1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quy Định pháp luật về việc giao kết và thực hiện hợp Đồng mua bán hàng hóa

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty TNHH XNK Tiên Huyền
Tác giả Tên tác giả chưa được cung cấp
Trường học Tên trường đại học chưa được cung cấp
Chuyên ngành Luật kinh tế
Thể loại Báo cáo thực tập
Năm xuất bản Năm thực hiện báo cáo chưa được cung cấp
Thành phố Tên thành phố chưa được cung cấp
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 53,96 KB

Nội dung

Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa không được định nghĩa trong Luật thương mại năm 2005 mà chỉ có khái niệm hợp đồng được quy định tại Điều 388 Bộ

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

I Khái quát chung về cơ sở thực tập 2

II Quy định pháp luật về việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 3

2.1 Một số vấn đề lý luận về hợp đồng mua bán hàng hóa 3

2.1.1 Khái niệm về hoạt động mua bán hàng hóa 3

2.1.2 Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa 4

2.2 Quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa 5

2.2.1 Quy định về chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa 5

2.2.2 Quy định về hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa 6

2.2.3 Các quy định về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 7

2.2.4 Các quy định về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá 10

III Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty TNHH XNK Tiên Huyền 12

3.1 Những kết quả đạt được 12

3.2 Những hạn chế còn tồn tại 14

IV Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 18

KẾT LUẬN 20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện tích cực cơ chế hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của nền kinh tế, cùng với đó

0

Trang 2

hoạt động mua bán hàng hóa ở Việt Nam cũng được đẩy mạnh và đóng góp vai trò rấtquan trọng trong nền kinh tế đất nước Hoạt động mua bán hàng hóa là hoạt động rấtphổ biến và đóng góp thị phần lớn trong nền kinh tế quốc dân.

Tuy nhiên, do đặc thù hoạt động mua bán hàng hóa là hoạt động nhằm mục đíchlợi nhuận, luôn gắn liền với sự biến động của thị trường, nhu cầu cũng như thị hiếu củakhách hàng, vì vậy hoạt động mua bán hàng hóa cũng chứa đựng nhiều rủi ro cho cácbên tham gia giao dịch mua bán hàng hóa Hơn nữa, ở nước ta hiện nay vẫn còn tồn tạithực trạng là sự hiểu biết pháp luật, tôn trọng pháp luật của người dân còn ở mức thấp

Vì vậy, tình trạng hợp đồng mua bán hàng hóa còn nhiều sai sót, nhiều hợp đồng muabán hàng hóa bị vô hiệu, ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên khi tham gia giao dịch

Quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa là quá trình tiền đề

để đưa ra hợp đồng mua bán hàng hóa - là căn cứ pháp lý để các bên thực hiện quyền vànghĩa vụ sau khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa Những sai sót trong quá trìnhgiao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa không chỉ gây ra nhiều thiệt hại chocác bên tham gia hoạt động mua bán mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của nềnkinh tế

Việc nghiên cứu về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa là rất cần

thiết, em xin được lựa chọn đề tài: “Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng mua

bán hàng hóa tại Công ty TNHH XNK Tiên Huyền” để làm Báo cáo của mình.

NỘI DUNG

I Khái quát chung về cơ sở thực tập

1

Trang 3

Tên quốc tế: TIEN HUYEN XNK LIMITED LIABILITY COMPANY

Mã số thuế: 2400960248

Địa chỉ trụ sở: Tổ dân phố Trung Đồng, Thị Trấn Thắng, Huyện Hiệp Hòa, tỉnhBắc Giang, Việt Nam

Người làm đại diện pháp luật: bà Chu Thị Huyền

Ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 01/12/2022

Điện thoại: 0962849999

Quản lý bởi: chi cục thuế Hiệp Hòa

Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH ngoài NN

Các ngành nghề kinh doanh:

