1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo công tác thực tập ngành luật thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của luật sư tại văn phòng luật sư danh chính

36 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘIKHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNBÁO CÁO CÔNG TÁC THỰC TẬP 1 NGÀNH LUẬT NỘI DUNG: Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của luật sư t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘIKHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÁO CÁO CÔNG TÁC THỰC TẬP 1 NGÀNH LUẬT

NỘI DUNG:

Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về

quyền và nghĩa vụ của luật sư tại Văn phòng luật sư Danh Chính

Họ và tên sinh viên : Ngô Hoàng NamMã sinh viên

001201002611Luật D2020B

Hà Nội

Trang 2

Phan Long, đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thiện đề tài này.Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến Luật sư Chu Mạnh Cường đã cho phép vàtạo điều kiện thuận lợi để tôi thực tập tại công ty Cuối cùng, tôi muốn cảm ơnđội ngũ nhân sự tại Công ty TNHH Luật Hưng Thịnh đã nhiệt tình cung cấp sốliệu, tài liệu và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành đề tài thực tập mộtcách thuận lợi nhất.

Trong quá trình hoàn thiện báo cáo, tôi đã gặp khá nhiều khó khăn do trìnhđộ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn của mình còn hạn chế, nên dù cốgắng nhưng báo cáo thực tập của tôi không tránh khỏi những thiếu sót Vì thế,tôi mong nhận được sự góp ý nhiệt tình từ thầy cô để đề tài thực tập của tôi đượchoàn thiện hơn nữa

Tôi xin chân thành cảm ơn!

2

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

3 Mục tiêu nghiên cứu 7

4 Đối tượng nghiên cứu 8

PHẦN II KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 8

1 Thông tin cơ bản về đơn vị/ doanh nghiệp tiếp nhận thực tập 8

1.1 Tên cơ quan/ doanh nghiệp: Văn phòng luật sư Danh Chính 8

1.2 Địa chỉ, thông tin liên hệ 8

1.3 Lĩnh vực hoạt động/ ngành nghề kinh doanh 9

1.3.2 Tranh tụng lĩnh vực hình sự 11

1.4 Cơ cấu lãnh đạo, sơ đồ tổ chức 12

2 Thông tin về bộ phận thực tập 14

2.1 Chức năng, nhiệm vụ, chuyên môn chính của bộ phận thực tập 14

2.2 Cơ cấu tổ chức của bộ phận thực tập 14

PHẦN III KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA LUẬTSƯ VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA LUẬT SƯ TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP 15

1 Khái quát chung về quyền và nghĩa vụ của luật sư 15

1.1 Khái niệm luật sư 15

1.2 Khái niệm văn phòng luật sư 16

1.3 Quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của luật sư 16

1.4 Nhận thức về thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của luật sư tại văn phòng luật sư Danh Chính 18

1.5 Ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của luật sư 182 Thực trạng áp dụng pháp luật về quyền và nghĩa vụ của luật sư tại Văn phòng luật sư Danh Chính 20

2.1 Thực trạng thực hiện quyền của luật sư tại văn phòng luật sư Danh Chính 202.2 Thực trạng thực hiện nghĩa vụ của luật sư tại văn phòng luật sư Danh Chính 21

3

Trang 4

2.3 Thực trạng tuân thủ những điều cấm của luật sư tại văn phòng luật

PHẦN IV TỰ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 25

1 Những bài học kinh nghiệm 25

2 Những thay đổi của bản thân sau khi kết thúc đợt thực tập 26

3 Thuận lợi, khó khăn tại cơ sở thực tập 27

Trang 5

TRƯỜNG ĐH THỦ ĐÔ HÀ NỘIKHOA KHXH&NV

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO CÔNG TÁC THỰC TẬP 1 NGÀNH LUẬT NỘI DUNG:

Luật sư là một trong số ít nghề được và cần thiết phải ban hành một hệ thốngpháp lý để điều chỉnh hoạt động, trong đó bao gồm nhiều quy định xoay quanhcác vấn đề như tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề, đào tạo nghề, nguyên tắc quảnlý luật sư và các quyền, nghĩa vụ của luật sư trong quá trình hành nghề Nhữngquy định này được coi là tôn chỉ, bắt buộc luật sư tuân theo và được đảm bảotrong quá trình hoạt động.

5

Trang 6

Điều này đã được thể hiện qua định hướng, quan điểm và chính sách củaĐảng và Nhà nước thông qua các nghị quyết, văn bản chỉ đạo Cần phải tạo điềukiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức trong nghề và nâng cao nhận thức về vịtrí, vai trò và quyền của luật sư đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp vàcông dân để thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực hành nghề luật sư Ngoài ra,Nhà nước còn nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ năng, chất lượng đào tạo và bồidưỡng luật sư để thể hiện tính chuyên nghiệp, sát sao trong công tác quản lý vàtuân thủ quy định của pháp luật và quy tắc đạo đức ứng xử nghề luật sư.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay vẫn có nhiều trường hợp luật sư vi phạmnghĩa vụ chuyên môn được quy định bởi pháp luật, đặc biệt là vi phạm nghĩa vụtuân thủ Quy tắc nghề nghiệp luật sư và bị áp dụng các hình thức xử phạt Mộtví dụ điển hình là luật sư Trần Quốc Dũ – luật sư trong vụ “Tịnh Thất Bồng Lai”đã bị tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư trong 24 tháng do đã cungcấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập trong vụ án hình sự.Những hành vi này không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của luật sư đó mà còn ảnhhưởng đến hình ảnh của toàn bộ ngành luật trong xã hội.

Ngoài ra, việc thực thi và bảo vệ quyền của luật sư trong quá trình làm việcvẫn chưa thực sự hiệu quả Nhiều tổ chức và cá nhân vẫn cố tình vi phạm, khôngtuân thủ các quy định của pháp luật, dẫn đến việc xâm phạm các quyền này.Điều này thường xuyên xảy ra tại các cơ quan nhà nước liên quan trực tiếp đếnviệc hành nghề của luật sư Vì vậy, việc pháp luật ghi nhận và thực thi các quyđịnh về quyền và nghĩa vụ của luật sư là rất quan trọng, cần được nghiên cứu vàphát triển song hành để đạt được hiệu quả cao nhất.

Trong kỳ thực tập, tôi đã được tham gia và hoạt động tại Văn phòng luật sưDanh Chính (sau đây gọi là “VPLS Danh Chính”) Đây là một tổ chức hànhnghề luật sư, với sự tham gia của nhiều cá nhân là luật sư Tương tự như các tổchức hành nghề luật sư khác, VPLS Danh Chính đảm bảo các quyền lợi và đồngthời có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật và các quy tắc trong quá

trình hoạt động hay hành nghề Với những lý do này, tôi đã chọn đề tài " Thực

6

Trang 7

tiễn thực hiện các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của luật sư tạiVăn phòng luật sư Danh Chính" làm đề tài cho báo cáo thực tập pháp luật về

quyền và nghĩa vụ của luật sư.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Bài báo cáo thực tập với đề tài "Thực tiễn thực hiện các quy định phápluật về quyền và nghĩa vụ của luật sư tại Văn phòng luật sư Danh Chính"

tập trung nghiên cứu nội dung liên quan đến vấn đề quyền và nghĩa vụ của luậtsư theo quy định pháp luật với phạm vi nhất định như sau:

Phạm vi về nội dung: nghiên cứu các vấn đề về quyền và trách nhiệm củaluật sư theo quy định pháp luật hiện hành tại Việt Nam.

Phạm vi về không gian: nghiên cứu thực tiễn áp dụng, thực hiện quy địnhpháp luật về quyền và trách nhiệm của luật sư tại VPLS Danh Chính.

Phạm vi về thời gian: nội dung luật luật sư 2015; đánh giá vấn đề thựctiễn tại VPLS Danh Chính được xác định từ thời điểm mới thành lập chođến nay.

3 Mục tiêu nghiên cứu

Bên cạnh phần lời mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt và danh mục tài liệutham khảo, nội dung bài báo cáo thực tập tốt nghiệp có kết cấu gồm hai chươngnhư sau:

Chương 1 Một số vấn đề lý luận cơ bản của thực hiện pháp luật về quyền và

nghĩa vụ của luật sư tại văn phòng luật sư.

Chương 2 Thực trạng thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của luật sư

tại Văn phòng luật sư Danh Chính.

Chương 3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quyền

và nghĩa vụ của luật sư từ thực tiễn của Văn phòng luật sư Danh Chính.

