1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án TS XDĐCQNN - Chất lượng đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong giai đoạn hiện nay

180 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chất Lượng Đào Tạo Cao Cấp Lý Luận Chính Trị Cho Đội Ngũ Cán Bộ Lãnh Đạo, Quản Lý Trong Giai Đoạn Hiện Nay
Thể loại luận án
Định dạng
Số trang 180
Dung lượng 215,47 KB

Nội dung

Trang 2 Những thành tựu và kết quả nói trên là do có sự quan tâm, chăm lo củaĐảng, Nhà nước; của các cấp uỷ đảng và tinh thần trách nhiệm của các cơ sởđào tạo, sự tận tuỵ của đội ngũ giả

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị (LLCT) cho đội ngũ cán bộ lãnhđạo, quản lý là một trong những khâu có ý nghĩa quyết định đối với việc nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ

Thực tiễn không ngừng biến đổi, lý luận cũng không ngừng được bổsung, phát triển phù hợp với sự vận động phát triển của xã hội trong từng giaiđoạn cách mạng, đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý phải không ngừnghọc tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ ngang tầm nhiệm vụ Đào tạo caocấp lý luận chính trị (CCLLCT) cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là mộttrong nội dung quan trọng của đào tạo, bồi dưỡng LLCT, nhằm trang bị kiếnthức lý luận chính trị, lãnh đạo quản lý, tư duy khoa học, tầm nhìn chiến lượcgóp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ nhận thức, năng lực lãnh đạo,quản lý cho đội ngũ cán bộ

Trong những năm qua, công tác đào tạo CCLLCT cho cán bộ lãnh đạo,quản lý được các cấp uỷ đảng quan tâm và đạt nhiều kết quả quan trọng: hệthống cơ sở đào tạo CCLLCT đã được củng cố và phát triển; quy mô đào tạokhông ngừng mở rộng, bảo đảm thực hiện kế hoạch được giao, một số lượnglớn cán bộ lãnh đạo, quản lý đã được đào tạo CCLLCT; đổi mới chương trình,nội dung đào tạo, bồi dưỡng; đội ngũ giảng viên tăng cả về số lượng và chấtlượng; công tác quản lý đào tạo được chú trọng, điều kiện cơ sở vật chất kỹthuật của các cơ sở đào tạo được cải thiện… Những kết quả của công tác đàotạo CCLLCT đã góp phần làm cho cán bộ lãnh đạo, quản lý nhận thức đúngđắn về tình hình đất nước, nâng cao năng lực, tư duy công tác góp phần quantrọng vào công tác xây dựng đảng, chính quyền và đoàn thể chính trị - xã hội,giữ vững ổn định chính trị và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Trang 2

Những thành tựu và kết quả nói trên là do có sự quan tâm, chăm lo củaĐảng, Nhà nước; của các cấp uỷ đảng và tinh thần trách nhiệm của các cơ sởđào tạo, sự tận tuỵ của đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đào tạo đã tíchcực đổi mới trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện đào tạo LLCT; sự ổn định vềchính trị cùng với những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực, chất lượng công tácđào tạo CCLLCT trong thời gian qua còn hạn chế: nội dung, chương trình đàotạo chưa đảm bảo yêu cầu nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn và rèn luyện

tư tưởng chính trị, đạo đức, tác phong cho học viên; phương pháp giảng dạychậm đổi mới, nặng về truyền đạt kiến thức, chưa phát huy được tính tích cực

và sáng tạo của học viên; cách đánh giá kết quả học tập của học viên còn lúngtúng, chưa phản ánh đúng thực chất, quản lý đào tạo có mặt còn yếu kém,nhất là quản lý tự học của học viên; đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đàotạo có mặt chưa tương xứng với yêu cầu của công tác đào tạo LLCT

Những hạn chế, yếu kém nói trên do nhiều yếu tố như: một số cấp ủy,

cơ quan đơn vị chưa nhận thức sâu sắc và toàn diện về công tác đào tạoLLCT, không ít cán bộ, đảng viên xác định chưa đúng mục tiêu đào tạoCCLLCT là nâng cao trình độ LLCT để phục vụ công tác tốt hơn, mà coi mụctiêu đào tạo là có đủ bằng cấp, chứng chỉ để hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh;việc cán bộ có xu hướng tập trung vào học CCLLCT với hình thức đào tạo tạichức để hoàn thiện về tiêu chuẩn bằng cấp, tạo ra mất cân đối giữa yêu cầuhọc tại chức và tập trung; hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn còn có bấtcập, chưa đồng bộ; quy định về tiêu chuẩn trình độ LLCT đối với các chứcdanh cán bộ còn có điểm chưa phù hợp, chậm đổi mới nên việc thực hiệnphân cấp đào tạo LLCT theo đối tượng, tiêu chuẩn chức danh còn có khókhăn, lúng túng; đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo bất cập về chấtlượng, số lượng và cơ cấu, có một số hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, năng

Trang 3

lực hoạt động thực tiễn; một bộ phận thiếu gương mẫu đã góp phần làm chochất lượng dạy và học chưa bảo đảm yêu cầu

Trước yêu cầu nhiệm vụ cách mạng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước, quán triệt sâu sắc quan điểm về đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục và đào tạo được nêu tại Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương (khoá XI), Nghị quyết số 32-NQ/

TW ngày 26 tháng 5 năm 2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới, nângcao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho cán bộ lãnh đạo, quản lý”, đểbảo đảm góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, việc nâng cao chấtlượng công tác đào tạo CCLLCT cho cán bộ lãnh đạo, quản lý là cần thiết,cấp bách

Với tinh thần đó, việc nghiên cứu đề tài “Chất lượng đào tạo cao cấp

lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong giai đoạn hiện nay” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất cấp thiết.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng đào tạoCCLLCT cho cán bộ lãnh đạo, quản lý thời gian qua; trên cơ sở đó đề xuấtcác giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo CCLLCT cho cán bộ lãnh đạo,quản lý trong giai đoạn hiện nay

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

- Làm rõ những vấn đề lý luận về chất lượng đào tạo CCLLCT cho cán

bộ lãnh đạo, quản lý

- Đánh giá đúng thực trạng chất lượng đào tạo CCLLCT cho cán bộlãnh đạo, quản lý thời gian qua, xác định nguyên nhân và những vấn đề đặt ra

từ thực trạng đó

Trang 4

- Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo CCLLCT cho cán

bộ lãnh đạo, quản lý trong giai đoạn hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Chất lượng đào tạo CCLLCT chocán bộ lãnh đạo, quản lý trong giai đoạn hiện nay

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho cán bộ là vấn đề lớn, phạm vi rộng vớinhiều vấn đề liên quan Luận án này tập trung nghiên cứu về chất lượng đàotạo CCLLCT cho cán bộ lãnh đạo, quản lý trong giai đoạn hiện nay

Luận án khảo sát, nghiên cứu thực trạng chất lượng đào tạo CCLLCTcho cán bộ lãnh đạo, quản lý của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh từnăm 2011 đến nay và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạoCCLLCT cho cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2025

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận, thực tiễn

Luận án được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam vềđào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý Luận án có sự kế thừa kết quả nghiên cứucủa các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài

Luận án cũng được nghiên cứu dựa trên cơ sở thực tiễn đào tạoCCLLCT cho cán bộ lãnh đạo, quản lý của Học viện Chính trị quốc gia HồChí Minh Luận án sử dụng hệ thống tài liệu, tư liệu, số liệu lưu trữ của các

cơ quan, địa phương, đơn vị cũng như kết quả điều tra, khảo sát trong quátrình thâm nhập thực tế của tác giả

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trang 5

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phươngpháp lôgíc kết hợp phương pháp lịch sử, phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quynạp, tổng kết thực tiễn, điều tra xã hội học, thống kê, so sánh, phương phápchuyên gia….

5 Những đóng góp mới về mặt khoa học

Một là, làm rõ quan niệm chất lượng đào tạo CCLLCT; xây dựng hệ

thống tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo CCLLCT cho cán bộ lãnh đạo,quản lý

Hai là, đề xuất một số giải pháp mới, mang tính đặc thù nâng cao chất

lượng đào tạo CCLLCT trong giai đoạn hiện nay:

- Tiếp tục nghiên cứu đổi mới chương trình, nội dung đào tạo cao cấp

lý luận chính trị theo hướng hiện đại, thiết thực, sát hợp với từng đối tượng,từng loại chức danh cán bộ

- Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng nghiên cứu,phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, lấy người học làmtrung tâm

- Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý đào tạo cao cấp lý luận chính trị,gắn học tập lý luận với việc rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức, tác phongcủa người cán bộ lãnh đạo, quản lý

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu luận án góp phần làm rõ những vấn đề lý luận vàthực trạng công tác đào tạo CCLLCT cho cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thờigian vừa qua

- Kết quả nghiên cứu của luận án là căn cứ cho việc đề xuất các giảipháp và áp dụng trong thực tiễn nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng công tácđào tạo CCLLCT, góp một phần phục vụ cho việc tham mưu đề xuất Bộ

Trang 6

Chính trị ra Nghị quyết về “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo,bồi dưỡng LLCT cho cán bộ lãnh đạo, quản lý” và các hướng dẫn của Ban Tổchức Trung ương về thực hiện Nghị quyết trên.

