1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận KNĐT XHH - Sự tham gia của người dân vào hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự tham gia của người dân vào hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay
Chuyên ngành Khoa học xã hội
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2019
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 41,83 KB

Nội dung

Sau 5 năm thực hiện nghị quyết chúng ta đã thu được một số kết quả quan trọng như: nông nghiệp tiếp tục phát triển với nhịp độ khá cao, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gi

Trang 1

A ĐỀ CƯƠNG CHUNG

1 Lý do chọn đề tài

Trong hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, khu vực nông thôn, cùng với lĩnh vực nông nghiệp và tầng lớp nông dân đã đạt được những thành tựu to lớn trong sản xuất, gia tăng mức sống và phát triển nông thôn Là khu vực có gần 70% dân số của cả nước sinh sống, vấn đề nông thôn, nông nghiệp, nông dân, hay vấn đề tam nông đã được Đảng và Nhà nước hết sức coi trọng Nghị quyết TW 7 (khóa X) của Đảng (ngày 5/08/2008) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã chỉ rõ tầm quan trọng của khu vực này trong toàn bộ tiến trình phát triển chung của đất nước

Sau 5 năm thực hiện nghị quyết chúng ta đã thu được một số kết quả quan trọng như: nông nghiệp tiếp tục phát triển với nhịp độ khá cao, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia; xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản tăng nhanh; kinh tế nông thôn phát triển theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện; xoá đói giảm nghèo đạt những thành tựu to lớn [Ban chỉ đạo Trung ương chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Báo cáo kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 2010 – 2014

và phương hướng, nhiệm vụ đến năm 2015]

Tại tỉnh Thanh Hóa, trong 5 năm vừa qua, chương trình nông thôn mới đã được triển khai toàn diện và cũng đã thu được những thành quả đáng khích lệ

Bộ mặt nông thôn của tỉnh đang dần thay đổi, đặc biệt hạ tầng cơ sở nông thôn phát triển mạnh mẽ: nhiều tuyến đường giao thông liên xã, đường trục xã, thôn… được cải tạo hoặc xây mới đã tạo sự thuận tiện phục vụ sản xuất, đi lại, giao thương của nhân dân; hệ thống thuỷ lợi tiếp tục được đầu tư kiên cố để đẩy mạnh chương trình thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm nông, lâm nghiệp; việc xây dựng trụ sở, trường học, trạm y tế,

hệ thống điện, nhà văn hoá, chợ nông thôn, nước sinh hoạt dần được hoàn thiện

Trang 2

Những thay đổi về cơ sở vật chất hạ tầng trên là kết quả tổng hợp của nhiều yếu

tố như vai trò lãnh đạo của chính quyền, việc phát huy nguồn lực nội tại có sẵn của địa phương, sự đầu tư của các doanh nghiệp… Trong đó, có yếu tố then chốt, quyết định là sự tham gia tích cực của người dân

Vậy thực trạng tham gia của người dân vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở tỉnh Thanh Hóa như thế nào? Hình thức, mức độ tham gia ra sao để đạt được những kết quả như mong muốn là điều đáng quan tâm nghiên cứu Từ những lý do trên, việc thực hiện đề tài “Sự tham gia của người dân vào hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay” là thực sự cần thiết

2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân vào hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới tại địa phương Từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới

3 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự tham gia của người dân vào các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng trong quá trình nông thôn mới tại tỉnh Thanh Hóa hiện nay

3.2 Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu của đề tài là người dân tại tỉnh Thanh Hóa hiện nay

3.3 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: xã Quảng Tâm, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

- Phạm vi thời gian: từ 15/09/2015 đến 01/05/2019

4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 3

- Phương pháp thu thập thông tin

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin, đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, trong đó tập trung vào một số phương pháp cơ bản như: phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp logic - lịch sử, điều tra xã hội học, quan sát, thống kê, so sánh Đặc biệt tác giả đi sâu vào 2 phương pháp như:

- Nghiên cứu định tính

+ Phân tích tài liệu liệu thứ cấp

Nghiên cứu tập trung sử dụng, phân tích các tài liệu như: các văn bản, nghị quyết về xây dựng cơ sở hạ tầng, các báo cáo của chính quyền xã Quảng Tâm, thành phố Thanh Hóa về chủ trương, công tác thực hiện chương trình nông thôn mới tại địa phương Đồng thời, đề tài có thể sử dụng một số công trình nghiên cứu trước đó về nông thôn mới và các bài viết trên sách, báo, tạp chí chuyên ngành, internet về các vấn đề liên quan… Các thông tin thu thập từ tài liệu được sử dụng một cách có chọn lọc nhằm phục vụ hiệu quả nhu cầu thông tin của nghiên cứu

