TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA HỌC QUẢN LÝ CTĐT LUẬT BÁO CÁO THỰ TẬP CƠ SỞ 2 CÔNG TY LUẬT TNHH HƯNG THỊNH ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN TƯ VẤN TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH HƯNG THỊNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN TẠI ĐƠN VỊ……………………………… GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN……………………………………… SINH VIÊN THỰC HIỆN:……..…………MÃ SỐ SV:…………….. CHUYÊN NGÀNH……………...............LỚP…………………….. NIÊN KHÓA:………………………………………………………. Hà Nội, 2024 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA HỌC QUẢN LÝ CTĐT LUẬT BÁO CÁO THỰ TẬP CƠ SỞ 2 CÔNG TY LUẬT TNHH HƯNG THỊNH ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN TƯ VẤN TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH HƯNG THỊNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN TẠI ĐƠN VỊ……………………………… GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN……………………………………… SINH VIÊN THỰC HIỆN:……..…………MÃ SỐ SV:…………….. CHUYÊN NGÀNH……………...............LỚP…………………….. NIÊN KHÓA:………………………………………………………. Hà Nội, 2024 LỜI CAM ĐOAN Em cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của em. Những kết quả và các số liệu trong báo cáo thực tập được thực hiện tại Công ty Luật TNHH Hưng Thịnh. Không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Em hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô của Đại Học Thủ Dầu Một, mà hơn hết là các thầy cô Khoa Luật, những người đã không ngại khó khăn ra sức hướng dẫn, hỗ trợ em, giúp em trưởng thành hơn, tự tin hơn và vững vàng hơn trên con đường mình đang đi. Trong quá trình hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn, các anh, chị đang công tác tại Công ty Luật TNHH Hưng Thịnh đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi tiếp cận, thu thập tài liệu hoàn thành chuyên đề! Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã quan tâm, hỗ trợ tôi trong thời gian thực tập, hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập! Chân thành cảm ơn. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung được viết tắt CTCP Công ty cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ Sơ đồ 1. 1 Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. 25 Bảng 1 1. Biểu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp. 23 Sơ đồ 2. 1. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH luật Hưng Thịnh 30 Bảng 2. 1. Tình hình chung về hoạt động tư vấn về thành lập doanh nghiệp trong năm 2023 32 Biểu đồ 2. 1. Tình hình chung về hoạt động tư vấn về thành lập doanh nghiệp trong năm 2023 33 MỤC LỤC TRANG BÌA PHỤ i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ v MỤC LỤC vi MỞ ĐẦU 3 1. Tổng quan về Công ty luật TNHH Hưng Thịnh 3 2. Lý do lựa chọn đề tài 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Kết cấu của chuyên đề 3 7. Tình hình nghiên cứu đề tài 3 8. Bố cục của báo cáo 5 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY. 6 1.1. Khái quát chung về doanh nghiệp và đăng ký thành lập doanh nghiệp. 6 1.1.1. Khái niệm về Doanh nghiệp. 6 1.1.2. Đặc điểm của Doanh nghiệp. 7 1.1.3. Phân loại Doanh nghiệp. 9 1.1.4. Khái niệm về đăng ký thành lập doanh nghiệp 11 1.2. Pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay. 12 1.2.1. Khái niệm pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp 12 1.2.2. Nội dung pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp. 13 1.2.3. Điều kiện để thành lập doanh nghiệp. 15 1.2.4. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp 23 1.2.5. Người đại diện theo pháp luật 25 1.2.6. Con dấu doanh nghiệp 26 1.2.7. Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp theo pháp luật 27 1.2.8. Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp 28 1.3. Vai trò, ý nghĩa của đăng ký thành lập doanh nghiệp 31 1.3.1. Vai trò của đăng ký thành lập doanh nghiệp. 31 1.3.2. Ý nghĩa của việc đăng ký thành lập doanh nghiệp. 33 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH HƯNG THỊNH 35 2.1. Thực tiễn thực hiện tư vấn pháp luật về thành lập doanh nghiệp qua hoạt động tư vấn tại công ty TNHH luật Hưng Thịnh 35 2.1.1. Những thành tựu đạt được của Công ty TNHH luật Hưng Thịnh trong hoạt động tư vấn về thành lập doanh nghiệp. 35 2.1.2. Đánh giá chung hoạt động tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Luật Hưng Thịnh 37 2.1.3. Những thuận lợi trong quá trình thực hiện hoạt động tư vấn thành lập doanh nghiệp. 37 2.1.4. Những khó khăn trong quá trình thự hoạt động tư vấn thành lập doanh nghiệp. 38 2.1.5. Nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong hoạt động tư vấn về thành lập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Luật Hưng Thịnh 40 2.2. Đánh giá kết quả đạt được. 41 2.2.1. Đánh giá quy định của pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. 41 2.2.2. Đánh giá thực tiễn thực hiện tư vấn quy định pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp qua hoạt động tư vấn của Công ty TNHH luật Hưng Thịnh. 42 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH LUẬT HƯNG THỊNH. 44 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. 44 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện chế định pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. 45 3.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thành lập doanh nghiệp tại Công ty TNHH luật Hưng Thịnh. 46 KẾT LUẬN 47 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 48 A. Văn bản quy phạm pháp luật. 48 B. Tài liệu tham khảo 48
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA HỌC QUẢN LÝ CTĐT LUẬT
BÁO CÁO THỰ TẬP CƠ SỞ 2
CÔNG TY LUẬT TNHH HƯNG THỊNH
ĐỀ TÀI:
PHÁP LUẬT VỀ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH HƯNG
THỊNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN TẠI ĐƠN VỊ………
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN………
SINH VIÊN THỰC HIỆN:…… …………MÃ SỐ SV:………
CHUYÊN NGÀNH……… LỚP………
NIÊN KHÓA:………
Hà Nội, 2024
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA HỌC QUẢN LÝ CTĐT LUẬT
BÁO CÁO THỰ TẬP CƠ SỞ 2
CÔNG TY LUẬT TNHH HƯNG THỊNH
ĐỀ TÀI:
PHÁP LUẬT VỀ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH HƯNG
THỊNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN TẠI ĐƠN VỊ………
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN………
SINH VIÊN THỰC HIỆN:…… …………MÃ SỐ SV:………
CHUYÊN NGÀNH……… LỚP………
NIÊN KHÓA:………
Hà Nội, 2024
i
Trang 3LỜI CAM ĐOẠN
Tôi xin cam đoan đây là báo cáo thực tập do tôi thực hiện trong thời gian thực tập tại cơ quan tiếp nhận thực tập Các nội dung trong báo cáo là trung thực, đảm bảo độ tin cậy./.
Tác giả báo cáo thực tập
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin gửi đến Ban chủ nhiệm khoa, các phòng ban Đại Học ThủDầu Một lòng biết ơn sâu sắc, đặc biệt đến quý Thầy, Cô giáo trong khoa đã nhiệttình hướngdẫn, góp ý và tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành bài báo cáo thực tậpnày
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo khoa đã tổ chức đợt thực tập cơ sở 2
để tôi có cơ hội trải nghiệm thực tế, học hỏi kinh nghiệm thực tiễn
Tiếp đến, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến đội ngũ Luật sư và nhân viên tạiCông ty Luật TNHH Hưng Thịnh, đã tạo điều kiện thuận lợi và hướng dẫn tận tình
về chuyên môn, nghiệp vụ trong suốt thời gian thực tập tại Công ty để áp dụng vàothực tế cũng như hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập
Tuy được quý thầy cô tận tình hướng dẫn nhưng do trình độ lý luận và kinhnghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo còn nhiều thiếu sót Tôi rất mongnhận được sự quan tâm góp ý từ quý thầy cô để bài báo cáo được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn!
iii
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 6DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1 1 Cơ cấu tổ chức của Công ty luật Hưng Thịnh 39
v
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ v
MỤC LỤC vi
MỞ ĐẦU 1
1 Tổng quan về Công ty luật TNHH Hưng Thịnh 1
2 Lý do lựa chọn đề tài 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 4
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài 5
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Tình hình nghiên cứu đề tài 6
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7
8 Bố cục của báo cáo 8
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN 9
1.1 Khái quát về ngành nghề kinh doanh có điều kiện 9
1.1.1 Khái niệm về kinh doanh, điều kiện kinh doanh và ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện 9
1.1.2 Đặc điểm và bản chất của quy định đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện 12
1.2 Quy định pháp luật về kinh doanh có điều kiện 14
1.2.1 Về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện 14
1.2.2 Quy định về cấp chứng chỉ hành nghề 15
1.2.3 Quy định về vốn pháp định 17
1.2.4 Hồ sơ đăng ký ngành nghề hoạt động kinh doanh có điều kiện 18
1.2.5 Trình tự, thủ tục, quy trình đăng ký ngành nghề hoạt động kinh doanh có điều kiện 19
1.2.6 Nội dung đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện 20
1.3 Khái quát về dịch vụ tư vấn ngành nghề kinh doanh có điều kiện 21
Trang 81.3.1 Khái niệm về tư vấn ngành nghề kinh doanh có điều kiện 21 1.3.2 Một số nguyên tắc cơ bản của pháp luật điều chỉnh hoạt động tư vấn ngành nghề kinh doanh có điều kiện 21 Chương 2 THỰC TRẠNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH HƯNG THỊNH 23
2.1 Quy định pháp luật về hoạt động tư vấn ngành nghề kinh doanh có điều kiện 23
2.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật về tư vấn đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện 23 2.1.2 Thực tiễn áp dụng một số quy định của pháp luật về tư vấn ngành nghề kinh doanh có điều kiện 26 2.1.3 Đánh giá pháp luật điều chỉnh về tư vấn ngành nghề kinh doanh có điều kiện 32
2.2 Hoạt động cung ứng dịch vụ tư vấn ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Công ty luật TNHH Hưng Thịnh 37
2.2.1 Thực hiện dịch vụ tư vấn ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Công ty luật TNHH Hưng Thịnh 37 2.2.2 Đánh giá hoạt động tư vấ dịch vụ pháp lý về đăng ký ngành nghề kinh doanh tại tại Công ty Luật TNHH Hưng Thịnh 39 Chương 3 CÁC KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TƯ VẤN NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
TƯ VẤN TẠI CÔNG TY LUẬT TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HƯNG THỊNH 41
3.1 Định hướng hoàn thiện tư vấn pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện 41
3.1.1 Hoàn thiện pháp luật về tư vấn ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện để phù hợp với xu hướng đổi mới được quy định tại Luật Đầu tư 2020 41 3.1.2 Hoàn thiện tư vấn pháp luật về ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư và doanh nghiệp 42 3.1.3 Hoàn thiện tư vấn pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện
ở Việt Nam nhằm thực hiển cải cách thủ tục đầu tư 42
vii
Trang 93.1.4 Hoàn thiện tư vấn pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, để tính tương thích với thực tiễn cũng như tính tương thích với thực tiễn cũng như tính tương thích với pháp luật quốc tế 43
3.2 Giải pháp hoàn thiện tư vấn pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện 44
3.2.1 Kiến nghị hoàn thiện một số quy định của pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện 44 3.2.2 Hoàn thiện các quy định về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện 46 3.2.3 Xây dựng hệ thống pháp luật, kiện toàn, nâng cao chất lượng công tác cải cách thủ tục hành chính đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
47
3.2.4 Quy định cụ thể đối tượng, điều kiện, minh bạch hóa quy định về trình tự và thủ tục cấp giấy phép đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện 48 3.2.5 Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện 49
3.3 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tư vấn thành đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Công ty Luật TNHH Hưng Thịnh 49
KẾT LUẬN 52 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tổng quan về Công ty luật TNHH Hưng Thịnh
1.1 Giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH luật Hưng Thịnh.
Công ty TNHH Luật Hưng Thịnh là một công ty luật được thành lập theo quyđịnh của Luật Luật sư, có trụ sở chính tại số 7 ngách 3 ngõ 19 Đường Trần QuangDiệu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Với phương châmhoạt động “Tiên phong pháp lý – Dẫn lối thành công” với mong muốn cung cấp chocông dân những dịch vụ tư vấn pháp lý chất lượng cao, hiệu quả với mức phí và thùlao một cách hợp lý nhằm bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho công dân khi tin tưởng vàocông ty
Công ty TNHH Luật Hưng Thịnh là công ty tư vấn được Sở Kế hoạch và Đầu
tư Thành phố Hà Nội cấp giấy phép hoạt động
Số giấy phép kinh doanh: 0109660540 - Ngày cấp: 15/04/2014
Người đại diện pháp luật: Phạm Văn Thảo
Trụ sở chính tại: Số 7 ngách 3 ngõ 19 đường Trần Quang Diệu, phường ÔChợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0986269997
Email: luathungthinh123@gmail.com
Công ty TNHH Luật Hưng Thịnh (sau đây gọi là Công ty Luật Hưng Thịnh)được thành lập bởi luật sư Phạm Văn Thảo là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực pháp luật, được thành lập theo Giấy Chứng nhận đăng kí doanh nghiệp do Sở
Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp phép hoạt động Hiện nay, Công ty đã
và đang trở thành một địa chỉ uy tín, tháo gỡ những vướng mắc, giải quyết nhanhchóng các thủ tục pháp lý theo yêu cầu của khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp ở
cả trong và ngoài nước
1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH luật Hưng Thịnh.
Công ty TNHH luật Hưng Thịnh có nguyên tắc quản lý điều hành hoạt độngcủa công ty theo chế độ phân cấp cụ thể, rõ ràng với thành viên sáng lập công tycũng chính là Luật sư chủ sở hữu công ty – Luật sư Phạm Văn Thảo Ngoài ra công
ty còn có các nhân viên bao gồm các luật sư, các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vựckhác nhau có cùng chí hướng, dày dạn kinh nghiệm trong các lĩnh vực tư vấn cũng1
Trang 11như tố tụng Tổ chức bộ máy của công ty được chuyên môn hóa để nhằm đảm bảochất lượng và tính chuyên nghiệp của dịch vụ.
Sơ đồ 1 1 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH luật Hưng Thịnh
1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH luật Hưng Thịnh
Công ty TNHH luật Hưng Thịnh được thành lập và quản lý bởi Đoàn luật sưthành phố Hà Nội, có chức năng cơ bản của một tổ chức hành nghề luật sư nhưcung cấp dịch vụ pháp lý bao gồm: Tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diệnngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác theo quy định của phápluật
Tư vấn pháp luật: Bên cạnh lĩnh vực thế mạnh là lĩnh vực tố tụng, Công ty
TNHH luật Hưng Thịnh cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý tại văn phòng do luật sưtrực tiếp tư vấn Công ty có nhiều kinh nghiệm trong việc hỗ trợ cá nhân, tổ chứcgiải đáp những vấn đề trong nhiều lĩnh vực
Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác: Luật sư
đại diện cho khách hàng để giải quyết các công việc có liên quan đến việc mà luật
sư đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặctheo sự phân công của cơ quan, tổ chức nơi luật sư hành nghề với tư cách cá nhânlàm việc theo hợp đồng lao động
(Nguồn: Thông tin do Công ty TNHH Luật Hưng Thịnh cung cấp)
Trang 122 Lý do lựa chọn đề tài
Đầu tư kinh doanh, phát triển kinh tế là vấn đề hàng đầu để xây dựng và pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước Việc thành lập doanh nghiệp và đăng ký hoạtđộng các ngành nghề kinh doanh là quyền của cá nhân, tổ chức và được Nhà nướcbảo hộ theo quy định của pháp luật Có thể nói, qua lần cập nhập văn bản mới, theoDanh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật Đầu
