1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - Hoạt động tham gia tố tụng của luật sư phải tuân theo pháp luật tố tụng và Luật luật sư

26 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt động tham gia tố tụng của luật sư phải tuân theo pháp luật tố tụng và Luật luật sư
Trường học Trường Đại Học Luật
Chuyên ngành Luật
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 40,96 KB

Nội dung

Trang 3 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ LUẬT SƯ VÀ HOẠT ĐỘNG THAM GIATỐ TỤNG CỦA LUẬT SƯ1.1.Khái niệm và đặc điểm nghề luật sư1.1.1.Khái niệm luật sư và nghề luật sưTiểu luận đưa ra một định nghĩa

Trang 1

MỞ ĐẦU

Nghề luật sư trên thế giới từ lâu đã được thừa nhận là một nghề được

xã hội tôn vinh và trọng vọng Thực tiễn cho thấy, ở một quốc gia có xuhướng xây dựng nền dân chủ vững mạnh thì sứ mệnh bảo vệ công lý, côngbằng xã hội của luật sư càng quan trọng hơn Việt Nam đang trong quá trìnhxây dựng nhà nước pháp quyền, đây là một tiền đề quan trọng để nghề luật sưnói chung và hoạt động tranh tụng của luật sư nói riêng phát triển vượt bậc

Những năm gần đây, nghề luật sư đã có nhiều khởi sắc và đóng gópnhiều hơn cho sự phát triển của đất nước Do đó, hành lang pháp lý về nghềluật sư cũng được quan tâm, được sửa đổi và bổ sung để ngày một hoàn thiệnhơn Kể từ khi Pháp lệnh về luật sư năm 1987, Luật Luật sư năm 2006 vàNghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị bàn về “Một sốnhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới” được ban hànhthì vai trò của luật sư trong hoạt động tố tụng có vị trí đặc biệt quan trọng,góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo, bịhại, nguyên đơn, bị đơn dân sự và những người liên quan giúp Cơ quan tiếnhành tố tụng giải quyết vụ án khách quan, đúng pháp luật

Từ nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động tham gia tố tụng củaluật sư, cũng như nhận ra một số bất cập, hạn chế của quy định pháp luậttrong quá trình hành nghề, tôi chọn đề tài: Phân tích và bình luận quy định:

“Hoạt động tham gia tố tụng của luật sư phải tuân theo pháp luật tố tụng

và Luật luật sư” theo quy định tại khoản 1, điều 27, Luật luật sư năm 2012

làm tiểu luận với mong muốn có một cái nhìn tổng quát về hoạt động hànhnghề luật sư cũng như định hướng tương lai cho hoạt động nghề nghiệp củamình

Để làm rõ các nội dung trên, kết cấu của tiểu luận gồm có 3 phần:

Trang 2

Chương 1: Lý luận về nghề luật sư và hoạt động tham gia tố tụng củaluật sư

Chương 2: Thực trạng pháp luật về hoạt động tham gia tố tụng của luậtsư

Chương 3: Kiến nghị một số giải pháp

2

Trang 3

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ LUẬT SƯ VÀ HOẠT ĐỘNG THAM GIA

TỐ TỤNG CỦA LUẬT SƯ 1.1.Khái niệm và đặc điểm nghề luật sư

1.1.1.Khái niệm luật sư và nghề luật sư

Tiểu luận đưa ra một định nghĩa khái quát về nghề luật sư như sau:Luật sư là những người có đủ điều kiện hành nghề chuyên nghiệp theo quyđịnh của pháp luật nhằm thực hiện việc tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng đểbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổ chức trước các cơ quan tiếnhành tố tụng và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác

1.1.2.Đặc điểm nghề luật sư

Luật sư là một nghề đầy vinh quang nhưng cũng đầy thách thức vớinhững đặc điểm như: nghề luật sư là một nghề luật, nghề luật sư hoạt độngdựa trên pháp luật và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp, nghề luật sư là mộtnghề mang tính nhân văn sâu sắc, có tính trách nhiệm cá nhân cao và sử dụngkiến thức tổng hợp của nhiều lĩnh vực trong cuộc sống