4 Đối tượng nghiên cứu

7

Trang 8

Bài báo cáo thực tập được nghiên cứu dưới sự tổng hòa bởi các phương phápnghiên cứu và được hoàn thiện áp dụng dựa trên cơ sở phương pháp luận củachủ nghĩa duy vật cùng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước hiện nay.Cụ thể, bài báo cáo sử dụng các phương pháp như sau:

Phương pháp phân tích: Phương pháp này được sử dụng để phân tíchnhững nội dung liên quan đến quy định của pháp luật và thực tiễn tạiVPLS Danh Chính về vấn đề quyền và trách nhiệm của luật sư Phươngpháp phân tích được thể hiện qua các nội dung phân tích quy phạm và lịchsử.

Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để đan xen và kếthợp với phương pháp phân tích để đưa ra những nội dung nghiên cứu baoquát và đầy đủ nhất Việc tổng hợp các nội dung phân tích sẽ giúp bài báocáo có được cái nhìn chung nhất và sâu nhất về vấn đề nghiên cứu.

Phương pháp đánh giá: Phương pháp đánh giá được sử dụng để nhìn nhậnvà đưa ra nhận xét, quan điểm về thực tiễn thực thi, áp dụng quy địnhpháp luật về quyền và nghĩa vụ của luật sư tại VPLS Danh Chính Phươngpháp đánh giá cũng giúp chỉ ra các ưu điểm, nhược điểm và vướng mắccòn tồn tại để đề xuất các phương án tối ưu nhằm khắc phục nhược điểm,phát huy ưu điểm và nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.

Ngoài ra, bài báo cáo cũng sử dụng một số phương pháp khác như phương phápquy nạp, phương pháp liệt kê, phương pháp so sánh, để đạt được mục đíchcuối cùng của bài luận.

PHẦN II KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

1 Thông tin cơ bản về đơn vị/ doanh nghiệp tiếp nhận thực tập

1.1 Tên cơ quan/ doanh nghiệp: Văn phòng luật sư Danh Chính 1.2 Địa chỉ, thông tin liên hệ

Trụ sở chính: Số 59 phố Khương Trung, phường Khương Trung, Quận

Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

8

Trang 9

Điện thoại: 0913539316Mã số thuế: 0105795321

1.3 Lĩnh vực hoạt động/ ngành nghề kinh doanh

Văn phòng luật sư Danh Chính cung cấp dịch vụ tranh tụng hình sự và tư vấnpháp luật.

1.3.1 Tư vấn pháp lý:

1.3.1.1 Tư vấn pháp luật về doanh nghiệp

Tư vấn thành lập doanh nghiệp: Bao gồm tư vấn thành lập công ty cổ phần,

công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, và doanh nghiệp tư nhân Ngoàira, VPLS Danh Chính còn cung cấp tư vấn về thành lập chi nhánh, văn phòngđại diện, và mở địa điểm kinh doanh Đặc biệt, VPLS Danh Chính có chuyênmôn sâu về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, quy định về vốn pháp định,thủ tục giới thiệu địa điểm kinh doanh, và đánh giá báo cáo tác động môi trường.

Tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh: Cung cấp tư vấn về thay đổi người đại

diện theo pháp luật, tên doanh nghiệp, trụ sở doanh nghiệp, vốn điều lệ, và thànhviên công ty, hướng dẫn về chuyển nhượng phần vốn góp, vốn điều lệ, và bándoanh nghiệp.

Tư vấn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp: Cung cấp tư vấn về chuyển đổi từ

doanh nghiệp tư nhân sang công ty trách nhiệm hữu hạn, từ công ty trách nhiệmhữu hạn sang công ty cổ phần, và từ công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viêntrở lên sang công ty TNHH một thành viên và ngược lại

Tư vấn cơ cấu lại doanh nghiệp: Cung cấp tư vấn về chia, tách, hợp nhất, và

sáp nhập doanh nghiệp Tư vấn về giải thể và phá sản doanh nghiệp, xây dựngquy chế về tổ chức, quản lý, hoạt động và điều hành doanh nghiệp, xây dựng nộiquy công ty, quy chế tài chính, nhân sự, xây dựng hợp đồng lao động và bộ hợpđồng chuẩn về các giao dịch thương mại của doanh nghiệp

9

Trang 10

Tư vấn pháp luật trong kinh doanh: Tư vấn giải quyết tranh chấp kinh doanh,

thương mại tại Tòa án và Trọng tài thương mại Hỗ trợ tư vấn về các vấn đềpháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh như lập và thực hiện hợp đồng, bảovệ quyền sở hữu trí tuệ, giải quyết các tranh chấp lao động và thuế.

