1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

114 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Tác giả Phạm Thị Thanh Xuân
Người hướng dẫn TS. Hoàng Thị Hương, PGS.TS. Tô Thế Nguyên
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 27,04 MB

Nội dung

nói riêng, từng bước tạo được hìnhảnh tốt trong lòng quần chúng, nâng cao tính cạnh tranh với các doanh nghiệp kinhdoanh bảo hiểm có các sản phẩm tương đồng với BHXH; chuyển đổi phong cá

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE

PHẠM THỊ THANH XUÂN

QUAN LY THU BẢO HIẾM XÃ HOI BAT BUỘC

DOI VOI CAC DOANH NGHIEP TREN DIA BAN

LUAN VAN THAC Si QUAN LY KINH TE

CHUONG TRINH DINH HUONG UNG DUNG

Hà Nội - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE

PHẠM THỊ THANH XUÂN

Chuyén nganh: Quan ly kinh té

Mã số: 83404 10

LUẬN VAN THẠC SĨ QUAN LY KINH TE

CHUONG TRINH DINH HUONG UNG DUNG Người hướng dẫn khoa học: TS Hoàng Thị Hương

XÁC NHAN CUA CÁN BỘ XÁC NHẬN CỦA CTHĐ

HƯỚNG DẪN CHÁM LUẬN VĂN

TS Hoàng Thị Hương PGS.TS Tô Thế Nguyên

Hà Nội - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng

dùng dé bảo vệ lay bat kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được

cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2022

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thanh Xuân

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Dé hoàn thành tốt luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp

đỡ của thầy cô và đồng nghiệp Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự quan

tâm giúp đỡ quý báu đó.

Tôi xin được trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo của các thầy cô KhoaKinh tế chính trị - Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội Đặc biệt, tôi xin bày tỏlòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới TS Hoàng Thị Hương đã hướng dẫn tận tình,truyền đạt kiến thức, giúp đỡ và đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian thực hiện

và hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thê lãnh đạo UBND quận Cầu Giấy, cơ quanBảo hiểm quận Cầu giấy đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi thu thập số

liệu cũng như tải liệu nghiên cứu cần thiết để hoàn thành Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã động viên,

ủng hộ giúp tôi hoàn thành luận văn.

Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2022

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thanh Xuân

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CHU VIET TẮTT -2 ©©++++2E+++++EEE++EEEEEE+EEEEEEtEEEAertrrrkerrre i DANH MỤC BANG cccccsssssccsssescssssescsssesecsssseccssssecssssecesssusecsssusessssueessaneessssusecssseeen ii DANH MỤC BIEU ĐỎ, SƠ DO.iecccssccssssssssssssseessssssccsssssssssssseseesssseceessssssssnsseessseee iii PHAN MGO DAU ccssssssesssssssssssssesssccsssssssessscsssssssesssecssssssvessssesssssseessseessssnecssseeesssneessees 1 CHUONG 1 TONG QUAN TINH HINH NGHIÊN CUU, CƠ SỞ LÝ

LUAN VA THUC TIEN VE QUAN LY THU BAO HIEM XA HOI BAT

BUỘC DOI VỚI CAC DOANH NGHIỆP CUA BẢO HIEM XA HỘI 4

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về quan lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

đối với doanh nghiệp của bảo hiểm xã hội -©22c2z++2EEEEEScccrrree 4 1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tải 4 1.1.2 Kết đạt được và khoảng trong cần nghiên cứu -cc-:++: 8 1.2 Cơ sở ly luận về quan ly quan ly thu bao hiểm xã hội bat buộc đối với

doanh nghiệp của bảo hiểm xã hộii -++£©VEVV222¿+++22EEEE22zzetrrrrrrreecee 9 1.2.1 000i 8 9 1.2.2 Vai trò, đặc điểm quan lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc 14 1.2.3 Mục tiêu, nguyên tắc quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các

doanh nghiệp của bảo hiểm xã hội 2-©st+2E+E+EEEEEEEEESEEEEtEEEEvtEEkerrrrerrt 16 1.2.4 Nội dung quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh

nghiệp của BHXH trên địa bản quận - - 5-5 5+ 5+2++S+£+x+xeEerxexererexeree 17

1.2.5 Yếu tô anh hưởng đến quan lý thu BHXH bat buộc đối với các doanh

nghiệp của BHXH cấp quận -22V22222¿£+22EEEEEE22+222E22132222222E2 xe 27 1.2.6 Tiêu chí đánh giá quản lý thu BHXH bắt buộc đối với các DN của

5.0 32

1.3 Kinh nghiệm về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh

nghiệp ở một số địa phương và bài học cho Bảo hiểm xã hội quận Cầu Giấy 33 1.3.1 Kinh nghiệm về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các

Trang 6

doanh nghiệp ở một số địa phương 2: 2£+EE+2£22EE22z+2EE22ezzzrrrx 33 1.3.2 Một số bài học rút ra cho Bảo hiểm xã hội quận Cau Giấy ¬ 35 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CỨU -ccccc++++£ 37

2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu -¿- 5 5+S+S+xsxeEerexeeevetexeeerereree 37

2.2 Phương pháp xử lý, phân tích số liệu -£2c+z+22vscce+ 38

2.2.1 Phương pháp xử lý dữ lIỆu +5 + + x#x+xsEeEsEeErekekekekekeerrersree 38

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ¿-2222EE+2z2EE22ezzzzrr+ 38

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC ĐÓI

VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TREN DIA BAN QUAN CÂU GIẦY 40 3.1 Khái quát chung về Bảo hiểm xã hội quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội 40 3.1.1 Quá trình hình thành va phát triển -c+¿£©22VEE2vvvecccrrrrrrrrrr 40 3.1.2 Cơ cau tô chức bộ máy quan ly của Bảo hiểm xã hội quận Cầu Giấy 41 3.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội quận Cầu Giấy 42 3.1.4 Tổ chức đăng ký và thực hiện thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc 43 3.2 Phân tích thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các

doanh nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy -2c¿+++2222vscce+ 44 3.2.1 Thực trạng công tác lập kế hoạch quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

đối với các doanh nghiệp trên dia ban quận Cầu Giấy, thành phô Hà Nội 44 3.2.2 Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

đối với các doanh nghiệp trên địa ban quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội 46 3.2.3 Thực trạng công tác kiểm tra, kiểm soát thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

đối với các doanh nghiệp trên địa ban quận Cầu Giấy -cc- 65 3.3 Đánh giá chung về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các

doanh nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy -+¿©2+++2vzvscce+ 69 3.3.1 Kết quả đạt được -¿-2222+ce22E2111112211111122111111201111 2111112 011 re 69 3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế c¿-2E2zz+22EEscce+ 71 CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ

THU BHXH BAT BUỘC DOI VỚI CAC DN TREN DIA BAN QUAN

Trang 7

4.1 Mục tiêu và định hướng hoàn thiện quản lý thu BHXH bắt buộc đối với

các DN trên địa bàn quận Cầu Giấy đến năm 2030 -¿- + S0 4.1.1 Mục tiêu quản lý thu BHXH bắt buộc đối với các DN của BHXH quận

Cầu Giấyy - 22222 2221222211111112222 11111 011E 0 0 0 e 80 4.1.2 Định hướng hoàn thiện quản lý thu BHXH bắt buộc đối với các DN

trên địa bàn quận Cầu Giấy -¿+++2CEEEE22+++1EEEEE1111121222721111122222.1111 .e 80 4.2 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối

với các doanh nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy -ccc++ 82 4.2.1 Lập kế hoạch thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiép 82 4.2.2 Giải pháp hoàn thiện công tác tô chức thưc hiện thu bảo hiểm xã hội

bắt buộc đối với các doanh nghiệp -2 VV2222+++22EEEEE2zzerrrrrrrrrecced 86 4.2.3 Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra, hậu kiểm thu bảo hiểm xã hội

18002577 92

0090/9005 —— ,ÔỎ 95

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt

BHTN Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH Bảo hiém xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

DN Doanh nghiệp

DNNN Doanh nghiệp Nhà nước

DNNQD Doanh nghiép ngoai quốc doanh

DNVĐTNN Doanh nghiệp vôn đâu tư nước ngoàiHDLD Hop đông lao động

Trang 9

DANH MỤC BANG

Bảng 3.1 Cán bộ, viên chức bảo hiểm xã hội quận Cầu Giấy năm 2021

Bảng 3.2 Số cán bộ thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội

-Bảng 3.3 Tình hình lập kế hoạch thu bảo hiểm xã hội quận Cầu Giấy, giai đoạn

090200 - AL AẠ,Ã HẬ|)H ,.,) ,

Bảng 3.4 Số lượng doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc giai đoạn

0002078 5a

Bảng 3.5 Số lượng doanh nghiệp thuộc diện phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt

buộc quận Cầu Giấy giai đoạn 2019-2021 2 ©222¿++22EEEEE++ettEEEEEEEeeerrrrrrkrerreeBảng 3.6 Số lao động tại các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

quận Cau Giấy giai đoạn 2019-2021 c¿¿+++222EEEEEE222222222222222111112222Bảng 3.7 Tổng quỹ lương làm căn cứ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với

các doanh nghiệp quận Cầu Giấy giai đoạn 2019-2021 -ccccc++++c2cvcvvx+

Bảng 3.8 Mức lương tối thiêu vùng giai đoạn 2019 — 2021 - ccccc ::++ccre

Bảng 3.9 Tổng hợp mức thu nhập bình quân thực tế giai đoạn 2019 - 2021 Bảng 3.10 Mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc các doanh nghiệp quận Cầu

Giấy, giai đoạn 2019 - 2021 -VVVVVVE222222222222222222221 tt

Bảng 3.11 Số lượng cán bộ quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các

doanh nghiệp quận Cầu Giấy giai đoạn 2019-2021 -¿¿¿+++++++++++++++tttttrrrrrBảng 3.12 Tình hình thu nộp tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc của các doanh nghiệp

quận Cầu Giấy, giai đoạn 2019 - 2021 -22¿¿+2EEE++++++2222E21122222222111222 2222 .e.Bảng 3.13 Số doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội bắt buộc quận Cầu Giấy, giai

đoạn 2019 - 2021 veeesscsscsssssssssssesessesessssssssssessessseecesssssssssevesssseesssssssssnsssessseeesessssssnnneesssseeeeeessn

