1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - Kỹ năng của luật sư trong vụ án thừa kế Những vấn đề lý luận và thực tiễn

24 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kỹ Năng Của Luật Sư Trong Vụ Án Thừa Kế Những Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại tiểu luận
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 142,13 KB

Nội dung

Trang 1 LỜI MỞ ĐẦU-Xê hội – kinh tế Việt Nam căng phât triển, khối lượng tăi sản thuộcsở hữu tư nhđn có giâ trị ngăy căng cao vă quyền sở hữu câ nhđn được luậtphâp công nhận vă bảo vệ -

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

-Xã hội – kinh tế Việt Nam càng phát triển, khối lượng tài sản thuộc

sở hữu tư nhân có giá trị ngày càng cao và quyền sở hữu cá nhân được luậtpháp công nhận và bảo vệ - vấn đề thừa hưởng tài sản đó (thừa kế) luôn làmột trong những các vấn đề gây tranh cãi do xung đột quyền lợi giữa cácbên tham gia quan hệ và vấn đề này luôn là đề tài nóng cần tìm hiểu, xử lýkhéo léo vì các quan hệ này có một đặc trưng đó là hầu hết các đối tượngtham gia quan hệ thừa kế đều có một điểm chung là ít nhiều có quan hệhuyết thống hoặc nuôi dưỡng

- Việc phải cân nhắc giữa giá trị vật chất và giá trị đạo đức là một trởngại lớn cho các luật sư khi tham gia bảo vệ quyền lợi cho các đối tượngtham gia quan hệ này khi phát sinh tranh chấp

- Thực tế không ít trường hợp ông bà, cha mẹ, anh chị em, vợchồng tranh giành cãi vả thậm chí xung đột nặng nề khi giành quyền sở hữumột khối lượng tài sản nào đó mà theo ý chủ quan của cá nhân họ là thuộc

về mình, chỉ có mình mới có quyền thừa kế

- Với các quy định cụ thể - rõ ràng - chặt chẽ của hệ thống phápluật Việt Nam về thừa kế Bộ luật dân sự năm 2005 - Luật Hôn nhân Giađình năm 2002 ít nhiều cũng đã giải quyết tốt vấn đề này tuy nhiên không ítnhững trường hợp phát sinh khiến các cơ quan tham gia giải quyết phải đauđầu do các quan hệ này khá phức tạp và ít nhiều do nhận thức của ngườidân về pháp luật cũng như việc hiểu biết các quy định này còn thấp và mộtphần do giá trị đạo đức của người Á Đông theo truyền thống cũng ngăn cảnkhông ít đến việc giải quyết các vấn đề có liên quan

- Với tiểu luận này tôi hy vọng có thể tóm tắt và cụ thể hoá được một

số vấn đề chính trong việc áp dụng pháp luật và kĩ năng riêng của cá nhân đểgiải quyết các vụ án liên quan đến thừa kế

Trang 3

KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN THỪA KẾ NHỮNG VẤN

và có tính phức tạp cao Bởi vậy, việc nghiên cứu và nắm rõ các quy địnhpháp luật về thừa kế là một đòi hỏi cơ bản khi luật sư tham gia bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp cho khác hàng

Nhìn chung, những nội dung cơ bản của chế định thừa kế được thểhiện qua các vấn đề sau:

1.1 Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

Theo qui định tại Điều 636 Bộ Luật dân sự thì thời điểm mở thừa kế

là thời điểm người có tài sản chết trong trường hợp Tòa án tuyên bố mộtngười đã chết, thì thời điểm mở thừa kế là ngày mà Tòa án xác định người

đó đã chết Nếu không xác định được chính xác ngày chết của người đó thìngày bản án tuyên bố một người đã chết có hiệu lực pháp luật được coi làngày mà người đó chết

Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản;nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng, thì địa điểm mở thừa kế lànơi có tòan bộ hoặc phần lớn di sản

