HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM KHOA LUẬT ¬ BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGIỆP HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP CỦA LUẬT SƯ TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH HƯNG THỊNH Sinh viên: ...................................... Lớp: .............................................. Ngành: .......................................... Cơ sở thực tập:.............................. Giảng viên hướng dẫn:..................... Hà Nội, Năm 2024 HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM KHOA LUẬT ¬ BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGIỆP HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP CỦA LUẬT SƯ TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH HƯNG THỊNH Sinh viên: ...................................... Lớp: .............................................. Ngành: .......................................... Cơ sở thực tập:.............................. Giảng viên hướng dẫn:..................... Hà Nội, Năm 2024 MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU 1 1.1. Mục đích thực tập. 1 1.2. Yêu cầu. 1 1.3. Địa điểm và thời gian thực tế, thực tập. 1 PHẦN 2: BÁO CÁO TÌM HIỂU VỀ CƠ SỞ THỰC TẾ 1 2.1. Giới thiệu chung về cơ sở thực tập. 1 2.2. Tổ chức nhân sự. 2 2.3. Lĩnh vực hoạt động của Công Ty Luật TNHH Hưng Thịnh 2 2.4. Giới thiệu về vị công việc mà bản thân tìm hiểu. 2 PHẦN 3: NỘI DUNG BÁO CÁO 3 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY. 3 1.1. Khái quát chung về doanh nghiệp và đăng ký thành lập doanh nghiệp. 3 1.1.1. Khái niệm về Doanh nghiệp 3 1.2.1. Khái niệm về đăng ký thành lập doanh nghiệp 4 1.2. Pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay. 5 1.2.1. Nội dung pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp. 5 1.2.3. Điều kiện để thành lập doanh nghiệp. 7 1.2.4. Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp 14 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH HƯNG THỊNH 17 2.1. Những thành tựu đạt được của Công ty TNHH luật Hưng Thịnh trong hoạt động tư vấn về thành lập doanh nghiệp. 17 2.2. Đánh giá chung hoạt động tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Luật Hưng Thịnh 19 PHẦN 4: NHẬN XÉT 19 4.1. Nhận xét, đánh giá kết quả đợt thực tế, thực tập 19 4.1.1. Kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn thu được 19 4.1.2. Nhận thức của bản thân về đợt thực tập 20 KẾT LUẬN 21 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 23 A. Văn bản quy phạm pháp luật. 23 B. Tài liệu tham khảo 23 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1.1. Mục đích thực tập. Báo cáo thực tập này nhằm mục đích tìm hiểu và phân tích thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý tại Công ty TNHH Luật Hưng Thịnh. Qua quá trình thực tập, em có thể rèn luyện thêm nhiều kỹ năng, củng cố và nâng cao kiến thức đã học tại trường, vận dụng kiến thức vào thực tiễn tại cơ sở đang thực tập. Có cơ hội được tiếp cận thực tế môi trường làm việc và công việc liên quan đến ngành mà mình đang theo học tại trường. Thông qua quá trình thực tế, em có thể xây dựng thêm những mối quan hệ mới, học hỏi kinh nghiệm qua quá trình tiếp xúc với các cán bộ nhân viên của đơn vị thực tập, trau dồi thêm các kỹ năng khác cho bản thân. Trên cơ sở đó, xác định cho mình một quan điểm về nghề nghiệp. 