1.3.1.2 Tư vấp về hợp đồng thương mại – dân sự

Đánh giá tính hợp pháp của hợp đồng về các yếu tố như chủ thể, nội dung,năng lực ký kết và thực hiện hợp đồng của đối tác của khách hàng.

Tham gia đàm phán, thương lượng và thẩm định nội dung bản dự thảo hợpđồng cùng với khách hàng trước khi thực hiện giao dịch với đối tác.

Soạn thảo hợp đồng và cung cấp tư vấn về các vấn đề pháp lý liên quan.

1.3.1.3 Tư vấn pháp luật về đất đai – xây dựng

Tư vấn việc cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liềnvới đất.

Tư vấn việc cấp đổi các giấy tờ về đất đai, nhà ở, công trình trên đất.Tư vấn tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất.

Tư vấn việc thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thếchấp, thừa kế, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.

Tư vấn hình thức sử dụng đất của tổ chức kinh tế, cá nhân, tổ chức nướcngoài khi đầu tư, sinh sống tại Việt Nam.

Tư vấn điều kiện, hình thức sở hữu nhà của người Việt Nam định cư ở nướcngoài, cá nhân nước ngoài đang làm ăn, sinh sống ở Việt Nam.

Tư vấn việc xin cấp giấy phép xây dựng; giấy phép đầu tư dự án nhà ở, bấtđộng sản.

10

Trang 11

Tư vấn giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp tài sản trên đất,tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất; tư vấn phương thức, cơ quan có thẩmquyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai, nhà ở.

1.3.1.4 Tư vấn pháp luật về hình sự (chuyên môn chính)

Tư vấn về tính pháp lý của việc bắt, tạm giam, tạm giữ người bởi các cơ quantiến hành tố tụng.

Tư vấn về việc xin bảo lãnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo thaythế biện pháp ngăn chặn tạm giam.

Tư vấn về việc xin xóa án tích.

Tham gia vào quá trình tố tụng ngay từ giai đoạn đầu để bảo vệ tốt nhất choquyền lợi của khách hàng.

1.3.1.5 Tư vấn pháp luật về thi hành án dân sự - hình sự

Tư vấn về quy định về việc thi hành án hình sự Đây là quá trình thực hiện

bản án hình sự đã được tuyên án và có hiệu lực pháp lý Dịch vụ tư vấn sẽ giúpđương sự hiểu rõ quy trình và các quy định liên quan đến việc thi hành án hìnhsự.

Tư vấn về việc xin hoãn, tạm đình chỉ hoặc giảm nhẹ hình phạt trong quátrình thi hành bản án hình sự Nếu đương sự có lí do cụ thể để xin hoãn, tạm

đình chỉ hoặc giảm nhẹ hình phạt, dịch vụ tư vấn pháp luật sẽ giúp khách hànglàm đúng thủ tục và luật pháp để đạt được kết quả mong muốn.

Tư vấn về quy định về việc thi hành án dân sự Dịch vụ tư vấn sẽ giúp đương

sự hiểu rõ quy trình và các quy định liên quan đến việc thi hành án dân sự, baogồm việc xác minh tài sản để thi hành án Khách hàng có thể yêu cầu dịch vụnày để đảm bảo quyền lợi của mình trong quá trình thi hành án.

1.3.2 Tranh tụng lĩnh vực hình sự

11

Trang 12

Tư vấn các cách thức giải quyết tranh chấp, đánh giá điểm mạnh và điểmyếu của các bên tranh chấp Đưa ra những phương án cụ thể có lợi nhất trong

quá trình đàm phán, hòa giải (nếu có).

Hướng dẫn và tư vấn cho đương sự về trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu

khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đếnTòa án có thẩm quyền.

Tiến hành điều tra thu thập chứng cứ tài liệu, kiểm tra đánh giá chứng cứ

-tài liệu để trình trước Tòa.

Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp cho thân chủ tại tòa án các cấp trong các vụ án hình sự.

Tham gia tố tụng với tư cách là đại diện ủy quyền - nhân danh đương sự thực

hiện tất cả các phương án và cách thức theo quy định của pháp luật để bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của đương sự một cách tốt nhất tại các cấp tòa xét xử.

