KHOA HỌC QUẢN LÝ CTĐT LUẬT BÁO CÁO THỰ TẬP CƠ SỞ 2 CÔNG TY LUẬT TNHH HƯNG THỊNH ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN TƯ VẤN TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH HƯNG THỊNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN TẠI ĐƠN VỊ……………………………… GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN……………………………………… SINH VIÊN THỰC HIỆN:……..…………MÃ SỐ SV:…………….. CHUYÊN NGÀNH……………...............LỚP…………………….. NIÊN KHÓA:………………………………………………………. Hà Nội, 2024 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA HỌC QUẢN LÝ CTĐT LUẬT BÁO CÁO THỰ TẬP CƠ SỞ 2 CÔNG TY LUẬT TNHH HƯNG THỊNH ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN TƯ VẤN TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH HƯNG THỊNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN TẠI ĐƠN VỊ……………………………… GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN……………………………………… SINH VIÊN THỰC HIỆN:……..…………MÃ SỐ SV:…………….. CHUYÊN NGÀNH……………...............LỚP…………………….. NIÊN KHÓA:………………………………………………………. Hà Nội, 2024 LỜI CAM ĐOAN Em cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của em. Những kết quả và các số liệu trong báo cáo thực tập được thực hiện tại Công ty Luật TNHH Hưng Thịnh. Không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Em hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô của Đại Học Thủ Dầu Một, mà hơn hết là các thầy cô Khoa Luật, những người đã không ngại khó khăn ra sức hướng dẫn, hỗ trợ em, giúp em trưởng thành hơn, tự tin hơn và vững vàng hơn trên con đường mình đang đi. Trong quá trình hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn, các anh, chị đang công tác tại Công ty Luật TNHH Hưng Thịnh đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi tiếp cận, thu thập tài liệu hoàn thành chuyên đề! Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã quan tâm, hỗ trợ tôi trong thời gian thực tập, hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập! Chân thành cảm ơn. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung được viết tắt CTCP Công ty cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ Sơ đồ 1. 1 Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. 25 Bảng 1 1. Biểu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp. 23 Sơ đồ 2. 1. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH luật Hưng Thịnh 30 Bảng 2. 1. Tình hình chung về hoạt động tư vấn về thành lập doanh nghiệp trong năm 2023 32 Biểu đồ 2. 1. Tình hình chung về hoạt động tư vấn về thành lập doanh nghiệp trong năm 2023 33 MỤC LỤC TRANG BÌA PHỤ i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ v MỤC LỤC vi MỞ ĐẦU 3 1. Tổng quan về Công ty luật TNHH Hưng Thịnh 3 2. Lý do lựa chọn đề tài 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Kết cấu của chuyên đề 3 7. Tình hình nghiên cứu đề tài 3 8. Bố cục của báo cáo 5 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY. 6 1.1. Khái quát chung về doanh nghiệp và đăng ký thành lập doanh nghiệp. 6 1.1.1. Khái niệm về Doanh nghiệp. 6 1.1.2. Đặc điểm của Doanh nghiệp. 7 1.1.3. Phân loại Doanh nghiệp. 9 1.1.4. Khái niệm về đăng ký thành lập doanh nghiệp 11 1.2. Pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay. 12 1.2.1. Khái niệm pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp 12 1.2.2. Nội dung pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp. 13 1.2.3. Điều kiện để thành lập doanh nghiệp. 15 1.2.4. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp 23 1.2.5. Người đại diện theo pháp luật 25 1.2.6. Con dấu doanh nghiệp 26 1.2.7. Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp theo pháp luật 27 1.2.8. Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp 28 1.3. Vai trò, ý nghĩa của đăng ký thành lập doanh nghiệp 31 1.3.1. Vai trò của đăng ký thành lập doanh nghiệp. 31 1.3.2. Ý nghĩa của việc đăng ký thành lập doanh nghiệp. 33 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH HƯNG THỊNH 35 2.1. Thực tiễn thực hiện tư vấn pháp luật về thành lập doanh nghiệp qua hoạt động tư vấn tại công ty TNHH luật Hưng Thịnh 35 2.1.1. Những thành tựu đạt được của Công ty TNHH luật Hưng Thịnh trong hoạt động tư vấn về thành lập doanh nghiệp. 35 2.1.2. Đánh giá chung hoạt động tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Luật Hưng Thịnh 37 2.1.3. Những thuận lợi trong quá trình thực hiện hoạt động tư vấn thành lập doanh nghiệp. 37 2.1.4. Những khó khăn trong quá trình thự hoạt động tư vấn thành lập doanh nghiệp. 38 2.1.5. Nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong hoạt động tư vấn về thành lập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Luật Hưng Thịnh 40 2.2. Đánh giá kết quả đạt được. 41 2.2.1. Đánh giá quy định của pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. 41 2.2.2. Đánh giá thực tiễn thực hiện tư vấn quy định pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp qua hoạt động tư vấn của Công ty TNHH luật Hưng Thịnh. 42 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH LUẬT HƯNG THỊNH. 44 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. 44 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện chế định pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. 45 3.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thành lập doanh nghiệp tại Công ty TNHH luật Hưng Thịnh. 46 KẾT LUẬN 47 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 48 A. Văn bản quy phạm pháp luật. 48 B. Tài liệu tham khảo 48 MỞ ĐẦU 1. Tổng quan về Công ty luật TNHH Hưng Thịnh 1.1. Các thông tin cơ bản về Công ty luật TNHH Hưng Thịnh Công ty TNHH Luật Hưng Thịnh là một công ty luật được thành lập theo quy định của Luật Luật sư, có trụ sở chính tại số 7 ngách 3 ngõ 19 Đường Trần Quang Diệu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Với phương châm hoạt động “Tiên phong pháp lý – Dẫn lối thành công” với mong muốn cung cấp cho công dân những dịch vụ tư vấn pháp lý chất lượng cao, hiệu quả với mức phí và thù lao một cách hợp lý nhằm bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho công dân khi tin tưởng vào công ty. Công ty TNHH Luật Hưng Thịnh là công ty tư vấn được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp giấy phép hoạt động. Số giấy phép kinh doanh: 0109660540 - Ngày cấp: 15/04/2014 Người đại diện pháp luật: Phạm Văn Thảo Trụ sở chính tại: Số 7 ngách 3 ngõ 19 đường Trần Quang Diệu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Điện thoại: 0986269997 Email: luathungthinh123@gmail.com Công ty TNHH Luật Hưng Thịnh (sau đây gọi là Công ty Luật Hưng Thịnh) được thành lập bởi luật sư Phạm Văn Thảo là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực pháp luật, được thành lập theo Giấy Chứng nhận đăng kí doanh nghiệp do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp phép hoạt động. Hiện nay, Công ty đã và đang trở thành một địa chỉ uy tín, tháo gỡ những vướng mắc, giải quyết nhanh chóng các thủ tục pháp lý theo yêu cầu của khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp ở cả trong và ngoài nước. 1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty luật Hưng Thịnh. Công ty luật TNHH Hưng Thịnh có nguyên tắc quản lý điều hành hoạt động của công ty theo chế độ phân cấp cụ thể, rõ ràng với thành viên sáng lập công ty cũng chính là Luật sư chủ sở hữu công ty – Luật sư Phạm Văn Thảo. Ngoài ra công ty còn có các nhân viên bao gồm các luật sư, các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau có cùng chí hướng, dày dạn kinh nghiệm trong các lĩnh vực tư vấn cũng như tố tụng. Tổ chức bộ máy của công ty được chuyên môn hóa để nhằm đảm bảo chất lượng và tính chuyên nghiệp của dịch vụ. Sơ đồ 1. 1. Cơ cấu tổ chức của Công ty luật Hưng Thịnh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA HỌC QUẢN LÝ CTĐT LUẬT
BÁO CÁO THỰ TẬP CƠ SỞ 2
CÔNG TY LUẬT TNHH HƯNG THỊNH
ĐỀ TÀI:
PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN TƯ VẤN TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH
HƯNG THỊNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN TẠI ĐƠN VỊ………
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN………
SINH VIÊN THỰC HIỆN:…… …………MÃ SỐ SV:………
CHUYÊN NGÀNH……… LỚP………
NIÊN KHÓA:……….
Hà Nội, 2024
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA HỌC QUẢN LÝ CTĐT LUẬT
BÁO CÁO THỰ TẬP CƠ SỞ 2
CÔNG TY LUẬT TNHH HƯNG THỊNH
ĐỀ TÀI:
PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN TƯ VẤN TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH
HƯNG THỊNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN TẠI ĐƠN VỊ………
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN………
SINH VIÊN THỰC HIỆN:…… …………MÃ SỐ SV:………
CHUYÊN NGÀNH……… LỚP………
NIÊN KHÓA:……….
Hà Nội, 2024
i
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của em Những kết quả và các số liệutrong báo cáo thực tập được thực hiện tại Công ty Luật TNHH Hưng Thịnh Khôngsao chép bất kỳ nguồn nào khác Em hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường
về sự cam đoan này
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô của Đại Học Thủ Dầu Một, màhơn hết là các thầy cô Khoa Luật, những người đã không ngại khó khăn ra sứchướng dẫn, hỗ trợ em, giúp em trưởng thành hơn, tự tin hơn và vững vàng hơn trêncon đường mình đang đi
Trong quá trình hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập, tôi xin gửi lời cảm ơnchân thành đến giáo viên hướng dẫn, các anh, chị đang công tác tại Công ty LuậtTNHH Hưng Thịnh đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi tiếp cận, thu thập tài liệu hoànthành chuyên đề!
Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã quan tâm, hỗ trợ tôi trong thời gianthực tập, hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập!
Chân thành cảm ơn
iii
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nội dung được viết tắt
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1 1 Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp 25
Y
Bảng 1 1 Biểu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp 23
Sơ đồ 2 1 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH luật Hưng Thịnh 30
Bảng 2 1 Tình hình chung về hoạt động tư vấn về thành lập doanh nghiệp trong năm 2023 32
Biểu đồ 2 1 Tình hình chung về hoạt động tư vấn về thành lập doanh nghiệp trong năm 2023 33
v
Trang 7MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ v
MỤC LỤC vi
MỞ ĐẦU 3
1 Tổng quan về Công ty luật TNHH Hưng Thịnh 3
2 Lý do lựa chọn đề tài 4
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Kết cấu của chuyên đề 3
7 Tình hình nghiên cứu đề tài 3
8 Bố cục của báo cáo 5
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY 6 1.1 Khái quát chung về doanh nghiệp và đăng ký thành lập doanh nghiệp 6
1.1.1 Khái niệm về Doanh nghiệp 6
1.1.2 Đặc điểm của Doanh nghiệp 7
1.1.3 Phân loại Doanh nghiệp 9
1.1.4 Khái niệm về đăng ký thành lập doanh nghiệp 11
1.2 Pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay 12
1.2.1 Khái niệm pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp 12
1.2.2 Nội dung pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp 13
1.2.3 Điều kiện để thành lập doanh nghiệp 15
1.2.4 Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp 23
1.2.5 Người đại diện theo pháp luật 25
1.2.6 Con dấu doanh nghiệp 26
1.2.7 Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp theo pháp luật 27
1.2.8 Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp 28
1.3 Vai trò, ý nghĩa của đăng ký thành lập doanh nghiệp 31
1.3.1 Vai trò của đăng ký thành lập doanh nghiệp 31
1.3.2 Ý nghĩa của việc đăng ký thành lập doanh nghiệp 33
Trang 8CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH HƯNG THỊNH 35
2.1 Thực tiễn thực hiện tư vấn pháp luật về thành lập doanh nghiệp qua hoạt động tư vấn tại công ty TNHH luật Hưng Thịnh 35
2.1.1 Những thành tựu đạt được của Công ty TNHH luật Hưng Thịnh trong hoạt động tư vấn về thành lập doanh nghiệp 35 2.1.2 Đánh giá chung hoạt động tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Luật Hưng Thịnh 37 2.1.3 Những thuận lợi trong quá trình thực hiện hoạt động tư vấn thành lập doanh nghiệp 37 2.1.4 Những khó khăn trong quá trình thự hoạt động tư vấn thành lập doanh nghiệp 38 2.1.5 Nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong hoạt động tư vấn về thành lập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Luật Hưng Thịnh 40
2.2 Đánh giá kết quả đạt được 41
2.2.1 Đánh giá quy định của pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp 41 2.2.2 Đánh giá thực tiễn thực hiện tư vấn quy định pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp qua hoạt động tư vấn của Công ty TNHH luật Hưng Thịnh 42 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH LUẬT HƯNG THỊNH 44
3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp 44 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện chế định pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp 45 3.3 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thành lập doanh nghiệp tại Công ty TNHH luật Hưng Thịnh 46
KẾT LUẬN 47 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
vii
Trang 9A Văn bản quy phạm pháp luật 48
B Tài liệu tham khảo 48
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tổng quan về Công ty luật TNHH Hưng Thịnh
1.1 Các thông tin cơ bản về Công ty luật TNHH Hưng Thịnh
Công ty TNHH Luật Hưng Thịnh là một công ty luật được thành lập theo quyđịnh của Luật Luật sư, có trụ sở chính tại số 7 ngách 3 ngõ 19 Đường Trần QuangDiệu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Với phương châmhoạt động “Tiên phong pháp lý – Dẫn lối thành công” với mong muốn cung cấp chocông dân những dịch vụ tư vấn pháp lý chất lượng cao, hiệu quả với mức phí và thùlao một cách hợp lý nhằm bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho công dân khi tin tưởng vàocông ty
Công ty TNHH Luật Hưng Thịnh là công ty tư vấn được Sở Kế hoạch và Đầu
tư Thành phố Hà Nội cấp giấy phép hoạt động
Số giấy phép kinh doanh: 0109660540 - Ngày cấp: 15/04/2014
Người đại diện pháp luật: Phạm Văn Thảo
Trụ sở chính tại: Số 7 ngách 3 ngõ 19 đường Trần Quang Diệu, phường Ô ChợDừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0986269997
Email: luathungthinh123@gmail.com
Công ty TNHH Luật Hưng Thịnh (sau đây gọi là Công ty Luật Hưng Thịnh)được thành lập bởi luật sư Phạm Văn Thảo là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực pháp luật, được thành lập theo Giấy Chứng nhận đăng kí doanh nghiệp do Sở
Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp phép hoạt động Hiện nay, Công ty đã
và đang trở thành một địa chỉ uy tín, tháo gỡ những vướng mắc, giải quyết nhanhchóng các thủ tục pháp lý theo yêu cầu của khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp ở
cả trong và ngoài nước
1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty luật Hưng Thịnh.