- Luận án có thể làm tài liệu để các tỉnh, thành ủy trong cả nước thamkhảo trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các nghị quyết củaĐảng và nghị quyết của cấp ủy ở từng địa phương về đào tạo CCLLCT chođội ngũ cán bộ lănh đạo, quản lý; đồng thời có thể sử dụng làm tài liệu thamkhảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn Xây dựng Đảng và chínhquyền nhà nước ở hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và cáctrường chính trị của các tỉnh, thành phố

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,nội dung luận án gồm 4 chương, 9 tiết

Trang 7

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

LUẬN ÁN

Vai trò của công tác đào tạo cán bộ nói chung, đào tạo LLCT cho độingũ cán bộ nói riêng đã được khẳng định ngay từ những ngày đầu thành lậpĐảng ta Trong thực tiễn, công tác này luôn được sự chỉ đạo của Đảng vàđược nhiều nhà khoa học trong nước, ngoài nước quan tâm nghiên cứu Sauđây là những công trình nghiên cứu tiêu biểu trong thời gian gần đây:

1.1 NHỮNG NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

1.1.1 Đề tài khoa học

Do tầm quan trọng của công tác đào tạo LLCT đối với cán bộ lãnh đạo,quản lý, những năm gần đây, nhiều tác giả đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề cóliên quan: công tác cán bộ; công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT Trong cácnghiên cứu đó, có nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp bộ Có thể điểm qua một sốnghiên cứu quan trọng sau:

- “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của Nguyễn

Phú Trọng [111] đã nghiên cứu công phu, có giá trị lớn cả về phương diện lýluận và và tổng kết thực tiễn về công tác cán bộ, đặc biệt là về nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước

- “Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo giảng viên lý luận chính trị các trường đại học cao đẳng” của Tô Huy Rứa [92] đã đánh giá khái quát

năng lực đào tạo lý luận Mác - Lênin của một số trường Đại học tại Hà Nội,Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Đồng thời, tác giả cũng đề xuấtmột khung chương trình tổng thể để đào tạo giảng viên các môn lý luận Mác -Lênin

Trang 8

- “Đổi mới quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học Mác - Lênin - Kiến nghị và giải pháp” của Phạm Tất

Dong [41] đã làm rõ thực trạng đào tạo và giảng dạy của đội ngũ khoa họcMác - Lênin, đồng thời đề xuất những chế độ, chính sách để phát triển độingũ này Trong số những giải pháp, đề xuất này, có những giả pháp khôngcòn phù hợp với yêu cầu mới, cần phải nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung phù hợpgiai đoạn phát triển hiện nay

- “Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị trong thời kỳ đổi mới” của Trần Xuân Sầm [94] đã tập trung

nghiên cứu và phân tích rõ vấn đề cơ cấu cán bộ, tiêu chuẩn cán bộ, mối quan

hệ giữa cơ cấu và tiêu chuẩn của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp trong hệthống chính trị trong thời kỳ đổi mới

- “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Nguyễn

Trọng Bảo [11] đã làm rõ một số vấn đề về lý luận, đồng thời đánh giá mộtcách khái quát đội ngũ cán bộ lãnh đạo và đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh,trên cơ sở đó đã đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nâng caochất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và đội ngũ cán bộquản lý kinh doanh ở Việt Nam trong thời kỳ mới

- “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của Trần Đình Hoan [68] đã tập trung làm rõ những cơ sở khoa

học, phân tích sâu sắc tình hình thực tiễn, kinh nghiệm và đề xuất các giảipháp cơ bản về đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý cáccấp; đồng thời, đánh giá, phân tích về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của côngtác này trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần làmsáng tỏ thêm các quan điểm của Đảng về luân chuyển cán bộ và kiến nghị các

Trang 9

giải pháp để triển khai thực hiện tốt công tác điều động, luân chuyển cán bộ ởcác cấp, các ngành.

- “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của Vũ Văn Hiền [63]

có phạm vi nghiên cứu rộng, nội dung đề cập tới một số vấn đề và nhiệm vụcấp bách đặt ra đối với công tác cán bộ nói chung, công tác đào tạo, bồidưỡng cán bộ nói riêng của Đảng trước yêu cầu của thời kỳ mới - thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

- “Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân” của Bộ Nội vụ [28] đã

phân tích tính tất yếu khách quan của việc xây dựng đội ngũ cán bộ, côngchức đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa(XHCN); thực trạng đội ngũ và thể chế quản lý cán bộ, công chức cấp xã;phương hướng và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đápứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta

- “Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin ở Việt Nam- Những vấn đề chung” của Nguyễn Hữu Vui [122] đã đánh giá thực

trạng sử dụng phương pháp trong giảng dạy các môn khoa học Mác - Lêninhiện nay và đề ra những giải pháp cơ bản để đổi mới phương pháp giảng dạycác môn khoa học này

- "Đổi mới phương thức đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy

và nghiên cứu lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” của Nguyễn

Việt Chiến [32] đã đánh giá thực trạng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộgiảng dạy và nghiên cứu lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh hiệnnay và đề ra các giải pháp cơ bản để đổi mới phương thức đào tạo tạo và bồidưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu lý luận Mác - Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh

Trang 10

- “Rà soát và đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung một số nội dung giáo dục đạo đức công dân, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhà trường ở từng cấp học” của Ban Tuyên giáo Trung ương [10] là một công

trình nghiên cứu có mục tiêu tìm ra các giải pháp, nhằm nâng cao chất lượngdạy và học các môn LLCT, đạo đức công dân trong các bậc học khác nhau.Theo nhóm tác giả, đội ngũ giảng viên Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minhtrong các trường đại học, cao đẳng nước ta hiện nay tuy tăng nhanh về sốlượng, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo Tình trạng dạy vượt giờ,quá tải khiến một số đông đội ngũ không có thời gian đầu tư, hoàn thiệnchuyên môn, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của đội ngũ

- "Đào tạo giảng viên các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay”

của Hoàng Đình Cúc [38] đã minh chứng luận điểm: chất lượng đào tạo giảngviên các môn LLCT quyết định chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy LLCT và

do đó chi phối quá trình dạy - học các môn khoa học lý luận trong các trườngđại học hiện nay

- Các đề tài: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục lý luận chính trị trong hệ thống các trường chính trị nước ta giai đoạn hiện nay” của Ngô Ngọc Thắng [98] và “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào giáo dục lý luận chính trị trong giai đoạn hiện nay” của Ngô Ngọc Thắng

[99] đã khái quát các luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về công tác giáo dụcLLCT, khảo sát thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vàocông tác giáo dục LLCT hiện nay Từ đó đưa ra giải pháp vận dụng tư tưởng

về giáo dục LLCT vào giáo dục LLCT hiện nay

- “Tình hình giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng và chủ trương, giải pháp cho thời gian tới” của Ban Tuyên giáo Trung ương [9] đã nghiên cứu một

cách tổng quát về đội ngũ giảng dạy các môn khoa học này với tư cách là một

Trang 11

trong những yếu tố quan trọng, trực tiếp tác động đến chất lượng quá trìnhdạy và học Nhóm nghiên cứu cho rằng, bên cạnh hàng loạt các ưu điểm vềgia tăng học hàm, học vị trong đội ngũ, thì hạn chế lớn nhất của số đông độingũ này là sức ỳ lớn, chậm đổi mới tư duy, ngại trau dồi kiến thức, ít chịu tìmtòi phương pháp giảng dạy phù hợp với những đối tượng khác nhau, chậm đổimới phương pháp giảng dạy Đặc biệt, tâm lý coi các môn học Mác-Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh là môn học phụ, nhất là trong các trường kỹ thuật cũng làmột trong những nguyên nhân cản trở đổi mới phương pháp.

- “Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay” của

Trần Thị Anh Đào [53] đã làm rõ được những khái niệm LLCT, phân tíchđược vai trò của giáo dục LLCT đối với sinh viên; tác giả đã đã nắm vữngtâm sinh lý của sinh viên, kết hợp lý luận và thực tiễn khảo sát đưa ra phântích có cơ sở, cần thiết và thuyết phục; nhìn thẳng vào bức tranh thực tế: mặttốt - xấu của sinh viên để có những đánh giá và đưa ra những giải pháp, địnhhướng nâng cao giáo dục LLCT cho sinh viên đúng đắn và mang tính khả thicao

- “Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý theo chức danh tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh” của Trần

Minh Tuấn [115] đã tập trung giải quyết các vấn đề: luận giải yêu cầu cấpthiết hiện nay về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý theo chức danh;công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý theo chức danh tại Họcviện, theo đó, chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải phân định rõ các chươngtrình đào tạo và các chương trình bồi dưỡng; mỗi chương trình đào tạo, bồidưỡng phải hướng tới một loại đối tượng xác định, phải hướng tới từng chứcdanh đào tạo nhất định

Kết quả nghiên cứu của các đề tài đã nêu ở trên có giá trị tham khảo tốt

để luận án nghiên cứu và đề xuất giải pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao

Trang 12

chất lượng công tác đào tạo CCLLTC phục vụ mục tiêu xây dựng đội ngũ cán

bộ lãnh đạo, quản lý trong giai đoạn hiện nay

1.1.2 Sách

Có nhiều công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến công tác đàotạo LLCT đã được xuất bản Có thể liệt kê một số nghiên cứu lớn sau:

- “Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ cán bộ nước ta hiện nay”

của Nguyễn Văn Tài [96] đã vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước ta, đồng thời, kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa họctrước đó, đã làm rõ một số vấn đề như: nội dung và những động lực cơ bảncủa quá trình tích cực hoá nhân tố con người đối với đội ngũ cán bộ; vai tròcủa đội ngũ cán bộ; phân tích, đánh giá những mặt làm được, ưu điểm, nhữngyếu kém, khuyết điểm và nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế trongtích cực hoá nhân tố con người của đội ngũ cán bộ nước ta hiện nay Đề xuấtmột số vấn đề và những giải pháp cơ bản nhằm phát huy tính tích cực nhân tốcon người của đội ngũ cán bộ trong tình hình hiện nay

“Phát triển năng lực tư duy của người cán bộ lãnh đạo hiện nay” của

Hồ Bá Thâm [102] đã khẳng định, tư duy và trí tuệ con người, đặc biệt là ởngười cán bộ lãnh đạo có tác dụng lớn đến hoạt động của họ và thông qua đóảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội Đó là một tiềm lực, nguồn lực to lớncủa dân tộc trong phát triển, nhất là đối với thời đại ngày nay Tác giả xem xétmột cách hệ thống bản chất, nội dung của năng lực tư duy, phong cách tư duy,đồng thời kiến nghị một số giải pháp, định hướng phát triển năng lực tư duycủa người cán bộ lãnh đạo trong đổi mới tư duy, phát triển trí tuệ hiện nay

- “Đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên

ở cơ sở của trong giai đoạn hiện nay” của Vũ Ngọc Am [1] đã làm rõ mối

quan hệ giữa công tác giáo dục chính trị tư tưởng với việc nâng cao tính tựgiác cách mạng cho cán bộ, đảng viên và phân tích quá trình đổi mới, nâng

Trang 13

cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viênnhằm chống lại âm mưu "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch.