Việc xác định thời điểm, địa điểm mở thừa kế là yêu cầu đầu tiên củaquan hệ thừa kế và đóng vai trò rất quan trọng Vì tại thời điểm và địa điểmnày sẽ xác định được người thừa kế của người chết, di sản mà người chết đểlại, xác định Tòa án có thẩm quyền thụ lý, nơi thực hiện nghĩa vụ cũng nhưthời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

Trang 4

Đồng thời việc xác định chính xác địa điểm mở thừa kế còn đóng vaitrò quan trọng khi xác định việc từ chối nhận di sản có hợp pháp hay không.Theo quy định Điều 645 BLDS “ việc từ chối nhận di sản phải được lậpthành văn bản;

Người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người đượcgiao nhiệm vụ phân chia di sản, công chứng nhà nước hoặc UBND xã,phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế ề việc từ chối nhận di sản”

1.2 Người thừa kế

Để xác định được người thừa kế của người chết vào thời điểm ngườinày chết, cần phải xác định được là người chết có để lại di chúc hay không.Nếu có di chúc thì người thừa kế sẽ được xác định theo di chúc Nếu không

có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp hoặc di chúc không phát sinh đượchiệu lực pháp luật thì người thừa kế sẽ được xác định theo quy định củapháp luật Theo đó người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tựsau đây:

a Hàng thứ nhất: vơ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi ,me nuôi, con

đẻ, con nuôi của người chết

b Hàng thứ hai: ông nội, bà nội, ônng ngọai, bà ngọai, anh ruột,chiruột, em ruột của người chết

c Hàng thứ ba: cụ nội, cụ ngọai của người chết; bác ruột, chú ruột,cậu ruột, cô ruột, dì ruộc của người chết; cháu ruột của người chết là bác ruột,chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.Những người ở hàng thừa kế chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ởhàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyềnhưởng thừa kế hoặc từ chồi nhận di sản (Điều 679)

Trang 5

Tuy nhiên trong một số trường hợp kể cả thừa kế theo di chúc hay theopháp luật, thì những người sau đây không có quyền được hưởng thừa kế:

Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc vềhành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạmnghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó

Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản

Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế nhằmhưởng một phần hoặc tòan bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyềnđược hưởng

Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sảntrong việc lập di chúc, giả mạo, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởngmột phần hoặc tòan bộ di sản trái với ý muốn của người để lại di sản

Nhưng những người có hành vi này vẫn được hưởng di sản, nếu người

để lại di sản đã biết hành vi của người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản

Như vậy, người thừa kế có thể là cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức.Trường hợp người thừa kế là cá nhân thì cá nhân đó phải là người còn sốngvào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa

kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết Trong trường hợpngười thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức, thì cơ quan , tổ chức phải tồntại vào thời điểm mở thừa kế (Điều 638 Bộ Luật Dân Sự)

1.3 Di sản thừa kế

Theo quy định tại Điều 637 di sản bao gồm:

Tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sảnchung với người khác

Quyền sử dụng đất cũng thuộc di sản thừa kế và được để lại thừa kếtheo quy định tại phần thứ năm của BLDS

Trang 6

Một thực tế hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về di sản, dẫn đếntình trạng các vụ án thừa kế phải xét xử lại do xác định di sản không chínhxác Vậy hiểu thế nào mới chính xác và đầy đủ?

Tại Điều 172 BLDS quy định “ tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy

tờ có giá trị được bằng tiền và các quyền tài sản ” Như vậy, quyền tài sản đãnằm trong khái niệm tài sản Cho nên cần phải hiểu khái niệm di sản còn baogồm cả các quyền tài sản như: quyền đòi bồi thường thiệt hại, quyền đòi nợ,quyền thừa kế giá trị, quyền sử dụng nhà thuê của nhà nước

Mặt khác, di sản thừa kế không bao gồm nghĩa vụ của người chết Dovậy, trong trường hợp người có tài sản để lại còn có cả nghĩa vụ về tài sản,thì thông thường phần nghĩa vụ này sẽ được thanh tóan bằng tài sản củangười chết Phần còn lại sẽ được xác định là di sản thừa kế và được chiatheo di chúc hay quy định của pháp luật Theo đó, nghĩa vụ của người chếtđược thực hiện như sau:

Nếu di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế sẽ có trác nhiệm thựchiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại tương ứng với phần tài sản màmình đã nhận

Trong trường hợp di sản chưa được chia, thì nghĩa vụ tài sản do ngườichết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo đúng thỏa thuận củanhững người thừa kế

Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo dichúc, thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại nhưngười thừa kế là cá nhân

1.4 Di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản củamình cho người khác sau khi chết

Trang 7

Di chúc phải được lập thành văn bản Trong trường hợp tính mạngcủa một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác màkhông htể lập di chúc bằng văn bản, thì có thể di chúc miệng Di chúc miệngchỉ được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùngcủa mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những ngườilàm chứng phải ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ Sau 3 tháng, kể từthời điểm di chúc miệng mà người để lại di chúc còn sống, minh mẫn, sángsuốt, thì di chúc miệng bị hủy bỏ.

Trong trường hợp di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha mẹ hoặc người giám hộđồng ý; Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biếtchữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có chứng nhận củaCông chứng nhà nước hoặc chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn

Tuy nhiên, một di chúc dù bằng văn bản hay bằng miệng thì chỉ đượccoi là hợp pháp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

Người lập di chúc đã thành niên, minh mẫn, sáng suốt trong khi lập dichúc; không bị lừa đối, đe dọa hoặc cưỡng ép

Nội dung di chúc không phải trái pháp luật, đạo đức xã hội, hìnhthức di chúc không trái quy định của pháp luật

Nếu việc lập di chúc có người làm chứng thì người làm chứng khôngphải là những người sau:

Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúcgồm tất cả các hàng thừa kế theo Điều 679 BLDS

Người có quyền nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc Ngườichưa đủ 18 tuổii, hoặc đủ 18 tuổi nhưng người đó bị tâm thần hoặc mắccác bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

1.5 Thời hiệu khởi kiện vụ án thừa kế

Trang 8

Theo qui định tại Điều 648 Bộ Luật Dân Sự: “thời hiệu khởi kiện vềquyền thừa kế là mười năm, kể từ ngày mở thừa kế” Trong thời hạn này,người thừa kế có quyền yêu cầu Tòa án chia thừa kế, xác định quyền thừa kếcủa mình, truất quyền thừa kế của người khác Hết thời hạn này, người thừa

kế không còn quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp vềquyền thừa kế

Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế sẽ được tính bắt đầu từ thờiđiểm bắt đầu của ngày tiếp theo ngày xảy ra sự kiện người để lại di sản chết

và do đó, thời điểm kết thúc là thời điểm kềt thúc ngày tương ứng 10 nămsau Tuy nhiên phải hiểu thời điểm mở thừa kế là thời điểm được xác địnhbằng giờ người để lại di sản chết, tại thời điểm đó xác định người thừa kế, disản của người chết,… để bảo vệ quyền lợi của những người thừa kế

Như vậy, thừa kế là việc chuyển giao tài sản của một người sau khingười này chết cho những người khác theo qui định của pháp luật Việcchuyển giao này có thể thực hiện theo di chúc, nếu người có tài sản đã lập dichúc trước khi chết Trường hợp không có di chúc, di chúc không hợp pháphoặc di chúc không phát sinh được hiệu lực pháp luật, thì việc chuyển giaotài sản sẽ thực hiện theo pháp luật Trong trường hợp có tranh chấp về tàisản thừa kế thì người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầuTòa án giải quyết

Qua quá trình phân tích những nội dung cơ bản của chế định thừa kế,chúng ta có thể nhận thấy các vụ án tranh chấp về thừa kế có những đặc điểmsau:

Thứ nhất: Quan hệ pháp luật về thừa kế là một quan hệ pháp luậtmang tính chất đặc thù Vì những người tham gia vào quan hệ pháp luật này

là những bên có quan hệ huyết thống gần gũi với nhau như: cha, mẹ, con,anh, em v.v…hoặc quan hệ hôn nhân như: vợ chồng, và quan hệ nuôidưỡng như: con nuôi Chính vì vậy, để giải quyết các vụ tranh chấp về

Trang 9

quyền thừa kế người Luật sư không những phải nắm vững và áp dụng đúngđắn các quy định của pháp luật về thừa kế mà còn phải có trách nhiệm nhằmgiữ vững tình yêu thương, đòan kết trong gia đình khách hàng của mình.