1.4 Cơ cấu lãnh đạo, sơ đồ tổ chức

Sơ đồ 1 Sơ đồ tổ chức Văn phòng luật sư Danh Chính

Trưởng văn phòng: Chu Mạnh Cường

12Nhân viên văn

Trang 13

Đây là người đại diện theo pháp luật của văn phòng luật sư Danh Chính, cóthẩm quyền cao nhất trong việc điều hành và tổ chức hoạt động của văn phòng,chịu trách nhiệm báo cáo về hoạt động của Văn phòng trước Sở tư pháp và ĐoànLuật sư TP Hà Nội

Là người nằm giữ quyền quyết định các vấn đề về nhân sự, tiền lương,thưởng, phụ cấp,… của các chức danh khcas nhau, các Luật sư, nhân viên trongvăn phòng và duyệt chi các khoản từ nguồn thu của Văn phòng Là người quyếtđịnh các vấn đề đối nội, đối ngoại của văn phòng

Luật sư thành viên, luật sư cộng tác

Là Luật sư đã ký kết hợp đồng làm việc; Luật sư đã được kí giấy cộng tác với

Văn phòng

Tiếp khách hàng của Văn phòng theo sự phân công của Trưởng Văn phòng

(trừ những khách hàng yêu cầu đích danh Luật sư) Tư vấn pháp luật tại trụ sở

của Văn phòng theo sự phân công, chỉ đạo của Trưởng Văn phòng Tham gia Tốtụng, đại diện ngoài tố tụng, soạn thảo văn bản, hợp đồng, liên hệ công việc,giao dịch với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và tư vấn pháp luật, trảlời yêu cầu của khách hàng qua điện thoại, email, fax…

Nhân viên văn phòng

Bao gồm: kế toán, thủ quỹ, văn thư, lái xe…

Có nhiệm vụ giúp việc cho các Luật sư, chuyên viên pháp lý để triển khai cáccông việc hàng ngày Phụ trách công việc kế toán, tài chính, quản lý thu, chi củaVăn phòng Liên hệ các cơ quan, tổ chức để giao văn bản, tài liệu theo sự chỉđạo của Luật sư Phụ trách văn thư, thông tin, tư liệu, lưu trũ của Văn phòng vàcập nhật các văn bản pháp luật mới Thực hiện các công việc theo chuyên mônvà các công việc khác theo sự phân công của Trưởng Văn phòng.

Luật sư tập sự, thực tập sinh

Luật sư tập sự (người tập sự hành nghề Luật sư): là người được Trưởng vănphòng chấp nhận tập sự tại Văn phòng thông qua quyết định tiếp nhận người tậpsự hành nghề Luật sư và cử luật sư hướng dẫn tập sự.

Thực tập sinh: là người chưa đấy đủ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để làmviệc như một luật sư tại Văn phòng mà họ chỉ có mặt tại Văn phòng hoặc thamgia cùng các Luật sư để học hỏi kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ hành nghề luật sưđể hoàn thiện bản thân Học tập, rèn luyện theo sự hướng dẫn của Luật sư tạiVăn phòng Tham gia, giúp đỡ cho Luật sư trong việc nghiên cứu, tóm tắt hồ sơ,soạn thảo đơn thư, văn bản…

13

Trang 14

1.5 Môi trường làm việc của cơ sở thực tập

Văn phòng luật sư Danh Chính đã xây dựng được một môi trường làm việcnăng động và chuyên nghiệp với đội ngũ nhân viên nghiệp vụ và nhân viên hỗtrợ nhiệt tình và có chuyên môn vững vàng Tất cả đều có tác phong làm việcchuyên nghiệp.

Tất cả các nhân viên nghiệp vụ đều đã tốt nghiệp cử nhân luật và đang hoànthành các chứng chỉ nghiệp vụ luật sư, cùng với việc liên tục được đào tạo và táiđào tạo để hỗ trợ hoạt động của các luật sư, công chứng hợp đồng giao dịch antoàn, nhanh chóng và hiệu quả

2 Thông tin về bộ phận thực tập

2.1 Chức năng, nhiệm vụ, chuyên môn chính của bộ phận thực tập

Trong quá trình thực tập, tôi được trưởng văn phòng phân công công việc hỗtrợ các luật sư với chức năng, nhiệm vụ và chuyên môn chính sau:

Chức năng: Hỗ trợ các luật sư trong quá trình làm việc tại văn phòng.Nhiệm vụ:

Thứ nhất, tìm kiếm và thu thập thông tin liên quan đến các vụ việc, bao gồm

tài liệu pháp lý, báo cáo và các tài liệu khác có liên quan đến các vụ án.

