1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận vận dụng quan Điểm của mác lênin về xây dựng và phát triển hình thái kinh tế xã hội theo Định hướng chủ nghĩa xã hội và những bài học cho Đảng ta

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận Dụng Quan Điểm Của Mác-Lênin Về Xây Dựng Và Phát Triển Hình Thái Kinh Tế-Xã Hội Theo Định Hướng Chủ Nghĩa Xã Hội Và Những Bài Học Cho Đảng Ta
Tác giả Huỳnh Đức Anh, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Thị Mỹ Hương, Trần Thị Hương, Nguyễn Huỳnh Phương
Người hướng dẫn TS. Thái Ngọc Tăng
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. HỒ CHÍ MINH
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 184,65 KB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Chúng ta tiếp cận với hệ thống quan điểm chủ nghĩa xã hội lãnh tụ Hồ Chí Minh, thấm nhuần tầm quan trọng của hệ thống tư tưởng này trong công cuộc xây dựng và đổi mới

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN: Vận dụng quan điểm của Mác-Lênin về xây dựng và phát triển hình thái kinh tế-xã hội theo định hướng chủ nghĩa xã hội và những bài học

cho Đảng ta Môn : Chủ nghĩa xã hội khoa học

Giáo viên hướng dẫn : Thái Ngọc Tăng

Lớp : Chủ nghĩa xã hội khoa học ( nhóm 33) Nhóm thực hiện : Nhóm 9

Huỳnh Đức Anh 22144239

Nguyễn Thị Hà 22116093

Nguyễn Thị Mỹ Hương 22116105

Trần Thị Hương 22116107

Nguyễn Huỳnh Phương 22144380

TP HỒ CHÍ MINH Tháng năm 2024

Trang 2

TIÊU CHÍ NỘI DUNG BỐ CỤC TRÌNH BÀY TỔNG ĐIỂM NHẬN XÉT

Ký tên TS Thái Ngọc Tăng

Trang 3

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

tên

tốt (100%)

tốt (100%)

3 22116105 Nguyễn Thị Mỹ

Hoàn thành tốt (100%)

tốt (100%)

Hoàn thành tốt (100%)

Trang 4

MỤC LỤC

Trang 5

A LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu thế hội nhập, kinh tế quốc tế Việt Nam đang ngày một tiến lên sánh vai cùng các cường quốc năm châu trên thế giới và dần khẳng định vị thế của mình với các nước bạn về một nền độc lập, tự do, dân chủ Để đạt được thành quả này là cả một quá trình đấu tranh gian khổ với những hy sinh mất mát không thể bù đắp được của bao thế hệ cha ông chúng ta cùng sự cống hiến, hy sinh của cả một dân tộc, trong đó có những người con kiệt xuất với phẩm chất anh dũng, kiên cường, không

sợ khó, sợ khổ, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc Người thanh niên tên Nguyễn Tất Thành đã một mình bôn ba khắp năm châu bốn bể để tìm ra con đường mang lại độc lập tự do cho Tổ quốc mình Nhắc tới người là nhắc tới một vị anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hoá của nhân loại, một vị lãnh tụ tài ba và đặc biệt là người cha già kình yêu của dân tộc Học tập ở người là học tập cả một kho tàng kiến thức quý giá mà không một sách vở nào có thể dạy nổi

1 Lý do chọn đề tài

Chúng ta tiếp cận với hệ thống quan điểm chủ nghĩa xã hội lãnh tụ Hồ Chí Minh, thấm nhuần tầm quan trọng của hệ thống tư tưởng này trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước ngày một đi lên , đồng thời hiểu rõ thế về những hình thái kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay Với vai trò quan trọng ấy cùng mong muốn được tìm hiểu, học hỏi, chia sẻ kiến thức nhóm 9 đã nghiên cứu và quyết định chọn đề tài “ Quan điểm của Hồ Chí Minh về dựa vào sức mình là chính trong cách mạng giải phóng dân tộc và sự vận của Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu sâu và rõ ràng những quan điểm của Hồ Chí Minh về những lí luận của chủ nghĩa Mác- Leenin về hình thái kinh tế xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay Đặc biệt là làm rõ được việc vận dụng lí luận này trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như nổi bật lên nội dung về những

1

Trang 6

thành tựu đã gặt hái được trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đi kèm với đó là những khó khăn thuận lợi và giải pháp khắc phục

3 Đối tượng nghiên cứu

Lí luận của chủ nghĩa Mác- Lenin về hình thái kinh tế xã hội theo định hướng

xã hội chủ nghĩa

Sự vận dụng của Đảng ta về học thuyết các hình thái kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa Mác Lênin để xem xét mọi vấn đề liên quan đến chủ nghĩa xã hội và tư tưởng Hồ Chí Minh Thống nhất giữa tính Đảng vô sản và tính khoa học Phải kết hợp phương pháp lịch sử, phương pháp logic

Phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở nắm vững phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, vận dụng nguyên lý kế thừa và phát triển sáng tạo Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát và mô tả, phân tích và tổng hợp, các phương pháp liên ngành khoa học xã hội và nhân văn Học tập phương pháp của Hồ Chí Minh: gắn lý luận với thực tiễn trong quá trình cách mạng Việt Nam; lý trí cách mạng với tình cảm cao đẹp

5 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu thành 2 mục như sau:

Chương 1 Lý luận của chủ nghĩa Mác- Leenin về hình thái kinh tế xã hội

Chương 2 Sự vận dụng của Đảng ta về học thuyết các hình thái kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay

2

Trang 7

CHƯƠNG 2

SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA VỀ HỌC THUYẾT CÁC HÌNH THÁI KINH

TẾ - XÃ HỘI THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG GIAI

ĐOẠN HIỆN NAY

1 Thực trạng về nền kinh tế xã hội nước ta trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải thực hiện đồng thời các phương hướng, nhiệm vụ:

- Một là, “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh

tế tri thức”

- Hai là, “phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”

- Ba là, “xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con

người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội”

- Bốn là, “thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng

hóa, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”

- Năm là, “xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại

đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại”

- Sáu là, “xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân

dân, vì nhân dân”

3

Trang 8

- Bảy là, “xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện”

1.1 Về nhận thức

- Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng ta nhận thức về thời kỳ quá

độ lên CNXH ở Việt Nam là một thời kỳ lâu dài với nhiều chặng đường Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được bắt đầu từ năm 1954 khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với những đặc điểm như Chủ tịch Hồ

Chí Minh đã nêu: “đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu

nước năm 1975, đất nước thống nhất, cả nước bước vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Từ đó cho đến khi Đảng ta khởi xướng công cuộc đổi mới năm 1986 là tròn một thập kỷ Đây là thời kỳ xây dựng kinh tế, văn hóa, xã hội, khắc phục hậu quả nặng nề sau chiến tranh, khó khăn chồng chất khó khăn.[1]

Mặt khác, do chưa nhận thức đầy đủ về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình lịch sử tương đối dài, phải trải qua nhiều chặng đường và do tư tưởng chủ quan, nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết, nên Đại hội IV (năm 1976) của Đảng chưa xác định những mục tiêu của chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá

độ Trong những năm 1976-1980, trên thực tế chúng ta chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết, mặt khác, chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đã lỗi thời.[2]

Đến Đại hội V (năm 1982), cùng với việc khẳng định hai nhiệm vụ chiến lược, Đảng ta đã cụ thể hóa một bước đường lối kinh tế trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ, đề ra những mục tiêu tổng quát, các chính sách lớn về kinh tế - xã hội Tuy nhiên, trong chỉ đạo thực hiện đã không quán triệt những kết luận quan trọng nói trên, chưa kiên quyết khắc phục tư tưởng nóng vội và duy ý chí, thể hiện chủ yếu trong các chủ trương về cơ cấu kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và cơ chế quản lý, nên dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội

Tại Đại hội VI (năm 1986), Đảng ta xác định: “Thời kỳ quá độ ở nước ta do tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội từ một nền sản xuất nhỏ, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, đương nhiên phải lâu dài và rất khó khăn Đó là một thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện, triệt để nhằm xây dựng từ đầu một chế độ xã hội mới

cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng” Đại hội chỉ

ra rằng, sau Đại hội này, với tinh thần cách mạng và khoa học, tiếp tục phát triển đường lối đã được xác định, Đảng ta cần xúc tiến xây dựng một Cương lĩnh hoàn chỉnh cho toàn bộ cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ Trên cơ sở cương lĩnh đó, sẽ xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển khoa học - kỹ thuật, phát triển đất nước.[1]

Đến đại hội VII (năm 1991), Đảng ta đã đưa ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong

thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong đó xác định: “Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình lâu dài, trải qua nhiều chặng đường Mục tiêu của chặng đường đầu là: thông qua đổi mới toàn diện, xã hội đạt tới trạng thái ổn định vững chắc, tạo thế phát triển nhanh ở chặng sau”.

4

Trang 9

Ở đại hội IX (năm 2001), Đảng đã nhận định: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ”, trong đó, xác định chặng đường đầu tiên là chuẩn bị tiền đề cho chặng sau,

tạo ra sự ổn định vững chắc của xã hội thông qua đổi mới, tạo thế phát triển nhanh ở chặng sau Chặng đường tiếp theo là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và cơ bản trở thành một nước công nghiệp.[2]

Sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986-2011), tại Đại hội XI, Đảng ta đưa ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung,

phát triển năm 2011), trong đó xác định rõ hơn: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Đây là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát triển, nhiều hình thức kinh tế, xã hội đan xen”[3].

→ Như vậy, nếu trước đây nhận thức của Đảng ta về thời kỳ quá độ đi lên chủ

nghiã xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam còn giản đơn, thì đến thời kỳ đổi mới, nhận thức của Đảng về vấn đề này ngày càng sáng rõ hơn Đó

là, quá độ đi lên chủ nghiã xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta là một tất yếu khách quan, là một thời kỳ lâu dài với nhiều chặng đường Đồng thời, Đảng ta cũng nhấn mạnh rằng, một số vấn đề trong Cương lĩnh vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, phát triển cùng với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghiã xã hội.

1.2 Về kinh tế

Trong nền kinh tế quá độ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay không chỉ trình độ phát triển chưa cao, chưa đồng đều của lực lượng sản xuất mà còn

tồn tại khách quan cả chế độ sở hữu tư nhân (chế độ tư hữu) với nhiều hình thức sở

hữu như: hình thức sở hữu tư nhân của cá thể, của hộ gia đình, của tiểu chủ, của nhà

tư bản (sở hữu tư nhân tư bản), của tập đoàn tư bản… và cả chế độ sở hữu xã hội (chế

độ công hữu) với các hình thức sở hữu như: sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể…, đồng thời còn có hình thức sở hữu hỗn hợp là hình thức sở hữu đan xen các hình thức sở hữu trong cùng một đơn vị kinh tế Đó là cơ sở tồn tại của nhiều thành phần kinh tế) Nền kinh tế quá độ trong thời kỳ quá độ ở nước ta được phân thành ba thành phần: kinh tế công, kinh tế tư nhân và kinh tế hỗn hợp.[5 ]

1.3 Về chính trị

Hệ thống chính trị xuất hiện cùng với sự thống trị của giai cấp, nhà nước nhằm thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cẩm quyền Do đó, hệ thống chính trị mang

5

Trang 10

bản chất giai cấp Trong các nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ thể của quyền lực chính trị, tổ chức và quản lý xã hội, quyết định nội dung hoạt động của hệ thống chính trị Hệ thống chính trị trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ngoài nhà nước và các chính đảng còn có các tổ chức chính trị xã hội, được thành lập để thực hiện các hoạt động chính trị đặc biệt Các tổ chức chính trị đặc biệt này ngoài các hoạt động chính trị

là chủ yếu, còn thực hiện các chức năng xã hội khác nhưng không phải là chức năng chủ yếu

Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các tổ chức chính trị, xã hội, đặc biệt là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và 5 đoàn thể chính trị xã hội đó là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phi nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam và cuối cùng là Hồi Cựu chiến binh Việt Nam

2 Những thành tựu kinh tế- xã hội đã đạt được trong đại hội Đảng lần thứ 12( 2016-2021), lần thứ 13 (2021-2025) và trong nền kinh tế định hướng XHCN 2.1 Những thành tựu kinh tế- xã hội đạt được trong đại hội Đảng lần thứ 12 ( 2016- 2021)

Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội Đường lối đúng đắn của Đảng là yếu tố quyết định sự phát triển của đất nước Với khẩu

hiệu “Đổi mới, dân chủ, đoàn kết, trách nhiệm”, trong nhiệm kỳ khóa XII, mặc dù

phải đối phó với nhiều khó khăn, thách thức, toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân đã nỗ lực phấn đấu, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm do Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII đề ra và đạt nhiều thành tựu quan trọng

 Tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục tăng nhanh, “đạt trên 7%, cao hơn mức kế hoạch (6,6-6,8%), thuộc nhóm các nước có mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới; quy mô GDP khoảng 266 tỉ đô la Mỹ, bình quân đạt gần 2.800 đô la/người Chất lượng tăng trưởng được cải thiện Kinh tế vĩ mô tiếp tục

ổn định; lạm phát được kiểm soát ở mức dưới 3%, thấp hơn so với kế hoạch Quốc hội đề ra (dưới 4%) Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lần đầu tiên đạt khoảng 517tỉ đô la (tăng khoảng 8% so với năm 2018), trong đó xuất siêu gần 10 tỉ đô la”.[ 6]

6

Trang 11

 Liên tiếp trong 4 năm, từ năm 2016 - 2019, Việt Nam đứng trong top 10 nước tăng trưởng cao nhất thế giới, là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất Riêng năm 2020, một năm rất đặc biệt, đúng như nhận định của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, phải được xem là năm thành công nhất của nước ta trong 5 năm qua về tinh thần và ý chí vươn lên trong mọi khó khăn, thử thách; là năm mà chỉ số niềm tin của nhân dân lên cao nhất Trong nhiều lần phát biểu tại các Hội nghị nửa cuối năm 2020,

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay” Còn tại Hội nghị

lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Tổng Bí thư, Chủ tịch

nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Đến giờ phút này, chúng ta có thể vui mừng và tự hào khẳng định: Suốt nhiệm kỳ khóa XII vừa qua, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và trong nước với biết bao nhiêu biến động khó lường; bao nhiêu khó khăn, thử thách, nhưng Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã đoàn kết một lòng, với quyết tâm và nỗ lực rất cao, đã hoàn thành toàn bộ chương trình công tác toàn khóa đã đề ra, đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta giành được những kết quả rất quan trọng, để lại nhiều dấu ấn nổi bật, tạo ra niềm tin mới, khí thế mới, động lực mới để sắp tới chúng ta tiếp tục vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng thời cơ, thuận lợi đưa đất nước bước vào một thời kỳ phát triển mới” Những kết quả, thành tích đó đã

góp phần làm nên những thành tựu rất quan trọng với nhiều dấu ấn nổi bật của nhiệm kỳ 2016 - 2020[7]

 Đặc biệt, trong năm 2020 vừa qua, trong khi phần lớn các nước có mức tăng trưởng âm hoặc đi vào trạng thái suy thoái do tác động của dịch COVID-19, kinh

tế Việt Nam vẫn tăng trưởng dương 2,91%, góp phần làm cho GDP trong 5 năm qua tăng trung bình 5,9 %/năm, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới.[ 8]

 Trong các ưu tiên của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng XII, xây dựng Chính phủ kiến tạo, phát triển, phục vụ người dân và doanh nghiệp, hoàn

7

Ngày đăng: 31/10/2024, 10:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w