Thứ hai: Lọai án về thừa kế là lọai án phức tạp đặc biệt trong việc thuthập đầy đủ chứng cứ

Theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự (BLTTDS) thì “Cácđương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho tòa án và chứngminh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp; Tòa án chỉ tiến hànhxác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quyđịnh” (Điều 6) Nhưng thực tế thì phần lớn các vụ án tranh chấp về thừa

kế, nguyên đơn không thể có đầy đủ các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ chứngminh để xuất trình cho Tòa án Trong khi phía bị đơn (thường là nhữngngười trực tiếp quản lý khối di sản và nắm giữ các tài liệu quan trọng), họkhông chịu xuất trình cho Tòa án,không tạo điều kiện cho Tòa án tiến hànhthu thập chứng cứ; hoặc do thời gian đã quá lâu , các tài liệu liên quan đến

vụ án đã bị thất lạc Đặc biệt đối với bất động sản thì các tài liệu lưu trữ tại

cơ quan nhà nước cũng không thể hoặc có cũng không đầy đủ, ghi chép sơsài, do đó vấn đề xác định di sản do người chết để lại rất khó khăn

Đồng thời cũng do thời gian đã quá lâu, khối di sản đã bị biến độngnhiều (có thể do nguyên nhân khách quan hoặc do nguyên nhân chủ quan)nên việc xác định chính xác, cụ thể khối di sản không dễ dàng Chính vì vậyđiều tra xác minh như: đo đạc, xem xét thực tế và định giá khối di sản thừa

kế v.v… là vô cùng khó khăn, phức tạp

Mặt khác, do nhận thức pháp luật còn hạn chế nên người dân thườnglập di chúc không tuân theo quy định của pháp luật (di chúc miệng không cóngười làm chứng, di chúc bằng văn bản lại chưa phù hợp với pháp luậtnhiều trường hợp còn ghi quá sơ sài, không rõ nghĩa, nên để xác định đúngthực chất ý chí của người để lại di sản cũng khó khăn Việc nhận con nuôi

Trang 10

cũng chỉ đơn thuần xuất phát từ tình cảm chứ không tuân theo một thủ tụcpháp lý nào, nên căn cứ để Tòa án xác định một người là con nuôi chủ yếu làxác định con nuôi thực tế.

Cho nên, đối với các tranh chấp về thừa kế là luật sư nhất thiếtphải nắm vững các vấn đề sau:

+ Tòa án có thẩm quyền thụ lý

+ Thẩm quyền khởi kiện của khách hàng

+ Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

+ Thời hiệu khởi kiện

+ Đối tượng được quyền hưởng thừa kế

+ Các vấn đề liên quan đến di chúc

+ Khối di sản hiện tại ra sao

2 KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾTTRANH CHẤP THỪA KẾ

2.1 Kỹ năng của Luật sư trước khi tham gia phiên tòa:

2.1.2 Tiếp xúc với khách hàng:

Khi khách hàng tìm đến yêu cầu luật sư giúp đỡ, luật sư phải chú ýnghe để chắt lọc vấn đề, trao đổi các thông tin khách hàng cung cấp nhằmlàm rõ nội dung đang có tranh chấp, quan hệ pháp luật của vụ kiện Từ đóluật sư có thể hiểu được yêu cầu của khách hàng, xác định khả năng củaLuật sư có đáp ứng được yêu cầu của khách hàng không? Đồng thời luật sư

sẽ xác định được thời gian hiệu khởi kiện, tư cách người đi kiện, các vấn đềliên quan đến thẩm quyền và việc lựa chọn Tòa án có thẩm quyền giải quyết

Sau đó luật sư phân tích cho khách hàng biết những điểm mạnh vàđiểm yếu của họ, giúp khách hàng cân nhắc xem có nên khởi kiện haykhông và dự liệu những rủi ro của việc khởi kiện hay không khởi kiện Trên

Trang 11

cơ sở phân tích, đánh giá, nội dung sự việc theo quy định của pháp luật,khách hàng sẽ quyết định khởi kiện hay không khởi kiện.

