1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bài tiểu luận kết thúc môn: So sánh pháp luật và tập quán và nêu ví dụ minh hoạ

9 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề So sánh pháp luật và tập quán và nêu ví dụ minh họa
Tác giả Nguyễn Văn A, Trần Thị B
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Văn C
Trường học Trường Đại học X
Chuyên ngành Luật
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 196,85 KB

Nội dung

Câu 2 Bài tiểu luận kết thúc môn: So sánh pháp luật và tập quán và nêu ví dụ minh hoạ BÀI LÀM 1. Định nghĩa: tập quán, pháp luật - Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành (hay thừa nhận) có tính quy phạm phổ biến, tính chặt chẽ về mặt hình thức và tính bắt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước. Là công cụ có hiệu lực nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản theo ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị. (VD: Hiến pháp 2013; Bộ luật Hình sự 2015; Bộ luật Dân sự 2017) - Tập quán là một loại nguồn của pháp luật và cũng là dạng thức tồn tại của pháp luật trên thực tế. + Dưới góc độ ngôn ngữ, tập quán là một thói quen được hình thành lâu đời được mọi người tuân theo. Là những quy tắc xử sự được hình thành một cách tự phát lâu ngày trong đời sống, xã hội và được chủ thể thừa nhận là quy tắc ứng xử chung. Được lưu truyền chủ yếu theo cách truyền miệng, được bảo đảm thực hiện bằng thói quen, bằng sức thuyết phục của chúng, bằng dư luận xã hội và bằng cả biện pháp cưỡng chế phi Nhà nước. (VD: cúng ông Công ông Táo, Tết nguyên đán,..) + Dưới góc độ pháp lý, tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống, xã hội, trong sản xuất và trong sinh hoạt thường ngày, được cộng đồng có tập quán đó làm theo như một quy ước chung của cộng đồng. + Thuộc phạm trù tập quán, ở nước ta có các loại hình thức như: tập quán, phong tục, luật tục. Bên cạnh những nét tương đồng, mỗi loại hình tập quán này có nhiều nét đặc trưng, khác biệt riêng, tạo nên sự đa dạng, phong phú và sắc thái điều chỉnh hành vi, quan hệ xã hội. Đặc biệt trong số đó là luật tục của đồng bào các địa phương miền núi nước ta: luật tục Êđê, H Mông…. Trong văn bản pháp luật, thường chỉ sử dụng chung một thuật ngữ là “tập quán” 2. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa tập quán, pháp luật 2.1. Điểm giống nhau giữa tập quán và pháp luật - Pháp luật và tập quán đều là những quy tắc xử sự chung hay quy phạm xã hội để hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội cho nên chúng đều có

Trang 1

Câu 2 Bài tiểu luận kết thúc môn: So sánh pháp luật và tập quán và nêu ví

dụ minh hoạ

BÀI LÀM

1 Định nghĩa: tập quán, pháp luật

- Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành (hay thừa nhận) có tính quy phạm phổ biến, tính chặt chẽ về mặt hình thức và tính bắt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước Là công cụ có hiệu lực nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản theo ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị (VD: Hiến pháp 2013; Bộ luật Hình sự 2015; Bộ luật Dân sự 2017)

- Tập quán là một loại nguồn của pháp luật và cũng là dạng thức tồn tại của pháp luật trên thực tế

+ Dưới góc độ ngôn ngữ, tập quán là một thói quen được hình thành lâu đời được mọi người tuân theo Là những quy tắc xử sự được hình thành một cách tự phát lâu ngày trong đời sống, xã hội và được chủ thể thừa nhận là quy tắc ứng

xử chung Được lưu truyền chủ yếu theo cách truyền miệng, được bảo đảm thực hiện bằng thói quen, bằng sức thuyết phục của chúng, bằng dư luận xã hội và

bằng cả biện pháp cưỡng chế phi Nhà nước (VD: cúng ông Công ông Táo, Tết nguyên đán, )

+ Dưới góc độ pháp lý, tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống,

xã hội, trong sản xuất và trong sinh hoạt thường ngày, được cộng đồng có tập quán đó làm theo như một quy ước chung của cộng đồng