1.2. Yêu cầu. Để đạt được các mục đích trên, báo cáo này sẽ chỉ rõ các yêu cầu cần có, bao gồm: nắm vững lý thuyết về giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý, hiểu biết về các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực dịch vụ pháp lý, và khả năng phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý. Ngoài ra, em cần có ý thức kỷ luật cao, chấp hành đúng những nội quy, quy định mà cơ quan đặt ra. Tìm hiểu thực tiễn về nội dung đã học và những vấn đề liên quan. Nhận xét và ghi nhận về hoạt động trong thực tiễn tại công ty so với kiến thức đã học tại trường. 1.3. Địa điểm và thời gian thực tế, thực tập. Địa điểm: Số 7 ngách 3 ngõ 19 đường Trần Quang Diệu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Thời gian: 00/00/2024 đến 00/00/2024. PHẦN 2: BÁO CÁO TÌM HIỂU VỀ CƠ SỞ THỰC TẾ 2.1. Giới thiệu chung về cơ sở thực tập. - Tên giao dịch: Công Ty Luật TNHH Hưng Thịnh. - Đại diện pháp luật: Luật sư Phạm Văn Thảo
Trang 1HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM
KHOA LUẬT
BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGIỆP
HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP CỦA LUẬT SƯ
TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH HƯNG THỊNH
Sinh viên:
Lớp:
Ngành:
Cơ sở thực tập:
Giảng viên hướng dẫn:
Hà Nội, Năm 2024
Trang 2HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM
KHOA LUẬT
BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGIỆP
HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP CỦA LUẬT SƯ
TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH HƯNG THỊNH
Sinh viên:
Lớp:
Ngành:
Cơ sở thực tập:
Giảng viên hướng dẫn:
Hà Nội, Năm 2024
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1 Mục đích thực tập 1
1.2 Yêu cầu 1
1.3 Địa điểm và thời gian thực tế, thực tập 1
PHẦN 2: BÁO CÁO TÌM HIỂU VỀ CƠ SỞ THỰC TẾ 1
2.1 Giới thiệu chung về cơ sở thực tập 1
2.2 Tổ chức nhân sự 2
2.3 Lĩnh vực hoạt động của Công Ty Luật TNHH Hưng Thịnh 2
2.4 Giới thiệu về vị công việc mà bản thân tìm hiểu 2
PHẦN 3: NỘI DUNG BÁO CÁO 3
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY 3
1.1 Khái quát chung về doanh nghiệp và đăng ký thành lập doanh nghiệp 3
1.1.1 Khái niệm về Doanh nghiệp 3
1.2.1 Khái niệm về đăng ký thành lập doanh nghiệp 4
1.2 Pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay 5
1.2.1 Nội dung pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp 5
1.2.3 Điều kiện để thành lập doanh nghiệp 7
1.2.4 Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp 14
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH HƯNG THỊNH 17
2.1 Những thành tựu đạt được của Công ty TNHH luật Hưng Thịnh trong hoạt động tư vấn về thành lập doanh nghiệp 17
2.2 Đánh giá chung hoạt động tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Luật Hưng Thịnh 19
PHẦN 4: NHẬN XÉT 19
4.1 Nhận xét, đánh giá kết quả đợt thực tế, thực tập 19
4.1.1 Kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn thu được 19
4.1.2 Nhận thức của bản thân về đợt thực tập 20
KẾT LUẬN 21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
A Văn bản quy phạm pháp luật 23
B Tài liệu tham khảo 23
Trang 4PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1 Mục đích thực tập.
Báo cáo thực tập này nhằm mục đích tìm hiểu và phân tích thực trạng giao kết
và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý tại Công ty TNHH Luật Hưng Thịnh Qua quá trình thực tập, em có thể rèn luyện thêm nhiều kỹ năng, củng cố và nâng cao kiến thức đã học tại trường, vận dụng kiến thức vào thực tiễn tại cơ sở đang thực tập Có cơ hội được tiếp cận thực tế môi trường làm việc và công việc liên quan đến ngành mà mình đang theo học tại trường Thông qua quá trình thực tế, em có thể xây dựng thêm những mối quan hệ mới, học hỏi kinh nghiệm qua quá trình tiếp xúc với các cán bộ nhân viên của đơn vị thực tập, trau dồi thêm các kỹ năng khác cho bản thân Trên cơ sở đó, xác định cho mình một quan điểm về nghề nghiệp.