Bảng 3.14 Tổng hợp số nợ đóng bảo hiểm xã hội bắt tại quận Cầu Giấy, giai đoạn 2019-2021 c¿+22EEE+222+2222221111212222211122 2E xe

buộc -Bảng 3.15 Kết quả thu hồi nợ đọng tại bảo hiểm xã hội bắt buộc các doanh nghiệp

quận Cầu Giấy, giai đoạn 2019 - 2021 -22¿+++22EE+++2++2222221112222222111222 22221 xe.Bảng 3.16 Tong hợp số tiền thu BHXH so với kế hoạch thu được giao của BHXH

Quận Cầu Giấy giai đoạn 2019 - 2021 -2222222222222222+++rrrrtttttrrrrrrrrrrrrrrrre

il

Trang 10

DANH MỤC BIEU DO, SƠ DO

Sơ đồ 3.1 Cơ cầu tổ chức bộ máy BHXH quận Cầu Giấy -ccc-:¿+e AlBiểu đồ 3.1 Ý kiến đánh giá của cán bộ BHXH về công tác lập kế hoạch thu 46

Biểu đồ 3.2 Cơ cầu khối doanh nghiệp giai đoạn 2019 - 2021 - 48Biểu đồ 3.3 Cơ cau khối doanh nghiệp thuộc diện phải tham gia bảo hiểm xã hội

bắt buộc giai đoạn 2019 - 2021 222222cc+++2222EE11111112121222227171111112 Tre 50Biểu đồ 3.4 Y kiến của doanh nghiệp tham gia về mức đóng BHXH hiện nay 56

Biéu đồ 3.5 Anh hưởng của mức đóng đổi với người lao động đang tham gia 57Biểu đồ 3.6 Tình hình hậu kiểm công tác thu BHXH đối với doanh nghiệp giai

đoạn 2019 - 20211 22222EEEEEEEEEEEEEEE11111111111222222222 222222221 700010010101001111 Lee 66

Biểu đồ 3.7 Tinh hình kiểm tra việc thực hiện luật BHXH của các doanh nghiệp 67

Biểu đồ 3.8 Y kiến đánh giá của cán bộ BHXH quận Cau Giấy về công tác kiểm

tra, đánh giá tổ chức thực hiện thu BHXH bat buộc đối với các doanh nghiệp 68Biểu đồ 3.9 Ý kiến khảo sát DN đang tham gia về thủ tục đăng kí và thanh toán

BHXH Dit DUGC :ÃäẬẩäậâậéML,) Ô,ÔỎ 74

Biểu đồ 3.10 Anh hưởng của mức xử phat vi phạm với công tác quản lý thu

BHXH bắt buộc tại BHXH Cầu Giấy -2222222222222eeEEEEEEEE1111112 2 76Biểu đồ 3.11 Ý kiến đánh giá của cán bộ BHXH quận Cầu Giấy về công tác tuyên

truyền chính sách BHXH 2 ©22££+2EEEE++2E+EEEEE1121222711111122277111112222111 c2 71

iii

Trang 11

PHAN MỞ DAU

1.Tính cấp thiết của dé tài

Hệ thống an sinh xã hội là một hệ thống tong hop gom nhiéu ché d6, chinh

sách mà trong đó mỗi chế độ, chính sách đều có vai trò, chức năng và phạm vi hoạt

động riêng, mang tính kết hợp nhằm tạo ra một mạng lưới an sinh xã hội rộng khắp,

bao trùm toàn bộ dân cư của một quốc gia Phát triển bảo hiểm xã hội sẽ là tiền đề

và điều kiện đề thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh

tế - xã hội của đất nước Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ bảo đảm quyền lợi cho người

lao động (NLD) trên cơ sở đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động (NSDLD) Theo phương thức đó, NLD phải có đóng góp vào quỹ BHXH mới được

quyền lợi BHXH Còn mối quan hệ giữa mức đóng và quyền lợi được hưởng lạichịu sự ràng buộc của các nguyên tắc như: Nguyên tắc đoàn kết tương trợ chia sẻrủi ro, nguyên tắc tương quan giữa đóng và hưởng có sự can thiệp nhờ cách thứcphân phối lại mang tính xã hội (chế độ hưu trí, tử tuất)

Quản lý thu BHXH bắt buộc có ý nghĩa sâu sắc trong việc phòng ngừa, ngăn

chặn những lạm dụng của NSDLĐ đối với NLĐ Nhất là trong thời gian qua, việc

mở cửa kinh tế thị trường, thay đổi chính sách, khuyến khích doanh nghiệp phát

triển thì việc sử dụng, thuê mướn lao động không kí hợp đồng, trả tiền lương, tiềncông bat bình đăng ngày càng xảy ra nhiều Vì vậy, công tác thu BHXH bắt buộcđối với các doanh nghiệp sẽ xác lập rõ ràng quyền và trách nhiệm của các bên tham

gia, đó là: NLĐ, NSDLĐ và cơ quan BHXH; phân định rõ chức năng quản lý nhà

nước với chức năng hoạt động sự nghiệp của BHXH Đảm bảo các quy định về thu

BHXH bắt buộc với khối DN được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, khắc phục được

tính bình quân nhưng vẫn bảo đảm tính xã hội thông qua việc điều tiết, chia sẻ rủi

ro Và đặc biệt không bỏ sót nguồn thu, quản lý chặt chẽ, đảm bảo nguồn thuBHXH được sử dụng đúng mục đích; đồng thời làm cho nguồn thu BHXH hàng

năm liên tục tăng trưởng.

Bảo hiểm xã hội quận Cầu Giấy, là cơ quan trực thuộc BHXH của thành phó

Hà Nội, trong những năm qua, việc triển khai thực hiện chính sách BHXH trên địa

Trang 12

ban đã quận Cầu Giấy có chuyền biến tích cực Đã tham mưu với cấp ủy, chínhquyền quận ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các nganh, các đơn vi, trường học, các

cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT); phốihợp với các ban, ngành, các đoàn thê tuyên truyền chính sách pháp luật BHXH,

BHYT tới đông đảo Nhân dân.

Tính đến hết tháng 12/2021, trên địa bàn quận đã có 12.240 doanh nghiệpđóng trên địa bàn quận Tuy nhiên, công tác quản lý thu BHXH bat buộc đối vớidoanh nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy vẫn còn tồn tại một số hạn chế như số đốitượng tham gia BHXH còn thấp so với tiềm năng, vẫn còn dé xảy ra tình trạng nợđọng BHXH, hoặc lạm dụng tiền đóng BHXH bắt buộc của người lao động dé làmvốn sản xuất kinh doanh Dé tìm ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuBHXH bắt buộc đối với doanh nghiệp trên địa bàn quận, tác giả tác giả đã chọn

van đề “Quan lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc dối với các doanh nghiệp trênđịa bàn quận Câu Giấy, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ quản lý

kinh tế

2 Câu hỏi nghiên cứu

Ban Giám đốc BHXH quận Cầu giấy cần có giải pháp nào để hoàn thiệncông tác quản lý thu BHXH bắt buộc các doanh nghiệp trên địa bàn quận trong

thời gian tới?

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu

Phân tích thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệptrên địa ban quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội từ đó đề xuất một số giải phápnhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH đối với các doạnh nghiệp trên địa

bản quận trong thời gian tới.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý thu BHXH đối với các DN cấp quận

- Phân tích và đánh giá được thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc đối với các

DN trên địa ban quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2021

Trang 13

- Đề xuất được các giải pháp hoàn thiện quản lý thu BHXH bắt buộc trên địabàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng: Nghiên cứu hoạt động quản lý thu BHXH bắt buộc đối với các doanhnghiệp (gọi tắt là khối doanh nghiệp) của BHXH cấp quận

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Pham vi về không gian: Nghiên cứu thu BHXH bat buộc đối với doanhnghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn từ năm 2019

-2021, số liệu sơ cấp thu thập vào tháng 3-4/-2021, giải pháp đề xuất đến năm 2030

- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý thu BHXH bắt

buộc đối với các DN trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội theo quy trìnhquản lý thu BHXH gồm: Lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc đối với các DN củaBHXH trên địa bàn quận Cầu Giấy; Tổ chức thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt

buộc đối với các doanh nghiệp của BHXH; Kiểm tra, kiểm soát thu BHXH bắt buộcđối với các DN của BHXH

5 Kết cau luận văn gồm:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm các chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về quan ly

thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp của bảo hiểm xã hội

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với cácdoanh nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Chương 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội

bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Trang 14

CHUONG 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN

VÀ THỰC TIEN VE QUAN LY THU BẢO HIẾM XÃ HOI BAT BUỘC DOI

VOI CAC DOANH NGHIEP CUA BAO HIEM XA HOI

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về quan lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

đối với doanh nghiệp của bảo hiểm xã hội

1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Tác giả Vũ Đức Khiên (2011), "Nghiên cứu hoạt động Bảo hiểm xã hội đốivới các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Hải Dương" Qua nghiêncứu thực trạng công tác tô chức thực hiện BHXH trong các doanh nghiệp ngoàiquốc doanh tác giả chỉ ra còn nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa tham gia,hoặc tham gia không đầy đủ cho toàn bộ người lao động Chính vì vậy, nhiều ngườilao động trong các doanh nghiệp này chưa được hưởng những quyền lợi chính đáng

và mang tính nhân văn đó Tác giả đã đưa ra những giải pháp hữu hiệu như xây

dựng thương hiệu BHXH nói chung và thương hiệu cho các chế độ như ốm đau,thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nói riêng, từng bước tạo được hìnhảnh tốt trong lòng quần chúng, nâng cao tính cạnh tranh với các doanh nghiệp kinhdoanh bảo hiểm có các sản phẩm tương đồng với BHXH; chuyển đổi phong cáchlàm việc từ hành chính sang phục vụ, thay đổi cách nghĩ, cách làm của những ngườilàm công tác BHXH theo hướng chuyên nghiệp; đưa ra những giải pháp cụ thểtrong việc tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo duc dé các doanh

nghiệp và người lao động tự nguyện tham gia; tăng cường sự phối hợp thanh tra,

kiêm tra, hợp tác, có trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trên địa ban tinh, nâng

cao vai trò của UBND các cấp trong việc thực hiện chế độ BHXH

Tiếp đó Trần Ngọc Tuấn (2012), “Hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH

khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Gia Lai” Tác giả đã ghiên cứu đã chỉ ra

các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thu BHXH khu vực kinh tế tư nhân bao gồm: Cơ

chế chính sách pháp luật; Nhận thức, ý thức, tâm lý, thói quen của người lao động;Năng lực đội ngũ cán bộ; công tác tuyên truyền và phương pháp thu BHXH