+ Phương pháp phỏng vấn sâu

Nghiên cứu tiến hành 35 cuộc phỏng vấn sâu bao gồm: 5 cán bộ đại diện cho cán bộ chính quyền, đoàn thể, trưởng thôn, 25 người dân, 5 người đại diện cho các dòng họ lớn trong xã

- Nghiên cứu định lượng

+ Dung lượng mẫu

Ước lượng dung lượng mẫu theo công thức Slovin: n = N/ 1 + N.e2

Trong đó N là tổng số mẫu tại địa bàn nghiên cứu xấp xỉ 2000 đơn vị (1989 hộ)

Độ chính xác là 95%, sai số tiêu chuẩn 5% (e = 0,05) ta sẽ được dung lượng mẫu (n) trong phạm vi cho phép là 300 đơn vị

Trang 4

+ Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống

• Liệt kê, đánh số thứ tự các hộ gia đình trong khung mẫu (N = 1989)

• Cỡ mẫu được chọn n = 300

Áp dụng công thức tính khoảng cách mẫu k (k = N/n)

Như vậy k = 1989/300 = 6.63 (làm tròn thành 6)

• Chọn đơn vị mẫu đầu tiên nằm giữa 1 và k bằng phương pháp ngẫu

nhiên (sử dụng bảng số ngẫu nhiên)

• Chọn các đơn vị mẫu tiếp theo bằng cách cộng k với đơn vị mẫu đầu

tiên, tiếp tục cho đến khi đủ số mẫu

- Dung lượng mẫu: 300 phiếu

- Bản kế hoạch thu thập thông tin

STT Các thông tin

cần thu thập

Nguồn thu thập

Phương pháp thu thập

Tiến độ thu thập thông tin

1 Báo cáo về hoạt

động xây dựng cơ

sở hạ tầng trong

quá trình nông

thôn mới tại tỉnh

Thanh Hóa hiện

nay

UBND tỉnh Thanh Hóa, UBND các địa phương khảo sát

Liên hệ thực tế

tại UBND tỉnh Thanh Hóa và UBND các địa phương khảo sát

Từ tháng 10/2019 đến tháng 1/2020

2 Đánh giá của

người dân về sự

tham gia của họ

vào các hoạt động

xây dựng cơ sở hạ

tầng trong quá

trình nông thôn

Người dân tỉnh Thanh Hóa

Điều tra xã hội học

Từ tháng 1/2020-tháng 3/2020

Trang 5

mới tại tỉnh

Thanh Hóa hiện

nay

liệu, văn bản liên

quan tới các hoạt

động xây dựng cơ

sở hạ tầng trong

quá trình nông

thôn mới tại tỉnh

Thanh Hóa hiện

nay

Internet Tra cứu google

và đọc, phân tích

Từ tháng 3-tháng 4/2020

5 Thao tác hóa các khái niệm

Khái niệm sự tham gia của cộng đồng

Harding cùng cộng sự [2009] đã phân tích khái niệm “sự tham gia của cộng đồng” theo cách phân tách từng thành phần riêng biệt – “sự tham gia” và

“cộng đồng”

Sự tham gia được hiểu là quá trình đối thoại giữa cộng đồng và người ra quyết định, giữa một bên là các cá nhân, nhóm, tổ chức và một bên là nhóm chính quyền trong việc thảo luận và ra các quyết định Thuật ngữ “cộng đồng” bao gồm tất cả các chủ thể đóng góp hay bị ảnh hưởng bởi các quyết định Như vậy “cộng đồng“ được hiểu với một nội hàm rất rộng, bao gồm tất cả các thành viên cùng sinh sống trong một khu vực địa lý, có những đặc điểm chung về lối sống và các điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa - chính trị

Marzuki [2009] lại phân tích “sự tham gia của cộng đồng” trên khía cạnh

là khái niệm thể hiện các mặt sau đây: (i) sự tham gia là quá trình trao quyền cho mỗi cá nhân trong cộng đồng được tham gia vào việc xây dựng và ra các quyết định, chính sách của Chính phủ; (ii) sự tham gia là quá trình chia sẻ một hành động chung giữa Chính phủ và công dân trong việc tạo dựng chính sách ; (iii) sự

Trang 6

tham gia là nền tảng của quyền con người, đặc biệt đối với những nhóm yếu thế trong xã hội Từ chiều cạnh phân tích này, tác giả kết luận rằng “dân chủ”,

“quyền công dân”, “trao quyền” là các nội dung trọng tâm của khái niệm “sự tham gia của cộng đồng”, và sự tham gia cộng đồng là một quá trình quan trọng trong hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch và hướng tới phát triển bền vững