Thứ hai, chuẩn bị hồ sơ và tài liệu pháp lý cho các cuộc họp, phiên tòa và các

hoạt động khác của luật sư.

Thứ ba, tham gia vào quá trình thẩm định hồ sơ, phân tích và xử lý thông tin

để đưa ra các khuyến nghị và giải pháp cho luật sư.

Thứ tư, hỗ trợ luật sư trong việc lập kế hoạch và triển khai các chiến lược

pháp lý.

Thứ năm, thực hiện các nghiên cứu pháp lý về các vấn đề liên quan đến các

vụ án và cung cấp các báo cáo phân tích cho luật sư.

Thứ sáu, giúp luật sư trong việc chuẩn bị tài liệu cho các hội thảo, đào tạo và

các hoạt động khác của văn phòng luật sư.

Thứ bảy, thực hiện các công việc văn phòng, bao gồm quản lý hồ sơ, trả lời

điện thoại và thư từ, và xử lý các vấn đề khác có liên quan đến hoạt động củavăn phòng luật sư.

Chuyên môn chính: Giúp đỡ, hỗ trợ luật sư trong các công việc pháp lý cơbản như trên

2.2 Cơ cấu tổ chức của bộ phận thực tập

14

Trang 15

Các hoạt động hỗ trợ được thực hiện trên các chuyên ngành chủ yếu là: Cácbộ luật Tố Tụng, Hình sự và Dân sự.

PHẦN III KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA LUẬTSƯ VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA LUẬT SƯ TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP

1 Khái quát chung về quyền và nghĩa vụ của luật sư1.1 Khái niệm luật sư

Nghề luật sư đã tồn tại và phát triển từ rất lâu đời trên toàn thế giới, bắt đầutừ thời kỳ La Mã cổ đại Vào mỗi thời điểm, vai trò và tầm quan trọng của nghềluật sư được đánh giá và nhìn nhận khác nhau, phù hợp với đặc tính phát triểncủa xã hội Trong thời kỳ La Mã cổ đại đến Trung cổ, nghề luật sư phần lớn vẫnlà tự phát và chưa có quy củ hay đặc tính nghề nghiệp nhất định, vì vậy vai tròcủa luật sư bị hạn chế rất nhiều Tuy nhiên, khi xã hội bước vào chế độ tư bản,nhu cầu được bảo vệ quyền lợi của con người ngày càng cao và được coi trọnghơn Khi đó, vai trò và vị trí của nghề luật sư được khẳng định và trở thành mộtnghề tự do được công nhận Đến nay, nghề luật sư được trân trọng nhiều hơn,đặc biệt là ở các quốc gia phát triển Ở Việt Nam, nghề luật sư được xem là mộttrong những nghề cao quý của xã hội.

Với một lịch sử tồn tại lâu đời, khái niệm về luật sư đã trở nên phong phú vàđa dạng Theo quan niệm dân gian, "luật" mang ý nghĩa pháp luật, trong khi "sư"có nghĩa là thầy giáo Vì vậy, "luật sư" có thể được hiểu là người thầy trong lĩnhvực pháp luật, hoặc theo ngôn ngữ dân gian, là người cãi nhau Tuy nhiên, đốivới những người nghiên cứu ngôn ngữ học, một số cho rằng luật sư là người sửdụng pháp luật để bảo vệ bị cáo trước tòa án Điều này chỉ giới hạn đến khíacạnh tranh tụng trong nghề luật sư, không bao quát được tất cả các hoạt độngcủa họ và không thể đưa ra một cái nhìn toàn diện về khái niệm luật sư

Có thể thấy, hai khái niệm đã được đề cập chỉ tập trung vào một khía cạnhnhỏ của nghề luật sư là tranh tụng Tuy nhiên, chúng chưa thể bao quát đượctoàn bộ hoạt động của luật sư hoặc đưa ra một cái nhìn tổng thể, toàn diện vềkhái niệm luật sư

Ở Việt Nam, để đảm bảo sự đồng nhất trong việc hiểu và áp dụng pháp luậtvề luật sư, Luật Luật sư 2006, đã sửa đổi bổ sung năm 2015 đã đưa ra khái niệmvề luật sư dưới góc độ pháp lý Theo đó, luật sư là người thực hiện dịch vụ pháplý theo yêu cầu của khách hàng là cá nhân, cơ quan hay tổ chức, và có đủ tiêuchuẩn và điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật Khái niệm này baoquát toàn diện nội dung và bản chất của luật sư, đảm bảo tính đầy đủ hoạt độngnghề nghiệp và tuân thủ quy định pháp luật.