1.2 Yêu cầu.
Để đạt được các mục đích trên, báo cáo này sẽ chỉ rõ các yêu cầu cần có, bao gồm: nắm vững lý thuyết về giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý, hiểu biết về các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực dịch vụ pháp lý, và khả năng phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý Ngoài ra, em cần có ý thức kỷ luật cao, chấp hành đúng những nội quy, quy định mà cơ quan đặt ra Tìm hiểu thực tiễn về nội dung đã học và những vấn đề liên quan Nhận xét và ghi nhận về hoạt động trong thực tiễn tại công ty so với kiến thức đã học tại trường.
1.3 Địa điểm và thời gian thực tế, thực tập.
Địa điểm: Số 7 ngách 3 ngõ 19 đường Trần Quang Diệu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Thời gian: 00/00/2024 đến 00/00/2024.
PHẦN 2: BÁO CÁO TÌM HIỂU VỀ CƠ SỞ THỰC TẾ 2.1 Giới thiệu chung về cơ sở thực tập.
- Tên giao dịch: Công Ty Luật TNHH Hưng Thịnh.
- Đại diện pháp luật: Luật sư Phạm Văn Thảo
- Trụ sở chính: Số 7 ngách 3 ngõ 19 đường Trần Quang Diệu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Trang 5- Di động: 0986269997
2.2 Tổ chức nhân sự.
Công Ty Luật TNHH Hưng Thịnh được xây dựng và phát triển với đội ngũ luật sư nhiều kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực tư vấn pháp luật, đầy nhiệt huyết và tận tâm trong công việc Cơ cấu tổ chức của công ty:
Sơ đồ 1 1 Cơ cấu tổ chức của Công ty luật Hưng Thịnh
2.3 Lĩnh vực hoạt động của Công Ty Luật TNHH Hưng Thịnh
+ Tư vấn cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân về các vấn đề pháp lý trong quá trình hoạt động kinh doanh.
+ Tư vấn cho cá nhân về các vấn đề pháp lý trong cuộc sống như: hôn nhân gia đình, chia tài sản,…
+ Tư vấn và soạn thảo hợp đồng dân sự, kinh tế – thương mại, lao động – Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tố tụng:
+ Tham gia bào chữa hoặc bảo vệ quyền lợi cho các cá nhân, tổ chức và Doanh Nghiệp trong các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao dộng, hành chính.
+ Đại diện cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia tranh tụng tại tòa án.
– Dịch vụ pháp lý khác: Đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, Công ty
đại diện, thay đổi đăng ký kinh doanh.; Hoàn thiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất.
2.4 Giới thiệu về vị công việc mà bản thân tìm hiểu.
Trang 6Trong thời gian thực tập tại Công ty Luật TNHH Hưng Thịnh, em đã tìm hiểu
về vị trí Luật sư Tư vấn Pháp lý trong lĩnh vực đăng ký thành lập doanh nghiệp Công việc này bao gồm việc cung cấp tư vấn pháp lý, soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, nộp và theo dõi hồ sơ tại các cơ quan đăng ký kinh doanh, cũng như hỗ trợ doanh nghiệp sau khi thành lập với các thủ tục pháp lý cần thiết.
Vị trí này đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu rộng về pháp luật doanh nghiệp, kỹ năng giao tiếp và soạn thảo văn bản chính xác, cùng với khả năng quản lý thời gian hiệu quả Qua thời gian thực tập, em đã hiểu rõ hơn về vai trò và trách nhiệm của luật sư tư vấn pháp lý, đồng thời xác định rõ định hướng nghề nghiệp tương lai của mình.
PHẦN 3: NỘI DUNG BÁO CÁO CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1 Khái quát chung về doanh nghiệp và đăng ký thành lập doanh nghiệp.
1.1.1 Khái niệm về Doanh nghiệp
Trên nhiều phương diện khác nhau được nghiên cứu và xem xét trên nhiều khía cạnh khác thì khái niệm về doanh nghiệp sẽ được hiểu theo tuỳ vào góc độ.