+ Thuộc phạm trù tập quán, ở nước ta có các loại hình thức như: tập quán, phong tục, luật tục Bên cạnh những nét tương đồng, mỗi loại hình tập quán này

có nhiều nét đặc trưng, khác biệt riêng, tạo nên sự đa dạng, phong phú và sắc thái điều chỉnh hành vi, quan hệ xã hội Đặc biệt trong số đó là luật tục của đồng bào các địa phương miền núi nước ta: luật tục Êđê, H Mông… Trong văn bản

Trang 2

pháp luật, thường chỉ sử dụng chung một thuật ngữ là “tập quán”

2 So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa tập quán, pháp luật

2.1 Điểm giống nhau giữa tập quán và pháp luật

- Pháp luật và tập quán đều là những quy tắc xử sự chung hay quy phạm xã hội để hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội cho nên chúng đều có các đặc điểm của các quy phạm xã hội, đó là:

- Pháp luật và tập quán đều là những khuôn mẫu, chuẩn mực để hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội, để bất kỳ ai khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh ra chúng dữ liệu thì đều phải xử sự theo những cách thức mà chúng đã nêu

ra - Căn cứ vào pháp luật, tập quán, các chủ thể sẽ biết mình được làm gì,không được làm gì, phải làm gì và làm như thế nào khi ở vào một điều kiện, hoàn cảnh nhất định

+ Pháp luật và tập quán đều là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người Căn Cứ vào các quy định của pháp luật, của tập quán, có thể xác định được hành vi nào là hợp pháp, hành vi nào là hợp tập quán; hành vi nào là trái pháp luật, hành vi nào là trái tập quán

+ Pháp luật và tập quán đều được đặt ra không phải cho một chủ thể cụ thể hay một tổ chức, cá nhân cụ thể mà là cho tất cả các chủ thể tham gia vào quan

hệ xã hội do chúng điều chỉnh

+ Pháp luật và tập quán đều được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống, bởi vì chúng được ban hành không phải để điều chỉnh một quan hệ xã hội

cụ thể, một trường hợp cụ thể mà để điều chỉnh một quan hệ xã hội chung, tức là mọi trường hợp, khi điều kiện hoặc hoàn cảnh do chúng dự kiến xảy ra

+ Chúng cùng thực hiện vai trò duy trì một trật tự cần thiết cho sự phát triển xã hội, điều chỉnh và điều hòa các quan hệ xã hội Như vậy, phong tục tập quán ở một phạm vi nhất định cũng có vai trò quan trọng như pháp luật

+ Không chỉ vậy, chúng đều có giá trị bắt buộc phải thực hiện đối với các

Trang 3

cá nhân, tổ chức khi cá nhân, tổ chức đó ở vào những điều kiện, hoàn cảnh, tình huống mà các quy phạm đó đã dự liệu từ trước

+ Ngoài ra, giữa phong tục tập quán và pháp luật còn điểm chung là đều được đảm bảo thực hiện bằng những biện pháp nhất định như dư luận xã hội, giáo dục cộng đồng hoặc cưỡng chế

+ Cuối cùng, chúng đều có tính quy phạm, tính xã hội, tính ý chí và đều có

sự thay đổi theo điều kiện và tình hình phát triển của xã hội

2.2 Điểm khác nhau giữa pháp luật và tập quán

* Thứ nhất, về quá trình hình thành và phát triển:

- Phong tục tập quán hình thành trước khi có pháp luật, chúng được coi như

”luật dân gian” hay “luật tự nhiên” và chúng tồn tại trong tất cả mọi giai đoạn, mọi tiến trình phát triển của xã hội Sự phát triển của phong tục tập quán gắn liền với sự phát triển của đời sống xã hội, xã hội thay đổi thì phong tục tập quán cũng theo đó mà thay đổi theo

- Trong khi đó, có rất nhiều quan niệm về việc hình thành pháp luật, ở đây

ta chỉ xét đến những giai đoạn lịch sử nhất định, thời điểm từ sau khi xã hội đã

có sự phân chia giai cấp, mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp – khi xuất hiện chế độ chiếm hữu nô lệ thì pháp luật mới ra đời, còn trước đó – xã hội công xã thị tộc chưa có pháp luật