15

Trang 16

1.2 Khái niệm văn phòng luật sư

Theo điều 14 của Luật Luật sư 2006, được sửa đổi bổ sung năm 2015, vănphòng luật sư là đơn vị kinh doanh dịch vụ pháp lý do luật sư hoặc hợp tác xãluật sư điều hành và chịu trách nhiệm về quản lý, hoạt động và chất lượng dịchvụ pháp lý của văn phòng.

Văn phòng luật sư phải được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về luậtsư và thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật về doanh nghiệp, thuế, lao động,bảo vệ môi trường, an toàn lao động và quyền lợi của người lao động

Ngoài ra, văn phòng luật sư còn phải tuân thủ các quy định về đạo đứcnghề nghiệp, bảo mật thông tin của khách hàng và không được tiếp nhận hoặcthực hiện các vụ án vi phạm pháp luật hoặc đối lập với quyền lợi và lợi ích củaquốc gia, nhân dân và đối tác kinh doanh.

Tóm lại, văn phòng luật sư là một đơn vị kinh doanh dịch vụ pháp lý, phảiđăng ký và tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật và đạo đức nghề nghiệp, đểđảm bảo chất lượng dịch vụ và bảo vệ quyền lợi của khách hàng và các bên liênquan.

1.3 Quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của luật sư

Theo khoản 1 điều 22 Luật luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2015 đã quy định rõvề quyền của luật sư Cụ thể như sau:

Quyền được bảo đảm quyền hành nghề luật sư theo quy định của Luật nàyvà quy định của pháp luật có liên quan: Luật sư được đảm bảo quyền hành nghề

theo quy định của Luật luật sư và các pháp luật liên quan khác Điều này đảmbảo cho luật sư có thể hoạt động trong một môi trường pháp lý an toàn và ổnđịnh, bảo vệ quyền và lợi ích của mình cũng như của khách hàng.

Quyền đại diện cho khách hàng theo quy định của pháp luật: Luật sư có

quyền đại diện cho khách hàng trong các vụ kiện và các hoạt động pháp lý kháctheo quy định của pháp luật Điều này đảm bảo rằng khách hàng có thể được đạidiện bởi một chuyên gia về pháp luật và đảm bảo quyền lợi của họ được bảo vệ.

Quyền lựa chọn hình thức hành nghề luật sư và hình thức tổ chức hành nghềluật sư theo quy định của Luật này: Luật sư được phép lựa chọn hình thức hành

nghề luật sư và hình thức tổ chức hành nghề luật sư mà họ mong muốn, miễn lànó tuân theo quy định của Luật luật sư Điều này đảm bảo rằng luật sư có sự linhđộng và tự do trong việc lựa chọn cách thức hoạt động của mình.

Quyền hành nghề luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam: Luật sư có quyền hành

nghề trên toàn lãnh thổ Việt Nam, miễn là hoạt động của họ tuân thủ các quyđịnh pháp luật liên quan.

16

Trang 17

Quyền hành nghề luật sư ở nước ngoài: Luật sư cũng được phép hành nghề

tại các nước ngoài nếu tuân thủ quy định của Luật luật sư và quy định của nướcsở tại.

Ngoài ra, tại khoản 2 của điều này cũng đề cập tới các nghĩa vụ của luật sưnhư sau:

Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư quy định tại Điều 5 của Luậtnày Điều 5 của Luật Luật sư quy định các nguyên tắc hành nghề luật sư, bao

gồm những quy định về đạo đức nghề nghiệp, nghiêm túc, trung thực, tận tụy,tôn trọng quyền của khách hàng và người sử dụng dịch vụ pháp luật, bảo vệ bímật nghề nghiệp, không tham gia vào các hành vi phi pháp, v.v Do đó, nghĩa vụđầu tiên của luật sư là tuân thủ tất cả các nguyên tắc hành nghề luật sư được quyđịnh tại Điều 5 của Luật Luật sư.

Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và các quy định có liên quan trong quan hệvới các cơ quan tiến hành tố tụng; có thái độ hợp tác, tôn trọng người tiến hànhtố tụng mà luật sư tiếp xúc khi hành nghề Nghĩa vụ thứ hai của luật sư là chấp

hành nghiêm chỉnh các quy định liên quan đến nội quy và quy định trong quanhệ với các cơ quan tiến hành tố tụng Đồng thời, luật sư cần có thái độ hợp tácvà tôn trọng người tiến hành tố tụng trong quá trình tiếp xúc và làm việc.

Tham gia tố tụng đầy đủ, kịp thời trong các vụ án do cơ quan tiến hành tốtụng yêu cầu Nghĩa vụ thứ ba của luật sư là tham gia đầy đủ và kịp thời vào các

vụ án mà cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu Điều này đảm bảo cho khách hàngcủa luật sư được bảo vệ quyền lợi và được đại diện tốt nhất trong quá trình tốtụng.

Thực hiện trợ giúp pháp lý Nghĩa vụ thứ tư của luật sư là thực hiện trợ giúp

pháp lý cho khách hàng Trợ giúp pháp lý bao gồm tư vấn, đại diện và tham giagiải quyết các tranh chấp pháp lý của khách hàng.

Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn là một nghĩa vụ quan trọng của

luật sư Theo quy định của Luật Luật sư 2015, các luật sư phải tham gia bồidưỡng và nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ để phục vụ tốthơn cho công việc của mình Cụ thể, theo điều 32 của Luật Luật sư 2015, luật sưphải tham gia đầy đủ các chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đượccơ quan quản lý nhà nước về luật sư công nhận và công bố Việc tham gia bồidưỡng này không chỉ giúp luật sư nâng cao kiến thức và kỹ năng, mà còn giúpluật sư đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và cải thiện chất lượng dịch vụcủa mình.

17

Trang 18

1.4 Nhận thức về thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của luật sưtại văn phòng luật sư Danh Chính

Việc thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của luật sư tại văn phòng luậtsư là rất quan trọng và đóng vai trò quyết định đến uy tín và danh tiếng của vănphòng luật sư đó.

Đầu tiên, luật sư phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền và nghĩavụ của mình, đảm bảo tính chuyên nghiệp và đạo đức trong công việc của mình.Việc nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ như tham gia tố tụng đầy đủ, kịp thời,hỗ trợ pháp lý và tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn cũng là nhữngđiều cần thiết để tạo dựng uy tín và độ tin cậy của văn phòng luật sư.

Ngoài ra, việc thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của luật sư cũng baogồm việc tôn trọng quyền và lợi ích của khách hàng và những người liên quanđến vụ án, luôn hành động và tư vấn đúng với quy định pháp luật và không baogiờ vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, luật sư còn phải thực hiện tốt các quy định về trách nhiệm đốivới khách hàng, bảo mật thông tin, không tham gia vào các hoạt động vi phạmpháp luật và luôn sẵn sàng phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để thực hiệntốt nghĩa vụ của mình.

Để thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của luật sư tích cực tại vănphòng luật sư, trước hết tôi nhận thức được nghĩa vụ của mình phải tuân thủ cácnguyên tắc hành nghề quy định tại Luật Luật sư, đồng thời phải nghiêm túc chấphành nội quy và các quy định có liên quan trong quan hệ với các cơ quan tiếnhành tố tụng Việc này đảm bảo tính chuyên nghiệp và đạo đức của người hànhnghề luật sư, đồng thời tạo dựng được uy tín và lòng tin của khách hàng.

Như vậy, việc thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của luật sư tại vănphòng luật sư là một nhiệm vụ rất quan trọng, yêu cầu sự tập trung, nghiêm túcvà có trách nhiệm cao từ phía các luật sư Cũng bởi vậy, Văn phòng luật sưDanh Chính đã nhận được sự tín nhiệm rất lớn từ cả trong ngành và khách hàngsử dụng dịch vụ.

1.5 Ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ củaluật sư

Việc thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của luật sư đóng vai trò rấtquan trọng trong hệ thống pháp luật của một quốc gia Luật sư được xem như làngười đại diện cho khách hàng trong các vụ án, giúp họ đạt được quyền lợi vàbảo vệ trước pháp luật Tuy nhiên, để thực hiện công việc của mình, luật sư phải

18

Ngày đăng: 16/08/2024, 17:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN