Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn đặt ra, em xin thực hiện nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao ý thức chính trị cho sinh viên trường Đại học Thương mại trong bối cảnh toàn cầu hóa
Trang 1A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, thế giới đã bước vào thế kỷ XXI - thế kỷ được mệnh danh là
kỷ nguyên của toàn cầu hoá, hội nhập hóa Trong xu thế toàn cầu hóa, con người có nhiều cơ hội tiếp xúc với những thành tựu, những luồng tư tưởng dưới nhiều hình thức khác nhau Đặc biệt, giới trẻ nhất là sinh viên -một lực lượng xã hội năng động, nguồn nhân lực có trình độ của mỗi quốc gia chịu tác động mạnh mẽ nhất Họ có thể tiếp thu những giá trị mới, tích cực do toàn cầu hóa mang lại Song, họ cũng dễ bị dao động, mất phương hướng do tác động
từ mặt trái của nó
Là bộ phận của giới trẻ nói chung, sinh viên trường Đại học Thương mại không ngừng phấn đấu, tận dụng những cơ hội do toàn cầu hóa mang lại Phần lớn sinh viên chủ động học tập, nâng cao ý thức chính trị, tham gia vào những phong trào xã hội và những hoạt động mang tính cộng đồng Song, vẫn còn một bộ phận sinh viên bị tác động bởi mặt trái của toàn cầu hóa Họ sống thực dụng, buông thả, suy đồi đạo đức, phai nhạt về lý tưởng, thờ ơ với những vấn đề chính trị - xã hội của đất nước… Thậm chí, đã có hiện tượng sinh viên
bị các thế lực thù địch lôi kéo, xúi giục chống phá Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa
Thực trạng đó đặt ra yêu cầu khách quan là phải nghiên cứu một cách đầy đủ, đúng đắn những diễn biến phức tạp trong đời sống tư tưởng chính trị
Trang 2của sinh viên, cần có những định hướng đúng đắn trong nhận thức chính trị cho sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Việc giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ nhất là sinh viên trở thành con người mới xã hội chủ nghĩa,
có khả năng đảm đương những nhiệm vụ của cách mạng là việc làm có ý nghĩa quyết định Do đó, phải đặc biệt quan tâm tới việc tìm ra các giải pháp giáo dục và nâng cao ý thức chính trị cho sinh viên bởi họ là lực lượng quan trọng góp phần quyết định hướng đi của đất nước trong tương lai
Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn đặt ra, em xin thực hiện nghiên
cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao ý thức chính trị cho sinh viên trường Đại học Thương mại trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay” Toàn cầu hóa đã
mang lại nhiều cơ hội cho Việt Nam trong lĩnh vực chuyển giao khoa học, công nghệ và hợp tác phát triển, nhưng cũng tạo nên những thách thức, trong
đó có vấn đề giáo dục ý thức chính trị cho sinh viên Trên cơ sở phân tích thực trạng ý thức chính trị hiện nay của sinh viên trường Đại học Thương mại, bài viết đề xuất các giải pháp nâng cao ý thức chính trị cho sinh viên nhằm đào tạo họ trở thành nguồn nhân lực có trình độ cao và bản lĩnh chính trị vững vàng
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là: Tìm hiểu về thực trạng ý thức chính trị của sinh viên Đại học Thương mại trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
Trang 3Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao ý thức chính trị cho sinh viên Đại học Thương mại nhằm đào tạo họ trở thành nguồn nhân lực có trình độ cao và bản lĩnh chính trị vững vàng
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận về vấn đề ý thức chính trị của sinh viên Đại học Thương mại trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
Nghiên cứu thực trạng ý thức của Sinh viên Đại học Thương mại về chính trị trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao ý thức chính trị cho sinh viên Đại học Thương mại trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là giải pháp nâng cao ý thức chính trị cho sinh viên trường Đại học Thương mại trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
3.2 Khách thể nghiên cứu
Sinh viên trường Đại học Thương mại
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Trường đại học Thương mại
Phạm vi thời gian: từ năm 2016 đến nay
Trang 44 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các pháp nghiên cứu chính như: phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin từ thực tế và các tài liệu liên quan, phương pháp điều tra thống kê qua các bảng khảo sát, điều tra từ sinh viên…
Đối với phương pháp làm bảng hỏi Số lượng đối tượng khảo sát là 10 người, trong khoảng thời gian từ 15/02/2020 đến ngày 25/02/2020
5 Thao tác hóa khái niệm liên quan đến đề tài
Khái niệm ý thức: Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào
trong bộ óc con người một cách năng động và sáng tạo Ý thức là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm những quan điểm, tư tưởng, tình cảm, tâm trạng nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tổn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định Ý thức mang bản chất xã hội – lịch sử Nội dung của tri thức bao gồm tri thức, tình cảm, ý chí