tư 2020, đã được điều chỉnh từ 243 còn 229 ngành nghề kinh doanh có điều kiện.Theo quy định của pháp luật thì hiện có khoảng 4.286 điều kiện đầu tư kinh doanhtrong 229 ngành nghề thuộc phạm vi quản lý của 15 bộ, được quy định ở 225 vănbản quy phạm pháp Trong đó, lĩnh vực Nông nghiệp phát triển nông thôn có 34ngành nghề; lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo có 09 ngành nghề; lĩnh vực Thông tintruyền thông có 18 ngành nghề; lĩnh vực Xây dựng có 16 ngành nghề; lĩnh vựcGiao thông Vận tải có 30 ngành nghề; lĩnh vực Lao động - Thương binh và xã hội
có 10 ngành nghề; lĩnh vực Công thương có 25 ngành nghề; lĩnh vực Tài chính Ngân hàng có 20 ngành nghề; lĩnh vực an ninh trật tự có 13 ngành nghề; lĩnh vực Y
-tế có 6 ngành nghề; lĩnh vực Khoa học và Công nghệ có 07 ngành nghề; lĩnh vựcVăn hóa Thông tin có 14 ngành nghề; lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường có 16ngành nghề và lĩnh vực Tư pháp có 06 ngành nghề kinh doanh có điều kiện1 Điều
đó cho thấy, số lượng ngành nghề kinh doanh có điều kiện vẫn còn tương đối lớn Bởi vậy, chủ trương của Chính phủ tiếp tục sẽ tập trung Kiểm soát chặt chẽviệc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản có quy định liênquan đến điều kiện đầu tư, kinh doanh, thủ tục hành chính, chế độ báo cáo, kiểm trachuyên ngành, tiêu chuẩn, quy chuẩn Kịp thời ban hành các văn bản quy định chitiết thi hành Luật mới ban hành, bảo đảm chất lượng và giảm thiểu số lượng vănbản ban hành2, Luật Doanh nghiệp năm 2020, Luật Đầu tư năm 2020 là những đạoluật đánh dấu sự quyết tâm cải cách pháp luật đối với các hoạt động kinh doanh củaNhà nước ta, những thay đổi mang tính đột phá của Luật đã thể chế hóa đầy đủquyền tự do kinh doanh theo Hiến pháp năm 2013, nhằm tạo điều kiện thuận lợi chodoanh nghiệp hoạt động kinh doanh, nhất là các ngành nghề kinh doanh có điềukiện; tạo lập môi trường hoạt động kinh doanh thuận lợi và phù hợp với thông lệquốc tế, thúc đẩy sự phát triển các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện Tuy nhiên, điều kiện kinh doanh hiện nay vẫn còn gây không ít khó khăn chodoanh nghiệp Pháp luật về hoạt động tư vấn đăng ký ngành nghề kinh doanh nay
1 http://baochinhphu.vn
2 Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021
3
Trang 13chưa được quy định cụ thể, vẫn nằm rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau, chủyếu được quy định trong Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Nghị định 31/2021/NĐ-CP vàLuật doanh nghiệp 2020, Luật đầu tư 2020 Những vấn đề về pháp luật tư vấn pháp
lý nói chung và pháp luật tư vấn về ngành nghề kinh doanh có điều kiện nói riêngchưa được nghiên cứu cụ thể, các công trình nghiên cứu có liên quan chủ yếu vềhoạt động đăng ký ngành nghề Mặt khác tại Công ty Luật TNHH Hưng Thịnh, hoạtđộng tư vấn đăng ký ngành nghề kinh doanh là một trong những hoạt động chính vàchưa có đề tài pháp luật về tư vấn ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp tạicông ty
Chính vì vậy, em xin chọn đề tài: “Pháp Luật về ngành nghề kinh doanh có
điều kiện và thực tiễn hoạt động tư vấn pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Công ty Luật TNHH Hưng Thịnh” nhằm đánh giá thực trạng quy
định của pháp luật về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, qua đó làm rõ nhữngnguyên nhân hạn chế, bất cập, thiếu sót còn tồn tại và đề ra các giải pháp hoàn thiệnpháp luật về dịch vự tư vấn các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong Công tyLuật TNHH Hưng Thịnh, để từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý của Nhànước đối với lĩnh vực này, tạo môi trường cạnh tranh và cởi mở, thuận lợi hơn chocác nhà đầu tư kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của nước ta thờigian tới là rất cần thiết
3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến tư vấnpháp luật và thực trạng về ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam, từ đó
đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc mà thực tiễn đặt ra,đảm bảo thực hiện có hiệu quả pháp luật điều chỉnh các ngành nghề kinh doanh cóđiều kiện, góp phần hoàn thiện pháp luật
Thông qua việc nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về tư vấnngành nghề kinh doanh có điều kiện, thực tiễn thực hiện quy định pháp luật vềngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Công ty Luật TNHH Hưng Thịnh, chuyên
đề hướng tới những mục tiêu nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận về tư vấn ngành nghề kinh doanh
có điều kiện tại Việt Nam Từ đó hệ thống hóa được pháp luật tư vấn ngành nghềkinh doanh có điều kiện về mặt lý luận
Thứ hai, phân tích, đánh giá về thực trạng quy định của pháp luật và thực tiễn
thực hiện hoạt động tư vấn ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Công ty Luật
Trang 14TNHH Hưng Thịnh Từ đó, chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế của pháp luật điềuchỉnh về tư vấn ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn, chuyên đề đưa
ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả trong quyđịnh của pháp luật về tư vấn ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Công ty LuậtTNHH Hưng Thịnh nói riêng, cũng như của Việt Nam nói chung
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về tư vấn ngành nghềkinh doanh có điều kiện trong các văn bản pháp luật có liên quan Ngoài ra, nghiêncứu về thực trạng pháp luật cũng như thực tiễn thực áp dụng hoạt động tư vấn tạiCông ty Luật TNHH Hưng Thịnh
Nghiên cứu các quy định liên quan đến pháp luật về ngành nghề kinh doanh cóđiều kiện tại Việt Nam; những bất cập, hạn chế trong việc thưc thi pháp luật vềngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam trong phạm vi các quy định cụthể theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Doanh nghiệp năm 2020, LuậtĐầu tư năm 2020, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014,… quy định của Luậtchuyên ngành khác và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành tại ViệtNam Những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành của về ngành nghề kinhdoanh có điều kiện tại Việt Nam, tình hình thực hiện, những khó khăn, vướng mắc,bất cập trong các quy định pháp luật được thực hiện trong thực tiễn của pháp luật vềngành nghề kinh doanh có điều kiện
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật vềngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực hiện pháp luật tư vấn ngành nghề kinhdoanh có điều kiện tại Công ty Luật TNHH Hưng Thịnh
Phạm vi về thời gian: Chuyên đề tập trung nghiên cứu các quy định của pháp
luật điều chỉnh hoạt động tư vấn ngành nghề kinh doanh có điều kiện từ năm 1990đến nay
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu thực trạng quy định pháp luật tư vấn
ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện hoạt động tư vấn tạiCông ty Luật TNHH Hưng Thịnh
5
Trang 15Phạm vi về nội dung: Trong phạm vi khoá luận, tập trung vào các nội dung
chính là tư vấn pháp luật về đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thựctiễn áp dụng tư vấn tại công ty Luật TNHH Hưng Thịnh
Tác giả sử dụng các báo cáo tổng kết, đánh giá qua áp dụng từ thực tiễn phápluật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Chính phủ, các Bộ, ngành Trungương và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, với các quy định của phápluật trong danh mục 229 ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng các phương pháp phân tích, lý giải, luận logic, đánh giá, bìnhluận, đối chiếu, so sánh, thống kê và hệ thống để nghiên cứu pháp luật về ngànhnghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam Các phương pháp cụ thể bao gồm:
Phân tích: Áp dụng để phân tích quy định pháp luật về ngành nghề kinh doanh
có điều kiện tại Công ty Luật TNHH Hưng Thịnh trong Chương I và II, và đánh giácác kiến nghị, giải pháp trong Chương III
Tổng hợp: Sử dụng ở cuối Chương II để đưa ra đánh giá khái quát về thực trạng
quy định pháp luật và việc thực hiện tại Công ty Luật TNHH Hưng Thịnh, từ đó đềxuất các kiến nghị, định hướng hoàn thiện pháp luật
So sánh, đối chiếu: Thu thập tài liệu tham khảo như luận án, luận văn, tạp chí
chuyên ngành để xác thực thông tin, đảm bảo tính khách quan và khoa học của bàiviết
