Hơn thế nữa trong khoảng thời gian đổi mới đến thời kì cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay, triết học vừa là thế giới quan vừa là cơ sở lý luận khoa học của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP LỚN
Học phần: Triết học Mác-Lênin
Đề tài: Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa
vật chất và ý thức Và sự vận dụng của Đảng ta hiện nay.
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2023
Họ và
tên
: Đinh Thảo Hương Ly
Lớp : Quản trị kinh doanh
56.18
GVHD : Nguyễn Văn Thuân
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 4
A.Vấn đề lí luận mối quan hệ giữa vật chất và ý thức 4
I Vật chất và ý thức 4
II Vật chất và các phương thức tồn tại của vật chất 4
i Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trước Mác về phạm trù vật chất……… 4
ii Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin về vật chất 6
iii Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất III Nguồn gốc và bản chất của ý thức 8
i Nguồn gốc của ý thức 8
ii Bản chất của ý thức 9
IV Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức 10
i Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình……… 10
ii Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng………… 11
V Ý nghĩa phương pháp luận……… 12
B Quá trình vận dụng trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở VN……… 12
KẾT LUẬN……….18
LỜI MỞ ĐẦU
Trang 3Từ xa xưa triết học đã gắn bó và là tiền đề phát triển thế giới Triết học Mác-Lenin mang nhiều ý nghĩa to lớn, đặc biệt là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng cho con người trong nhận thức và thực tiễn Từ những quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng , chúng ta có thể tìm ra những hướng giải quyết đúng đắn cho các vấn đề của cuộc sống đặt ra Còn ngược lại, khi xuất phát từ một lập trường triết học sai lầm, chúng ta sẽ hành động sai lầm Chính ở đây triết học đã thể hiện giá trị định hướng to lớn trong đời sống con người
Hơn thế nữa trong khoảng thời gian đổi mới đến thời kì cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay, triết học vừa là thế giới quan vừa là cơ sở lý luận khoa học của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới và sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Việc nghiên cứu về mối quan
hệ giữa vật chất và ý thức trong chủ nghĩa triết học Mác-Lenin góp phần tạo nên sự đúng đắn cho chủ nghĩa này Từ đó có thể thấy thế giới quan triết học Mác-Lenin đã giúp Đảng Cộng Sản Việt Nam nhìn nhận đánh giá bối cảnh mới, đánh giá cục diện thế giới, các mối quan hệ quốc tế, xu hướng thời đại, thực trạng tình hình đất nước và con đường phát triển cho tương lai
Với tư cách là sinh viên và là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, qua bài tiểu luận này em muốn làm rõ và tìm hiểu sâu hơn về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong chủ nghĩa Mác-Lenin đã tác động thế nào đến thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Đó là lí do em muốn tìm hiểu và viết về đề tài “ Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức Và sự vận dụng của Đảng ta hiện nay” Bài tiểu luận của em đã có sự tìm hiểu, học hỏi, tham khảo và sàng lọc thông tin, tuy nhiên
vì vấn đề kinh nghiệm và thời gian có giới hạn không thể tránh khỏi những sai sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý và nhận xét của thầy để bài lamg của em được hoàn thiện, chỉn chu hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
Trang 4I Vật chất và ý thức
-II Vật chất và các hình thức tồn tại của vật chất
i Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trước Mác
về phạm trù vật chất
- Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm: vật chất là sản phẩm của ý thức có
nghĩa là ý thức có trước và ý thức quyết định vật chất Quan điểm này đã bị thực tiễn bác bỏ
- Quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước Mác: cho rằng vật chất là có
trước, là quyết định còn ý thức có sau, bị quyết định Quan điểm này phù hợp với thực tiễn, tuy nhiên khi trả lời câu hỏi vật chất là gì thì các nhà duy vật trước Mác lại có những quan điểm khác nhau
+ MỘT LÀ: Quan niệm của chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại thì đồng nhất vật chất với những sự vật hiện tượng cụ thể như nước, lửa, không khí, nguyên tử… coi đó là cái đầu tiên mà từ đó sinh ra mọi cái còn lại Quan niệm này mang nặng tính trực quan, ngây thơ, ấu trĩ và chưa khoa học nên đã bị khoa học bác bỏ.Thuyết Ngũ hành của Trung
quốc có xu hướng phân tích về cấu trúc của vạn vật để quy nó về yếu tố khởi nguyên với tính chất khác nhau Theo thuyết này có 5 nhân tố khởi nguyên là Kim - Mộc - Thủy - Hòa - Thổ Năm yếu tố này không tồn tại đọc lập, tuyệt đối mà tác động lẫn nhau theo nguyên tắc tương sinh, tương khắc với nhau tạo ra vạn vật Những tư tưởng về âm, dương, ngũ, hành, tuy có nhưng hạn chế nhất định nhưng đó là triết lý đặc sắc mang tính duy vật và biện chứng nhằm lý giải về vật chất và cấu tạo của vũ trụ
Vào thời cổ đại ở Hy Lạp, các nhà triết học duy vật đều cho có một nguyên thể vật chất đầu tiên là cơ sở thế giới Họ quy vật chất về cơ sở đầu tiên đó Quan niệm vật chất của các nhà duy vật cổ đại còn mang tính trực quan, cảm tính, họ đồng nhất vật chất nói chung với những vật thể hữu hình, cảm tính đang tồn tại ở thế giới bên ngoài Ấn Độ có Trường phái LOKAYATA cho rằng tất cả được tạo ra bởi sự kết hợp trong 4 yếu tố Đất - Nước - Lừa - Khí Những yếu tố này có khả năng tự tồn tại, tư vận động trong không gian và cấu thành vạn vật Tính đa dạng của vạn vật chính là do sự kết hợp khác nhâu của 4 yếu tố bản nguyên đó Phái Nyaya và Vaisesia coi nguyên tử là thực thể của thế giới
* Talét coi thực thể của thế giới là nước
Trang 5* Anaximen coi thực thể đó là không khí Với Hêraclít thực thể đó là lửa, còn với Ămpêđôlơ thì thực thể đó bao gồm cả bốn yếu tố: đất, nước, lửa và không khí
* Anaximanđrơ cho rằng, thực thể của thế giới là một bản nguyên không xác định về mặt chất và vô tận về mặt lượng Bản nguyên này không thể quan sát được và ông gọi nó là apâyrôn Sự tương tác giữa các mặt đối lập vốn có trong apâyrôn tạo nên toàn bộ thế giới
* Lơxíp và Đêmôcrít thì thực thể của thế giới là nguyên tử Đó là các phần tử cực kỳ nhỏ, cứng, tuyệt đối không thâm nhập được, không quan sát được…
và nói chung là không cảm giác được Nguyên tử chỉ có thể được nhận biết nhờ tư duy Đêmôcrít hình dung nguyên tử có nhiều loại: có loại góc cạnh, xấu xí; có loại cong, nhẵn; có loại tròn, hình cầu… Sự kết hợp hoặc tách rời nguyên tử theo các trật tự khác nhau của không gian sẽ tạo nên toàn bộ thế giới
=> Tóm lại: Những quan điểm trên tuy còn thô sơ, nhưng có ưu điểm căn
bản là vật chất được coilà cơ sở đầu tiên của mọi sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan Điều này đối lập với quan điểm duy tâm tôn giáo coi cơ sở đầu tiên của thế giới là tinh thần, ý thức Học thuyết nguyên tử là một bước phát triển mới trên con đường hình thành phạm trù vật chất trong triết học, tạo cơ sở triết học mới cho nhận thức khoa học sau này
+ HAI LÀ: Quan niệm của chủ nghĩa siêu hình thế kỷ XVII, XVIII quy vật chất về các thuộc tính của vật như là khối lương, quảng tính, hay là kết cấu nguyên tử Quan niệm này đã có tính khoa học tuy nhiên nó còn mang nặng tính siêu hình cơ giới, máy móc Do đó những quan niệm này cuối cùng cũng bị khoa học bác bỏ
Kế thừa nguyên tử luận cổ đại, các nhà duy vật thời cận đại tiếp tục coi nguyên tử là những phần tử vật chất nhỏ nhất, không phân chia được, vẫn tách rời chúng một cách siêu hình với vận động không gian và thời gian Họ chưa thấy được vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất Các nhà triết học của thời kỳ này còn đồng nhất vật chất với một thuộc tính nào đó của vật chất như đồng nhất vật chất với khối lượng, năng lượng
Vào thế kỷ 17, thế kỷ 18 nền khoa học tự nhiên, thực nghiệm ở châu âu có sự phát triển mạnh mẽ Đặc biệt là trên lĩnh vực vật lý học với phát minh của
Trang 6Niu Ton, phương pháp nghiên cứu ởtrong vật lý đã xâm nhập ảnh hưởng rất lớn vào -trong triết học, CNDV nói chung và phạm trú vật chất nói riêng đã
có những bước phát triển mới chứa đựng nhiều yếu tố biến chứng
- Côbecnich chứng minh mặt trời là trung tâm đã làm đảo lộn truyền thuyết của kinh thánh và quan điểm của thần học về thế giới
- Quan điểm của Fanxitbaycơn, coi thế giới vật chất tồn tại khách quan, vật chất là tổng hợp các hạt Ông coi tự nhiên là tổng hợp của những vật chất
có chất lượng luôn màu, muốn về - Quân điểm của Gatxăngdi Phát triển học thuyết nguyên tử của thời cổ đại cho rằng thế giới gồm những nguyên tử có tính tuyệt đối như tính kiến cổ và tính không thể thông qua
ii Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin về vật chất
V.I.Lênin viết: “Vật chất là một phạm trù triết học, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”
Đặc trưng thứ nhất, vật chất là một phạm trù triết học.
- Trước hết để hiểu được quan điểm này ta cần trả lời câu hỏi “Phạm trù triết học là gì?” Phạm trù là những khái niệm chung nhất, rộng nhất, phản ánh những mối liên hệ bản chất của các sự vật trong tự nhiên, xã hội và tư duy và
nó tồn tại trong mọi lĩnh vực
+ Vật chất trong vai trò là một phạm trù triết học là vật chất nói chung vô tận,
vô hạn Có là một khái niệm rộng nhất trong những khái niệm rộng của các khoa học cụ thể Ví dụ như: nó rộng hơn cả và bao hàm khái niệm toán học bao gồm nhiều khái niệm như tích phân, đạo hàm, đường thẳng,… Chính theo V.I.Lênin, “rộng đến cùng cực, rộng nhất, mà cho đến nay, nhận thức luận vẫn chưa vượt qua được” Cái mà chúng ta thấy hằng ngày, cảm tính hàng ngày gọi là “vật thể” mà thôi
+ Còn các dạng vật chất của các khoa học cụ thể thì có thể sinh ra và mất đi
Đặc trưng thứ hai, thừa nhận rằng có một thực tại khách quan, được đem
đến cho chúng ta trong cảm giác; không có và không thể có cái nào khác ngoài thực tại khách quan ấy Vật chất chính là tất cả những gì có thật và
Trang 7khách quan, con người có thể cảm biết được khi nó trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên các giác quan của con người
Đặc trưng thứ ba, khẳng định rằng, nói đến vật chất là nói đến thực tại tồn
tại bên ngoài chúng ta và không lệ thuộc vào chúng ta Chỉ ra rằng vật chất, được đem đến cho chúng ta trong cảm giác, các cảm giác là nguồn gốc của nhận thức
Ý thức chỉ là sự phản ánh của vật chất Vật chất có trước quyết định ý thức và con người có thể nhận thức được thế giới
ii Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất
- Phương thức tồn tại của vật chất: Là sự vận động Theo Ăngghen, vận động là sự biến đổi nói chung từ sự dịch chuyển vị trí và không gian đến sự phát triển tư duy của con người
Ănghen chia vận động làm năm loại được xếp thứ tự từ thấp đến cao: Vận
động cơ học, vận động vật lý, vận động hoá học, vận động sinh học, vận động xã hội
+ Vận động cơ học: ví dụ: người chạy từ điểm A đến điểm B
+ Vận động vật lý Ví dụ: sự chuyển động của các electron trong dòng điện + Vận động hoá học Ví dụ: vỏ tàu bị oxi hóa sau thời gian dài di chuyển trên biển
+ Vận động sinh học Ví dụ: quá trình trao đổi chất trong cơ thể sinh vật + Vận động xã hội: ví dụ: đấu tranh giành độc lập dân tộc, đấu tranh đòi bình đẳng
- Hình thức tồn tại của vật chất: là không gian và thời gian
+ Không gian là hình thức tồn tại của vật chất xét về măt quảng tính, chỉ sự tồn tại xét về vị trí, kết cấu, quy mô và sự cùng tồn tại, trật tự giữa các sự vật, hiện tượng Không gian có tính ba chiều (chiều dài, chiều rộng, chiều cao) + Thời gian là hình thức tồn tại của vật chất vận động xét về mặt độ dài diễn biến, sự kế tiếp của các quá trình Thời gian chỉ có tính một chiều (từ quá khứ tới tương lai).=> Không thể thay đổi quá khứ, nhưng có thể học từ quá khứ, sống ở hiện tại và hướng về tương lai
III Nguồn gốc và bản chất của ý thức
Trang 8i Nguồn gốc của ý thức
“Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào óc người”
Ý thức chính là khả năng nhận thức và hiểu biết của một con người, là cơ sở của bất kì một sinh vật sống nào Ý thức có tiềm năng phát triển vô hạn và luôn hướng tới đỉnh cao của sự hoàn thiện
Theo triết học Mác- Lenin thì ý thức lại là một phạm trù được quyết định với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc của con người và có sự cải biển và sáng tạo Ý thức có mối quan hệ biện chứng với vật chất
Nguồn gốc của ý thức
Nguồn gốc tự nhiên:
+ Theo quan điểm của các nhà triết học thì ý thức chính là một thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não người, là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não người Như vậy, sự xuất hiện của con người và hình thành bộ óc của người có năng lực phản ánh hiện thực khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức
+ Não là cơ quan duy nhất sinh ra ý thức Các tế bào trong bộ não có mối liên
hệ thu thập thông tin, xử lý thông tin Ý thức của con người phụ thuộc vào
bộ não, do đó khi bộ não bị tổn thương thì ý thức của con người cũng bị ảnh hưởng theo
+ Ngoài ra, thế giới khách quan là nguồn gốc tự nhiên thứ hai sinh ra ý thức
vì nó là cái đem lại hình ảnh cho não người
Nguồn gốc xã hội: Nguồn gốc xã hội là điều kiện quyết định cho sự ra đời của ý thức Được thể hiện ở vai trò của lao động, ngôn ngữ, và các quan hệ
xã hội
+ Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào thế giới tự nhiên tạo ra sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu con người Lao động tạo điều kiện cho con người ngày một tiến hóa và có những phát triển về não bộ
và ý thức hơn Từ đó, con người có thể tạo ra của cải vật chất, nhằm nâng cao
Trang 9đời sống của loài người => góp phần quan trọng trong việc chuyển hóa từ vượn thành người
Nhu cầu truyền
đạt, giao tiếp
+ Ngôn ngữ chính là phương tiện để con người giao tiếp trong xã hội Là hình thức biểu đạt tư tưởng suy nghĩ một cách thuận tiện Ngôn ngữ là một trong những thứ đã góp phần quan trọng trong quá trình phát triển ý thức của loài người => Ý thức ra đời Theo Mac “Ngôn ngữ là vỏ bọc vật chất của tư duy”
Bản chất của ý thức
- Theo chủ nghĩa duy vật, bản chất của ý thức là sự phản ánh những hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Nghĩa là, ý thức trở thành tấm gương phản chiếu thế giới nhưng không giống hoàn toàn Nó phụ thuộc vào nhận thức, suy nghĩ và cảm nhận về thế giới xung quanh của một chủ thể Theo TKarl Marx nói:“ ý thức chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi trong đó.”
- Các yếu tố đặc trưng cho bản chất của ý thức bao gồm:
+ Tính tự chủ: Bộ não con người có thể tiếp thu nội dung giống nhau, nhưng lại sinh ra nhiều chiều hướng suy nghĩ khác nhau Nó là một cá thể độc lập, thuộc phạm vi chủ quan Nên ý thức gần như mang hình ảnh tinh thần, nó có định hướng, có lựa chọn dựa vào cơ sở vật chất
+ Tính sáng tạo: Biểu hiện ở dạng vật chất di chuyển vào não bộ con người
và cải biến thành cái tinh thần Nó được thể hiện rất phong phú, đa dạng và trừu tượng hoá, dựa trên cái đã có sẵn để tạo ra một cái mới chất lượng hơn, phát triển hơn về sự vật, hiện tượng và con người
+ Tính xã hội: Ý thức trong bất kì tình huống nào đều là sự phản ánh và chính thực tiễn xã hội, còn gọi là thế giới khách quan của con người, tạo ra một sự phản ánh phức tạp, năng động, sáng tạo, tư duy và phát triển hơn
“Ngay từ đầu, ý thức đã là một sản phẩm của xã hội, và vẫn như vậy đến chừng nào con người còn tồn tại.” Karl Marx
Lao động Ngôn ngữ
Trang 10Ý thức là sản phẩm tồn tại của xã hội Nó bắt nguồn từ xã hội, hình thành do nhu cầu tiến bộ và cải thiện chất lượng cuộc sống Trải qua các thời kỳ phát triển từ đồ đá đến phát minh các khoa học hiện đại, tiên tiến
IV Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
i Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình
- Trong lịch sử triết học, khi lý giải mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, các nhà triết học đã phạm nhiều sai lầm chủ quan, phiến diện do không hiểu được bản chất thực sự của vật chất và ýthức Khi nghiên cứu các tư tưởng triết học trong lịch sử, trong tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc, C Mác đã chỉ rõ hạn chế của cả chủ nghĩa duy vật trực quan và chủ nghĩa duy tâm: “sự vật, thực tại, cảm tính chỉ được nhận thức dưới hình thức khách thể hay hình thức trực quan,chứ không được nhận thức là hoạt động cảm tính của con người, là thực tiễn, không được nhận thức về mặt chủ quan Do đó, mặt năng động được chủ nghĩa duy tâm phát triển, đối lập với chủnghĩa duy vật, nhưng chỉ phát triển một cách trừu tượng - dĩ nhiên, chủ nghĩa duy tâm không hiểu hoạt động hiện thực, cảm tính"
- Đối với chủ nghĩa duy tâm, ý thức, tinh thần vốn có của con người đã bị trừu tượng hóa, tách khỏi con người hiện thực thành một lực lượng thần bí, tiên thiên Họ coi ý thức là tồn tại duy nhất, tuyệt đối, là tính thứ nhất từ đó sinh ra tất cả; còn thế giới vật chất chỉ là bản sao, biểu hiện khác của ý thức tinh thần, là tính thứ hai, do ý thức tinh thần sinh ra Trên thực tế, chủ nghĩa duy tâm là cơ sở lý luận của tôn giáo, chủ nghĩa ngu dân Mọi con đường mà chủ nghĩa duy tâm mở ra đều dẫn con người đến với thần học, với “đường sáng thể” Trong thực tiễn, người duy tâm phủ nhận tính khách quan, cường điệu vai trò của nhân tố chủ quan, duy ý chí, hành động bất chấp điều kiện, quy luật khách quan
- Chủ nghĩa duy vật siêu hình tuyệt đối hóa yếu tố vật chất, chỉ nhấn mạnh một chiều vai trò của vật chất sinh ra ý thức, quyết định ý thức, phủ nhận tính độc lập tương đổi của ý thức, không thấy được tính năng động, sáng tạo, vai trò to lớn của ý thức trong hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực khách quan
Do vậy, họ đã phạm nhiều sai lầm có tính nguyên tắc bởi thái độ “khách quan chủ nghĩa”, thụ động, ỷ lại, trông chờ, không đem lại hiệu quả trong hoạt động thực tiễn