Trong trường hợp đương sự quyết định khởi kiện ra trước Tòa án yêucầu giải quyết tranh chấp về thừa kế thì Luật sư cần hướng dẫn khách hàngcủa mình một số vấn đề sau:

- Khởi kiện ra trước tòa án nào? Vì theo quy định của pháp luật thì: + Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án thừa kế là Tòa án cấp huyện

nơi cư trú, làm việc của bị đơn Nếu di sản thừa kế là bất động sản (nhà đất)thì Tòa án nơi có khối di sản(là bất động sản giải quyết)

+ Nếu vụ án thừa kế có đương sự hoặc di sản ở nước ngòai hoặc cần

phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngòai, choTòa án nước ngòai thì thụôc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh nơi bịđơn cư trú, làm việc

- Về thời hiệu khởi kiện: Tùy thuộc vào thời điểm mở thừa kế của vụ

án mà khách hàng yêu cầu, luật sư trao đổi với khách hàng về thời hiệu khởikiện

- Tính mức án phí cho khách hàng, hướng dẫn khách hàng tìm hiểucác điều kiện để khách hàng làm đơn xin miễn giảm án phí

- Giải thích cho khách hàng bíêt trình tự, thủ tục giải quyết vụ án,thời gian tối đa luật định để xem xét và giải quyết vụ án này là bao lâu.Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị những gì để tham gia tố tụng được tốt

2.1.2 Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

a Hướng dẫn đương sự viết đơn khởi kiện

Luật sư phải hướng dẫn khách hàng viết đơn khởi kiện đúng hình thức

và nội dung theo quy định tại Điều 164- BLTTDS

+ Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện

Trang 12

+ Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện.

+ Họ, tên, tuổi, chổ ở của người khởi kiện và người bị kiện, người

có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng(nếu có)

+ Nội dung vụ kiện

+ Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

+ Mối quan hệ huyết thống

+ Phải đưa ra chính xác, đầy đủ các thông tin liên quan đến khối disản đang có tranh chấp và hiện nay khối di sản đó đang do ai quản lý

+ Nêu rõ yêu cầu của nguyên đơn Nếu yêu cầu của mình hưởng disản bằng hiện vật hoặc bằng tiền cũng phải nêu rõ

Trong thực tế khi viết đơn khởi kiện, đương sự thường không đảmbảo quy định về nội dung và hình thức Cho nên khi tiếp nhận yêu cầu củakhách hàng, luật sư nên trực tiếp viết đơn khởi kiện tránh tình trạng đơnkhởi kiện bị Tòa án trả lại

b Chuẩn bị tài liệu, chứng cứ

Những chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án khách hàng phải tự thuthập như: bản di chúc, giấy tờ chứng nhận là con nuôi, con đẻ, các tài liệuchứng minh nguồn gốc di sản v.v…Nhưng Luật sư phải hướng dẫn chokhách hàng biết chứng cứ nào là quan trọng đối với việc xem xét và giảiquyết vụ án, trên cơ sở đó khách hàng thu thập, sắp xếp theo chỉ dẫn của luật

sư Đối với những chứng cứ là bản gốc duy nhất luậ sư cần hướng dẫn cáckhách hàng photo công chứng lại các bản gốc

Bước tiếp theo sau khi thu thập được các chứng cứ cần thiết,Luật sưcần hướng dẫn khách hàng cung cấp chứng cứ cho Tòa án Về nguyên tắc thìchứng cứ sẽ được cung cấp lần lượt cho Tòa án để bảo vệ quyền lợi hợppháp của khách hàng Tuy vậy, cung cấp chứng cứ nào và vào thời điểm nào

Ngày đăng: 22/01/2024, 20:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w