Khái niệm cầu: Cầu của một sản phẩm là số lượng sản phẩm ứng với các mức giá khác nhau mà người tiêu dùng sẵn lòng mua trong một khoảng thời gian xác định với giả định các yếu tố khác kh
Trang 1TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH _
BÀI TẬP NHÓM KINH TẾ VI MÔ
ĐỀ TÀI: CUNG CẦU VÀ TRẠNG THÁI CÂN BẰNG
Họ Tên Mã số sinh viên
1 ĐẬU HỒNG DƯƠNG 2402200
2 TRƯƠNG XUÂN DIỆU 2402414
3 HUỲNH THỊ DIỄM 2402396
4 NGUYỄN NHƯ HUYNH 2402634
5 NGUYỄN THỊ HOÀNG NHUNG 2402245
6 LƯƠNG THỊ NHUNG 2103451
7 LÊ ĐOÀN MINH TRÍ 2402645
8 NGUYỄN THỊ GIÀU 2402504
9 ĐẶNG QUỐC VIỆT 2403109
10 ĐẶNG HỒNG THẮM 2402500
LỚP: CĐTMĐT28E, 28F NĂM HỌC 2024 – 2025
GVHD: Ths.TRỊNH MINH QUANG
Trang 2TP HỒ CHÍ MINH 10/2024
Trang 3MỤC LỤC
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ 2
I Tóm tắt lý thuyết 3
1 Cầu 3
1.1 Khái niệm cầu 3
1.2 Công cụ biểu diễn cầu 3
1.3 Qui luật cầu 4
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu 4
2 Cung (Supply) 6
2.1 Khái niệm 6
2.2 Công cụ biểu diễn cung 7
2.3 Qui luật cung 8
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung 8
3 Cân bằng cung – cầu 9
3.1 Trạng thái cân bằng cung – cầu 9
3.2 Sự thay đổi của trạng thái cân bằng 10
II Các dạng bài tập 11
III Cách giải 12
IV Ứng dụng 14
Trang 4BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
ST
00 100/100 Đảm nhận cả lí thuyết, bài tập, ứng
dụng, tổng hợp file, chỉnh lại tất cả phần các bạn đã làm
14 50/100 Có làm phần lí thuyết nhưng
không đạt yêu cầu
96 50/100 Phần ứng dụng không đạt yêu cầu
34 80/100 Có làm nhưng gửi không đúng hạn
dealine
5 Nguyễn Thị Hoàng
51 100/100 Nộp bài tập đúng hạn
45 70/100 Có làm phần lí thuyết nhưng
không đạt yêu cầu
04 0/100 Tổng hợp file nhưng không làm
09 0/100 Không gửi file lí thuyết nào
00 50/100 Phần ứng dụng không đạt yêu cầu
Trang 5I Tóm tắt lý thuyết
1 Cầu
1.1 Khái niệm cầu:
Cầu của một sản phẩm là số lượng sản phẩm ứng với các mức giá khác nhau mà người tiêu dùng sẵn lòng mua trong một khoảng thời gian xác định với giả định các yếu tố khác không đối
Để có cầu phải hội đủ hai yếu tố: một là phải muốn mua tức là sản phẩm đó phải đem lại hữu dụng cho người mua, thứ hai họ phải có khả năng thanh toán nghĩa là họ phải có
Cần phân biệt sự khác nhau giữa cầu với nhu cầu, cầu và lượng cầu Khi một người quyết định mua một hàng hóa và dịch vụ nào trên thị trường thì họ dựa vào cầu của họ chứ không chỉ dựa vào nhu cầu Vậy, cầu khác nhu cầu ở chỗ, cầu là những nhu cầu, mong muốn có khả năng thanh toán của người tiêu dùng, còn nhu cầu là những mong muốn, khát vọng vô hạn của con người Điều này dẫn đến sự khác nhau giữa cầu và lượng cầu
VD: Lượng cầu đối với một hàng hoá nào đó có thể lớn hơn lượng hàng hoá thực tế bán ra Ví dụ, để thu hút khách hàng, mỗi tháng cửa hàng đĩa hát CD bán khuyến mại một lần vào ngày đầu tháng 20 đĩa ca nhạc với giá 10.000 đồng 1 chiếc Tại mức giá thấp đó, người tiêu dùng muốn và sẵn sàng mua 30 chiếc CD, nhưng vì cửa hàng chỉ bán 20 chiếc đĩa hát nên người tiêu dùng chỉ mua được 20 chiếc CD Vậy lượng cầu là 30 – là lượng người tiêu dùng muốn mua nhưng lượng thực tế bán ra chỉ là 20 chiếc
1.2 Công cụ biểu diễn cầu:
a) Biểu cầu: Biểu cầu là bảng số liệu mô tả số lượng cầu về hàng hóa hay dịch vụ mà
người tiêu dùng mua tương ứng với các mức giá cả khác nhau.
VD: Mô tả cầu về thị trường cam tại xã X
Biểu cầu về thị trường Cam tại xã X
Trang 6Đơn giá P ( Ngàn đồng/kg)
Lượng cầu thị trường Qx
(500kg)
b) Đường cầu:
Đường cầu là đường tập hợp những điểm tiêu dùng có mức sản lượng tương ứng với giá cả hàng hóa Đường cầu cho chúng ta biết người tiêu dùng sắn lòng mua một lượng hàng hóa và dịch vụ bao nhiêu ứng với mỗi mức giá trên một đơn vị hàng hóa mà họ phải trả Đường này dốc xuống bởi vì người tiêu dùng thường sẵn lòng mua nhiều hơn ở mức giá thấp hơn, bởi vì giá thấp hơn khuyến khích những người tiêu dùng đang sử dụng mặt hàng này sẽ mua nhiều hơn, những người trước đây không có khả năng mua nay có thể có khả năng mua nên sẽ mua
c) Hàm số cầu:
Hàm số cầu là một hàm nhiều biến, phản ánh mối liên hệ giữa lượng cầu và các nhân
tố ảnh hưởng đến nó Hàm cầu được biểu diễn như sau: QD = f(P, I, Pxy )
Tuy nhiên, trong các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu thì giá cả là nhân tố quan trọng nhất nên để đơn giản, người ta nghiên cứu hàm số cầu với một biến giá cả
Q D = f (P) = aP + b (với a <0)
Trong đó: b là hệ số chặn của đường cầu trên trục hoành, a là hệ số góc hay độ dốc
của đường câu: a= ΔQ
Δ P
Với số liệu trong bảng, biểu trên, ta có hàm số cầu của sản phẩm X như sau:
Q D= -7/10P + 42 hay P = -10/7Q D + 60
1.3 Qui luật cầu:
Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đối, khi giá một mặt hàng tăng lên thì lượng cầu mặt hàng đó giảm xuống và ngược lại.Qui luật có thể tóm tắc như sau:
P ↑=¿Q D ↓
P ↓=¿Q D ↑
Trang 71.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu:
Bên cạnh lượng cầu về một sản phẩm phụ thuộc vào giá của sản phẩm đó, cầu của một sản phẩm hay dịch vụ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác: thu nhập, thị hiếu, giá cả hàng hóa có liên quan, qui mô dân số
QD = f( P, I, P y, T, N, E)
a) Các yếu tố làm dịch chuyển đường cầu (Shift of the demand curve)
Các yếu tố ngoại sinh (exogenous factors) khi thay đổi làm cho đường cầu dịch động cầu hàng hóa và dịch vụ chuyển sang phải hoặc trái tức là cầu tăng hoặc giảm Các yếu tố ngoại sinh chủ yếu tác động:
i) Thu nhập của người tiêu dùng;
ii) Giá cả hàng hóa có liên quan;
iii) Sở thích hay thị hiếu;
iv) Qui mô thị trường;
v) Kỳ vọng;
i) Thu nhập (Income);
Thu nhập là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các quyết định của những người tiêu dùng Sự thay đổi về thu nhập thường dẫn đến sự thay đổi trong nhu cầu của họ Tuy nhiên, ảnh hưởng của thu nhập đến cầu về các hàng hóa có thể là khác nhau, tùy theo tính chất của chính hàng hóa mà ta xem xét:
- Hàng hóa thông thường (normal goods): Cầu về một loại hàng hóá sẽ tăng khi thu
nhập của người tiêu dùng tăng lên
Ngược lại, khi thu nhập giảm, người tiêu dùng về hàng hóa sẽ giảm Lượng cầu ở mọi mức giá đều giảm Đường cầu sẽ dịch chuyển sang trái, cầu giảm
- Hàng hóa thứ cấp (inferior goods): Hàng hóa thứ cấp thường có giá thấp hơn hàng
hoá thông thường, là loại mặt hàng người tiêu dùng không muốn mua khi có điều kiện dư giả hơn hay thu nhập tăng lên
ii) Giá của các loại hàng hóa liên quan
Khi loại giá cả này thay đối, đường cầu về hàng hóá mà ta đang phân tích sẽ thay đổi