Khái niệm chính trị: Chính trị là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa
các giai cấp, cũng như các dân tộc và các quốc gia với vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực Nhà nước; là sự tham gia của nhân dân vào công việc của Nhà nước và xã hội, là hoạt động chính trị thực tiễn của giai cấp, các đảng phái chính trị, các nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích
Khái niệm ý thức chính trị: Ý thức chính trị là một trong những hình
thái của ý thức xã hội, xuất hiện khi xã hội có giai cấp và nhà nước, nó phản
Trang 5ánh đời sống chính trị của xã hội, trong đó cốt lõi là mối quan hệ giữa các giai cấp Nói cách khác, ý thức chính trị là sự hiểu biết, quan tâm đến những vấn
đề liên quan tới chính trị, nhà nước; là thái độ đối với các thể chế chính trị (nhà nước, đảng phái); là nhận thức về những nội dung chính trị quan trọng (chế độ chính trị, đường lối chính trị, quyết sách chính trị…); thái độ đối với các giai cấp, tầng lớp cơ bản trong xã hội… nảy sinh từ quá trình xây dựng chế độ chính trị của quốc gia
Ý thức chính trị được chia thành các cấp độ: ý thức chính trị thông thường, ý thức chính trị lý luận
Ý thức chính trị thông thường đó là biểu hiện của những tâm lý, tình cảm, cảm xúc, ước mơ nảy sinh tự phát trong hoạt động thực tiễn, từ môi trường xung quanh và từ ảnh hưởng trực tiếp của đời sống chính trị Ý thức chính trị thông thường chưa có tính hệ thống, chưa phản ánh sâu bản chất và các quy luật chính trị, nó chưa tạo thành một hệ thống tri thức chính trị chặt chẽ
Ý thức chính trị lý luận phản ánh đời sống chính trị một cách khái quát
và sâu sắc, nó chính là hệ thống tri thức chính trị được khái quát hóa từ thực tiễn, phản ánh mối liên hệ bản chất, tất nhiên mang tính quy luật của các hoạt động chính trị - xã hội, nó có vai trò chỉ đạo, dự báo, định hướng cho những hoạt động chính trị của giai cấp, tầng lớp và xã hội
Trang 6Ý thức chính trị được tạo thành trong sự thống nhất, tác động qua lại của các yếu tố cơ bản: tri thức chính trị, tình cảm, niềm tin, ý chí chính trị và
lý tưởng xã hội Các yếu tố này có sự chuyển hóa, thống nhất với nhau, từ đó hình thành nên các quan điểm chính trị mang tính ổn định, vững chắc, trở thành thuộc tính bên trong, thành biểu tượng tập trung nhất của xu hướng phát triển nhân cách Do vậy, để ý thức chính trị trở thành niềm tin và lý tưởng sống trong đời sống chính trị cần phải đẩy mạnh việc giáo dục ý thức chính trị một cách sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân nhất là cho các tầng lớp thanh niên sinh viên
Khái niệm toàn cầu hóa:
Theo nghĩa rộng, toàn cầu hoá là một hiện tượng, một quá trình, một xu thế liên kết trong quan hệ quốc tế làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về nhiều mặt của đời sống xã hội (từ kinh tế, chính trị, an ninh, văn hoá đến môi trường, v.v…) giữa các quốc gia Nói một cách khác,“Toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới, làm nổi bật hàng loạt biến đổi có quan hệ lẫn nhau mà từ đó chúng có thể phát sinh một loạt điều kiện mới.”
Theo nghĩa hẹp, toàn cầu hoá là một khái niệm kinh tế chỉ quá trình hình thành thị trường toàn cầu làm tăng sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia Biểu hiện của toàn cầu hoá có thể dưới dạng
Trang 7khu vực hoá – việc liên kết khu vực và các định chế, các tổ chức khu vực, hay
cụ thể, toàn cầu hoá là “quá trình hình thành và phát triển các thị trường toàn cầu và khu vực, làm tăng sự tương tác và tuỳ thuộc lẫn nhau, trước hết về kinh tế, giữa các nước thông qua sự gia tăng các luồng giao lưu hàng hoá và nguồn lực (resources) qua biên giới giữa các quốc gia cùng với sự hình thành các định chế, tổ chức quốc tế nhằm quản lý các hoạt động và giao dịch kinh tế quốc tế.”
6 Bảng hỏi Anket
BỘ CÂU HỎI KHẢO SÁT VỀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
Xin chào anh (chị) Chúng tôi đang thực hiện luận văn về “Giải pháp nâng cao ý thức chính trị cho sinh viên trường Đại học Thương mại trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay” Trong đó, chúng tôi cần nghiên cứu về sự
quan tâm của sinh viên Đại học Thương mại về các vấn đề chính trị trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay để lấy thông tin bổ xung cho đề tài nghiên cứu của mình Vì vậy, kính mong anh (chị) dành chút thời gian trả lời một số câu hỏi dưới đây Mọi quan điểm của anh (chị) đều được tôn trọng và chúng đều có giá trị quý giá cho nghiên cứu của chúng tôi và được giữ bí mật hoàn toàn
Chúng tôi xin trân thành cảm ơn anh (chị)
Trang 8Xin vui lòng khoanh tròn vào câu trả lời đã chọn Nếu câu hỏi không có lựa chọn, xin hãy viết quan điểm của anh (chị)
Câu1 Anh (Chị) có phải sinh viên Đại học Thương Mại không?