Ngô Thị Minh Chi (2013), “Công tác thu BHXH bắt buộc của khối doanh

Trang 15

nghiệp ngoài quốc doanh tại Bảo hiểm xã hội quận Ba Đình” Tác giả cho thây ở

Ba Đình, khối doanh nghiệp có số thu BHXH cao theo đó là số nợ đọng cũng nhưtrốn đóng của khối này cũng lớn nhất, từ đó đưa ra một số kiến nghị, giải quyếtnhằm hoàn thiện tốt hơn công tác thu BHXH bắt buộc của khối doanh nghiệp ngoàiquốc doanh tại BHXH Quận Cầu Giấy Từ nghiên cứu này ta có áp dụng vào khốidoanh nghiệp khác dé hoàn thiện quản lý thu BHXH Như vậy, đã có rất nhiềunhững nghiên cứu, trên nhiều phương diện khác nhau, với nhiều nội dung và cáchthức tiếp cận khác nhau Những đề tài đó đã phần nào nêu lên những cơ sở lý luận

cơ bản nhất về BHXH và những vấn đề liên quan đến BHXH, trong đó có thuBHXH Đây sẽ là những nền tảng ban đầu để tác giả liên hệ, tiếp thu và làm mớitheo từng thời kỳ để đưa vào luận văn

Hoàng Thị Kim Thoa (2017), “Quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảohiểm xã hội quận Ba Dinh, Thành pho Hà Nội” Tác giả cho thay tỷ lệ tham gia bảo

hiểm xã hội của quận Ba Đình vẫn còn thấp; tỷ lệ doanh nghiệp tham gia BHXH là

43% lao động tham gia BHXH (59%) còn thấp so với số lao động thực có, còn tình

trạng trốn tránh tham gia BHXH, đóng không đủ số người (90%), mức đóng thấp,

nợ dong, tray ỳ kéo dài gây that thu quỹ BHXH va ảnh hưởng trực tiếp đến quyền

lợi của người lao động nói riêng và tình hình an ninh, chính trị, xã hội và phát triểnkinh tế tại địa phương nói chung Các giải pháp đề ra nhằm tạo điều kiện cho người

lao động, các cơ quan tổ chức thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người lao

động đó là: Các giải pháp tập trung vào tuyên truyền về BHXH, hoàn thiện cơ cau

bộ máy BHXH; cải cách hành chính trong thu BHXH; Phát huy vai trò của hệ thongchính trị trong tổ chức thực hiện công tác BHXH; Tăng cường công tác thanh tra,kiểm tra, giám sát trong thực hiện công tác BHXH; Nâng cao ý thức trách nhiệm vàthái độ phục vụ của nhân viên ngành Bảo hiểm xã hội

Tran Văn Thủy (2018), “Tang cường quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc

trên địa bàn huyện Đông Anh, Thành Phó Hà Nội” Công tác quản lý thu Bảo hiểm

xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện Đông Anh chịu ảnh hưởng của các nhóm yếu tốsau: Văn bản chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội; Từ phía người sử dụng laođộng; Từ phía người lao động; Từ phía cơ quan Bảo hiểm xã hội Nghiên cứu đã

Trang 16

đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộctrên địa bàn huyện Đông Anh như: Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế, chínhsách về BHXH; Nhóm giải pháp đối với người sử dụng lao động; Nhóm giải phápđối với người lao động; Nhóm giải pháp đối với cơ quan Bảo hiểm xã hội.

Dương Ngọc Cương (2018), “Quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc đối vớidoanh nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” Tác giả chỉ ra hệ

thống giải pháp tăng cường QLNN về BHXH bắt buộc đối với doanh nghiệp đó là:

Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiện luật BHXH của cơ quan BHXH

huyện; Đổi mới công tác thông tin tuyên truyền, phô biến chính sách pháp luậtBHXH; Hoàn thiện bộ máy tô chức hoạt động, nâng cao năng lực của đội ngũ cán

bộ làm công tác BHXH; Hoàn thiện quy trình và siết chặt quản lý thu, chỉ và pháttriển quỹ BHXH trong thời gian tới; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý

nghiêm khắc các trường hợp vi phạm pháp luật về BHXH.

Nghiêm Tiến Thịnh (2018), “Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địabàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh” Tác gai cho thay Bảo hiểm xã hội là mộtchính sách quan trọng của Dang và Nhà nước, góp phần ổn định cuộc sống chongười lao động, đảm bảo an sinh xã hội cho đất nước Công tác quản lý thu BHXHngày càng được các cấp chính quyên quan tâm và chú trọng thực hiện Bên cạnh đótác giả chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH bắt buộc ở huyệnYên Phong gồm: Cơ chế chính sách; Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương;Năng lực của cán bộ và tô chức bộ máy quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc; Yếu

tố thuộc về các đơn vị sử dụng lao động; Yếu tố thuộc về người lao động Trong đó,

yếu tô thuộc về năng lực của cán bộ và tổ chức bộ máy quản lý thu bảo hiểm xã hội

bắt buộc đóng vai trò quan trọng trong quản lý hiệu quả thu bảo hiểm xã hội bắt

buộc ở huyện Yên Phong.

Đỗ Hoàng Tuan (2019), “Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa ban

huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa” Nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởngđến kết quả thu bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm: Cơ chế chính sách pháp luật;

Nhận thức, ý thức, tâm lý, thói quen của người lao động và người sử dụng lao động;

Phuong thức thu, chi bảo hiểm xã hội; Năng lực đội ngũ can bộ; Cơ sở vật chất kỹ

Trang 17

thuật Dé khắc phục những tôn tai, hạn chế và nâng cao kết quả hoạt động của công

tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đòi hỏi rất cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp

về công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc như: Giải pháp về công tác tổ chức thubảo hiểm xã hội bắt buộc; giải pháp cho cơ quan bảo hiểm xã hội như đào tạo nângcao trình độ chuyên môn, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; giải pháp nângcao nhận thức về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động và người sử dụng

lao động.

Lê Tùng Hải (2019), “Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc khối doanhnghiệp trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phi Tho” Tác giả cho thay các yêu t6 ảnhhưởng đến quan lý thu BHXH bắt buộc khối doanh nghiệp là: (i) Ảnh hưởng của

chính sách; (ii) Ảnh hưởng của công tác tuyên truyền; (ii) Ảnh hưởng từ dịch vụ

thu bảo hiểm xã hội Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăngcường công tác quản lý thu BHXH bắt buộc khối doanh nghiệp trên địa bàn huyệnTân Son, tinh Phú Thọ trong thời gian tới gồm: (i) Nâng cao năng lực của đội ngũ

cán bộ BHXH; (ii) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thu

BHXH; (iii) Khắc phục nợ đọng tiền đóng BHXH bắt buộc; (iv) Cải cách thủ tụchành chính trong thực hiện thu BHXH; (v) Tăng cường kiểm tra, hậu kiểm

Nguyễn Trọng Định (2014), “Hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội khốidoanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Qué Võ, tỉnh Bắc Ninh" Tácgiả chỉ ra tình trạng vi phạm Luật BHXH vẫn đang diễn ra hết sức nhức nhối, trởthành van dé gây bức xúc dư luận xã hội không những ở huyện Qué Võ mà trong cảnước, sô doanh nghiệp không tham gia BHXH còn rất lớn; Ngay cả những doanh

nghiệp đã đăng ký tham gia BHXH cũng có những vi phạm cụ thé, như đăng ký

đóng BHXH cho số it lao động, nợ BHXH; Việc cải cách thủ tục hành chính cònchậm; Công tác ứng dụng công nghệ thông tin còn chưa triệt dé; Bộ phận thu chưa

bám sát vào cơ sở, chưa thường xuyên liên hệ với cơ sở; Công tác quản lý đối tượng

còn chưa chặt chẽ, một số lao động được cấp nhiều số BHXH, báo tăng, giảm hàngtháng ở một số đơn vị còn chưa kịp thời

Nguyễn Quốc Toàn (2015), “Quản lý thu BHXH đối với các doanh nghiệptrên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội” Qua nghiên cứu tác giả cho

Trang 18

thấy quản lý thu BHXH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của

ngành nhằm đáp ứng các yêu cầu về tăng trưởng và khả năng cân đối quỹ đảm bảochi trả các chế độ BHXH cho người lao động Với mục tiêu thu đúng, thu đủ, thukịp thời theo quy định, giảm số nợ đọng, không ngừng mở rộng đối tượng tham gia,

có như vậy người lao động mới sớm được thụ hưởng quyền lợi BHXH BHXHhuyện Chương Mỹ đã luôn coi trọng, tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện tốt và đã

đạt được những kết quả đáng khích lệ

1.1.2 Kết đạt được và khoảng tréng can nghiên cứu

Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu cho thấy, các tác giả đã tập trungnghiên cứu thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc (BHXHBB) đối với

các doanh nghiệp, chi ra các hạn chế công tác quản lý thu BHXHBB đối với các

doanh nghiệp phần lớn là: Việc cải cách thủ tục hành chính còn chậm; Công tácứng dụng công nghệ thông tin còn chưa triệt dé; Bộ phận thu chưa bám sát vào cơ

sở, chưa thường xuyên liên hệ với cơ sở; Công tác quản lý đối tượng còn chưachặt chẽ, một số lao động được cấp nhiều số BHXH, báo tăng, giảm hàng tháng ởmột số đơn vị còn chưa kịp thời Bên cạnh đó công tác tô chức thực hiệnBHXHBB trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tác giả nhận thấy còn nhiềudoanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa tham gia, hoặc tham gia không đầy đủ cho

toàn bộ người lao động.

Nhóm các giải pháp tập trung vào tuyên truyền về BHXH, hoàn thiện cơ cau

bộ máy BHXH; cải cách hành chính trong thu BHXH; Phát huy vai trò của hệ thôngchính trị trong tổ chức thực hiện công tác BHXH; Tăng cường công tác thanh tra,

kiểm tra, giám sát trong thực hiện công tác BHXH; Nâng cao ý thức trách nhiệm và

thái độ phục vụ của nhân viên ngành Bảo hiểm xã hội

Các giả đã làm rõ một số khái niệm xung quanh vấn đề thu BHXH, thựctrạng quản lý thu BHXH, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quytrình quản lý thu BHXH phù hợp với từng loại đối tượng ở Việt Nam

Tuy nhiên hiện tại chưa có công trình nào nghiên cứu về quản lý thu BHXHbắt buộc đối vớ doanh nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy giai đoạn 2019-2021, do

đó tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với

Trang 19

các doanh nghiệp trên dia bàn quận Cau Giấy, thành pho Hà Nội” làm luận văn

nghiên cứu của mình.