và dịch chuyển Tác động như vậy diễn ra như thế nào tuỳ thuộc vào quan hệ của những hàng hóá trên với hàng hóa đang được thể hiện trên đường cầu
- Hàng hóa thay thế (Substitutes goods)
Trang 8Là những sản phẩm có thể thay thế cho nhau trong việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Khi giá của một hàng hóa tăng lên, người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang sử dụng hàng hóa thay thế có giá thấp hơn Ví dụ, bơ và margarine là hai hàng hóa thay thế cho nhau Việc sử dụng hàng hóa thay thế có thể ảnh hưởng đến cung và cầu, cũng như giá cả trên thị trường
- Hàng hoá bổ sung (Complements goods):
Hàng hóa bổ sung là những sản phẩm thường được sử dụng cùng nhau, khi một sản phẩm tăng tiêu thụ thì sản phẩm còn lại cũng sẽ tăng theo Ví dụ, xăng và xe hơi là hàng hóa
bổ sung; khi nhu cầu về xe hơi tăng, nhu cầu về xăng cũng tăng theo Sự thay đổi giá của một trong hai hàng hóa này có thể ảnh hưởng đến nhu cầu của hàng hóa kia
iii) Thị hiếu (Taste)
Là khái niệm dùng để chỉ sở thích và xu hướng tiêu dùng của cá nhân hoặc nhóm người Nó phản ánh những gì mà người tiêu dùng ưa chuộng, từ loại sản phẩm, thương hiệu, đến phong cách sống
iv) Qui mô dân số ( Number of population)
Cầu của thị trường bằng tổng cầu của các cá nhân, khi số lượng người mua hay người tăng lên và ngược lại tiêu dùng trên một thị trường hàng hóa tăng lên thì cầu thị trường về hàng hóa này cũng
v) Kỳ vọng
Kỳ vọng là sự dự kiến thay đổi trong tương lai về giá, thu nhập, thị hiếu sẽ ảnh hưởng đến cầu hiện tại Khi giá kỳ vọng tăng, cầu về hàng hóa sẽ tăng, trái lại khi giá kỳ vọng giảm, cầu về hàng hóa sẽ giảm và cung là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người sản xuất muốn bán và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định
2 Cung (Supply)
2.1 Khái niệm
Cung của một sản phẩm là số lượng sản phẩm đó mà người bán sẵn lòng bán với các mức giá khác nhau, trong một khoảng thời gian nhất định.
Để có cung thì phải hội tụ đủ hai yếu tố: Người bán có khả năng bán tức là phải có hàng hóa và dịch vụ đồng thời người bán phải muốn bán hàng hóa và dịch vụ đó
Trang 9Chú ý phân biệt sự khác nhau giữa cung và lượng cung Cung khác lượng cung Cung là cả một mối quan hệ giữa lượng cung và giá, thể hiện hành vi của người bản đổi với
sự thay đổi của giá, còn lượng cung chỉ là một số lượng cụ thể về cung tại một mức giá nhất định, nó không phản ánh hành vi của người bán
Cung của từng cá nhân trên thị trường gọi là cung cá nhân, cung thị trường bằng tổng cung của các cá nhân trên thị trường, có nghĩa là lượng cung của thị trường bằng tổng lượng cung của mỗi cá nhân tại mỗi mức giá
2.2 Công cụ biểu diễn cung
a) Biểu cung
Biểu cung thể hiện mối quan hệ tương quan giữa giá cả và lượng cung ứng của một hàng hóa, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
VD: Biểu cung thị trường cam tại xã X
Biểu cung thị trường cam tại xã X Đơn giá P
(Ngàn đồng/kg)
Lượng cung của thị trường Qs
(1000 sản phẩm)
b) Đường cung:
Đường cung là đường tập hợp những điểm sản xuất có mức sản lượng tương ứng với giá cả hàng hóa mà họ thu được Đường cung dốc lên bởi vì giá càng cao thì nhà sản xuất có nhiều khả năng và càng muốn sản xuất và bán hàng nhiều hơn Khi giá cao hơn cho phép các nhà sản xuất mở rộng sản suất trong ngắn hạn bằng cách thuê thêm công nhân hoặc cho công nhân của họ làm tăng ca và mở rộng qui mô trong dài hạn Giá cao hơn có thể thu hút vào ngành này những nhà sản xuất mới
c) Hàm số cung:
Hàm số cung là một hàm nhiều biến, phản ánh mối liên hệ giữa lượng cung và các nhân tố ảnh hưởng đến nó Hàm cung được biểu diễn như sau: Qs = f(P, T, G )
Tuy nhiên, tong các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cung thì giá cả là nhân tố quan trọng nhất nên để đơn giản, người ta nghiên cứu hàm số cung với một biến giá cả
Trang 10Qs = f (P) = cP + d (với c >0) Trong đó: d là hệ số chặn của đường cung trên trục hoành, c là hệ số góc hay độ dốc
của đường cung c= ΔQ s
Δ P
VD: Ta có hàm số cung của sản phẩm X như sau:
Qs = 9/10P - 6 hay P = 10/9Qs + 20/3
2.3 Qui luật cung
Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi giá một mặt hàng tăng lên hay giảm đi, thì lượng cung mặt hàng đó tăng lên hoặc giảm đi
P ↑=¿Q S ↓
P ↓=¿Q s ↑
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung
a) Các yếu tố làm dịch chuyển đường cung (Shift of the supply curve)
Các yếu tố ngoại sinh, khi thay đổi làm cho đường cung dịch chuyển làm cho cung thay đổi
i) Giá của các yếu tố sản xuất
ii) Công nghệ
iii) Chính sách thuế
iv) Số lượng người sản xuất.
v) Các kỳ vọng các yếu tố khác
i) Giá của các yếu tố sản xuất (Prices of factors of production)
Một đường cung xác định được vẽ ứng với một mức giá nhất định của các yếu tố đầu vào Mức giá đầu vào thấp hơn (lương thấp hơn, giá nhiên liệu thấp hơn) khiến các nhà sản xuất muốn sản xuất nhiều hơn tại mỗi mức giá, làm dịch chuyển đường cung sang phải, Mức giá đầu vào cao hơn làm giảm sức hút của việc sản xuất và dịch chuyển đường cung sang trái
ii) Công nghệ (Technology)
Trang 11Một đường cung xác định sẽ ứng với một công nghệ nhất định Công nghệ cao hơn làm dịch chuyển đường cung sang phải Nhà sản xuất muốn cung cấp nhiều hơn tại mỗi mức giá, do đó họ tìm cách đổi mới công nghệ nhằm gia tăng năng suất
iii) Chính sách chính phủ (Government policies)
Chính sách của nhà nước có ảnh hưởng to lớn đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp Bằng chính sách của mình, nhà nước có thể điều chỉnh hành vi và tác động đến các điều kiện sản xuất của các doanh nghiệp Khi mà các doanh nghiệp có thể tiến hành sản xuất trong những môi trường dễ dàng hay thuận lợi hơn, chi phí sản xuất của chúng thường hạ và cung về hàng hóa sẽ tăng Ngược lại, những quy định chính sách khiến cho các quá trình sản xuất trở nên tốn kém hơn, ít thuận lợi hơn, chi phí sản xuất của các doanh nghiệp sẽ tăng lên
và cung về hàng hóa sẽ giảm
iv) Số lượng nhà sản xuất (Number of producers)
Số lượng nhà sản xuất có ảnh hưởng đến lượng hàng hóa được sản xuất ra Nếu số lượng nhà sản xuất tăng, cung hàng hóa dịch vụ sẽ tăng và ngược lại
v) Kỳ vọng (Expectations)
Đó là sự dự đoán về sự thay đổi giá, công nghệ, chính sách sẽ ảnh hưởng đến cung hiện tại
vi) Các yếu tố khác
Ngoài các yếu tố trên, cung của hàng hoá và dịch vụ còn bị ảnh hưởng bởi điều kiện