- “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dạy và học môn Mác - Lênin và

tư tưởng Hồ Chí Minh trong trường đại học” của Nguyễn Duy Bắc [5] đã tập

hợp những bài viết của các nhà nghiên cứu lý luận chuyên sâu, tập trung phântích chất lượng dạy và học các môn LLCT Các nhà khoa học thống nhất chorằng nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy các môn Mác - Lênin vàchất lượng học tập các môn học này làm nên bức tranh tổng thể chất lượngđào tạo các môn LLCT cho sinh viên nước ta hiện nay

- “Hồ Chí Minh với công tác giáo dục lý luận chính trị” của Nhà xuất

bản Chính trị quốc gia [86] đã giới thiệu các bài viết của Chủ tịch Hồ ChíMinh về chủ nghĩa Mác - Lênin với con đường cách mạng Việt Nam, trong

đó, Người nhấn mạnh đến nhiệm vụ xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị,

tư tưởng, tổ chức, đến việc rèn luyện phẩm chất đạo đức của người đảng viên.Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng xác định rõ nội dung và nhiệm vụ học tập LLCT;vấn đề để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục LLCT cho cán bộ,đảng viên của Đảng

- “Phương pháp giảng dạy lý luận chính trị (Chương trình bồi dưỡng chuyên đề dành cho giảng viên giảng dạy các chương trình lý luận chính trị tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện)” của Ngô Văn Thạo [101] đã

khái quát chung khái niệm LLCT và giáo dục LLCT; một số vấn đề tâm lý vàgiáo dục học trong giảng dạy học LLCT, phẩm chất nghề nghiệp, nghệ thuậtdiễn giảng, kiểm tra, đánh giá trong dạy học LLCT

- “Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy lý luận chính trị” của Vũ

Ngọc Am [2] được coi như cẩm nang nghiệp vụ của những người làm côngtác giáo dục LLCT nói chung và những người trực tiếp làm công tác giảngdạy LLCT nói riêng Nội dung chủ yếu của cuốn sách gồm có ba phần chính,đặc biệt, trong phần thứ hai (phần trọng tâm của cuốn sách này) có một nội

Trang 14

dung rất mới, đó là đề cương một số bài giảng khá chi tiết và hữu ích dànhcho giảng viên tham khảo.

- “Lý luận và phương pháp nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị” của

Phạm Huy Kỳ [78] đã trình bày một số vấn đề lý luận và phương pháp củacông tác nghiên cứu, giáo dục LLCT và công tác nghiên cứu, biên soạn, giáotrình lịch sử đảng bộ địa phương Riêng phần lý luận và phương pháp giáogiáo dục LLCT, cuốn sách chủ yếu tập trung trình bày lý luận và phươngpháp dạy học LLCT - nội dung hoạt động chủ yếu trong hệ thống giáo dụcLLCT của Đảng ta hiện nay

- “Công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay”

của Trần Thị Anh Đào [54] đã làm rõ được một số vấn đề chung về công tácgiáo dục LLCT cho sinh viên Việt Nam Từ việc phân tích thực trạng công tácgiáo dục LLCT cho sinh viên Việt Nam hiện nay, tác giả đã đề xuất một sốphương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng công tác giáodục LLCT cho sinh viên Việt Nam hiện nay, từ đó đã chỉ ra những giải phápkhả thi để góp phần hữu hiệu vào việc nâng cao chất lượng giáo dục LLCTcho sinh viên, nhằm đáp ứng nhu cầu càng tốt hơn yêu cầu nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

- “Đo lường và đánh giá hoạt động học tập trong nhà trường” của Lâm

Quang Thiệp [103] đã nêu bật được các khái niệm về đo lường và đánh giátrong giáo dục, từ đó đưa ra các nội dung cơ bản về đo lường và đánh giátrong giáo dục ở mọi bậc học Đặc biệt, đã nêu ra các phương pháp đánh giákết quả học tập, điều kiện, nội dung, xây dựng, thiết kế tiêu chí đánh giá kếtquả của các phương pháp

Ngoài ra còn một số nghiên cứu cũng đề cập đến một số nội dung củaluận án về giáo dục, về giảng dạy, về giáo dục chính trị trị tư tưởng liên quan

đến công tác đào tạo LLCT, như: “Đổi mới quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị ở Việt Nam” của Lê

Trang 15

Hữu Nghĩa và cộng sự [85]; “Các lý thuyết tổ chức hiện đại và việc vận dụng vào công tác tổ chức xây dựng Đảng hiện nay” của Nguyễn Văn Giang, Phạm Tất Thắng [59]; “Một số ý kiến trao đổi về phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin ở đại học và cao đẳng” của Lê Xuân Nam và cộng sự [84]; “Trí thức giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của Nguyễn Văn Sơn [95]; “Quán triệt vận dụng nghị quyết Đại hội IX, nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” của Vũ Hiền, Đinh Xuân Lý [62]; “Học tập phương pháp tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị của Hồ Chí Minh” của Nguyễn Hữu Đổng [58]; “Một số ý kiến trao đổi về phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin ở các trường Đại học, Cao đẳng” của Trường đại học Kinh tế quốc dân - Ban Triết học [113]; “Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới nội dung, chương trình các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” của Lương Gia Ban [5]; “Phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá các môn khoa học xã hội và nhân văn” của Phân viện Báo chí và Tuyên truyền [87]; “Hồ Chí Minh với Công tác tư tưởng” của Hồng Vinh, Đào Duy Quát [120]; “Dạy và học các môn tư tưởng Hồ Chí Minh theo phương pháp tích cực” của Nguyễn Đăng Quang [89]; “Công tác tư tưởng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của Trần Thị Anh Đào [54]; “Công tác tư tưởng và vấn đề đào tạo cán bộ làm công tác tư tưởng” của Trần Thị Anh Đào [56]; “Công tác tư tưởng lý luận trong thời kỳ đổi mới - Thực trạng

và giải pháp” của Phạm Tất Thắng [100]; “Vấn đề đổi mới công tác giảng dạy và học tập lý luận chính trị hiện nay” của Học viện Chính trị - Hành

chính quốc gia Hồ Chí Minh [71]

1.1.3 Luận án tiến sĩ

Việc đào tạo LLCT, do vai trò quan trọng cũng như đặc thù của côngtác này cũng được nhiều nghiên cứu sinh chọn làm đề tài nghiên cứu

Trang 16

- “Giáo dục lý luận Mác - Lênin với việc hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay” của

Hoàng Anh [4] đã khái quát có hệ thống các vấn đề lý luận về giáo dục lýluận Mác - Lênin, sự hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên, kinh tếthị trường Tác giả tiến hành khảo sát sinh viên các trường đại học ở Hà Nội,

từ đó chỉ ra thực trạng và những vấn đề đặt ra trong giáo dục lý luận Mác Lênin cho sinh viên hiện nay Luận án đã đưa ra được hệ thống 4 giải pháp có

-ý nghĩa l-ý luận và thực tiễn sâu sắc

- “Đổi mới giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp xã các tỉnh khu vực Nam Bộ” của Lê Hanh Thông [104]

đã trình bày khái quát các vấn đề lý luận về giáo dục LLCT, tiến hành khảosát thực trạng giáo dục LLCT cho cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trịcấp xã khu vực Nam Bộ, từ đó đưa ra hệ thống các giải pháp thiết thực, cụ thểnhằm đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục LLCT cho cán bộ chủchốt trong hệ thống chính trị cấp xã khu vực Nam Bộ

- “Hiệu quả công tác giáo dục chính trị - tư tưởng trong học viên các học viện quân sự ở nước ta hiện nay” của Lương Ngọc Vĩnh [121] đã tập

trung luận giải, làm sáng rõ cấu trúc và bản chất của hiệu quả là sự tươngquan giữa kết quả với mục đích và nguồn lực; bổ sung, hoàn thiện hệ thốngtiêu chí, phương pháp, hình thức đánh giá hiệu quả công tác giáo dục chính trị

- tư tưởng trong học viên các Học viện Quân sự Trên cơ sở khảo sát thựctrạng sự tương quan giữa kết quả với mục đích và sử dụng nguồn lực công tácgiáo dục chính trị - tư tưởng trong học viên các Học viện Quân sự, khái quátđược các mâu thuẫn cần giải quyết để nâng cao hiệu quả công tác giáo dụcchính trị - tư tưởng Tác giả đã đề xuất được 4 nhóm giải pháp dưới góc độkhoa học công tác tư tưởng theo hướng huy động tối đa tiềm năng của cácHọc viện Quân sự một cách hợp lý, tiết kiệm để nâng cao hiệu quả công tácgiáo dục chính trị - tư tưởng

Trang 17

1.1.4 Hội thảo và bài báo

Có nhiều Hội thảo khoa học và các bài viết trên các báo, tạp chí liênquan tới nội dung của luận án

- “Đổi mới giảng dạy, học tập môn Triết học Mác - Lênin trong các trường đại học toàn quốc” của Bộ Giáo dục và Đào tạo [24]; “Cơ sở lý luận

và thực tiễn của chương trình quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị” của Ban Tổ chức Trung ương [8];

“Nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các môn lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng” của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Đại học quốc gia

Thành phố Hồ Chí Minh [27]