Theo Clanrence Shubert thuật ngữ “sự tham gia của cộng đồng” là quá trình trong đó các nhóm dân cư của cộng đồng tác động vào quá trình quy hoạch, thực hiện, quản lý sử dụng hoặc duy trì một dịch vụ, trang thiết bị hay phạm vi hoạt động Các hoạt động cá nhân không có tổ chức sẽ không được coi

là sự tham gia của cộng đồng Sự tham gia của cộng đồng cũng có thể hiểu là một quá trình mà Chính phủ và cộng đồng cùng nhận một số trách nhiệm cụ thể

và tiến hành các hoạt động để cung cấp các dịch vụ cho tất cả cộng đồng Sự tham gia của cộng đồng là đảm bảo cho những người chịu ảnh hưởng của dự án được tham gia vào việc quyết định dự án Sự tham gia của cộng đồng là tìm và huy động các nguồn lực của cộng đồng, qua đó để tăng lợi ích cho cộng đồng dân cư, giảm các chi phí, tăng hiệu quả kinh tế và hiệu quả chính trị cho Nhà nước

Người dân là một thành tố của cộng đồng bên cạnh các nhóm khác như các đoàn thể xã hội, các tổ chức dân sự, tổ chức phi Chính phủ… Trong hoạt động xây dựng cở sở hạ tầng nông thôn mới, người dân là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của các hoạt động tham gia Vì vậy, nội dung chính của nghiên cứu là tìm hiểu sự tham gia của người dân với tư cách là chủ thể tham gia vào các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới, và nghiên cứu sẽ được tiến hành theo hai bình diện sau: (1) xét sự tham gia như một hành động xã hội, tìm hiểu xem hành động tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới có phải là hành động duy lý – công cụ hay không; (2) phân tích sự tham gia như một quá trình trao quyền cho người dân trong việc thảo luận, ra các quyết định Trên bình diện này, nghiên cứu sẽ tìm hiểu các thang bậc của sự tham gia và xác định mức độ

Trang 7

tham gia của người dân để đối chiếu với các thang đo mà các tác giả đã đề cập ở trên

Khái niệm nông thôn mới

Khái niệm “nông thôn mới” lần đầu tiên được xuất hiện trong Nghị quyết

số 26-NQ/TW, ngày 5/08/2008 của Hội nghị TW 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Nghị quyết 26 đưa ra mục tiêu “xây dựng nông thôn mới

có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch

vụ, đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, hệ thống chính trị nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”

Như vậy, xây dựng nông thôn mới nhằm tạo ra những giá trị mới cho nông thôn Việt Nam: phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, một nông thôn hiện đại chứa những giá trị kinh tế mới, có văn hóa nông thôn văn minh, hiện đại nhưng vẫn gìn giữ và bảo tồn được các bản sắc văn hóa dân tộc Xây dựng nông thôn mới là xây dựng người nông dân trở thành một chủ thể sáng tạo, vừa được thụ hưởng những giá trị vật chất, tinh thần do chính họ tạo ra

Khái niệm cơ sở hạ tầng nông thôn mới

Theo tác giả Trần Minh Tâm [Phát triển nông nghiệp nông thôn và cơ sở

hạ tầng nông thôn, Nxb Tri thức, 1999] thì “kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở

nông thôn” bao gồm hạ tầng kinh tế - xã hội cho toàn ngành nông nghiệp và nông thôn của vùng nông thôn hay từng làng, xã Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của nông thôn được hình thành và sử dụng vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Khái niệm hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn được hiểu là toàn bộ

cơ sở vật chất cung cấp dịch vụ kỹ thuật kinh tế cho nông nghiệp và nông thôn trên phạm vi toàn vùng hoặc cả nước”

Xét về bản chất, kết cấu cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm tổng thể những yếu tố vật chất, các cơ sở vật chất và thiết chế làm nền tảng cho sự phát

Trang 8

triển kinh tế - xã hội nông thôn Kết cấu cơ sở hạ tầng nông thôn bao gồm một

số thành phần như: hệ thống thuỷ lợi, hệ thống giao thông thuỷ bộ, hệ thống mạng cung cấp điện, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống chợ nông thôn, hệ thống y tế, giáo dục, hệ thống thuỷ lợi, cấp nước sạch, thoát nước và vệ sinh môi trường và các thiết chế văn hoá xã hội khác (nhà văn hoá, khu vui chơi, di tích lịch sử, chùa đình…) Cũng theo tác giả Trần Minh Tâm [1999] thì những yếu tố hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế thường được gọi là kết cấu hạ tầng kỹ thuật và thường bao gồm các bộ phận như: hệ thống thuỷ lợi, hệ thống giao thông nông thôn, hệ thống điện nông thôn, hệ thống thông tin, bưu chính viễn thông…, còn những yếu tố hạ tầng phục vụ cho phát triển văn hoá xã hội nông thôn thì được gọi là kết cấu hạ tầng xã hội, bao gồm những yếu tố có quan hệ trực tiếp đến dân sinh, có ý nghĩa trong việc phát triển nguồn lực con người và phát triển bền vững Đó là những yếu tố, bộ phận như: hệ thống trường học, trung tâm y tế, trạm xá, các nhà văn hoá, chợ nông thôn, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường…

6 Bảng hỏi Anket

Thưa ông / bà!