 Xuất khẩu dừa

 Xuất khẩu sầu riêng

 Xuất khẩu vải

Công ty TNHH XNH Tiên Huyền do Ban giám đốc công ty là người đứng đầu,

có quyền quyết định mọi hoạt động của công ty Phòng ban chức năng thực hiện nhiệm

vụ riêng của mình và chịu sự điều hành trực tiếp của giám đốc, cơ cấu tổ chức quản lýcủa công ty:

- Giám đốc Công Ty

- Phòng kế toán

- Phòng hành chính - nhân sự kinh doanh

Chức năng:Nhiệm vụ chính của công ty xuất nhập khẩu là kinh doanh các lĩnh

vực thuộc ngành xuất khẩu, nhập khẩu được cho phép kinh doanh Quyết định số27/2018/QĐ-TTG về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam Công ty được thựchiện các hoạt đông kinh doanh như sản xuất, mua bán, cung ứng hàng hóa, dịch nhằmmục tiêu thu lợi nhuận hoặc thực hiện chính sách kinh tế - xã hội

Công ty TNHH XNK Tiên Huyền luôn đặt uy tín làm tiêu chí hàng đầu để đảmbảo cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất Thay vì đặt tiêu chí về số lượng, đặt mụctiêu về chất lượng Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp chịu trách nhiệm cao và cáctrang thiết bị tiên tiến Công ty luôn tự hào về sự hài lòng của khách hàng khi sử dụngdịch vụ của chúng tôi Với chiến lược kinh doanh "Chất lượng trọn vẹn - Uy tín hàngđầu", Công ty TNHH XNK Tiên Huyền luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu,

2

Trang 4

cam kết sẽ cung cấp những dịch vụ chất lượng cao, hiệu quả và an toàn, đáp ứng đầy

đủ nhu cầu của khách hàng

II.Quy định pháp luật về việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 2.1 Một số vấn đề lý luận về hợp đồng mua bán hàng hóa

2.1.1 Khái niệm về hoạt động mua bán hàng hóa

Theo cách hiểu thông thường thì mua bán hàng hóa là việc trao đổi hàng hóacủa bên bán cho bên mua, còn bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán

Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Mua bán hàng hóá là hoạt động

thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sỡ hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóá theo thóa thuận”1

Điều 46 Luật thương mại năm 1997 định nghĩa về hoạt động mua bán hàng hóa

như sau: “Mua bán hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người bán có nghĩa vụ

giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua và nhận tiền; người mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bán và nhận hàng theo thoả thuận của hai bên”2

Như vậy hoạt động mua bán hàng hóa được quy định trong Luật Thương mạinăm 2005 cơ bản giống như định nghĩa về hoạt động mua bán hàng hóa trong Luậtthương mại năm 1997, bổ sung thêm quyền "nhận quyền sở hữu hàng hoá" cho bênmua Theo đó mua bán hàng hóa bao gồm hai hoạt động là: bán hàng hóa và mua hànghóa Trong đó bên bán phải chuyển giao quyền sờ hữu hàng hóá, giao hàng hóa chobên mua còn bên mua phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho bên bán và nhận quyền

Dựa vào phạm vi lãnh thổ, hoạt động mua bán hàng hóa được thực hiện, hoạtđộng mua bán hàng hóa được phân thành hai loại là mua bán hàng hóa quốc tế và muabán hàng hóa trong nước

Dựa vào phương thức thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa thì mua bán hànghóa được phân thành hai loại là mua bán hàng hóa trực tiếp và mua bán hàng hóa qua

Sở giao dịch

3

Trang 5

2.1.2 Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa

Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa không được định nghĩa trong Luật

thương mại năm 2005 mà chỉ có khái niệm hợp đồng được quy định tại Điều 388 Bộ

luật dân sự năm 2005: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác

lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”3 Hiện Bộ luật dân sự năm 2015không khái quát lại khái niệm về hợp đồng dân sự nhưng về bản chất đây cũng chính

là giao dịch dân sự, là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấmdứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên

Như vậy ta có thể hiểu hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thoả thuận giữa cácbên làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên, bên bán có nghĩa vụ chuyển giaoquyền sở hữu có bên mua, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán Nội dung hợpđồng mua bán hàng hóa tùy theo sự thoả thuận của các bên tuy nhiên sự thoả thuậnnày không được trái quy định pháp luật4

Dựa trên khái niệm này có thể đưa ra khái niệm đối với hợp đồng mua bán hànghóa đó là:

Một là, thỏa thuận đó phải là sự thống nhất ý chí của các bên Sự thống nhất

này phải được bày tỏ ra bên ngoài bởi các bên tham gia quan hệ hợp đồng, thể hiệnqua các hình thức của hợp đồng theo lời nói, văn bản hoặc các hành vi cụ thể Ý chíthống nhất này phải xuất phát từ sự tự nguyện của các bên tham gia giao kết mà khôngchịu bất cứ một áp lực nào từ bên ngoài

Hai là, từ sự thống nhất ý chí này, nghĩa vụ và quyền lợi của các bên được phát

sinh Nghĩa vụ và quyền lợi của các bên đối với nhau nhằm đạt được mục đích của hợpđồng Thỏa thuận sẽ không được coi là hợp đồng nếu thiếu yếu tố này Trên cơ sởnghĩa vụ và quyền lợi cụ thể, các bên sẽ đạt được mục đích mà mình hướng tới khi kýkết hợp đồng Ngoài ra đó cũng là cơ sở để các bên tự bảo vệ hoặc kêu gọi sự bảo vệcủa pháp luật đối với những quyền lợi chính đáng của mình phát sinh từ hợp đồng

Cụ thể trong HĐMBHH, điều 46 Luật Thương mại 2005 quy định rõ: “

người bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua và nhận tiền; người mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bán và nhận hàng theo thởa thuận của hai bên”.

3 Điều 388 Bộ luật dân sự năm 2005.

điện tử và thực tiễn thi hành ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, trang 18.

4

Trang 6

Từ đây, có thể hiểu khái niệm HĐMBHH là sự thoả thuận ý chí và nhằm thiếtlập quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hoặc một bên không là thươngnhân trong đó đối tượng của hợp đồng là hàng hóa được quy định trong luật thươngmại.

2.2 Quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa

2.2.1 Quy định về chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa

Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoa được quy định tại Bộ luật Dân sự

2015 và Luật Thương mại 2005 Hợp đồng mua bán hàng hóa được xác lập giữa cácchủ thể, chủ yếu là các thương nhân Theo Luật Thương mại 2005, thương nhân baogồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cáchđộc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh

Thương nhân là chủ thể của hợp đồng mua bán có thể là thương nhân Việt Namhoặc thương nhân nước ngoài đối với hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Ngoài chủthể là thương nhân, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trởthành chủ thể của hơp đồng mua bán hàng hoá

Hoạt động của bên chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm mục đíchlợi nhuận trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa phải tuân theo Luật thương mạikhi chủ thể này lựa chọn áp dụng Luật thương mại

Pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng được xây dựng trên tinh thần tôn trọngtối đa các thoả thuận của các bên, vì thế, trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng,quyền và nghĩa vụ của các bên cần được ghi nhận một cách rõ ràng, làm cơ sở giảiquyết tranh chấp nếu có Bộ luật dân sự năm 2015 được ban hành với sự mở rộng hơnnữa quyền tự do thỏa thuận của các bên trong quan hệ hợp đồng, trường hợp các chủthể không nắm rõ quyền và nghĩa vụ của mình thì có khả năng sẽ thiệt thòi khi xảy ratranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng Các bên trong hợp đồng mua bán phảituân thủ các quy định về nghĩa vụ của các bên trong giao dịch dân sự và các quy định

đã thỏa thuận tại Hợp đồng

2.2.2 Quy định về hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa

Luật Thương mại 2005 không quy định cụ thể các điều kiện để một hợp đồngmua bán hàng hoá có hiệu lực Do đó, việc xác định các điều kiện sẽ dựa trên cơ sởkhái niệm, đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa cũng như các quy định của Bộluật dân sự năm 2015 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự tại Điều 117 Bộluật dân sự năm 2015, đó là các điều kiện sau đây:

5

Trang 7

Thứ nhất, chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự

Chủ thể của hợp đồng là những người tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng, cóquyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng và phải chịu trách nhiệm về việc thực hiệnquyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó Để hợp đồng có hiệu lực và có khả năngthực hiện, hai bên trong giao kết hợp đồng cần ý thức được hành vi giao kết của mình

là hợp pháp hay không hợp pháp và về trách nhiệm được quy định trong Luật thươngmại năm 2005 bao gồm: Nghĩa vụ của bên bán và nghĩa vụ của bên mua

Thứ hai, hợp đồng mua bán phải đảm bảo các nguyên tắc tôn trọng sự tự nguyên, sự thoả thuận thống nhất ý chí của các bên

Các bên tự do trong việc thể hiện ý chí của mình, hướng đến lợi ích của các bênđồng thời không xâm phạm lợi ích chính đáng mà pháp luật cần bảo vệ Việc giao kếthợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng cần tuân theo nguyêntắc: Tự do giao kết nhưng không trái pháp luật và đạo đức xã hội, tự nguyện, bìnhđẳng, trung thực và ngay thẳng Những hợp đồng ký kết bởi hành vi cưỡng ép, đe doạ,lừa dối sẽ bị coi là hợp đồng vô hiệu

Thứ ba, mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cầm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội

Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật về cấm những hành vịtrái với chuẩn mực của xã hội, vi phạm đạo đức và thực hiện những hành vi mà phápluật không cho phép như buôn bán hàng nhập lậu, hàng hóa kém chất lượng, lừa dốingười tiêu dùng Khi giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm củapháp luật và trái đạo đức xã hội thì giao dịch này vô hiệu theo Điều 122 Bộ luật dân sựnăm 2015

Một trong những nội dung quan trọng của hợp đồng cần lưu ý khi giao kết làđối tượng của hợp đồng Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng không bị cấm kinhdoanh theo quy định của pháp luật Tuy nhiên, tuy thuộc vào từng giai đoạn của nềnkinh tế, xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước mà những hàng hóa bị cấm kinh doanhđược pháp luật quy định một cách phù hợp Vì vậy, đối tượng của hợp đồng phải lànhững hàng hoá được pháp luật cho phép trao đổi, mua bán vào thời điểm giao kết

Thứ tư, hình thức của hợp đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật

Đây là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng nếu luật có quy định Hợp đồng muabán hàng hóa có hiệu lực cũng phải thỏa mãn các điều kiện về hình thức hợp đồng.Điều 24 Luật thương mại năm 2005 quy định hình thức của văn bản là ddeiefu kiện

6

Trang 8

tiền đề để hợp đồng có hiệu lực và phải tuân theo những quy định đó Tuy nhiên, nếupháp luật không có quy định khác thì hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có

vi phạm về hình thức (Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015)

2.2.3 Các quy định về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Giao kết hợp đồng là việc các bên bày tỏ với nhau ý chí về việc xác lập, thayđổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng trên cơ sở tuân theo nguyêntắc do pháp luật quy định Do hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập,thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự nên khi giao kết hợp đồng, các bênphải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự được quy định tại Điều 3 Bộluật Dân sự 2015, cụ thể như sau:

- Việc giao kết hợp đồng phải được thực hiện trên cơ sở tự do, tự nguyện camkết, thỏa thuận Mỗi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không tráiđạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôntrọng Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng trong việc giao kết hợp đồng Nguyêntắc các bên “tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng tronggiao kết hợp đồng” Trước hết các bên phải có vị trí bình đẳng, vì bình đẳng là điềukiện để có sự tự nguyên một cách thực sư Các bên phải giao kết hợp đồng một cáchthiện chí, trung thực

- Việc giao kết hợp đồng không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợiích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác Giao kết hợp đồng được bắtđầu bằng việc một bên đề nghị với bên kia giao kêt hợp đồng và đồng thời thường kèmtheo ngay nội dung chủ yếu của hợp đồng và thời hạn trả lời Trong trường hợp đó,người đề nghị không được thay đổi, mời người thứ ba trong thời hạn chờ trả lời vàphải chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình

Trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa được thực hiện như sau:

Một là, đề nghị giao kết hợp đồng

Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định của giao kết hợp đồng vàchịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặctới công chúng Đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là những điều khoản domột bên đưa ra cho phía bên kia Đây có thể coi là một sự trao đổi giữa hai bên trướckhi tiến hành ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá Thông thường, sẽ có một bên đưa ralời đề nghị và chờ đợi sự chấp thuận của bên còn lại

Trong trường hợp để nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên

để nghị giao kết lại giao kết hợp đồng với một chủ thể thứ ba trong thời hạn chờ bên

7

Trang 9

được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị nếu có thiệt hạiphát sinh Đây chính là điều kiện ràng buộc của bên đề nghị trong trường hợp vi phạm

đề nghị giao kết

Mặt khác, tại Điều 388 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định thời điểm đề nghịgiao kết có hiệu lực do bên đề nghi giao kết là người chủ động đề nghị ấn định Nếubên đề nghị không ấn định thì đề nghi giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên đềnghị nhận được lời đề nghị đó Đề nghị giao kết có thể được thay đổi trong trường hợpnếu bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại trước hoặccùng thời điểm nhận được đề nghị Bên cạnh đó, việc huỷ bỏ đề nghị giao kết hợpđồng phải được nêu rõ trong đề nghị giao kết hợp đồng và phải thông báo chỉ bên được

đề nghị biết Trường hợp không thông báo thì bên đề nghị giao kết sẽ phải chịu tráchnhiệm bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra

Hai là, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Đề nghị giao kết hợp đồng là quyết định đơn phương có chủ ý, bày tỏ ý địnhgiao kết hợp đồng một cách chắc chắn, không mang tính nước đôi với nội dung và đốitượng cụ thể, xác định chấp nhận đề nghi giao kết hợp đồng tại Điều 393 Bộ luật dân

sự năm 2015 như sau:

- Chấp nhận đề nghị giao kết hơp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việcchấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị

- Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kếthợp đồng, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa cácbên Đây là quy định làm rõ hơn trường hợp nào thi im lặng được coi là chấp nhận đềnghị giao kết hợp đồng và trường hợp im lặng nào thì không

- Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng được pháp luật quy định tại Điều

394 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau: Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thìviệc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đềnghị giao kết hợp đồng trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là

đề nghị mới của bên chậm trả lời Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thìviệc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý

Trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do kháchquan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấpnhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay khôngđồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị

8

Trang 10

Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoạihoặc qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặckhông chấp nhận, trừ trường hợp các bên có thoả thuận về thời hạn trả lời.

Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kếthợp đồng, nều thông báo về việc rút lại này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đềnghị nhận được trà lời chấp nhận giao kết hợp đồng

Hợp đồng được giao kết khi có sự thống nhất về ý chí giữa các bên đề nghị giaokết và bên chấp nhận giao kết hợp đồng về một nội dung xác định

Thời điểm giao kết hợp đồng được ấn định phụ thuộc vào cách thức giao kết vàhình thức của hợp đồng và đó là thời điểm hợp đồng có hiệu lực (trừ trường hợp cácbên có thỏa thuận khác)

Ba là, thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Theo quy định tại Điều 399 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về địa điểm

giao kết hợp đồng như sau: “Địa điểm giao kết hợp đồng do các bên thoả thuận, nếu

không có thoả thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ

sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng”5

Theo đó các bên có thể thoả thuận về địa điểm giao kết hợp đồng là bất kỳ nơinào Còn nếu các bên chủ thể trong hợp đồng không thoả thuận thì địa điểm giao kếthợp đồng được xác định theo nơi cư trú hoặc trụ sở chính của bên đưa ra lời đề nghịgiao kết hợp đồng Mặc dù địa điểm giao kết hợp đồng không phải là yếu tố bắt buộcphải có trong hợp đồng song việc xác định địa điểm giao kết hợp đồng lại có những ýnghĩa quan trọng trong quá trình thực hiện hợp đồng, cũng như nếu có tranh chấp xảy

ra giữa các bên Địa điểm giao kết hợp đồng là căn cứ để xác định giá của tài sản tronghợp đồng mua bán khi các bên không có thoả thuận, xác định giá của dịch vụ trongtrường hợp các bên không thoả thuận về giá của các dịch vụ6

Quá trình giao kết hợp đồng được diễn ra qua hai giai đoạn, đó là giai đoạn đềnghị giao kết hợp đồng và giai đoạn chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Tuy nhiên,trong quá trình này có thể là một quá trình thương lượng và thỏa thuận được lặp đi lặplại nhiều lần Do đó, bên đưa ra lời đề nghị ban đầu lại có thể trở thành bên cuối cùngtrả lời chấp nhận đề nghị, vì vậy muốn xác định rõ thời điểm giao kết hợp đồng dân sự

nghiệp lần thứ tư, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, trang 43.

9

Trang 11

thì phải xác định các dấu hiệu cơ bản của một lời đề nghị giao kết hợp đồng cũng nhưchấp nhận giao kết hợp đồng

2.2.4 Các quy định về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá

Khi hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết hợp pháp và đã có hiệu lực, cácbên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo đúng cam kết trong hợp đồng.Việc thực hiện hợp đồng phải diễn ra với tinh thần trung thực, hợp tác và cùng có lợi,bảo đảm sự tin cậy lẫn nhau giữa các bên trong quan hệ hợp đồng Thực hiện đúng cácđiều khoản, nội dung của hợp đồng mà các bên cam kết về đối tượng, chất lượng, sốlượng, chủng loại hàng hóa, dịch vụ, thời hạn thực hiện hợp đồng, thời hạn và phươngthức thanh toán cùng các thỏa thuận khác Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhànước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác Tuỳ theo tính chấtcủa từng loại hợp đồng, mà pháp luật quy định việc thực hiện hợp đồng

Nếu trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản mà gây ảnh hưởng đến việcthực hiện hợp đồng, thì một bên có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồngtrong một thời hạn nhất định Dựa vào những yêu cầu cấp thiết đặt ra, pháp luật đã quyđịnh nguyên tắc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo cách thông thường nhưsau:

Một là, nguyên tắc thực hiện đúng đối tượng của hợp đồng

Nguyên tắc này đòi hỏi các bên thực hiện đúng điều khoản, đối tượng là hànghoá của hợp đồng Không được tư ý thay đổi hàng hoá mà hai bên đã thoả thuận trước

đó trong hợp đồng bằng một loại hàng hoá khác mà không được sự đồng ý của bên cònlại Thực hiện đúng điều khoản này sẽ giúp các bên đạt được mục đích của hợp đồngmua bán hàng hóa Nếu hàng hoá không được giao đúng như thỏa thuận thì sẽ làm ảnhhưởng đến kế hoạch kinh doanh của hai bên

Hai là, nguyên tắc thực hiện đúng và đầy đủ

Nguyên tắc này đòi hỏi các bên thực hiện đầy đủ tất cả các điều khoản có tronghợp đồng bao gồm quyên và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ hợp đồng Theo đó, cầnthực hiện đúng đối tượng, chất lượng, thời gian giao hàng, số lượng, phương thứcthanh toán và các điều khoản khác có trong hợp đồng

Nguyên tắc này có phạm vi rộng hơn thực hiện đúng đối tượng của hợp đồng vì

nó bao hàm cả đối tượng của hợp đồng Do tính chất quan trọng nên việc thực hiệnđúng đối tượng được tách ra làm một nguyên tắc riêng

10

Ngày đăng: 31/10/2024, 21:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w