1.2.Hoạt động tham gia tố tụng của luật sư

1.2.1.Khái niệm pháp luật tố tụng

Khi bàn về hệ thống pháp luật trong khoa học pháp lý còn biết đến có

sự phân chia thành pháp luật nội dung (substantive) và pháp luật thủ tục(procedural law) Việc phân chia này trên thực tế không có ý nghĩa về mặtkhoa học pháp lý, nhưng có ý nghĩa rất lớn trong khoa học pháp lý cũng nhưthực tiễn Khác với pháp luật nội dung, pháp luật thủ tục được hiểu là các quyphạm pháp luật xác định cơ chế, quy trình, thủ tục và hình thức pháp lý nhằmđưa các quy định pháp luật nội dung vào cuộc sống Pháp luật tố tụng là một

bộ phận quan trọng trong hệ thống luật thủ tục nói chung

Trang 4

Ở Việt Nam, theo pháp luật có các hình thức tố tụng sau: tố tụng hình

sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính và tố tụng trọng tài Mỗi hình thức thức

tố tụng được điều chỉnh bằng Bộ luật tố tụng tương ứng như: Bộ luật tố tụnghình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng hành chính, và Luật trọng tàithương mại

Trong mỗi hình thức tố tụng, trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ củacác chủ thể người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng là khác nhau.Nhưng tựu chung lại có thể nói hoạt động tham gia tố tụng chính là hoạt độngcủa các chủ thể có quyền và nghĩa vụ tham gia vào quá trình tố tụng theo quyđịnh của pháp luật Trong đó, hoạt động tham gia tố tụng của Luật sư là việcLuật sư đại diện cho khách hàng tham gia vụ việc tố tụng, thông qua Hợpđồng dịch vụ pháp lý

1.2.2.Đặc điểm của hoạt động tham gia tố tụng của Luật sư

Cũng như pháp luật, hệ thống tư pháp ở mỗi nước được tổ chức rấtkhác nhau tuỳ thuộc vào truyền thống lịch sử, văn hoá và trình độ phát triểnkinh tế, xã hội của mỗi quốc gia

Trong tiến trình tố tụng thường chia thành các giai đoạn, trong đó cácchủ thể tham gia có các quyền nghĩa vụ khác nhau Trong tố tụng hình sự, Cơquan cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án có vị trí là người tiến hành tốtụng, luật sư có vị trí pháp lý là người bào chữa cho bị cáo, người bảo vệquyền lợi cho chị hại, hoặc bảo vệ quyền và lợi ích của nguyên đơn, bị đơn,người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan Từ khái quát về các mô hình tố tụng

cơ bản trên thế giới, chúng ta có thể thấy giữa hai mô hình tố tụng có sự khácnhau rất lớn về sự phân loại các chủ thể tham gia vào quá trình giải quyết vụ

án hình sự, có thể rút ra nhận xét mỗi hệ tố tụng (tranh tụng và thẩm vấn) sẽtạo ra vị thế khác nhau của Luật sư trong quá trình tố tụng Trong tố tụngtranh tụng vai trò tích cực của Thẩm phán bị hạn chế, nên sẽ tạo ra sự bất bìnhđẳng giữa hai bên buộc tội và bào chữa, tạo vị thế cho luật sư tích cực chủ

4

Trang 5

động và có khả năng quyết định sự thắng thua (bên nào có nhiều tiền để thuêluật sư thì có nhiều khả năng hơn để giành thắng lợi) Trong tố tụng thẩm vấn,Luật sư vẫn được quyền nêu các ý kiến pháp lý, luận cứ bảo vệ và tham giaquá trình hỏi, tranh luận tại phiên tòa Tuy nhiên, đôi khi ý kiến của luật sưchưa được cân nhắc một cách nghiêm túc, Thẩm phán vẫn giữ vai trò thenchốt trong việc tìm ra sự thật

Trong tố tụng dân sự, và hành chính, vai trò của luật sư được thể hiện

rõ ràng hơn Quan hệ dân sự là các quan hệ được thiết lập dựa trên nguyên tắcbình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm Các chủ thểxác lập quyền và nghĩa vụ trên nguyên tắc tự do cam kết, thỏa thuận Vì vậy,khi xảy ra tranh chấp, Tòa án hoặc cơ quan trọng tài (nếu thuộc thẩm quyềncủa trọng tài) có thẩm quyền xét xử, giải quyết, nhưng toàn bộ việc thu thậpchứng cứ, tài liệu chứng minh và nộp đơn khởi kiện là quyền và nghĩa vụ củacác bên Việc tham gia của luật sư vào quá trình giải quyết với các ý kiếnpháp lý, các phần tranh tụng có ý nghĩa quan trọng, có thể quyết định đếnphán quyết của trọng tài hoặc hội đồng xét xử