Công ty luật TNHH Hưng Thịnh có nguyên tắc quản lý điều hành hoạt độngcủa công ty theo chế độ phân cấp cụ thể, rõ ràng với thành viên sáng lập công tycũng chính là Luật sư chủ sở hữu công ty – Luật sư Phạm Văn Thảo Ngoài ra công
ty còn có các nhân viên bao gồm các luật sư, các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vựckhác nhau có cùng chí hướng, dày dạn kinh nghiệm trong các lĩnh vực tư vấn cũngnhư tố tụng Tổ chức bộ máy của công ty được chuyên môn hóa để nhằm đảm bảochất lượng và tính chuyên nghiệp của dịch vụ
ix
Trang 11Sơ đồ 1 1 Cơ cấu tổ chức của Công ty luật Hưng Thịnh
1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty luật TNHH Hưng Thịnh
Chức năng: Công ty Luật TNHH Hưng Thịnh với chức năng chính là cung cấpdịch vụ pháp lý tùy theo nhu cầu của khách hàng, trong đó có: Dịch vụ Luật sư tốtụng; tư vấn pháp luật liên quan đến tố tụng, doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ và thuế;dịch vụ luật sư ngoài tố tụng và các các dịch vụ pháp lý khác theo quy định củapháp luật
Nhiệm vụ: Để dịch vụ tư vấn pháp lý được cung cấp cho khách hàng một cáchhiệu quả và uy tín nhất thì công ty gồm có những nhiệm vụ sau:
Xây dựng chiến lược phát triển công ty và tổ chức thực hiện các dịch vụ pháp
lý theo đúng chức năng của công ty và quy định của pháp luật
Thực hiện các dịch vụ tư vấn pháp lý, đại diện tố tụng cho khách hàng để thựchiện các hoạt động có liên quan đến pháp luật
2 Lý do lựa chọn đề tài
Trong ba năm qua, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cónhiều biến động nhanh, phức tạp và khó lường Từ đầu năm 2020, sự bùng phát
Trang 12mạnh của làn sóng Covid – 19 đã tác động toàn diện nền kinh tế nước ta, ảnh hưởngnặng nề đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, khả năng thực hiện các mục tiêu chỉtiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Đặc biệt là tác động tiêu cực đến toàn bộcộng đồng doanh nghiệp Các chuỗi cung ứng đứt gãy cục bộ, giá cả nguyên nhiênvật liệu đầu vào biến động mạnh, thiên tai, khí hậu, dịch bệnh diễn phức tạp Việcnày đã dẫn đến thương mại, đầu tư sụt giảm, tăng trưởng toàn cầu chậm lại và thấphơn nhiều giai đoạn Kéo theo đó là tình hình sản xuất, kinh doanh của doanhnghiệp cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức Trong đó, có những vấn đề chưa cótiền lệ, ảnh hưởng mạnh đến số lượng doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệpngừng hoạt động.
Việt Nam đã có nền tảng phát triển kinh tế trải qua hơn 35 năm đổi mới Tuynhiên, vẫn đang trong quá trình chuyển đổi, nền kinh tế còn khiêm tốn, sức cạnhtrạnh chưa cao, nguồn lực còn hạn chế, chế độ mở nên kinh tế bị tác động nhiều bởidiễn biến tình hình kinh tế bên ngoài Dù vậy, tình hình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp trong nước vào năm 2023 tiếp tục có tín hiệu phục hồi Trong 9 thángnăm 2023, dù gặp rất nhiều khó khăn, những vẫn có trên 165,2 nghìn doanh nghiệpthành lập mới và quay trở lại hoạt động, trong đó đa số là doanh nghiệp thành lậpmới1 Đặc biệt, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động vẫn lớnhơn số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và rút lui khỏi thị trường Điều này đãcho ta thấy lực lượng doanh nghiệp vẫn tiếp tục tăng trưởng – là một kết quả đángghi nhận khi đặt trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn và biếnđộng Đây cũng được xem là một điểm sáng trong bức tranh toàn cảnh của nền kinh
tế Việt Năm nói chung và tình hình đăng ký thành lập doanh nghiệp nói riêng.Năm 2024 là năm thứ tư thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021 – 2025 Đây là nămbản lề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đạihội của Đảng Để thực hiện việc thắng lợi trên, Đảng và Nhà nước luôn có nhữngchính sách, chủ trương để tạo mọi điều kiện, thu hút các chủ thể tham gia vào hoạtđộng kinh doanh Chủ thể doanh nghiệp khi gia nhập thị trường phải thực hiện đăng
ký thành lập doanh nghiệp Bởi lẽ, đăng ký thành lập doanh nghiệp là một thủ tục
1 Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2023 Link:< https://www.qdnd.vn/ kinh-te/tin-tuc/9-thang-co-165-2-nghin-doanh-nghiep-thanh-lap-moi-va-quay-tro-lai-hoat-dong-744872 > truy cập 25/8/2024
xi
Trang 13pháp lý “khai sinh và thừa nhận” sự ra đời của các doanh nghiệp.2
Bên cạnh đó, các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới vẫn còn hiệnhữu và tiếp tục tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế củaViệt Nam trong năm nay Khó khăn, thách thức còn rất lớn, nhất là những yếu tố bấtlợi từ bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại đã kéo dài nhiều năm Chính vì
vậy, em lựa chọn đề tài “Pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
và thực tiễn tư vấn tại Công ty Luật TNHH Hưng Thịnh” nhằm đánh giá thực
trạng của pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp Qua đó làm rõ những điểmmới, điểm hạn chế còn tồn tại và đề ra phương án giải quyết góp phần nâng cao hiệuquả của quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đăng ký thành lập doanh nghiệp, tạo ramôi trường cạnh tranh và cởi mở cho các nhà đầu tư hoạt động, đưa nền kinh tế pháttriển đi lên
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của báo cáo nhằm làm sáng tỏ những quy định về đăng ký doanhnghiệp theo pháp luật Việt Nam đồng thời đưa ra thực trạng việc đăng ký thành lậpdoanh nghiệp ở Việt Nam cũng như đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cho vấn đềthực thi pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ những lý luận của pháp luật về thủ tục đăng kýthành lập doanh nghiệp gồm các nội dung: khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, cơ sở banhành và nội dung pháp luật về thành lập doanh nghiệp
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về đăng ký thành lập doanhnghiệp thông qua hoạt động tư vấn ở Công ty Luật Hưng Thịnh
Thứ ba, trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực trạng của pháp luật, đề xuất
và kiến nghị phương hướng hoàn thiện pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanhnghiệp ở Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu báo cáo là thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp theo
2 Quốc hội với Cử tri, Nhìn lại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV: Khẳng định quyết tâm bước vào năm 2024
- năm bứt phá, tiến tới hoàn thành các kế hoạch Link: thu-6-quoc-hoi-khoa-xv-khang-dinh-quyet-tam-buoc-vao-nam-2024-nam-but-pha-tien-toi-hoan-thanh-cac- ke-hoach/30728.html truy cập 25/8/2024
Trang 14https://chinhsachcuocsong.vnanet.vn/nhin-lai-ky-hop-pháp luật Việt Nam Báo cáo tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá và so sánh
về đối tượng áp dụng, điều kiện, số lượng thành viên, căn cứ và phạm vi áp dụngcủa thủ tục đăng ký doanh nghiệp Trên cơ sở đó, đánh giá và đưa ra kiến nghịnhằm góp phần xây dựng, hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thủ tục đăng ký thànhlập doanh nghiệp