1.2 Cơ sở lý luận về quản lý quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với

doanh nghiệp của bảo hiểm xã hội

xã hội, đảm bảo an toàn cho mọi thành viên trong xã hội, đồng thời tạo động lực

hữu hiệu dé phát triển kinh tế (Luật BHXH Việt Nam, 2014)

Bảo hiểm xã hội hiện nay được phân thành 02 loại gồm: BHXH bắt buộc và

BHXH tự nguyện.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm mà NLD, NSDLD bắt buộc

phải tham gia theo quy định của pháp luật Loại BHXH này được hình thành khi

Nhà nước đã đứng ra lo liệu với tư cách là người tổ chức, quản lý BHXH Việc tổ

chức BHXH bắt buộc chủ yếu dé thực hiện mục đích ràng buộc trách nhiệm củaNSDLĐ với NLD nhằm 6n định nguồn thu, chi dé phát triển BHXH bền vững

Thông qua đó, có thé đảm đời sống cho NLD, dam bảo an sinh xã hội nói chung

Theo tổng kết của ILO (công ước 102, năm 1952), bảo hiểm xã hội bao gồm

09 chế độ chủ yếu sau: chăm sóc y tế, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấptuổi già, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp gia đình, trợ cấp thaisản, trợ cấp tàn tật, trợ cấp tử tuất Công ước cũng nói rõ là những nước phê chuẩncông ước này có quyền chỉ áp dụng một số chế độ, nhưng ít nhất phải áp dụng một

trong các chế độ: trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già, trợ cấp tai nạn lao động —

bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tàn tật hoặc trợ cấp tử tuất Việc áp dụng bảo hiểm xã hộitrên của quốc gia khác nhau thường cũng rất khác nhau về nội dung thực hiện tùy

thuộc vào nhu câu bức bách của riêng từng nơi trong việc đảm bảo cuộc sông của

Trang 20

người lao động, ngoài ra, còn tùy thuộc vào khả năng tải chính và khả năng quản lý

có thé đáp ứng Tuy nhiên, xu hướng chung là theo đà phát triển kinh tế - xã hội,

bảo hiểm xã hội sẽ mở rộng dần về số lượng và nội dung thực hiện của từng chế độ.

Theo thống kê của ILO, đến năm 1981, có 139 nước có thực hiện hệ thống

an sinh xã hội nói chung, bảo hiểm xã hội nói riêng, trong đó có 127 nước có chế

độ trợ cấp tuổi gia, tan tật và tử tuất; 79 nước có chế độ trợ cấp ốm đau và thai sản,

136 nước có chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, 37 nước có chế

độ trợ cấp thất nghiệp

- Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộcCũng giống như các tô chức về kinh tế - chính trị khác, BHXH muốn tôn tại

và phát triển thì phải có nguồn tài chính riêng dé dùng cho việc chi trả, giải quyết

chế độ, chính sách cho người lao động Do đó, công tác quản lý thu BHXH bắt

buộc luôn được chú trọng và là xương sống của ngành BHXH

Quản lý thu BHXH bắt buộc có tính chất đặc thù như: đối tượng thu BHXH

đa dạng, phức tap, bao gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau, độ tuổi, thu nhập,

vị trí địa lý các vùng miền cũng có sự khác biệt Chính vì vậy, cần phải áp dụng

pháp luật để bắt buộc người lao động khi tham gia làm việc, công tác thì phải đóng

BHXH bắt buộc theo tỉ lệ nhà nước đã quy định Trên cơ sở đó hình thành một quỹ

tiền tệ tập trung nhăm mục đích đảm bảo cho các hoạt động của ngành BHXH

Quản lý thu BHXH cấp quận là toàn bộ các doanh nghiệp đóng quân trên địa

bàn quận, được thừa lệnh của BH

- Doanh nghiệp

Theo Điều 4 của Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 quyđịnh: “Doanh nghiệp là tô chức có tên riêng, có tài sản, có tru sở giao dịch, đượcđăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh ”

Quá trình kinh doanh thực hiện một cách liên tục, một số hoặc tất cả các

công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng

dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích để sinh lợi Như vậy doanh nghiệp là tổchức kinh tế vị lợi, mặc dù thực tế một số tổ chức doanh nghiệp có các hoạt động

không hoàn toàn nhắm mục tiêu lợi nhuận.

10

Trang 21

Theo mục tiêu của đề tài sẽ đi sâu vào khái niệm của 03 loại hình doanhnghiệp là: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và

doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

- Doanh nghiệp nhà nước

Tại Khoản 22, Điều 4, của Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định: “Doanhnghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ”

Theo Khoản 8, Điều 4 của Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: “Doanh

nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” Đây là

một quy định khác so với quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005 trước đây Với

quy định này trước đây, Nhà nước chỉ cần nắm giữ 50% vốn điều lệ của một doanh

nghiệp thì sẽ được coi là một doanh nghiệp nhà nước Như vậy, theo quy định mới

của Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì doanh nghiệp Nhà nước là tô chức kinh tế do

Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc cô phần, vốn góp chi phối, được tô chức

dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cô phần, công ty trách nhiệm hữu hạn

Việc thành lập doanh nghiệp nhà nước dựa trên nguyên tắc chỉ thành lậptheo những ngành, lĩnh vực then chốt, xương sống của nền kinh tế dựa trên nhữngđòi hỏi thực tiễn của nền kinh tế thời điểm đó và chủ trương của Đảng, ngành nghề

lĩnh vực đó.

- Doanh nghiệp ngoài quốc doanhTheo luật doanh nghiệp Nhà nước được Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 7thông qua ngày 20/04/1995, luật doanh nghiệp sữa đổi được Quốc hội khóa X, kỳ

họp thứ 5 thông qua ngày 12/06/1999, và luật khuyến khích đầu tư trong nước được

Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 22/06/1994 có quy định: Khu vựckinh tế ngoài quốc doanh là toàn bộ các đơn vị sản xuất kinh doanh của tư nhânđứng ra thành lập, đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh và tô chức quản lý Tài sản,vốn đầu tư và lợi nhuận hợp pháp của chủ đầu tư không bị quốc hữu hóa trừ trường

hợp thật sự cần thiết vì lý do quốc phòng hoặc an ninh quốc gia

Nhu vậy, đứng dưới góc độ sở hữu thì có thé hiểu doanh nghiệp ngoài quốcdoanh bao gồm tất cả các đơn vị hay tổ chức kinh tế thuộc sở hữu của một người

hay một nhóm người, chứ không phải của Nhà nước Quyên sở hữu này được xác

11

Trang 22

định dựa trên quá trình huy động hình thành nên nguồn vốn hoạt động cho đơn vị

kinh tế đó và được pháp luật thừa nhận Điều này khác cơ bản với các doanh nghiệp

nhà nước, khi mà nguồn vốn hình thành nên các DNNN được ngân sách nhà nước

cấp hay nguôn thu từ thuế

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta hiện nay chính là các doanhnghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp, là các đơn vị kinh tế tồn tại đưới các hình

thức như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cô phần, công ty hợp danh và doanh

nghiệp tư nhân, do một hay nhiều người đứng ra làm chủ và tự chịu trách nhiệmbằng tài sản của mình (hữu hạn hay vô hạn) về mọi hoạt động của doanh nghiệp

Tất nhiên cũng phải ké đến các hộ kinh doanh cá thé với mức vốn pháp định

thấp hơn vốn pháp định của doanh nghiệp tư nhân Đây là loại hình kinh tế hộ gia

đình, kinh doanh trong một số ngành nghề như nông nghiệp, thủ công, dịch vụ vàbuôn bán nhỏ Nhìn chung, bộ phận chính, quan trọng nhất trong khu vực kinh tếngoài quốc doanh chính là các công ty bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công

ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân

Hoạt động của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khá rộng lớn, bao gồm

các ngành nghề như: sản xuất, dịch vụ, thương mại Các hoạt động của doanh

nghiệp ngoài quốc doanh không chỉ đem lại nguồn ngân sách dồi dào cho Nhà nước

mà còn góp phan thúc day sự lưu thông hàng hóa va đóng góp phan lớn vào tổng

kinh ngạch xuất khẩu cả nước

Mặt khác, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn đóng góp một phần

không nhỏ vào việc 6n định và phát triển kinh tế đất nước Những doanh nghiệpnay đã phan nào giúp Nhà nước tháo gỡ được khó khăn về bài toán việc làm cho

người lao động khi tạo ra hàng ngàn, hàng triệu công việc làm cho người lao động

cả nước Dé có được một đội ngũ doanh nghiệp ngoài quốc doanh hùng hậu nhưvậy chính là nhờ một cơ cấu quản lý linh động và các chỉ phí gián tiếp được hạnchế tới mức thấp nhất Khác với doanh nghiệp Nhà nước, các nhân viên trongdoanh nghiệp ngoài quốc doanh thường đảm nhận các công việc mang tính đa năngvới một cơ cấu quản lý đơn giản nhất Một doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường

ít nhân viên, chỉ có một người làm chủ và nhân viên không mang tinh bền vững như

doanh nghiệp Nhà nước.

12

Trang 23

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh đó thì các doanh nghiệp này cũng

gặp không ít khó khăn Với tính chất vừa và nhỏ, các doanh nghiệp mang thànhphần kinh tế ngoài quốc doanh còn hạn chế về mặt tài chính cũng như trình độ côngnghệ và tính 6n định trong sản xuất, kinh doanh

Mặc dù gặp không ít khó khăn trong thị trường nhưng các thành phần kinh tếquốc doanh với đặc điểm năng động, sáng tạo và có khả năng thích nghi với sự biến

đôi của cơ chế thị trường van đóng góp một phan quan trọng trong việc thúc đây sự

phát triển kinh tế đất nước, tạo nên sự cạnh tranh công bằng và góp phần tăng nguồn

ngân sách cho Nhà nước.