Thu thập dữ liệu thứ cấp: Sử dụng nhiều ở Chương I để làm nguồn dữ liệu tham
khảo, bổ sung thông tin từ các tài liệu, luận văn và công trình nghiên cứu về phápluật tư vấn ngành nghề kinh doanh có điều kiện
6 Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật và thực thi pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện khôngphải là một vấn đề khá mới mẽ Trong quá trình xây dựng pháp luật cũng như việcthực thi pháp luật trong thực tiễn cho thấy, lĩnh vực này còn nhiều bất cập, hạn chếnên được nhiều nhà khoa học, học viên, sinh viên quan tâm nghiên cứu Cho đếnnay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu tìm hiểu tư vấn pháp luật và thực thipháp luật có liên quan đến ngành nghề kinh doanh có điều kiện ở các cấp độ khácnhau như:
- Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanhtheo Luật Đầu tư năm 2014 - nhìn từ góc độ quyền con người, năm 2015, TS HàThị Thanh Bình; - Thực thi quy định về ngành nghề cấm kinh doanh và ngành nghề
Trang 16kinh doanh có điều kiện theo luật đầu tư năm 2014, TS Nguyễn Thị Dung (Tạp chíLuật học số 8/2016, tr 48);
- Một số vấn đề pháp lý về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Luận văn thạc
sỹ Luật học, năm 2008, Lưu Thị Hương Ly;
- Xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh cóđiều kiện về an ninh, trật tự, Luận văn thạc sỹ Luật Hiến pháp và Luật hành chính,Bùi Văn Thắng, năm 2017, Học viện Hành chính Quốc gia;
- Vấn đề đặt ra trong quy định ngành nghề kinh doanh có điều kiện, của Th.STrần Thu Hằng - Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội;
- Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và kiến nghị hoàn thiện,ThS Trần Thị Bảo Ánh, TS Nguyễn Thị Yến (Tạp chí Luật học số 4/2012);
Tóm lại: có thể thấy các đề tài nêu trên đã nghiên cứu một số khía cạnh, chưatoàn diện, khoảng trống của các nghiên cứu là chưa có một cách nhìn tổng thểchung đối với các quy định của pháp luật về tư vấn ngành nghề kinh doanh có điềukiện tại Việt Nam, để tạo nên môi trường pháp lý ổn định cho hoạt động kinh doanhcủa các chủ thể kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện Trên cơ sở đó, tácgiả sẽ tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu các quy định của pháp luật về ngành nghề kinhdoanh có điều kiện, qua nghiên cứu vấn đề này, chuyên đề sẽ chỉ ra những bất cập,hạn chế, thiếu sót, cần sửa đổi hoặc bãi bỏ các điều kiện kinh doanh, ngành nghềkinh doanh có điều kiện không cần thiết cho phù hợp với tình hình thực tiễn hiệnnay Từ đó, có căn cứ khoa học và thực tiễn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện tưvấn pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, góp phần nâng cao năng lực
tư vấn tại công ty Luật TNHH Hưng Thịnh, cũng như tạo lập một môi trường thôngthoáng, cạnh tranh lành mạnh, công bằng, bình đẳng, thu hút đầu tư đối với cácngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam để thúc đẩy phát triển kinh tế củanước ta trong thời gian tới
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Chuyên đề phản ánh cái nhìn khách quan của pháp luật và thực trạng tư vấn vềngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Chuyên đề chỉ ra những điểm mới tích cực,những vấn đề còn tồn tại, hạn chế, thiếu sót cần phải phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung
để tạo một hành lang pháp lý, môi trường kinh doanh lành mạnh, thu hút các nguồnvốn đầu tư trong và ngoài nước vào Việt Nam Trên cơ sở đó, đưa ra quan điểmnâng cao tư vấn pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện như: tư vấn đầy
đủ quyền tự do kinh doanh theo nguyên tắc tự do kinh doanh những ngành nghề mà7
Trang 17pháp luật không cấm hoặc không hạn chế Chuyên đề cũng chỉ ra những tác độngtích cực đến việc tư vấn các ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam màLuật Doanh nghiệp năm 2020 Luật Đầu tư năm 2020, Luật Kinh doanh bất độngsản năm 2014,… và các quy định của Luật chuyên ngành khác mang lại như: sớmnghiên cứu sửa đổi, bãi bỏ hoặc giảm bớt các quy định không cần thiết, chưa phùhợp,… gây cản trở doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, hỗ trợ nhà đầu tưthực hiện các thủ tục đầu tư ngành nghề kinh doanh có điều kiện, rút ngắn thời giangiải quyết các thủ tục hành chính khi đăng ký các ngành nghề kinh doanh có điềukiện và cấp giấy chứng nhận điều kiện đầu tư cho doanh nghiệp; giảm bớt thời gian
và chi phí đi lại của doanh nghiệp để nhanh chóng đi vào hoạt động kinh doanh gianhập thị trường; thực hiện có hiệu quả công tác quản lý các hoạt động kinh doanh,giảm đáng kể rủi ro pháp lý, đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp trong hoạtđộng kinh doanh; nâng cao tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động đăng
ký kinh doanh các ngành nghề có điều kiện và tạo điều kiện để xây dựng một môitrường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, công khai và minh bạch hơn theo xuhướng hội nhập quốc tế
8 Bố cục của báo cáo
Ngoài phần lời cảm ơn, mở đầu, kết luận, phần danh mục tài liệu tham khảo vàdanh mục viết tắt, nội dung của chuyên đề gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và quy định của pháp luật về ngành nghề kinh doanh
có điều kiện
Chương 2: Thực trạng của pháp luật về hoạt động tư vấn ngành nghề kinhdoanh có điều kiện và thực tiễn áp dụng hoạt động tư vấn tại công ty Luật TNHHHưng Thịnh
Chương 3: Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tư vấn ngành nghề kinhdoanh có điều kiện và nâng cao hiệu quả tư vấn tại công ty Luật trách nhiệm hữuhạn Hưng Thịnh
Trang 18Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ NGÀNH
NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN 1.1 Khái quát về ngành nghề kinh doanh có điều kiện
1.1.1 Khái niệm về kinh doanh, điều kiện kinh doanh và ngành nghề đầu
tư kinh doanh có điều kiện
1.1.1.1 Kinh doanh và điều kiện kinh doanh
Theo cách hiểu thông thường, “kinh doanh” là việc tổ chức việc sản xuất,buôn bán sao cho sinh lợi3 Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì “Kinh doanh làviệc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư,sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mụcđích tìm kiếm lợi nhuận”4 Như vậy, hoạt động kinh doanh được pháp luật bảo vệ làhoạt động kinh doanh đảm bảo mục đích sinh lời, không xâm hại đến lợi ích xã hội,lợi ích công cộng5
Khái niệm “điều kiện kinh doanh” được hiểu là: “tập hợp các công cụ màChính phủ sử dụng để đặt ra các yêu cầu đối với công dân và doanh nghiệp”6 Cóthể hiểu rằng “điều kiện kinh doanh” là “mọi sự can thiệp của cơ quan hành chínhvào quyền tự do kinh doanh của người dân, thường được cụ thể hóa bằng nhữnghành vi của nhân viên hành chính có quyền chấp nhận, hạn chế hoặc khước từ việcđăng ký hoặc tổ chức những hoạt động kinh doanh cụ thể”7
Khái niệm “Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện” được định nghĩa tạiLuật Đầu tư năm 2020 là: “Ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinhdoanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninhquốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”8 Theo
đó, ngành nghề kinh doanh có điều kiện bao gồm 04 yếu tố cấu thành: “(i) các loạihoạt động kinh doanh được coi là kinh doanh có điều kiện; (ii) các điều kiện cụ thểtương ứng với từng ngành nghề kinh doanh có điều kiện; (iii) hình thức điều kiệnkinh doanh; (iv) cách thức, trình tự, thủ tục đáp ứng điều kiện kinh doanh”9
3 Viện Ngôn ngữ học (1997), Từ điển Tiếng Việt tái bản lần thứ 5, Hoàng Phê chủ biên, Nxb.Đà Nẵng, tr.510.
4 Khoản 21, Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020.
5 Luận văn thạc sĩ Luật học Lưu Thị Hương Ly, một số vấn đề pháp lý về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tr.7.
6 Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương, thời điểm cho sự thay đổi - Đánh giá Luật doanh nghiệp và kiến nghị, Hà Nội, 11/2004, tr.9
7 Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và kiến nghị hoàn thiện, ThS Trần Thị Bảo Ánh,
TS Nguyễn Thị Yến (Tạp chí Luật học số 4/2012).
8 Tại Khoản 1, Điều 7 của Luật Đầu tư 2020.
9 Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, xóa bỏ rào cản pháp
lý của quy định về kinh doanh có điều kiện đối với sự phát triển doanh nghiệp, tr4.
9
Trang 19Từ khái niệm nói trên, có thể hiểu điều kiện để kinh doanh các ngành nghềkinh doanh có điều kiện là những yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thựchiện khi kinh doanh một ngành nghề cụ thể Khái niệm này có những nội dung sauđây:
Thứ nhất, điều kiện kinh doanh là những tiêu chuẩn đòi hỏi người kinh doanh
phải đáp ứng trong quá trình hoạt động với sự giám sát, kiểm tra của cơ quan nhànước có thẩm quyền nhằm mục tiêu đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, sứckhoẻ cộng đồng
Thứ hai, điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải đáp ứng hoặc
phải thực hiện khi kinh doanh ngành nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phépkinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứngnhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầukhác
Thứ ba, điều kiện kinh doanh được quy định tại các văn bản Luật, Pháp lệnh,
Nghị định và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Để nhận biết được nộidung điều kiện kinh doanh, hình thức thể hiện điều kiện kinh doanh của ngành nghề
đó Bởi hai nội dung này thể hiện mức độ can thiệp của Nhà nước vào hoạt độngđầu tư kinh doanh, quyết định đến tính hiệu quả và hợp lý của điều kiện kinh doanh.Thứ tư, điều kiện kinh doanh gồm hai loại: 1) Loại điều kiện kinh doanh cần đượcxác nhận bằng văn bản: giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hànhnghề, giấy phép kinh doanh Văn bản xác nhận đủ điều kiện kinh doanh do cơ quanquản lý nhà nước chuyên ngành cấp như: giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninhtrật tự do cơ quan công an cấp, ; 2) Loại điều kiện kinh doanh do doanh nghiệp tựcam kết, tự đảm bảo thực hiện các điều kiện pháp luật quy định trong quá trình hoạtđộng kinh doanh Ví dụ: Doanh nghiệp có nghĩa vụ đảm bảo điều kiện về vốn phápđịnh từ khi thành lập và trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp đó
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là một trong những nhóm ngành nghềkinh doanh bị điều tiết, kiểm soát bởi sự quản lý của các cơ quan Nhà nước có thẩmquyền Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Luật Đầu tư năm 2020 về “Ngành, nghềđầu tư kinh doanh có điều kiện”; Khoản 2, Điều 2 về “Công nhận, tôn trọng, bảo vệ
và bảo đảm quyền dân sự”, Bộ Luật dân sự năm 2015 và Bộ Luật hình sự năm 2015thì quyền tự do kinh doanh của cá nhân và pháp nhân đã được quy định một cách rõràng, cụ thể
Trang 20Như vậy, ngành nghề kinh doanh có điều kiện là nhóm ngành nghề chịu sựđiều tiết, kiểm soát của Nhà nước, do hoạt động kinh doanh của nhóm ngành nghềnày có nguy cơ xâm hại đến những lợi ích công cộng, vì lý do quốc phòng, an ninhquốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, môitrường, truyền thống văn hóa,… để bảo vệ những lợi ích công cộng có nguy cơ bịxâm hại, Nhà nước đã hạn chế quyền tự do của chủ thể kinh doanh những ngànhnghề này bởi quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, doanh nghiệp chỉ đượckinh doanh các ngành nghề này khi có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
1.1.1.2 Hình thức của điều kiện kinh doanh
Các điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới các hình thức sau:
Một là, giấy phép kinh doanh (Giấy phép con) Giấy phép kinh doanh là loại
giấy tờ được cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện, cánhân, tổ chức nào đó được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có yêucầu đầu tư ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Hai là, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh Trong một số ngành nghề,
lĩnh vực kinh doanh để đảm bảo an toàn trong khi hoạt động, pháp luật quy địnhchủ thể muốn kinh doanh ngành nghề đó phải đáp ứng một hoặc một số điều kiệnnhất định Khi chủ thể kinh doanh đã đáp ứng được những điều kiện đó thì cơ quannhà nước có thẩm quyền sẽ cấp cho họ giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.Sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chủ thể kinh doanh mớiđược phép kinh doanh trong ngành nghề, lĩnh vực đó Những yêu cầu để được cấpgiấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong từng ngành nghề, trong từng lĩnhvực là khác nhau, do những cơ quan khác nhau cấp, theo một trình tự, thủ tục khácnhau, được quy định trong những văn bản pháp luật chuyên ngành khác nhau.Những điều kiện này có thể là yêu cầu về phòng chống cháy nổ, yêu cầu về cơ sở,vật chất tối thiểu, yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm…
Ba là, chứng chỉ hành nghề Chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cơ quan nhà
nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước ủyquyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp vềmột ngành, nghề nhất định Doanh nghiệp muốn hoạt động trong lĩnh vực kinhdoanh ngành nghề mà pháp luật yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề thì cá nhân làgiám đốc, người đứng đầu hoặc cán bộ chuyên môn của doanh nghiệp đó phải cóchứng chỉ hành nghề Đối với ngành nghề kinh doanh bắt buộc phải có chứng chỉhành nghề về yêu cầu chuyên môn, để đảm bảo đủ các điều kiện kinh doanh thì bắtbuộc doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu đó theo quy định
11
Trang 21Bốn là, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp Mỗi cá nhân, tổ chức
trong hoạt động kinh doanh đều có thể có những sai sót và những rủi ro nhất định.Lúc này công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm chi trả đối với những sai sót và rủi ronói trên nếu như giữa cá nhân, tổ chức và công ty bảo hiểm có thiết lập một hợpđồng bảo hiểm Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cũng chính là một hợp đồng bảohiểm Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là giấy chứng nhận sự tồn tạihợp pháp của hợp đồng bảo hiểm này Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghềnghiệp thường được áp dụng đối với một số ngành nghề chuyên môn đòi hỏi tráchnhiệm cao của người hành nghề như: kiến trúc sư và kỹ sư tư vấn trong ngành xâydựng, công chứng viên trong nghề công chứng, luật sư trong nghề luật,…để đảmbảo rủi ro trong quá trình hoạt động khi có thiệt hại xảy ra, khi khách hàng có yêucầu bồi thường thiệt hại
Năm là, xác nhận vốn pháp định Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có
theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp Theo quy định của LuậtDoanh nghiệp 2020 thì không phải bất cứ loại ngành nghề nào cũng phải yêu cầuvốn pháp định Vốn pháp định được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luậtchuyên ngành Chẳng hạn như trong Luật Chứng khoán, Luật Kinh doanh bất độngsản,…
Sáu là, chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Ngoài ra, các
yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được quyền kinhdoanh ngành, nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình thứcnào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Như vậy, khi cá nhân, tổ chức muốn đầu tư kinh doanh một ngành, nghề nào
đó, trước hết cá nhân, tổ chức đó phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh đốivới ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà cá nhân, tổ chức đó muốn đầu tư kinhdoanh theo quy định của pháp luật hiện hành
1.1.2 Đặc điểm và bản chất của quy định đăng ký ngành nghề kinh doanh
có điều kiện
Trên cơ sở khái niệm ngành nghề kinh doanh có điều kiện đã phân tích ở trên,
có thể rút ra một số đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, đây là ngành nghề có ảnh hưởng đến lợi ích công cộng, cần được sự
quản lý chặt chẽ từ phía cơ quan nhà nước Bên cạnh các ngành nghề kinh doanhthông thường với phạm vi tác động chỉ bao gồm các đối tác, khách hàng liên quantrực tiếp đến hoạt động kinh doanh, các ngành nghề kinh doanh có điều kiện vượt
Trang 22lên trên phạm vi đó và tác động lên cả lợi ích của các cá nhân, tổ chức không trựctiếp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh
Thứ hai, ngành nghề kinh doanh có điều kiện chỉ được quy định bởi luật, cụ
thể là pháp luật về đầu tư Khoản 2, Điều 14 của Hiến pháp năm 2013 quyền conngười và quyền công dân chị bị hạn chế bởi quy định của luật vì các lý do quốcphòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộngđồng Do đó, việc hạn chế quyền tự do kinh doanh nói chung và quy định ngànhnghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nói riêng chỉ được thực hiện thông qua quyđịnh của Luật Quy định này là điều kiện cần thiết nhằm bảo đảm khả năng thựchiện quyền con người, quyền công dân, giúp cân bằng sự minh bạch và giữ gìn tínhlành mạnh giữa các nhóm lợi ích trong mối quan hệ giữa nhà nước với con người,công dân, cá nhân cũng như phù hợp với các công ước quốc tế về quyền con người
mà Việt Nam là thành viên Quan trọng nhất, quy định này giúp hạn chế tối đa bất
cứ sự lạm dụng hay tùy tiện nào tước đi hay hạn chế các quyền và tự do vốn có củamọi người bởi các cơ quan nhà nước
Thứ ba, các điều kiện kinh doanh đối với các ngành nghề cụ thể sẽ được quy
định chi tiết bởi các Luật và Nghị định do Chính phủ ban hành Mỗi ngành nghềkinh doanh có điều kiện sẽ có một hoặc nhiều điều kiện đầu tư riêng biệt, do đó, cácđiều kiện kinh doanh này khó có thể được thể hiện tập trung thống nhất trong mộtvăn bản mà cần có một hệ thống các văn bản pháp luật hướng dẫn rõ ràng, mặt khácnhằm tăng khả năng thực thi của các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh
Có thể thấy hiện nay, đối với đa số ngành nghề kinh doanh có điều kiện,Chính phủ đã ban hành các Nghị định hướng dẫn về các điều kiện kinh doanh mộtcách cụ thể Ví dụ: Nghị định số 31/2021/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụmua bán nợ, Nghị định số 30/2007/NĐ-CP hướng dẫn về điều kiện kinh doanh xổsố,…
Việc tập trung các quy định về điều kiện kinh doanh trong các văn bản có giátrị pháp lý cao nhằm tránh tình trạng các cơ quan tự đặt ra điều kiện kinh doanh nhưtrước đây, dẫn đến sự chồng chéo khó áp dụng các điều kiện kinh doanh cũng nhưảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư
Thứ tư, được áp dụng chung cho cả nhà đầu tư trong nước và cả nhà đầu tư
nước ngoài Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện nêu trên được áp dụng chungcho cả nhà đầu tư trong nước và cả nhà đầu tư nước ngoài Điều này là hoàn toànkhông trái với nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) trong luật pháp quốc tế Bản chấtcủa quy định về đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện là sự hạn chế quyền13
Trang 23tự do kinh doanh, đăng ký kinh doanh lại là một nội dung của quyền tự do kinhdoanh nên bất cứ sự hạn chế nào đối với đăng ký kinh doanh cũng phải được coi làđăng ký kinh doanh Có nghĩa là “những điều kiện mà người thành lập doanhnghiệp phải đáp ứng trước khi thành lập doanh nghiệp như chứng chỉ hành nghề,yêu cầu về vốn pháp định nên được quy định là đăng ký kinh doanh để làm cơ sởthực hiện chức năng quản lý của nhà nước”10
1.2 Quy định pháp luật về kinh doanh có điều kiện
1.2.1 Về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Theo khoản 1 Điều 8 của Luật Đầu tư năm 2020 quy định rõ: “Căn cứ điềukiện kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ ràsoát các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, Danh mục ngành, nghề đầu tư kinhdoanh có điều kiện và trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung” Từ đó cho thấy “Điều kiệnkinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanhngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủđiều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, văn bản xác nhận, chấp thuận, yêu cầu
về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác”11 Luật Đầu tư 2020, Luật số03/2022/QH15 và vừa được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Điện ảnh 2022, Luật Kinhdoanh bảo hiểm 2022 về danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện của LuậtĐầu tư quy định 229 ngành nghề kinh doanh có điều kiện Hiện có khoảng 4.286điều kiện kinh doanh trong 229 ngành nghề thuộc phạm vi quản lý của 15 bộ, đượcquy định ở 225 văn bản quy phạm pháp luật Đối với những doanh nghiệp đã đăng
ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện phải đáp ứng những yêu cầu nhất định trướckhi tiến hành các hoạt động kinh doanh
Các điều kiện kinh doanh phổ biến quy định về trình độ chuyên môn củangười đứng đầu, người quản lý, cơ sở vật chất trang thiết bị, trình độ và số lượngngười lao động, nguồn vốn pháp định, các điều kiện phòng cháy chữa cháy, giấychứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểmtrách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc các yêu cầu khác
Tuy nhiên, điều kiện kinh doanh cũng là một rào cản đối với các doanhnghiệp, khi các doanh nghiệp muốn đầu tư kinh doanh lại “vấp” phải “điều kiệnkinh doanh” đặc thù và đặc biệt là quy trình thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà,phức tạp, chồng chéo Có thể thấy, hệ thống các quy định không rõ ràng về điềukiện kinh doanh đã và đang trở thành rào cản lớn, ngăn chặn tiến trình gia nhập thị
10 Một số vấn đề pháp lý về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Luận văn thạc sỹ Luật học, Lưu Thị Hương Ly, tr.10
Trang 24trường của nhà đầu tư kinh doanh Để công tác quản lý của nhà nước có hiệu quảhơn, nhà nước đã phân chia ra các nhóm ngành nghề kinh doanh, tạo nên một khungpháp lý các quy định của pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, từ đó cơquan quản lý của nhà nước sẽ điều tiết, kiểm soát được các hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp.
1.2.2 Quy định về cấp chứng chỉ hành nghề
1.2.2.1 Khái niệm
Chứng chỉ hành nghề là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc hộinghề nghiệp cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghềnghiệp về một ngành nghề nhất định Việc cấp chứng chỉ hành nghề phụ thuộc vào
sự quản lý của cơ quan chủ quản đối với từng ngành nghề đó theo quy định củapháp luật chuyên ngành
Chứng chỉ hành nghề thường có thời hạn ngắn từ một đến một đến ba năm tùytheo thâm niên của người hành nghề Người được cấp chứng chỉ hành nghề phảituân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp và hàng năm phải tham gia lớp bồi dưỡngnâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật thông tin mới trong lĩnh vực hành nghề.Nếu vi phạm một trong những quy định đó có thể bị thu hồi chứng chỉ hành nghềhoặc không được cấp lại và sẽ không được tiếp tục hành nghề Như vậy, có thể thấyrằng, chứng chỉ hành nghề là loại chứng chỉ cấp cho cá nhân hành nghề, không cấpcho pháp nhân, cơ quan, tổ chức, không phải là một điều kiện kinh doanh
1.2.2.2 Đặc điểm của chứng chỉ hành nghề
Chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của ViệtNam hoặc hiệp hội nghề nghiệp được nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủtrình độ chuyên môn và kinh nghiệm về một ngành, nghề nhất định
Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghềtheo quy định của pháp luật, không nhất thiết trong mọi trường hợp tất cả các thànhviên, cổ đông của doanh nghiệp đều phải đáp ứng điều kiện về chứng chỉ hànhnghề Tùy từng ngành, nghề mà sẽ có những yêu cầu riêng Cụ thể:
- Yêu cầu Giám đốc doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải
có chứng chỉ hành nghề: Giám đốc của doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sởkinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề
- Yêu cầu giám đốc và người khác phải có chứng chỉ hành nghề: Giám đốc củadoanh nghiệp và ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyênngành trong doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề
15
Trang 25Phạm vi áp dụng: chứng chỉ hành nghề không áp dụng phổ biến đối với tất cảcác ngành nghề kinh doanh trong nền kinh tế thị trường
Đối tượng áp dụng: chứng chỉ hành nghề chỉ được cấp cho các cá nhân có đủtrình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành nghề nhất định Thẩm quyền cấp: chứng chỉ hành nghề là văn bản do cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền cấp ví dụ như các bộ, ngành hoặc hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước
ủy quyền
Ý nghĩa pháp lý: chứng chỉ hành nghề là một loại giấy tờ cần phải có trong hồ
sơ đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề màpháp luật đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề Vì vậy, chứng chỉ hành nghề có tínhchất là điều kiện thành lập doanh nghiệp (điều kiện đăng ký kinh doanh) hơn là mộtđiều kiện để hoạt động kinh doanh trên thực tế bởi vì ở thời điểm được cấp chứngchỉ hành nghề, chủ thể kinh doanh chưa ra đời và người được cấp văn bản này mớichỉ được Nhà nước cho phép hành nghề mà chưa thể hoạt động kinh doanh trên cơ
sở chứng chỉ hành nghề đó
Có thể nói, việc chứng chỉ hành nghề là điều kiện cần thiết để thành lập doanhnghiệp (điều kiện đăng ký kinh doanh), để doanh nghiệp đi vào hoạt động kinhdoanh thì chủ thể kinh doanh còn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanhtheo quy định của ngành nghề đó
1.2.2.3 Các ngành nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề
Theo quy định của pháp luật chuyên ngành thì những ngành nghề kinh doanhphải có chứng chỉ hành nghề bao gồm:
- Kinh doanh bất động sản;
- Kinh doanh dịch vụ pháp lý;
- Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm;
- Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thú y;
- Mua bán di vật, cổ vật quốc gia;
- Kinh doanh dịch vụ thiết kế công trình;
- Kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
- Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán;
- Kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải;
- Kinh doanh dịch vụ kế toán;
Trang 26- Sản xuất, gia công, sang chai đang gói, mau bàn thuốc bảo vệ thực vật;…Doanh nghiệp không phải là đối tượng xin cấp chứng chỉ hành nghề nhưngnếu lựa chọn kinh doanh những dịch vụ nói trên, doanh nghiệp chỉ được cấp giấychứng nhận đăng ký kinh doanh nếu giám đốc (hoặc tổng giám đốc doanh nghiệp tưnhân, giám đốc) hoặc tổng giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phầntất cả thành viên hợp danh và các cá nhân khác theo quy định của pháp luật… phải
có chứng chỉ hành nghề
Do đó, việc đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đối với ngành nghềbắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề thì khi lựa chọn hoạt động kinh doanh ngànhnghề đó, thì chủ thể kinh doanh bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề và đáp ứngđầy đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của từng ngành nghề, lĩnh vực kinhdoanh cụ thể đó
1.2.3 Quy định về vốn pháp định
1.2.3.1 Khái niệm và đặc điểm Khái niệm:
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu để có thể thành lập một doanh nghiệp dopháp luật quy định Luật Doanh nghiệp 2020 đã công còn quy định về việc xác địnhvốn pháp định Tuy nhiên, đối với từng ngành nghề cụ thể vẫn quy định rõ về vốnpháp định để thành lập doanh nghiệp, vốn pháp định được xác định theo từngngành, nghề kinh doanh cụ thể Như vậy, các ngành nghề có vốn pháp định sẽ đượcNhà nước quy định theo pháp luật chuyên ngành thông qua các văn bản dưới Luật Đặc điểm: yêu cầu về vốn pháp định thường được đặt ra đối với các ngành,lĩnh vực đòi hỏi trách nhiệm tài sản cao của doanh nghiệp hoặc các ngành, nghề cóyêu cầu có cơ sở vật chất lớn Mục đích của yêu cầu về mức vốn tối thiểu này nhằmxác định năng lực hoạt động trong ngành, lĩnh vực đó của doanh nghiệp và gópphần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có giao dịch với doanhnghiệp đó
Về phạm vi áp dụng: vốn pháp định không áp dụng phổ biến đối với tất cả cácngành nghề kinh doanh trong danh mục ngành nghề trong nền kinh tế mà chỉ quyđịnh cho một số ngành nghề liên quan đến hoạt động tài chính như chứng khoán,bảo hiểm, kinh doanh vàng, kinh doanh tiền tệ, dịch vụ kinh doanh đòi nợ…
Về đối tượng áp dụng: vốn pháp định được cấp cho các chủ thể kinh doanh,bao gồm các cá nhân, pháp nhân, tổ chức, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể… trườnghợp chủ thể kinh doanh đó là doanh nghiệp đối tượng xác nhận vốn pháp định là17
Trang 27doanh nghiệp chứ không phải là các cá nhân, tổ chức đã đầu tư vốn để thành lập radoanh nghiệp
Ý nghĩa pháp lý: xác nhận vốn pháp định, thể hiện sự xác nhận của Nhà nước
về đáp ứng đủ số vốn mà pháp luật quy định nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện tốhoạt động kinh doanh sau khi thành lập và tránh được, đề phòng những rủi ro Thời điểm cấp: giấy xác nhận vốn pháp định được cấp trước khi doanh nghiệpcấp giấy phép thành lập và hoạt động giấy xác nhận vốn là điều kiện, là một nộidung của hồ sơ xin phép được thành lập và hoạt động của quá trình đăng ký kinhdoanh của doanh nghiệp
Như vậy, vốn pháp định khác với vốn góp của các chủ sở hữu khác với vốnkinh doanh Vốn góp, vốn kinh doanh phải lớn hơn vốn pháp định hoặc bằng vốnpháp định Đó là điều kiện để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp
1.2.3.2 Các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh cần có vốn pháp định
Theo pháp luật chuyên ngành, chỉ quy định cho một số ngành nghề kinh doanh
có liên quan đến lĩnh vực tài chính mới có quy định về vốn pháp định bao gồm:
- Kinh doanh chứng khoán;
- Kinh doanh bảo hiểm;
- Kinh doanh vàng;
- Kinh doanh tiền tệ;
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành;
- Kinh doanh dịch vụ việc làm;…
Cụ thể, khi kinh doanh dịch vụ việc làm phải đáp ứng các yêu cầu về điều kiệntheo quy định tại Điều 14, 16 và 23 của Nghị định số 23/2021/NĐ-CP ngày19/03/2021 quy định điều kiện, thủ tục cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làmcủa doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm Ví dụ: Đối với hoạt động kinh doanhvàng, doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CPngày 03/04/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng Đồng thời,pháp luật không quy định bắt buộc phải có giấy tờ chứng minh vốn pháp định mà sẽcăn cứ vào số vốn điều lệ doanh nghiệp đăng ký và doanh nghiệp phải tự chịu tráchnhiệm về thông tin đã kê khai Theo quy định này, thì mức vốn pháp định được xácđịnh căn cứ vào số vốn điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã Doanh nghiệp, hợp tác
xã không phải làm thủ tục đăng ký xác nhận về mức vốn pháp định Doanh nghiệp
Trang 28không bắt buộc phải xin văn bản xác nhận tài khoản của Ngân hàng để chứng minhvốn pháp định
Do đó, đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, yêu cầu phải có vốnpháp định, thì chủ thể phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định theo quy định củapháp luật chuyên ngành
1.2.4 Hồ sơ đăng ký ngành nghề hoạt động kinh doanh có điều kiện
Trong hồ sơ đăng ký, các điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành nghềkinh doanh có điều kiện được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư 2020 Cácnhà đầu tư sắp tới đây cứ tiến hành thành lập doanh nghiệp trước, chỉ khi nào kinhdoanh những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì mới phải yêu cầu thỏa mãncác điều kiện kinh doanh Khi nào doanh nghiệp chưa cung cấp dịch vụ, hàng hóatrên thị trường thì chưa bắt buộc thỏa mãn các điều kiện kinh doanh đối với nhữngngành, nghề tương ứng, đây là tư duy lập pháp hoàn toàn mới và hoàn toàn phù hợpvới xu thế quốc tế Vì thế, để được phép hoạt động những ngành nghề kinh doanh
có điều kiện các doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về trình tự, thủ tục,quy trình đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện sau đây:
Bước 1: Đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện thể hiện trên Giấychứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Đây chính là bước đầu tiên, doanh nghiệp phải đăng ký những ngành nghề màmình muốn hoạt động Pháp luật có quy định danh mục ngành nghề kinh doanh,nhằm hướng dẫn cụ thể và chi tiết cho doanh nghiệp Các chủ doanh nghiệp đăng
ký những ngành nghề hoạt động tương ứng; nếu là ngành nghề kinh doanh có điềukiện thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện thì mới được phép hoạt động
Bước 2: Đáp ứng những điều kiện đối với từng ngành nghề
Để hoạt động hợp pháp, doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện nhất định.Trong danh mục 229 ngành nghề kinh doanh có điều kiện hiện tại, có một số ngànhnghề bắt buộc doanh nghiệp phải được sự đồng ý của những cơ quan có liên quan,
có những ngành nghề lại không cần
Bước 3: Xin cấp Giấy phép con đối với từng ngành nghề
Đối với những ngành nghề không cần phải thực hiện thủ tục xin Giấy phépcon, doanh nghiệp chỉ cần đáp ứng những điều kiện mà pháp luật quy định để hoạtđộng kinh doanh hợp pháp Còn đối với những ngành nghề cần được cấp Giấy phépcon của những Sở, ban ngành liên quan, doanh nghiệp cần làm bộ hồ sơ xin đượccấp Giấy phép hoạt động thì mới có thể được kinh doanh những ngành nghề này 19
Trang 291.2.5 Trình tự, thủ tục, quy trình đăng ký ngành nghề hoạt động kinh doanh có điều kiện
Để được phép hoạt động kinh doanh những ngành nghề kinh doanh có điềukiện, doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu các quy định của pháp luật.Những điều kiện này sẽ phụ thuộc vào tính chất, quy mô hoạt động của từng ngànhnghề cụ thể Trình tự, thủ tục, quy trình đăng ký ngành nghề hoạt động kinh doanh
có điều kiện phải đảm bảo đầy đủ trình tự, thủ tục, thực thi các quy định về ngànhnghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của cơ quan nhà nước Về hồ sơ, trình
tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp và thông báo bổ sung, thay đổi ngành,nghề kinh doanh được quy định tại các Điều 21, 22, 23, 24, 25, 26, 28 và 56 củaNghị định số 01/2021/NĐ-CP Theo các quy định trên, trường hợp doanh nghiệpkinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện, khi đăng ký kinh doanh khôngphải nộp kèm theo các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề hay các loại văn bảnchấp thuận khác của cơ quan nhà nước
Căn cứ theo quy định tại Khoản 8, Điều 7 của Nghị định số 01/2021/NĐ-CPquy định thì: “Việc quản lý nhà nước đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện
và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thẩmquyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành” với ýhiểu rằng doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điềukiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứngcác điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động Sau khi được cấp Giấy chứng nhậnđăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp được phép kinh doanh ngành nghề kinh doanh
có điều kiện kể từ khi đáp ứng được các yêu cầu về điều kiện kinh doanh theo quyđịnh của pháp luật chuyên ngành Do vậy, không có quy định trình tự, thủ tụcchung, mà chỉ có quy định trình tự, thủ tục của từng cơ quan quản lý nhà nước theochuyên ngành đối với từng ngành nghề kinh doanh có điều kiện cụ thể
1.2.6 Nội dung đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Nội dung đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện được thực hiện tùytheo từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể mà doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ cácđiều kiện để đáp ứng các nội dung theo yêu cầu đặt ra Việc thực hiện cơ chế mộtcửa, một cửa liên thông, nên việc đăng ký cũng tương đối đơn giản, thủ tục nhanh,gọn Hiện nay, việc đăng ký trực tuyến phổ biến, các cơ quan cũng như tổ chức, cánhân có xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin và điện tử hóa thủ tục hành chính,giúp giảm thời gian thực hiện thủ tục cho doanh nghiệp và người dân, thay đổi cáchthức quản lý nhà nước và đảm bảo hiệu quả quản lý tốt hơn cũng như từng bước tạo
Trang 30lập môi trường kinh doanh ngày càng công khai, minh bạch, giảm bớt thủ tục hànhchính
Nội dung về điều kiện kinh doanh chính là các yêu cầu từ phía cơ quan quyềnlực nhà nước buộc các doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện được thể hiện cụthể trên giấy phép kinh doanh (mã ngành, nghề), giấy chứng nhận đủ điều kiện kinhdoanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêucầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác Như vậy, yêu cầu các chủ thể phải đápứng các điều kiện như giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinhdoanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêucầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật
tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng
1.3 Khái quát về dịch vụ tư vấn ngành nghề kinh doanh có điều kiện
1.3.1 Khái niệm về tư vấn ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Hiện nay có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về tư vấn pháp luật.Theo từ điển luật học, tư vấn pháp luật được hiểu là: Người có chuyên môn về phápluật và được hỏi ý kiến để tham khảo khi giải quyết, quyết định công việc; Việctham gia ý kiến theo góc độ pháp luật với tư cách là cộng tác viên hoặc là làm dịchvụ
Đứng trên bình diện tâm lý học, tư vấn pháp luật không chỉ là quá trình cungcấp và hướng dẫn pháp luật, mà còn phải được coi là quá trình xây dựng mối quan
hệ tích cực giữa người tư vấn với khách hàng Một trong yếu tố dẫn đến hiệu quảtrong tư vấn pháp luật là, phải tạo ra được ấn tượng cho khách hàng về mối quan hệtin cậy đến mức tâm giao giữa khách hàng và người tư vấn
Tóm lại, tư vấn pháp luật là một hoạt động mang tính chuyên môn, giải thích
và hướng dẫn các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài xử sự đúng pháp luật,cung cấp dịch vụ pháp lý giúp họ bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Tư vấn pháp luật là “một trong những dịch vụ pháp lý đóng vai trò quan trọng vàkhông thể thiếu trong nền kinh tế thị trường”12
Từ khái niệm tư vấn pháp luật nêu trên, ta có thể đưa ra khái niệm về tư vấn
đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện như sau: “Tư vấn ngành nghề kinh doanh có điều kiện là hoạt động tư vấn pháp luật của chủ thể có trình độ chuyên môn liên quan đến việc đăng ký, sửa đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện của doanh nghiệp, bao gồm việc hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp doanh nghiệp
12 Nguyễn Thị Tuyết Mai, “Hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam
hiện nay”, Luận văn thạc sĩ luật học, 2017
21
Trang 31soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp”.
1.3.2 Một số nguyên tắc cơ bản của pháp luật điều chỉnh hoạt động tư vấn ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Nguyên tắc tuân thủ pháp luật
Điều 5 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH về Luật luật sư quy định mộttrong những nguyên tắc hành nghề luật sư là phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật.Điều 21 khoản 2 điểm b cũng quy định rằng luật sư có nghĩa vụ sử dụng các biệnpháp lý để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng Khi tư vấn cho khách hàngluật sư tuyệt đối không được gợi ý hay khuyên khách hàng vi phạm hay không tôntrọng pháp luật
Trách nhiệm giữ bí mật đối với các thông tin của khách hàng
Ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam, Luật sư phải chịu trách nhiệm giữ gìnmọi thông tin kín cho khách hàng Nghĩa vụ giữ bí mật thông tin về khách hàngđược áp dụng bất kể thông tin đó có từ đâu Nhưng thông tin đó không nhất thiếtphải do khách hàng cung cấp Nghĩa vụ giữ bí mật thông tin tồn tại cho đến khikhách hàng cho phép tiết lộ hoặc khước từ bí mật đó Điều này cũng áp dụng trongtrường hợp khách hàng chết
Để một luật sư tư vấn có thể cung cấp cho khách hàng những lời khuyêntốt nhất và chính xác nhất, luật sư phải có cơ hội trao đổi một các thoải mái vớikhách hàng về tất cả những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm Vì vậy, một số hìnhthức thông tin nhất định giữa luật sư với khách hàng hoặc với người thứ ba được coi
là bí mật
Nguyên tắc trung thực, khách quan
Nguyên tắc trung thực, khách quan là một trong những nguyên tắc cơ bảntrong hoạt động tư vấn đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện Nguyên tắcnày đòi hỏi luật sư phải trung thực trong cách tính phí với khách hàng, trong việcduy trì mối quan hệ thường xuyên với khách hàng Ngoài ra, nguyên tắc này cũngđòi hỏi luật sư phải trung thực khi đánh giá về khả năng tình huống của khác hàng.Đối với hoạt động tư vấn đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện, luật sư cầnđưa ra những lời tư vấn khách quan nhất, những vấn đề có thể xảy ra nếu kháchhàng quyết định đăng ký với mỗi loại ngành nghề khác nhau
Bảo vệ lợi ích của khách hàng, chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật
Trang 32Nguyên tắc cuối cùng trong hoạt động tư vấn đăng ký ngành nghề kinh doanh
có điều kiện là nguyên tắc bảo vệ lợi ích của khác hàng và chịu trách nhiệm trướckhách hàng, pháp luật Khi bắt tay vào thực hiện một vụ việc tư vấn pháp luật lợiích khách hàng sẽ được đặt lên hàng đầu tuy nhiên vẫn phải trong khuôn khổ phápluật Trong quá trình tư vấn kết quả cuối cùng đạt được của vụ việc không được nhưthỏa thuận hoặc gây phương hại lợi ích cho khách hàng thì người tư vấn phải chịutrách nhiệm trước khách hàng và có thể phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vềnhững tư vấn cho khách hàng
23
Trang 33Chương 2 THỰC TRẠNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH HƯNG THỊNH 2.1 Quy định pháp luật về hoạt động tư vấn ngành nghề kinh doanh có điều kiện
2.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật về tư vấn đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Có thể nói, việc thực hiện pháp luật luôn cùng một lúc chịu sự tác động của rấtnhiều yếu tố chủ quan và khách quan, các nhân tố kinh tế và phi kinh tế Xã hộikhông chỉ là sự vận hành của hệ thống kinh tế mà còn là một tổng thể phức hợp củacác mối quan hệ đa dạng, sự tương tác lẫn nhau của các nhân tố kinh tế và nhân tốphi kinh tế, kinh tế và văn hóa Các nhân tố tác động đến thực hiện pháp luật rất đadạng, bao gồm một số nhân tố cơ bản như: điều kiện kinh tế - chính trị; hệ thốngpháp luật; tâm lý và ý thức pháp luật;… Những nhân tố có mối quan hệ tương táclẫn nhau tạo thành thể thống nhất ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện pháp luậtcủa các chủ thể
Nhân tố khách quan
Về kinh tế - chính trị Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau
của con người và xã hội - liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối,tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngàycàng cao của con người trong một xã hội với một nguồn lực có giới hạn Có thểthấy nhân tố kinh tế ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện pháp luật về tư vấn đăng kýngành nghề kinh doanh có điều kiện bởi hoạt động đăng ký ngành nghề cuối cùngcũng chỉ vì lợi ích kinh tế Khi nền kinh tế phát triển, là điều kiện để hoạt động kinhdoanh ngành nghề có điều kiện của doanh nghiệp trở nên “nhộn nhịp”, các chủ thể
vì lợi ích kinh tế mà sẵn sàng vi phạm pháp luật Cũng chính sự phát triển kinh tếtác động đến việc thực hiện quy định pháp luật về đăng ký ngành nghề kinh doanh
có điều kiện bởi chỉ khi kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinh thần được nângcao, mỗi cá nhân, tổ chức mới quan tâm hơn đến lợi ích của mình, từ đó bài trừnhững tệ nạn xấu, trong đó có hành vi vi phạm pháp luật về đăng ký ngành nghềkinh doanh có điều kiện Ngược lại, nền kinh tế xã hội chậm phát triển, kém năngđộng và kém hiệu quả sẽ có thể ảnh hưởng tiêu cực tới việc thực hiện pháp luật tưvấn đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện của các bên chủ thể Khi đó, đờisống vật chất, tinh thần bấp bênh, không ổn định, cá nhân, tổ chức luôn nghĩ đến