Chúng tôi đang thực hiện đề tài “ Sự tham gia của người dân vào hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay” nhằm tìm hiểu sự tham gia của gia đình ông/ bà vào các hoạt động này Rất mong ông/ bà cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin trong bảng hỏi này Chúng tôi xin cam kết những thông tin ông/ bà cung cấp sẽ được đảm bảo tính khuyết danh và sử dụng duy nhất cho mục đích khoa học Những thông tin này sẽ phục vụ lợi ích cho cộng đồng ông/

bà đang sinh sống

1 GĐ Ông (bà) có tham gia góp ý kiến vào các hoạt động xây dựng CSHT NTM không?

1 Có tham gia

2 Không tham gia ( chuyển câu 5)

3 Muốn tham gia nhưng không được mời/ huy động

Trang 9

4 Muốn tham gia những không có điều kiện (thời gian, hiểu biết, bận kiếm ăn,…)

2 Nếu có tham gia, Ông (bà) tham gia thảo luận/góp ý kiến như thế nào?

1 Có đóng góp ý kiến và thảo luận nhiệt tình trong các cuộc họp

2 Không có ý kiến nhưng chú ý lắng nghe, theo dõi quan sát

3 Mọi người quyết định rồi mình đồng ý , thụ động nghe theo những người khác

4 Khác

3 Ông (bà) đã được tham gia / hỏi ý kiến trong các bước và các vấn đề nào hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng NTM nào sau đây? (có thể có nhiều lựa chọn)

1 Quá trình đánh giá thực trạng của các công trình 2 Quá trình thảo luận xây dựng quy hoạch, đề án

3 Thảo luận lựa chọn nội dung, hạng mục của công trình

4 Tham gia trong quá trình triển khai xây dựng các hạng mục

5 Giám sát quá trình triển khai

6 Nghiệm thu công trình

7 Các hoạt động khác

4 GĐ Ông (bà) đã tham gia góp ý kiến cho các hoạt động cụ thể nào sau đây?

1 Xây nhà văn hóa 2 Làm đường

3 Xây cầu 4 Xây trường học

5 Xây trạm xá 6 Làm sân vận động

5 Ở khu dân cư gia đình ông bà sinh sống khi có quyết định mới liên quan đến vấn đề XDCSHT NTM thì quyết định đó được thực hiện như thế nào?

Trang 10

1 Chính quyền thôn/ xã ra quyết định và thông báo đến người dân trước khi thực hiện

2 Người dân được tham khảo ý kiến nhưng chính quyền đưa ra quyết định

3 Người dân và chính quyền họp bàn và cùng đưa ra quyết định

4 Người dân được tham khảo ý kiến và người dân được đưa ra quyết định cuối cùng

5 Không biết

6 Khác

6 Gia đình ông bà có tham gia đóng góp tiền để xây dựng các công trình hay không?

1 Có 2 Không ( chuyển câu 10)

7 Nếu có thì Tổng số tiền gia đình tham gia đóng góp bao nhiêu? vn đồng

8 Số tiền đã đóp góp là do ông bà tự nguyện hay do chính quyền yêu cầu?

1 Tự nguyện: 2 chính quyền yêu cầu

9 Số tiền đóng góp này đã dùng vào việc gì?

1 Xây nhà văn hóa 2 Làm đường

3 Xây cầu 4 Xây trường học

5 Xây trạm xá 6 Làm sân vận động

10 Nếu chính quyền yêu cầu đóng, thì mức đóng góp để thực hiện các hoạt động trên có phù hợp với khả năng kinh tế của gia đình không?

1 Ngoài khả năng 2 Trong khả năng của gia đình

11 Có bao nhiêu thành viên trong gia đình ông bà đã tự nguyện đóng góp tiền vào XDCSHTNTM ? ………thành viên.

12 Các thành viên trong gia đình ông bà có tham gia đóng góp ngày công lao động không?

1 Có 2 Không ( chuyển câu 18)

Ngày đăng: 31/10/2024, 19:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w