Xét theo quan điểm chức năng Theo M.Francois Peroux, “doanh nghiệp là một đơn vị tổ chức sản xuất mà tại đó người ta kết hợp các yếu tố sản xuất ( có sự quan tâm giá cả của các yếu tố ) khác nhau do các nhân viên của công ty thực hiện nhằm bán ra trên thị trường những sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ để nhận được khoản tiền chênh lệch giữa giá bán sản phẩm với giá thành của sản phẩm ấy” Còn theo quan điểm phát triển, “doanh nghiệp là một cộng đồng người sản xuất ra những của cải Nó sinh ra, phát triển, có những thất bại, có những thành công, có lúc vượt qua những thời kỳ nguy kịch và ngược lại có lúc phải ngừng sản xuất, đôi khi tiêu vong do gặp phải những khó khăn không vượt qua được.”1
Thuật ngữ doanh nghiệp được sử dụng đầu tiên ở nước ta từ năm 1948, theo tinh thần của Sắc lệnh số 104/SL ngày 01/01/1948 về doanh nghiệp quốc gia Trong suốt thời kinh tế kế hoạch hoá tập trung, thuật ngữ này bị lãng quên, các
1 (trích từ sách " kinh tế doanh nghiệp của D.Larua.A Caillat - Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội 1992 )
Trang 7thuật ngữ thay thế thường được sử dụng là xí nghiệp, đơn vị kinh tế, cơ quan kinh tế Đến khi ở Việt Nam xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thuật ngữ doanh nghiệp mới được sử dụng trở lại Theo tinh thần của Luật công ty năm 1990 hay LDN năm 1999, thuật ngữ doanh nghiệp được xác định là một thực thể pháp lý được thành lập và đăng ký kinh doanh nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Theo Khoản 10 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 thì: “Doanh nghiệp là tổ chức
có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”
Thực tế trong hoạt động hiện nay, các doanh nghiệp khi thành lập đều thực hiện và hướng đến một quá trình kinh doanh liên tục trong việc thúc đẩy sản xuất hoặc cung cấp các dịch vụ thế mạnh trên thị trường để sinh lời, kiếm lợi nhuận cao Như vậy có thể hiểu đa phần các doanh nghiệp khi thành lập được xem là một tổ chức kinh tế sinh lời Tuy nhiên cũng có một số các doanh nghiệp hoạt động không
vì mục đích lợi nhuận mà hoạt động vì các yếu tố an sinh xã hội, vì cộng đồng và môi trường.
1.2.1 Khái niệm về đăng ký thành lập doanh nghiệp
Xã hội hiện nay ngày càng phát triển, con người ngày càng có nhiều lựa chọn
và hướng đi cho mình Và rất nhiều người đã chọn cho mình con đường khởi nghiệp kinh doanh bằng việc thành lập doanh nghiệp để làm chủ Đây là một con đường gian nan khó khăn Nhưng sau đó doanh nghiệp sẽ được pháp luật bảo vệ và đảm bảo tính hợp pháp cho hợp đồng kinh doanh của mình, tránh sự can thiệp từ các chủ thể khác, nhằm cản trở hoạt động kinh doanh đồng thời cũng đảm bảo cho hoạt động kiểm tra, giám sát của nhà nước, đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng đòi hỏi các chủ thể kinh doanh cần phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Đăng ký thành lập doanh nghiệp là trong các thủ tục pháp lý của đăng ký doanh nghiệp và được hiểu đơn giản là người muốn thành lập doanh nghiệp thực hiện thủ tục pháp lý để khai sinh một doanh nghiệp mới Tuy nhiên để có thể hiểu
Trang 8rõ, nắm vững bản chất của khái niệm này, chúng ta cần tiếp cận và tìm hiểu sâu hơn dưới nhiều góc độ khác nhau khác nhau.
