoặc hợp tác Kết quả thật ấn tượng: Các quyết định nhanh hơn, trực quan hơn đã tạo ra mức độ hợp tác cao hơn Những quyết định chậm hơn, suy nghĩ kỹ hơn khiến mọi người hành động ích kỷ hơn Để kiểm chứng, các nhà khoa học đã thao túng tâm lý người tham gia Họ buộc những người tham gia thực nghiệm phải đưa ra quyết định nhanh hơn Kết quả cho thấy những người buộc phải sử dụng trực giác đã cống hiến nhiều tiền hơn cho lợi ích chung  Những phát hiện đã xác nhận rằng xung lực đầu tiên của chúng ta là vị tha Phần III Kết Luận 1 Kết luận chung: Bản chất chúng ta là tốt hay xấu? Từ những thực nghiệm trên, chúng ta có thể đi đến một kết luận rằng bản chất của con người là “tốt” Tuy nhiên do môi trường hay vị thế của từng người mà cách thể hiện trong vô thức bị ảnh hưởng, cộng thêm sự phát triển phức tạp về tâm lý của người trưởng thành, hình thành khái niệm “lợi” và “hại” một cách sâu sắc tới bản thân, khiến cho bản chất con người trông có vẻ “ích kỷ” và “độc ác” 2 Tài liệu tham khảo 1 Richard Wrangham - Are Humans Good or Evil? A Primatologist Looks to Our Ancestors for the Answer (“Next Big Idea Club” - 5 June, 2019) Link: https://nextbigideaclub.com/magazine/humans-good-evil-primatologist- looks-ancestors-answer/20303/ 2 Dr Saul McLeod - The Stanford Prison Experiment (“SimplyPsychology” – update 2020) Link: https://www.simplypsychology.org/zimbardo.html 3 Gustavo Razzetti - Is the Human Nature Good or Evil? (“Fearless Culture” - June 26, 2019) Link: https://www.fearlessculture.design/blog-posts/is-the-human-nature-good- or-evil

Ngày đăng: 17/03/2024, 10:25

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan