1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tên công trình các yếu tố tác Động Đến Ý Định mua quần Áo second hand của sinh viên trên Địa bàn tp hcm

87 3 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các yếu tố tác động đến ý định mua quần áo second-hand của sinh viên trên địa bàn TP. HCM
Tác giả Lê Quốc Lâm, Nguyễn Thị Hải Lý, Đoàn Thị Xuân Mai, Đinh Thanh Việt
Người hướng dẫn Nguyễn Mạnh Quỳnh
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Công trình dự thi
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. HCM
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,12 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI (8)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (8)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (10)
    • 1.3. Phương pháp nghiên cứu (10)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (10)
    • 1.5. Kết cấu của đề tài (10)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (11)
    • 2.1. Lý thuyết nền, khái niệm nghiên cứu (11)
      • 2.1.1. Hành vi có kế hoạch (TPB) (11)
      • 2.1.2. Hành động hợp lý (TRA) (12)
    • 2.2. Khái niệm nghiên cứu (13)
    • 2.3. Khảo lược các nghiên cứu có liên quan (14)
      • 2.3.1. Nghiên cứu trong nước (14)
      • 2.3.2. Nghiên cứu quốc tế (17)
    • 2.4. Đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu (22)
      • 2.4.1. Mô hình nghiên cứu (22)
      • 2.4.2. Giả thuyết nghiên cứu (24)
    • 3.1. Quy trình nghiên cứu (28)
    • 3.2. Sự hình thành thang đo các khái niệm trong mô hình nghiên cứu (28)
    • 3.3. Thiết kế nghiên cứu định lượng (30)
      • 3.3.1. Thiết kế mẫu (30)
      • 3.3.2. Thiết kế bảng khảo sát (30)
      • 3.3.3 Các bước phân tích dữ liệu (31)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (37)
    • 4.1. Kết quả phân tích thống kê sơ bộ (37)
      • 4.1.1. Thống kê giới tính (37)
      • 4.1.2. Thống kê thu nhập (37)
      • 4.1.3. Thống kê năm học (38)
    • 4.2. Kiểm định độ tin cậy và giá trị của thang đo (38)
      • 4.2.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. .32 4.2.2. Kiểm tra giá trị thang đo (EFA) (38)
    • 4.3. Kiểm định mô hình, giả thuyết nghiên cứu (48)
      • 4.3.1. Phân tích tương quan (48)
      • 4.3.2. Phân tích hồi quy (49)
    • 4.4. Kiểm định sự khác biệt (54)
      • 4.4.1. Theo giới tính (54)
      • 4.4.2. Theo thu nhập (56)
    • 4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu (57)
      • 4.5.1. Về thang đo (57)
      • 4.5.2. Về tương quan và hồi quy (58)
      • 4.5.3. Về mô hình và giả thuyết (59)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ (61)
    • 5.1. Kết luận (61)
    • 5.2. Đề xuất hàm ý quản trị (61)
      • 5.2.1. Yếu tố “Kiểm soát hành vi có nhận thức” (62)
      • 5.2.2. Yếu tố “Thái độ đối với môi trường” (62)
      • 5.2.3. Yếu tố “Cảm nhận về hành vi” (63)
    • 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo (64)
      • 5.3.1. Hạn chế (64)
      • 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo (65)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (66)
  • PHỤ LỤC (72)

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua quần áo second-hand của sinhviên trên địa bàn TP.HCM.. Mục tiêu của bài nghiên cứu nhằm khám phá các yếu tố và xem x

TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Lý do chọn đề tài

Về sự ảnh hưởng tiêu cực của ngành công nghiệp thời trang đối với môi trường, Theresa Winge xác định rằng việc theo đuổi các sản phẩm thời trang rất tốn kém và có những tác động tiêu cực không chỉ đối với các sinh vật sống mà còn đối với hệ sinh thái địa phương và toàn cầu (Winge, 2008) Ngành công nghiệp dệt may hiện là ngành gây ô nhiễm thứ hai trên thế giới, chiếm 10% lượng khí thải carbon và 20% lượng nước thải toàn cầu (Pal & Gander, 2018) Ở Tây Ban Nha, mỗi người vứt bỏ 7kg quần áo mỗi năm, tạo ra tổng cộng 326.000 tấn rác thải quần áo hàng năm (Vinces và cộng sự, 2020) Theo Quỹ Động vật hoang dã Thế giới (WFF), mỗi năm ngành thời trang toàn cầu tiêu thụ khoảng 1,5 tỷ lít nước, tạo ra 92 triệu tấn rác thải Mặc dù việc trồng bông chỉ chiếm 2,4% diện tích đất trồng trọt trên toàn thế giới nhưng lại sử dụng tới 10% hóa chất dùng trong toàn ngành và 25% thuốc trừ sâu Khí thải của ngành dệt may chiếm 2 đến 10% tổng lượng phát thải khí nhà kính và tăng lên 26% vào năm 2050 nếu ngành này không có những thay đổi (Hà Văn, 2021) Trước thực trạng này, ngành dệt may cần có những thay đổi về sản xuất, quy trình, tính chất sản phẩm Cùng với đó, xu hướng, ý định của người tiêu dùng cũng đóng vai trò quan trọng Nghiên cứu của Joy và cộng sự (2012); Zamani và cộng sự (2017) chỉ ra rằng thời trang nhanh giá rẻ thúc đẩy người tiêu dùng mua quần áo mới thường xuyên, dẫn đến một lượng lớn quần áo không được sử dụng và trở thành rác thải Có khoảng 18.6 triệu tấn quần áo đã được tập kết tại các bãi chôn lấp từ những năm trước đến năm 2020 Với sự lãng phí khổng lồ của ngành công nghiệp thời trang,môi trường và hệ sinh thái bị ảnh hưởng tiêu cực đáng kể Những lợi thế của việc mua quần áo second-hand, bằng cách giảm sử dụng tài nguyên như nguồn nước, chi phí sản xuất và không gian chôn lấp của việc tạo ra quần áo mới bằng quần áo second-hand mang lại nhiều lợi ích kinh tế và môi trường hơn (King và Wheeler, 2016) Thông qua nghiên cứu của (Cervellon và cộng sự, 2012), tái sử dụng quần áo không chỉ có thể tận dụng tuổi thọ của sản phẩm mà còn có thể giảm thiểu lãng phí quần áo Theo cách tương tự,(Farrant và cộng sự, 2010) đã phát hiện ra rằng việc mua 100 mặt hàng quần áo second- hand có thể tiết kiệm từ 60 đến 85 quần áo mới dựa trên mục đích tái sử dụng Với tiềm năng đáng kể như vậy trong việc sử dụng quần áo second-hand đối với môi trường, không thể không nhắc đến vô vàn lợi ích cho các cá nhân tiếp cận hoặc cân nhắc mua quần áo second-hand Mua quần áo hoặc phụ kiện đã qua sử dụng là những hành động có trách nhiệm với xã hội (Beard, 2008) Các cá nhân có thể thực hiện trách nhiệm xã hội bằng cách quyên góp quần áo đã qua sử dụng, sử dụng sợi tái tạo và tự nhiên, và giảm lượng khí thải nhà kính của họ (Divita và cộng sự, 2023) Bên cạnh đó, sự thay đổi trong tư duy hành vi tiêu dùng đồ second-hand thúc đẩy hạnh phúc của mỗi cá nhân Kết quả là giúp khách hàng ngăn mình mua quần áo mới và cho quần áo second-hand cơ hội thứ hai(Borusiak và cộng sự, 2020) Về mặt khuyến khích mua quần áo second-hand, số lượng hành vi tiêu dùng đồ second-hand ngày càng tăng ở nhiều quốc gia cho thấy người tiêu dùng được khuyến khích mạnh mẽ trong sự tiến bộ của việc bán lại quần áo đã qua sử dụng, hoặc họ đã có nhiều lo ngại về tác động môi trường của ngành thời trang (Kiehn &Vojkovic, 2018) Bán lại đồ second-hand được dự đoán sẽ giành được thị phần với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 20 tỷ đô la trong năm 2017 lên 41 tỷ đô la trong năm 2022 TạiViệt Nam, theo báo cáo khảo sát của YouGov (2017), năm 2016, 75% người tiêu dùng trưởng thành Việt Nam từ bỏ hoặc vứt bỏ quần áo, hầu hết chỉ mặc một lần Có thể thấy,yếu tố người tiêu dùng ảnh hưởng tới mức độ ô nhiễm môi trường trong ngành dệt may.Cùng với xu hướng hiện nay, người tiêu dùng ngày càng có ý thức bảo vệ môi trường, xu hướng sử dụng quần áo second-hand ngày càng phổ biến Thị trường đồ second-hand ởViệt Nam đã phát triển từ năm 2016 và đang phát triển mạnh mẽ hơn từng ngày với các cửa hàng quần áo chất lượng tốt hơn Đối với các rào cản về hành vi, mặc dù việc mua quần áo second-hand nên được đánh giá cao, thói quen này chắc chắn sẽ có những hạn chế nhất định do rào cản tâm lý, quan điểm cá nhân và xã hội Như một nghiên cứu trước đây đã chỉ ra, tiêu thụ sản phẩm second-hand có liên quan đến nhiều rủi ro hơn và nó có thể ảnh hưởng đến địa vị xã hội của khách hàng (Thomas, 2003) Do đó, có một số yếu tố quan trọng để thúc đẩy hành vi tiêu thụ quần áo second-hand, bao gồm các vấn đề môi trường (Haraldsson và cộng sự., 2017), phong cách phù hợp độc đáo của người tiêu dùng(Guiot & Roux, 2010), có được niềm vui tình cảm và kết nối sâu sắc giữa các thành viên trong gia đình bằng cách trao đổi quần áo đã qua sử dụng của họ thay vì vứt chúng đi

(Guiot & Roux, 2010) và mối lo tài chính Từ những phân tích trên, nhóm nghiên cứu đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định của sinh viên trên địa bàn TP.HCM khi mua quần áo second-hand” Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng thời trang second-hand của sinh viên trên địa bàn TP.HCM Từ đó, đề xuất những giải pháp giúp các doanh nghiệp, cửa hàng và những cá nhân kinh doanh mặt hàng thời trang quần áo second-hand có những định hướng và các chiến lược kinh doanh phù hợp trong bối cảnh thị trường thời trang second- hand ngày càng thu hút người tiêu dùng.

Mục tiêu nghiên cứu

Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua quần áo second-hand của sinh viên trên địa bàn TP.HCM Từ đó đề xuất những hàm ý quản trị để thúc đẩy ý định mua quần áo second-hand của sinh viên trên địa bàn TP.HCM.

Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với cỡ mẫu là 130 sinh viên trên địa bàn TP.HCM.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến ý định của sinh viên trên địa bàn TP.HCM khi mua quần áo second-hand

Phạm vi nghiên cứu: sinh viên trên địa bàn TP.HCM.

Kết cấu của đề tài

Bài nghiên cứu của nhóm về đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định của sinh viên trên địa bàn TP.HCM khi mua quần áo second-hand” gồm 5 chương:

Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu và giới thiệu đề tài

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Lý thuyết nền, khái niệm nghiên cứu

2.1.1 Hành vi có kế hoạch (TPB)

Theo Ajzen (1991), thuyết hành vi có kế hoạch là sự mở rộng của thuyết hành động có lý do (Ajzen & Fishbein, 1980; Fishbein & Ajzen, 1975) được đưa ra bởi những hạn chế của mô hình ban đầu trong việc giải quyết các hành vi mà con người có sự kiểm soát ý chí không hoàn toàn Một khái niệm cơ bản của thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) là có một quy trình tâm lý mà theo đó ý định thực hiện một hành động của cá nhân sẽ thiết lập hành vi của họ Giống như trong thuyết hành động có lý do, yếu tố trung tâm trong thuyết về hành vi có kế hoạch là ý định của cá nhân để thực hiện một hành vi nhất định Các ý định được giả định là nắm bắt được các yếu tố thúc đẩy ảnh hưởng đến một hành vi; chúng là dấu hiệu cho thấy mọi người sẵn sàng chăm chỉ như thế, nỗ lực ra sao để cố gắng thực hiện hành vi đó Theo nguyên tắc chung, ý định càng cao thì khả năng thực hiện hành vi đó càng dễ dàng xảy ra Tuy nhiên, cần phải rõ ràng rằng ý định hành vi có thể được thể hiện thành hành vi chỉ khi hành vi được đề cập nằm dưới sự kiểm soát có chủ ý. Tức là người đó có thể tự do quyết định mình sẽ thực hiện hành vi đó hay không Nhưng trên thực tế, diễn biến lại phụ thuộc hầu hết vào ít nhất các yếu tố phi động lực như khả năng của các cơ hội và nguồn lực cần thiết (ví dụ: thời gian, tiền bạc, kỹ năng, sự hợp tác của người khác) Ajzen (1985) Nói chung, những yếu tố này đại diện cho khả năng kiểm soát thực tế của con người thông qua hành vi Khi một người có cơ hội và nguồn lực cần thiết, và có ý định thực hiện hành vi đó, họ sẽ thành công khi thực hiện nó.

Trên thực tế, lý thuyết về hành vi có kế hoạch khác với lý thuyết về hành động hợp lý trong việc bổ sung kiểm soát hành có vi nhận thức Trước khi xem xét vị trí của kiểm soát hành vi có nhận thức trong dự đoán về ý định và hành động, nên so sánh cấu trúc này với các khái niệm kiểm soát khác Điều quan trọng là kiểm soát hành vi có nhận thức khác rất nhiều so với khái niệm của Rotter (1966) về vị trí kiểm soát có nhận thức Nhất quán với việc nhấn mạnh vào các yếu tố có liên quan trực tiếp đến một hành vi cụ thể, kiểm soát hành vi nhận thức đề cập đến nhận thức của mọi người về sự dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi.

Hình 2.1 Mô hình thuyết hành vi có kế hoạch (TPB)

(Nguồn: Ajzen (1991)) 2.1.2 Hành động hợp lý (TRA)

Theo Vallerand và cộng sự (1992), theo lý thuyết của (Ajzen và Fishbein, 1980; Fishbein & Ajzen, 1975) về hành động hợp lý, hành vi được quyết định bởi ý định để giải phóng hành vi Có hai yếu tố chính quyết định hành vi trong ý định: yếu tố cá nhân hay

“thái độ” và yếu tố xã hội hay “chuẩn mực”

Giống như công thức giá trị kỳ vọng, thành phần đầu tiên (thái độ của người đó đối với một hành vi cụ thể) được đề xuất là một chức năng của niềm tin quan trọng (mang tính hành vi) về hậu quả nhận thức được của việc thực hiện hành vi và sự đánh giá (kết quả) của người đó về những hậu quả này Thành phần thứ hai, chuẩn mực chủ quan, bao gồm nhận thức của một chủ thể về những gì cụ thể quan trọng các cá nhân hoặc nhóm nghĩ rằng họ nên làm Chuẩn mực chủ quan là chức năng của niềm tin (mang tính chuẩn mực) của con người về những gì mỗi người nghĩ mình nên làm và động lực để tuân thủ theo những điều đó Tầm quan trọng tương đối của các thành phần thái độ và chuẩn mực trong việc xác định ý định được cho là sẽ thay đổi tùy theo hành vi, tình huống và sự khác biệt cá nhân của mỗi người (Ajzen & Fishbein, 1980).

Hình 2.2 Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA)

(Nguồn: Vallerand và cộng sự (1992))

Khái niệm nghiên cứu

- Khái niệm về ý định mua hàng:

Dựa theo (Ajzen, 1991), ý định của khách hàng là một chỉ số về mức độ mà mọi người sẵn sàng thực hiện một hành vi cụ thể Ý định mua hàng được hiểu là nỗ lực mua hàng hóa hoặc dịch vụ tùy thuộc vào nhiều yếu tố như thương hiệu, thời gian, người bán, Ý định mua hàng của khách hàng thường xảy ra sau khi họ nhận thức được công cụ và giá trị của hàng hóa hoặc dịch vụ (Kulachai và cộng sự, 2023) Còn theo (Blackwell và cộng sự, 2001), thì về cơ bản, ý định mua hàng đại diện cho những gì khách hàng nghĩ họ sẽ mua Theo Brown (2003), người tiêu dùng có ý định mua một số sản phẩm nhất định thì thường có tỷ lệ mua thực tế cao hơn những khách hàng chứng minh rằng họ không có ý định mua Tuy nhiên, ý định không nhất thiết phải tương đương với việc mua thực tế.

Với lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) (Fishbein và Ajzen, 1975; Ajzen, 1985,

1991), hành vi của con người chịu ảnh hưởng tích cực bởi yếu tố ý định Cụ thể hơn, việc thực hiện hành vi càng có ý định thì khả năng thực hiện hành vi càng cao (Bock và cộng sự, 2005) Các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng ý định có thể là yếu tố dự đoán chính của bất kỳ hành vi nào (Fishbein và Ajzen, 1977) Tầm quan trọng của ý định nằm ở chỗ nó được coi là yếu tố chính trong việc dự báo hành vi thực tế (Montano và Kasprzyk, 2015). Ở nghiên cứu này, hàng hóa được xem xét đó là quần áo second-hand Hơn nữa, đối với hành vi tiêu dùng quần áo second-hand của khách hàng, ý định cũng đóng vai trò vai trò quan trọng trong sự hình thành hành vi của khách hàng Ví dụ: khách hàng có thể sẽ mua quần áo second-hand trong tương lai, họ cũng có thể cân nhắc mua quần áo trong thời gian tới Hur (2020) cũng đã xem xét mối quan hệ giữa ý định với hành vi tiêu dùng của khách hàng đối với quần áo second-hand.

Khảo lược các nghiên cứu có liên quan

2.3.1.1 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoàng Lan và Bùi Thị Ngọc Bé (2023)

Tác giả của bài nghiên cứu là Nguyễn Thị Hoàng Lan và Bùi Thị Ngọc Bé

(2023) Mục tiêu của bài nghiên cứu nhằm khám phá các yếu tố và xem xét tác động của các yếu tố này đến ý định mua thiết bị điện gia dụng tốt cho sức khỏe người tiêu dùng thông qua vai trò trung gian của Thái độ Phương pháp nghiên cứu của bài là phương pháp định lượng với dữ liệu khảo sát được thu thập từ 329 người bao gồm 133 nam và

196 nữ tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng Mối quan tâm sức khỏe, Mối quan tâm môi trường, Thái độ, Nhận thức kiểm soát hành vi và Niềm tin có tác động trực tiếp đến Ý định mua thiết bị điện gia dụng tốt cho sức khỏe người tiêu dùng Kết quả từ phương pháp Process Macro được thực hiện trong phần mềm SPSS 25 cũng đã xác định vai trò trung gian của Thái độ của người tiêu dùng trong mối quan hệ từ

Mối quan tâm sức khỏe và Mối quan tâm môi trường đến Ý định mua thiết bị điện gia dụng tốt cho sức khỏe người tiêu dùng Nghiên cứu đã đưa ra các hàm ý quản trị thúc đẩy các chiến lược tập trung vào khách hàng mục tiêu cho các nhà nhà sản xuất kinh doanh thiết bị điện gia dụng tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.

Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoàng Lan và Bùi Thị Ngọc Bé (2023)

(Nguồn: Nguyễn Thị Hoàng Lan & Bùi Thị Ngọc Bé (2023)) 2.3.1.2 Nghiên cứu của Diệp Thị Kim Tuyền và Đàm Trí Cường (2021)

Nghiên cứu của Diệp Thị Kim Tuyền và Đàm Trí Cường (2021) nhằm xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định mua sắm mỹ phẩm trực tuyến của người tiêu dùng tại

TP Hồ Chí Minh Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp kết hợp cả định tính và định lượng Nghiên cứu đã xây dựng và kiểm định mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm mỹ phẩm trực tuyến của người tiêu dùng dựa trên lý thuyết và dữ liệu thực tế thu thập từ 150 người tham gia khảo sát tại TP.HCM Kết quả nghiên cứu cho thấy 4 yếu tố chính tác động đến ý định mua sắm mỹ phẩm trực tuyến của người tiêu dùng TP Hồ Chí Minh bao gồm: (1) Chất lượng thiết kế trang web, (2) Nhận thức hữu ích, (3) Nhận thức dễ sử dụng, (4) Chuẩn chủ quan Các yếu tố này tác động cùng chiều đến ý định mua sắm mỹ phẩm trực tuyến của người tiêu dùng Nghiên cứu này cung cấp những thông tin quan trọng về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm mỹ phẩm trực tuyến của người tiêu dùng TP Hồ Chí Minh Dựa trên kết quả nghiên cứu, các nhà quản trị trang web bán mỹ phẩm có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để thu hút khách hàng tiềm năng và tăng doanh thu bán hàng trực tuyến.

Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu của Diệp Thị Kim Tuyền và Đàm Trí Cường (2021)

(Nguồn: Diệp Thị Kim Tuyền & Đàm Trí Cường (2021)) 2.3.1.3 Nghiên cứu của Trần Thanh Nam và Bùi Thị Ngọc Bé (2022)

Nghiên cứu của Trần Nam Thanh và Bùi Thị Ngọc Bé (2022) nhằm mục đích khám phá các nhân tố và xem xét tác động của các nhân tố này đến ý định mua máy nước nóng năng lượng mặt trời (Solar Water Head - SWH) Phương pháp nghiên cứu là định lượng với cỡ mẫu là 382 hộ gia đình đang sinh sống tại việt Nam Kết quả từ phương phápBootstrap được thực hiện trong phần mềm Amos 20 đã xác định vai trò trung gian của nhân tố Thái độ Kết quả từ phương pháp Bootstrap triển khai trên phần mềm Amos 20 đã xác định được vai trò trung gian của yếu tố Thái độ Kết quả từ mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) đã chỉ ra rằng: Kiến thức về SWH và các yếu tố cảm nhận kiểm soát hành vi có tác động gián tiếp đến ý định mua SWH thông qua Thái độ - biến trung gian; Yếu tố nhận thức hữu ích vừa là ảnh hưởng gián tiếp vừa là ảnh hưởng trực tiếp Ngoài ra, còn 04 yếu tố nữa cũng ảnh hưởng trực tiếp đến ý định mua SWH được xác định theo thứ tự giảm dần: Ảnh hưởng xã hội, Nhận thức về giá, Trợ cấp và hỗ trợ tài chính và Thái độ. Cuối cùng, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý để các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh SWH có thêm cơ hội phổ biến rộng rãi SWH đến các hộ gia đình và tăng ý định mua SWH của họ

Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu của Trần Thanh Nam và Bùi Thị Ngọc Bé (2022)

(Nguồn: Trần Thanh Nam & Bùi Thị Ngọc Bé (2022) 2.3.2 Nghiên cứu quốc tế

2.3.2.1 Nghiên cứu của Hoang và cộng sự (2022)

Tác giả bài nghiên cứu là Hoang và cộng sự (2022) Mục tiêu của bài nghiên cứu là khảo sát ý định mua quần áo second-hand của khách hàng trẻ Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên góc độ hành vi và tâm lý Từ đó, nghiên cứu cung cấp những thông tin có giá trị cho các chiến lược tiếp thị, nhằm khuyến khích tiêu dùng quần áo second-hand – như một hành vi bảo vệ môi trường trong giới trẻ Phương pháp nghiên cứu của bài là phương pháp định lượng với cỡ mẫu là 341 khách hàng trẻ Thành phố Hồ Chí Minh Kết quả nghiên cứu cho thấy thái độ đối với môi trường, thái độ đối với việc mua quần áo cũ, chuẩn mực chủ quan và hệ quả tâm lý là yếu tố quyết định đáng kể đến ý định mua quần áo second-hand Ngoài ra, các đặc điểm nhân khẩu học như tuổi tác, giới tính, thu nhập và kinh nghiệm mua quần áo cũng ảnh hưởng đến ý định mua hàng.

Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu của Hoang và cộng sự (2022)

(Nguồn: Hoang và cộng sự (2022)) 2.3.2.2 Nghiên cứu của Nguyen và cộng sự (2023)

Tác giả của bài nghiên cứu là Nguyen và cộng sự (2022) Mục tiêu của bài nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao nhận thức về giới trẻ, đặc biệt là Thế hệ Z, về tầm quan trọng của các sản phẩm truyền thống như áo dài, nhằm khuyến khích sự hiểu biết và sử dụng các sản phẩm áo dài truyền thống như một sự thể hiện lòng yêu nước và tinh thần dân tộc Phương pháp nghiên cứu của bài là phương pháp định lượng với cỡ mẫu là 292 bạn trẻ thuộc thế hệ Z ở Việt Nam Kết quả bài nghiên cứu cho thấy yếu tố “Kiểm soát hành vi có nhận thức” có tác động lớn nhất về quyết định mua áo dài truyền thống của người tham gia, tiếp theo là yếu tố “Chuẩn mực chủ quan” Ở mức 5% mức ý nghĩa thì các yếu tố này có tác động tương quan dương Tương tự, ở mức ý nghĩa 10%, kết quả cho thấy các yếu tố “Chủ nghĩa dân tộc” và “Thái độ đối với sản phẩm” cũng có tác động tích cực đến “Ý định mua áo dài truyền thống Việt Nam” của một cá nhân.

Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu của Nguyen và cộng sự (2023)

(Nguồn: Nguyen và cộng sự (2022)) 2.3.2.3 Nghiên cứu của Wang và Chou (2021)

Tác giả bài nghiên cứu là Wang và Chou (2021) Nghiên cứu với mục đích nhấn mạnh vai trò trung gian của biến chuẩn mực cá nhân và thái độ của người tiêu dùng đối với việc mua sản phẩm thương mại công bằng (FT) dưới tác động của các chuẩn mực chủ quan và trách nhiệm xã hội Phương pháp nghiên cứu là phương pháp định lượng với dữ liệu được thu thập từ 398 sinh viên từ các trường đại học ở Đài Loan Kết quả cho thấy các chuẩn mực chủ quan và trách nhiệm xã hội tác động đến chuẩn mực và thái độ cá nhân đối với việc mua các sản phẩm đó, từ đó ảnh hưởng đến ý định mua hàng của người tiêu dùng đối với việc mua các sản phẩm này Nghiên cứu này giúp các nhà tiếp thị sản phẩm thương mại công bằng hiểu rõ hơn về tác động của các chuẩn mực chủ quan và trách nhiệm xã hội của người tiêu dùng đối với ý định hành vi của người tiêu dùng và phát triển hoạt động tiếp thị hiệu quả nhằm gia tăng ý định mua hàng của người tiêu dùng.

Hình 2.8 Mô hình nghiên cứu của Wang và Chou (2021)

(Nguồn: Wang & Chou (2021)) 2.3.3.4 Nghiên cứu của Liu và cộng sự (2018)

Nghiên cứu của Liu và cộng sự (2018) tìm hiệu sự tác động trực tiếp của ba yếu tố thu hút giữa các cá nhân (sự tương đồng có nhận thức, sự quen thuộc có nhận thức và chuyên môn có nhận thức) về ý định mua hàng trong kỷ nguyên thương mại xã hội, cũng như vai trò trung gian của hệ quả tâm lý và sự tác động thông tin trong mối quan hệ trên.Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng với cỡ mẫu là 490 người dùng WeChat Kết quả nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng ba yếu tố: Sự tương đồng có nhận thức, Sự quen thuộc có nhận thức và Chuyên môn có nhận thức có tác động tích cực đến Ý định mua hàng Cả hai yếu tố là Hệ quả tâm lý và Sự tác động thông tin làm trung gian đầy đủ cho tác động của Sự quen thuộc được nhận thức đến Ý định mua hàng, nhưng chỉ làm trung gian một phần cho tác động của Sự tương đồng được nhận thức và Nhận thức chuyên môn đến Ý định mua hàng Những phát hiện này đã cung cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh hiểu biết sâu sắc về việc nâng cao ý định mua hàng của người dùng trong thương mại xã hội.

Hình 2.9 Mô hình nghiên cứu của Liu và cộng sự (2018)

(Nguồn: Liu và cộng sự (2018)) 2.3.3.5 Nghiên cứu của Rodrigues và cộng sự (2023)

Nghiên cứu của Rodrigues và cộng sự (2023) nhằm mục đích tìm hiểu các yếu tố quyết định về ý định mua sản phẩm second-hand dựa trên cấu trúc của lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) Phương pháp nghiên cứu là định lượng với cỡ mẫu là 805 người khảo sát trên mạng xã hội và nền tảng Amazon MTurk Kết quả phân tích cho thấy rằng các yếu tố thái độ, chuẩn mực chủ quan, kiểm soát hành vi có nhận thức, tính tiết kiệm, giá cả và mối quan tâm về môi trường là những yếu tố quyết định ý định mua sản phẩm second- hand Trong đó, yếu tố giá cả và mối quan tâm về môi trường có tác động lớn nhất Kết quả cũng cho thấy sự khác biệt giữa người trẻ và người già liên quan đến mua đồ second- hand và tiêu dùng bền vững Mối quan tâm về môi trường chỉ có ý nghĩa quan trọng trong ý định mua hàng của những người trẻ tuổi, bởi vì ở những người lớn tuổi, giá cả chiếm ưu thế hơn và ảnh hưởng hơn Nghiên cứu đề xuất cho các doanh nghiệp và thương hiệu cần chuyển từ sản xuất tuyến tính sang sản xuất tuần hoàn và bám sát ý định mua đồ second- hand của người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng trẻ.

Hình 2.10 Mô hình nghiên cứu của Rodrigues và cộng sự (2023)

(Nguồn: Rodrigues và cộng sự (2023))

Đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Dựa vào các mô hình nghiên cứu có liên quan đã khảo lượt, đặc biệt là nghiên cứu

“Các yếu tố quyết định của việc mua các sản phẩm second-hand: một cách tiếp cận theo lý thuyết về hành vi có kế hoạch Tính bền vững (Thụy Sĩ)” của Rodrigues và cộng sự

(2023), chúng tôi đề xuất mô hình nghiên cứu (hình 2.12) bao gồm các yếu tố tác động đến ý định mua quần áo second-hand được tổng hợp trong bảng 2.1.

Bảng 2.1 Tổng hợp các yếu tố trong mô hình nghiên cứu từ các nghiên cứu có liên quan

Thái độ đối với môi trường x x

Thái độ đối với cá nhân x

Kiểm soát hành vi có nhận thức x x x x

Hình 2.11 Mô hình nghiên cứu đề xuất

(Nguồn: Nhóm tổng hợp) 2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu

2.4.2.1 Thái độ đối với môi trường (ATE)

Allport (1935) định nghĩa thái độ là: “Một trạng thái sẵn sàng về mặt tinh thần và thần kinh, có tác dụng định hướng, ảnh hưởng đến phản ứng của cá nhân đối với tất cả các đối tượng và tình huống mà nó có liên quan” Theo Schultz và Zelezny (2000), “thái độ quan tâm đến môi trường bắt nguồn từ quan niệm của một người về bản thân và mức độ mà một cá nhân nhận thức được mình là một phần không thể thiếu của môi trường tự nhiên" Tóm lại, thái độ thể hiện những gì người tiêu dùng thích và không thích (Blackwell và cộng sự, 2006) và quyết định mua sản phẩm của người tiêu dùng thường dựa trên thái độ về môi trường của họ (Irland, 1993; Schwepker và Cornwell, 1991).

Có một niềm tin chung giữa các nhà nghiên cứu và nhà hoạt động môi trường rằng thông qua việc mua sản phẩm thân thiện với môi trường hoặc sản phẩm xanh, sản phẩm có bao bì có thể tái chế hoặc xử lý rác không phân hủy sinh học một cách hợp lý, người tiêu dùng có thể góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng của môi trường (Abdul- Muhmim, 2007) Thái độ là yếu tố giải thích nhất quán nhất trong việc dự đoán mức độ sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng cho sản phẩm xanh (Chyong và cộng sự, 2006) Điều này có nghĩa là giá không phải là yếu tố chính ngăn cản người tiêu dùng mua sản phẩm xanh nếu họ ủng hộ môi trường Theo Tanner và Kast (2003), ý định mua thực phẩm xanh được hỗ trợ mạnh mẽ bởi thái độ tích cực của người tiêu dùng đối với việc bảo vệ môi trường

Do đó, giả thuyết đề xuất:

H1: Thái độ đối môi trường tác động đến ý định mua quần áo second-hand của khách hàng.

2.4.2.2 Thái độ đối với cá nhân (ATI)

Thái độ đối với cá nhân là sự đánh giá tích cực hoặc tiêu cực của một người về việc thực hiện một hành vi cụ thể của người đó Khái niệm đề cập đến mức độ mà việc thực hiện hành vi được đánh giá tích cực hoặc tiêu cực Thái độ đối với việc mua quần áo second-hand liên quan đến cá nhân (ATI) được coi là thái độ mua quần áo second-hand bị ảnh hưởng bởi các yếu tố cá nhân như cảm xúc, vấn đề tài chính, v.v Mối quan hệ giữa thái độ cá nhân với ý định và hành vi được khẳng định trong nghiên cứu của Ajzen (1991).

Do đó, giả thuyết đề xuất:

H2: Thái độ đối với cá nhân tác động đến ý định mua quần áo second-hand của khách hàng.

2.4.2.3 Chuẩn mực chủ quan (SN)

Trên phương diện chuẩn mực chủ quan, đó chính là áp lực xã hội được nhận thức có tác động đến hành vi Nói cách khác, đó là quan điểm cá nhân của những gì người khác nghĩ về hành vi chắc chắn (Ajzen, 1991) Theo thuyết hành vi có kế hoạch, động lực mua hàng hóa đã qua sử dụng của con người càng lớn khi họ tin rằng bạn bè của họ sẽ mong đợi và và dành lời khen cho chúng Điều quan trọng cần đề cập là những nhận xét của người khác có thể không phản ánh cảm xúc thực sự của họ Tuy nhiên, ý kiến của một người có thể ảnh hưởng đến cách người đó nhìn nhận tiêu chuẩn chủ quan của người khác Theo thuyết hành vi có kế hoạch, chuẩn mực chủ quan cũng là một trong các yếu tố tác động trực tiếp đến ý định

Do đó, giả thuyết đề xuất:

H3: Chuẩn mực chủ quan tác động đến ý định mua quần áo second-hand của khách hàng.

2.4.2.4 Kiểm soát hành vi có nhận thức (PBC)

Ajzen (2002) cho rằng kiểm soát hành vi có nhận thức (PBC) không chỉ minh họa nhận thức của một cá nhân về việc thực hiện bất kỳ hành vi nào dễ hay khó mà còn phản ánh nhận thức của một người về khả năng họ tiếp cận các nguồn lực hoặc cơ hội cần thiết cho một hành vi nhất định, chẳng hạn như khả năng tiếp cận thời gian, tiền bạc, v.v hoặc sự tự tin của họ khi thực hiện hành vi (Ajzen, 1991; Taylor và Todd, 1995) Như vậy, việc kiểm soát hành vi có nhận thức của người tiêu dùng đối với việc mua quần áo second- hand cũng sẽ tác động tích cực đến ý định mua hàng của họ (Borusiak và cộng sự, 2020). Kiểm soát hành vi có nhận thức không chỉ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự thay đổi thái độ, hành vi mà nó còn liên quan đến niềm tin, được coi là nguồn lực cốt lõi để đưa ra quyết định (Armitage và Talibudeen, 2010; Ajzen và Madden, 1986)

Do đó, giả thuyết đề xuất:

H4: Kiểm soát hành vi có nhận thức tác động đến ý định mua quần áo second-hand của khách hàng.

2.4.2.5 Chuẩn mực cá nhân (PN)

Bên cạnh thuyết hành vi có kế hoạch, một mô hình tích hợp khác là mô hình kích hoạt định mức (NAM) sẽ mang lại sự rõ ràng hơn về hành vi tiêu dùng quần áo second- hand của người tiêu dùng trẻ Theo Lindenberg và Steg (2007), đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, tư duy của mỗi cá nhân được khuyến khích làm những việc đạo đức và được định hướng bởi những phán xét về chính kiến mang tính đúng sai dựa trên suy nghĩ cá nhân hoặc của người khác Nghĩa vụ đạo đức được định nghĩa là một chuẩn mực cá nhân mà một cá nhân sẵn sàng thực hiện một hành động nhất định dựa trên trách nhiệm hoặc nghĩa vụ của mình, sự mong đợi của bản thân, sự trừng phạt và nghĩa vụ xuất phát từ các giá trị nội tại của Mô hình Kích hoạt Tiêu chuẩn (NAM).

Do đó, giả thuyết đề xuất:

H5: Chuẩn mực cá nhân tác động đến ý định mua quần áo second-hand của khách hàng.

2.4.2.6 Hệ quả tâm lý (PC)

Hệ quả tâm lý cũng ảnh hưởng đáng kể đến hành vi của khách hàng Điều quan trọng là phải hiểu và dự đoán hành vi, đặc biệt là sự thay đổi hành vi bởi yếu tố tâm lý Ví dụ, trong thuyết hành vi có kế hoạch (TPB), một số các yếu tố tâm lý được đề cập là ý định, thái độ, chuẩn mực và nhận thức kiểm soát hành vi (Neighbor, 2013) Ngoài ra, với lý thuyết mô hình MEC (Olson & Reynolds, 1983), yếu tố tâm lý quyết định tác động trực tiếp đến giá trị của khách hàng khi họ mua thứ gì đó Theo nghiên cứu của Overby và cộng sự (2005), hệ quả tâm lý (PC) được xác định là sức mạnh hình ảnh bản thân của khách hàng có ý nghĩa biểu tượng Ngoài ra, hệ quả tâm lý có thể thể hiện cảm nhận về đặc tính và chất lượng của sản phẩm ở cả hai mặt: lợi ích và hạn chế (Haghighi và Jusan,

2011) Ngoài ra, yếu tố này còn góp phần vào ý định của khách hàng trong việc mua quần áo second-hand Một ví dụ rõ ràng là khách hàng có thể cảm thấy độc nhất khi mặc những bộ quần áo hoặc hài lòng với quyết định tài chính đúng đắn khi mua quần áo second- hand Trong khi một số khách hàng có thể cảm thấy vui vẻ khi góp phần bảo vệ môi trường bằng cách mua quần áo second-hand thì những người khác lại cảm thấy khó chịu vì quần áo second-hand kém chất lượng (Hur, 2020) Mối liên hệ giữa tâm lý hệ quả và ý định mua hàng đã được khẳng định bởi một nghiên cứu trước đó Đó là những người có đặc điểm ưa thích sáng tạo và tính đồng nhất của sản phẩm có xu hướng mua hàng cũ thay vì sản phẩm mới ở khắp mọi nơi (Roberts và cộng sự, 2015).

Do đó, giả thuyết đề xuất:

H6: Hệ quả tâm lý tác động đến ý định mua quần áo second-hand của khách hàng.

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của đề tài bao gồm các bước sau:

Hình 3.12 Quy trình nghiên cứu

Sự hình thành thang đo các khái niệm trong mô hình nghiên cứu

Căn cứ thang đo các khái niệm trong mô hình nghiên cứu của Hoang và cộng sự

(2022) với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi và tâm lý của người trẻ Việt Nam khi mua quần áo second-hand”, nhóm chúng tôi xây dựng bảng thang đo như sau:

Bảng 3.2 Thang đo các khái niệm trong mô hình nghiên cứu

Cấu trúc Các yếu tố biến đổi

Thái độ đối với môi trường (ATE)

ATE.1 Anh/Chị cảm thấy mua quần áo second-hand giúp giảm thiểu sự ô nhiễm.

ATE.2 Theo anh/chị mua quần áo second-hand có thể tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

ATE.3 Việc mua quần áo second-hand theo anh/chị có giúp giảm thiểu suy thoái môi trường.

Thái độ đối với các nhân (ATI)

ATI.1 Mua sắm quần áo second-hand giúp anh/chị tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

ATI.2 Sử dụng quần áo second-hand vẫn khiến anh/chị cảm thấy tự tin.

ATI.3 Sử dụng quần áo second-hand theo anh/chị vẫn hợp thời trang.

Chuẩn mực chủ quan (SN)

SN.1 Có khá nhiều người bạn của anh/chị mặc quần áo second- hand.

SN.2 Người thân trong gia đình của anh/chị mong anh/chị sử dụng quần áo second-hand.

SN.3 Hầu hết những người quan trọng với anh/chị đều nghĩ rằng anh/chị nên mua quần áo second-hand.

SN.4 Anh/Chị nghĩ rằng việc sử dụng quần áo second-hand được khuyến khích trong xã hội.

SN.5 Anh/Chị có đồng quan điểm về việc nhiều người cho rằng sử dụng quần áo second-hand là điều xấu hổ trong xã hội.

Kiểm soát hành vi có nhận thức (PBC)

PBC.1 Anh/Chị biết rõ nơi để có thể mua quần áo second-hand. PBC.2 Việc mua quần áo second-hand nằm trong khả năng của anh/chị.

PBC.3 Khi cần phải mua quần áo second-hand, anh/chị luôn có đủ thời gian để lựa chọn.

PN.1 Anh/Chị tin rằng lựa chọn quần áo second-hand là một nghĩa vụ đạo đức khi anh/chị mua quần áo.

PN.2 Chọn quần áo second-hand đúng với nguyên tắc đạo đức của anh/chị.

PN.3 Giá trị bản thân của anh/chị thúc đẩy anh/chị mua quần áo second-hand.

Hệ quả tâm lý (PC) PC.1 Anh/Chị sẽ cảm thấy độc đáo và sáng tạo khi mặc quần áo second-hand.

PC.2 Anh/Chị sẽ cảm thấy việc mua quần áo second-hand là một quyết định tài chính đúng đắn.

PC.3 Anh/Chị cảm thấy hạnh phúc khi mua quần áo second-hand vì có sự đóng góp đối với môi trường.

PC.4 Anh/Chị sẽ cảm thấy khó chịu do chất lượng sản phẩm kém và sự thiếu sạch sẽ của quần áo second-hand.

PC.5 Anh/Chị cảm thấy giá trị bản thân bị hạ thấp khi sử dụng quần áo second-hand. Ý định mua hàng

PITB.1 Anh/Chị có thể sẽ mua quần áo second-hand trong tương lai.

PITB.2 Anh/Chị sẽ cân nhắc mua quần áo second-hand trong lần mua tiếp theo.

PITB.3 Anh/chị chắc chắn sẽ mua quần áo second-hand.

(Nguồn: Hoang và cộng sự (2022))

Thiết kế nghiên cứu định lượng

Nhóm sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện bởi tính nhanh chóng, dễ sử dụng, ít tốn kém mà vẫn đáp ứng đầy đủ các tiêu chí được đặt ra trong mục đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phân tích nhân tố gồm 25 biến quan sát, áp dụng công thức của Hair và cộng sự (2010) về cỡ mẫu tối thiểu: N%*55 (mẫu) Vậy cỡ mẫu tối mà nhóm nghiên cứu cần phải có trong bài là 125 Cỡ mẫu chính thức trong nghiên cứu của chúng tôi là 130, với đối tượng khảo sát là sinh viên trên địa bàn TP.HCM.

3.3.2 Thiết kế bảng khảo sát Để thuận tiện nhất trong quá trình phỏng vấn và đạt được các kết quả chính xác nhất, nhóm nghiên cứu đã thiết kế cấu trúc bảng khảo sát gồm có 3 phần như sau:

Phần I: Giới thiệu tổng quan mục đích của khảo sát.

Phần II: Thực hiện lọc đối tượng khảo sát bằng câu hỏi sàng lọc.

Phần III: Phân loại đối tượng khảo sát các câu hỏi về thông tin cơ bản như độ tuổi, giới tính, thu nhập hàng tháng, nhu cầu và tần suất mua quần áo second-hand

Phần IV: Bảng khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến ý định của sinh viên trên địa bànTP.HCM khi mua quần áo second-hand Bảng khảo sát bao gồm các câu hỏi chứa các biến quan sát về việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định mua quần áo second- hand của người của sinh viên trên địa bàn TP.HCM dựa trên thang đo có 5 mức độ từ

“hoàn toàn không đồng ý” đến “hoàn toàn đồng ý”.