- Các bài báo trên các tạp chí khoa học có thể kể đến nghiên cứu của

các tác giả: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về lý luận và học tập lý luận” của Lương Gia Ban [6]; “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị” của Lê Bình [13]; “Đổi mới toàn diện, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị trong tình hình mới” của của Đào Duy Quát [90]; “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào đổi mới phương pháp giảng dạy Lý luận chính trị tại học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh” của Vũ Thị Hoa [65]; “Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về lý luận chính trị theo quan điểm của Hồ Chí Minh” của Mạch Quang Thắng [97]; “Vài nét về thực trạng và giải pháp tiếp tục tiếp tục đổi mới công tác nghiên cứu lý luận chính trị” của Nguyễn Tiến Hoàng [69]; “Để thực hiện tốt chương trình đổi mới giáo dục lý luận Mác - Lênin ở trường Đại học và cao đẳng” của Nguyễn Công Hưng [75]; “Đổi mới Phương pháp giảng dạy ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh” của Nguyễn Thành Khải [77]; “Hiệu quả

và tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị” của Vũ Ngọc Am [3]; “Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý” của Nguyễn Tuấn Khanh [76]; “Bồi dưỡng dự nguồn cán

bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao” của Nguyễn Khắc Dịu [40]; “Bồi dưỡng, cập

Trang 18

nhật kiến thức cho bí thư, phó bí thư cấp ủy cấp huyện” của Nguyễn Minh

1.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI

1.2.1 Luận án tiến sĩ nước ngoài

- “Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước Lào hiện nay” của Xinh Khăm Phôm Ma Xay [123] đã

trình bày những vấn đề cơ bản về cán bộ lãnh đạo quản lý kinh tế; chính sáchđào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo; đưa ra những giải pháp nâng cao chấtlượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý kinh tế của Đảng

và Nhà nước Lào hiện nay

- “Nâng cao trình độ lý luận cho cán bộ, đảng viên Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong giai đoạn hiện nay” của Bu Phết Xu Ly Vông Xác [30]

đã đưa ra khái niệm về trình độ lý luận và nâng cao trình độ lý luận cho cán

bộ, đảng viên Đảng Nhân dân cách mạng Lào; đánh giá thực trạng nâng caotrình độ lý luận, đề xuất giải pháp nâng cao trình độ lý luận cho cán bộ, đảngviên

Các đề tài, công trình nêu trên cũng đã nói đến, hoặc đề cập đến côngtác cán bộ, công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho cán bộ ở nhiều khía cạnhkhác nhau; tuy nhiên, chưa có đề tài, công trình khoa học nào nghiên cứuchuyên sâu về chất lượng đào tạo CCLLCT cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo,quản lý trong giai đoạn hiện nay

Trang 19

1.2.2 Những kinh nghiệm về đào tạo công chức ở nước ngoài

Đào tạo công chức của nhiều nước thường được thực hiện trong mộtmôi trường chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực quốc gia đồng bộ vàhợp lý gắn kết đào tạo theo ngành với việc phát triển nghề nghiệp, đồng thờichú trọng công tác đào tạo nhân sự cho chính quyền các cấp địa phương

Hầu hết các nước đều có quy định mang tính bắt buộc công chức phảitrải qua các khoá đào tạo, bồi dưỡng trước khi nhận nhiệm vụ như là điều kiện

để được bổ nhiệm cũng như phải tham gia các khoá đào tạo lại khi đang làmviệc nếu muốn được thăng tiến vào các vị trí quản lý cao hơn

Nhìn chung các nước trên thế giới đều chú trọng công tác đào tạo, bồidưỡng cán bộ quản lý và công chức, coi đây là nhiệm vụ quan trọng có ýnghĩa chiến lược Ở nhiều nước quan niệm đây là công tác đào tạo công chứcnhà nước thuộc hệ giáo dục đặc biệt chứ không phải hệ thống giáo dục quốcdân nói chung

Ở Trung Quốc, theo Triệu Lý Văn [117], căn cứ nhu cầu phát triển kinh

tế xã hội và yêu cầu xây dựng năng lực cầm quyền của Đảng và cương vịcông tác của cán bộ, Đảng Cộng sản Trung Quốc xây dựng kế hoạch đào tạocán bộ, công chức hàng năm và dài hạn, lấy lý luận chính trị, chính sách phápquy, kiến thức nghiệp vụ, huấn luyện kỹ năng… làm nội dung cơ bản vớinhiều phương thức khác nhau, kết hợp giữa tổ chức điều động đào tạo, chọhọc tự chủ và tự học tại chức Nội dung học tập là “một trung tâm, bốn mặt”,trung tâm là việc Trung Quốc hoá chủ nghĩa Mác (gồm lý luận Đặng TiểuBình, tư tưởng 3 đại diện và quan điểm phát triển khoa học), bốn mặt là: Nềntảng lý luận, nhãn quan thế giới, tư duy chiến lược và tu dưỡng tính đảng.Phương pháp giảng dạy chủ yếu tại các trường đảng là phương pháp gắn lýluận với thực tế, coi đây là phương pháp cơ bản; trong quá trình học tập thìdạy và học bổ trợ nhau, học và học bổ trợ nhau nhằm huy động tính tích cựccủa cả người học lẫn người dạy với phương châm “hai chính, một tăng

Trang 20

cường”, tức tự học là chính, đọc nguyên tác là chính, tăng cường thảo luận.Các trường đảng Trung Quốc hiện nay đang chú ý cải cách và sáng tạophương pháp giảng dạy, thúc đẩy phương pháp dạy kiểu nghiên cứu và họckiếu nghiên cứu tuỳ thuộc vào nội dung giảng dạy và đặc điểm của học viên.

Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc là cơ quan chủquản công tác đào tạo cán bộ, chịu trách nhiệm xây dựng quy hoạch và chỉđạo thống nhất công tác đào tạo cán bộ, thiết lập cơ chế đào tạo cán bộ côngchức cho từng cấp, từng ngành Cán bộ viên chức nhà nước do Học viện hànhchính đào tạo, mỗi ngành lại có trường riêng để đào tạo cán bộ, công chứccho ngành mình Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cao cấp doTrường Đảng Trung ương đảm nhiệm

Thời gian đào tạo ở Trường Đảng và Trường Hành chính cao nhất làmột năm, nếu ngắn thì 3 hoặc 4 tháng Tất cả cán bộ, công chức trước khi bổnhiệm đều phải qua một khoá bồi dưỡng ít nhất 3 tháng tại các học viện theohướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương

Đảng, Chính phủ có kế hoạch thường xuyên và gửi cán bộ lãnh đạo,quản lý đi nước ngoài học tập chủ yếu là hình thức ngắn hạn Chỉ cán bộ,công chức chuyên môn kỹ thật mới gửi đi học nước ngoài dài hạn Kinh phí

có loại do Nhà nước đài thọ, có loại do cá nhân tự bỏ tiền để đi học

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức rất linh hoạt: thiếu gìbồi dưỡng nấy Bồi dưỡng cả tư cách nhậm chức cho cán bộ công chức.Không bồi dưỡng đủ thì không đề bạt Đặc biệt, trong công tác đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức rất chú trọng năng lực thực hành của cán bộ trongthực tiễn Coi trọng việc rèn luyện trong thực tiễn là một trong 3 yếu tố chủyếu tạo nên phẩm chất cán bộ công chức Ba tố chất đó là: trình độ LLCT,năng lực hoạt động thực tiễn, đức tính tự trọng, tự lập, tự nghiêm (tự nghiêmtúc yêu cầu, quản lý và giám sát công việc) Trong tình hình mới, công tácđào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức đặt ra yêu cầu mới: phải hướng nội

Trang 21

dung, phương thức, quy trình đào tạo, bồi dưỡng vào việc hình thành các tốchất cao cho cán bộ, công chức

Nhiều địa phương ở Trung Quốc đã thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ theo cả 2 hướng: đưa đi đào tạo ở trường Đảng và đưa xuống cơ sở Ví dụ:

để đề bạt giám đốc sở, người đó phải xuống cơ sở làm 2 năm, vào học ởtrưởng Đảng, trường hành chính ít nhất 3 tháng trở lên

Theo các nghiên cứu về công chức của một số nước của Nguyễn DanhChâu và Lê Minh Thông [31; 107], nhiều quốc gia đã xây dựng quy trình đàotạo cán bộ quản lý và công chức của mình theo một công nghệ đào tạo chặtchẽ, khoa học Các quy trình này là một quá trình gắn liền với những khoáhọc bắt buộc với sự phân công công việc hợp lý, diễn ra trong suốt quá trìnhlàm việc của công chức Sau đây là công tác đào tạo đội ngũ công chức ở một

số nước phát triển và trong khu vực

Ở Nhật Bản, quá trình làm việc và học tập của công chức thường xuyên

đi liền với nhau, việc đào tạo diễn ra hàng năm và trên thực tế là diễn ra liêntục trong suốt thời gian làm việc của công chức Đào tạo một viên chức nhànước ở mỗi cấp đều có quy trình rất chặt chẽ và cụ thể Viện Nhân sự NhậtBản mỗi năm chọn từ 5-6 vạn sinh viên năm thứ tư để lấy 1000 người đào tạoquan chức nhà nước của các bộ, ngành Sau 1-3 năm thực tập, gửi đi đào tạo ởnước ngoài 2-3 năm, làm trưởng nhóm công tác 2 năm, làm giám đốc tráchnhiệm độc lập 1 năm, làm phó phòng 10 năm ở 5 nơi khác nhau, làm phó tyhoặc tuỳ viên sứ quán ở nước ngoài 3-4 năm, làm trưởng phòng 6 năm dichuyển nhiều lần, làm trưởng ty, làm phó vụ trưởng, vụ trưởng, thứ trưởng.Như vậy, để được bổ nhiệm chức trưởng phòng, công chức cần làm việc cậtlực và có thành tích xuất sắc trong 10 năm, để lên chức phó ty cần 20 năm,trưởng ty cần 25-30 năm, thứ trưởng trên 30 năm Thời gian là một vấn đề,nhưng quan trọng hơn là quá trình làm việc, người công chức phải có thànhtích xuất sắc Nhật Bản đã xây dựng được một phương thức tuyển chọn và

Trang 22

quy trình đào tạo, không chỉ qua các lớp học nâng cao kiến thức, trình độ mà

là một quá trình rèn luyện kinh qua công việc thực tế, với một trình tự chặtchẽ và khoa học