1 Có
2 Không
Câu 2 Anh (Chị) hiện đang học tập tại lớp nào?
………
………
Câu 3 Anh chị có quan tâm đến các vấn đề chính trị- xã hội hay không?
1 Rất quan tâm
2 Quan tâm
3 Không quan tâm
Câu 4 Anh (Chị) thường cập nhật các tin tức chính trị- xã hội qua các phương tiện nào?
1 Sách, báo
2 Ti vi, đài
3 Điện thoại di động
4 Tất cả các phương tiện trên
Trang 95 Khác……….
Câu 5 Anh (chị) có tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng không?
1 Rất tin tưởng
2 Tin tưởng
3 Không tin tưởng lắm
4 Hoàn toàn không tin tưởng
Câu 6 Anh (chị) có quan tâm đến tình hình kinh tế, xã hội và xu thế của thị trường hiện nay không?
1 Rất quan tâm
2 Quan tâm
3 Thỉnh thoảng quan tâm
4 Không bao giờ
Câu 7 Anh (chị) nghĩ sao về việc nâng cao ý thức chính trị cho sinh viên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay ?
1 Rất hiệu quả
2 Bình thường
3 Không có tác dụng
Trang 10Câu 8 Anh (chị) đã từng chủ động tìm hiểu một phương pháp mới trong việc học tập, nghiên cứu các vấn đề chính trị đối với cá nhân mình không?
1 Chưa bao giờ
2 Đã từng
3 Rất nhiều
Câu 9 Tích vào ô tương ứng về mức độ tham gia các hoạt động sau đây
Các hoạt động Thường
xuyên
Thỉnh thoảng Không bao
giờ tham gia
1 Hoạt động thanh niên
tình nguyện
2 Hoạt động tiếp sức
mùa thi cho sinh viên
3 Các hoạt động tập thể
về các vấn đề xã hội
do trường tổ chức
4 Các hoạt động, vận
động hiến máu cứu
người
Câu 10 Trong tương lai, Anh (chị) có muốn làm những công việc liên quan đến chính trị hay không?
Trang 111 Có
2 Không
3 Chưa rõ
Xin chân thành cảm ơn anh (chị) đã tham gia trả lời câu hỏi của chúng tôi!
Trang 12B BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện điều tra 10 sinh viên bất kì của Đại học Thương mại bằng bảng hỏi nêu trên
Những thuận lợi
- Phạm vi điều tra khá ổn, ở trong phạm vi Đại học Thương mại nên nhóm tác giả có thể kiểm soát được đối tượng và nguồn lực để điều tra
- Sinh viên học viện khá tích cực trong việc hỗ trợ điều tra và trả lời câu hỏi
- Kinh phí để điều tra thấp, không tốn kém, không mất nhiều thời gian
- Được sự tham gia đóng góp những ý kiến khác nữa, mở rộng liên quan đến nội dung đề tài từ các bạn sinh viên
Điều tra cơ bản thủ công nên không mất nhiều kinh phí
Những khó khăn gặp phải:
- Chưa lường trước được mục đích của câu trả lời, dẫn đến một số câu hỏi chưa thật sự cần thiết trong quá trình nghiên cứu và có một số vấn đề cần khảo sát thì lại chưa đặt câu hỏi
- Cách sắp xếp câu hỏi chưa thật sự khoa học, gây nhầm lẫn cho đối tượng khảo sát
Trang 13- Vì chính trị không phải là một vấn đề được nhiều người quan tâm, nên trong quá trình khảo sát một số đối tượng còn làm qua loa và chưa đọc kỹ
và suy nghĩ kỹ về câu hỏi
Bài học kinh nghiệm:
- Cần đan xen các loại câu hỏi lẫn nhau để tác động đến tư duy của người trả lời
- Trình bày cần dễ nhìn, logic, không dài dòng khó hiểu, bố cục rõ ràng tạo điều kiện trả lời tốt nhất cho người được điều tra
- Cần tập trung điều tra ở 1 thời điểm thích hợp, tập chung khảo sát ở một nơi thích hợp, tránh việc lẫn lộn thừoi gian và không gian sẽ gây khó cho việc tổng hợp và đánh giá kết quả điều tra bảng hỏi của nghiên cứu
- Chủ động là bài học lớn nhất mà bản thân em khi đi điều tra, khảo sát học hỏi được Chủ động làm quen với mọi người, chủ động đềxuất và cùng làm việc với mọi người tất cả đều giúp bản thân mình hòa nhập nhanh hơn cũng như thực hiện công việc nhanh và dễ dàng nhất
- Tạo cho bản thân sự tự lập và không phải dựu dẫm vào người khác khi làm việc nhóm