1.3 Địa vị pháp lý của luật sư

1.3.1.Vai trò của luật sư

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, hoạt động dịch vụ pháp lý ngàycàng phát huy mạnh mẽ vai trò của mình Dịch vụ pháp lý theo quy định củaLuật luật sư 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012 về cơ bản kế thừa pháp lệnhLuật sư năm 2001, theo điều 4: “Dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm thamgia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và cácdịch vụ pháp lý khác”

Trong hoạt động tư pháp, hoạt động xét xử được coi là khâu trọng tâm

vì ở đây biểu hiện sự tập trung và thể hiện đầy đủ quyền tư pháp, là nơi trên

cơ sở kết quả điều tra, truy tố và bào chữa, Toà án nhân danh Nhà nước đưa raphán xét một người có tội hay không có tội Do vậy một phán xét chính xác,

Trang 6

khách quan và đúng pháp luật hay không, quyền và lợi ích hợp pháp của côngdân có được bảo đảm hay không phụ thuộc vào quá trình điều tra, truy tố vàxét xử từ phía cơ quan tiến hành tố tụng, mặt khác từ phía hoạt động tích cựccủa luật sư với vai trò là người bào chữa cho bị can, bị cáo và góp phần bảo

vệ công lý.Hoạt động của luật sư không phải là hoạt động tư pháp nhưng lại

có mối liên hệ gắn chặt với hoạt động tư pháp, hỗ trợ cho hoạt động tưpháp.Vai trò của luật sư trong hoạt động tố tụng có vị trí đặc biệt quan trọng,góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo,giúp giải quyết vụ án khách quan, đúng pháp luật

1.3.2.Quyền và nghĩa vụ của luật sư

Trước hết, luật sư trước hết có các quyền và nghĩa vụ theo luật luật sư,

đó là phải tuân theo các nguyên tắc hành nghề theo quy định tại điều 5 và cácđiều cấm quy định tại điều 9, cụ thể quyền và nghĩa vụ của luật sư được quyđịnh rõ rngf tại điều 21 luật luật sư 2006 sửa đổi và bổ sung năm 2012

a, Quyền của luật sư

Luật sư được pháp luật bảo đảm quyền tham gia tố tụng theo quy địnhcủa Luật luật sư và pháp luật tố tụng Luật luật sư đảm bảo các quyền đượctiến hành dịch vụ pháp lý đại diện khách hàng tham gia tố tụng một cách hợppháp Nhà nước nghiêm cấm các cơ quan tổ chức, cá nhân can thiệp trái phápluật vào hoạt động tham gia tố tụng của luật sư

Việc đại diện cho khách hàng tham gia tố tụng sau khi dã xác lập phạm

vi, nội dung, thời hạn trong Hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng thì luật

sư không phải thông qua thủ tục ủy quyền theo quy định của pháp luật

Luật luật sư cung cho phép luật sư được tự do lựa chọn hình thức hànhnghề, tổ cức hành nghề, và phạm vi hành nghề trên lãnh thổ Việt Nam hoặc ởước ngoài

b, Nghĩa vụ của luật sư

6

Trang 7

Luật sư có nghĩa vụ tuân theo các quy định pháp luật tại Luật luật sư vàpáp luật tố tụng khi tham gia hoạt động tranh tụng Trước hết, luật sư phảituân thủ Hiến pháp và pháp luật, các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệpluật sư, độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan Sử dụng các biệnpháp họp pháp để bảo vệ tốt nhất lợi ích cho khách hàng.

Khi tham gia hoạt động tố tụng, luật sư phải chấp hành các nội quy, cácquy định có liên quan trong quan hệ với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiếnhành tố tụng, có thái độ tôn trọng người tiến hành tố tụng mà luật sư tiếp xúckhi làm việc

Ngoài ra, luật sư phải có mặt kịp thời, đầy đủ khi có yêu cầu tham gia

tố tụng trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu, thực hiện việctrợ giúp pháp lý và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ bắt buộc

Trang 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THAM

GIA TỐ TỤNG CỦA LUẬT SƯ 2.1 Những quy định của pháp luật

2.1.1 Pháp luật Luật sư và Đạo đức nghề nghiệp Luật sư

Khi tham gia tố tụng, luật sư vừa phải tuân thủ các quy định pháp luậtdành cho công dân Việt Nam nói chung, Luật luật sư nói riêng và đồng thờituân thủ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư

Khoản 1, Điều 27, Luật luật sư quy định:

“Điều 27 Hoạt động tham gia tố tụng của luật sư

1 Hoạt động tham gia tố tụng của luật sư phải tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng và Luật này.”

Luật luật sư quy định về các nguyên tắc, điều kiện, phạm vi, hình thứchành nghề, tiêu chuẩn, quyền và nghĩa vụ của luật sư, tổ chức hành nghề luật

Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư quy định những chuẩnmực về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, là thước đo phẩm chất đạo đức vàtrách nhiệm nghề nghiệp của luật sư Mỗi luật sư phải lấy Quy tắc Đạo đức vàỨng xử nghề nghiệp này làm khuôn mẫu cho sự tu dưỡng, rèn luyện để giữgìn uy tín nghề nghiệp, thanh danh của luật sư, xứng đáng với sự tôn vinh của

Trang 10

thể hiện được tính tranh tụng ở một số nội dung, nhưng những quy định cònmang nặng tính thẩm vấn Vì thế, trên thực tiễn thời gian qua, sự thống nhấtthực hiện việc nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa vẫn chưa đượcđảm bảo Trên nền tảng nguyên tắc hiến định, Bộ luật Tố tụng hình sự năm

2015 đã bổ sung nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”

Ở Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, thời điểm sớm nhất mà người bàochữa tham gia tố tụng là từ khi có quyết định tạm giữ Tuy nhiên, Bộ luật Tốtụng hình sự năm 2015 đã thể hiện sự tiến bộ khi quy định thời điểm sớm nhất

mà người bào chữa tham gia tố tụng là từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sởcủa cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt độngđiều tra

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã mở rộng quyền của người bàochữa Người bào chữa có quyền được gặp, hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ,

bị can, bị cáo, quy định này triệt tiêu việc những người có thẩm quyền gâykhó khăn cho người bào chữa khi muốn gặp thân chủ của mình Một số quyđịnh mới khác cũng đã cho thấy một bước tiến lớn góp phần nâng cao chấtlượng tranh tụng, như: Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩmquyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, bị tạm giữ, bị can

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định người bào chữa muốn biết về thờigian, địa điểm hỏi cung bị can thì phải đề nghị với cơ quan điều tra báo trước

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã đặt trách nhiệm cho cơ quan có thẩmquyền trong việc báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung vàthời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác cho người bào chữa,tránh việc những người có thẩm quyền chậm trễ, gây khó khăn cho người bàochữa đối với nội dung này

Việc lựa chọn người bào chữa, thủ tục đăng ký bào chữa trong Bộ luật

Tố tụng hình sự năm 2015 được quy định chi tiết, cụ thể, và thuận lợi để đảmbảo quyền bào chữa của người bị buộc tội

10

Trang 11

2.1.3.Pháp luật tố tụng dân sự

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có tổng số 517 điều, được bố cụcthành 10 phần, 42 chương Theo tinh thần cụ thể hóa "nguyên tắc tranh tụngtrong xét xử được bảo đảm đã được Hiến pháp quy định, Bộ luật tố tụng dân

sự năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung nguyên tắc “Bảo đảm tranh tụng trong xét xử” xem đây là một trong những nội dung quan trọng nhất trong việc hoàn

thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai,

minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người; thực hiện mô hình tố tụng “

xét hỏi kết hợp với tranh tụng’.

Theo quy định tại Điều 23 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, thì “Trongquá trình giải quyết vụ án dân sự, Tòa án bảo đảm để các bên đương sự, ngườibảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh luận đểbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự” Theo quy định về thủ tục tốtụng tại phiên tòa, thì “tranh luận” là một phần của tố tụng phiên tòa sơ thẩm,phúc thẩm xét xử vụ án dân sự được tiến hành sau khi kết thúc phần xét hỏi

Như vậy, trong hoạt động tố tụng, luật sư có địa vị pháp lý là người bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Các quyền và nghĩa vụ cơ bảncũng như thủ tục tham gia tiến hành tố tụng đã được quy định rõ ràng Luật sưtham gia vào việc thu thập tài liệu chứng cứ, tham gia ý kiến pháp lý, hỏi vàtranh luận trong quá trình xét xử Tòa án sẽ căn cứ vào các chứng cứ thu thậpđược và lập luận của các bên để có cách giải quyết đúng đắn

2.2 Thực trạng hoạt động tham gia tố tụng của Luật sư ở Việt Nam hiện nay

Khái quát chung, có thể nhận thấy đồng thời với quá trình hoàn thiện cóthể chế về luật sư ở Việt Nam, hoạt động tham gia tranh tụng đã có nhữngbước chuyển biến quan trọng, nâng cao vị thế của luật sư- từng bước đáp ứngđược yêu cầu dân chủ hóa các mặt trong đời sống chính trị- xã hội Hoạt độngnghề nghiệp của luật sư đã góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây

Trang 12

dựng xã hội công bằng, dân chủ Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được,hoạt động tranh tụng cũng bộc lộ những hạn chế Cụ thể như sau:

2.2.1.Ưu điểm

a, Môi trường pháp lý

Điều kiện cho luật sư hành nghề tranh tụng đã có được thuận lợi cơ bảnsau khi ban hành Pháp lệnh luật sư năm 2001 và nay là Luật Luật sư (có hiệulực từ ngày 01/01/2007) và các qui định pháp luật tố tụng khác thực sự làbước đột phá về việc xác định vai trò, vị trí và sự tham gia của luật sư trêntinh thần quán triệt Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết

số 49 ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảngcộng sản Việt Nam Theo đó việc tranh tụng trở thành trọng tâm của mộtphiên tòa và nói một cách khác, nó đã trở thành tiêu chuẩn tố tụng hàng đầu,quan trọng nhất để tòa án dựa vào đó đưa ra những phán quyết đúng với sựthật khách quan của vụ án và đúng pháp luật

b, Chất lượng tranh tụng của luật sư

Kỹ năng tham gia tố tụng được phát triển tương đối đồng đều, vai tròcủa luật sư tại phiên tòa đã thực sự góp phần giúp cho tòa án xét xử côngminh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật Không ít phiên tòa, thông quaphần xét hỏi hoặc tranh luận của luật sư làm sáng tỏ nhiều tình tiết có thể làmthay đổi nội dung vụ án hoặc phổ biến hơn, những tình tiết mà luật sư thamgia làm rõ ấy, có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng trước phápluật mà nếu không có luật sư thì họ có thể sẽ bị thiệt thòi, không được tòa ánxem xét

Chất lượng tranh tụng của giới luật sư trong thời gian qua cho thấychuyên nghiệp và có hiệu quả hơn, hầu hết các luật sư đã tự khẳng định mìnhvới năng lực chuyên môn cao trong hoạt động bào chữa, thể hiện được quyềnbình đẳng với kiểm sát viên (công tố) trong tranh tụng Có khá nhiều phiên

12

Trang 13

tòa hoặc trong khi nghiên cứu hồ sơ chuẩn bị xét xử, nhiều luật sư cũng đãphát hiện những tình tiết chưa rõ ràng, chưa đáp ứng được yêu cầu làm rõ sựthật khách quan của vụ án dẫn đến hoãn xử để điều tra bổ sung Nhiều luật sư

đã thẳng thắn chỉ rõ những sai phạm, thậm chí là vi phạm pháp luật trong hoạtđộng tố tụng của người và cơ quan tiến hành tố tụng

Ở một số phiên tòa, bản lĩnh nghề nghiệp của luật sư còn thể hiện ở chỗnêu lên được nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm (thường là các loạitội phạm tham nhũng, tội phạm vi phạm trật tự quản lý kinh tế, vi phạm trật tự

an toàn xã hội ) để làm tiền đề, là cơ sở hoạt động bào chữa cho khách hàngcủa mình và đồng thời còn yêu cầu tòa án nêu trong bản án kiến nghị cơ quan,

tổ chức đó phải khắc phục sửa chữa yếu kém trong quản lý để phòng tránh,ngăn ngừa tội phạm tương tự

Nhiều ý kiến băn khoăn, vướng mắc của luật sư trong quá trình thựctiễn nghiên cứu hồ sơ, hoạt động bào chữa đã góp phần quan trọng thúc đầyviệc sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các quy định tố tụng hình sự và cácvăn bản pháp quy khác có liên quan Điển hình là các qui định về xét hỏi,tranh luận, đối đáp Tòa án nhân dân tối cao cũng đã ra nghị quyết về nhữngmẫu bản án sơ thẩm, phúc thẩm buộc các hội đồng xét xử phải phân tích chấpnhận hoặc không chấp nhận ý kiến của kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa

2.2.2.Hạn chế

a, Những khó khăn khách quan

Đối với hoạt động tranh tụng trong vụ án hình sự, việc tham gia củaluật sư với tư cách là người bào chữa cho bị can, bị cáo còn nhiều hạn chếnhư:

- Trong giai đoạn điều tra:

Từ thực tiễn trong quá trình hoạt động nghề nghiệp luật sư, hầu hết cácluật sư đều nhìn nhận rằng trong suốt quá trình tố tụng điều tra, truy tố, xét xử

Ngày đăng: 22/01/2024, 20:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w