Ở Pháp, công tác đào tạo công chức hiện nay có sự thay đổi về mục

tiêu và nội dung, nhằm trang bị cho công chức những kiến thức và kỹ năng đểthích ứng với sự biến động của xã hội và nền hành chính diễn ra hàng ngày.Chính phủ Pháp coi trọng việc xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp,

có trình độ chuyên môn cao, có khả năng thích ứng với những thay đổi vàphát triển nghề nghiệp Công tác đào tạo cán bộ quản lý và công chức đượccoi là cốt lõi là trọng tâm của công cuộc hiện đại hoá nền công vụ, tập trungvào 2 yếu tố cơ bản là phát huy cao độ tính chuyên nghiệp và phát triển khảnăng chịu trách nhiệm cao hơn của cán bộ quản lý và công chức trong hệthống công vụ hiện đại Trường Hành chính quốc gia Pháp là cơ sở đào tạohành chính không chỉ cho cán bộ quản lý và công chức nước Pháp mà còn nổitiếng trên thế giới bởi những thành tựu nghiên cứu khoa học hành chính vàđào tạo cập nhật phát triển những kỹ năng hành chính

Ở Phi-lip-pin, Uỷ ban công vụ là cơ quan giúp Chính phủ quản lý phát

triển nguồn nhân lực, có vai trò quan trọng trong việc đào tạo, phát triển độingũ cán bộ quản lý và công chức nhà nước Uỷ ban công vụ có chương trìnhquản lý nhân sự thích hợp và phối hợp với các cơ quan của Chính phủ đưa racác loại hình đào tạo nhằm tăng cường nhận thức, nâng cao năng lực nghềnghiệp cho cán bộ quản lý và công chức, bao gồm nhiều loại công trình: đàotạo tiền công vụ, định hướng chuyên môn kỹ thuật, phát triển năng lực lãnhđạo Từ nhiều năm nay, Uỷ ban công vụ đã thiết lập chương trình học bổngquốc gia, cho phép mọi cơ quan của Chính phủ lập danh sách lựa chọn người

và những nhu cầu ưu tiên cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đồng thờiđưa ra chính sách yêu cầu tất cả những người được bổ nhiệm vào cấp vụ trởlên đều phải có bằng trên đại học

Trang 23

Ở Thái Lan, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và công chức

nhà nước do Uỷ ban công vụ đảm nhận, Uỷ ban này có trách nhiệm thực hiệncác chương trình đào tạo phát triển năng lực cán bộ quản lý và công chức theoLuật Công vụ năm 1992 Luật Công vụ xác định rõ khi khi một công chứcđược sắp xếp, bổ nhiệm sẽ phải trải quan một quá trình đào tạo nhất định đểnâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp và giá trị đạo đức nghềnghiệp Cơ quan nhân sự Trung ương phải tổ chức chức một cách hệ thống,thường xuyên các chương trình đào tạo và phát triển cho công chức ngay từlúc mới được tuyển dụng, đề bạt thuyên chuyển ở mỗi cấp bậc công chức cónhững chương trình đào tạo riêng phù hợp với chức nghiệp và phạm vi quản

lý, không có loại chương trình dùng chung cho tất cả các cấp Các chươngtrình đều có những nội dung cụ thể riêng biệt và thiết thực cho mỗi cấp, ví dụ,chương trình bồi dưỡng cho cao cấp gồm: phân tích giao tiếp với tổ chức,giao lưu thông tin và tư vấn, xây dựng đồng bộ, đào tạo tầm nhìn đối với cuộcsống Để thực hiện tốt chức năng đào tạo, Uỷ ban công vụ thành lập nhómchuyên gia chuyên trách về công tác đào tạo và phát triển, thành lập tiểu banhuấn luyện- đào tạo và hình thành hệ thống các cơ sở đào tạo như: học việncông vụ, các trường cao đẳng công vụ để thực hiện và thúc đẩy các chươngtrình đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và công chức

Ở Sing-ga-po, công tác bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức được tiến

hành hằng năm theo nhiều chương trình khác nhau Thông thường nhất, thờigian bồi dưỡng tối thiểu bắt buộc là 100 giờ trong một năm đối với mỗi côngchức, trong đó 60% nội dung bồi dưỡng về chuyên môn, 40% nội dung bồidưỡng liên quan đến phát triển Chương trình bồi dưỡng được xây dựng chonhững nhóm cán bộ, công chức khác nhau theo tư duy: công chức biết việc,thích ứng với công việc, đạt hiệu quả cao trong công việc và làm được nhữngcông việc liên quan khi cần thiết nhằm đáp ứng sự biến đổi phát triển của xãhội Sing-ga-po, đó chính là những vấn đề rất hay trong công tác đào tạo, bồidưỡng cán bộ công chức ở Sing-ga-po

Trang 24

Quy trình đào tạo gồm: 1) Đào tạo ban đầu: Bước này được thực hiệnvào tháng đầu đầu tiên khi người công chức mới vào cơ quan để hoà nhập vàotập thể, làm đúng quy định, quy chế vận hành của cơ quan; 2) Đào tạo cơ bản:trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết tối thiểu để làm việc Bước nàythực hiện vào năm đầu tiên khi viên chức mới vào cơ quan và 3) Đào tạo nângcao (2-3 năm sau khi vào cơ quan làm việc): giúp viên chức làm việc có chấtlượng cao Ngoài ra còn có các hình thức đào tạo mở rộng: cung cấp các kiếnthức, kỹ năng làm việc ở mức độ cao hơn (được thực hiện từ năm thứ 4 đếnnăn thứ 6 của viên chức) và đào tạo cấp nhật kiến thức để công chức có thểlàm việc với chất lượng cao và có thể làm các công việc khác liên quan.

Từ nghiên cứu kinh nghiệm các nước, có thể rút ra: Việc đào tạo côngchức liên quan tới nhiều bộ, ngành, do đó, hầu hết các nước đều giao việc xâydựng và giám sát chính sách đào tạo cho một bộ ở cấp trung ương phụ trách,hoặc giao cho một uỷ ban dịch vụ công phụ trách việc làm để cơ quan này cóthể gắn kết quả đào tạo với việc thăng tiến và đề bạt sau này

Đối với các nước theo hình thức quản lý đào tạo tập trung, cơ quanquản lý đào tạo cấp trung ương dựa trên cơ sở đánh giá nhu cầu đào tạo củaChính phủ nói chung và của từng bộ, ngành cũng như khả năng của các cơ sởđào tạo để lập kế hoạch đào tạo dài hạn và hàng năm cho Chính phủ Kếhoạch đó phải bao gồm: ước tính chi phí, nguồn tài chính, đảm bảo xác địnhcác nhà cung ứng đào tạo ở cả khu vực nhà nước và tư nhân, liên hệ với các

cơ quan bộ, ngành hữu quan, thiết kế thời gian và chương trình đào tạo

Đối với các nước theo hình thức quản lý đào tạo phi tập trung, cơ quanquản lý đào tạo trung ương chỉ chịu trách nhiệm đề ra các mục tiêu, chínhsách đào tạo tổng thể, còn việc quản lý hoạt động đào tạo, kể cả quản lý cácchính sách ngành được giao cho các bộ, ngành, cơ quan hữu quan Việc phânquyền này thường đi liền với việc thành lập các cơ quan điều hành và traoquyền cho giám đốc điều hành quản lý nhân sự

Trang 25

Tuy nhiên, ngay cả ở mô hình này, cơ quan quản lý nhân sự trung ươngngoài trách nhiệm hoạch định chính sách và lập kế hoạch cấp quốc gia, cònphải thực hiện một số chức năng như đào tạo công chức lãnh đạo cao cấp vàcác cán bộ ưu tú nói chung; hoặc như ở một số nước cơ quan này còn phảibảo đảm sự gắn kết giữa đào tạo với cải cách hành chính và các chính sáchquản lý nhân sự (như đánh giá kết quả thực hiện công việc và mức độ pháttriển nghề nghiệp) Chính phủ phải đề cao và tăng cường việc giám sát vàkiểm soát nhằm bảo đảm việc thực hiện đúng các mục tiêu đào tạo đã đề ra,tối ưu hoá các nỗ lực và chi phí đào tạo, hạn chế tình trạng đào tạo trùng lặp,lãng phí tiền của và thời gian.

Hiện nay, nhiều nước đã lựa chọn và áp dụng hình thức quản lý đào tạohỗn hợp Theo đó, cơ quan quản lý đào tạo cấp trung ương được cấp cáckhoản tiền để đào tạo các công chức cấp cao Đồng thời cơ quan này cũngchịu trách nhiệm cấp kinh phí đào tạo cho các bộ, ngành, trên cơ sở kế hoạchđào tạo của bản thân các đơn vị này và huy động sự ủng hộ của các cơ sở đàotạo nhà nước cũng như huy động hỗ trợ kỹ thuật từ các nhà tài trợ Theo hìnhthức quản lý này, các bộ, ngành có thể linh hoạt và có quyền tự quyết địnhviệc sử dụng các quỹ đào tạo phù hợp với kế hoạch đã đệ trình và cũng có thể

tự tổ chức các khoá đào tạo chuyên biệt

Tóm lại, với tình hình kinh tế phát triển theo chiều hướng tri thức hoá,toàn cầu hoá hiện nay, sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung và công tác đàotạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và công chức nói riêng ngày càng được cácquốc gia cũng như các tổ chức quốc tế chú trọng đầu tư, phát triển Việc đổimới nội dung, phương thức đào tạo đòi hỏi nhanh chóng, quyết liệt hơn nhằmtheo sát với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia

1.3 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

CÓ LIÊN QUAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN SẼ TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU

Trang 26

1.3.1 Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu có liên quan

Các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án được nêu ra ở trênnghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau của công tác cán bộ nói chung và côngtác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng, đặc biệt đến vấn đềnâng cao chất lượng đào tạo CCLLCT trong giai đoạn hiện nay Những kếtquả nghiên cứu đó có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết những nhiệm

vụ trọng tâm của luận án Có thể rút ra một số nội dung cơ bản sau:

Một là, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là một

trong những khâu có ý nghĩa quyết định trong chiến lược cán bộ trong nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ Thực tiễn không ngừng biến đổi, đòi hỏi nộidung đào tạo, bồi dưỡng cũng không ngừng được bổ sung, phát triển phù hợpvới sự vận động phát triển của xã hội trong từng giai đoạn cách mạng, đòi hỏiđội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý phải không ngừng học tập, nghiên cứu đểnâng cao trình độ ngang tầm nhiệm vụ Do vậy, hơn lúc nào hết, chúng tangày càng nhận thức đầy đủ hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của công táccán bộ nói chung và việc đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo,quản lý nói riêng

Hai là, đào tạo CCLLCT cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là một

trong nội dung quan trọng của đào tạo, bồi dưỡng LLCT, nhằm trang bị kiếnthức, trình độ LLCT, tư duy khoa học, góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị,

để cán bộ lãnh độ, quản lý công tác tốt hơn; việc đào tạo CCLLCT cho độingũ cán bộ lãnh độ, quản lý Đào tạo, bồi dưỡng lý luận về chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ rất quan trọng được Đảng - với

tư cách là đảng cầm quyền giao cho Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minhcùng các học viện trực thuộc và hệ thống các trường đảng của các tỉnh, thànhphố

Ba là, trong những năm qua, công tác đào tạo CCLLCT cho cán bộ

lãnh độ, quản lý được các cấp uỷ đảng quan tâm và đạt nhiều kết quả quan

Trang 27

trọng: Hệ thống cơ sở đào tạo đã được củng cố và phát triển; quy mô đào tạokhông ngừng mở rộng, bảo đảm thực hiện kế hoạch được giao, đã đào tạođược một số lượng lớn cán bộ lãnh đạo, quản lý đào tạo CCLLCT; có nhiều

cố gắng đổi mới chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng; đội ngũ giảngviên tăng về số lượng, được đào tạo cơ bản; công tác quản lý đào tạo đượcchú trọng, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở đào tạo được cảithiện… Những kết quả của công tác đào tạo CCLLCT đã góp phần làm chocán bộ lãnh đạo, quản lý nhận thức đúng đắn về tình hình đất nước, nâng caonăng lực, tư duy công tác góp phần quan trọng vào công tác xây dựng đảng,chính quyền và đoàn thể chính trị - xã hội, giữ vững ổn định chính trị và thựchiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Bốn là, từ kinh nghiệm của một số nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

và công chức có thể rút ra một số vấn đề cần tham khảo nhằm góp phần nângcao chất lượng đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam, đó là:

- Xác định rõ vị trí, tầm quan trọng có ý nghĩa của công tác đào tạo, bồidưỡng cán bộ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhằmnâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền trong việclãnh đạo, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

- Chú trọng thiết kế, xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phùhợp với từng đối tượng Kết hợp đào tạo ở trường lớp với đào tạo, bồi dưỡng,rèn luyện năng lực thực hành của cán bộ trong thực tiễn

- Xây dựng và hoàn thiện các quy trình đào tạo, bồi dưỡng, gắn đào tạovới quy hoạch, bố trí, sử dụng, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng trước khi đề bạt,

bổ nhiệm cán bộ

- Xây dựng, bổ sung hoàn thiện các quy chế, quy định về chế độ họctập của cán bộ hàng năm, nhằm đưa công tác này trở thành nề nếp, thườngxuyên

Trang 28

- Xây dựng và thực hiện tốt thể chế quản lý thống nhất công tác đàotạo, bồi dưỡng cán bộ.

1.3.2 Những vấn đề luận án sẽ tập trung nghiên cứu

Mặc dầu đã có nhiều công trình nghiên cứu đã đi sâu, phân tích và làm

rõ vai trò của đào tạo LLCT, trong đó có CCLLCT, nhưng vấn đề đang đặt ra

là làm thế nào để công tác này đạt hiệu quả cao hơn, thiết thực hơn để nângcao chất lượng đào tạo CCLLCT đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới Đâychính là những vấn đề mà luận án cần phải làm rõ Luận án sẽ tập trungnghiên cứu những vấn đề sau:

Một là, nghiên cứu những vấn đề lý luận về chất lượng đào tạo

CCLLCT, từ đó khái quát lại những tiêu chí để đánh giá chất lượng của đàotạo CCLLCT cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện nay

Hai là, khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo CCLLCT cho

đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thời gian qua, xác định nguyên nhân vànhững vấn đề đặt ra từ thực trạng đó

Ba là, đề xuất các giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng đào tạo

CCLLCT cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện nay ở nước ta

Trang 29

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CAO CẤP

LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ 2.1 CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ VÀ ĐÀO TẠO CAO CẤP

LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ

2.1.1 Khái niệm cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ lãnh đạo quản lý diện đào tạo cao cấp lý luận chính trị

2.1.1.1 Khái niệm cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta

* Lãnh đạo, quản lý

Theo Từ điển Tiếng Việt, lãnh đạo là “đề ra chủ trương, đường lối và tổchức thực hiện” [88, tr.838], còn quản lý là “tổ chức và điều khiển các hoạtđộng theo yêu cầu nhất định” [88, tr.1242] Như vậy, lãnh đạo và quản lý làhai hoạt động khác nhau nhưng cũng có những nội dung giống nhau Do đó,cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý với tư cách là chủ thể của hoạt động lãnhđạo và quản lý hai khái niệm có những điểm tương đồng nhưng cũng cónhững điểm khác biệt

Về nội dung công việc, lãnh đạo và quản lý khác nhau khá xa Hoạtđộng lãnh đạo thường được hiểu là: xác định phương hướng, mục tiêu lâu dài(cả trung hạn và dài hạn), lựa chọn chủ trương chiến lược, điều hoà phối hợpcác mối quan hệ và động viên, thuyết phục con người, trong khi hoạt độngquản lý bao gồm các việc: xây dựng kế hoạch (bao gồm cả xác định mục tiêu

cụ thể, quy định tiêu chuẩn đánh giá và thể chế hoá), sắp xếp tổ chức (phân bổnhân lực, vật lực, thời gian ), chỉ đạo, điều hành (hướng dẫn, động viên ),kiểm soát (mục tiêu, sửa chữa sai sót nếu có)

Như vậy, có thể nói hoạt động lãnh đạo giống như một nghệ thuật, chonên, người lãnh đạo chắc chắn cần có tài năng; còn hoạt động quản lý thiên vềmặt kỹ thuật, đòi hỏi người quản lý phải có kỹ năng, có thể thông qua học tập

Trang 30

mà trở thành thành thạo Trong những tình huống có nhiều biến động, thườngcần có lãnh đạo để xử lý và ứng phó với những rủi ro có tính chiến lược Còntrong những thời kỳ ổn định, biến động ít hoặc nhỏ, các quy luật hoạt độngvẫn giữ bình thường thì lại cần những nhà quản lý để tạo ra những năng suất

và hiệu quả cần thiết Khi công việc phức tạp, đụng chạm đến nhiều ngườitham gia, mục đích không thật rõ ràng, nhiệm vụ khó khăn, nhân tố ảnhhưởng nhiều thì cần làm rõ mục tiêu, điều tiết các mối quan hệ, động viênthuyết phục nên phải có bàn tay lãnh đạo Còn với công việc tương đối đơngiản thường ít người tham gia, mục tiêu rõ ràng, khó khăn ít, chỉ cần có kếhoạch chu đáo, tổ chức chặt chẽ, nắm tình hình chắc là là có thể quản lý thànhcông được Lãnh đạo quan tâm đến hiệu quả toàn cục, còn quản lý thường chú

ý đến hiệu suất của mỗi công việc được giao

Có thể hiểu: Lãnh đạo là chỉ đường, vạch lối, nhìn xa trông rộng,hướng tới mục tiêu cuối cùng, còn quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạtđộng theo các yêu cầu đó Lãnh đạo quan tâm đến những vấn đề chiến lược,những mục tiêu lâu dài, còn quản lý chú trọng những yêu cầu có tính chiếnthuật, mục tiêu cụ thể và thường là ngắn hạn Lãnh đạo có thể gắn với cáckhía cạnh trừu tượng của cuộc sống, còn quản lý thường phải xử lý những vấn

đề rất thực tế Lãnh đạo thuộc lĩnh vực chính trị, người lãnh đạo là nhà chínhtrị, còn quản lý thuộc lĩnh vực hành chính, người làm quản lý là những “nhàhành chính”

Về phương thức hoạt động thì lãnh đạo dùng biện pháp động viên,thuyết phục, gây ảnh hưởng dựa vào đạo lý là chính, trái lại quản lý phải sửdụng các biện pháp tổ chức chặt chẽ, dựa vào ràng buộc của pháp chế, thểchế Lãnh đạo tác động đến ý thức của con người, còn quản lý sử dụng conngười như một nguồn lực, nguồn nhân lực bên cạnh nguồn tài lực và vật lực.Lãnh đạo thuộc về phạm trù tư tưởng, lý luận và đạo đức, không có tính

Trang 31

cưỡng chế, còn quản lý lại thuộc phạm trù luật pháp, pháp qui, có ý nghĩacưỡng chế rõ rệt.

Về phạm vi và mức độ tác động, lãnh đạo liên quan đến mục tiêu dàihạn, đến những nhiệm vụ, chủ trương chiến lược, đến việc động viên, thuyếtphục con người, còn quản lý thường gắn với kế hoạch cụ thể, tổ chức cụ thể,chỉ đạo cụ thể, nắm chặt tình huống cụ thể

Tuy nhiên, lãnh đạo và quản lý cũng hoàn toàn không phải là hai kháiniệm đối lập, trái lại, giữa lãnh đạo và quản lý lại có nhiều chỗ tương đồng,gần như bổ sung cho nhau, công việc quan trọng quốc gia hay chỉ của mộtdoanh nghiệp cũng cần cả lãnh đạo và quản lý

Lãnh đạo và quản lý đều phục vụ chung một mục đích cuối cùng, dù làcủa một tổ chức kinh tế, văn hoá hay một địa hạt lãnh thổ, một quốc gia, mụctiêu dài hạn hay ngắn hạn cũng đều là để đạt được mục đích cuối cùng màthôi Các nhiệm vụ kế hoạch cụ thể có đạt thì các chủ trương chiến lược mới

có cơ thực hiện, sự chỉ đạo thường xuyên có chặt chẽ, đúng quy phạm phápluật, thì sự nghiệp mới hoàn thành, có hiệu suất công việc thì cuối cùng mới

có hiệu quả, Như vậy, lãnh đạo và quản lý là hai góc độ của một công việc,một công vụ Đương nhiên, lãnh đạo phải đi trước một bước, biết nhìn xatrông rộng, vạch đường chỉ lối, phải biết theo dõi tiến trình quản lý bằng conmắt chiến lược và cuối cùng đánh giá kết quả chung, không chỉ của quá trìnhquản lý

Trong tiến trình thực hiện một đường lối hay một chủ trương quantrọng, hai quá trình lãnh đạo và quản lý thường bổ sung cho nhau, đan xennhau mà không cản trở nhau Tuy phải đợi kiểm tra hoàn thành mục tiêu cuốicùng thì hai quá trình mới gần như cùng kết thúc, song quá trình lãnh đạo phải

đi trước một bước và chiếm nhiều thời gian hơn về giai đoạn đầu, còn quátrình quản lý chiếm nhiều thời gian hơn ở giai đoạn sau Nếu ta coi đơn giảntiến trình tiến hành một công việc lớn nhỏ là bao gồm 3 khâu: ra quyết định,

Trang 32

tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá kết quả thì khâu ra quyết định chủ yếuthuộc thẩm quyền của người lãnh đạo, khâu thực hiện thuộc trách nhiệm củangười quản lý, còn khâu kiểm tra đánh giá thì thuộc cả hai chức năng, mỗichức năng thực hiện theo các tiêu chí riêng Nếu đặt vấn đề đơn giản hơn nữa,chỉ có hai khâu quyết sách và thực thi thì ranh giới giữa lãnh đạo và quản lý

ra một số quyết định cụ thể để cấp quản lý dưới thực hiện Như vậy, dù cónhững sự khác biệt giữa người quản lý và người lãnh đạo, nhưng cả hai cócấu trúc trùng lắp nhau: khi nhà quản lý dấn thân gây tác động đến một nhóm

để đạt được mục tiêu đề ra, họ đang làm nhiệm vụ của lãnh đạo; khi nhà lãnhđạo dấn thân vào việc lập kế hoạch, hoặc định đội ngũ cán bộ, và kiểm soátthì họ đang làm công việc quản lý Cả hai đều gắng tác động đến một nhómcác cá nhân nhằm hướng tới đạt được mục tiêu đã xác định

Chế độ chính trị ở Việt Nam hiện nay vận hành theo cơ chế “Đảng lãnhđạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” Trong cơ chế này, chủ thể lãnhđạo và quản lý có thể hiểu là: Ban Chấp hành Trung ương là lãnh đạo, Chínhphủ quản lý (ở Trung ương); cấp uỷ các cấp lãnh đạo, chính quyền quản lý (ởđịa phương) và ngay trong một đơn vị nhỏ cũng có vai trò của chi bộ và chínhquyền Nói một cách giản đơn, có thể coi cán bộ Đảng là cán bộ lãnh đạo, cán

bộ chính quyền là cán bộ quản lý Nhưng thực tế không đơn giản như vậy Ở

cơ sở, một bí thư đảng uỷ xã không chỉ là người lãnh đạo (trong việc đề xuất

Trang 33

chủ trương, chính sách) mà còn làm những việc cụ thể trong tổ chức thựchiện; một chủ tịch xã là người thực hiện nghị quyết của đảng bộ xã nhưngđồng thời cũng là thành viên trong Ban Chấp hành đảng bộ Lên các cấp caohơn, việc phân biệt lãnh đạo và quản lý có rõ hơn nhưng cũng không hoàntoàn khác biệt Ngay trong công việc quản lý quốc gia, Chính phủ vẫn phảiluôn luôn ra những quyết định, hoặc là để xử lý một số vấn đề cụ thể, hoặc là

để ban hành một số quy định có tính thể chế lâu dài, nghĩa là thực hiện một sốnhiệm vụ lãnh đạo; về phía Đảng lãnh đạo cũng vậy, có những công việc hiệnnay chưa cải tiến được, tổ chức lãnh đạo vẫn phải kiêm quản lý như công táckhoa học xã hội Rõ ràng là rất khó tách bạch giữa lãnh đạo và quản lý, hìnhthức lãnh đạo trực tiếp, toàn diện và tuyệt đối cũng là một cách hoà lẫn lãnhđạo và quản lý

* Cán bộ lãnh đạo, quản lý

Những năm trước đây, những người làm việc trong các cơ quan của hệthống chính trị được gọi chung là cán bộ Sau khi có Luật cán bộ, công chức,Luật viên chức thì các khái niệm liên quan đến người lao động trong hệ thốngchính trị từng bước được hình thành

Theo Điều 4, Luật Cán bộ, công chức: cán bộ là người được bầu cử,phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan củaĐảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội; công chức làngười được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơquan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ởTrung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sáchnhà nước [91]

Cán bộ lãnh đạo, quản lý là cán bộ, công chức làm nhiệm vụ lãnh đạo,quản lý Họ có điểm phân biệt khác nhau, nhưng có một điểm chung nhất đều

là người được bầu cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức vụ nhất định trong một tổchức hoặc một cơ quan lãnh đạo hoặc quản lý đề tổ chức thực hiện các nhiệm

Trang 34

vụ khác nhau trong đời sống kinh tế - xã hội ở các cấp, các ngành theo Hiếnpháp, pháp luật của Nhà nước hoặc theo điều lệ của các tổ chức chính trị, tổchức chính trị - xã hội.

Như vậy, cán bộ lãnh đạo, quản lý là những người giữ chức vụ nhấtđịnh, làm việc trong hệ thống tổ chức của hệ thống chính trị và thực hiện chứcnăng lãnh đạo, quản lý theo quy định Trong thực tế ở nước ta, sự phân biệtcán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý chưa tường minh, càng xuống cấp thấp thìđiều này thể hiện càng rõ, nhất là ở cấp cơ sở, đặc biệt trong điều kiện cán bộluân chuyển thường xuyên như hiện nay Với phần đông cán bộ đứng đầu cơquan, tổ chức trong hệ thống chính trị, trong mối quan hệ với cấp trên thì làcán bộ quản lý, còn trong quan hệ với cấp dưới lại là cán bộ lãnh đạo Chonên, khái niệm cán bộ lãnh đạo, quản lý là khái niệm dùng chung để chỉnhững người có chức vụ, có quyền hạn, đảm nhiệm những trọng trách củaĐảng, Nhà nước và đoàn thể nhân dân từ Trung ương đến địa phương trên cáclĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, khoa học- kỹthuật…

Từ khái niệm chung về cán bộ lãnh đạo, quản lý có thể phân loại cán bộlãnh đạo, quản lý theo nhiều cách, chẳng hạn:

- Phân loại theo cấp bậc, chức vụ, tức là căn cứ vào vị trí, vai trò củacán bộ lãnh đạo, quản lý Theo cách phân loại này, ta có các loại cán bộ lãnhđạo, quản lý như: cán bộ cao cấp, cán bộ trung cấp, cán bộ sơ cấp…

- Phân loại theo hình thức tổ chức trong hệ thống chính trị Theo cáchphân loại này có thể có các loại cán bộ như: cán bộ lãnh đạo, quản lý trongcác cơ quan đảng; cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan chính quyềnnhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các tổ chức đoàn thể xã hội

- Phân loại theo lĩnh vực hoạt động thì có các loại cán bộ hoạt độngchính trị, hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động sản xuất, kinh doanh…

Trang 35

2.1.1.2 Khái niệm cán bộ lãnh đạo, quản lý diện đào tạo cao cấp lý luận chính trị

Theo Quy định số 54-QĐ/TW ngày 12/5/1999 của Bộ Chính trị về

“Chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng” [16], các đối tượng được đàotạo CCLLCT gồm: đảng viên là cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, thành, cán

bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành Trung ương, uỷ viên thường vụ các đoànthể Trung ương, ban giám đốc các tổng công ty, các doanh nghiệp lớn của nhànước (có quy định riêng); đảng viên là cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện,quận và cán bộ lãnh đạo một số ban, ngành cấp tỉnh, một số doanh nghiệp (có quy định riêng)

Cụ thể hoá Quy định này phù hợp với yêu cầu giai đoạn mới, Ban Tổchức Trung ương đã ban hành quy định về đối tượng đào tạo CCLLCT, cụ thểcán bộ lãnh đạo, quản lý được cử đi đào tạo CCLLCT gồm hai nhóm cán bộ:

Nhóm cán bộ thứ nhất là các vụ trưởng, phó vụ trưởng và tương đương

trở lên của các bộ, ban, ngành, đoàn thể, đảng uỷ trực thuộc Trung ương; tỉnh

uỷ viên, thành uỷ viên, trưởng, phó các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, thànhphố trở lên; cán bộ chủ chốt cấp huyện (Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch Hội đồngnhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân) và tương đương; cán bộ được quy hoạchvào các chức danh này

Nhóm cán bộ thứ hai là các trưởng, phó phòng và tương đương của các

bộ, ban, ngành, đoàn thể, đảng uỷ trực thuộc Trung ương; trưởng phòng vàtương đương của các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, thành phố; cấp uỷ viêncấp huyện, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dâncấp huyện và tương đương; trưởng phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện vàtương đương; cán bộ được quy hoạch vào các chức danh nêu trên

Tiêu chuẩn cán bộ cử đi học cao cấp lý luận chính trị

Trang 36

Cán bộ thuộc diện đào tạo CCLLCT phải là Đảng viên Đảng cộng sảnViệt Nam; có bằng tốt nghiệp đại học trở lên trong hệ thống giáo dục quốcdân Việt Nam hoặc ở nước ngoài.