3.3.3 Các bước phân tích dữ liệu

Nhóm nghiên cứu đã thu thập được 132 phiếu khảo sát, sau khi loại bỏ dữ liệu sai sót, 130 phiếu hợp lệ được sử dụng cho phân tích Dữ liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS với các phương pháp thống kê bao gồm: thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính Phân tích nhằm xác định các nhân tố chính chi phối mô hình và mối quan hệ giữa chúng.

Quy trình xử lý số liệu của chúng tôi được thực hiện cụ thể như sau:

Bước 1: Dữ liệu sau khi thu thập được sẽ được làm sạch:

Sau khi thu thập được 132 phiếu khảo sát, nhóm nghiên cứu đã tiến hành xử lý dữ liệu bằng phần mềm Excel Quá trình xử lý bao gồm loại bỏ các phiếu khảo sát sai sót hoặc không đầy đủ thông tin, dẫn đến 130 phiếu hợp lệ được sử dụng cho phân tích tiếp theo.

Bước 2: Mã hóa 130 mẫu khảo sát hợp lệ vào phần mềm SPSS

Bước 3: Phân tích thống kê mô tả

Bước này nhằm tóm tắt và mô tả chi tiết đặc điểm của dữ liệu thu thập được trong nghiên cứu Thông qua việc sử dụng các bảng thống kê và biểu đồ được tạo ra bởi phần mềm SPSS, chúng tôi sẽ cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về tính chất của dữ liệu.

Bước 4: Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Sau khi hoàn tất bước phân tích thống kê mô tả, chúng tôi tiến hành thêm bước quan trọng tiếp theo: phân tích độ tin cậy cho 25 biến quan sát được sử dụng trong mô hình nghiên cứu Mục đích của bước này là đánh giá mức độ chính xác và nhất quán của các biến quan sát, đảm bảo rằng chúng cung cấp thông tin đo lường đáng tin cậy cho các biến quan sát.

Hai hệ số chính được sử dụng để đánh giá độ tin cậy bao gồm:

Hệ số Cronbach's Alpha: Hệ số này thể hiện mức độ chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng một thang đo Giá trị Cronbach's Alpha nằm trong khoảng từ 0,7 đến 0,8 cho thấy thang đo có độ tin cậy tốt Nếu hệ số đạt từ 0,6 trở lên, thang đo được đánh giá ở mức chấp nhận được về mặt tin cậy.

Hệ số Corrected Item - Total Correlation: Hệ số này thể hiện mối tương quan giữa từng biến quan sát với các biến còn lại trong thang đo Các biến quan sát đạt yêu cầu là những biến có giá trị Corrected Item - Total Correlation lớn hơn hoặc bằng 0,3.

Bên cạnh hai hệ số Cronbach's Alpha và Corrected Item - Total Correlation được đề cập trước, chúng tôi cũng sử dụng thêm một hệ số quan trọng khác: Cronbach's Alpha If Item Deleted Hệ số này thể hiện mức độ tin cậy của thang đo sau khi loại bỏ từng biến quan sát.

Giá trị Cronbach's Alpha If Item Deleted lớn hơn Cronbach's Alpha của nhóm cho thấy rằng việc loại bỏ biến quan sát đó có thể nâng cao độ tin cậy của thang đo Do đó, chúng tôi sẽ xem xét loại bỏ biến quan sát này sau khi đã phân tích kỹ lưỡng vai trò và tầm quan trọng của nó trong thang đo.

Dựa trên kết quả phân tích độ tin cậy, chúng tôi đưa ra quyết định giữ lại các thang đo có hệ số Cronbach's Alpha lớn hơn hoặc bằng 0,6, bên cạnh đó xem xét loại bỏ các biến quan sát có hệ số Corrected Item - Total Correlation nhỏ hơn 0,3 và các thang đo có hệ số Cronbach's Alpha nhỏ hơn 0,6.

Bước 5: Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi đảm bảo độ tin cậy của thang đo các nhân tố trong mô hình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm đánh giá mức độ hội tụ và rút gọn số lượng biến quan sát trước khi thực hiện phân tích hồi quy Tiếp theo, chúng tôi tiến hành kiểm định các nhân tố được rút ra từ phân tích EFA dựa trên các tiêu chí sau:

Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin (KMO): Hệ số này được sử dụng để đánh giá tính phù hợp cho việc áp dụng phân tích nhân tố khám phá EFA Giá trị KMO cần đạt lớn hơn 0,5

(0,5 ≤ KMO ≤ 1) để đảm bảo tính chính xác cho phân tích KMO càng cao, mức độ phù hợp cho phân tích EFA càng lớn.

Kiểm định Bartlett (Bartlett's Test of Sphericity): Kiểm định Bartlett (Bartlett's

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả phân tích thống kê sơ bộ

Trong quá trình phân tích, nhóm sẽ thực hiện thống kê mô tả đặc điểm của số liệu.

Từ những đặc điểm đó sẽ giúp nhóm có cái nhìn tổng quát về bộ dữ liệu đã khảo sát của nhóm mình.

Bảng 4.3 Thống kê giới tính

Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

(Nguồn: Nhóm phân tích trên phần mềm SPSS)

Từ bảng 4.1, với tổng sinh viên tham gia khảo sát là 130 người thì trong đó số sinh viên khảo sát có giới tính nam là 69 người chiếm 53,1% và số sinh viên khảo sát có giới tính nữ là 61 người chiếm 46,9%.

Bảng 4.4 Thống kê thu nhập

Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

(Nguồn: Nhóm phân tích trên phần mềm SPSS)

Từ bảng 4.2, số lượng sinh viên tham gia khảo sát là 130 người Trong đó sinh viên có thu nhập dưới 1 triệu chiếm 44,6% tương đương 58 người, sinh viên có thu nhập từ 1 triệu đến 3 triệu chiếm 36,9% tương đương 48 người và sinh viên có thu nhập trên 3 triệu chiếm 18,5% tương đương 24 người Qua đó, có thể thấy số lượng sinh viên có thu nhập dưới 1 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất và số lượng sinh viên có thu nhập trên 3 triệu chiếm tỷ lệ thấp nhất trong 130 người tham gia khảo sát.

Bảng 4.5 Thống kê năm học

Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

(Nguồn: Nhóm phân tích trên phần mềm SPSS)

Từ bảng 4.3, số lượng sinh viên tham gia khảo sát là 130 người Trong đó sinh viên đang học năm 1 và năm 3 đều chiếm 16,9% tương đương 22 người, sinh viên đang học năm 2 chiếm 55,4% tương đương 72 người và sinh viên đang học năm 4 chiếm 10,8% tương đương 14 người Qua đó, có thể thấy số lượng sinh viên đang học năm 2 chiếm tỷ lệ cao nhất và số lượng sinh viên đang học năm 4 chiếm tỷ lệ thấp nhất trong 130 người tham gia khảo sát.

Kiểm định độ tin cậy và giá trị của thang đo

4.2.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha

4.2.1.1 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo các biến độc lập

Thang đo cho yếu tố “Thái độ đối với môi trường (ATE)” bao gồm 3 biến quan sát(ATE1, ATE2, ATE3) với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,940 (bảng 4.4), lớn hơn 0,6 Các biến quan sát ATE1, ATE2, ATE3 đều có hệ số tương quan với biến tổng lần lượt là0,879, 0,881, 0,865 (bảng 4.4), đều lớn hơn 0,3 Do đó, các biến quan sát đo lường cho yếu tố “Thái độ đối với môi trường (ATE)” sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám pháEFA

Thang đo cho yếu tố “Thái độ đối với cá nhân (ATI)” bao gồm 3 biến quan sát (ATI1, ATI2, ATI3) với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,817 (bảng 4.4), lớn hơn 0,6 Các biến quan sát ATI1, ATI2, ATI3 đều có hệ số tương quan với biến tổng lần lượt là 0,594, 0,701, 0,717 (bảng 4.4), đều lớn hơn 0,3 Do đó, các biến quan sát đo lường cho yếu tố

“Thái độ đối với cá nhân (ATI)” sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.

Thang đo cho yếu tố “Chuẩn mực chủ quan (SN)” bao gồm 5 biến quan sát (SN1, SN2, SN3, SN4, SN5) với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,877 (bảng 4.4), lớn hơn 0,6 Các biến quan sát SN1, SN2, SN3, SN4, SN5 đều có hệ số tương quan với biến tổng lần lượt là 0,629, 0,796, 0,852, 0,709, 0,601 (bảng 4.4), đều lớn hơn 0,3 Do đó, các biến quan sát đo lường cho yếu tố “Chuẩn mực chủ quan (SN)” sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.

Thang đo cho yếu tố “Kiểm soát hành vi có nhận thức (PBC)” bao gồm 3 biến quan sát (PBC1, PBC2, PBC3) với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,818 (bảng 4.4), lớn hơn 0,6. Các biến quan sát PBC1, PBC2, PBC3 đều có hệ số tương quan với biến tổng lần lượt là 0,668, 0,645, 0,707 (bảng 4.4), đều lớn hơn 0,3 Do đó, các biến quan sát đo lường cho yếu tố “Kiểm soát hành vi có nhận thức (PBC)” sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.

Thang đo cho yếu tố “Chuẩn mực cá nhân (PN)” bao gồm 3 biến quan sát (PN1, PN2, PN3) với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,880 (bảng 4.4), lớn hơn 0,6 Các biến quan sát PN1, PN2, PN3 đều có hệ số tương quan với biến tổng lần lượt là 0,799, 0,745, 0,760 (bảng 4.4), đều lớn hơn 0,3 Do đó, các biến quan sát đo lường cho yếu tố “Chuẩn mực cá nhân (PN)” sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.

Thang đo cho yếu tố “Hệ quả tâm lý (PC)” bao gồm 5 biến quan sát (PC1, PC2, PC3, PC4, PC5) với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,758 (bảng 4.4), lớn hơn 0,6 Các biến quan sát PC1, PC2, PC3, PC4, PC5 đều có hệ số tương quan với biến tổng lần lượt là 0,604; 0,620; 0,555; 0,460; 0,438 (bảng 4.4), đều lớn hơn 0,3 Do đó, các biến quan sát đo lường cho yếu tố “Hệ quả tâm lý (PC)” sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.

Bảng 4.6 Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo các biến độc lập

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến Thang đo “Thái độ đối với môi trường (ATE)”: Cronbach’s Alpha = 0,940

Thang đo “Thái độ đối với cá nhân (ATI)”: Cronbach’s Alpha = 0,817

Thang đo “Chuẩn mực chủ quan (SN)”: Cronbach’s Alpha = 0,877

Thang đo “Kiểm soát hành vi có nhận thức (PBC)”: Cronbach’s Alpha = 0,818

Thang đo “Chuẩn mực cá nhân (PN)”: Cronbach’s Alpha = 0,880

Thang đo “Hệ quả tâm lý (PC)”: Cronbach’s Alpha = 0,758

(Nguồn: Nhóm phân tích trên phần mềm SPSS) 4.2.1.2 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo biến phụ thuộc

Thang đo cho yếu tố “Ý định mua hàng (PITB)” bao gồm 3 biến quan sát (PITB1, PITB2, PITB3) với hệ số Cronbach’s Alpha là 0,848 (bảng 4.5), lớn hơn 0,6 Các biến quan sát PITB1, PITB2, PITB3 đều có hệ số tương quan với biến tổng lần lượt là 0,709, 0,734, 0,726 (bảng 4.5), đều lớn hơn 0,3 Do đó, các biến quan sát đo lường cho yếu tố “Ý định mua hàng (PITB)” sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.

Bảng 4.7 Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo biến phụ thuộc

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Thang đo “Ý định mua hàng (PITB)”: Cronbach’s Alpha = 0,848

(Nguồn: Nhóm phân tích trên phần mềm SPSS) 4.2.2 Kiểm tra giá trị thang đo (EFA)

4.2.2.1 Kiểm tra giá trị thang đo (EFA) đối với biến độc lập

 Hệ số tải nhân tố (factor loading): Ở lần phân tích thứ nhất, các biến quan sát đều có ít nhất một hệ số tải nhân tố

(factor loading) lớn hơn 0,5 Khác biệt hệ số tải giữa các nhân tố của biến quan sát SN4 là nhỏ nhất và bé hơn 0,3 (0,066) Vì vậy loại bỏ biến SN4. Ở lần phân tích thứ hai, các biến quan sát đều có ít nhất một hệ số tải nhân tố

(factor loading) lớn hơn 0,5 Khác biệt hệ số tải giữa các nhân tố của biến quan sát ATI1 là nhỏ nhất và bé hơn 0,3 (0,072) Vì vậy loại bỏ biến ATI1. Ở lần phân tích thứ ba, các biến quan sát đều có ít nhất một hệ số tải nhân tố (factor loading) lớn hơn 0,5 Khác biệt hệ số tải giữa các nhân tố của biến quan sát ATI2 là nhỏ nhất và bé hơn 0,3 (0,191) Vì vậy loại bỏ biến ATI2. Ở lần phân tích thứ tư, các biến quan sát đều có ít nhất một hệ số tải nhân tố (factor loading) lớn hơn 0,5 Khác biệt hệ số tải giữa các nhân tố của biến quan sát PC2 là nhỏ nhất và bé hơn 0,3 (0,251) Vì vậy loại bỏ biến PC2. Ở lần phân tích thứ năm, các biến quan sát đều có ít nhất một hệ số tải nhân tố

(factor loading) lớn hơn 0,5 Khác biệt hệ số tải giữa các nhân tố của biến quan sát PC1 là nhỏ nhất và bé hơn 0,3 (0,229) Vì vậy loại bỏ biến PC1. Ở lần phân tích thứ sáu, các biến quan sát đều có ít nhất một hệ số tải nhân tố

(factor loading) lớn hơn 0,5 Khác biệt hệ số tải giữa các nhân tố của biến quan sát SN1 là nhỏ nhất và bé hơn 0,3 (0,276) Vì vậy loại bỏ biến SN1. Ở lần phân tích thứ bảy, các biến quan sát đều có ít nhất một hệ số tải nhân tố

(factor loading) lớn hơn 0,5 và khác biệt hệ số tải giữa các nhân tố của biến quan sát đều lớn hơn 0,3 Ngoại trừ biến quan sát PC4 có hệ số tải nhân tố (factor loading) bé hơn 0,5 (0,367) Vì vậy loại bỏ biến PC4. Ở lần phân tích thứ tám, các biến quan sát đều có ít nhất một hệ số tải nhân tố

(factor loading) lớn hơn 0,5 và khác biệt hệ số tải giữa các nhân tố của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3 Vì vậy dừng phân tích ở bước này và không tiếp tục loại biến.

Sau 8 lần phân tích, 7 biến quan sát bị loại theo thứ tự lần lượt là: SN4, ATI1, ATI2, PC2, PC1, SN1, PC4.

Bảng 4.8 Kết quả hệ số tải nhân tố sau khi loại biến cho thang đo các biến độc lập

(Nguồn: Nhóm phân tích trên phần mềm SPSS)

 Hệ số Kaiser-Mayer-Olkin (KMO):

Từ bảng 4.7, ta có: 0,5 < hệ số KMO = 0,899 < 1 Vậy các tương quan đủ lớn để có thể áp dụng EFA.

Bảng 4.9 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo các biến độc lập

Kiểm định Bartlett’s Giá trị Chi bình phương xấp xỉ 1422,161 df 105

(Nguồn: Nhóm phân tích trên phần mềm SPSS)

 Giá trị sig Bartlett’s test (kiểm định Kiểm định Bartlett):

Từ bảng 4.7, hệ số Sig (kiểm định Kiểm định Bartlett) = 0,000 < 0,05 Vậy các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố

Từ bảng 4.8, trị số Eigenvalue = 1,178 > 1 Vậy các nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt, được giữ lại trong mô hình phân tích

Bảng 4.10 Tổng phương sai trích cho thang đo các biến độc lập

Eigenvalues khởi tạo Tổng bình phương rút trích các hệ số tải

Tổng xoay vòng của tải trọng bình phương

(Nguồn: Nhóm phân tích trên phần mềm SPSS)

 Tổng phương sai trích (total variance explained):

Từ bảng 4.8, giá trị tổng phương sai trích (total variance explained) = 72,557% > 50% Vậy các nhân tố trích được 72,557% của các biến đo lường.

4.2.2.2 Kiểm tra giá trị thang đo (EFA) đối với biến phụ thuộc

 Hệ số tải nhân tố (factor loading):

Các biến quan sát PITB1, PITB2, PITB3 có hệ số tải nhân tố (factor loading) lần lượt là 0,885, 0,880, 0,872 (bảng 4.9), đều lớn hơn 0,5 Vì vậy không có biến quan sát nào bị loại.

Bảng 4.11 Kết quả hệ số tải nhân tố cho thang đo biến phụ thuộc

(Nguồn: Nhóm phân tích trên phần mềm SPSS)

 Hệ số Kaiser-Mayer-Olkin (KMO):

Từ bảng 4.10, ta có: 0,5 < hệ số KMO = 0,732 < 1 Vậy các tương quan đủ lớn để có thể áp dụng EFA.

Bảng 4.12 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo biến phụ thuộc

Kiểm định Bartlett Giá trị chi bình phương xấp xỉ 166,839 df 3

(Nguồn: Nhóm phân tích trên phần mềm SPSS)

 Giá trị sig Bartlett’s test (kiểm định Kiểm định Bartlett):

Từ bảng 4.10, hệ số Sig (kiểm định Kiểm định Bartlett) = 0,000 < 0,05 Vậy các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố

Từ bảng 4.11, trị số Eigenvalue = 2,317 > 1 Vậy các nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt, được giữ lại trong mô hình phân tích

Bảng 4.13 Tổng phương sai trích cho thang đo biến phụ thuộc

Eigenvalues khởi tạo Tổng xoay vòng của tải trọng bình phương

Tổng cộng % của phương sai % tích lũy

(Nguồn: Nhóm phân tích trên phần mềm SPSS)

 Tổng phương sai trích (total variance explained):

Từ bảng 4.11, giá trị tổng phương sai trích (total variance explained) = 77,245% > 50% Vậy các nhân tố trích được 77,245% của các biến đo lường.

Sau bước kiểm tra giá trị thang đo (EFA) cho hai nhóm biến độc lập và phụ thuộc, có tất cả 7 biến quan sát bị loại, bao gồm: SN4, ATI1, ATI2, PC2, PC1, SN1, PC4 Dựa vào bảng 4.6 và bảng 4.9, 4 nhân tố được trích ra và được lưu thành các biến tổng FB, ATE, PBC, PITB Trong đó, 3 biến tổng FB, ATE, PBC là biến độc lập Biến tổng PITB là biến phụ thuộc.

Kiểm định mô hình, giả thuyết nghiên cứu

Từ bảng 4.13, giá trị Sig của các biến độc lập FB, ATE, PBC đối với biến phụ thuộc PITB lần lượt là 0,004, 0,000, 0,000, đều nhỏ hơn 0,05 Vậy các biến độc lập có tương quan với biến phụ thuộc.

Từ bảng 4.13, giá trị r (Pearson Correlation) của các biến độc lập FB, ATE, PBC đối với biến phụ thuộc PITB lần lượt là 0,249, 0,371, 0,637 đều là số dương và hướng về

1 Vậy các biến độc lập FB, ATE, PBC đều có tương quan thuận với biến phụ thuộcPITB.

Bảng 4.15 Ma trận tương quan giữa các nhân tố

Hệ số Pearson 0,249 ** 0,371 ** 0,637 ** 1 Sig (2-tailed) 0,004 0,000 0,000

(Nguồn: Nhóm phân tích trên phần mềm SPSS) 4.3.2 Phân tích hồi quy

4.3.2.1 Xây dựng phương trình hồi quy

Xây dựng phương trình hồi quy:

PITB = b0 + b1*FB + b2*ATE + b3 *PBC + ɛ (b0, b1, b2, b3 là hệ số hồi quy; ɛ là phần dư)

4.3.2.2 Giả thiết của mô hình hồi quy

Giả thiết 1: Các biến độc lập không tương quan với nhau

Từ bảng 4.14, các biến độc lập có hệ số đa cộng tuyến (VIF) đều bằng 1,000, nhỏ hơn 2 Vậy các biến độc lập không có tương quan với nhau.

Bảng 4.16 Kết quả các hệ số hồi quy định t nghĩa

(Nguồn: Nhóm phân tích trên phần mềm SPSS)

Giả thiết 2: Các sai số giữa giá trị thực tế và giá trị dự báo không tự tương quan với nhau (phần dư không tự tương quan)

Từ bảng 4.15, hệ số Durbin-Watson bằng 2,044 Vì 1 < Durbin Watson < 3 nên các sai số giữa giá trị thực tế và giá trị dự báo không tự tương quan với nhau (hay phần dư không tự tương quan với nhau).

Bảng 4.17 Kết quả tóm tắt mô hình hồi quy

Mô hình R R bình phương R bình phương hiệu chỉnh Độ lệch chuẩn Hệ số Durbin-

(Nguồn: Nhóm phân tích trên phần mềm SPSS)

Giả thiết 3: Phần dư có phương sai không đổi

Hình 4.13 Biểu đồ phân tán phần dư

(Nguồn: Nhóm phân tích trên phần mềm SPSS)

Hình 4.1 là biểu đồ phân tán phần dư thể hiện sự thay đổi của phương sai phần dư. Nhưng các điểm trong hình lại tụ họp xung quanh giá trị 0 Do đó, phần dư có phương sai không đổi.

Giả thiết 4: Phần dư có phân phối chuẩn

 Giá trị trung bình (Mean) = 7,48E -17 ~ 0

 Độ lệch chuẩn (Std Dev) = 0,988 ~ 1

Theo hình 4.3, nhận thấy các điểm trong hình có xu hướng tập trung theo một đường thẳng Vậy từ kết quả của hình 4.2 và hình 4.3, chứng tỏ phần dư có phân phối chuẩn.

Hình 4.14 Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa

(Nguồn: Nhóm phân tích trên phần mềm SPSS)

Hình 4.15 Biểu đồ xác suất hồi quy phần dư chuẩn hóa

(Nguồn: Nhóm phân tích trên phần mềm SPSS)

 Kiểm định hệ số hồi quy:

Từ bảng 4.14, các biến độc lập FB, ATE, PBC đều có giá trị Sig bằng 0,000, bé hơn 0,05 Vậy các biến độc lập FB, ATE, PBC đều có tác động lên biến phụ thuộc PITB.

 Viết phương trình hồi quy:

Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa:

Phương trình hồi quy đã chuẩn hóa:

Từ bảng 4.14, hệ số hồi quy chuẩn hóa của các biến độc lập FB, ATE, PBC được sắp xếp theo thứ tự tăng dần mức độ tác động đến biến phụ thuộc PITB Tức là hệ số càng lớn thì sự tác động của biến đó lên biến phụ thuộc sẽ càng mạnh và ngược lại.

Tất cả các hệ số hồi quy đều mang giá trị dương, có nghĩa là các biến độc lập đều tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc (mối tương quan thuận).

 Trong điều kiện các biến khác không thay đổi, khi biến độc lập FB tăng 1 đơn vị thì biến phụ thuộc PITB tăng 0,249 đơn vị.

 Trong điều kiện các biến khác không thay đổi, khi biến độc lập ATE tăng 1 đơn vị thì biến phụ thuộc PITB tăng 0,371 đơn vị.

 Trong điều kiện các biến khác không thay đổi, khi biến độc lập PBC tăng 1 đơn vị thì biến phụ thuộc PITB tăng 0,637 đơn vị.

Từ bảng 4.15, hệ số R 2 hiệu chỉnh = 0,596 Vậy các yếu tố trong mô hình chỉ đo lường 59,6% cho biến phụ thuộc (tức là mô hình có khả năng giải thích được 59,6% giá trị thực tế) Phần trăm còn lại là các yếu tố chưa được tìm hiểu.

 Kiểm định F: Để kiểm định mức độ phù hợp của mô hình với tổng thể, nhóm sử dụng kiểm định F với giả thuyết:

H 0 : Mô hình không có khả năng giải thích giá trị thực tế (mô hình không phù hợp với tổng thể).

H 1 : Mô hình có thể sử dụng để giải thích giá trị thực tế (mô hình phù hợp với tổng thể).

Từ bảng 4.16, Sig < α (0,000 < 0,05) → bác bỏ H0, chấp nhận H1 Vậy mô hình có thể sử dụng để giải thích giá trị thực tế, có phù hợp với tổng thể.

Mô hình Tổng bình phương df Bình phương trung bình

(Nguồn: Nhóm phân tích trên phần mềm SPSS)

Kiểm định sự khác biệt

Kiểm định này cho biết ý định mua quần áo second-hand của sinh viên trên địa bàn TP.HCM giữa nam và nữ có gì khác biệt không.

- Kiểm định phương sai để chọn hướng kiểm định (Levene’s test): Đặt giả thuyết:

H 0 : Không có sự khác biệt về phương sai giữa 2 mẫu.

H 1 : Có sự khác biệt về phương sai giữa 2 mẫu.

Từ bảng 4.17, Sig > α (0,082 > 0,05)  Chấp nhận H 0 Vậy với độ tin cậy 95%, không có sự khác biệt về phương sai giữa 2 mẫu, chọn kiểm định giả thuyết với phương sai bằng nhau

- Kiểm định giả thuyết với phương sai bằng nhau: Đặt giả thuyết:

H 0 : Không có sự khác biệt về ý định mua quần áo second-hand của sinh viên trên địa bàn TP.HCM giữa nam và nữ.

H 1 : Có sự khác biệt về ý định mua quần áo second-hand của sinh viên trên địa bàn

TP.HCM giữa nam và nữ.

Từ bảng 4.17, Sig (2-tailed) > α (0,431 > 0,05)  Chấp nhận H 0 Vậy với độ tin cậy

95%, không có sự khác biệt về ý định mua quần áo second-hand của sinh viên trên địa bàn TP.HCM giữa nam và nữ.

Bảng 4.19 Bảng kiểm định sự khác biệt theo giới tính

PITB Giả định phương sai bằng nhau

Giả định phương sai không bằng nhau Levene's Test cho sự bình đẳng của các phương sai

T-test cho sự bình đẳng của các phương sai t -0,790 -0,799 df 128 127,308

Sự khác biệt trung bình -0,13898992 -0,13898992

Sự khác biệt sai số tiêu chuẩn 0,17600162 0,17387523

(Nguồn: Nhóm phân tích trên phần mềm SPSS) 4.4.2 Theo thu nhập

Kiểm định này cho biết ý định mua quần áo second-hand giữa 3 mức thu nhập (dưới

1 triệu, từ 1 triệu đến 3 triệu, trên 3 triệu) của sinh viên trên địa bàn TP.HCM có gì khác biệt không.

- Kiểm định phương sai chọn hướng kiểm định (Test of Homogeneity of Variances): Đặt giả thuyết:

H 0 : Không có sự khác biệt về phương sai giữa 3 mẫu.

H 1 : Có sự khác biệt về phương sai giữa 3 mẫu.

Từ bảng 4.18, Sig > α (0,128 > 0,05)  Chấp nhận H 0 Vậy với độ tin cậy 95%, không có sự khác biệt về phương sai giữa 3 mẫu, nhìn giá trị Sig ở bảng Anova để kết luận kiểm định giả thuyết.

- Kiểm định giả thuyết: Đặt giả thuyết:

H 0 : Không có sự khác biệt về ý định mua quần áo second-hand giữa 3 mức thu nhập của sinh viên trên địa bàn TP.HCM.

H 1 : Có sự khác biệt về ý định mua quần áo second-hand giữa 3 mức thu nhập của sinh viên trên địa bàn TP.HCM.

Từ bảng 4.19, Sig > α (0,067 > 0,05)  Chấp nhận H 0 Vậy với độ tin cậy 95%, không có sự khác biệt về ý định mua quần áo second-hand giữa 3 mức thu nhập của sinh viên trên địa bàn TP.HCM.

Bảng 4.20 Bảng kiểm định Levene theo thu nhập

Kiểm định Levene df1 df2 Sig.

(Nguồn: Nhóm phân tích trên phần mềm SPSS)

Bảng 4.21 Bảng phân tích phương sai ANOVA theo thu nhập

Tổng bình phương df Trung bình bình phương

(Nguồn: Nhóm phân tích trên phần mềm SPSS)

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên mô hình về ý định mua hàng của Nguyễn Thị Hoàng Lan & Bùi Thị Ngọc Bé (2023), Diệp Thị Kim Tuyền & Đàm Trí Cường (2021), Trần Thanh Nam & Bùi Thị Ngọc Bé (2022), Nguyen và cộng sự (2023), Wang & Chou (2021), Lin và cộng sự (2018) Mô hình nghiên cứu gồm 6 biến độc lập:

(1) Thái độ đối với môi trường (ATE), (2) Thái độ đối với cá nhân (ATI), (3) Chuẩn mực chủ quan (SN), (4) Kiểm soát hành vi có nhận thức (PBC), (5) Chuẩn mực cá nhân (PN),

(6) Hệ quả tâm lý và 1 biến phụ thuộc là “Ý định mua quần áo second-hand” Trong tất cả

7 biến, có 25 biến quan sát được xây dựng từ thang đo của Hoang và cộng sự (2022)

Qua kết quả kiểm định mức độ phù hợp của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s alpha đã thể hiện mức độ phù hợp cao của thang đo của cả biến độc lập và biến phụ thuộc.

Hệ số Cronbach’s alpha của các yếu tố đều đạt giá trị từ 0,6 trở lên Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3.

Thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA, chúng tôi loại bỏ 7 biến quan sát bao gồm SN4, ATI1, ATI2, PC2, PC1, SN1, PC4 Còn các hệ số tải nhân tố (factor loading), Kaiser-Mayer-Olkin (KMO), giá trị sig Bartlett’s test (kiểm định Kiểm định Bartlett), trị số Eigenvalue, tổng phương sai trích (total variance explained) của các biến còn lại đều thỏa điều kiện Điều này chứng tỏ việc phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp cho bộ dữ liệu

Sau bước phân tích nhân tố khám phá EFA, xây dựng mô hình mới gồm 3 yếu tác động đến ý định mua quần áo second-hand là: (1) Cảm nhận về hành vi, (2) Thái độ đối với môi trường, (3) Kiểm soát hành vi có nhận thức

4.5.2 Về tương quan và hồi quy

Kết quả phân tích tương quan hệ số Pearson của 3 biến độc lập FB, ATE, PBC đối với biến phụ thuộc PITB lần lượt là 0,004, 0,000, 0,000, đều nhỏ hơn 0,05 cho thấy các yếu tố “Cảm nhận về hành vi”, “Thái độ đối với môi trường” và “Kiểm soát hành vi có nhận thức” đều có sự tương quan với “Ý định mua quần áo second-hand”.

Phân tích hồi quy được thực hiện với 3 biến độc lập là: Cảm nhận về hành vi – FB, Thái độ đối với môi trường - ATE, Kiểm soát hành vi có nhận thức - PBC Kết quả phân tích hồi quy cho thấy mô hình có thể sử dụng để giải thích giá trị thực tế với giá trị Sig. của kiểm định F là 0,000 (< 0,05) Hệ số R 2 hiệu chỉnh là 0,596 cho thấy các yếu tố trong mô hình đo lường 59,6% cho biến phụ thuộc (tức là mô hình có khả năng giải thích được 59,6% giá trị thực tế) Phần trăm còn lại là các yếu tố chưa được tìm hiểu.

Phương trình hồi quy chuẩn hóa biển hiện ý định mua quần áo second-hand của sinh viên trên địa bàn TP.HCM theo các biến độc lập: PITB = 0,249*FB + 0,371*ATE +0,637*PBC Với kết quả này, có thể kết luận: Trong các yếu tố tác động đến ý định mua quần áo second-hand của sinh viên trên địa bàn TP.HCM thì “Kiểm soát hành vi có nhận thức” là yếu tố tác động mạnh nhất, tiếp theo đến yếu tố “Thái độ đối với môi trường” và

“Cảm nhận về hành vi” có tác động yếu nhất.

4.5.3 Về mô hình và giả thuyết

Sau khi thực hiện phân tích hồi quy, nhóm thu được mô hình hồi quy cuối cùng của các yếu tố tác động đến ý định mua quần áo second-hand của sinh viên trên địa bàn TP.HCM trong hình 4.4 và tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết trong bảng 4.21.

Hình 4.4 Mô hình hồi quy cuối cùng

Bảng 4.22 Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết

Nội dung Beta chưa chuẩn hóa

Beta chuẩn hóa Sig Kết luận

H1: Cảm nhận về hành vi (FB) tác động đến ý định mua quần áo second-hand của sinh viên trên địa bàn TP.HCM

0,249 0,249 0,000 Tác động dươngH2: Thái độ đối với môi trường (ATE) 0,371 0.371 0,000 Có tác tác động đến ý định mua quần áo second- hand của sinh viên trên địa bàn TP.HCM dương

H3: Kiểm soát hành vi có nhận thức

(PBC) tác động đến ý định mua quần áo second-hand của sinh viên trên địa bàn

(Nguồn: Nhóm phân tích trên phần mềm SPSS)

Ngày đăng: 30/10/2024, 20:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Thị Hoàng Lan &amp; Bùi Thị Ngọc Bé (2024). Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng thiết bị điện gia dụng tốt cho sức khỏe người tiêu dùng - Một nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh – Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, 19(2), 86-100. doi:10.46223/HCMCOUJS.econ.vi.19.2.2435.2024 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh – Kinhtế và Quản trị Kinh doanh, 19
Tác giả: Nguyễn Thị Hoàng Lan &amp; Bùi Thị Ngọc Bé
Năm: 2024
3. Trần Thanh Nam &amp; Bùi Thị Ngọc Bé (2022). Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua máy nước nóng năng lượng mặt trời của hộ gia đình tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh – Kỷ yếu, 17(3), 91-106. Tài liệu tham khảo tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học Đạihọc Mở Thành phố Hồ Chí Minh – Kỷ yếu, 17
Tác giả: Trần Thanh Nam &amp; Bùi Thị Ngọc Bé
Năm: 2022
1. Abdul-Muhmin, A.G. (2007). Exploring consumers’ willingness to be environmentally friendly. International Journal of Consumer Studies, 31, 237-247 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Consumer Studies, 31
Tác giả: Abdul-Muhmin, A.G
Năm: 2007
6. Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational Behavior and Human Decision Processes, 50(2), 179–211 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Organizational Behavior and HumanDecision Processes, 50
Tác giả: Ajzen, I
Năm: 1991
8. Armitage, C. J., &amp; Talibudeen, L. (2010). Test of a brief theory of planned behaviour- based intervention to promote adolescent safe sex intentions. British Journal of Psychology, 101(1), 155–172 Sách, tạp chí
Tiêu đề: British Journal ofPsychology, 101
Tác giả: Armitage, C. J., &amp; Talibudeen, L
Năm: 2010
11. Blackwell, R.D., Miniard, P.W. and Engel, J.F. (2006). Consumer behavior. 10th edition, Thomson Learning, South Western Sách, tạp chí
Tiêu đề: Consumer behavior
Tác giả: Blackwell, R.D., Miniard, P.W. and Engel, J.F
Năm: 2006
13. Beard, N. D. (2008). The branding of ethical fashion and the consumer: A luxury niche or mass-market reality? Fashion Theory - Journal of Dress Body and Culture, 12(4), 447–468. https://doi.org/10.2752/175174108X346931 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fashion Theory - Journal of Dress Body and Culture,12
Tác giả: Beard, N. D
Năm: 2008
14. Brown, M. (2003). Buying or browsing? An exploration of shopping orientations and online purchase intention. European Journal of Marketing, 37(11/12), 1666-1684 Sách, tạp chí
Tiêu đề: European Journal of Marketing, 37
Tác giả: Brown, M
Năm: 2003
15. Chyong, H.T, Phang, G, Hasan, H. and Buncha, M.R. (2006). Going green: A study of consumers' willingness to pay for green products in Kota Kinabalu. International Journal of Business and Society, 7(2), 40-54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journalof Business and Society, 7(2)
Tác giả: Chyong, H.T, Phang, G, Hasan, H. and Buncha, M.R
Năm: 2006
17. Divita, L., Rath, P. M., Bay, S., Petrizzi, R., &amp; Gill, P. (2023). The Why of the Buy.The Why of the Buy. https://doi.org/10.5040/9781501382222 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Why of the Buy
Tác giả: Divita, L., Rath, P. M., Bay, S., Petrizzi, R., &amp; Gill, P
Năm: 2023
18. Farrant, L., Olsen, S. I., &amp; Wangel, A. (2010). Environmental benefits from reusing clothes. International Journal of Life Cycle Assessment, 15(7), 726–736.https://doi.org/10.1007/s11367-010-0197-y Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Life Cycle Assessment, 15
Tác giả: Farrant, L., Olsen, S. I., &amp; Wangel, A
Năm: 2010
20. Fishbein, M. &amp; Ajzen, I. (1977). Belief, Attitude, Intention, and Behavior: An Introduction to Theory and Research. Philosophy and Rhetoric 10 (2), 130-132 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Philosophy and Rhetoric 10
Tác giả: Fishbein, M. &amp; Ajzen, I
Năm: 1977
21. Guiot, D., &amp; Roux, D. (2010). A Second-hand Shoppers’ Motivation Scale:Antecedents, Consequences, and Implications for Retailers. Journal of Retailing, 86(4), 355–371. https://doi.org/10.1016/J.JRETAI.2010.08.002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Retailing, 86
Tác giả: Guiot, D., &amp; Roux, D
Năm: 2010
22. Hair, J.F., Black, W.C., Babin, B.J., Anderson, R.E. (2010). Multivariate data analysis. Prentice Hall, Upper Saddle River, NJ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Multivariate dataanalysis
Tác giả: Hair, J.F., Black, W.C., Babin, B.J., Anderson, R.E
Năm: 2010
24. Hoang, P. D., Nguyen, D. H. V., Chu, T. Q., Hoang, B. L. (2022). Factors Affecting Behavioral and Psychological Perspective of Young Vietnamese Customers in Buying Second-Hand Clothes. Journal of Economics, Finance And Management Studies, 05(05) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Economics, Finance And Management Studies, 05
Tác giả: Hoang, P. D., Nguyen, D. H. V., Chu, T. Q., Hoang, B. L
Năm: 2022
26. Irland, L.C. (1993). Wood producers face green marketing era: Environmentally Sound Products. Wood Technology, 120 -134 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Wood Technology
Tác giả: Irland, L.C
Năm: 1993
27. Kazmi, S. Q., Mubahsir, A., Malik, K., Anwar, A., &amp; Baseeruddin, M. (2023). The Developing Factors of Purchase Intentions: The Emerging Trend of Private to Mega Store Environment in Pakistan. Research Journal for Societal Issues, 5(1), 98–112.https://doi.org/10.56976/rjsi.v5i1.62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Research Journal for Societal Issues, 5
Tác giả: Kazmi, S. Q., Mubahsir, A., Malik, K., Anwar, A., &amp; Baseeruddin, M
Năm: 2023
28. Kiehn, K., &amp; Vojkovic, A. W. (2018). Millennials motivations for shopping second - hand clothing as part of a sustainable consumption practice. 1–62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Millennials motivations for shopping second -hand clothing as part of a sustainable consumption practice
Tác giả: Kiehn, K., &amp; Vojkovic, A. W
Năm: 2018
32. Liu, Y., Luo, X., &amp; Cao, Y. (2018). Investigating the influence of online interpersonal interaction on purchase intention based on stimulus-organism-reaction model. Human- Centric Computing and Information Sciences, 8(1). https://doi.org/10.1186/s13673-018-0159-0 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Human-Centric Computing and Information Sciences, 8
Tác giả: Liu, Y., Luo, X., &amp; Cao, Y
Năm: 2018
36. Overby, J.W., Woodruff, R.B., Gardial, S.F., 2005. The influence of culture upon consumers’ desired value perceptions: A research agenda. Mark. theory 5, 139–163.https://doi.org/10.1177/1470593105052468 Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Mô hình thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) - Tên công trình các yếu tố tác Động Đến Ý Định mua quần Áo second hand của sinh viên trên Địa bàn tp  hcm
Hình 2.1. Mô hình thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) (Trang 12)
Hình 2.2. Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA) - Tên công trình các yếu tố tác Động Đến Ý Định mua quần Áo second hand của sinh viên trên Địa bàn tp  hcm
Hình 2.2. Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA) (Trang 13)
Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoàng Lan và Bùi Thị Ngọc Bé (2023) - Tên công trình các yếu tố tác Động Đến Ý Định mua quần Áo second hand của sinh viên trên Địa bàn tp  hcm
Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoàng Lan và Bùi Thị Ngọc Bé (2023) (Trang 15)
Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu của Diệp Thị Kim Tuyền và Đàm Trí Cường (2021) - Tên công trình các yếu tố tác Động Đến Ý Định mua quần Áo second hand của sinh viên trên Địa bàn tp  hcm
Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu của Diệp Thị Kim Tuyền và Đàm Trí Cường (2021) (Trang 16)
Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu của Trần Thanh Nam và Bùi Thị Ngọc Bé (2022) - Tên công trình các yếu tố tác Động Đến Ý Định mua quần Áo second hand của sinh viên trên Địa bàn tp  hcm
Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu của Trần Thanh Nam và Bùi Thị Ngọc Bé (2022) (Trang 17)
Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu của Hoang và cộng sự (2022) - Tên công trình các yếu tố tác Động Đến Ý Định mua quần Áo second hand của sinh viên trên Địa bàn tp  hcm
Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu của Hoang và cộng sự (2022) (Trang 18)
Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu của Nguyen và cộng sự (2023) - Tên công trình các yếu tố tác Động Đến Ý Định mua quần Áo second hand của sinh viên trên Địa bàn tp  hcm
Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu của Nguyen và cộng sự (2023) (Trang 19)
Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu của Wang và Chou (2021) - Tên công trình các yếu tố tác Động Đến Ý Định mua quần Áo second hand của sinh viên trên Địa bàn tp  hcm
Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu của Wang và Chou (2021) (Trang 20)
Hình 2.9. Mô hình nghiên cứu của Liu và cộng sự (2018) - Tên công trình các yếu tố tác Động Đến Ý Định mua quần Áo second hand của sinh viên trên Địa bàn tp  hcm
Hình 2.9. Mô hình nghiên cứu của Liu và cộng sự (2018) (Trang 21)
Hình 2.10. Mô hình nghiên cứu của Rodrigues và cộng sự (2023) - Tên công trình các yếu tố tác Động Đến Ý Định mua quần Áo second hand của sinh viên trên Địa bàn tp  hcm
Hình 2.10. Mô hình nghiên cứu của Rodrigues và cộng sự (2023) (Trang 22)
Bảng 2.1. Tổng hợp các yếu tố trong mô hình nghiên cứu từ các nghiên cứu có liên quan - Tên công trình các yếu tố tác Động Đến Ý Định mua quần Áo second hand của sinh viên trên Địa bàn tp  hcm
Bảng 2.1. Tổng hợp các yếu tố trong mô hình nghiên cứu từ các nghiên cứu có liên quan (Trang 23)
Hình 3.12. Quy trình nghiên cứu - Tên công trình các yếu tố tác Động Đến Ý Định mua quần Áo second hand của sinh viên trên Địa bàn tp  hcm
Hình 3.12. Quy trình nghiên cứu (Trang 28)
Bảng 3.2. Thang đo các khái niệm trong mô hình nghiên cứu - Tên công trình các yếu tố tác Động Đến Ý Định mua quần Áo second hand của sinh viên trên Địa bàn tp  hcm
Bảng 3.2. Thang đo các khái niệm trong mô hình nghiên cứu (Trang 28)
Bảng 4.4. Thống kê thu nhập - Tên công trình các yếu tố tác Động Đến Ý Định mua quần Áo second hand của sinh viên trên Địa bàn tp  hcm
Bảng 4.4. Thống kê thu nhập (Trang 37)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w