Có thé thay, mặc dù doanh nghiệp ngoài quốc doanh sở hữu vốn cá nhân, tôchức và đa số là hình thức vừa và nhỏ nhưng hoạt động sản xuất, kinh doanh củacác doanh nghiệp này chính là động lực đưa nền kinh tế phát triển đi lên hòa nhậpvới cộng đồng quốc tế Chính vì lẽ đó, Nhà nước cần có những chính sách thiết thực

và kịp thời để giúp các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có được môi trường pháttriển thuận lợi nhất

- Doanh nghiệp có vốn dau tu nước ngoàiTheo Khoản 6, Điều 3 của Luật Đầu tư năm 2005 định nghĩa doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thànhlập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc là doanh nghiệp Việt Nam donhà đầu tư nước ngoài mua cô phần, sáp nhập, mua lại

Với quy định chung này, doanh nghiệp Việt Nam chỉ cần có 1 cỗ phần củanhà đầu tư nước ngoài sẽ được coi là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.Đương nhiên, các doanh nghiệp này sẽ phải gánh chịu những điều kiện đầu tư dànhcho khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các điều kiện hạn

chế gia nhập thị trường theo cam kết với WTO của Việt Nam

Doanh nghiệp nước ngoài được phân biệt với doanh nghiệp ngoài quốcdoanh ở một số điểm như sau:

- Về mặt sở hữu sẽ không có sự đồng nhất, một doanh nghiệp liên doanh có

thé là sự liên doanh giữa hai công dân thuộc hai nước khác nhau, liên doanh giữahai tổ chức hay liên doanh giữa hai chính phủ, còn doanh nghiệp nước ngoài thìcàng không thé khang định nó thuộc sở hữu nhà nước hay tư nhân

13

Trang 24

- Về tính chất hoạt động và các ảnh hưởng của doanh nghiệp nước ngoài khác

so với các doanh nghiệp trong nước, chúng vận hành theo một bộ luật riêng thường là

luật đầu tư nước ngoài và ảnh hưởng lên một số khía cạnh đặc thù trong nên kinh tếnhư cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối, tài trợ xuất nhập khẩu Vì vậy, ở đây chúng

ta không xếp các doanh nghiệp nước ngoài như một bộ phận của khu vực kinh tế ngoài

quốc doanh Về cơ bản, thông thường các doanh nghiệp nước ngoài thường hoạt động

với quy mô lớn, tập trung vào các ngành hàng xuất khẩu, đem về lợi nhuận cao Demlại nhiều cơ hội việc làm cho người lao động địa phương

1.2.2 Vai trò, đặc điểm quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

* Vai trò của quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc:

- Gop phan thực hiện mục tiêu “hướng tới BHXH cho moi NLD và BHYT

toàn dân ”

Ý nghĩa của BHXH là rất nhân văn và cao đẹp, tuy nhiên dé làm được điều

đó chỉ khi chính sách BHXH, BHYT được bao phủ rộng khắp đến mọi người laođộng, mọi thành phần kinh tế xã hội Muốn vậy, bên cạnh việc tiếp tục duy trì số đốitượng tham gia cần mở rộng khai thác và phát triển nguồn thu BHXH thông quanhững đối tượng chưa tham gia Điều này có ý nghĩa tiên quyết đến việc thực hiện

mục tiêu “Hướng tới BHXH cho mọi người lao động và BHYT toàn dân”

- Góp phan cân đối quỹ BHXH: Quỹ BHXH phục thuộc vào mức đóng và sốngười tham gia Do vậy, việc quản lý nguồn thu quỹ BHXH hiện tại ra sao dé khônggây thất thoát nguồn quỹ, khai thác tăng số người tham gia BHXH như thé nao sẽ làbiện pháp có ý nghĩa thực tế và tính chất quyết định đến việc góp phần cân đối quỹBHXH Ngoài ra, quản lý thu BHXH cũng góp phần giảm thiểu trong van đề nợ

đọng, trốn đóng BHXH cho người NLD; đây cũng là một trong những nguyên gây

mắt cân đối quỹ BHXH (Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH, 2018)

- Đảm bảo nguyên tắc “số đông bù số ít”: Khi tham gia BHXH, NLD được

đảm bảo một khoản thu nhập khi bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việclàm Khoản thu nhập thay thế này nói chung cao hơn rất nhiều so với khoản pháiBHXH mà họ đã đóng góp Đề làm được điều này, BHXH phải thực hiện trên cơ sở

số đông bi số ít, có nghĩa là lấy số đông người tham gia đóng góp dé bù cho số ítngười không may gặp rủi ro (trong số những người tham gia BHXH, có người ốm

14

Trang 25

đau nhiều, có người ốm dau it, có người bị tai nạn, có người không ) Mặt khác,đối với mỗi NLD, thời gian làm việc có thu nhập thường lớn hon thời gian ngừng

hoặc nghỉ việc không có thu nhập Theo nguyên tắc này, càng nhiều người tham gia

BHXH thì sự san sẻ rủi ro càng được thực hiện dễ dàng hơn.

Vì vậy, quản lý chặt chẽ số lượng người đang tham gia BHXH, đảm bảo thuđúng, thu đủ và kịp thời cũng như cố gắng phát huy, tăng số lượng người tham giachính là cách thức dé đảm bảo thực hiện số đông bù số ít

- Góp phan dam bảo an sinh xã hội bên vững, thúc day sản xuất phát triển

Lực lượng lao động là bộ phận quan trọng nhất trong dân số, đóng vai tròtạo ra của cải vật chất cho xã hội Một quốc gia phát triển bền vững là một quốc giachăm lo tốt đến NLD va một nền an sinh xã hội bền vững là một nên an sinh xã hộivươn tới bảo vệ được mọi NLĐ Ở nước ta, khi chính sách BHXH là trụ cột của hệthống an sinh xã hội thì an sinh xã hội chỉ bền vững khi chính sách BHXH giúp ồn

định cuộc sống và trợ giúp cho đại đa số NLĐ khi họ gặp rủi ro Muốn vậy, chính

sách BHXH phải vươn tới mọi NLĐ, bao phủ toàn dân.

Bên cạnh đó, thực hiện chính sách BHXH đảm bảo sự bình đăng về vị trí

xã hội cua NLD trong các thành phan kinh tế khác nhau Công tác quản lý thuBHXH bắt buộc, thông qua việc giải quyết chế độ BHXH kịp thời cho NLD hay

mở rộng đối tượng tham gia, đặc biệt với nhóm người có thu nhập thấp và NLĐ

làm việc ở khu vực phi chính thức, có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo sự an

tâm cho NLĐ Ngoài ra, việc bảo vệ sức lao động của họ thông qua chính sách

BHXH, BHYT sẽ trở thành một chính sách thu hút nguồn lao động và nên san

xuất xã hội, bao dam sự ổn định và thúc day sản xuất phát triển

* Đặc điểm của quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc gồm nhiều thành phần với số lượngđông, thuộc nhiều trường hợp khác nhau, dẫn đến không tránh khỏi sai sót trongkhâu giải quyết, chi trả chế độ cho người lao động

Chứng từ phục vụ cho công tác thu hiện nay thực hiện theo quyết định

838/QD-BHXH ngày 29/05/2017 đã áp dụng giao dịch điện tử, tối giản hóa thủ tụchành chính đi rất nhiều Đơn vị sử dụng lao động sẽ tự lưu trữ hồ sơ và chịu trách

15

Trang 26

nhiệm với những gì khai báo với cơ quan BHXH Cùng với đó sẽ nâng cao trách

nhiệm của cơ quan BHXH về công tác hậu kiểm, thanh kiểm tra đơn vị sử dụng lao

động hàng năm.

Số lượng lao động, số đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH ngày càng

tăng đòi hỏi công tác quản lý thu BHXH phải chặt chẽ, kịp thời nắm bắt thông tin

về các đối tượng thuộc diện tham gia bằng cách tăng cường sự phối hợp liên ngành,đây mạnh rà soát, kiểm tra các doanh nghiệp mới thành lập trên địa bàn

Mức thu BHXH được xác định dựa trên mức lương và các khoản phụ cấp

thường xuyên mà người sử dụng lao động trả cho người lao động vì vậy việc xác

định tổng quỹ lương của đơn vị tham gia phải được thực hiện đồng thời với việc

xác định mức thu bảo hiểm Công tác thu BHXH hiện nay chủ yếu là thu thông quangười sử dụng lao động Công việc này đòi hỏi phải có sự giám sát, đôn đốc củacán bộ thu dé tránh tình trạng người sử dụng lao động sử dụng tiền đóng BHXH

không đúng mục đích.

1.2.3 Mục tiêu, nguyên tắc quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các

doanh nghiệp của bảo hiểm xã hội

* Mục tiêu

- Đảm bảo thu đúng đối tượng

Nghĩa là các đối tượng trong diện tham gia BHXH theo quy định của LuậtBHXH đều phải tham gia BHXH

- Đảm bảo thu đủ số lượng

Số người trong diện tham gia và số tiền phải đóng được thu đầy đủ để đảmbảo quyền lợi cho người tham gia khi họ được hưởng các chế độ BHXH

- Đảm bảo thời gian theo Luật định Người lao động và người sử dụng lao động phải trích nộp BHXH theo đúng thời gian quy định trong Luật BHXH.

* Nguyên tắc

- Nguyên tắc thong nhất công bằng, công khai, dân chủ, minh bạch:

Đây là nguyên tắc cao nhất trong quản lý thu BHXH cũng như trong hoạt

16

Trang 27

động BHXH nói chung Bởi lẽ, chỉ có như vậy mới thực hiện được vai trò và mục

đích của thu BHXH, tạo ra được một nguồn lực to lớn dé thực hiện các chế độ

BHXH cho NLD và cung cấp nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi dé phát triển kinh tế - xãhội của đất nước

Nguyên tắc này đòi hỏi chính sách, chế độ BHXH và cơ chế tạo lập và sử dụngquỹ được thực hiện thống nhất trong toàn quốc Chế độ đóng góp và hưởng thụ được

thực hiện công bằng đối với mọi đối tượng, không phân biệt đối xử theo giới tính, dân

tộc, địa giới hành chính Bên cạnh đó, quỹ BHXH được công khai, được thanh tra,

kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước và các tô chức xã hội

Tất cả các chế độ chính sách đối với mọi đối tượng được áp dụng và điềuchỉnh một cách thống nhất trong toàn ngành đảm bảo đầy đủ quyền lợi của NLĐ,đảm bảo công bằng, công khai, dân chủ

Trong quản lý thu BHXH, mục tiêu quan trọng và phải luôn hướng tới là

mục tiêu công băng, công khai và dân chủ Cơ chế dựa trên một hệ thống tiêu chíphản ánh đầy đủ các nội dung cần quản lý được xây dựng Hệ thống đó được xây

dựng một cách công khai, dân chủ, được mọi người, mọi đơn vị tham gia thảo luận

và thong nhất trước khi tô chức thực hiện Hệ thống đó cũng được bổ sung, sửa đôi

hoàn chỉnh từng bước trong quá trình tổ chức, thực hiện để phù hợp với thực tiễn

hoạt động của từng đơn vi tổ chức, cá nhân và điều kiện, hoàn cảnh của đất nước

- Nguyên tắc hạch toán độc lập theo các quỹ thành phan:

Quỹ ốm đau và thai sản, quỹ TNLĐ-BNN, quỹ hưu trí và tử tuất (của BHXH

bắt buộc), quỹ BHXH tự nguyện, quỹ BHTN được hạch toán độc lập theo các quỹthành phần Chỉ có như vậy mới đảm bảo sự an toàn và cân đối lâu dài của quỹBHXH Mặt khác, nguyên tắc này cũng nhằm tao cơ sở điều chỉnh tỷ lệ đóng đối

với từng quỹ, đảm bảo phù hợp với từng giai đoạn.

1.2.4 Nội dung quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp

của BHXH trên địa bàn quận

Theo Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 và quyết định595/QD-BHXH ngày 14/04/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nội dung

công tác quản lý Thu BHXH gồm những mục sau:

1.2.4.1 Lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp

* Lập và giao kế hoạch năm

17

Trang 28

(1) Đối với đơn vị sử dụng lao động

Kế toán của đơn vị sử dụng lao động thường xuyên đối chiếu lao động, quỹ

tiền lương và tiền trích nộp BHXH hàng tháng dé tránh thiếu sót cũng như kịp thời

bồ sung tiền BHXH cuối thang đó

(2) Đối với cơ quan BHXH:

BHXH tinh/thanh phố: lập 2 bản dự toán thu BHXH, BHYT đối vớiNSDLD do tỉnh quản lý, đồng thời tổng hợp toàn tinh, lập 2 bản “Kế hoạch thuBHXH, BHYT bắt buộc” năm sau, gửi BHXH Việt Nam | bản trước ngày 15/11

hàng năm.

Căn cứ dự toán thu BHXH Việt Nam giao, tiến hành phân b6 dự toán thu

BHXH cho các đơn vi trực thuộc BHXH tỉnh trước ngày 20/01 hàng năm BHXH

Việt Nam căn cứ tình hình thực tế kế hoạch năm trước và khả năng phát triển laođộng năm sau của địa phương, tổng hop, lập, giao dự toán thu BHXH, BHYT choBHXH tỉnh và BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và ban cơ yếu Chính Phủ

trước ngày 10/1 hàng năm.

BHXH huyện: Căn cứ tình hình thực hiện năm trước, 6 thắng đầu năm vàkhả năng phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn, rà soát

và lập 02 bản kế hoạch thu BHXH, BHYT, BHTN (Mau K01-TS) gửi 01 bản đếnBHXH tỉnh theo quy định Lập 02 bản kế hoạch ngân sách địa phương đóng, hỗ trợmức đóng BHYT, 01 bản gửi cơ quan tài chính cùng cấp theo phân cấp ngân sáchđịa phương dé tổng hợp trình UBND quận/huyện quyết định, 01 ban gửi BHXH

tinh dé tổng hợp toàn tỉnh Xây dựng, điều chỉnh kinh phí hỗ trợ thu, hoa hồng dai

lý: trên cơ sở dự kiến kế hoạch, kế hoạch điều chỉnh để xây dựng điều chỉnh kinh

phí hỗ trợ thu, hoa hồng đại lý gửi BHXH tỉnh theo quy định Thời gian: theo

hướng dẫn của BHXH Việt Nam.

1.2.4.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp

(1) Quản lý đối tượng và mức đóng BHXH bắt buộc đối với các doanh

nghiệp

- Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 2 Luật BHXH

và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thé như sau:

Với NLD:

18

Trang 29

+ NLD là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, baogồm:

+ Người làm việc theo HDLD không xác định thời hạn, HDLD xác định thời

hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03tháng đến dưới 12 tháng, kế cả HDLD được ký kết giữa đơn vị với người đại diện

theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

+ Người làm việc theo HDLD có thời han từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng

(thực hiện từ ngày 01/01/2018);

+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công

chức và viên chức;

+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong

tổ chức cơ yếu đối với trường hợp BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân

dân bàn giao cho BHXH tỉnh;

+ Người quản lý DN, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền

lương;

+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật NLD Việt

Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia BHXH bat buộc theo quyđịnh tại Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định

chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc được áp dụng đối với cáchợp đồng sau:

Hợp đồng đưa NLD di làm việc ở nước ngoài với DN hoạt động dịch vụ đưa

NLD di làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép dua NLD di làm việc

ở nước ngoài;

Hợp đồng đưa NLD di làm việc ở nước ngoài với DN trúng thầu, nhận thầu

hoặc tô chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa NLD đi làm việc ở nước ngoài;

Hợp đồng dua NLD di làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng

cao tay nghề với DN đưa NLĐ đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay

nghề; Hợp đồng cá nhân

+ NLD được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng

tiền lương ở trong nước thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc;

+ NLD là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép

19

Trang 30

lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có

thâm quyền của Việt Nam cấp (thực hiện từ ngày 01/01/2018 theo quy định của

Chính phủ).

Với NSDLĐ:

NSDLD tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự

nghiệp, đơn vi vũ trang nhân dân; tô chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổchức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hộikhác; cơ quan, tô chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thô ViệtNam; DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thé, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có

thuê mướn, sử dụng lao động theo HDLD.

- Mức đóng và trách nhiệm đóng theo quy định tại Diéu 85, Điêu 86 LuậtBHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

Mức đóng BHXH là phải căn cứ vào tiền lương và tỷ lệ đóng quy định hàngnăm Trên cơ sở tiền lương của từng NLĐ tham gia để tổng hợp thành quỹ lương

toàn đơn vị Hệ thống tiền lương để làm căn cứ đóng hiện tại ở nước ta được chia

như sau:

+ Tiền lương do Nhà nước quy định:

NLD thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thìtiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quânhàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâmniên nghề (nếu có) Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại điểm này bao gồm cả hệ

số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương

NLD thuộc đối tượng cán bộ không chuyên trách xã phường thì tiền lươngtháng đóng BHXH là mức lương cơ sở tại thời điểm đóng và thay đổi hàng năm

theo quy định của nhà nước.

+ Tiền lương do đơn vị quyết định

Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH bắtbuộc là mức lương và phụ cấp lương dé bù đắp yếu tô về điều kiện lao động, tinhchất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức

20

Trang 31

lương thỏa thuận trong HDLD chưa được tính đến hoặc tính chưa day đủ như phụcấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy

hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động: phụ cấp thu hút và

các phụ cấp có tính chất tương tự

Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức

lương, phụ cấp lương ở trên và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a

Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH Tiền lương tháng đóng

BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiềnthưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền

ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền g1ữ trẻ, nuôicon nhỏ; hỗ trợ khi NLD có thân nhân bị chết, NLD có người thân kết hôn, sinh nhật

của NLĐ, trợ cấp cho NLD gặp hoàn cảnh khó khăn khi bi tai nạn lao động, bệnh nghề

nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo Khoản

11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người quản lý DN có hưởng

tiền lương là tiền lương do DN quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong

công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu Tiền

lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có

hưởng tiền lương là tiền lương do đại hội thành viên quyết định

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người đại diện phần vốn nhànước không chuyên trách tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty nhà nước

sau cô phần hóa; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là tiền lương

theo chế độ tiền lương của cơ quan, tổ chức đang công tác trước khi được cử làmđại diện phần vốn nhà nước Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với ngườiđại diện phần vốn nhà nước chuyên trách tại các tập đoàn, tong công ty, công ty làtiền lương theo chế độ tiền lương do tập đoàn, tông công ty, công ty quyết định

Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không

thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với NLĐ làm công việchoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường

NLD làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề

21

Trang 32

(kế cả lao động do DN tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tốithiểu vùng;

NLD làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độchại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện laođộng đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức

lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong

điều kiện lao động bình thường

Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều này cao hơn

20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng

lương cơ sở.

- Phương thức đóng theo quy định tại Diéu 85, Điều 86 Luật BHXH và cácvăn bản hướng dan thi hành, cụ thé như sau:

+ Đóng hằng tháng

Hang tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng

BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những NLĐ tham gia BHXH bắt

buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng NLD theomức quy định, chuyên cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH

mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

+ Đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần

Don vi là DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong

lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản

phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hăng tháng hoặc 03 tháng, 06 tháng

một lần Cham nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyên

đủ tiền vào quỹ BHXH

+ Đóng theo địa bàn Don vi đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nao thì đăng ký tham gia đóng

BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh

Chi nhánh của DN hoạt động tai địa ban nào thì đóng BHXH tai địa bàn đó.

Trường hợp đóng qua đơn vị, tô chức sự nghiệp dua NLD đi làm việc ở nướcngoài thì đơn vị, tổ chức sự nghiệp thu, nộp BHXH cho NLD và đăng ký phương

thức đóng cho cơ quan BHXH.

22

Trang 33

Trường hợp NLD được gia hạn hợp đồng hoặc ký HDLD mới ngay tại nước

tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng BHXH theo phương thức quy định tại Điềunày hoặc truy nộp cho cơ quan BHXH sau khi về nước

Đối với NLD quy định tại Điểm 1.8 Khoản 1 Điều 4 thực hiện đóng hang

tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần thông qua đơn vị quản lý cán bộ, công chức

có phu nhân hoặc phu quân dé đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất

Đối với trường hợp đóng cho thời gian còn thiếu không quá 06 tháng quy

định tại Điểm 1.6 Khoản 1 Điều 5 NLD đóng một lần cho số tháng còn thiếu thôngqua đơn vị trước khi nghỉ việc Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộchoặc thân nhân của NLĐ chết đóng một lần cho số tháng còn thiếu tại cơ quan

BHXH quận/huyện nơi cư trú.