* Thứ hai, về chủ thể ban hành và tính bắt buộc chung (tính quy phạm phổ biến):

- Phong tục tập quán là do một nhóm người, một cộng đồng dân cư, một dân tộc đặt ra để điều chỉnh hành vi trong nội bộ nhóm người, trong cộng đồng dân cư hay dân tộc đó Do đó, tính quy phạm của phong tục tập quán hẹp hơn pháp luật về không gian và đối tượng tác động

- Pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, nghĩa là nó chỉ được hình thành bằng con đường Nhà nước Ngoài ra Nhà nước còn thừa nhận một số

Trang 4

quy phạm phong tục tập quán đã tồn tại từ trước nhưng có lợi cho mình và nâng lên thành pháp luật Pháp luật có vai trò điều chỉnh hành vi của tất cả các thành viên trong xã hội, không loại trừ ai Tính bắt buộc chung của pháp luật thể hiện

ở chỗ: Bất cứ ai, cơ quan tổ chức nào, nếu ở những điều kiện, hoàn cảnh mà pháp luật dự liệu từ trước thì: hoặc đều được làm những gì mà pháp luật cho phép, hoặc đều không được làm những gì mà pháp luật ngăn cấm, hoặc đều phải làm những gì mà pháp luật yêu cầu phải làm; nếu họ vi phạm pháp luật thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau Pháp luật có tính quy phạm phổ biến,

nó có giá trị bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện đối với mọi tổ chức và cá nhân

có liên quan trong phạm vi lãnh thổ quốc gia

* Thứ ba: Về biện pháp bảo đảm thực hiện:

- Phong tục tập quán không mang tính Nhà nước mà mang tính xã hội nên quy tắc xử sự này chỉ có thể tác động trong một phạm vi hẹp và được bảo đảm chấp hành bằng thói quen, dư luận xã hội hoặc một số biện pháp cưỡng chế như: Đuổi ra khỏi cộng đồng, bị xa lánh, đặt ngoài dư luận…

- Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp mang tính quyền lực Nhà nước như tuyên truyền, phổ biến, khuyến khích, giáo dục, tổ chức thực hiện đặc biệt là biện pháp cưỡng chế Cưỡng chế Nhà nước là sử dụng sức mạnh bạo lực của Nhà nước để buộc cá nhân, tổ chức trong xã hội phục tùng ý chí Nhà nước Do đó, pháp luật khác phong tục tập quán và pháp luật mang tính Nhà nước

* Thứ tư: Về tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:

- Phong tục tập quán mang tính cục bộ, địa phương, mỗi cộng đồng dân cư

có những phong tục tập quán khác nhau

+ Tập quán không có tính hệ thống rõ ràng Ví dụ: tập quán về ma chay và tập quán về cưới hỏi là hoàn toàn khác biệt nhau và không có liên quan tới nhau.

Trang 5

+ Tập quán không có tính xác định về hình thức, bởi vì nó tồn tại dưới dạng bất thành văn, được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng hình thức truyền miệng nên có tính ước lệ, độ chính xác không cao

⇨ Dẫn đến việc áp dụng nhiều khi không thống nhất, dễ tùy tiện

- Trái lại, pháp luật về nguyên tắc pháp luật phải cụ thể, khuôn phép, mực thước, không thể lạm dụng hoặc tùy tiện

+ Vì vậy nói đến pháp luật suy cho cùng là phải xét đến các quy phạm cụ thể tồn tại dưới hình thức các văn bản cụ thể (các điều luật, chế định luật, các văn bản quy phạm pháp luật với kết cấu chặt chẽ,4 logic trong lời văn, cấu trúc ) Đặc trưng về tính quy phạm này của pháp luật làm cho pháp luật ngày càng có "tính trội", nói cách khác pháp luật mang tính hệ thống và tính chính xác cao

+ Pháp luật có tính xác định về hình thức, tức là pháp luật thường được thể hiện trong những hình thức nhất định, có thể là tập quán pháp, tiền lệ pháp hoặc văn bản quy phạm pháp luật

