Tính cấp thiết của luận văn Do tính chất hoạt động của một trung gian tài chính là đi vay để cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính khác, nên vốn huy động là khâu có tính quyết định đ
Quan niệm về nâng cao công tác huy động vốn ở NHTM
Nâng cao thường được hiểu là nâng một sự vật hay hiện tượng lên một tầm cao mới so với hiện tại Theo Từ điển tiếng Việt thì “nâng cao” được hiểu là “làm cho cao hơn trước, đưa lên mức cao hơn” [12].
* Nâng cao công tác huy động vốn của NHTM:
Hiểu một cách tương tự thì “nâng cao công tác huy động vốn” là việc NHTM sử dụng các biện pháp và các công cụ nhằm tạo ra một sự thay đổi về công tác huy động von của NHTM cả về lượng (qui mô) và chất (hiệu quả) cao hơn so với trước đó.
Sự cần thiết phải nâng cao công tác huy động vốn ở NHTM
Như trên đã đề cập và phân tích thì vốn huy động có ý nghĩa quyết định trong kinh doanh của NHTM, hơn nữa, công tác huy động vốn của các NHTM còn có vai trò và vị trí quan trọng đối với cả KH và nền kinh tế, cho nên nâng cao công tác huy động vốn là yêu cầu mang tính chất khách quan, được thê hiện trên các nội dung sau đây:
Thứ nhất, Nâng cao công tác huy động vốn giúp NHTM tập trung được nguồn tièn tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế với qui mô lớn hơn, hiệu qua huy động nguồn tốt hơn, đây là tiền dé dé nguồn vốn huy động được sử dụng hiệu quả hơn, góp phần tích cực đối với các hoạt động đầu tư phát triển.
Thứ hai, Nâng cao công tác huy động vốn giúp những người có vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi có cơ hội đầu tư sinh lợi cao hơn, từ đó góp phần tăng thu nhập cho các KH Đây là yếu tố quan trọng trong công tác huy động vốn trong tương lai của NHTM.
Thứ ba, Muốn nâng cao công tác huy động vốn đòi hỏi các NHTM phải thực hiện công tác huy động vốn ngày một chuyên nghiệp hơn, qua đó giúp các NHTM từng bước giảm thiêu chi phí huy động vốn, nâng cao hiệu quả huy động vốn.
Thứ tu, Nâng cao công tác huy động vốn cũng là biện pháp nhằm giúp thị trường tài chính từng bước nâng cao hiệu quả và tính chuyên nghiệp trong hoạt động.
Các chỉ tiêu đánh giá nâng cao công tác huy động vốn của NHTM
Đề đánh giá mức độ nâng cao trong công tác huy động vốn của NHTM thì người ta có thé sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau, trong đó có một số chỉ tiêu chính sau đây thường được sử dụng:
1.2.3.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá nâng cao về mặt lượng
- Tốc độ tăng trưởng vốn huy động hang năm
Vấn huy động kỳ này Tốc độ tăng trưởng = ———— 100
Vấn huy động kỳ trước Chỉ tiêu này cho biết tăng trưởng vốn huy động năm tính toán so với năm trước đó là bao nhiêu Chỉ tiêu này càng cao thì công tác huy động vốn của NHTM trong năm càng được đánh giá cao.
Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng huy động vốn phải phù hợp với cơ cấu và qui mô sử dụng vốn của NH, nên sử dụng chỉ tiêu này dé đánh giá phải kết hợp với chỉ tiêu:
- Cơ cầu vốn huy động
Nguồn vốn huy động loại i
Tỷ trọng của nguồn vốn huy động i = ————————————————— 100
Tổng nguồn vốn huy động Chỉ tiêu nay dùng dé xác định cơ cấu nguồn vốn huy động của NHTM theo từng thời kỳ, từ đó xác định cơ cấu nguồn vốn huy động có hợp lý, phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn của NH chưa, qua đó giúp có sự điều chỉnh cơ cấu vốn huy động kỳ tới cho phù hợp.
- Khả năng đáp ứng nhu cầu kinh doanh của NHTM.
Chỉ tiêu này được tính toán theo công thức:
Tổng dw nợ cho vay và đầu tư Chỉ tiêu này giúp so sánh khả năng cho vay và đầu tư với khả năng huy động vốn dé đáp ứng của NHTM Nếu như NHTM có nguồn vốn huy động tương xứng với sử dụng vốn thì chứng tỏ vốn huy động của NH đã được sử dụng hiệu quả và công tác huy động vốn của NH này đã thành công
- Sự đa dạng của các hình thức huy động vốn (Chỉ tiêu này có thể đánh giá kết hợp với chỉ tiêu cơ cấu vốn huy động và khả năng đáp ứng nhu cầu kinh doanh của NHTM).
Thông thường huy động vốn của các NHTM rất đa dạng về đối tượng
KH (cá nhân, tổ chức), công cụ huy động (huy động vốn truyền thống, huy động thông qua triển khai các dịch vụ NH mới), kỳ hạn huy động (không kỳ hạn, có kỳ hạn) và loại tiền huy động (nội tệ, ngoại tệ, vàng) Để tăng cường
21 thu hút tiền gửi đòi hỏi NHTM phải đa dạng hóa các hình thức và biện pháp huy động vốn Mức độ huy động vốn càng đa dạng thì công tác huy động vốn cua NH càng được đánh giá cao không chỉ đứng trên góc độ của NHTM (giúp
NH đáp ứng vốn cho qui mô hoạt động kinh doanh ngày cảng tăng lên), mà còn từ phía KH (đáp ứng tốt các nhu cầu da dạng của KH gửi tiền về kỳ hạn, về thu nhập, về các dịch vụ tiện ích đi kèm).
1.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá nâng cao về mặt chất
- Chi phí huy động vốn Chi phí huy động vốn của NHTM bao gồm: (i) Chi phí trả lãi; (ii) Chi phí phi lãi Chi phí huy động vốn được tính toán theo công thức sau đây:
Chỉ phi tra lãi + Chi phí phi lãi
Chi phí huy động von = ——————————D 100
Tổng vốn huy động Nếu chi phí huy động vốn càng cao chứng tỏ công tác huy động vốn của NH càng kém hiệu quả Do vốn huy động là khâu có tính quyết định hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh trong cho vay và đầu tư của NHTM, nên chi phí huy động vốn càng thấp thì công tác huy động vốn của NH càng được đánh giá cao; Và ngược lại.