(2) Tổ chức thu BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp

- Phân cấp quản lý thu BHXH bat buộc đối với các doanh nghiệpBHXH quận/huyện thu tiền đóng BHXH của các đơn vị đóng trụ sở trên địabàn quận theo phân cấp của BHXH tỉnh Bao gồm:

Các DNNN do quận trực tiếp quản lý;

Các DN có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn quận;

Các DNNQD trên địa bàn quận/huyện;

Giải quyết các trường hợp truy thu, hoàn trả tiền đóng BHXH, BHYT,

BHTN, BHTNLĐ, BNN; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với đơn vị,người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLD do BHXH quận trực tiếp thu Từ

đó, BHXH quận xác định cụ thể số đơn VỊ, số lao động thuộc từng đơn vị Chia nhỏ

số đơn vị trên địa bàn cho các chuyên quản thu, mỗi chuyên quản phụ trách nhữngđịa bàn khác nhau dé tránh chồng chéo trong công việc

- Quản lý tiền thu BHXH đối với các doanh nghiệp

Với yêu cầu hiện tại, quỹ BHXH bắt buộc được quản lý tập trung thống

nhất, vì vậy các đơn vị khi chuyển tiền BHXH phải thực hiện theo các quy định

dưới đây:

+ Hình thức đóng tiềnChuyển khoản: Chuyên tiền đóng vào tài khoản chuyên thu của cơ quan

BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

23

Trang 34

Tiền mặt: Đơn vị, người tham gia nộp trực tiếp tại ngân hàng hoặc Kho bạc

Nha nước Trong trường hợp don vi, người tham gia nộp cho cơ quan BHXH thì trước

16 giờ trong ngày cơ quan BHXH phải nộp toàn bộ số tiền mặt đã thu của đơn vị,

người tham gia vào tài khoản chuyên thu tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

+ Khi nhận được tiền đóng BHXH của đơn vị, cơ quan BHXH thực hiện thu

tiền đóng bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi chậm đóng đối với NLĐ đủ điều kiện

hưởng BHXH hoặc cham dứt HDLD, HDLV để kịp thời giải quyết chế độ cho

NLD theo quy định của pháp luật.

(3) Quản lý nợ; đôn đốc thu nợ BHXH của đối với các doanh nghiệp

+ Phân loại nợ:

Nợ phát sinh: các trường hợp nợ phát sinh có thời gian nợ dưới | tháng;

Nợ chậm đóng: các trường hợp có thời gian nợ từ 1 tháng đến dưới 3 tháng;

Nợ kéo dài: thời gian nợ từ 3 tháng trở lên.

Nợ khó thu, gồm các trường hợp:

Đơn vị không còn tại địa điểm đăng ký kinh doanh (đơn vị mất tích)

Đơn vị đang trong thời gian làm thủ tục giải thể, phá sản; đơn vị có chủ là

người nước ngoài bỏ trốn khỏi Việt Nam; đơn vị không hoạt động, không có người

quản lý, điều hành;

Đơn vị chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật;

Nợ khác: đơn vị nợ đang trong thời gian được tạm dừng đóng vào quỹ hưu

trí và từ tuat

+ Hồ sơ xác định nợ:

Đối với nợ chậm đóng, nợ đọng, nợ kéo dài thì cơ quan BHXH phải thực

hiện các bước sau:

Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (MẫuC12-TS); Lập biên bản làm việc về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ,BNN cho NLD (Mẫu D04h-TS) nếu có

Đối với các trường hợp nợ khó thu Cơ quan BHXH cần có:

Văn bản xác nhận của UBND cấp xã hoặc cơ quan Thuế;

Văn bản của cơ quan có thầm quyền xác nhận tình trạng DN hoặc cơ quanthuế;

24

Trang 35

Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc cham dứt hoạt động, giải théDN; quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án hoặc cơ quan thuế;

Quyết định cho phép tam dừng đóng của cơ quan có thâm quyên

Rồi từ đó tiến hành báo cáo tình trạng DN cho BHXH tỉnh để khoanh nợ, không

cho phát sinh lãi tại những đơn vi này.

- Tổ chức thu và thu nợ tại BHXHHằng tháng, cán bộ thu thực hiện đôn đốc đơn vị nộp tiền theo quy định;

Trường hợp đơn vị nợ quá 02 tháng tiền đóng, đối với phương thức đónghăng tháng; 04 tháng, đối với phương thức đóng 03 tháng một lần; 07 tháng, đốivới phương thức đóng 06 tháng một lần;

Cán bộ thu trực tiếp đến đơn vị dé đôn đốc, lập Biên bản làm việc về việc

đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLD, BNN cho NLD (Mẫu D04h-TS);

Gửi văn bản đôn đốc 15 ngày một lần;

Sau 02 lần gửi văn bản mà đơn vị không nộp tiền, chuyền hồ sơ (Mẫu D04h-TS;văn bản đôn đốc don vị nộp tiền) đến Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ tiếp tục xử lý

Hằng tháng chuyền báo cáo chỉ tiết đơn vị nợ (Mẫu B03-TS) kèm theo dữ

liệu cho Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ dé quản lý của BHXH tinh dé đôn đốc thu

nợ và đối chiếu

1.2.4.3 Kiểm tra, kiểm soát thu BHXH bắt buộc đối với các doanh nghiệp

Theo quy định của luật BHXH năm 2014 và Quyết định 595/QD-BHXHngày 14/04/2017 cơ quan BHXH phải tiễn hành kiểm tra, hậu kiểm việc thực hiệnluật BHXH ít nhất đạt 50% tổng số đơn vị thuộc dia ban Trên co sở đó đưa ranhững kiến nghị, hướng dẫn đơn vị khắc phục sai sót (nếu có) dé các đơn vị sử dunglao động thực hiện đúng quy định về thu BHXH và Luật BHXH quy định, đồng thờibên cạnh đó phát hiện các trường hợp cố tinh vi phạm để có các biện pháp thíchhợp, kịp thời báo cáo dé tổ chức thanh tra chuyên ngành và xử lý theo quy định của

pháp luật.

Định kì hàng quý, hàng năm BHXH cấp trên t6 chức kiêm tra thâm định số

liệu thu BHXH trong kỳ của BHXH cấp dưới, việc tô chức kiểm tra thâm định sốliệu thu BHXH thực hiện ngay sau kỳ báo cáo, biên bản kiểm tra số liệu thu BHXH

25

Trang 36

sau khi được thâm định là tài liệu kèm theo hồ sơ quyết toán tai chính quý, năm củaBHXH các cấp.

Các hình thức kiểm tra hoạt động thu của BHXH được phân theo:

- Đối tượng đóng BHXH (các đơn vị sử dụng lao động)

Căn cứ vào đặc điểm, tính chất, đặc thù hoạt động của các đơn vị sử dụng lao

động, BHXH thường phân loại theo khối dé thuận tiện cho việc quản lý, nhất là theodõi, kiểm tra quá trình tham gia và đôn đốc đơn vị nộp tiền BHXH Hiện nay cácđơn vị sử dụng lao động thuộc khối DN được phân như sau:

+DNNN;

+ DNNQD;

+ DN có vốn dau tư nước ngoài

Từ hình thức phân chia trên, BHXH dựa vào đó thường xuyên theo dõi,

thống kê, kiểm tra sự biến động của các đơn vị sử dụng lao động trong suốt quá

trình hoạt động của từng đơn vị, liên hệ chặt chẽ với các cơ quan chức năng các cấptrên địa bàn: Uy ban nhân dân, Chi cục thuế, Ngành lao động Thương binh và xãhội, Ngành công đoàn dé quản lý và khai thác triệt để các đơn vị và lao động trên

địa bàn.

- Theo chủ dé kiêm traKiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước bao gồm: Thanh tra chính phủ,

Kiểm toán nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành;

Kiểm tra của các tổ chức chính trị - xã hội: kiểm tra của các tổ chức Đảng,đoàn thé, thanh tra nhân dan;

Kiểm tra của các cơ quan thông tin đại chúng: báo chí, đài truyền hình;

Kiểm tra của cơ quan BHXH cấp trên

Theo phạm vi trách nhiệm: có kiểm tra nội bộ và kiểm tra của các cơ quan

ngoài hệ thống theo quy định của pháp luật;

Theo thời gian: bao gồm kiểm tra thường xuyên, kiêm tra định kỳ, kiểm trađột xuất

- Căn cứ pháp lý của việc kiểm tra hoạt động quản lý Thu BHXH

26

Trang 37

Luật BHXH số 58/2014/QH3 ngày 20/11/2014 và các văn bản quy định

hướng dẫn thực hiện.

Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 cơ chế quản lý tài chính về

BHXH, BHYT, BHTN và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN.

Nghị định 95/2013/NĐ-CP ban hành ngày 22/08/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa NLD Việt Nam di

làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Luật số 12/2017/QH14 ngày 20/06/2017 sửa đồi, bô sung một số điều của bộluật hình sự số 100/2015/QH13

12.5 Yếu tổ ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH bắt buộc doi với các doanh

nghiệp cia BHXH cap quận

1.2.5.1 Yếu t6 bên ngoài ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH bắt buộc đối với các

doanh nghiệp của BHXH cấp quận

(1) Khung pháp lý quy định về BHXHThông qua luật BHXH, nhà nước thực hiện quản lý về công tác BHXH, đồng

thời là cơ sở pháp lý để cơ quan BHXH quản lý thu BHXH trong phạm vi quyền

hạn của mình Ngoài ra, công tác quản lý thu còn chịu tác động trực tiếp của luật lao

động, luật việc làm và các chủ trương, chính sách, các quy định khác liên quan.

Tính đồng bộ giữa các quy phạm pháp luật trong các văn bản pháp luật khácnhau, tính nhất quán trong các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhànước về công tác BHXH có vai trò quan trọng trong việc thực thi pháp luật vềBHXH Hoàn thiện hệ thống pháp luật là yêu cầu cấp thiết bởi pháp luật phù hợpvới điều kiện của đất nước thì tạo được sự đồng thuận, sự tuân thủ của người thamgia BHXH Ngược lại, sự phức tạp, bất hợp lý và những lỗ hồng trong luật BHXH

là những thách thức lớn đối với quản lý thu BHXH, gây ra những chống đối và sai

phạm.

(2) Chính sách lao động, việc làm, tiền lương

Đối tượng tham gia BHXH là NLD Do vậy, chính sách tiền lao động, việc

làm, tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý thu BHXH

Quy định về tuổi lao động ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý thu

27

Trang 38

BHXH về số người tham gia và nguồn thu BHXH Tuổi lao động tăng thêm sẽ mở

rộng đối tượng tham gia BHXH, tăng thêm thời gian đóng góp vào quỹ BHXH của

NLD và ngược lại Cụ thể như lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu đang được dé xuất thông

qua năm 2019.

Những chính sách về lao động việc làm của Nhà nước như: đầu tư hỗ trợcông tác đào tạo nghề, phát trién thị trường lao động, hình thành hệ thống thông tin

việc lam sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số lao động tìm được việc làm và mức thu

nhập của họ Qua đó, sẽ ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH về số người tham gia

BHXH mà mức lương làm căn cứ đóng BHXH.

Chính sách về tiền lương cơ sở, lương tối thiêu vùng cũng ảnh hưởng đến thuBHXH Dac biệt là ở nước ta, khi nguồn thu BHXH chiếm tỷ lệ lớn từ các lao độngtrong hệ thống cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp (thu BHXH theo hệ số lương),thì việc thay đổi mức lương cơ sở ảnh hưởng rất lớn đến mức đóng BHXH

(3) Sự quan tâm lãnh đạo của cấp uy Đảng và chính quyênLuật BHXH quy định cơ quan quản lý nhà nước về BHXH như sau: Chínhphủ thống nhất quản ly nhà nước về BHXH; Bộ Lao động — Thương binh và Xã hộichịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về BHXH; Bộ, cơquan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhànước về BHXH; UBND các cấp thực hiện quản lý về BHXH trong phạm vi địaphương theo phân cấp của Chính phủ;

Đề nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc tham gia BHXH thi vai trò của

các cấp ủy Đảng và chính quyền là rất quan trọng Đó là việc chỉ đạo thực hiện

nghiêm túc các quy định về BHXH, kiểm tra thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH choNLD, yêu cầu các DN khi đăng ký kinh doanh phải cam kết đóng BHXH choNLD, cũng như sử dụng những chế tài dé xử lý các vi phạm về BHXH

(4) Yếu tổ về điêu kiện phát triển kinh tế xã hội

Một quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng nhanh thì sẽ có nhiều DN được

thành lập; các đơn vị mở rộng sản xuất kinh doanh, sử dụng nhiều lao động, nhờ

đó sẽ mở rộng được đối tượng tham gia BHXH Bên cạnh đó, kinh tế phát triển,

năng suất lao động tăng sẽ dẫn đến tiền lương của NLD tăng lên, chủ sử dụng lao

28

Trang 39

động cũng sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH cho NLD, từ đó giảm được

tình trạng trốn đóng và nợ đọng BHXH

(5) Yếu tổ người lao động: Nhiều doing nghiệp nhỏ, chưa có kha năng đóng

BHXH bắt buộc cho người lao động, người lao động tự trích quỹ lương của mình

ra đóng, nhưng nhiều khi lương thấp người lao động không muốn đóng, đây là yếu

tố cơ bản không đóng BHXH bắt buộc hiện nay của người lao động

1.2.5.2 Yếu to bên trong anh hưởng đến quản lý thu BHXH bắt buộc đổi với các

doanh nghiệp của BHXH

(1) Yếu to về công tác tuyên truyền về hệ thống pháp luật và quy định về luật

BHXH

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về BHXH,BHYT là nhiệm vụ quan trọng trong quản lý thu BHXH, nhằm tác động vào nhậnthức, làm thay đổi thái độ, hành vi của đối tượng tham gia Thông qua các hoạt

động tuyên truyền, làm cho các tầng lớp nhân dân hiểu rõ về bản chất của chính

sách BHXH, BHYT; nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của chính sáchBHXH, BHYT, là trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội, góp phần đảm bảo ôn định

đời song cho NLD, ồn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội

Trong những năm vừa qua, BHXH Việt Nam đã thực hiện tuyên truyền, phốbiến những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về BHXH,BHYT và BHTN thé hiện ở Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tangcường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 -2020”; Đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 va

2020 (theo Quyết định số 538/QĐ-TTg); Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 02/4/2015 củaThủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện chính sách BHXH, BHYT; Quyếtđịnh số 1167/QĐ-TTg ngày 28/06/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều

chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2016 - 2020 và các chủ trương, chính

sách khác về BHXH, BHYT tới các cấp, các ngành tại mỗi địa phương, đơn vị

nhằm tăng cường cam kết chính trị và trách nhiêm để thực hiện lộ trình BHYT

toàn dân và BHXH cho mọi NLD - coi đây là một trong những nhiệm vụ chiến lượctrong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Trong đó, tập trung tuyên truyền một

sô nội dung sau:

29

Trang 40

BHXH Việt Nam yêu cầu các đơn vị trực thuộc, BHXH các tỉnh, thành phốđổi mới, nâng cao hiệu quả tuyên truyền, triển khai công tác tuyên truyền thường

xuyên, đồng bộ ở các cấp, huy động được sức mạnh của toàn xã hội, sự vào cuôc của cả hệ thống chính tri trong việc tuyên truyền thực hiện chính sách, pháp luật về

BHXH, BHYT, cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin cho NLD và nhân dân trên cảnước hiểu rõ chính sách BHXH, BHYT là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụcột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phan thực hiện tiễn bộ và công bang xãhội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội; đề cao trách

nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các

chính sách, chế độ BHXH, BHYT; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản

lý nhà nước và cơ quan BHXH từ Trung ương đến địa phương trong việc tô chứcthực hiện chế độ BHXH, BHYT

Đồng thời, nâng cao uy tín, khăng định vị thế của BHXH Việt Nam trong

việc tô chức thực hiện tốt các chính sách BHXH, BHYT; ngăn chặn, phòng ngừa và

dau tranh có hiệu quả đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT; đôimới và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách,pháp luật về BHXH, BHYT; chủ động truyền tải thông tin tới cán bộ, hội viên cáchội đoàn thể, học sinh, sinh viên, người dân; các chủ sử dụng lao động thấy TỐ VỊ tri,vai trò, ý nghĩa của BHXH, BHYT đối với NLĐ trong DN; thực hiện chính sáchBHXH, BHYT phải theo nguyên tắc có đóng, có hưởng, quyền lợi tương ứng vớinghĩa vụ, có sự chia sẻ giữa các thành viên, bảo đảm công băng và bền vững của hệthống BHXH, BHYT; góp phần tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham giaBHXH, nhất là BHXH tự nguyện; thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân Mục tiêuđến năm 2025, có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH, 35% lực lượnglao động tham gia BHTN (BHTN); trên 90% dân số tham gia BHYT Sử dụng an

toàn và bảo đảm cân đối quỹ BHXH trong dai hạn; quản lý, sử dụng có hiệu qua và

bảo đảm cân đối quỹ BHYT Xây dựng hệ thống BHXH, BHYT hiện đại, chuyênnghiệp, hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập

quôc tê.

30

Ngày đăng: 29/10/2024, 16:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giới tính: Nam Nữ 2. Độ tuôi:0 Dưới 35 tuổi Từ 35 đến 50 tuổi Trên 50 tuổi Khác
3. Trình độ học vấn:Cao đăng trở xuống L] Đại học Sau đại học PHẢN II: NỘI DUNGXin Anh/chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của Anh/chị về các phát biểu dưới đây dành cho công tác quản lý thu BHXH bắt buộc bằng cách tích vào các ôtương ứng Khác
1. Anh/chị làm việc ở đây được bao nhiêu thời gian?Từ 3 tháng- Inăm[ ]| Từ I-3nămT ] Từ 3- 5 năm[ ] Trên 5 năm[ ] Khác
2. Anh/chị đã bao giờ được tham gia các khóa đào tạo về chuyên môn, nghiệpvụ BHXH chưa?Rồi [ ] Chưa [ ] Khác
3. Anh/chị có thường xuyên được cho đi đào tạo không?Có|[ ] Không [ ] Khác
4. Anh/chị có được hỗ trợ kinh phí đào tạo hay không?Có|[ ] Không[ ] Khác
5. Các lớp đào tạo đó do đơn vị nào tổ chức?Cấp Trung ương [ ] Cấp thành phố [ ] Cấp quận [ ] Khác
6. Đánh giá của Anh/chị về việc thực hiện một số hoạt động thu BHXH của các đơn vị tham gia BHXH như thế nào? (đánh dấu x vào ô lựa chọn)Hoạt động Tốt Khá Trung Yếubình 1. Ra soát, lập danh sách đăng kýtham gia BHXH gửi cơ quan BHXH quản lý Khác
2. Lap bảng đôi chiếu, rà soát và điều chỉnh tăng - giảm BHXH; đối chiếu số tiền nộp BHXH của đơn vivới cơ quan BHXH quản lý Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy BHXH quận Cau Giấy - Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy BHXH quận Cau Giấy (Trang 51)
Bảng 3.2. Số cán bộ thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội - Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Bảng 3.2. Số cán bộ thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội (Trang 53)
Bảng 3.4. Số lượng doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc - Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Bảng 3.4. Số lượng doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (Trang 57)
Bảng 3.5. Số lượng doanh nghiệp thuộc diện phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt - Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Bảng 3.5. Số lượng doanh nghiệp thuộc diện phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt (Trang 59)
Bảng 3.6. Số lao động tại các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc - Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Bảng 3.6. Số lao động tại các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (Trang 61)
Bảng 3.9. Tổng hop mức thu nhập bình quân thực té giai đoạn 2019 - 2021 - Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Bảng 3.9. Tổng hop mức thu nhập bình quân thực té giai đoạn 2019 - 2021 (Trang 64)
Bảng 3.10. Mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc các doanh nghiệp - Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Bảng 3.10. Mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc các doanh nghiệp (Trang 65)
Bảng 3.11. Số lượng cán bộ quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các - Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Bảng 3.11. Số lượng cán bộ quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các (Trang 68)
Bảng 3.12. Tình hình thu nộp tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc của các doanh - Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Bảng 3.12. Tình hình thu nộp tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc của các doanh (Trang 72)
Bảng 3.14. Tổng hợp số nợ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc - Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Bảng 3.14. Tổng hợp số nợ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (Trang 73)
Bảng 3.13. Số doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội bắt buộc quận Cau Giấy, - Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Bảng 3.13. Số doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội bắt buộc quận Cau Giấy, (Trang 73)
Bảng 3.15 cho thấy số tiền nợ đọng BHXH và số tiền BHXH đã thu hồi đều - Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Bảng 3.15 cho thấy số tiền nợ đọng BHXH và số tiền BHXH đã thu hồi đều (Trang 75)
Bảng 3.16. Tổng hợp số tiền thu BHXH so với kế hoạch thu được giao của - Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Bảng 3.16. Tổng hợp số tiền thu BHXH so với kế hoạch thu được giao của (Trang 79)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w