Về góc độ kinh tế: chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để hình thành nên một tổ chức kinh doanh Nhà đầu tư hay chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện như vốn, dây chuyền sản xuất, đội ngũ nhân viên, nhà xưởng, thiết bị kỹ thuật…
Về góc độ pháp lý: thì thành lập doanh nghiệp được coi là một thủ tục hành chính do các thành viên sáng lập của doanh nghiệp hoặc đại diện của họ tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền, nhằm ghi nhận lại sự ra đời của chủ thể kinh doanh Kể
từ thời điểm đăng ký kinh doanh chủ thể kinh doanh có đầy đủ tư cách pháp lý để tiến hành hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Theo khoản 1, Điều 3, Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Về đăng
ký doanh nghiệp quy định khái niệm “đăng ký doanh nghiệp” là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu trữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định này.
Từ đó, ta có thể thấy đăng ký thành lập doanh nghiệp là một hoạt động con trong hoạt động đăng ký doanh nghiệp.
Vì vậy, đăng ký thành thành lập doanh nghiệp là một thủ tục pháp lý bắt buộc, theo đó Nhà nước ghi nhận về mặt pháp lý sự ra đời của một chủ thể kinh doanh Đồng thời, Nhà nước cũng ghi nhận tư cách pháp nhân, tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh, sự bảo hộ của Nhà nước với chủ thể kinh doanh.
1.2 Pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay.
1.2.1 Nội dung pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Trong mọi hoạt động, để đạt được hiệu quả cao thì phải tuân thủ theo một nguyên tắc chung Theo đó, trong hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp, để
Trang 9đảm bảo cho hoạt động được diễn ra chính xác và đầy đủ thì đòi hỏi những chủ thể liên quan phải luôn thực hiện quy trình đăng ký theo quy định.
Thứ nhất, trong hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp, những doanh
nghiệp, người thành lập doanh nghiệp tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của những thông tin đã kê khai trong hồ sơ Trong trường hợp đặc biệt như: doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật thì phải đảm bảo rằng chữ
ký của những người đại diện theo pháp luật được ghi trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có giá trị như nhau Nguyên tắc này được đặt ra nhằm đảm bảo sự
“tự nguyện”, đảm bảo chịu trách nhiệm của mỗi chủ thể muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Thứ hai, đối với hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì sau khi được người thành
lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp hoàn thành đầy đủ và giao cho cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là cơ quan đăng ký kinh doanh thì cơ quan đăng ký kinh doanh phải tổ chức kiểm tra rà soát, phải đảm bảo chịu trách nhiệm về tính hợp
lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp Ngoài ra cơ quan đăng ký không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào về những vi phạm pháp luật của doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp Nguyên tắc này được đặt ra để tách bạch trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền.
Thứ ba, cơ quan đăng ký kinh doanh không giải quyết tranh chấp giữa các
thành viên, cổ đông của công ty với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân hoặc giữa doanh nghiệp với tổ chức, cá nhân khác Ví dụ: cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ không xử lý các tình huống như trong trường hợp các thành viên trong doanh nghiệp chưa thống nhất được việc tạo lập hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mà đã mang đến nộp tại cơ quan đăng ký và đòi giải quyết tranh chấp Do đó, loại bỏ những yếu tố về nội bộ doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền chỉ giải quyết đúng những vấn đề chung liên quan đến doanh nghiệp, đăng ký doanh nghiệp hay cụ thể là đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Trang 10Quan trọng nhất là doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện về ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh, tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định, có
hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ, nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật Theo quy định tại Điều 28 Luật doanh nghiệp 2020 Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
“1 Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
1.2.3 Điều kiện để thành lập doanh nghiệp.