Về độ tuổi: đối với hệ tại chức, cán bộ có tuổi đời từ 40 trở lên đối vớinam, 35 trở lên đối với nữ đang giữ chức danh theo quy định; đối với hệ tậptrung, cán bộ có tuổi đời dưới 40 đối với nam, dưới 35 đối với nữ đang giữchức danh theo quy

Có một số quy định riêng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện đangcông tác từ 3 năm trở lên ở huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệtkhó khăn, các huyện biên giới, hải đảo, đơn vị và vị trí công tác đặc thù, nếuchưa có bằng tốt nghiệp đại học thì phải có bằng tốt nghiệp trung cấp hoặccao đẳng về chuyên môn và bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị - hànhchính

Những trường hợp được xem xét, vận dụng về độ tuổi tham gia đào tạoCCLLCT hệ không tập trung ít hơn 5 tuổi so với quy định gồm: cán bộ lãnhđạo, quản lý đang công tác 3 năm trở lên ở huyện miền núi, vùng sâu, vùng

xa, vùng đặc biệt khó khăn, huyện biên giới, hải đảo; cán bộ lãnh đạo, quản lý

là cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Theo Quyết định số QĐ/TW, ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Ban Bí thư về ban hành “Quy chếcán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh”); cán bộ, phóng viên, biêntập viên các cơ quan báo chí (Theo Chỉ thị số 25- CT/TW, ngày 31-7-2008của Ban Bí thư “Về tăng cường công tác xây dựng Đảng trong các cơ quanbáo chí”); cán bộ lãnh đạo, quản lý là cấp trưởng ở cơ quan, đơn vị, doanhnghiệp (thuộc đối tượng đi học) khi đi học không có người thay thế; cán bộđang công tác giảng dạy, nghiên cứu ở các học viện; viện nghiên cứu; trườngđại học; trường chính trị, trung tâm bồi dưỡng chính trị (bao gồm: cán bộ cấp

289-vụ, khoa, phòng, giảng viên chính trở lên); cán bộ đang công tác trong lựclượng vũ trang có quân hàm từ trung tá trở lên; cán bộ, công chức có thời gian

Trang 37

giữ ngạch chuyên viên chính (và tương đương) từ 4 năm trở lên và có trong

kế hoạch được dự thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp (và tương đương); cán

bộ là thư ký các đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng, bộ trưởng, bí thư tỉnh

uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương và tương đương trở lên

Cán bộ lãnh đạo, quản lý hoặc trong quy hoạch thuộc đối tượng được đihọc, nếu chưa phải là đảng viên thì phải là đoàn viên ưu tú, có triển vọng kếtnạp Đảng cộng sản Việt Nam, được xét cử đi đào tạo CCLLCT hệ tập trung

Các chức sắc tôn giáo có yêu cầu đào tạo CCLLCT thì được học tại cácHọc viện Chính trị khu vực, do cấp uỷ trực thuộc Trung ương đề nghị và có ýkiến đồng ý bằng văn bản của Ban Tổ chức Trung ương

Như vậy, cán bộ lãnh đạo, quản lý diện đào tạo cao cấp lý luận chínhtrị, là những cán bộ trung, cao cấp đang giữ các chức vụ nhất định trong hệthống chính trị, được cấp có thẩm quyền xét, cử đi đào tạo theo đúng đốitượng, tiêu chuẩn do Trung ương quy định

2.1.2 Đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý

- khái niệm, vai trò, nội dung, phương thức và đặc điểm

2.1.2.1 Khái niệm đào tạo cao cấp lý luận chính trị

Lý luận là một phạm trù khoa học phản ánh hiện thực khách quan, tồntại và phát triển cùng với sự phát triển của trí tuệ loài người trên mọi lĩnh vực

tự nhiên và xã hội Lý luận xuất phát từ thực tiễn và có vai trò định hướng, soiđường cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả hơn Theo Từ điển tiếng Việt: “Lýluận là hệ thống những tư tưởng được khái quát hoá từ kinh nghiệm thực tiễn,

có tác dụng chỉ đạo thực tiễn”; “là kiến thức được khái quát hoá và hệ thốnghoá trong một lĩnh vực nào đó” [88, tr.872]

Lý luận được hiểu là hệ thống tri thức được khái quát từ thực tiễnkhách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy của con người, được biểu đạt

Trang 38

dưới dạng các khái niệm, phạm trù, quy luật, tư tưởng, quan điểm, nhằmgiúp con người chi phối và cải tạo thực tiễn trên lĩnh vực nào đó.

Chính trị là “những vấn đề về tổ chức và điều khiển bộ máy nhà nước,hoặc những hoạt động của một giai cấp, một chính đảng nhằm giành hoặc duytrì quyền điều khiển bộ máy nhà nước”; là “những hiểu biết hoặc những hoạtđộng để nâng cao hiểu biết về mục đích, đường lối, nhiệm vụ đấu tranh củamột giai cấp, một chính đảng nhằm giành hoặc duy trì quyền điều khiển bộmáy nhà nước” [88, tr.266]

Như vậy, lý luận chính trị được hiểu là hệ thống tri thức về những vấn

đề về tổ chức và điều khiển bộ máy nhà nước, hoặc những hoạt động của mộtgiai cấp, một chính đảng nhằm giành hoặc duy trì quyền điều khiển bộ máynhà nước”

Lý luận chính trị là bộ phận quan trọng trong kho tàng lý luận của nhânloại giới hạn trong lĩnh vực chính trị, phản ánh mối quan hệ của các giai cấptrong việc giành và giữ chính quyền Nói cách khác, lý luận chính trị là hệthống tri thức về lĩnh vực chính trị thể hiện thái độ và lợi ích giai cấp đối vớiquyền lực nhà nước trong xã hội có giai cấp, là kết quả của hoạt động nghiêncứu khoa học và thực tiễn chính trị của nhiều người, qua nhiều thế hệ

Lý luận chính trị là sản phẩm của hoạt động nghiên cứu về lý luận vàthực tiễn chính trị của giai cấp trong việc đấu tranh giành, giữ và xây dựngchính quyền nhà nước, phản ánh tính quy luật của các quan hệ kinh tế - chínhtrị - văn hoá - xã hội, thể hiện lợi ích và thái độ của giai cấp đối với quyền lựcnhà nước nhằm trang bị thế giới quan và thúc đẩy hành vi thực hiện mục tiêu,

lý tưởng chính trị của giai cấp

Lý luận chính trị của giai cấp công nhân là sự khái quát tri thức nhânloại và tổng kết kinh nghiệm của phong trào công nhân thế giới, làm công cụđắc lực cho việc giành và giữ chính quyền của giai cấp công nhân ở mỗi quốcgia, dân tộc Theo Lênin, lý luận có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp

Trang 39

cách mạng: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong tràocách mạng” và “chỉ đảng nào được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới

có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong” [118, tr.30-32] Hồ ChíMinh cũng cho rằng: “Đảng không có chủ nghĩa cũng như người không có tríkhôn, tàu không có bàn chỉ nam” [79, tr.268]

Lý luận chính trị ở Việt Nam hiện nay là hệ thống những nguyên lý củachủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cùng những tinh hoa tư tưởngchính trị của dân tộc và nhân loại Nó phản ánh tính quy luật của các quan hệkinh tế - chính trị - xã hội, thể hiện lợi ích và thái độ của giai cấp công nhân

và nhân dân lao động đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa, là công cụ quan trọng cho việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam

xã hội chủ nghĩa

Lý luận chính trị bao gồm những tri thức tổng hợp, liên ngành mangtính đảng, tính giai cấp rõ rệt, đồng thời có tính khái quát hoá, trừu tượng hoá

và tính dự báo khoa học cao Điều này khẳng định vai trò và tầm quan trọng

to lớn của nó đối với nhận thức và hành động của từng cá nhân nói riêng và

sự phát triển của toàn xã hội nói chung, đồng thời cho thấy sự khó khăn, phứctạp của quá trình sáng tạo, nhận thức và vận dụng lý luận chính trị

Quy định số 285-QĐ/TW, ngày 25/4/2015 của Bộ Chính trị xác định

“Lý luận chính trị là hệ thống tri thức được rút ra từ tổng kết thực tiễn, nghiêncứu khoa học và được khái quát hoá bằng phương pháp khoa học, làm cơ sở

lý luận, khoa học cho các hoạt động của Đảng, Nhà nước” [23]

Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân,đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam;đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động vàcủa dân tộc Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nềntảng tư tưởng, lý luận của mình Cơ sở lý luận của đường lối, chủ trương của

Trang 40

Đảng được xây dựng trên nền tảng tư tưởng lý luận cách mạng và khoa học

đó LLCT ở đây là LLCT của Đảng Cộng sản Việt Nam, là những kinhnghiệm được khái quát từ thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp côngnhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, có tác động chỉ đạo sự nghiệpđấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của nhân dân Việt Nam

Theo Quy định này, có 3 cấp trong học tập lý luận chính trị Các cấphọc này có mục tiêu chung cơ bản như nhau, đó là: Trang bị cho người họcnhững kiến thức cơ bản và cần thiết về lý luận chính trị - hành chính; củng cố,nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ lãnh đạo, quản lý; kỹnăng tổ chức thực hiện nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó

Sự khác nhau của mỗi cấp thể hiện trên các mục tiêu, yêu cầu cụ thể, đốitượng, thời gian và nhất là nội dung chương trình đào tạo của mỗi cấp học lýluận chính trị

Cao cấp lý luận chính trị là bậc cao nhất trong hệ thống chương trình lýluận chính trị dành riêng cho các đảng viên là cán bộ trung, cao cấp đang giữnhững chức vụ lãnh đạo, quản lý nhất định trong hệ thống chính trị với mụctiêu trang bị cho người được đào tạo hệ thống tri thức của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở tầm khái quát nhất, đầy đủ nhất cùng vớinhưng tri thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý nhằm phát triển tư duy, tầm nhìnchiến lược cũng như lề lối làm việc, tác phong công tác của người cán bộ lãnhđạo, quản lý, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa(CNH, HĐH) hiện nay

Ngày đăng: 30/01/2024, 20:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w