+ Pháp luật có tính hệ thống, bởi vì pháp luật là một hệ thống các quy phạm

để điều chỉnh nhiều loại quan hệ xã hội phát sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống như dân sự, kinh tế, lao động…,song các quy phạm đó không tồn tại một cách biệt lập mà giữa chúng có mối liên hệ nội tại và thống nhất với nhau để tạo nên một chỉnh thể là hệ thống pháp luật

⇨ Trong các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của pháp luật thường rõ ràng, cụ thể,bảo đảm có thể được hiểu và thực hiện thống nhất trong một phạm vi rộng

* Thứ năm: Về tính sáng tạo (tính định hướng)

- Phong tục tập quán thường không mang tính định hướng cho sự phát triển của xã hội Nó chỉ mang tính thực tế để điều chỉnh những mối quan hệ trong xã

Trang 6

- Không chỉ điều chỉnh những mối quan hệ xã hội, pháp luật ít nhiều còn mang tính cương lĩnh, tính“sáng tạo”, vạch ra xu thế phát triển trong tương lai của xã hội Bởi vậy, pháp luật luôn giữ vai trò chi phối sự tồn tại và phát triển của các quy phạm khác

- Tuy nhiên, những điểm khác nhau trên chỉ mang tính chất tương đối, trong một số trường hợp vẫn có sự sai khác Chẳng hạn, phạm vi tác động, ảnh hưởng của pháp luật đôi khi chưa hẳn đã bằng với phong tục tập quán (như phong tục tín ngưỡng, thần linh); hoặc không chỉ pháp luật mới có hình thức biểu hiện chặt chẽ, logic mà phong tục tập quán cũng có tính này (như những văn bản truyền đạo) v.v

+ Có những quan hệ xã hội pháp luật điều chỉnh những tập quán không

điều chỉnh, ví dụ: như những quan hệ liên quan tới việc tổ chức bộ máy Nhà nước.

3 Mối quan hệ giữa pháp luật và tập quán

Quan hệ giữa phong tục tập quán với pháp luật thể hiện trên hai phương diện:

1 Xây dựng pháp luật

2 Thực hiện pháp luật

3.1 Trong hoạt động xây dựng pháp luật:

Trước khi có pháp luật, phong tục tập quán là công cụ chính để điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội Khi có pháp luật, một số phong tục tập quán được Nhà nước thừa nhận và nâng lên thành pháp luật gọi là tập quán pháp Điều đó dẫn đến cùng một mối quan hệ xã hội có thể vừa do phong tục tập quán điều chỉnh, có thể vừa do pháp luật của Nhà nước điều chỉnh

3.2 Trong hoạt động thực hiện pháp luật:

Trang 7

a Tác động của pháp luật tới phong tục tập quán:

- Pháp luật có tác động mạnh mẽ đến tập quán Pháp luật có nội dung tốt xét theo tiêu chí lợi ích chính đáng của con người, tính hợp lý, tiến bộ sẽ có ảnh hưởng tích cực và ngược lại, những quy định pháp luật hoặc quyết định áp dụng pháp luật không đúng đắn sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến tập quán

- Pháp luật có vai trò hướng dẫn, định hướng phong tục, tập quán; ghi nhận, củng cố và bảo vệ những phong tục tập quán tiến bộ, phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lợi ích của nhân dân

- Pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị tiến bộ, tích cực của tập quán, phong tục Hạn chế, loại trừ những phong tục tập quán lạc hậu, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, không phù hợp với lợi ích của Nhà nước cũng như lợi ích chung của cộng đồng

+ Sự tác động của pháp luật đối với tập quán, luật tục được thể hiện trong thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật, hoạt động hòa giải ở cơ sở, trong phổ biến, giáo dục, thông tin pháp luật, giáo dục đạo đức, lối sống

+ Đối với những tập quán lạc hậu, bảo thủ, những quan niệm, chuẩn mực đạo đức phản tiến bộ, pháp luật có những quy định ngăn cấm để hạn chế, xóa bỏ dần Phong tục, tập quán, luật tục, hương ước ngoài những hạn chế, ảnh hưởng tiêu cực ra còn có vai trò to lớn trong việc thực hiện pháp luật, xây dựng ý thức, lối sống theo pháp luật, phù hợp đạo đức xã hội

- Pháp luật dù là đại lượng như nhau cho những người khác nhau cũng không thể khái quát hóa đến mức không tính đến những tập quán, luật tục của các dân tộc Vận dụng vào điều kiện thực tế ở nước ta hiện nay, pháp luật khi áp dụng, muốn được công bằng và đầy đủ, cần phải được bổ sung bằng tục lệ, tập quán Pháp luật của Nhà nước đã ghi nhận những nguyên tắc, quy phạm đạo đức truyền thống dân tộc, những phong tục, tập quán có giá trị tích cực chung

Ví dụ: Các phong tục ăn Tết cổ truyền, Giỗ Tổ Hùng Vương khi được Nhà

Trang 8

nước thừa nhận thì sẽ được Nhà nước bảo đảm thực hiện, tạo điều kiện cho các phong tục đó được củng cố, phát huy vai trò, tác dụng trong thực tế thông qua việc cho phép người lao động, giáo viên, học sinh, sinh viên được nghỉ để ăn Tết, ăn Giỗ, tổ chức các nghi lễ quốc gia để kỷ niệm những ngày này.

b Tác động của phong tục tập quán tới pháp luật:

Tập quán, phong tục là sự bổ sung, hỗ trợ cho pháp luật, góp phần quan trọng trong việc thực hiện pháp luật, đưa các quy định pháp luật vào cuộc sống

- Phong tục tập quán tác động đến việc hình thành các quy định của pháp luật Một số phong tục tập quán có thể được áp dụng để giải quyết vụ việc Có thể nói rằng, các quy phạm pháp luật là kết quả của sự“chọn lọc” trong xã hội

Vì vậy phong tục tập quán được coi là nguồn luật quan trọng đối với một số hình thức Nhà nước ở các giai đoạn lịch sử khác nhau

- Phong tục tập quán tác động đến quá trình thực hiện pháp luật của các chủ thể, biểu hiện dưới hai khuynh hướng

* Khuynh hướng thứ nhất:

- Với những phong tục tập quán mang bản sắc truyền thống dân tộc, phù hợp với pháp luật đã góp phần giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo tồn được bản sắc văn hóa dân tộc, củng cố, gắn kết các thành viên trong các cộng đồng dân cư, đặc biệt là ở các buôn làng, thôn xã nông thôn và miền núi Việt Nam, tạo cơ sở cho việc xây dựng cuộc sống chung hài hòa, nhân ái, giúp

đỡ, tương trợ lẫn nhau

- Việc áp dụng các phong tục, tập quán sẽ đảm bảo cho các điều khoản của

Bộ luật phù hợp, sát với thực tế đời sống, dễ hiểu, dễ thực hiện và được mọi người tự giác thực hiện

Ví dụ: Các Bộ luật cổ của Việt Nam cũng đều ghi nhận việc áp dụng tập

quán trong các quan hệ xã hội Điều 40 của Quốc triều Hình Luật đã ghi rõ: “ Những người miền thượng du ( miền núi, miền đồng bào dân tộc ít người cư trú)

Trang 9

cùng phạm tội với nhau thì theo phong tục xứ ấy mà định tội Những người thượng du phạm tội với người trung châu ( miền trung du và miền đồng bằng) thì theo luật mà định tội”

* Khuynh hướng thứ hai:

- Bên cạnh sự tác động tích cực, phong tục tập quán cũng có những hạn chế, ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện pháp luật Pháp luật luôn mang tính thống nhất trong khi mức độ phát triển của từng địa phương không đồng đều Do

đó, không phải lúc nào pháp luật cũng có hiệu lực như nhau ở các địa phương khác nhau

- Không chỉ vậy, những quan niệm, chuẩn mực lạc hậu, phản tiến bộ của tập quán sẽ là lực cản trong việc xây dựng ý thức pháp luật, thực hành pháp luật

Ví dụ: tập quán xuất pháo và đốt pháo ở nước ta đã bị Nhà nước cấm từ

lâu nhưng một số người vẫn lén lút thực hiện, đó là hành vi vi phạm pháp luật nên đã cản trở việc thực hiện pháp luật.

Ngày đăng: 30/10/2024, 15:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w