- Mức độ phù hợp giữa huy động và sử dụng vốn Chỉ tiêu này sử dụng để so sánh sự phù hợp giữa nguồn vốn huy động với việc sử dụng vốn trong các hoạt động kinh doanh của NHTM Sự phù hợp càng cao càng thể hiện huy động vốn của NH càng hiệu quả Dé đạt được yêu cầu này thì đòi hỏi công tác kế hoạch hóa nguồn vốn của NH phải rất khoa học và có tính thực tiễn cao.
- Thu nhập từ sử dụng vốn huy động.
Chỉ tiêu này được xác định như sau
Thu nhập từ Doanh thu Chỉ phí sử dụng = từ lãi - — huy động von huy động sử dụng vốn vốn
Chỉ tiêu này giúp đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động của
NH như thế nào Về nguyên lý thì muốn có thu nhập từ sử dụng vốn huy động cao thì NHTM hoặc là phải tìm kiếm các cơ hội đầu tư có thu nhập cao (đầu tư mạo hiểm) hoặc là phải giảm chi phí huy động Do vậy, chỉ tiêu này chỉ có ý nghĩa tương đối trong đánh giá mức độ nâng cao công tác huy động vốn của một NHTM.
Hoặc cũng có thể sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận huy động vốn
Tỷ suất Thu nhập từ von huy động lợi nhuận = huy động von Chi phí huy động von Chỉ tiêu này cho biết tỷ suất lợi nhuận từ mỗi đồng vốn huy động là bao nhiêu Về nguyên tắc chỉ số này càng cao thì việc huy động vốn của NHTM càng hiệu quả.
- Mức độ rủi ro trong huy động vốn Chỉ tiêu này cho biết mức độ rủi ro trong huy động vốn của NHTM. Rui ro trong huy động nguồn bao gồm nhiều loại: Có thé là rủi ro lãi suất, có thé là rủi ro do cơ cấu huy động nguồn bat hợp lý (quá lệ thuộc vào một số nhóm KH lớn, vào một loại tiền tệ huy động, vào phạm vi thị trường huy động ).
Chỉ tiêu này giảm cho biết công tác huy động nguồn vốn được nâng cao; Và ngược lại.
1.2.3.3 Nhóm chỉ tiêu hạn chế rủi ro lãi suất bang các hợp đông kỳ hạn và hợp dong tương lai
KINH NGHIỆM NÂNG CAO CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VÓN TỪ MỘT SỐ
Kinh nghiệm nâng cao công tác huy động vốn . 2: ¿+s2+z+cx+zxzsz 30 1.3.2 Bài học rút ra đối với Techcombank trong việc nâng cao công tác huy
So với hầu hết các NHTM khác thì công tác huy động vốn được xem là thế mạnh của Vietinbank Với mạng lưới chi nhánh/phòng giao dịch rộng khắp cả nước cùng với các sản phẩm tiền gửi ngày càng đa dạng đã đem lại nhiều tiện ích cho KH đến NH này gửi tiền Ngoài việc tập trung huy động tiền gửi tiết kiệm trong dân cư, để có được sự tăng trưởng mạnh về nguồn vốn, Vietinbank đã đưa ra nhiều chính sách nhằm huy động vốn từ những KH
- Chính sách Marketing: Tại mỗi Chi nhánh của NH đều tô chức bộ phận chăm sóc KH, tạo cho KH cảm giác được tôn trọng mỗi khi đến giao dịch Bộ phận chăm sóc KH có chức năng hướng dẫn KH lần đầu giao dịch khai bao thông tin, trả lời các thắc mắc của KH, tư vấn, giới thiệu về các sản phẩm của NH cho KH, xây dựng văn hóa giao dịch của NH, xây dựng chiến lược marketing phù hợp nhằm tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu các tiện ích của sản phẩm dịch vụ Vietinbank hiện có đến đông đảo KH (bất kê qui mô lớn hay nhỏ) dé tạo cho họ tiếp cận, năm bắt, từ đó có thói quen sử dụng các dịch vụ của NH Đề mở rộng qui mô huy động tiền gửi, một mặt NH giữ vững quan hệ tiền gửi của các KH truyền thống, mặt khác đây mạnh tìm kiếm, tiếp thị các KH mới, bao gồm cả các công ty cô phần, trách nhiệm hữu hạn thuộc sở hữu tư nhân kinh doanh có hiệu quả.
- Chính sách cạnh tranh huy động vốn hiệu quả: Dé cạnh tranh hiệu quả trong công tác huy động vốn, Vietinbank đã tô chức nghiên cứu rất kỹ các đối thủ cạnh tranh, trên cơ sở đó, thực hiện phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của các sản phẩm huy động vốn hiện hữu của NH, qua đó giúp từng bước cải thiện phát triển các sản phẩm này nhằm tăng tính cạnh tranh trong công tác huy động vốn trên toàn hệ thống. Đối với việc tạo dựng lòng tin, Vietinbank chủ trương xây dựng hình ảnh của mình đối với KH thông qua số lượng, chất lượng sản phẩm huy động,
31 trình độ và kỹ năng giao tiếp của cán bộ, nhân viên, tăng cường trang bị kỹ thuật công nghệ hiện đại, tăng cường cơ sở vật chất khang trang Bên cạnh đó, Vietinbank cũng có chính sách tạo ra sự khác biệt về sản phẩm huy động vốn, qua đó tăng tính cạnh tranh trong huy động nguồn.
- Chính sách KH: Bao gom ca chinh sach phat triển các dich vu hỗ trợ
(phí dịch vụ chuyển tiền, phí mua bán ngoại tệ, lãi suất vay vốn ) nhằm lôi kéo KH truyền thống và KH mục tiêu sử dung các sản phẩm huy động vốn của Vietinbank Dé làm được điều này, Vietinbank thực hiện phân khúc thị trường thành: (i) KH tiềm năng: KH chưa có tài khoản tiền gửi; (ii) KH hiện hữu: Loại KH này lại được chi thành: KH có số dư tiền gửi lớn đem lại lợi nhuận cao cho NH được hưởng chính sách KH VIP (được phục vụ nhanh nhất với giá cả thấp nhất và hưởng các ưu đãi dịch vụ khác nhiều nhất); KH có số dư tiền gửi trung bình và có khả năng tiếp tục tăng số dư tiền gửi cho Vietinbank trong tương lai sẽ được phục vụ theo chính sách KH ưu đãi về lãi suất tiền gửi và có thẻ kèm theo cả lãi suất tiền vay (nếu cần) cũng như giảm phí dịch vụ chuyên tiền; KH đang có dấu hiệu tài chính yếu kém, SXKD không phát triển, trong trường hợp này, Vietinbank sẽ bỏ qua, không chăm sóc Bên cạnh chính sách KH trên, Vietinbank cũng thực hiện hiện dai hóa công nghệ NH một cách đồng bộ để nâng cao chất lượng dịch vụ huy động vốn, đáp ứng yêu cầu của KH cũng như các chuẩn mực quốc tế. e _ Kinh nghiệm từ Citibank Đây là NH hoạt động mang tính chất quốc tế hóa cao nên nhiều kinh nghiệm của NH này các NHTM Việt Nam, trong đó có Techcombank, rất khó học hỏi dé vận dụng, tuy vậy, những kinh nghiệm về phát triển các sản phẩm dịch vụ mới là khá hữu ích, có thé nghiên cứu và vận dụng cho phù hợp với điều kiện của Techcombank Cụ thể, trong những năm qua NH này rất chú trọng triển khai các an pham NH điện tử rất hữu ích cho chính KH, như:
E — savings account: Đây là loại sản pham tài khoản tiết kiệm điện tử. Đề mở tài khoản này, đòi hỏi KH phải ký quỹ 100USD, duy trì số dư này KH sẽ không bị thu phí quản lý tài khoản hàng tháng, lãi suất hưởng 1,5% và thay đổi theo lãi suất thi trường Với tai khoản nay, KH có thé giao dich trực tuyến qua Internet hoặc điện thoại.
Với sản phẩm Day to day savings account, NH sẽ tự động kết nối số dư trên tai khoản này với mọi tài khoản của KH mở tại Citibank dé dam bảo số dư duy trì tai khoản của KH (100 USD), từ đó tránh được phí duy trì hang tháng, đồng thời KH sẽ được miễn phí chuyền tiền trong hệ thống Citibank.
KH có thé đăng ký trực tuyến dé mở tài khoản Đây là loại tài khoản rất cần thiết đối với KH thường xuyên sử dụng tiền mặt.
Với sản pham Citibank Money Market Plus Account KH có thé truy cập hệ thống Online của Citibank, Citiphone Banking đến bat kỳ chi nhánh nao cua Citibank hoặc qua các may ATM dé thuc hién giao dịch Bên cạnh được hưởng lãi suất cạnh tranh, KH còn có thé rút tiền dé dàng Tiền trong tài khoản KH được bảo hiểm lên đến 250.000 USD KH sẽ không mất phí thường niên nếu duy trì số dư tài khoản tối thiểu 100 USD.
Nếu KH được tham gia trong một chương trình chăm sóc sức khoẻ có chất lượng, Citibank Health savings account là một giải pháp cho KH Với tai khoản này, KH sẽ được miễn phần đóng thuế do vậy có thé sử dụng phan miễn thuế này để thanh toán cho các khoản chỉ tiêu bằng thuốc men
1.3.2 Bài học rút ra đối với Techcombank trong việc nâng cao công tác huy động vốn
Từ nghiên cứu kinh nghiệm một số NHTM trong và ngoài nước một số bai học bổ ích ma Techcombank có thé nghiên cứu và vận dụng trong viẹc nâng cao công tác huy động vôn là:
Thứ nhất, Phải hết sức chú trọng công tác marketing Day là van đề có tàm quan trọng đặc biệt nhằm qua đó quảng bá giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của NH đến với đông đảo KH Hơn nữa, công tác Marketing phải được thực hiện một cách chuyên nghiệp, tránh hình thức gây tốn kém, phản cảm, mat tác dụng.
Thứ hai, Phải tăng cường năng lực cạnh tranh trong huy động vốn trên cơ sở đánh giá ding thế mạnh của chính NH cũng như xuất phát từ các nhu cầu của KH nhằm triển khai các sản phảm huy động vốn cho phù hợp Bên cạnh kinh nghiệm của Vietinbank trong việc giữ chân KH cũ cũng như đây mạnh tìm kiếm KH có tiềm năng về vốn dé có các cách thức tiếp cận hiệu qua nhất thì Techcombank cũng có thé học hỏi kinh nghiệm từ Citibank trong việc triển khai các sản phẩm huy động vốn mới với các tiện ích rất cao Tuy vậy, dé triển khai các an phẩm mới này đòi hỏi phải tăng cường dau tư công nghệ hiện đại.
KET LUẬN CHUONG 1 Công tác huy động vốn có tam quan trọng đặc biệt bởi đây chính là “đầu vào” của NH, nhưng đồng thời, nó cũng có tầm quan trọng đối với KH và nền kinh tế xã hội, do vậy vấn đề nâng cao công tác huy động vốn ở các NHTM được dat ra như một yêu cầu mang tinh chất khách quan.
Chương 1 của Luận văn tập trung dé cập phân tích dé làm rõ các van dé mang tính chất lý luận về nâng cao công tác huy động vốn ở các NHTM Từ sự đề cập, luận giải các nội dung có liên quan đến công tác huy động vốn của NHTM, luận văn đã làm rõ nội hàm của van dé nâng cao công tác huy động vốn ở NHTM, như sự cần thiết phải nâng cao công tác huy động vốn của NHTM, các chỉ tiêu co ban dé dánh giá việc nang cao công tác huy động vốn của NHTM Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao công tác huy động vốn của NHTM cũng đã được Luận văn dé cập và lam rõ.
Luận văn đã thực hiện khảo sát có hệ thống các kinh nghiệm nâng cao công tác huy động vốn tại 2 NHTM (01 NH trong nước và 01 NH nước ngoài), qua đó rút ra 2 bài học có giá trị mà Techcombank có thé nghiên cứu và vận dụng.
THUC TRẠNG NÂNG CAO CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VON TẠI
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VE TO CHỨC VÀ HOAT ĐỘNG CUA
41
Đánh giá thực trạng nâng cao công tác huy động vốn tại Techcombank
2.2.2.1 Đánh giá thông quan nhóm chỉ tiêu về mat lượng e_ Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng vốn huy động hàng năm
Tốc độ tăng trưởng huy động
Hình 2.4 Tốc độ tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2011-2013 một số NHTM
(Nguồn: Báo cáo thường niên cua Techcombank, Sacombank, ACB, VIB)
Hình 2.2 và 2.4 cho thay tốc độ tăng trưởng huy động vốn của Techcombank rất thiếu ổn định trong giai đoạn 2011-2013 Nguyên nhân giảm tổng số huy động vốn của Techcombank là tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác giảm xuống Đây là đối lượng nguồn vốn không ổn định và chi phí huy động vốn cho loại tiền gửi này thường cao Vì vậy việc giảm lượng tiền gửi này cũng một phần khẳng định chính sách đúng dan của NH trong giai đoạn nay Chúng ta có thé thay rõ điều này thông qua cơ cấu huy động vốn qua các năm (Bảng 2.3 và Hình 2.5).