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là hệ thống các quy phạm pháp luật Việt Nam về điềuchỉnh hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp và những vấn đề có liên quan đếnquá trình thực hiện pháp luật trong hoạt động đăng ký Nội dung báo cáo chỉ tậptrung đến nội dung đăng ký thành lập doanh nghiệp dưới góc độ pháp lý của LuậtDoanh nghiệp Ngoài ra, phạm vi nghiên cứu còn là các quy định pháp luật và thựctiễn thực hiện pháp luật đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Công ty Luật TNHHHưng Thịnh
5 Phương pháp nghiên cứu
Bài báo cáo được sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp thu thập thông tin: Trong quá trình nghiên cứu, nội dung đượcthu thập từ các tài liệu ở Công ty Luật TNHH Hưng Thịnh, tham khảo và tổng hợpnhững nguồn thông tin như sách báo, giáo trình, mạng internet,
- Phương pháp phân tích: Phân tích, đánh giá để các quy định của pháp luậtViệt Nam
- Phương pháp so sánh: Đối chiếu để thể hiện sự khác biệt của các nội dungtrong quy định pháp luật Việt Nam
- Phương pháp tổng hợp: Qua phân tích, đánh giá, so sánh thì sẽ tổng hợp đểđưa ra các nhận xét, quan điểm
6 Kết cấu của chuyên đề
Bên cạnh mở đầu và kết luận, báo cáo thực tập này gồm ba chương như sau:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về thủ tục đăng ký thành lập doanhnghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay
- Chương 2: Thực tiễn tư vấn pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanhnghiệp tại Công ty Luật TNHH Hưng Thịnh
- Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thủtục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Công ty Luật TNHH Hưng Thịnh
xiii
Trang 157 Tình hình nghiên cứu đề tài
Nhìn chung, việc nghiên cứu và đánh giá về hoạt động đăng ký thành lậpdoanh nghiệp ở Việt Nam nhận được rất nhiều sự quan tâm của các học giả Thực tế
đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này trong các giai đoạn phát triển kinh tếcủa đất nước, điển hình như:
- Luận văn thạc sĩ luật học "Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở ViệtNam hiện nay" Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga Người hướng dẫn: PGS.TSNguyễn Hoàng Anh Khoa Luật - ĐHQGHN năm 2016
- Luận văn thạc sĩ luật học "Pháp luật về đăng ký kinh doanh ở Việt Nam:Thực trạng và phương hướng hoàn thiện" Người thực hiện: Trần Thị Tố Uyên.Người hướng dẫn: PGS.TS Dương Đăng Huệ Khoa Luật - ĐHQGHN năm 2005
- Luận văn thạc sĩ luật học "Đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp ViệtNam - Thực trạng và một vài kiến nghị" Người thực hiện: Lê Thế Phúc Ngườihướng dẫn: TS Nguyễn Thị Lan Hương Khoa Luật - ĐHQGHN năm 2006
- Luận văn thạc sĩ quản lý công "Hoàn thiện công tác đăng ký kinh doanh ởViệt Nam đến năm 2020" Người thực hiện: Nguyễn Thị Việt Anh Người hướngdẫn: GS.TS Lars-Torsten Eriksson, TS Nguyễn Thùy Anh Đại học Kinh tế -ĐHQGHN năm 2013
- Luận văn thạc sĩ luật học "Thực thi pháp luật về đăng ký kinh doanh trên địabàn Hà Nội" Người thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Người hướng dẫn: TS Phan ThịThanh Thúy Khoa Luật - ĐHQGHN năm 2015
- Luận văn thạc sĩ Luật học "Nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập doanhnghiệp" Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Thảo Khoa Luật - ĐHQGHN năm2010
- Luận văn thạc sĩ Luật học "Pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập doanhnghiệp" Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hà Khoa Luật - ĐHQGHN năm 2013
- Bài báo "Những quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệp cần được tiếptục hoàn thiện" Tác giả: Nguyễn Thị Yến Tạp chí Luật học số 9/2010
Các nghiên cứu về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam đãđược thực hiện phong phú và đa dạng, phản ánh nhiều góc độ lý luận và thực tiễn.Các nghiên cứu này không chỉ phân tích các quy định pháp luật hiện hành mà còn
đề xuất giải pháp cụ thể để hoàn thiện khung pháp lý Tuy nhiên, vẫn cần có thêm
Trang 16nghiên cứu sâu hơn về các vấn đề mới phát sinh trong bối cảnh kinh tế số và hộinhập quốc tế Tổng thể, các công trình đã đóng góp quan trọng vào việc nâng caohiệu quả quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp
8 Bố cục của báo cáo
Ngoài phần lời cảm ơn, mở đầu, kết luận, phần danh mục tài liệu tham khảo vàdanh mục viết tắt, nội dung của chuyên đề gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và quy định của pháp luật về ngành nghề kinh doanh
có điều kiện
Chương 2: Thực trạng của pháp luật về hoạt động tư vấn ngành nghề kinhdoanh có điều kiện và thực tiễn áp dụng hoạt động tư vấn tại công ty Luật TNHHHưng Thịnh
Chương 3: Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tư vấn ngành nghề kinhdoanh có điều kiện và nâng cao hiệu quả tư vấn tại công ty Luật TNHH HưngThịnh
xv
Trang 17CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỦ TỤC ĐĂNG
KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN
NAY.
1.1 Khái quát chung về doanh nghiệp và đăng ký thành lập doanh nghiệp.
1.1.1 Khái niệm về Doanh nghiệp.
Trên nhiều phương diện khác nhau được nghiên cứu và xem xét trên nhiều khíacạnh khác thì khái niệm về doanh nghiệp sẽ được hiểu theo tuỳ vào góc độ Xét theo
quan điểm chức năng Theo M.Francois Peroux, “ doanh nghiệp là một đơn vị tổ chức sản xuất mà tại đó người ta kết hợp các yếu tố sản xuất ( có sự quan tâm giá cả của các yếu tố ) khác nhau do các nhân viên của công ty thực hiện nhằm bán ra trên thị trường những sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ để nhận được khoản tiền chênh lệch giữa giá bán sản phẩm với giá thành của sản phẩm ấy”
Còn theo quan điểm phát triển, “doanh nghiệp là một cộng đồng người sản xuất
ra những của cải Nó sinh ra, phát triển, có những thất bại, có những thành công, có lúc vượt qua những thời kỳ nguy kịch và ngược lại có lúc phải ngừng sản xuất, đôi khi tiêu vong do gặp phải những khó khăn không vượt qua được.” 3
Thuật ngữ doanh nghiệp được sử dụng đầu tiên ở nước ta từ năm 1948, theotinh thần của Sắc lệnh số 104/SL ngày 01/01/1948 về doanh nghiệp quốc gia Trongsuốt thời kinh tế kế hoạch hoá tập trung, thuật ngữ này bị lãng quên, các thuật ngữthay thế thường được sử dụng là xí nghiệp, đơn vị kinh tế, cơ quan kinh tế Đếnkhi ở Việt Nam xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơchế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thuậtngữ doanh nghiệp mới được sử dụng trở lại Theo tinh thần của Luật công ty năm
1990 hay LDN năm 1999, thuật ngữ doanh nghiệp được xác định là một thực thểpháp lý được thành lập và đăng ký kinh doanh nhằm mục đích thực hiện các hoạtđộng kinh doanh
Theo Khoản 10 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 thì: “Doanh nghiệp là tổ
chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”
3 (trích từ sách " kinh tế doanh nghiệp của D.Larua.A Caillat - Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội 1992 )
Trang 18chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký Thực tế trong hoạt động hiện nay, các doanh nghiệp khi thành lập đều thựchiện và hướng đến một quá trình kinh doanh liên tục trong việc thúc đẩy sản xuấthoặc cung cấp các dịch vụ thế mạnh trên thị trường để sinh lời, kiếm lợi nhuận cao.Như vậy có thể hiểu đa phần các doanh nghiệp khi thành lập được xem là một tổchức kinh tế sinh lời Tuy nhiên cũng có một số các doanh nghiệp hoạt động không
vì mục đích lợi nhuận mà hoạt động vì các yếu tố an sinh xã hội, vì cộng đồng vàmôi trường
1.1.2 Đặc điểm của Doanh nghiệp.
Đặc điểm của doanh nghiệp là những yếu tố cơ bản tạo nên cái nhìn bao quát
về doanh nghiệp dễ dàng nhận dạng doanh nghiệp Từ các loại hình doanh nghiệptại Việt Nam ta thấy rất đa dạng, phong phú nên với mỗi loại hình sẽ có những đặcđiểm khác nhau Song bên cạnh những đặc điểm riêng nổi bật thì chúng đều mangnhững đặc điểm chung của doanh nghiệp như:
Thứ nhất, doanh nghiệp là một tổ chức nhằm mục đích kinh doanh: Tổ chức
được hiểu là một hệ thống nhiều người và có người đứng đầu và họ cùng hoạt động
vì mục đích chung Doanh nghiệp đòi hỏi phải là một tổ chức để có chủ thể quản lýnhằm thiết lập một cơ cấu, hệ thống các vị trí cho mỗi thành viên sao cho các cánhân và bộ phận có thể ăn ý và hợp tác với nhau để cùng phát triển Sự liên kết này
có thể tạo nên bằng những điều lệ, nội quy hay quy chế của doanh nghiệp Một tổchức khi được hình thành phải gắn liền với những mục tiêu nhất định Đặc trưng tổchức có mục đích kinh doanh của doanh nghiệp là cách thức giúp chúng ta nhận biếtmột doanh nghiệp và phân biệt được doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước, đơn
vị vũ trang nhân dân hay các tổ chức chính trị - xã hội khác
Thứ hai, doanh nghiệp có tên riêng: Trong hoạt động kinh doanh, việc có tên
riêng đóng vai trò quan trọng Tên riêng của một doanh nghiệp bao gồm hai phầnchính là tên pháp lý và tên thương mại Tên pháp lý là tên chính thức được doanhnghiệp đăng ký khi thành lập và được sử dụng trong các hoạt động pháp lý như giaodịch, ký kết hợp đồng Đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo tính chính xác và minhbạch trong các vấn đề pháp lý của doanh nghiệp Trong khi đó, tên thương mại làtên được sử dụng hàng ngày trong hoạt động kinh doanh và thường được quảng cáo,
xvii
Trang 19truyền thông để xây dựng thương hiệu và thu hút khách hàng Việc có tên riêng giúpdoanh nghiệp phân biệt với các đơn vị khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh và đồngthời tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý nội bộ và tuân thủ các quy định pháp luật.
Để tránh những tranh chấp pháp lý và nhầm lẫn không mong muốn, việc giữ cho tênriêng của doanh nghiệp là duy nhất và không bị trùng lặp cũng rất quan trọng
Thứ ba, doanh nghiệp có tài sản: Trong quá trình hoạt động kinh doanh, tài sản
của một doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng Tài sản không chỉ là nhữngnguồn lực mà doanh nghiệp kiểm soát và sở hữu, mà còn là cơ sở để doanh nghiệp
có thể tạo ra lợi nhuận và thu được các lợi ích kinh tế trong tương lai Đối với doanhnghiệp, việc sở hữu tài sản không chỉ là để tồn tại mà còn để phát triển và thànhcông trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày nay
Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ ba nguồn chính:
- Tài sản do nhà đầu tư đầu tư: Đây là tài sản được doanh nghiệp nhận từ
việc các thành viên, cổ đông hoặc nhà đầu tư đầu tư vào công ty Đây có thể là vốngóp ban đầu để thành lập doanh nghiệp hoặc là vốn mở rộng để phát triển hoạt độngkinh doanh
- Tài sản do huy động: Đây là tài sản mà doanh nghiệp huy động từ các
nguồn khác nhau như vay vốn từ ngân hàng, phát hành trái phiếu, hoặc mua bánquyền sử dụng đất, nhà xưởng, máy móc thiết bị sản xuất
- Tài sản do tạo lập: Đây là tài sản được doanh nghiệp tạo ra trong quá
trình hoạt động kinh doanh, như lợi nhuận được giữ lại để tái đầu tư vào mở rộngsản xuất, chênh lệch giữa mệnh giá và thị giá trong quá trình phát hành cổ phần,cũng như giá trị sở hữu của doanh nghiệp tăng lên qua thời gian
Khi doanh nghiệp mới được thành lập, tài sản chủ yếu đến từ nhà đầu tư vàđược gọi là vốn điều lệ của doanh nghiệp Quá trình phát triển sau này của doanhnghiệp sẽ đi kèm với việc tăng cường tài sản thông qua các hoạt động huy động vàtạo lập tài sản mới để đáp ứng nhu cầu kinh doanh và mục tiêu phát triển dài hạncủa doanh nghiệp Điều này cho thấy vai trò quan trọng của tài sản trong việc địnhhình và duy trì sự thành công của một doanh nghiệp trên thị trường kinh doanh
Thứ tư, doanh nghiệp có trụ sở giao dịch: Trụ sở giao dịch của một doanh
nghiệp không chỉ đơn giản là một địa điểm văn phòng, mà còn đóng vai trò quan
Trang 20trọng trong hoạt động kinh doanh và quản lý Đầu tiên, việc ghi nhận trụ sở giaodịch trong Giấy Chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp (Giấy ĐKDN) giúp xác định vịtrí pháp lý của doanh nghiệp trên thị trường Hai, trụ sở giao dịch là nơi tập trungcác hoạt động liên lạc, giao tiếp với cơ quan chức năng, khách hàng và đối tác kinhdoanh, cũng như thực hiện các hoạt động kinh doanh như ký kết hợp đồng, giaonhận hàng hóa Ba, việc có trụ sở giao dịch ổn định và hoạt động một cách chuyênnghiệp không chỉ giúp doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ pháp lý mà còn tạo điềukiện thuận lợi cho việc quản lý, giám sát hoạt động và tuân thủ các quy định củaNhà nước về hoạt động kinh doanh Trụ sở giao dịch không chỉ là điểm đặt vănphòng mà còn là biểu tượng của sự chuyên nghiệp, ổn định và uy tín của doanhnghiệp trên thị trường kinh doanh.
Thứ năm, doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật:
Việc này không chỉ thể hiện sự chính thức và pháp lý của doanh nghiệp mà còn chothấy sự cam kết và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng kinh doanh và
xã hội Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là bằng chứng cụ thể về sự tồn tại vàhoạt động hợp pháp của doanh nghiệp trên thị trường kinh tế, đồng thời là bảo vệ vàchứng minh quyền lợi của doanh nghiệp theo luật pháp
Quy trình đăng ký cũng đặt ra những tiêu chuẩn cụ thể để đảm bảo tính chínhxác và minh bạch trong quản lý doanh nghiệp Điều này bao gồm việc thực hiện bởingười có thẩm quyền đại diện cho doanh nghiệp, đảm bảo rằng các yêu cầu về hìnhthức, nội dung và thủ tục đều phải tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật.Những quy định này không chỉ giúp củng cố uy tín của doanh nghiệp mà còn bảo vệquyền lợi của các bên liên quan, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý vàgiám sát hoạt động của doanh nghiệp theo cách trung thực và minh bạch nhất Điềunày cũng đồng nghĩa với việc giúp tăng cường tính cạnh tranh và bền vững củadoanh nghiệp trên thị trường kinh doanh
1.1.3 Phân loại Doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tồn tại trong thị trường kinh tế với muôn vàn hình thức vàphương thức hoạt động khác nhau Do đó, để dễ dàng trong việc phân công quản lýdoanh nghiệp, giúp Nhà nước xây dựng các cơ chế quản lý riêng biệt hay tạo điềukiện cho các nhà đầu tư lựa chọn mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp thì các loại
xix
Trang 21hình doanh nghiệp cần được phân loại rõ ràng Dựa theo từng tiêu chí, mục đích haycác góc nhìn khác nhau mà có các cách phân loại doanh nghiệp khác nhau:
Thứ nhất, phân loại theo hình thức sở hữu
Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn
điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối được tổ chức dưới hình thức công ti Nhànước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn
Sở hữu vốn: Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ (100%) hoặc sở hữu phầnvốn góp chi phối (trên 50% nhưng dưới 100% vốn điều lệ)
Doanh nghiệp có vốn trong nước là doanh nghiệp có nguồn vốn thuộc sở hữu
tư nhân của một hay một nhóm người trong nước Doanh nghiệp có vốn nước ngoài
là doanh nghiệp do nhà đầu tư của một quốc gia đầu tư toàn bộ hoặc một phần vốnthành lập trên lãnh thổ của một quốc gia khác để tiến hành hoạt động kinh doanhthu lợi nhuận
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà
đầu tư nước ngoài, do các nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam (Công tyhợp danh, công ty cổ phần, công ty TNHH)
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai hoặc nhiều bên hợp tác thành
lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Việt Namvới bên nước ngoài hoặc doanh nghiệp bên nước ngoài hợp tác với doanh nghiệpViệt Nam (Công ty TNHH)
Thứ hai, phân loại theo hình thức pháp lý
Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà trong đó các thành viên cùng góp vốn,cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu tráchnhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm
vi số vốn của mình góp vào doanh nghiệp
Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty TNHH một thành viên và công
ty TNHH hai thành viên trở lên Là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổchức, cá nhân Các thành viên chịu các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanhnghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp
Công ty hợp danh là doanh nghiệp mà trong đó ít nhất hai thành viên, cùng
nhau cam kết thành lập doanh nghiệp để kinh doanh trên cơ sở uy tín nghề nghiệp,
Trang 22và trình độ chuyên môn của nhau Thành viên hợp danh phải là cá nhân và chịutrách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty Thành viêngóp vốn chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp trong công ty.
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp Mỗi
cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân
Thứ ba, phân loại theo giới hạn trách nhiệm
Trách nhiệm vô hạn
Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn là loại hình doanh nghiệp mà ở đóchủ sở hữu doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho doanh nghiệp bằng tất cảtài sản của mình, khi doanh nghiệp không đủ tài sản để thực hiện các nghĩa vụ tàichính của nó.( Danh nghiệp tư nhân)
Trách hiệm hữu hạn
Đối với loại hình công ty này thường có hai loại hình chínhlà công ty TNHHmột thành viên và công ty TNHH hai thành viên Những doanh nghiệp có chế độtrách nhiệm hữu hạn là những doanh nghiệp mà ở đó chủ sở hữu chỉ phải chịu tráchnhiệm về mọi khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp trong phạm vi sốvốn đã góp vào doanh nghiệp Điều đó có nghĩa là khi số tài sản của doanh nghiệpkhông đủ để trả nợ thì chủ sở hữu không có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho doanhnghiệp
1.1.4 Khái niệm về đăng ký thành lập doanh nghiệp
Xã hội hiện nay ngày càng phát triển, con người ngày càng có nhiều lựa chọn
và hướng đi cho mình Và rất nhiều người đã chọn cho mình con đường khởi nghiệpkinh doanh bằng việc thành lập doanh nghiệp để làm chủ Đây là một con đườnggian nan khó khăn Nhưng sau đó doanh nghiệp sẽ được pháp luật bảo vệ và đảmbảo tính hợp pháp cho hợp đồng kinh doanh của mình, tránh sự can thiệp từ các chủthể khác, nhằm cản trở hoạt động kinh doanh đồng thời cũng đảm bảo cho hoạtđộng kiểm tra, giám sát của nhà nước, đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng đòi hỏicác chủ thể kinh doanh cần phải đăng ký thành lập doanh nghiệp
Đăng ký thành lập doanh nghiệp là trong các thủ tục pháp lý của đăng kýdoanh nghiệp và được hiểu đơn giản là người muốn thành lập doanh nghiệp thực
xxi
Trang 23hiện thủ tục pháp lý để khai sinh một doanh nghiệp mới Tuy nhiên để có thể hiểu
rõ, nắm vững bản chất của khái niệm này, chúng ta cần tiếp cận và tìm hiểu sâu hơndưới nhiều góc độ khác nhau khác nhau
Về góc độ kinh tế: chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để hình thành nên một tổchức kinh doanh Nhà đầu tư hay chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các điềukiện như vốn, dây chuyền sản xuất, đội ngũ nhân viên, nhà xưởng, thiết bị kỹthuật…
Về góc độ pháp lý: thì thành lập doanh nghiệp được coi là một thủ tục hànhchính do các thành viên sáng lập của doanh nghiệp hoặc đại diện của họ tiến hànhtại cơ quan có thẩm quyền, nhằm ghi nhận lại sự ra đời của chủ thể kinh doanh Kể
từ thời điểm đăng ký kinh doanh chủ thể kinh doanh có đầy đủ tư cách pháp lý đểtiến hành hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật
Theo khoản 1, Điều 3, Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Về đăng
ký doanh nghiệp quy định khái niệm “đăng ký doanh nghiệp” là việc người thành
lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanhnghiệp đăng ký những thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với Cơquan đăng ký kinh doanh và được lưu trữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng kýdoanh nghiệp Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp,đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và các nghĩa
vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định này
Từ đó, ta có thể thấy đăng ký thành lập doanh nghiệp là một hoạt động controng hoạt động đăng ký doanh nghiệp
Vì vậy, đăng ký thành thành lập doanh nghiệp là một thủ tục pháp lý bắt buộc,theo đó Nhà nước ghi nhận về mặt pháp lý sự ra đời của một chủ thể kinh doanh.Đồng thời, Nhà nước cũng ghi nhận tư cách pháp nhân, tính hợp pháp của hoạt độngkinh doanh, sự bảo hộ của Nhà nước với chủ thể kinh doanh
1.2 Pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay.
1.2.1 Khái niệm pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp
Pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp là hệ thống các quy phạm phápluật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hoạt động đăng
ký thành lập doanh nghiệp Nó bao gồm các quy định cụ thể điều chỉnh trực tiếp
Trang 24hoạt động giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật về đăng ký thành lậpdoanh nghiệp.
Phương pháp điều chỉnh của các quan hệ trong hoạt động đăng ký thành lậpdoanh nghiệp là phương pháp mệnh lệnh (quyền uy) và thỏa thuận (bình đẳng) Cơquan Nhà nước, cụ thể là cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền ra quyết định cấpGiấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với các chủ thể kinh doanh trong phạm
vi chức năng của mình Đối với phương pháp thỏa thuận, các bên chủ thể là doanhnghiệp và cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền bình đẳng với nhau, cùng thỏathuận những vấn đề liên quan khi thiết lập quan hệ đăng ký thành lập doanh nghiệp
mà không phụ thuộc vào ý chí một tổ chức hay cá nhân nào Chủ thể kinh doanh tựnguyện đăng ký thành lập doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quanđăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận khi chủ thể kinh doanh đủ điều kiện
1.2.2 Nội dung pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Trong mọi hoạt động, để đạt được hiệu quả cao thì phải tuân thủ theo mộtnguyên tắc chung Theo đó, trong hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp, đểđảm bảo cho hoạt động được diễn ra chính xác và đầy đủ thì đòi hỏi những chủ thểliên quan phải luôn thực hiện quy trình đăng ký theo quy định
Thứ nhất, trong hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp, những doanh
nghiệp, người thành lập doanh nghiệp tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vàphải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác củanhững thông tin đã kê khai trong hồ sơ Trong trường hợp đặc biệt như: doanhnghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật thì phải đảm bảo rằng chữ ký củanhững người đại diện theo pháp luật được ghi trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệpphải có giá trị như nhau Nguyên tắc này được đặt ra nhằm đảm bảo sự “tự nguyện”,đảm bảo chịu trách nhiệm của mỗi chủ thể muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp
Thứ hai, đối với hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì sau khi được người thành lập
doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp hoàn thành đầy đủ và giao cho cơ quan có thẩmquyền, cụ thể là cơ quan đăng ký kinh doanh thì cơ quan đăng ký kinh doanh phải tổchức kiểm tra rà soát, phải đảm bảo chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng
ký doanh nghiệp Ngoài ra cơ quan đăng ký không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào
về những vi phạm pháp luật của doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp
xxiii
Trang 25Nguyên tắc này được đặt ra để tách bạch trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền.
Thứ ba, cơ quan đăng ký kinh doanh không giải quyết tranh chấp giữa các
thành viên, cổ đông của công ty với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân hoặc giữa doanhnghiệp với tổ chức, cá nhân khác Ví dụ: cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ không xử
lý các tình huống như trong trường hợp các thành viên trong doanh nghiệp chưathống nhất được việc tạo lập hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mà đã mang đến nộp tại
cơ quan đăng ký và đòi giải quyết tranh chấp Do đó, loại bỏ những yếu tố về nội bộdoanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền chỉ giải quyết đúng những vấn đề chung liênquan đến doanh nghiệp, đăng ký doanh nghiệp hay cụ thể là đăng ký thành lậpdoanh nghiệp
Quan trọng nhất là doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanhnghiệp khi có đủ các điều kiện về ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấmđầu tư kinh doanh, tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định, có hồ sơđăng ký doanh nghiệp hợp lệ, nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy địnhcủa pháp luật về phí và lệ phí
Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, bị hư hỏng hoặc
bị hủy hoại dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật
Theo quy định tại Điều 28 Luật doanh nghiệp 2020 Giấy chứng nhận đăng kýdoanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
“1 Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
2 Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
3 Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ
sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
4 Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.”
1.2.3 Điều kiện để thành lập doanh nghiệp.
1.2.3.1 Điều kiện về chủ thể thành lập
Trang 26Mỗi cá nhân, tổ chức đều có quyền thành lập doanh nghiệp và mỗi cá nhân, tổchức đó phải thuộc đối tượng được thành lập doanh nghiệp Vì khi thành lập doanhnghiệp sẽ cho phép tạo ra một chủ thể kinh doanh mới nhằm tham gia vào giao dịchdân sự, thương mại, lạo động,…trong thị trường và họ sẽ phải chịu trách nhiệm vềcác quyền và nghĩa vụ tài sản Do đó, đối tượng được thành lập doanh nghiệp phải
là những tổ chức, cá nhân được pháp luật công nhận quyền thành lập doanh nghiệp.Trường hợp đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp đó là cá nhân thì cánhân đó phải từ đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để chịu trách nhiệmđối với doanh nghiệp do mình thành lập hoặc góp vốn thành lập Theo khoản 1,Điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020 thì ta có thể hiểu cá nhân ở đây không phân biệt
là người Việt Nam hay người nước ngoài, không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú.Chỉ cần không nằm trong trường hợp cấm được quy định tại khoản 2, Điều 17, LuậtDoanh nghiệp 2020 thì đều có quyền thành lập doanh nghiệp Nếu đối tượng cóquyền thành lập doanh nghiệp là tổ chức thì tổ chức đó phải có tư cách pháp nhân.Đồng thời, chủ thể chỉ có thể đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp khi có tài sản độclập và có khả năng chịu trách nhiệm bằng tài sản đó Doanh nghiệp trong nước,doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đều có quyền thành lập doanhnghiệp mà không cần phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính theo quy định củaLuật Doanh nghiệp 2020
Do nhiều lý do và nguyên nhân khác nhau mà một số cá nhân có đầy đủ nănglực hành vi dân sự và một số tổ chức có tư cách pháp nhân sẽ bị cấm thành lậpdoanh nghiệp để phù hợp với đặc điểm, yêu cầu quản lý của nền kinh tế Nhà nước.Các cá nhân, tổ chức không có quyền thành lập doanh nghiệp được quy định rõ tạikhoản 2, Điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020
Bên cạnh đó, cũng tùy theo các loại hình doanh nghiệp mà các chủ sở hữu lựachọn, thì điều kiện về số lượng thành viên của từng loại hình doanh nghiệp cũngkhác nhau như:
- Công ty TNHH một thành viên do 01 cá nhân hoặc 01 tổ chức làm chủ sởhữu (có thể thuê, mượn đại diện pháp luật)
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên do 2 cá nhân hoặc 2 tổ chức nhưngkhông quá 50 cá nhân hoặc tổ chức (có thể thuê, mượn đại diện pháp luật)
xxv
Trang 27- Công ty cổ phần quy định có tối thiểu 03 cá nhân hoặc tổ chức trở lên (cóthể thuê, mượn đại diện pháp luật).
- Công ty hợp danh phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung củacông ty
- Doanh nghiệp tư nhân chỉ có duy nhất 01 cá nhân đứng ra làm chủ sở hữu
1.2.3.2 Điều kiện về vốn.
Vốn là một yếu tố cấu thành không thể thiếu của một doanh nghiệp Vốn đạidiện cho sự vững chắc của mỗi doanh nghiệp khi thể hiện tiềm lực kinh tế, năng lựccạnh tranh thị trường của doanh nghiệp và khả năng mở rộng phạm vi hoạt động củadoanh nghiệp Đây cũng là cơ sở pháp lý của doanh nghiệp để xác lập vị trí củamình trên thị trường kinh tế như mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín củadoanh nghiệp, thâm nhập vào thị trường tiềm năng,…Và vốn thành lập doanhnghiệp có 04 loại vốn cơ bản bao gồm vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn ký quỹ, vốngóp nước ngoài
Thứ nhất, vốn điều lệ Là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở
hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn,công ty hợp danh Trong quy định của pháp luật thì không quy định về mức vốnđiều lệ tối thiểu hay tối đa khi thành lập doanh nghiệp đối với những ngành, nghềkhông điều kiện Do đó, tùy vào khả năng tài chính và quy mô kinh doanh, doanhnghiệp có thể lựa chọn mức vốn điều lệ để hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, mứcvốn điều lệ chính là cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp đối vớikhách hàng và đối tác Mức vốn điều lệ càng cao thì sẽ dễ dàng tạo được sự tintưởng của khách hàng và đối tác hơn Ngược lại, khi mức vốn điều lệ quá thấp sẽlàm cho các khách hàng và đối tác khó tin tưởng vào năng lực của doanh nghiệp
Thứ hai, vốn pháp định Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 không quy định
về vốn pháp định Tuy nhiên, ta có thể hiểu vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải
có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp và tùy theo ngành nghề,lĩnh vực mà mức vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp có thể khác nhau Khácvới vốn điều lệ thì vốn pháp định chỉ áp dụng trong phạm vi một số ngành, nghềnhất định (đặc biệt các ngành có liên quan đến tài chính như chứng khoán, bảohiểm, kinh doanh vàng, ngân hàng,…) Có thể nói các ngành nghề yêu cầu phải có
Trang 28vốn pháp định là các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện Danh mục ngành, nghềkinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV, Luật Đầu tư 2020 Điều kiện
về vốn của từng ngành, nghề kinh doanh sẽ được quy định trong luật chuyên ngànhcủa ngành, nghề kinh doanh đó Việc yêu cầu vốn pháp định sẽ phòng trừ được rủi
ro cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi thành lập.Vốn pháp định sẽ do Cơ quan có thẩm quyền ấn định và được xem là có thể thựchiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp Và giấy xác nhận vốn pháp định sẽđược cấp trước khi doanh nghiệp cấp giấy phép thành lập và hoạt động
Ví dụ: Để thành lập công ty kinh doanh ngành, nghề tư vấn đầu tư chứng
khoán thì phải có số vốn pháp định tối thiểu là 10 tỷ đồng (Theo điểm d, khoản 1,Điều 175, Nghị định 155/2020/NĐ-CP)
Thứ ba, vốn ký quỹ Ở khoản 1, Điều 330, Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy
tờ có giá vào tài khoản phong toả tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ” Từ đó, cũng có thể hiểu ký quỹ là số tiền gửi không kỳ hạn hoặc có
kỳ hạn được công ty hoặc tổ chức gửi tại ngân hàng theo quy định của pháp luật Sốtiền gửi này là một biện pháp đảm bảo về tài chính của công ty hoặc tổ chức đếnngân hàng và các bên liên quan Vì vậy, khi thành lập, doanh nghiệp cần phải cómột khoản tiền ký quỹ thực tế (có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn) tại ngân hàng bất kỳ,nhằm đảm bảo tình trạng hoạt động công ty hay nghĩa vụ tài chính của doanhnghiệp đó Tương tự vốn pháp định, đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điềukiện, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện việc ký quỹ
Ví dụ: Công ty chứng khoán ABC muốn thành lập cần phải ký quỹ tối thiểu 50
tỷ đồng Mục đích của việc ký quỹ này là để đảm bảo công ty có đủ khả năng thanhtoán cho các giao dịch chứng khoán của khách hàng
Thứ tư, vốn góp nước ngoài Vốn góp nước ngoài (vốn đầu tư nước ngoài) là
loại vốn do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các tổ chức kinh tế tại Việt Nam Nhàđầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài hoặc các tổ chức thành lập vàhoạt động theo pháp luật nước ngoài Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư một tỷ lệnhất định vào doanh nghiệp Việt Nam hoặc đầu tư toàn bộ để thành lập doanhnghiệp có 100% vốn nước ngoài nhằm phục vụ công tác kinh doanh thu lợi nhuận
xxvii
Trang 29Như vậy, có thể thấy rằng tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh của doanhnghiệp thì sẽ có điều kiện về vốn khác nhau Doanh nghiệp trước tiên nên thamkhảo xem ngành, nghề mình muốn đăng ký có thuộc danh mục nghề kinh doanh cóđiều kiện hay không Sau đó tìm hiểu luật và văn bản quy phạm pháp luật chuyênngành tham khảo về các điều kiện để kinh doanh ngành, nghề đó Việc quy định vềvốn cũng giúp doanh nghiệp có nền tảng hoạt động lâu dài tránh trường hợp thànhlập ồ ạt rồi giải thể gây ra khó khăn trong công tác tổ chức cũng như quản lý của các
cơ quan Nhà nước
1.2.3.3 Điều kiện về tên doanh nghiệp.
Đặt tên cho doanh nghiệp là một trong những nội dung quan trọng mà các chủ
sở hữu cần ý khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp Tên doanhnghiệp sẽ định hình cho thương hiệu doanh nghiệp, đó là một trong những yếu tốquan trọng bậc nhất trong quá trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
ra thị trường, giúp khách hàng và đối tác nhận diện được đâu là sản phẩm – dịch vụcủa mình, đâu là sản phẩm – dịch vụ của đối tác Tuy nhiên, việc đặt tên không chỉphụ thuộc vào mong muốn chủ quan của các chủ sở hữu mà còn phải phù hợp vớiquy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành Bởi lẽ, theo luật cách đặt tên cũng
có những hạn chế nhất định Vì vậy, chủ các chủ sở hữu khi đặt tên doanh nghiệpcần tuân thủ các quy định về tên doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanhnghiệp 2020
Thứ nhất, tên doanh nghiệp phải bao gồm hai thành tố theo thứ tự là “Loại
hình doanh nghiệp” và “Tên riêng”
- Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc
“công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổphần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh”hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”,
“DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân
- Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt, các chữ
F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu Tên riêng của doanh nghiệp không cần phải có nghĩatheo tiếng Việt, mà tên chỉ cần có các chữ cái được liệt kê trong bảng chữ cái TiếngViệt là được Tên riêng của doanh nghiệp được đặt theo ý muốn và đảm bảo không
Trang 30trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên công ty đang có.(Theo khoản 1,2,3, Điều 37, LuậtDoanh nghiệp 2020)
Ví dụ: Công ty TNHH Hùng Minh, Công ty cổ phần giáo dục Hoa Hướng
Dương,…
Thứ hai, ngoài tên Tiếng Việt thì doanh nghiệp có thể đăng ký thêm tên tiếng
nước ngoài hệ chữ La – tinh và tên viết tắt Mỗi doanh nghiệp chỉ bắt buộc có tênTiếng Việt đáp ứng yêu cầu, còn tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt có thể cóhoặc không có, tùy thuộc vào nhu cầu của chủ doanh nghiệp Việc đăng ký têndoanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt được quy định tại Điều 39, LuậtDoanh nghiệp 2020
- Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên Tiếng Việtsang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh Khi dịch sang tiếng nướcngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tươngứng sang tiếng nước ngoài Như vậy, doanh nghiệp có quyền đặt tên bằng tiếngnước ngoài nhưng phải là tên được dịch từ tên Tiếng Việt sang một trong nhữngtiếng nước ngoài hệ chữ La- tinh (hay còn gọi là hệ chữ La Mã) Hiểu đơn giản, hệchữ cái La-tinh là hệ chữ có các chữ cái a, b, c, d…thể hiện dưới nhiều ngôn ngữkhác nhau (ví dụ: Tiếng Anh ) Do đó, doanh nghiệp không được đặt tên tiếngnước ngoài theo các hệ chữ viết mang tính tượng hình, tượng thanh như Kana củaNhật Bản, chữ Hán, chữ Ả Rập,… sẽ không được chấp nhận Ngoài ra, doanhnghiệp chỉ được đặt tên bằng tiếng nước ngoài dưới hình thức tên phụ hoặc phần tênriêng của tên chính
- Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên Tiếng Việt hoặc bằng tiếngnước ngoài Tên viết tắt của doanh nghiệp không được trùng với tên viết tắt củadoanh nghiệp đã đăng ký
Ví dụ:
+ Tên Tiếng Việt (tên chính, bắt buộc phải có): Công ty TNHH ABC
+ Tên tiếng nước ngoài (tên phụ): ABC Company Limited
+ Tên viết tắt: ABC CO.,LTD
Thứ ba, địa điểm gắn với tên doanh nghiệp Tên doanh nghiệp phải được gắn
tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh
xxix