tự nhiên: thiên tai, dịch bệnh, thời tiết… ví dụ, khi dịch bệnh lở mồm long móng trên gia súc xảy ra, làm cho lượng gia súc đã bị chết và tiêu huỷ thì cung về gia súc trên thị trường giảm
3 Cân bằng cung – cầu
3.1 Trạng thái cân bằng cung – cầu
Là trạng thái mà tại đó không có sức ép làm cho giá và sản lượng thay đổi, và xuất hiện khi lượng cung vừa đủ để thoả mãn lượng cầu trong một khoảng thời gian nhật định Tại điểm cân bằng của thị trường sẽ xác định được giá cân bằng và sản lượng cân bằng Trạng thái cân bằng này được hình thành do qui luật cung - cầu chứ không theo ý muốn của bất kỳ ai
a) Dựa vào biểu cung và biểu cầu
VD: Biểu cung và biểu cầu của cam trên thị trường
Trang 12Giá P
(1000đ/kg)
Lượng cung Q s
(1000kg)
Lượng cầu Q D
(1000kg)
Trạng thái thị trường (1000kg)
Tại mức giá P=30.000đ/kg thì lượng cung của thị trường bằng với lượng cầu thị trường và bằng 21.000 kg, thị trường đạt trạng thái cân bằng
b) Dựa vào đường cung và đường cầu
Cung cầu có thể không phải lúc nào cũng cân bằng, một số thị trường có thể không đạt được cân bằng một cách nhanh chóng khi các điều kiện đột ngột thay đổi, thị trường có những thời điểm ở trạng thái dư thừa hoặc thiếu hụt, nhưng xu thế của thị trường là tiến tới
trạng thái cân bằng.
c) Dựa vào phương trình hàm số cung và hàm số cầu
Nghiệm của phương trình đường cung và đường cầu là điểm cân bằng thị trường {Q D=f ( P)=aP+b
Q s=f (P )=cP+d
{Q D= −7
10 P+42
Q s= 9
10−6
{Q=21 P=30 Là điểm cân bằng của thị trường
3.2 Sự thay đổi của trạng thái cân bằng
Điểm cân bằng trên đồ thị của thị trường sẽ thay đổi khi có sự dịch chuyển của đường cung hoặc đường cầu hoặc cả hai Giá cả và sản lượng của thị trường theo thời gian thay đổi là do cung hoặc cầu hoặc cả cung cầu thay đổi
a) Trường hợp 1: Cung không đổi, cầu thay đổi
i) Cung không đổi, cầu tăng
Khi có lý do nào đó làm cho cầu tăng, nhưng cung không thay đổi thì đường cầu dịch chuyển sang phải làm cho giá và sản lượng cân bằng tăng
ii) Cung không đối, cầu giảm
Khi cầu giảm, nhưng cung không thay đôi thì đường cầu dịch chuyên sang trái lam cho giá và sản lượng cân bằng giảm
Trang 13b) Trường hợp 2: Cầu không đổi, cung thay đổi
i) Cầu không đối, cung tăng
Khi có yếu tố làm cho cung tăng, cầu không đôi, sẽ làm cho đường cung dịch chuyên sang phải cắt đường cầu ở điêm có mức giá thấp hơn, mức sản lượng lớn hơn
ii) Cầu không đối, cung giảm
Khi cầu không đổi, có yếu tố làm cho cung giảm, sẽ làm cho đường cung dịch
chuyển sang trái cắt đường cầu ở điểm có mức giá cao hơn, mức sản lượng nhỏ hơn
c) Trường hợp 3: Cung và cầu đều thay đổi
Khi cả cung và cầu đều thay đổi thì giá và lượng cân bằng sẽ thay đổi như thê nào tùy thuộc vào cung cầu thay đổi cùng chiều hay ngược chiều, cùng mức độ hay khác mức độ
II Các dạng bài tập
Các dạng bài tập của cầu cung và cân bằng:
Ví dụ:
Bài 1 Thị trường cà phê sẽ như thế nào nếu:
a) Có thêm một người bán mới với số lượng bán là 10 tấn cà phê
b) Có thêm 2 người bán mới với số lượng bán bằng người bán đầu tiên c) Mỗi người bán thêm 10%
d) Nhà nước thu người bán 10 ngàn mỗi đơn vị cà phê
e) Nhà nước đánh thuế trực tiếp vào người bán 10%
f) Làm các câu trên nếu giảm
g) Làm các câu trên nếu mua
Bài 2 Hãy viết hàm số cung cầu tuyến tính và vẽ đường cung cầu:
Lượng cầu
(tấn)