57 e Chỉ tiêu cơ cấu vốn huy động Bang 2.4 Cơ cau huy động theo loại hình của Techcombank Đơn vị: Tỷ đồng
Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ
(tỷ trọng (tỷ Tỷ trọng | Số tiền trọng Chỉ tiêu đồng) (%) đồng) (%) (ty đồng) |_ (%) TGTT của tô chức, cá nhân 31012| 2267| 34.406 2284| 40.973} 30.30
Tiền gửi tiết kiệm 57636| 42.14| 77.056 51.16| 79.005| 58.43 Tiên gửi khác của
(Nguôn: Phòng Kế toán Tài chính Hội sở Techcombank)
Cơ cấu huy động theo sản phẩm
80.00% Tiền gửi khác của TCTD
EI TGTT của tổ chức,
Hình 2.5 Cơ cấu huy động theo sản phẩm tại Techcombank
(Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính Hội sở Techcombank)
Bảng 2.4 và Hình 2.5 cho thấy rằng cơ cấu vốn huy động của techcombank trong giai đoạn 2011-2013 có sự thay đổi khá lớn Cụ thể: tiền gửi của các TCTD có sự sụt giảm rất mạnh về tỷ trọng: chiếm tới 35,19% năm 2011, giảm xuống chỉ còn 26% năm 2012 và năm 2013 chỉ còn chiếm tỷ trọng 11,26% Trong khi đó tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán có sự tăng lên khá mạnh về tỷ trọng, đặc biệt là đối với tiền gửi tiết kiệm. Đối với bộ phận tiền gửi thanh toán: Đây là bộ phận vốn huy động có chi phí “rẻ” nhất so với các nguồn vốn khác do lãi suất huy động rất thấp” song do nguồn này không thê kế hoạch hóa” nên các NHTM hầu như rất hạn chế sử dụng nguồn vốn này để cho vay và đầu tư theo các dự án Tại Techcombank những năm qua bộ phận huy động tiền gửi thanh toán cũng có sự tăng lên về doanh số lẫn ty trọng Cụ thể: Nếu như năm 2011, số dư tiền gửi thanh toán đạt 31.012 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 22,67%) thì năm 2012 số dư đạt 34.406 tỷ đồng (tỷ trọng chiếm 22,84%) và đến năm 2013 số dư đạt tới 40.937 tỷ đồng (tỷ trọng chiếm tới 30,3%). Đề dat được kết quả này, Techcombank đã liên tục cải tiến tính năng, tiện ích của sản phẩm tiền gửi thanh toán cũng như giới thiệu tới KH những dịch vụ mới Thêm vào đó là gia tăng mạng lưới giao dịch trên khắp đất nước, mạng lưới dịch vụ thẻ không ngừng được mở rộng liên kết, tăng cường tiếp thị dịch vụ trả lương qua tài khoản, ứng dụng internet vào giao dịch NH Tiền gửi thanh toán là nguồn vốn huy động giá rẻ mà Techcombank hoàn toản có thé thu hút được nhiều hơn nữa với những dịch vụ gia tăng đáp ứng được nhu cầu đa dạng của KH. Š Trước những năm 1980s các nước đều nghiêm cam các NHTM trả lãi cho bộ phận tiền gửi thanh toán Song do tính chất cạnh tranh khá quyết liệt giữa các NHTM trong huy động tiền gửi thanh toán nên NHTW các nước sau đó đã chấp nhận cho phép các NHTM được tính lãi cho các khoản tiền gửi thanh toán [8] ° Trong thực tế người ta thường đưa ra ước tính khoảng trên dưới 30% các khaỏn tiền gửi thanh toán có thê được sử dụng để cho vay hay đâu tư, nhưng cũng chỉ có thé sử dụng chúng trong thời gian ngắn, bởi rủi ro kỳ hạn đối với nguồn vốn này thường rất cao Đối với Việt Nam, tại Thông tư 15/2009/TT-NHNN (ngày 10/8/2009) NHNN cho phép các NHTM có thé sử dụng 30% vốn ngắn han dé cho vay trung dai hạn.
Tương tự như tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm cũng gia tăng đồng đều về cả quy mô và tỷ trọng qua các năm.
Về nguyên lý thì mặc dù bộ phận tiền gửi tiết kiệm có mức lãi suất huy động cao nhất (và do vậy chi phí huy động nguén sẽ cao hơn) so với các nguồn vốn huy động khác của NH, tuy vậy, đây lại là nguồn vốn đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất do “kỳ hạn thực tế” của nguồn vốn huy động tiết kiệm dài hơn đáng kê so với “kỳ hạn danh nghĩa” [26], nên với việc chú trọng tăng cường huy động nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm những năm qua cũng phản ánh việc Techcombank đã từng bước nâng cao công tác huy động vốn của mình Với mục tiêu đa dạng hoá các hình thức huy động nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn nguôn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức, dân cư tăng cường nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng, thời gian qua Techcombank đã áp dụng nhiều hình thức huy động với những ky hạn và lãi suất linh hoạt kết hợp với mở rộng mạng lưới dé tăng doanh số huy động Techcombank đã đưa ra các chương trình khuyến mại di kèm với các loại hình tiết kiệm như: Tiết kiệm siêu may mắn với giải nhất lên đến 1 tỷ đồng: chương trình tiết kiệm tring Mercedes với giải thưởng là chiếc xe Mercedes cũng đã thu hút được rất lớn nguồn vốn nhàn rỗi của các cá nhân và dé lại ấn tượng tốt trong lòng KH Với các loại hình tiết kiệm đa dạng và phong phú như tiết kiệm giáo dục - tích luỹ bảo gia, tiết kiệm an tâm công tác, tiết kiệm F@stsaving, tiết kiệm đa năng thủ tục đơn giản, nhanh gọn phù hợp với nhu cầu tích luỹ dần dần đối với đại bộ phận cán bộ nhân viên, thanh niên và các tầng lớp cao tuổi cũng đã thu hút được lượng KH rat lớn Nguồn vốn huy động qua kênh này phát huy rất hiệu quả và kết quả là tỷ trọng của nguồn vốn này luôn duy trì ở mức cao nhất so với các nguồn khác.