1.2.3.1 Điều kiện về chủ thể thành lập
Mỗi cá nhân, tổ chức đều có quyền thành lập doanh nghiệp và mỗi cá nhân, tổchức đó phải thuộc đối tượng được thành lập doanh nghiệp Vì khi thành lập doanhnghiệp sẽ cho phép tạo ra một chủ thể kinh doanh mới nhằm tham gia vào giao dịchdân sự, thương mại, lạo động,…trong thị trường và họ sẽ phải chịu trách nhiệm về cácquyền và nghĩa vụ tài sản Do đó, đối tượng được thành lập doanh nghiệp phải lànhững tổ chức, cá nhân được pháp luật công nhận quyền thành lập doanh nghiệp.Trường hợp đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp đó là cá nhân thì cá nhân
đó phải từ đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để chịu trách nhiệm đối với
Trang 11doanh nghiệp do mình thành lập hoặc góp vốn thành lập Theo khoản 1, Điều 17, LuậtDoanh nghiệp 2020 thì ta có thể hiểu cá nhân ở đây không phân biệt là người ViệtNam hay người nước ngoài, không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú Chỉ cần khôngnằm trong trường hợp cấm được quy định tại khoản 2, Điều 17, Luật Doanh nghiệp
2020 thì đều có quyền thành lập doanh nghiệp Nếu đối tượng có quyền thành lậpdoanh nghiệp là tổ chức thì tổ chức đó phải có tư cách pháp nhân Đồng thời, chủ thểchỉ có thể đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp khi có tài sản độc lập và có khả năngchịu trách nhiệm bằng tài sản đó Doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam đều có quyền thành lập doanh nghiệp mà không cần phânbiệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020
Do nhiều lý do và nguyên nhân khác nhau mà một số cá nhân có đầy đủ năng lựchành vi dân sự và một số tổ chức có tư cách pháp nhân sẽ bị cấm thành lập doanhnghiệp để phù hợp với đặc điểm, yêu cầu quản lý của nền kinh tế Nhà nước Các cánhân, tổ chức không có quyền thành lập doanh nghiệp được quy định rõ tại khoản 2,Điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020
Bên cạnh đó, cũng tùy theo các loại hình doanh nghiệp mà các chủ sở hữu lựachọn, thì điều kiện về số lượng thành viên của từng loại hình doanh nghiệp cũng khácnhau như:
- Công ty TNHH một thành viên do 01 cá nhân hoặc 01 tổ chức làm chủ sở hữu(có thể thuê, mượn đại diện pháp luật)
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên do 2 cá nhân hoặc 2 tổ chức nhưngkhông quá 50 cá nhân hoặc tổ chức (có thể thuê, mượn đại diện pháp luật)
- Công ty cổ phần quy định có tối thiểu 03 cá nhân hoặc tổ chức trở lên (có thểthuê, mượn đại diện pháp luật)
- Công ty hợp danh phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của côngty
- Doanh nghiệp tư nhân chỉ có duy nhất 01 cá nhân đứng ra làm chủ sở hữu
1.2.3.2 Điều kiện về vốn.
Vốn là một yếu tố cấu thành không thể thiếu của một doanh nghiệp Vốn đại diệncho sự vững chắc của mỗi doanh nghiệp khi thể hiện tiềm lực kinh tế, năng lực cạnh
Trang 12tranh thị trường của doanh nghiệp và khả năng mở rộng phạm vi hoạt động của doanhnghiệp Đây cũng là cơ sở pháp lý của doanh nghiệp để xác lập vị trí của mình trên thịtrường kinh tế như mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín của doanh nghiệp,thâm nhập vào thị trường tiềm năng,…Và vốn thành lập doanh nghiệp có 04 loại vốn
cơ bản bao gồm vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn ký quỹ, vốn góp nước ngoài
Thứ nhất, vốn điều lệ Là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở
hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công
ty hợp danh Trong quy định của pháp luật thì không quy định về mức vốn điều lệ tốithiểu hay tối đa khi thành lập doanh nghiệp đối với những ngành, nghề không điềukiện Do đó, tùy vào khả năng tài chính và quy mô kinh doanh, doanh nghiệp có thểlựa chọn mức vốn điều lệ để hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, mức vốn điều lệ chính
là cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp đối với khách hàng và đối tác.Mức vốn điều lệ càng cao thì sẽ dễ dàng tạo được sự tin tưởng của khách hàng và đốitác hơn Ngược lại, khi mức vốn điều lệ quá thấp sẽ làm cho các khách hàng và đối táckhó tin tưởng vào năng lực của doanh nghiệp
Thứ hai, vốn pháp định Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 không quy định về
vốn pháp định Tuy nhiên, ta có thể hiểu vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải cótheo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp và tùy theo ngành nghề, lĩnhvực mà mức vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp có thể khác nhau Khác vớivốn điều lệ thì vốn pháp định chỉ áp dụng trong phạm vi một số ngành, nghề nhất định(đặc biệt các ngành có liên quan đến tài chính như chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanhvàng, ngân hàng,…) Có thể nói các ngành nghề yêu cầu phải có vốn pháp định là cácngành, nghề kinh doanh có điều kiện Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiệnđược quy định tại Phụ lục IV, Luật Đầu tư 2020 Điều kiện về vốn của từng ngành,nghề kinh doanh sẽ được quy định trong luật chuyên ngành của ngành, nghề kinhdoanh đó Việc yêu cầu vốn pháp định sẽ phòng trừ được rủi ro cho các doanh nghiệptrong hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi thành lập Vốn pháp định sẽ do Cơ quan
có thẩm quyền ấn định và được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lậpdoanh nghiệp Và giấy xác nhận vốn pháp định sẽ được cấp trước khi doanh nghiệpcấp giấy phép thành lập và hoạt động
Trang 13Thứ ba, vốn ký quỹ Ở khoản 1, Điều 330, Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ
có giá vào tài khoản phong toả tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ” Từ đó, cũng có thể hiểu ký quỹ là số tiền gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn
được công ty hoặc tổ chức gửi tại ngân hàng theo quy định của pháp luật Số tiền gửinày là một biện pháp đảm bảo về tài chính của công ty hoặc tổ chức đến ngân hàng vàcác bên liên quan Vì vậy, khi thành lập, doanh nghiệp cần phải có một khoản tiền kýquỹ thực tế (có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn) tại ngân hàng bất kỳ, nhằm đảm bảo tìnhtrạng hoạt động công ty hay nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đó Tương tự vốnpháp định, đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp sẽ phảithực hiện việc ký quỹ
Ví dụ: Công ty chứng khoán ABC muốn thành lập cần phải ký quỹ tối thiểu 50 tỷđồng Mục đích của việc ký quỹ này là để đảm bảo công ty có đủ khả năng thanh toáncho các giao dịch chứng khoán của khách hàng
Thứ tư, vốn góp nước ngoài Vốn góp nước ngoài (vốn đầu tư nước ngoài) là loại
vốn do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các tổ chức kinh tế tại Việt Nam Nhà đầu tưnước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài hoặc các tổ chức thành lập và hoạtđộng theo pháp luật nước ngoài Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư một tỷ lệ nhấtđịnh vào doanh nghiệp Việt Nam hoặc đầu tư toàn bộ để thành lập doanh nghiệp có100% vốn nước ngoài nhằm phục vụ công tác kinh doanh thu lợi nhuận
Như vậy, có thể thấy rằng tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh của doanhnghiệp thì sẽ có điều kiện về vốn khác nhau Doanh nghiệp trước tiên nên tham khảoxem ngành, nghề mình muốn đăng ký có thuộc danh mục nghề kinh doanh có điềukiện hay không Sau đó tìm hiểu luật và văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngànhtham khảo về các điều kiện để kinh doanh ngành, nghề đó Việc quy định về vốn cũnggiúp doanh nghiệp có nền tảng hoạt động lâu dài tránh trường hợp thành lập ồ ạt rồigiải thể gây ra khó khăn trong công tác tổ chức cũng như quản lý của các cơ quan Nhànước
1.2.3.3 Điều kiện về tên doanh nghiệp.