Tuy nhiên tốc độ tăng của tiền gửi tiết kiệm cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của tiền gửi thanh toán của tổ chức, cá nhân Điều này đòi hỏi Techcombank cần nghiên cứu sâu hơn nhằm gia tăng nguồn tiền gửi không kỳ
60 hạn vì dẫu sao thì đây vẫn là nguồn vốn có chỉ phí rẻ hơn so với nguồn vốn huy động từ gửi tiết kiệm So với năm 2011, năm 2012 tốc độ tăng nguồn tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế, cá nhân tăng chỉ ở mức 10%, trong khi đó, nguồn tiền gửi tiết kiệm tăng gần 34% Phần nào là do chính sách thắt chặt tiền tệ của
NHNN, sức ép thanh khoản vì đã cho vay vượt quá độ mức hợp lý, hiện tượng các ngân hàng cạnh tranh tăng lãi suất tiết kiệm 6 ạt Nguyên nhân này đã làm mắt cân bằng trong cơ cau huy động vốn của hau hết các NHTM, chứ không chỉ riêng Techcombank. Đối với bộ phận tiền gửi khác của các TCTD: Đã có sự sụt giảm đáng kể, năm 2012 giảm 18,6% so với năm 2011 và trong năm 2013 tỷ trọng huy động từ các TCTD chi đạt 11,26% (Bảng 2.5 và Hình 2.6)
Bang 2.5 Cơ cau huy động theo thị trường của Techcombank Đơn vị tinh: Tỷ dong
Số tiễn Tỷ trọng Số tiên Tỷ trọng Số tiên Tỷ trọng Chỉ tiêu (ty dong) (%) (ty dong) (%) (ty dong) (%)
(Nguôn: Báo cáo thường niên của Techcombank)
Cơ cấu huy động theo thị trường
Hình 2.6 Cơ cấu huy động theo thị trường (Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank)
Nguồn vốn huy động trên thị trường 1 bao gồm tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư là nguồn vốn quan trọng đối với hoạt động của NHTM trên hai khía cạnh 6n định và chi phí.
Bảng 2.5 và Hình 2.6 cho thay: Nguồn vốn huy động trên Thị trường
1 của Techcombank tương đối ồn định và tăng đều qua các năm Năm 2011 là 88.648 tỷ đồng, năm 2012 là 111.462 ty đồng, năm 2013 là 119.978 tỷ đồng Tỷ trọng của nguồn vốn này chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn của Techcombank: năm 2011 là 64,81%, năm 2012 là 74% và năm 2013 đã đạt 88,74% Qua đây đã thấy chính sách huy động vốn của Techcombank đã và đang đi đúng hướng và đạt hiệu qua đáng kê Với rất nhiều chương trình Marketing hiệu quả cũng như dịch vụ chăm sóc KH tốt đã giữ chân và thu hút ngày càng nhiều KH đến với Techcombank.
Trong khi đó vốn của Techcombank trên thị trường 2 có xu hướng giảm dan qua các năm Hơn nữa, tỷ trọng của nguồn vốn này vẫn chiếm ty trọng rất nhỏ trong tông số vốn của NH Điều này chứng tỏ vốn huy động của Techcombank không phụ thuộc vào vốn huy động từ thị trường 2 để cấp von cho việc phát triển danh mục dau tư va cho vay.
Về cơ cau nguồn vốn huy động của Techcombank theo kỳ han: Bảng 2.6 và Hình 2.7 cho thấy: Nguồn vốn không kỳ hạn tăng về số lượng cũng như tỷ trọng qua các năm cụ thể: năm 2011 đạt tỷ trọng 22,67% tức là 31.012 tỷ đồng, năm 2012 đạt tỷ trọng 22,84%, năm 2013 đạt tỷ trọng 30,3% Đối với một NH với mục tiêu bán lẻ là chủ yếu, thì cơ cấu huy động như vậy là hợp lý Nguồn vốn không kỳ hạn là nguồn vốn mat chi phí nhỏ nhất nên là nguồn vốn có khả năng sinh lợi cao nhất Với những dịch vụ gia tăng đối với tài khoản tiền gửi không kỳ hạn ngày càng nhiều và đa dạng nên Techcombank dần thu hút được KH mở nhiều tài khoản nhiều hơn nữa Trong khi đó, nguồn vốn có kỳ hạn ngày càng có xu hướng giảm về cả tỷ trọng và số lượng, mặc dù tiền gửi có kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu huy động Ty trọng tiền gửi có kỳ hạn giảm từ 77,33% - năm 2011 xuống chỉ còn 69,70% - năm 2013 Điều này cho thấy một cơ cau huy động hợp lý và làm giảm sức ép chi phí vốn lên hệ thống.
Bảng 2.6 Cơ cấu huy động theo ky han của Techcombank giai đoạn 2011-2013
Don vị tính: Tỷ dong
Số tiên Tỷ trọng Số tiên Tỷ trọng Số tiên Tỷ trọng Chỉ tiêu (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) (ty dong) (%)
(Nguôn: Báo cáo thường niên của Techcombank)
Cơ cấu huy động theo ky han
8 Tiền gửi có kỳ hạn
E Tiền gửi không kỳ hạn
Hình 2.7 Cơ cấu huy động theo kỳ hạn (Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank)
64 e Chỉ tiêu kha năng đáp ứng vốn cho nhu cầu kinh doanh Bang 2.7 phản ánh khả năng dap ứng nhu cầu kinh doanh của
Bảng 2.7 Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của Techcombank giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: Tỷ đồng
Tông nguồn von huy động 136.781 150.632 135.203
Dư nợ cho vay và đầu tư 110.943 114.915 120.121
Khả năng đáp ứng nguồn
, mm 1,23 1,31 113 von cho kinh doanh NH
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Techcombank và tính toán của tác giả)
Bảng 2.7 cho thấy tông nguồn vốn huy động luôn vượt khá cao so với dư nợ các hoạt động cho vay va đầu tư của Techcombank trong giai đoạn được khảo sát Thực tế này cho thấy an toàn thanh khoản của NH sẽ được bảo đảm tốt hơn, song nếu xét theo hiệu quả thì rõ ràng không đáp ứng được, bởi có một bộ phận khá lớn nguồn vốn huy động không được đưa vào các hoạt động sinh lợi trong khi NH vẫn phải trả lãi cho các nguồn vốn đã huy động này (năm 2011, chỉ 81,11% nguồn vốn huy động được sử dụng, còn gần 19% không được sử dụng Năm 2012 chỉ có 76,29% nguồn vốn huy động được sử dụng Năm 2013 có sự cải thiện tích cực với gần 89% nguồn vốn huy động được sử dung’).
7 Mặc dù vậy với ty lệ sử dung vốn huy động lên tới gần 89% như vậy sẽ không tuân thủ đúng qui định tai
Thông tư 13/2010/TT-NHNN (ngày 20/5/2010) của NHNN.
2.2.2.2 Đánh giá thông qua nhóm chỉ tiêu về mặt chất e Chỉ tiêu chi phí huy động vốn Bảng 2.8 cho thay diễn biến chi phí huy động vốn của Techcombank trong giai đoạn 2011-2013.
Bảng 2.8 Một số chỉ tiêu về chi phí huy động vốn của Techcombank giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: Tỷ dong
(Nguôn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm của Techcombank và tính toán của tác giả)
Bảng 2.8 cho thay mặc dù chi phí phi lãi của Techcombank có sự tăng lên qua các năm, song do chi phi lãi có sự giảm xuống khá mạnh, nên so sánh giữa chi phí huy động với vốn huy động thi thấy rằng chỉ tiêu này giảm liên tục trong các năm 2011-2013, điều này cho thấy công tác huy động vốn của
NH đã ngày càng hiệu quả.
Tuy vậy cũng phải nhìn nhận một thực trạng là bắt đầu từ giữa năm
2012 lãi suất huy động von của hệ thống các TCTD tại Việt Nam có sự giảm xuống rất nhanh: Nếu như mức lãi suất huy động đạt đỉnh cao (xấp xi 18%/năm) vào các năm 2010-2011° thi bắt dau từ giữa năm 2012 đến nay lãi suât huy động von giảm sâu và hiện chỉ còn khoảng 7-8%/nam cho các kỳ hạn Š Thông tư 02/2011/TT-NHNN (ngày 3/3/2011) của NHNN đã khống chế ‘ “tran” lãi suất huy động VND ở mức 14%/nam, song hầu như thông tư này không được tôn trọng trong thực tế, bởi hau như các NHTM đều
“lách” trần này, điều này khiến chỉ phí huy động vốn của các NHTM tăng cao.
66 gửi từ 1 năm trở lên, 6%/năm cho kỳ hạn ngắn hạn, điều này khiến chi phí trả lãi vay NH của tất cả các NHTM đều giảm nhanh, chứ không chỉ riêng Techcombank mới có kết quả này Điều này cho thấy răng chỉ tiêu chi phí huy động nguồn vốn cũng chỉ phan ánh tương đối về việc nâng cao công tác huy động vốn của NH mà thôi. e_ Chỉ tiêu đánh giá mức độ rủi ro trong huy động vốn
ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG NÂNG CAO CÔNG TÁC HUY ĐỘNG
2.3.1 Những kết quả đạt được
Thứ nhất, Các hình thức huy động vốn rất phong phú, đa dạng, vừa giúp KH gửi tiền có nhiều sự lựa chọn, qua đó tối đa hóa lợi ích của KH
Các hình thức huy động vốn của Techcombank triển khai đa dang cả ở hình thức tiền gửi thanh toán lẫn tiền gửi có kỳ hạn của t6 chức và tiền gửi tiết kiệm, trong đó hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm là đa dạng nhất Bên
69 cạnh đó, NH còn tăng cường triển khai các sản phẩm dịch vụ NH điện tử, đây là hình thức dịch vụ mới tiện ích cao và với việc triển khai các sản pham nay đã giúp Techcombank tăng tính cạnh tranh trong huy động nguồn vốn.
Thứ hai, Triển khai thành công hoạt động mua bán von nội bộ thay thế cho việc điều chuyên vốn nội bộ, qua đó giúp NH tăng cường huy động vốn tại những Chi nhánh có lợi thế về nguồn vốn huy động đồi dào trong dân cư và tổ chức, qua đó giúp cân đối vốn huy động một cách có hiệu quả trong toản bộ hệ thống.
Thứ ba, Công tac quan tri rủi ro lãi suất được NH đề cao trên cơ sở xác định và tuân thủ các khe hở ky han, dự kiến tương dối chính xác mức độ rủi ro của các phương án huy động nguồn và qua đó đề ra các giải pháp quản trị rủi ro lãi suất hợp lý, từ đó nâng cao hơn nữa công tác huy động vốn trong toàn hệ thống.
Thứ tư, Cơ cấu vốn huy động ngày càng được cải thiện tích cực
Sự cải thiện này được thể hiện cả về cơ cấu sản phẩm huy động, cơ cầu thị trường và cơ cấu kỳ hạn.
Về cơ cấu sản phẩm huy động thì tiền gửi tiết kiệm của cá nhân và tiền gửi thanh toán có xu hướng ngày càng tăng lên cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng, đặc biêt là bộ phận tiền gửi tiết kiệm của cá nhân Sự chênh lệch đáng kẻ giữa kỳ hạn danh nghĩa và kỳ hạn thực tế của loại tiền gửi này luôn giúp NH có thê sử dụng tối ưu nguồn tiền huy động này cho các mục tiêu sinh lời của NH.
Về cơ cau vốn huy động theo thị trường: Huy động trên thị trường 1 chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong khi vốn huy động từ thị trường 2 tỷ trọng ngay càng giảm xuông, điều này cho thấy rằng huy động vốn trên thị trường 1 căn bản đã đáp ứng tốt nhu cầu thanh khoản của NH, tạo tiền dé để NH chủ động hơn trong các quyết định về cơ cấu tài sản có lợi trong kinh doanh của NH.
Về cơ cấu kỳ hạn: Tiền gửi có kỳ hạn có sự sụt giảm dần về tỷ trọng, tuy không lớn, song điều này ít nhiều cung tác động đến các hoạt động đầu tư sinh lợi của NH, tuy vậy, do tiền gửi không ky hạn có mức lãi suất rất thấp nên bộ phận tiền gửi này về nguyên tắc đem lại hiệu quả cao nhất cho NH nếu như công tác kế hoạch hóa nguồn von của NH được thực hiện nghiêm túc.
Thứ năm, Công tác huy động nguồn được chú trọng đúng mức nên bảo đảm đáp ứng tốt cho các hoạt động kinh doanh của NH.
Bảng 2.7 cho thay nguồn vốn huy đọng của NH luôn vượt khá nhiều so với sử dụng vốn của NH trong giai đoạn khảo sát.
Thứ sáu, Chi phí huy đọng vốn ngày càng giảm xuống Bang 2.8 cho thấy rằng chi phí huy động vốn của Nhgiam ratá nhanh trong giai đoạn 2011-2013, tuy đây không phải là tình trạng riêng có của
Techcombank, mà là thực trạng chung của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn này, tuy vậy, vãn phải nhìn nhận những nỗ lực của NH trong việc tiết giảm chi phí huy động nguồn, một biện pháp nhằm nâng cao công tác huy động vốn của Techcombank.
Thứ bảy, Tỷ suất lợi nhuận huy động vốn ngày càng tăng Bảng 2.10 cho thay tỷ suất lợi nhuận huy động vốn của Techcombank ngày càng tăng lên, đây là kết quả của việc tiết giảm chi phí huy động nguồn của NH.
2.3.2 Những mặt còn tồn tại
Bên cạnh những kết quả trên đây thì công tác huy động vốn của Techcombank vẫn còn một số tồn tại sau đây:
Thứ nhất, Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động rat thiếu ôn định và chưa thực sự hợp lý theo diễn biến lãi suất thị trường.
Hình 2.4 cho thấy rằng trong khi các NHTM khác phục hồi tốc độ tăng trưởng rất nhanh sau khi giảm sâu trong năm 2012, điều này có lý do là xu thế
71 lãi suất thị trường sẽ giảm dần (điều này đã được nhiều dự báo đề cập), trong xu thé lãi suất thị trường sẽ giảm thì nếu như NH tăng cường huy động vốn sẽ chịu rủi ro Như vậy, việc hầu hết các NHTM giảm huy động vốn thì Techcombank vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng vốn huy động Năm 2013 hầu như lãi suất thị trường giảm sâu nên các NHTM bắt đầu tăng cường huy động von dé cho vay va đầu tư theo mặt bằng lãi suất mới, thì Techcombank lại giảm mạnh tốc độ tăng trưởng Rõ ràng là Techcombank chưa có những ứng xử “đồng điệu” theo tín hiệu lãi suất thị trường.
Thứ hai, Tiền gửi có kỳ hạn đang có xu hướng sụt giảm Bảng 2.6 cho thấy tiền gửi có kỳ hạn xu hướng giảm dan về tỷ trọng, đây là vấn đề đáng quan ngại Về nguyên tắc, các hoạt động cho vay và đầu tư hầu như có kỳ hạn, thậm chí là khá dài (kỳ hạn càng dài thì thu nhập kỳ vọng sẽ càng cao) Với việc tỷ trọng vốn huy động có kỳ hạn ngày càng giảm xuống (chi còn chưa đến 70% trong tổng nguồn vốn huy động của NH trong năm
2013) sẽ gây khó khăn cho NH trong các hoạt động cho vay và đầu tư, nhất là cho vay các dự án.
Thứ ba, Nguồn vốn huy động chưa được sử dụng hợp lý và hiệu qua Tính toán cho thấy năm 2011 có tới gần 19% tổng nguồn vón huy động không được sử dụng cho các hoạt động kinh doanh của NH, năm 2012 thậm chí có tới gần 24% vốn huy động không được sử dụng Nguồn vốn mà
NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG LỚN TRONG NÂNG CAO CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VON TẠI TECHCOMBANK . 2-2 ©E2E£2E22EE£EEtEEEEEEEEErkrrkerrrrred 80 1 Định hướng hoạt động kinh doanh - ¿5 +2 * + *+*kE+eEEserrerseerseerees 80 1 Định hướng nâng cao công tác huy động vốn - 2 2 2 + x+zs+zszs+2 81 3.2 GIẢI PHÁP NANG CAO CONG TAC HUY DONG VON TẠI TECHCOMBANK ng TT HT Họ TT TH HH HH HT nà 82 3.2.1 Tăng cường công tác kế hoạch hóa nguồn vốn, qua đó 6n định nguồn vốn huy
3.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh
Trước những khó khăn thách thức trong hoạt động kinh doanh, Lãnh đạo Techcombank đã dé ra một chương trình hành động thiết thực nhằm hướng tới mục tiêu:
- Chuan hoá đội ngũ nhân viên tại Techcombank với những khóa dao tạo e-Learning đạt kết quả cao và những buổi tổng kết trực tiếp đã mang lại phong cách mới cho mỗi nhân viên đồng thời mang lại diện mạo mới trong chính sách dịch vụ của Techcombank.
- Tập trung củng cô hệ thống quản trị rủi ro trong đó có đánh giá rủi ro vận hành, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng.
- Triển khai các chương trình phát triển huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế.
- Củng cô cơ sở KH và nguồn vốn huy động.
- Đây mạnh triển khai và phát huy các chương trình kinh doanh chủ đạo trong chiến lược đã đề ra, đặc biệt là các chương trình phát triển bán lẻ.
- Thiết lập, triển khai các chương trình kiểm soát và tiết kiệm chi phí trọng điểm.
- Củng cố hoạt động của các chi nhánh và phòng giao dịch đã đi vào hoạt động, nhanh chóng nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Tập trung hoàn thiện các dự án đầu tư và phát triển công nghệ đã đề ra, sớm đưa vào hoạt động để tạo ra hiệu quả trực tiếp, tạm hoãn các chương trình chưa cân thiệt dé có thê tập trung nguôn lực vào các nhiệm vụ mâu chot.
3.1.1 Định hướng nâng cao công tác huy động vốn
Thứ nhất, Điều chỉnh cơ cau huy động vốn hợp lý theo xu hướng giảm thiểu chi phí huy động vốn (gia tăng nguồn tiền gửi thanh toán từ dân cư với các tô chức kinh tế) thông qua:
- Củng cố cơ sở KH cá nhân và doanh nghiệp hiện có trên nên tảng gia tăng dịch vụ và tối ưu hóa hoạt động hỗ trợ KH Trọng tâm là xác định các chính sách đối với KH tốt, truyền thống của Techcombank, thiết lập các trung tâm dịch vụ KH (trực tuyến và Call Center) tại Hà Nội và TP HCM Hiện nay, trung tâm dịch vụ KH đã thực hiện rất tốt nhiệm vụ và đã góp phần thúc đây nâng cao dich vụ của Techcombank Ưu tiên sử dụng các nguồn vốn sẵn có hỗ trợ cho nhu cầu KH truyền thống và đem lại nhiều lợi nhuận cho
Techcombank Đặc biệt chú trọng các KH mang lại nhiều dịch vụ trong các lĩnh vực và ngành nghề ưu tiên.
- Phát triển KH mới một cách chọn lọc với trọng tâm là các KH cá nhân có thu nhập cao và trung bình, khá giả và tiềm năng tại các đô thị lớn Mục tiêu là phải phát triển tối thiểu 80.000 KH cá nhân sử dụng các sản phẩm tín dụng tiêu dùng và thẻ tín dụng trong năm 2010.
Thứ hai, Có biện pháp chăm sóc khách hàng hơp lý đối với tất cả các KH đặc biệt tập trung vào các KH có số dư tiền gửi lớn (từ 500 triệu đồng trở lên).
Thứ ba, Triển khai các sản phâm huy động mới và các chương trình quảng bá nhằm thu hút thêm nguồn huy động mới từ dân cư và các tổ chức kinh tế, đạt được sự tăng trưởng Các biện pháp đánh giá hàng quý và khen thưởng bổ sung sẽ tập trung vào đây mạnh tăng trưởng huy động như là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.
Thứ tư, Chú trọng tiết giảm chi phí huy động nguồn qua đó góp phan từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH.
3.2 GIAI PHÁP NANG CAO CÔNG TAC HUY DONG VON TẠI
3.2.1 Tăng cường công tác kế hoạch hóa nguồn vốn, qua đó 6n định nguồn vốn huy động hàng năm
Hình 2.4 và Bảng 2.3 cho thấy rang tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động tại Techcombank rất thiếu sự 6n định trong giai đoạn khảo sát 2011-
2013, điều này một phần là bởi nguyên nhân công tác kế hoạch hóa nguồn vốn của NH còn bat cập và chưa thực sự bám sát diễn biến lãi suất thị trường, dẫn tới chi phí huy động nguồn tăng cao, ảnh hưởng tới qui mô và hiệu quả các hoạt động tín dụng và đầu tư của NH, điều này đặt ra yêu cầu đối với Techcombank phải tăng cường công tác kế hoạch hóa nguồn vốn Để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác ké hoạch hóa nguồn vốn đòi hỏi NH phải nâng cao công tác dự báo thị trường, sự thay đôi chính sách tiền tệ của NHNN, theo đó là những diễn biến trên thị trường liên NH từ đó có các biện pháp phù hợp nhằm mở rộng nguồn vốn huy động Có thé nói hiện nay công tác xây dựng chiến lược của NH còn rất hạn chế, nhất là ở các Chi nhánh nên hoạt động kinh doanh nhìn chung còn khá thụ động, công tác huy động vốn lại càng bat cập, tính dự báo yếu dẫn đến huy động nguồn chưa theo diễn biến thị trường, khiến chi phí huy động nguồn còn khá cao, điều này không chi ảnh hưởng đến khả năng mở rộng hoạt dodong kinh doanh cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH, mà còn khiến công tác quản trị thanh khoản của NH thụ động, tác động tiêu cực tới an toàn thanh khoản của NH Nhưng dé cong tác dự báo bảo đảm chất lượng, qua đó các biện pháp đưa ra đúng hướng thì đòi hỏi NH phải nâng cao trình độ nguồn nhân lực, đề cao công tác xây dựng chiến lược, chiến lược kinh doanh phải đi trước, theo đó chiến lược huy động nguồn phải được hoạch định và thực thi cho hợp lý Những năm qua, Techcombank đã ý thức rat rõ yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
82 mà đã đề ra nhiều biện pháp tích cực nhằm từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của NH, tuy vậy thực tế cho thấy rằng chất lượng nguồn nhân lực của NH còn rất bát cập, nhất là ở các Chi nhánh gây nhiều khó khăn cho NH trong triển khai các hoạt động kinh doanh chung, đặc biệt là triển khai các loại hình dịch vụ mới, từ đó, tác động tiêu cực tới năng lực cạnh tranh của NH trong huy động vốn Thực tế là những năm qua, công tác kế hoạch hóa nguồn vốn tại NH được thực hiện bằng biện pháp “giao khoán” cho các Chi nhánh và việc đưa ra các chỉ tiêu giao khóan này cũng mang nặng tính bình quân chủ nghĩa, chưa bám sát đặc điểm của từng địa bàn, dẫn tới một số Chi nhánh tại các thành phố lớn luôn vượt mức khoán, trong khi các
Chi nhánh khác thường không dat chỉ tiêu giao, cho dù đã phải thực thi các biện pháp “cưỡng chế” nhân viên ở hầu hết các phòng ban phải thực hiện chỉ tiêu huy động vốn R6 ràng đây là cách làm rất tiêu cực làm mất đi tính chat khoa học và tính linh hoạt của công tác kế hoach hóa Việc ra đời “Trung tâm vốn” ít nhiều cũng giúp khắc phục điểm yếu này, song bản chất của bất cập vẫn chưa được giải quyết triệt dé, đó là phải cải thiện từ chất lượng nguồn nhân lực cho đến khâu làm kế hoạch Về khâu làm kế hoạch huy động nguồn cũng cần phải có sự cải thiện tích cực hơn nữa thông qua tuân thủ đúng qui trình làm kế hoạch, tuyệt đối không được làm theo kiểu “kinh nghiệm chủ nghĩa” bởi tính chất và môi trường hoạt động của NH luôn thay đổi và kế hoạch phải phan ánh đúng những sự thay đổi này và từ đó các giải pháp mới đúng hướng và đem lại hiệu quả.
3.2.2 Tổ chức tốt công tác huy động vốn
Như Chương 2 của Luận văn đã dé cập và phân tích thì việc tổ chức công tác huy động vốn của NH những năm qua còn khá nhiều bất cập, mang nặng tư duy truyền thống, không phù hợp với điều kiện hoàn cảnh và môi trường hoạt động NH đã có nhiều thay đổi Về nguyên tắc thì để nâng cao
83 công tác huy động vón phải bắt đầu từ việc tiếp cận KH mục tiêu, đó là những người có tiền nhàn rỗi, nhưng dé tiếp cận được các KH này thì phải mở rộng mạng lưới các Chi nhánh hay Phòng Giao dịch cũng như tăng cường hoạt động marketing Những năm qua các NHTM Việt Nam rất chú ý công tác này mà biểu hiện là tất cả các NHTM đều rất tích cực mở rộng hệ thống Chi nhánh/Phòng Giao dich Nhưng việc mở rộng hệ thống Chi nhánh cần phải tính toán thận trọng, nếu không thì rất có thể hiệu quả huy động vốn sẽ thấp”. Với số lượng 315 Chi nhánh thì có thé nói mức độ tiếp cận KH của Techcombank về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra Tuy vậy, nếu so sánh với một số NHTM lớn, chang hạn Agribank với số lượng lên tới khoảng 2.300 Chi nhánh'” thì số lượng Chi nhánh của Techcombank quả còn rất khiêm tốn, điều này ảnh hưởng đến khả năng mở rộng nguồn vốn cũng như duy trì và mở rộng thị phần huy động vốn của NH nay Dé cải thiện thì rõ ràng đòi hỏi tất yếu Techcombank phải nghiên cứu và mở rộng hệ thống các Chi nhánh, song điều này hiện nay quả là sẽ rất khó khăn cho NH"!
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hóa nguồn vốn thì cũng cần từng bước hoàn thiện hoạt động của Trung tâm vốn, nhất là công tác giao chỉ tiêu cho các Chi nhánh, nghiên cứu cơ chế áp dụng “giá” mua ban vốn nội bộ cho hợp lý dé tránh tinh trạng các Chi nhánh luôn cho rằng họ bị
“bắt chet” trong giá mua bán, hơn nữa, còn khuyến khích các Chi nhánh tăng