Đặc biệt nước ta đangtrong quá trình phát triển và hội nhập, với những thời cơ và vận hội mới, đồng thời cũng có những khó khăn và thách thức mới, đội ngũ công chức nhà nước là những ngư
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẺ
TRAN ĐÌNH SON
LUAN VAN THAC SI QUAN LY KINH TE
CHUONG TRINH DINH HUONG UNG DUNG
Hà Nội - 2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẺ
Trang 3LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan Luận van nay là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi Các số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, trích dẫn có nguồn
gôc rõ ràng Các đánh giá, kêt luận của luận văn chưa từng được công bô trong bât
cứ công trình nghiên cứu nào trước đó.
Hà Nội, ngay thang 12 năm 2022
Tác gia
Trần Đình Sơn
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô trong Khoa Kinh tế Chính trị trườngĐại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình hoc tập
cũng như thực hiện Luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS Vũ Văn Hưởng đã tận tìnhgiúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND Quận Cầu Giấy, cán bộ công chức các
phường trên địa bản quận đã mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi thu thập số liệucũng như tài liệu nghiên cứu cần thiết dé hoàn thành luận van
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã động viên,
ủng hộ giúp tôi trong quá trình học tập và hoàn thành chương trình học.
Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2022
Tác gia
Trần Đình Sơn
Trang 5DANH MỤC TỪ VIET TẮTT ¿- -e©t+2E+++EEE+EEEtEEEESEEESEEEEEEEESEEErEEkrrkrsrkrrre i DANH MỤC BANG ceescccsssssscssucssecsssesscsssesssesscssusssecsusesusssussuscsusssecssecsasesuesnesenvenss ii
MỞ DAU weaceeesecessessssesssessssesssecssscssscsssecssscssucssusessvessusssusessucssusessessucsseeesseessuesseeenssesses | CHƯƠNG 1: TÔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ KINH NGHIỆM THUC TIEN VE QUAN LÝ CÔNG CHỨC CAP 00/9) ce0 ÔỎ 4 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2-¿2+£22EE+£22EE++z+2E+se+rrxez 4 1.1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài 4 1.1.2 Những kết quả đạt được và khoảng trống cần nghiên cứu - 8 1.2 Cơ sở lý luận về quan lý công chức cấp phường -2- ¿s2 10
1.2.1 Khai ni@m CO Dan —®ễ^Â^ỔÖ 10
1.2.2 Khái niệm, sự cần thiết quan lý công chức cấp phường - 16 1.2.3 Nội dung quản lý công chức cấp phường -¿- 22c: 18 1.2.4 Các yêu tô ảnh hưởng đến quản lý công chức cấp phường 26 1.2.5 Các tiêu chí đánh giá quản lý công chức cấp phường - 30 1.3 Cơ sở thực tiễn quản lý công chức cấp phường và bài học rút ra cho quận
Cu Gidy oecceeeccceecssescssesssssecssssesssecsssscssssessssecsssscsssecsssecsssecsssecesssesssseesssecsssecssseessseess 32 1.3.1 Kinh nghiệm quan lý công chức tai một số quận/ huyện tương đồng 32 1.3.1.2 Quản lý đội ngũ cán bộ công chức cấp phường ở quận Kiến An, thành phố Hải Phòng - 2 ©©2£©V+£t9EE+EEEEEEEEEEE111271112711111771112711227112 1.71 32
1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác quản lý công chức trên địa bàn
quận Cầu Giấy ¿+ ©++£+2E++£+EEEEE2EE1127111171111177111771112711117111 1.1 33 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -::++++++++++ẻ2 35
2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ¿+ 65+ 5+ + ‡*xeexexeeeerexeseersee 35
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp . -¿- s¿+2c+sz+ccvsceee 35 2.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp -¿¿cs¿+2c+zz+ccvsceee 36
Trang 62.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu -¿¿ 2 sz+2sc++e 37
2.2.1 Phương pháp xử lý dit liệu 2 ¿-©+++++2CE+++tttEEkzererrrkrerrrrrk 37
2.2.2 Phương pháp phân tích thống kê mô tả -2- 22 22222 37 2.2.3 Phương pháp thống kê so sánh -¿©22+££+2E+ze+£E+ze+rrrsceee 37 CHƯƠNG 3: PHAN TÍCH THUC TRANG QUAN LY CÔNG CHỨC CAP PHUONG TREN DIA BAN QUAN CÂU GIẦY -2 e2 39 3.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu -¿¿2++z+2+ze+zxserrrrsee 39 3.1.1 Lịch sử hình thành quận Cầu Giấy -¿©22+2+ze+z+szrrrrse 39 3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội quận Cầu Giấy - 2-2 se2+se¿ 40 3.1.3 Thực trạng công chức cấp phường trên địa bàn quận Cầu Giấy 43 3.2.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý công chức cấp phường trên địa bàn quận Cầu Giấy 2+ +++£+2E++++EE+E+E2EE11271112211111271111271122711227112 1.1 c 51 3.3 Đánh giá chung về quản lý công chức cấp phường trên địa bàn quận Cầu Giấy giai đoạn 2019-2021 -¿-2¿©++++9EE+EEEEEEEEEE1212711127111172122 221 71 3.3.1 UU 1a TTR H 71 3.3 2 Một số tồn tại, hạn chỀ -¿- s+©x+++x++EEE£EEE+SEEESEEEtEEESEEetEEerrrrrerrree 72 CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CÔNG CHỨC CAP PHƯỜNG TREN DIA BAN QUAN CÂU GIẦY 76 4.1 Bồi cảnh mới, định hướng hướng hoàn thiện quản lý công chức cấp phường trên địa bàn quận Cầu Giấy -©22¿+2E++++2EE+EEEE11212711127112 2211221 76 ALL BOG 0 n sẽ ẽ 76 4.1.2 Định hướng hướng hoàn thiện quản lý công chức cấp phường trên địa bàn QUAN CaU Gia ma Ắ 76 4.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý công chức cấp phường tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội -2-222-©S++2£2EEEE2EEEEEE12E11227111271112121112 21 71 4.2.1 Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch cán bộ, công chức cấp
Trang 74.2.2 Hoàn thiện công tac dao tạo, bồi đưỡng công chức cấp phường 79 4.2.3 Hoàn thiện công tác tuyên dụng, bố trí và sử dụng công chức cấp
4.2.4 Hoàn thiện công tác đánh giá hiện công vụ của công chức cấp phường 87 4.2.5 Hoàn thiện tốt các chế độ và chính sách đối với công chức cấp phường 88 4.2.6 Hoàn thiện công tác quản lý hồ sơ cán bộ, công chức cấp phường 89 4.2.7 Tang cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động quan lý công chức 90 4.2.8 Giải pháp khác nhằm hoàn thiện công tác quản lý công chức cấp phường trên địa bàn quận Cầu Giấy -¿-©222+2EEEE+EEE1E12711212711127111 17111 90 (1) Day mạnh công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường và điều kiện
làm việc cho cán bộ công CHUC ¿5+ St **E#£vEeEEkEeEekekrrrrkrkrrrkreree 90
KET LUẬN 2 St E9EEEEEEEEEEESEEEEE1121112111711111.111E711111.11E 111.1 ce 95 TÀI LIEU THAM KHẢO - 2c +s=+S+ÉEEE£SEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrkkerrkrrs 97
PHU LUC
Trang 8DANH MỤC TỪ VIET TAT
Cụm từ viết tắt Nguyên nghĩa
CBCC Can bộ công chức CCHC Cải cách hành chính
HĐND Hội đồng nhân dânUBND Ủy ban nhân dân
Trang 9Bảng 3.6 Trình độ lý luận chính tri của cán bộ, công chức - 47
Bảng 3.7 Kế hoạch quản lý công chức cấp phường quận Cầu Giấy 49 Bảng 3.8 Bánh giá công tác lập kế hoạch, quy hoạch công chức cấp phường quận cầu giấy giai đoạn 2019-2202 1 2-¿¿+++2+2E++£+EEEE2EEEEEtEEEkerrrrecree 50 Bảng 3.9: Tình hình tuyển dụng công chức cấp phường quận Cầu Giấy giai đoạn
"02020001 52
Bảng 3.10 Kết quả khảo sát về công tác tuyển dụng công chức cấp phường quận
Cu Giấy 2¿- 22s 2ELx22E131711217111221112.11.T11.T1 T11 re 53 Bảng 3.11 Kết quả khảo sát các cán bộ về công tác bố trí, sử dụng công chức cấp phường quận Cầu Giấy - 22: 222++2E++2+EEEEEEEEEE222711127111122112 E1 55 Bảng 3.12 Tình hình quy hoạch công chức cấp phường quận Cầu Giấy 57 Hộp 3.1: Kết quả phỏng van công tác quy hoạch cấp phường tại 58 Quận Cầu Giay oie eeccceeccsseccsseesssssecssssecssssescsssssessssvcssseesssssessssscssssesssssvesssseessseess 58 Bang 3.13 Kết quả công tac đào tạo, bồi đưỡng cán bộ, công chức cấp phường
quận Cầu Giấy, giai đoạn 2019 — 2021 ¿2+2EE+2222E+zz+£2+sz+zrrseree 60 Bảng 3.14 Đánh giá về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp phường quận Cầu Giấy -2¿©+£+2EE++++EE++EEEEEEEEE11212711227112.2212 re, 62
il
Trang 10Bảng 3.15 Tỷ lệ kết quả đánh giá công chức cấp phường quận Cầu Giấy, giai
00082020720010121727 63 Bảng 3.16 Tỷ lệ công chức bị xử lý kỷ luật giai đoạn 2019-2021 64
Bảng 3.17: Kết quả khảo sát về công tác đánh giá thực hiện công việc của công chức cấp phường tại quận Cầu Giấy -2¿+++z+2E++++2Exeerrrxzerrrrecree 65 Bảng 3.18 Đánh giá thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ đãi ngộ, khen thưởng công chức cấp phường quận Cau Giấy -¿sz+2sc++e 67 Bang 3.19: Tổng kết công tác kiểm tra, giám sát công tác quản lý công chức quận Cầu Giấy 2019 — 2021 2 -¿¿©©++£+EE++2+EE+EEEEEEEE2272112272122127122 2222 69 Bảng 3.20: Kết quả khảo sát các cán bộ về kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý công chức cấp phường tại quận Cầu Giấy -¿-22++zz+2rxse+rrrseree 70
1H
Trang 11MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý công chức là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước nhằm đápứng yêu cầu của sự nghiệp đôi mới trong giai đoạn hiện nay Đặc biệt nước ta đangtrong quá trình phát triển và hội nhập, với những thời cơ và vận hội mới, đồng thời
cũng có những khó khăn và thách thức mới, đội ngũ công chức nhà nước là những
người trực tiếp phục vụ nhân dân, đại diện cho Đảng và Nhà nước xây dựng và thựcthi các chủ trương, chính sách thì đội ngũ công chức nhà nước là nhân tổ quyết địnhđối với sự phát triển của đất nước càng cần được quan tâm
Phường là một đơn vị cấp hành chính cuối cùng trong bốn cấp của hệ thốngquản lý hành chính, là cấp thấp nhất theo sự phân cấp quản lý nhưng thấp nhấtkhông đồng nghĩa với ít quan trọng nhất Do vậy, xây dựng đội ngũ công chức cấpphường là nhiệm vụ rất quan trọng Là người giữ vai trò quyết định trong việc hiệnthực hoá sự lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước về mọi mặt của đời sốngkinh tế - xã hội ở cơ sở Đồng thời công chức phường người giữ vai trò quyết địnhtrong việc quán triệt, t6 chức thực hiện mọi quyết định của cấp uy cấp trên, cấp uycùng cấp và mọi chủ trương, kế hoạch, sự chỉ đạo của chính quyền cấp trên, cũngnhư mọi chương trình, kế hoạch của chính quyền cấp phường Do đó quản lý và xâydựng đội ngũ công chức cấp phường trong bối cảnh hiện nay tại các thành phố lớn
là vô cùng cần thiết, đòi hỏi công chức cấp phường vừa có chuyên môn, nghiệp vụbên cạnh đó theo Thông tư 13/2019/TT-BNV ban hành ngày 06/11/2019 có rấtnhiều điểm mới, ảnh hưởng đến mọi cán bộ, công chức cấp xã/phường hiện nay:Công chức cấp xã/phường phải có trình độ đại học trở lên, tuyén dụng trước25/12/2019 có 5 năm dé đạt chuẩn quy định; số lượng công chức, hướng giải quyếtđối với cán bộ, công chức cấp xã dôi dư
Quận Cầu Giấy hiện nay có 8 phường với 179 cán bộ công chức làm công tác
hành chính trên địa bàn phường Trong những năm qua công tác quản lý công chức
các phường của UBND quận Cầu Giấy đã đạt được những kết quả đáng khích lệ,như số lượng tuyên dụng công chức tăng lên hàng năm, luôn tổ chức các lớp tập
Trang 12huấn nâng cấp nghiệp vụ chuyên môn cho công chức cấp phường, bố trí luânchuyền điều đồng theo quy định Tuy nhiên, hiện nay van dé quan lý về số lượngcũng như chất lượng công chức cấp phường trên địa bàn quận Cầu Giấy vấn cònhạn chế như: Công tác tuyên dụng chưa cân xứng với nhu cầu của đơn vị, công tácđào tạo chưa đảm bảo với chức năng chuyên môn, quy hoạch bổ nhiệm chưa hợp lý,chất lượng các lớp đào tạo bồi đưỡng còn hình thức Dé đánh giá thực trạng côngtác quản lý công chức cấp phường trên địa bàn quận Cầu Giấy từ đó tìm ra các mặtđạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế dé đề xuất các giải pháp hoàn thiện côngtác quản lý công chức cấp phường trên địa bàn quận Cầu Giấy là hết sức cần thiết,
do đó tác giả chọn dé tài: “Quản lý công chức cấp phường trên dia bàn quận CauGiấy, thành phố Hà Nội ” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế
2 Câu hỏi nghiên cứu
Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy cần có giải pháp nào nhăm hoàn thiện côngtác quản lý công chức cấp phường trong thời gian tới?
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là đánh giá thực trạng hoạt động quản lýcông chức cấp phường trên địa bàn quận Cau Giấy, thành phố Hà Nội, từ đó đề xuấtmột số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý công chức cấp phường trên địa
bàn quận trong thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý công chức cấp
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng: Hoạt động quản lý công chức cấp phường trên địa bàn quận CầuGiấy, thành phố Hà Nội
Trang 134.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài giới hạn trong phạm vi quản lý công chức cấp phườngtrên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, chủ thể quản lý là UBND quận CầuGiấy, đơn vị trực tiếp quản lý công chức cấp phường là phòng Nội vụ quận
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý công chức cấp phườngtrên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2021, đề xuất giảipháp đến năm 2030
- Về nội dung: Tiếp cận nghiên cứu theo góc độ quản lý, Đề tài tập trungnghiên các nội dung: (i) Lập kế hoạch quản lý công chức, (ii) Tổ chức thực hiện kếhoạch quản lý công chức, (iii) Kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý công chức cấpphường trên dia bàn quận Cau Giấy, thành phố Hà Nội
5 Kết cau luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cầu gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và kinh nghiệmthực tiễn về quản lý công chức cấp phường
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Phân tích thực trạng quản lý công chức cấp phường trên địa bànquận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Chương 4: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý công chứccấp phường trên địa bàn quận Cau Giấy, thành phố Ha Nội
Trang 14CHUONG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ
LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIEM THỰC TIEN VE QUAN LY CÔNG CHỨC
CÁP PHƯỜNG
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về quản lý công chức tại địa phương, tácgiả lựa chọn có công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến đề tài như sau:
* Một số nghiên cứu chỉ ra hạn chế trong công tác quản lý công chức cấp
phường như sau:
Trần Văn Ý - Nguyễn Thị Dương Nga (2019), “Giải pháp nâng cao chấtlượng cán bộ, công chức cấp xã huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình” Cán bộ, côngchức cấp xã có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội địaphương Sự ồn định của chính tri, xã hội, sự phát triển kinh tế địa phương luôn gắnliền với năng lực, phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức Tuy nhiên, năng lựccán bộ công chức còn nhiều hạn chế, chưa qua đảo tạo bài bản dẫn đến nhiều hiệuquả thực thi nhiệm vụ chưa cao Thông qua phiếu điều tra các cán bộ, công chứccho thấy kỹ năng ứng xử, giao tiếp; kỹ năng vận động quần chúng nhân dân còn hạnchế Về kỹ năng viết báo cáo và soạn thảo văn bản, đặc biệt là kỹ năng thuyếttrình đa số cán bộ tự nhận còn yếu Một số cán bộ công chức trẻ rất năng động,nhiệt huyết nhưng thiếu kinh nghiệm thực tiễn, tinh thần học hỏi chưa cao nên trongcông tác chuyên môn còn thiếu sót Mặc dù đã qua đào tạo, bồi dưỡng nhưng trình
độ các mặt của một số cán bộ cấp xã còn thấp so Với yêu cầu, nhiệm vụ, do đầu vào
không đảm bảo nên chất lượng sau đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế; các lớp đào tạo
chủ yếu là ngắn hạn nên hiệu quả còn thấp, dẫn đến một số cán bộ không biết việc
dé làm hoặc không đủ khả năng dé thực hiện nhiệm vu
Phùng Thị Huyền Trang (2018), trong nghiên cứu “Nang cao chất lượng độingũ cán bộ, công chức cấp phường, xã ở thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi”.Nghiên cứu đã chỉ ra rằng công chức, cán bộ thành phố Quảng Ngãi đã được chútrọng nâng cao bằng nhiều hoạt động như gửi cán bộ, công chức di dao tạo; chu
Trang 15trọng đến công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, Tuy nhiên, thức tế chất lượngkhông đạt được như mong muốn, nhất là kiến thức quản lý nhà nước, quản lý kinh
tế còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cau phát triển của thành phố Băngcấp, chứng chỉ tăng nhưng chất lượng thật sự đang là vấn đề đáng lo ngại Năng lựcchuyên môn, kỹ năng công tác của một bộ phận cán bộ công chức cấp phường còn
nhiều hạn chế, đặc biệt là kỹ năng hành chính Về công tác bồ trí, sắp xếp, sử dụng,đào tạo cán bộ công chức cấp phường còn nhiều bất cập, chưa đúng với chuyênmôn đào tạo, sắp xếp sai vi trí chức danh công việc Một bộ phận cán bộ công chứccấp phường còn có biểu hiện cơ hội, bè phái, quan liêu, sách nhiễu nhân dân, làm
giảm uy tín của người cán bộ, công chức với nhân dân.
Bên cạnh đó, tác giả Phạm Chiến Thắng (2017), “Giải pháp nâng cao chấtlượng nguôn nhân lực, cán bộ, công chức trên địa bàn phường Quảng Yên, thị xãQuảng Yên, tỉnh Quảng Ninh” Trong nghiên cứu, tác giả chỉ ra rằng trong thời gianqua chất lượng cán bộ cấp phường đã được nâng cao Tuy nhiên, vẫn còn 5 hạn chếsau đây cần khắc phục: (1) về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: (2) về năng
lực chuyên môn, ki năng công tác; (3) việc dao tạo kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ
còn mang tính hình thức, nặng lý thuyết ít kinh nghiệm thực tiễn; (4) công tác điều
động, luân chuyền; (5) thiếu dân chủ, công khai minh bạch trong việc lựa chọn cán
bộ đứng đầu, các vị trí quan trọng
Giang Thị Thu Hằng (2008), trong nghiên cứu “Giải pháp nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực, cán bộ, công chức, phường trên đị bàn quận Hải An, thànhphố Hải Phòng” Chất lượng hoạt động của đội ngũ công chức cấp phường ảnh
hưởng trực tiếp đến sức mạnh của hệ thống chính tri ở cơ sở quyết định việc hoàn
thành chức năng nhiệm vụ của bộ máy hành chính Mặc dù, sé lượng cán bộ côngchức tại phường đã tương đối ôn định và đầy đủ, trình độ chuyên môn phan lớn đãđạt tiêu chuẩn theo vị trí, chức danh Nhưng thực tế cho thay rằng phương pháp vànăng lực triển khai thực hiện nhiệm vụ của một bộ phận cán bộ công chức chưa dapứng được yêu cầu đòi hỏi của công việc, trình độ chuyên môn chưa đồng đều, tínhchất chuyên môn hoá còn thấp, năng lực quản lý xã hội, quản lý kinh, pháp luật còn
Trang 16hạn chế Mặt khác, công tác dao tạo, quy hoạch, tuyển dụng công chức cấp phườngcòn bắt cập, tình trạng vừa thừa - vừa thiếu vẫn còn.
* Một số nghiên cứu chỉ ra các yếu tô ảnh hưởng đến công tác quản lýcông chức cấp phường:
Tác giả Hoàng Diệu Linh (2018), nghiên cứu “Nang cao chất lượng côngchức cấp xã trên địa bàn thành phố Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình” Tác giả cho thây,chất lượng đội ngũ công chức cấp xã hình thành và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu
tô Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nhằm trang bị kiến thức, đủ năng lực tự tin thực
hiện tốt nhiệm vụ được giao và đáp ứng yêu cầu công việc Đây là yếu tố quyết địnhtrực tiếp tới chất lượng của đội ngũ công chức cấp xã Tiếp theo là chế độ chínhsách và tiền lương, chế độ và chính sách là con người tạo ra, nhưng đồng thời cũngtác động mạnh mẽ đến hoạt động của con người Nó là động lực thúc đây tích cực,tài năng, sáng tạo, trách nhiệm của mỗi người Công tác tuyên dụng, bố trí sử dụng,đây là khâu đầu tiên có vai trò quyết định đến chất lượng đầu vào của đội ngũ cán
bộ công chức Công tác đánh giá, phân loại công chức đây là một công cụ tốt đểlãnh đạo cấp trên có cái nhìn khách quan về chất lượng công việc của cấp dưới
Hoàng Mạnh Thắng (2018), “Quản lý cán bộ công chức cấp xã trên địa bànhuyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang” Nghiên cứu đã chỉ ra rằng quản lý cán bộ côngchức cấp xã trên địa bàn huyện ảnh hưởng bởi các yếu tố sau: Nhóm các nhân tốchủ quan thuộc bản thân người công chức; Nhóm các nhân tố khách quan như cơ sởhình thành đội ngũ cán bộ, công chức; Chính sách đảo tạo, bồi dưỡng cán bộ côngchức; Công tác đánh giá, quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức, môi trườngcông tác Điều kiện kinh tế - xã hội ở đây còn rất nhiều khó khăn mà các chế độtiền lương, phụ cấp đối với công chức không đủ đảm bảo cuộc sống bản thân và giađình của họ Người công chức cấp xã ngoài công việc của xã còn gánh các công
việc của gia đình
Ngô Ngọc Thắng (2018), trong nghiên cứu “Nâng cao chất lượng cán bộ,công chức cấp phường trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội” Bài viết
đã chỉ ra các yêu tô ảnh hưởng đên đội ngũ cán bộ, công chức câp phường như:
Trang 17công tác đào tạo, bồi dưỡng; Yếu tố pháp luật về chế độ, chính sách cán bộ, công
chức chính quyền cấp phường; Môi trường và điều kiện làm việc; Trình độ, số nămkinh nghiệm và sức khoẻ làm việc; tính thần học, tự học và sự yêu nghề, gan bó với
nghề của cán bộ, công chức Các yếu tố trên chính là một trong những động lựcquan trọng nhất giúp người cán bộ cấp xã thường xuyên học hỏi, tự đổi mới và nângcao chất lượng bản thân
* Một số nghiên cứu chỉ ra giải pháp hoàn thiện trong công tác quản lýcông chức cấp phường
Tác giả Hoàng Ngọc Thành (2019), nghiên cứu “Giải pháp nâng cao chấtlượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An” Nhamnâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Nghỉ Lộc, tác giả
đã đề xuất 7 nhóm giải pháp như sau: Chuẩn hoá các chức danh và xác định cơ cấucủa đội ngũ công chức cấp xã; Nâng cao ý thức tự học của người công chức; Nângcao chất lượng công tác quy hoạch, chủ động đào tạo nguồn công chức; Đổi mớicông tác tuyên dung; Tiếp tục hoàn thiện giải quyết tốt chế độ chính sách cho ngườicông chức cấp xã; Đổi mới hình thức, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡngcông chức; Tăng cường đánh giá, kiểm soát công chức cấp xã
Tiếp đó, tác giả Ngô Thị Thu (2017), trong nghiên cứu “Giải pháp nâng caochất lượng đội ngũ công chức cấp xã của huyện Kim Thành, tỉnh Bắc Giang”.Nghiên cứu chỉ ra rằng số lượng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Kim Thành đãtương đối ôn định và đầy đủ, phần lớn cán bộ, công chức đã đạt tiêu chuẩn trình độchuyên môn theo yêu cầu theo vị trí, chức danh Tuy nhiên trên thực tế ta thấy đượcrằng một số bộ phận công chức cấp xã của huyện này, xét về năng lực và phươngpháp tô chức triển khai thực hiện nhiệm vụ chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi củacông việc Qua phân tích luận giải các mặt mạnh, mặt yếu của công tác quản lýcông chức tại địa phương, từ đó tác giả đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chấtlượng công chức cấp xã của huyện Kim Thành trong thời gian tới Cụ thể: chuẩnhoá các chức danh và xác định cơ cấu của đội ngũ công chức cấp xã; nâng cao chấtlượng công tác quy hoạch, chủ động tạo nguồn công chức; đổi mới công tác tuyển
Trang 18dụng, bố trí, sử dụng, luân chuyển công tác cấp xa; đôi mới nâng cao chất lượng đàotao, bồi dưỡng công chức cấp xã,
Nguyên Hà (2014), trong nghiên cứu “Giải pháp nâng cao chất lượng độingũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh”.Qua phân tích thực trạng, đánh giá mặt mạnh, mặt yếu và nguyên nhân của đội ngũcán bộ công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Bắc Ninh Tác giả đã đề xuất một
số giải pháp như sau: Tiếp tục hoàn thiện quy định tiêu chuẩn chức vụ đối với cán
bộ, công chức cấp xã; Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ; Thực hiện tốt công tácđào tạo bồi dưỡng; Có chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã; Nâng cao ýthức tự học đối với cán bộ, công chức cấp xã
Bên cạnh đó, tác giả Vũ Quang Bình (2016), “Giải pháp nâng cao chấtlượng tuyển dụng công chức cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố HàNội” Nghiên cứu đã nêu ra thực trạng công tác tuyên dụng công chức cấp xã trênđịa bàn huyện những năm về trước thấy răng: UBND huyện có cơ hội thu hút đượcnguồn nhân lực trẻ, tài năng thông qua tuyển dụng, từ đó hình thành lên thị trường
lao động riêng cho huyện mình Mặc dù, đã đạt được quan trọng nhưng vẫn còn
những mặt tồn tại, hạn chế nhất định trong công tác tuyên dụng Vì vậy, tác giả đã
đề ra một số giải pháp nhằm cải thiện chất lượng công chức cấp xã trên địa bànhuyện Gia Lâm Đó là: hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công táctuyển dụng: nâng cao nhận thức của các cán bộ công chức về công tác tuyên dung;thực hiện tốt công tác tuyên truyền và phô biến trực tiếp về quá trình tuyển dụng
1.1.2 Những kết quả đạt được và khoảng trồng cần nghiên cứu
Từ các nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài có thê thấy tầm quan trọngcủa quản lý cán bộ công chức đối với địa phương cấp phường, xã Qua các côngtrình mà các tác giả đã chỉ ra một số hạn chế trong công tác quản lý cán bộ cấpphường như sau: năng lực cán bộ công chức còn nhiều hạn chế, chưa qua đào tạobài bản dẫn đến nhiều hiệu quả thực thi nhiệm vụ chưa cao; kỹ năng ứng xử, giaotiếp; kỹ năng vận động quần chúng nhân dân còn hạn chế; kỹ năng viết báo cáo và
soạn thảo văn bản, đặc biệt là kỹ năng thuyết trình đa số cán bộ tự nhận còn yếu;
Trang 19một số cán bộ công chức trẻ rất năng động, nhiệt huyết nhưng thiếu kinh nghiệmthực tiễn, tinh thần học hỏi chưa cao; trình độ các mặt của một số cán bộ cấp xã cònthấp SO VỚI yêu cầu, nhiệm vụ; kiến thức quản lý nhà nước, quản lý kinh tế cònnhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu; năng lực chuyên môn, kỹ năng công táccủa một bộ phận cán bộ công chức cấp phường còn nhiều hạn chế, đặc biệt là kỹnăng hành chính; phương pháp và năng lực triển khai thực hiện nhiệm vụ của một
bộ phận cán bộ công chức chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của công việc, trình
độ chuyên môn chưa đồng đều, tính chất chuyên môn hoá còn thấp, năng lực quản
ly xã hội, quan ly kinh, pháp luật còn hạn chế Mặt khác, công tác đào tạo, quyhoạch, tuyên dung công chức cấp phường còn bat cập, tinh trạng vừa thừa - vừathiếu vẫn còn
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quản lýcông chức cấp phường: công tác đào tạo, bồi dưỡng; chế độ chính sách và tiềnlương; Công tác tuyển dụng, bồ trí; Công tác đánh giá, phân loại công chức, quản
lý, kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức, môi trường công tác; yêu tố pháp luật vềchế độ, chính sách cán bộ, công chức chính quyền cấp phường; Môi trường và điềukiện làm việc; Trình độ, số năm kinh nghiệm va sức khoẻ làm việc; tinh thần học, tựhọc và sự yêu nghề, gắn bó với nghề của cán bộ, công chức
Các nghiên cứu chỉ ra giải pháp hoàn thiện công tác quản lý công chức cấpphường, quận: Chuẩn hoá các chức danh và xác định cơ cấu của đội ngũ công chứccấp xã; Nâng cao ý thức tự học của người công chức; Nâng cao chất lượng công tácquy hoạch, chủ động dao tạo nguồn công chức; Đổi mới công tác tuyên dung; Tiếptục hoàn thiện giải quyết tốt chế độ chính sách cho người công chức cấp xã; Đổimới hình thức, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức; Tăng cườngđánh giá, kiểm soát công chức cấp xã; Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ; Thựchiện tốt công tác đào tạo bồi dưỡng; Có chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chứccấp xã, phường; Nâng cao ý thức tự học đối với cán bộ, công chức cấp xã; hoànthiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác tuyển dụng; nâng cao nhậnthức của các cán bộ công chức về công tác tuyển dụng: thực hiện tốt công tác tuyêntruyền và phô biến trực tiếp về quá trình tuyển dụng
Trang 20Mặc dù, các công trình nghiên cứu chỉ ra những mặt được, hạn chế, nguyênnhân, giải pháp Tuy nhiên trong những năm gần đây chưa có nghiên cứu nao đưa ragiải pháp hoàn thiện quản lý công chức cấp phường Do đó tác giả lựa chọn nghiêncứu “Quản lý công chức cấp phường trên địa bàn quận Cau Giấy, thành phố HàNội” dé nghiên cứu lam luận văn thạc sĩ.
1.2 Cơ sở lý luận về quản lý công chức cấp phường
1.2.1 Khát niệm cơ bản
1.2.1.1 Khái niệm về chính quyén cấp phường
Trong hệ thống hành chính nước ta, chính quyền xã, phường, thi tran (gọi chung làcấp phường) là chính quyền cấp thấp nhất trong hệ thống chính quyền 4 cấp hoànchỉnh: Trung ương, tỉnh (thành phó), quận (huyện), (xã) phường
NHÀ NƯỚC
Thành phố trực
thuộc trung ương
Chính quyền hành chính Việt Nam trong được phân thành 4 cấp hoàn chỉnh: Trung
ương, tỉnh, huyện, - phường hội của địa phương.
10
Trang 21Cán bộ công chức cấp phường có vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng vàhoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở, trong hoạt động thi hành công vụ Hiệu lực,hiệu quả của bộ máy chính quyền cấp phường nói riêng và hệ thống chính trị nóichung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chat, chất lượng và hiệu quả công táccủa đội ngũ CBCC cấp phường Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấpphường vững vàng về chính trị, văn hóa, có đạo đức lối sống trong sạch, có trí tuệ,kiến thức và trình độ chất lượng để thực thi chức năng, nhiệm vụ theo đúng phápluật, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và phục vụ nhân dân là một trongnhững nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính tri.
Đảng và Nhà nước ta đã xác định công tác cán bộ là khâu quan trọng nhất,
có ý nghĩa quyết định tới chất lượng và hiệu quả công việc, là khâu then chốt trong
sự nghiệp cách mạng, là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào những
thành công trong sự nghiệp đổi mới đất nước, đây mạnh công nghiệp hóa, hiện daihóa đất nước Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Cán bộ là
những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ, giải thích cho dân chúng
hiểu và thi hành Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, choChính phủ hiéu rõ, dé đặt chính sách cho đúng (Bộ Nội vu, 2012)
Tóm lại, có thé nêu khái quát chính quyền cấp phường như sau: Chính quyềncấp phường (xã) là cấp thấp nhất trong hệ thống chính quyền 4 cấp ở Việt Nam,thực hiện quyền lực nhà nước ở địa phương, có chức năng thay mặt nhân dân địaphương, căn cứ vào nguyện vọng của nhân dân địa phương, quyết định và tô chứcthực hiện những vấn đề có liên quan đến phát triển kinh tế, văn hóa, phường hội, anninh, quốc phòng và đời sống của nhân dân địa phương, theo Hiến pháp, Pháp luật
và các mệnh lệnh, quyết định của cấp trên (Nguyễn Minh Đoan, 2012)
1.2.1.2 Khái niệm về cán bộ, công chức cấp phường
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 về nhiệm vụ cụ thể của
HĐND và UBND; Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008; Nghị định
số 92/2009/NĐ- CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số
11
Trang 22lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn
và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp phường: Thông tư liên tịch số
03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27 tháng 5 năm 2010 của Bộ Nội
vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Phường hội hướng dẫn thực
hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ vềchức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã,phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp phường; Nghịđịnh số 112/2011/ND - CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức
xã, phường, thị tran
Cán bộ, công chức cấp phường được quy định tại Luật Cán bộ, công chức năm
2008 và Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh,
số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị tran
và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp phường, như sau:
* Cán bộ xã, phường, thị tran (xã, phường, thị tran sau đây gọi chung là cấpphường) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trongThường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy,người đứng đầu tổ chức chính trị - phường hội (Chính phủ, 2009)
Cán bộ cấp phường gồm có:
Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dânChủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam
* Công chức cấp phường là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ mộtchức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp phường, trong biênchế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước (Chính phủ, 2009)
12
Trang 23Công chức cấp phường gồm có:
Trưởng Công an
Chỉ huy trưởng Quân sự
Văn phòng - Thống kêĐịa chính - Xây dựng - Đô thị và Môi trường (đối với phường, thịtran) hoặc Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng va Môi trường (đối với
phường)
Tài chính - Kế toán
Tư pháp - Hộ tịch
Văn hóa - Phường hội.
Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm như sau: CBCC cấp phường làcông dân Việt Nam, trong biên chế, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước theoquy định của pháp luật, được bầu để giữ chức vụ, hoặc được tuyển dụng giao giữchức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc UBND cấp phường
Dé nâng cao hiệu lực hoạt động của chính quyền cấp phường đội ngũ CBCC cấpphường không những cần phải có nhiệt tình cách mạng, có phẩm chất tốt, đạo đứctốt mà còn cần phải có tri thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chất lượng công tác
đề hoàn thành nhiệm vụ
- Vai trò công chức cấp phườngCông chức cấp phường (xã) vừa là người đại diện Nhà nước, vừa là ngườiđại diện cộng đồng, vừa là người cùng làng, cùng họ, vừa là người dân, là người gầngũi dân, sát dân nhất cho nên họ là người trực tiếp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng tìnhcảm của dân để phản ánh lên các cấp chính quyền để các cấp chính quyền đặt rachính sách đúng Thực tế cho thấy, ở đâu mà cán bộ, công chức cấp phường (xã)gan dân, hiểu dân, nắm bat kip thời tâm tư, nguyện vọng của dân thì ở đó sẽ đề rachính sách đúng, ngược lại ở đâu mà cán bộ cấp phường (xã) quan liêu, hách dịch,cửa quyền thì sẽ dé ra chính sách không phù hợp (Nguyễn Văn Hưng, 2012)
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi vấn đề cán bộ là vấn đề then chốt Người
khang định: "Cán bộ là những người đem chính sách của Dang, của Chính phủ giải
13
Trang 24thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời đem tình hình của dân chúng báocáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng"
Hồ Chi Minh cũng không cực đoan cho rằng cán bộ chỉ toàn tính tốt, Ngườicũng không cho rằng cán bộ là nhân tố quyết định tất cả, mà "Cách mạng là sựnghiệp của quần chúng nhân dân", còn vai trò quyết định của cán bộ là ở chỗ nhậnthức được dé đi trước, làm gương, lãnh đạo (Hồ Chí Minh, 1974)
Vai trò hết sức quan trọng của cán bộ đối với sự nghiệp cách mạng còn thêhiện ở chỗ: nếu thiếu họ thì không có cách mạng, mục tiêu đề ra không thể hoànthành, cán bộ có vai trò quyết định đối với công việc "Cán bộ là cái sốc của mọicông việc", “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” (HàChí Minh, 1974) Cán bộ, công chức có vị trí, vai trò quan trọng đối với cơ quan, tôchức Cán bộ, công chức là thành viên, phần tử cấu thành tô chức bộ máy Cán bộ,công chức có quan hệ mật thiết với tổ chức và quyết định mọi sự hoạt động của tôchức Hiệu quả hoạt động trong tô chức, bộ máy phụ thuộc vào cán bộ Cán bộ,công chức tốt sẽ làm cho bộ máy hoạt động nhịp nhàng, cán bộ, công chức kém sẽlàm cho bộ máy tê liệt "Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy Nếu dây chuyềnkhông tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt" (Hồ Chí
sự triển khai ở cơ sở Cấp cơ sở là cấp trực tiếp gan với quan chúng: tao dựng phongtrào cách mạng quần chúng Cơ sở xã, phường, thị trấn mạnh hay yếu một phầnquan trọng phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị tran (Nguyễn
Văn Hưng, 2012).
14
Trang 25Công chức cấp phường (xã) có một vị trí vô cùng quan trọng trong hoạt độngquản lý điều hành ở cơ sở Cán bộ, công chức cấp phường (xã) là người đại diện choNhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo đúng chính sách và thâmquyền được giao Cán bộ, công chức cấp phường (xã) là những người hàng ngàytrực tiếp tiếp xúc với dân, đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luậtcủa Nhà nước vào cuộc sống và biến thành hành động cách mạng của quần chúng
(Nguyễn Văn Hưng, 2012).
Công chức cấp phường (xã) là người trực tiếp tuyên truyền, phô biến đườnglối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cho nhân dân và vận động nhân
dân thực hiện tốt đường lối, chính sách, pháp luật đó trong cuộc sống Là người tiên
phong gương mẫu trong việc thực hiện chính sách pháp luật và xây dựng gia đình
văn hóa ở khu dân cư.
Công chức cấp phường (xã) là người trực tiếp giải quyết những yêu cầu,những thắc mắc về lợi ích chính đáng của nhân dân
Công chức cấp phường (xã) là người am hiểu các phong tục tập quán, truyềnthống dân tộc của địa phương, họ là người tập hợp được khối đại đoàn kết toàn dân
ở cơ sở, là người phát huy tính tự quản của cộng đồng dân cư
Công chức cấp phường (xã) là người có vị trí, vai trò quan trọng trong việc
ồn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở, tăng cường khối đại đoàn kếttoàn dân, tạo điều kiện phát huy tính tự quản trong cộng đồng dân cư (Nguyễn Văn
Hưng, 2012).
1.2.1.3 Đặc điểm công chức cấp phường
Chính quyền cấp phường có những đặc điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, chính quyền cấp phường là cấp thấp nhất trong hệ thống chínhquyền các cấp của Nhà nước ta (Trung ương, tỉnh, huyện, phường) là cấp quản lýhành chính Nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá - phường hội, anninh, quốc phòng ở địa bàn cơ sở
Thứ hai, chính quyền cấp phường là cấp trực tiếp tổ chức và thực hiện đường
lôi chính trị, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong cuộc sông, là câu
15
Trang 26nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là cấp gần gũi dân nhất, là nơi trực tiếp đápứng và giải quyết các yêu cầu chính đáng của nhân dân.
Thứ ba, chính quyền cấp phường là cơ quan chấp hành, cơ quan quản lý hànhchính nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá - phường hội, an ninh,quốc phòng trên địa bàn cơ sở
Thứ tư, chính quyền cấp phường là nơi phát huy tính tự quản của cộng đồngdân cư, là nơi trực tiếp vận động và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân (Nguyễn
Minh Đoan, 2012).
1.2.2 Khái niệm, sự cần thiết quản lý công chức cấp phường
1.2.2.1 Khái niệm về quản lý công chức cấp phường
Quản lý cán bộ, công chức thực chất là quản trị nhân sự hay là quản lý nguồnnhân lực là công tác quản lý các lực lượng lao động của một tô chức Chịu tráchnhiệm thu hút, tuyển dụng, dao tạo, đánh giá và khen thưởng người lao động, đồngthời giám sát lãnh đạo và văn hóa của tổ chức, bảo đảm phù hợp với luật lao động
và việc làm Quản lý nhân sự được hiểu là những tác động hợp quy luật của chủ théquản lý nhân sự đến các khách thể quản lý nhân sự nhằm đạt được các mục tiêu đã
đề ra (Nguyễn Văn Hưng, 2012)
Quản lý cán bộ, công chức là một khâu của công tác nhân sự trong hệ thốngchính trị nước ta, thuộc trách nhiệm trực tiếp của các cơ quan có thâm quyền vềlãnh đạo và quản lý trong hệ thống chính trị với sự giúp đỡ của các cơ quan thammưu về công tác nhân sự ở các cấp, các ngành từ Trung ương tới cơ sở Việc quản
lý cán bộ công chức được thực hiện theo quy định phân công của Đảng và của Nhà
nước và các quy định của Luật tổ chức Quốc hội, Luật t6 chức Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân, Điều lệ của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội
(Nguyễn Văn Hưng, 2012).
Từ nghiên cứu lý luận về quản lý, quản lý cán bộ công chức nói chung,chúng tôi rút ra khái niệm về quản lý công chức cấp phường (xã) thực chất là việcthực hiện các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tác động, điều chỉnh hoạt động,hành vi của cán bộ, công chức cấp phường (xã) nhằm giải quyết cơ bản các hoạt
16
Trang 27động quản lý kinh tế - xã hội ở địa phương Đồng thời, nhằm sử dụng có hiệu quả
nhân lực công chức hiện đang làm việc tại các địa phương.
1.2.2.2 Sự can thiết của quản lý công chức cấp phường
- Xuất phát từ vai trò của công chức cấp phườngTrong quá trình lãnh đạo cách mạng Đảng va Nhà nước ta luôn khang địnhcông tác cán bộ có ý nghĩa cực ky quan trọng, là nhân tố quyết định sự thành bạicủa sự nghiệp cách mạng Trong Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hànhTrung ương Đảng khóa IX, đã đạt ra yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng hoạtđộng của hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triểncủa đất nước Van đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường (xã), có đủphẩm chat, dao đức, trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu của đất nước trong giaiđoạn hiện nay rất quan trọng Đề làm được điều đó thì công tác quản lý tốt đội ngũcán bộ, công chức cấp phường (xã cần được coi trọng và thực sự cần thiết (Nguyễn
Dinh Huong, 201 1).
- Xuất phát từ những hạn chế của đội ngũ công chức cấp phườngĐội ngũ công chức cấp phường phan lớn có bản lĩnh chính trị vững vàng; lỗisong trong sạch, giản di; có tinh thần học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn,nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm với công việc Tuy nhiên, “trình độ, năng lực,kiến thức về kinh tế thị trường, luật pháp, ngoại ngữ, khả năng quản lý nhà nước,quản lý xã hội của không ít cán bộ vẫn còn bắt cập; khả năng dự báo và định hướng
sự phát triển vẫn còn yếu”, “Một bộ phận cán bộ chủ quan, tự mãn, bảo thủ, trì trệ,mắc bệnh thành tích; số khác thiếu tâm huyết với công việc, thiếu gương mẫu, nóinhiều làm ít, nói không đi đôi với làm; ý thức tự phê bình và phê bình và tính chiếndau kém; lợi dụng chức quyền dé vun vén lợi ích cá nhân” Đặc biệt, Nghị quyếtHội nghị Trung ương 4 khóa XI, tiếp tục nhẫn mạnh: “Một bộ phận không nhỏ cán
bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, ké cả một
số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, dao đức, lối sống với những biểuhiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội,thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí,
tùy tiện, vô nguyên tac”; gây tôn hại đên uy tin và làm giảm sút lòng tin của nhân
17
Trang 28dân với Đảng và Nhà nước; dẫn đến tình trạng khiếu kiện lâu dài, vượt cấp Nguyênnhân của những tồn tại trên một phần là do những hạn chế trong công tác quản lýđội ngũ cán bộ, công chức cấp phường (xã) Để khắc phục những hạn chế trên cầnphải làm tốt công tác quản lý cán bộ, công chức Vì vậy, vấn đề quản lý tốt đội ngũcán bộ, công chức cấp phường (xã) trở thành yêu cầu khách quan, cấp bách
(Nguyễn Đình Hương, 201 1).
- Xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước;hạn chế trong công tác quản lý đội ngũ cán bộ công chức cấp phường (xã) và yêu cau
xây dựng đội ngũ can bộ, công chức trong giai đoạn mới
Sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đòi hỏi người cán bộ,công chức nói chung và cán bộ, công chức cấp phường (xã) nói riêng phải là người
có trình độ, năng lực; có văn hóa làm việc khoa học, hiệu qu phường (xã), vì dân; có
bản lĩnh vững vàng Tuy nhiên, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị
của đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường (xã) còn thấp, thường được đào tạo mộtcách chắp vá; có cán bộ, công chức có thái độ làm việc chưa tận tâm, sáng cắp ô đi,tối cắp về Nhưng hàng năm, tỷ lệ cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ, hoànthành tốt nhiệm vụ vẫn ở mức cao Công tác thi đua, khen thưởng còn mang tínhhình thức, né nang, chạy theo thành tích Trước yêu cầu của giai đoạn mới và thựctrạng trong việc quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường (xã) là nhiệm vụvừa cơ bản vừa cấp bách trong giai đoạn hiện nay (Nguyễn Dinh Hương, 2011)
1.2.3 Nội dung quản lý công chức cấp phường
Việc quản lý cán bộ, công chức cấp phường (xã) được thực hiện theo quy
định của Luật cán bộ, công chức và các nghị định hướng dẫn thi hành luật có liên
quan
1.2.3.1 Xây dựng kế hoạch quản lý công chức cấp phường
Trong hoạt động của nền hành chính, vấn đề xây dựng đội ngũ công chức luôncấp phường là vấn đề quan tâm hàng đầu Đội ngũ công chức trực tiếp thực hiệnquyền lực nhà nước trong quản lý xã hội, đảm bảo thực thi pháp luật và là nhân tốquyết định hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính Công tác tuyển dụng là bước đầutiên dé tuyển chọn được đội ngũ công chức có chất lượng cao Tuyên dụng công
18
Trang 29chức là để giao giữ một chức trách nhất định hay để bổ nhiệm vào một ngạch côngchức nào đó, dé thi hành nhiệm vụ được Nhà nước trao, do vay VIỆC tuyển dụngcông chức phải cân trọng.
Căn cứ dé tuyên dụng nhân sự nói chung hay tuyển dụng công chức nói riêng làyêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế của cơ quan sử dụng côngchức, đặc biệt công chức từ cấp cơ sở như công chức cấp phường (xã) UBND quận(huyện) quản lý công chức cấp phường (xã) có trách nhiệm xác định, mô tả vị tríviệc làm dé làm căn cứ tuyển dụng công chức Hang năm, phòng Nội vụ cấp quận(huyện) có trách nhiệm rà soát số lượng CBCC tại các phường để xây dựng kếhoạch tuyên dụng công chức, báo cáo Lãnh dao Cơ phê duyệt và tô chức tuyên dụngcông chức nếu chỉ tiêu còn thiếu
- Số lượng biên chế cần tuyên ở từng vị trí việc làm;
- Số lượng vi trí việc làm thực hiện xét tuyển (nếu có)
- Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ky dự tuyển ở từng vị trí việc làm;
- Xây dựng kế hoạch, quy hoạch cán bộ, công chức;
- Quy định chức danh và cơ cấu cán bộ;
- Quy định ngạch, chức danh, mã số công chức; mô tả, quy định vi trí việc làm
và cơ cau công chức dé xác định số lượng biên chế;
- Các công tác khác liên quan đến quản lý cán bộ, công chức (Phan Văn Đạo,
2014).
- Nội dung kế hoạch tuyển dụng công chức cần phải thé hiện rõ các van dé sau:
+ Hình thức tuyên dụng Việc tuyên dụng công chức có thể được thực hiệnthông qua thi tuyến, xét tuyên hoặc tiếp nhận đối với một số trường hợp đặc biệttrong tuyên dung công chức, tùy theo mục tiêu và đối tượng cũng như công việc cần
tuyến.
+ Mục tiêu của tuyển dụng công chức Việc tuyển dung công chức nhằm bổsung đội ngũ công chức làm việc tại các phường hay thay thế một số cán bộ không
đủ năng lực, nghỉ hưu sớm hoặc nghỉ hưu
+ Yêu cầu về số lượng và chất lượng cán bộ tuyên dụng Nội dung này thường
bao gôm:
19
Trang 30- Số lượng biên chế công chức được cấp có thâm quyền giao và số lượng biênchế chưa sử dụng;
1.2.3.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý công chức cấp phường
(a) Tuyển dụng công chứcTuyền dụng công chức là quá trình tuyên dụng những người phù hợp và đápứng được yêu cầu vị trí công việc cụ thể Việc tuyển dụng công chức cần đúngngười, đáp ứng yêu cầu công việc là một trong những khâu quan trọng đối với cơquan hiện nay Tuyển dụng là khâu quan trọng, quyết định tới chất lượng của độingũ công chức quản lý nhà nước cấp cơ sở hiện nay, nếu công tác tuyên dụng đượcthực hiện tốt thì sẽ tuyển được những người thực sự có năng lực, có phẩm chất đạođức tốt dé bố sung cho lực lượng công chức cấp phường tốt Ngược lại nếu việctuyên dụng không được quan tâm đúng mức sẽ không lựa chọn được những người
có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức tốt bổ sung cho lực lượng này làm ảnh hưởng
uy tín của người dân Tuy nhiên, việc tuyển dụng công chức dù bằng bất kỳ hìnhthức nào thì việc tuyển dụng công chức cũng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Một là, tuyén dụng công chức phải căn cứ vào nhu cầu, vị trí công tác củacác phường dé chọn người Tiêu chuẩn quan trọng nhất khi tuyên dụng công chức làphải đáp ứng được yêu cầu của công việc Tuyên dụng công chức phải đảm bảo tính
khách quan và chính xác, phải tuân thủ những quy định của Luật công chức, phù
hợp với định hướng lãnh đạo của Đảng trong từng thời kỳ; lựa chọn được những
người đủ tiêu chuẩn, năng lực và phẩm chất vào những vị trí nhất định của bộ máy
hành chính nhà nước.
Đề thực hiện được điều này, việc tuyển dụng công chức vào bộ máy quản lýcấp phường phải được thực hiện trên cơ sở khoa học như: xác định nhu cầu cầntuyên dụng, phân tích công việc, các tiêu chuẩn chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụcông chức dé tiễn hành tuyển chon
Tuyền dụng công chức cấp phường phải đảm bảo tính thống nhất của toàn bộ
hệ thống về phương pháp, cách thức tiến hành tuyển dụng công chức Thực hiệnnguyên tắc này đòi hỏi phải có cơ quan tập trung thống nhất quản lý về công tác
tuyên chọn công chức.
20
Trang 31(b) Bo trí, sử dụng công chứcViệc bồ trí, sắp xếp, sử dụng công chức là một việc rất quan trọng vì thôngqua sử dung hợp lý, bố trí sắp xếp đúng người, đúng việc sẽ góp phan chủ yêu dambảo chất lượng của đội ngũ công chức, có tác dụng thúc đây hoàn thành nhiệm vụ
của từng cơ quan.
Việc bố trí, sử dụng công chức ở một số đơn vị thường phải xem xét nhằmđảm bảo tỷ lệ phù hợp với tính chất và yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ của mỗi loạihình đơn vị Bên cạnh đó, cơ chế quản lý, sử dụng và chế độ, chính sách đối vớicông chức phải hợp lý, tạo được động lực khuyến khích đội ngũ công chức đề caotrách nhiệm, phan đấu rèn luyện nâng cao phẩm chat đạo đức, năng lực công tác
(c) Đào tạo, bôi dưỡng công chứcCần coi trọng và tăng cường đào tạo đội ngũ công chức đã trở thành một xu thếcủa thé giới Bởi vậy, công tác dao tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức có nhiều ý nghĩaquan trọng: dao tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức là nhu cầu bức thiết để nâng caotrình độ quản lý, nâng cao hiệu suất các mặt công tác của tổ chức; đào tạo, bồi dưỡngđội ngũ công chức là biện pháp cơ bản dé xây dựng đội ngũ công chức giỏi, tinh thong,liêm khiết, làm việc có hiệu quả cao Đề thực hiện mục tiêu “xây dựng đội ngũ côngchức có số lượng và cơ cấu phù hợp với yêu cầu thực tiễn, từng bước tiến tới chuyênnghiệp, hiện đại” thì điều kiện tiên quyết là phải coi đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công
chức là khâu đột phá trong cải cách bộ máy nhà nước Như vậy, mục đích của đảo tạo,
bồi dưỡng công chức nhằm hướng tới các mục tiêu cụ thê:
- Phục vụ trực tiếp cho công tác quy hoạch đội ngũ công chức Quy hoạchvừa xuất phát từ nhiệm vụ chính trị và thực trạng đội ngũ công chức, vừa phải đảmbảo xây dựng nền hành chính vững mạnh, phát triển Mặt khác, đào tạo gắn với quyhoạch cán bộ, công chức không chỉ hiện tại mà còn tạo nguồn cho tương lai, đápứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới
- Dao tạo dé đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định đối với từng ngạch, bậc, chức
vụ công chức khác nhau Đào tạo, bồi dưỡng công chức là một kiểu giáo dục, nhưngkhông giống như giáo dục quốc dân (phô thông, đại học ) Đặc trưng của đào tạo,
bôi dưỡng công chức thê hiện ở các mặt sau:
21
Trang 32- Đào tạo công chức chính là một quá trình liên tục Điều đó có nghĩa, ngườicông chức phải thực hiện việc học tập trong suốt thời gian công vu dé cap nhat, bổsung kiến thức, kỹ năng.
- Mỗi chức vụ trong bộ máy đòi hỏi phải có ít nhất một công chức để đảmnhận cương vị đó Do đó, đào tạo công chức phải căn cứ vào yêu cầu quy phạm vềcương vi của đội ngũ công chức dé tiến hành, nhằm đạt yêu cầu cụ thể của chức vụ vàcông việc của công chức Việc đào tạo đó diễn ra ở cả trước và khi đang tại chức đểgiúp công chức có đủ kỹ năng và kiến thức thừa hành công vụ Bởi vậy, đào tạo côngchức chính là một loại đào tạo về cuong Vi
- Công việc của mỗi công chức cấp phường đều mang tinh cụ thé Do vậy,
đào tạo công chức là sự dao tạo có tính định hướng với nội dung rộng, hình thức da
dạng, linh hoạt nhưng lại nhằm đạt mục tiêu chuyên sâu Yêu cầu đào tạo là nhằmtạo ra đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH, mở cửa và hộinhập kinh tế quốc tế hiện nay
(d) Quy hoạch, bé nhiệm, luân chuyểnQuy hoạch, bé nhiệm cán bộ lãnh đạo, quan lý cấp phường là nội dung trọngyêu của công tác tô chức, là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện pháp
dé tạo nguồn và xây dựng đội ngũ công chức trên cơ sở dự báo nhu cầu công chức,nhăm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị, công việc được giao
Nói đến quy hoạch không chỉ nói tới việc lập kế hoạch chung mà phải xácđịnh rõ yêu cầu, căn cứ, phạm vi, nội dung, phương pháp tiến hành quy hoạch Quyhoạch công chức là một quá trình đồng bộ, mang tính khoa học Các căn cứ dé tiếnhành quy hoạch gồm:
- Nhiệm vụ chính tri của ngành, địa phương, don vi.
- Hệ thống tổ chức hiện có và dự báo mô hình tổ chức của thời gian tới
- Tiêu chuẩn công chức thời kỳ quy hoạch
- Thực trạng đội ngũ công chức hiện có.
Phạm vi quy hoạch công chức được xây dựng trong thời gian 5 năm, 10 năm
có điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ
22
Trang 33Đối tượng quy hoạch là công chức ở từng cấp, từng ngành, từng địa phương Có
quy hoạch lãnh đạo quản lý, nhưng cũng có quy hoạch công chức chuyên môn.
Ngoài ra còn có quy hoạch để tạo nguồn, trong đó chú trọng để xây dựng quyhoạch, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, bồi dưỡng những công chức trẻ cóthành tích xuất sắc Nội dung quy hoạch, đó là những yêu cầu chung về phẩm chấtchính trị và năng lực đối với công chức trong thời kỳ day mạnh CNH, HĐH datnước Quy hoạch công chức là một quy trình bao gồm các bước theo trình tự:
- Xây dựng nội dung quy hoạch: mục tiêu, quy mô công chức.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng
- Thực hiện quy trình điều chỉnh; luân chuyên công chức theo kế hoạch Tạođiều kiện cho công chức trong quy hoạch rèn luyện thực tiễn, tích luy kinh nghiệm
ở các vi trí công tác khác nhau.
- Đưa công chức dự nguồn vào các vị trí theo yêu cầu của quy hoạch
Công việc cuối cùng của quy hoạch công chức là kiểm tra, tong kết nhằmđánh giá và có biện pháp kịp thời bổ sung, hoàn chỉnh và nâng cao hiệu quả côngtác quy hoạch Sau mỗi nhiệm kỳ, cần kiểm tra, đánh giá nhằm mục đích: Nhận xét,đánh giá công chức dự nguồn; Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch tạo nguồn và danhsách công chức dự nguồn; Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luânchuyên công chức; Tiếp tục đưa công chức dự nguồn vào các vị trí đã quy hoạch;Đánh giá, điều chỉnh, b6 sung các quy trình, biện pháp quy hoạch; quy chế, chính
sách cán bộ, công chức.
Bồ nhiệm là việc người đứng đầu cơ quan có thâm quyền ra quyết định phân
công công chức giữ một chức vụ lãnh đạo có thời hạn trong cơ quan, đơn vi Căn cứ
dé bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh dao, quản lý gồm:
- Nhu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ lãnh đạo, quản lý, cụ thể như:
+ Đạt tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ, chức danh được bổ nhiệm theo quyđịnh của cơ quan có thẩm quyên Do đó, với từng chức danh, chức vụ khác nhauphải căn cứ và đáp ứng được các yêu cầu, điều kiện khác nhau của từng cơ quan cóthâm quyền
23
Trang 34+ Có đầy đủ hồ sơ cá nhân được cơ quan có thâm quyền xác minh rõ ràng, có
bản kê khai tài sản theo quy định;
+ Đáp ứng tiêu chuẩn về độ tuôi bổ nhiệm theo quy định
+ Có đủ sức khỏe đê hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao;
+ Không thuộc các trường hợp bị cắm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của
pháp luật.
Công chức được bé nhiệm làm lãnh dao, quản lý thông qua trình tự, thủ tục sau:
- Bước 1: Cơ quan, đơn vi có nhu cầu bồ nhiệm công chức lãnh đạo trình cơquan có thầm quyền phê duyệt về chủ trương, số lượng và dự kiến phân công côngtác với chức vụ sẽ bổ nhiệm
- Bước 2: Sau khi được cơ quan có thẩm quyền đồng ý, lãnh đạo đơn vị đềxuất nhân sự cụ thể:
Với nhân sự tại chỗ:
- Đề xuất phương án nhân sự căn cứ vào nguồn cán bộ trong quy hoạch hoặc
ý kiến giới thiệu công chức trong cơ quan, đơn vị
- Thảo luận, lựa chọn trên cơ sở đánh giá tín nhiệm của cán bộ, công chức
trong cơ quan, đơn vỊ.
- Tổ chức họp lay y kiến của cán bộ chủ chốt cơ quan, đơn vị dé trao đổi,thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn công chức bổ nhiệm; thông báo danh sách côngchức được giới thiệu; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét ưu nhược
điểm, điểm mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển
- Tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận và biểu quyết Trong đó, ngườiđược bồ nhiệm phải được đa số các thành viên trong tập thể lãnh đạo tán thành
Với nguồn nhân sự từ nơi khác:
- Lãnh dao cơ quan, don vi dé xuất nhân sự hoặc cấp có thâm quyền giới thiệu;
- Tập thê lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận thống nhất cử đại điện gặp côngchức được đề nghị bô nhiệm trao đôi về yêu cầu nhiệm vụ công tác; tìm hiểu và xácminh lý lịch của cán bộ, công chức; trao đôi kết quả làm việc với cơ quan, đơn vị
nơi công chức công tác
24
Trang 35- Thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết.
- Bước 3: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị ra quyết định bé nhiệm(e) Chính sách đãi ngộ đối với công chức cấp phường: bao gồm cả đãi ngộ
về vật chat và khuyến khích về tinh thần: tiền lương, thưởng; phụ cấp chức vụ, khuvực, làm thêm giờ, trợ cấp khó khăn; phúc lợi, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhàcông vụ và các dịch vụ xã hội được bao cấp một phần hoặc toàn bộ; lương hưu,nghỉ ốm, nghỉ đẻ, nghỉ phép hàng năm, tham quan du lịch; sự tôn vinh qua các danhhiệu của cơ quan, nganh và Nhà nước trao tặng Trong hệ thống chính sách đãi ngộnêu trên, chính sách khuyến khích bằng lợi ích vật chất là cơ bản, chủ yếu và quantrọng nhất Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, lợi ích vật chất và tinh thần đan xenvới nhau, trong phần thưởng về vật chất có phần thưởng về tinh thần, ngay cả mứclương cũng chứa đựng sự đánh giá của xã hội đối với những cống hiến của cá nhân.Cũng có trường hợp đặc biệt, lợi ích về tỉnh thần còn quan trọng hơn cả về lợi íchvật chất
Ngoài ra còn quản lý hồ sơ cán bộ cấp phường (xã) và hướng dẫn Ủy bannhân dân cấp phường (xã) lập và quản lý hồ sơ công chức cấp phường (xã) (Phan
Văn Đạo, 2014).
1.2.3.3 Kiểm tra, giám sát công chức cấp phường
Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch là rất cần thiết đảm bảo công
tác quản lý công chức đạt hiệu quả cao.
- Về hình thức kiêm tra: Công tác kiểm tra, giám sát có thé được thực hiện vớinhiều hình thức khác nhau như kiểm tra thường xuyên, định kì hoặc đột xuất
- Về nôi dung kiểm tra: Công tác kiểm tra có thé tập trung vào một số nộidung như: tô chức bộ máy, biên chế; đào tạo, bôi dưỡng; chế độ chính sách và laođộng tiền lương: cải cách hành chính; kỷ luật kỷ cương hành chính
- Về phương pháp kiểm tra: có thé kiểm tra trực tiếp dưới hình thức thành lậpđoàn kiểm tra đột xuất một hoặc nhiều nội dung trong quản lý công chức tại đơn vịcông lập hoặc gián tiếp thông qua các báo cáo của các đơn vị gửi lên
- Giải quyết khiếu nại, tổ cáo đối với công chức cấp phường (xã)
- Tổng hợp thống kê, báo cáo số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chứccấp phường (xã) trên địa bàn cấp quận (huyện);
25
Trang 36- Hướng dẫn, kiêm tra Ủy ban nhân dân cấp phường (xã) trong việc nhận xét,đánh giá cán bộ, công chức cấp phường (xã) hàng năm; kiểm tra việc thực hiện chế
độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp phường (xã) (Phan Văn Đạo, 2014)
1.2.4 Các yếu tô ảnh hưởng đến quản lý công chức cấp phường
1.2.4.1 Yếu tô khách quan
* Yếu tô môi trường pháp lýĐây là nhóm yếu tố quan trọng hàng đầu có ảnh hưởng đến chất lượng quản
lý, bởi vì cơ cấu tổ chức, các quy định pháp luật có chặt chẽ, hợp lý, rõ ràng haykhông đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động của các cơ quan hành
chính nhà nước, trong đó có quản lý.
Công tác quản lý công chức cấp phường chịu sự điều chỉnh của các văn bảnquy phạm pháp luật như: luật, nghị định, quy định Về các nội dung của công tácquản lý như: công tác quy hoạch, tuyên dụng, dao tạo, bồi dưỡng, đánh giá xếp loại,
khen thưởng, kỷ luật
Đối với tuyển dụng căn cứ Nghị định 114/2003/ND - CP ngày 10/10/2003của Chính phủ về CB, CC xã, phường, thi tran, cán bộ chuyên môn cấp phường (xã)
đã được hình thành bằng con đường tuyên dụng như công chức các cấp, các ngành
Theo Thông tư số 03/2004/TT-BNV, ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ hướngdẫn thực hiện Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về
CB, CC xã, phường, thị trấn thì việc tuyển dụng công chức cấp phường (xã) doUBND cấp quận thực hiện theo đúng quy chế tuyên dụng của UBND cấp tỉnh Chủtịch UBND cấp phường (xã) căn cứ vào quyết định tuyên dụng của UBND cấp quận(huyện), bố trí sử dụng công chức cấp phường (xã)
Thực tế những năm qua cho thấy, các văn bản quy pháp pháp luật liên quanđến công tác ngày càng được hoàn thiện, chặt chẽ góp phần tạo động lực cho côngtác quản lý đội ngũ Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn chồngchéo, dẫn đến việc chồng chéo trong phân cấp quản lý; các quy định và việc thực thi
kỷ luật đối với đội ngũ công chức chưa nghiêm, chưa đủ sức răn đe dẫn đến việc
van còn vi phạm kỷ luật; moi công tac lại có văn bản hướng dẫn riêng, tuy nhiên
26
Trang 37chưa có tính ôn định lâu dài, thường xuyên chỉnh sửa, thay đổi gây khó khăn trong
công tác quản lý.
* Yếu t6 môi trường kinh tế, văn hóa xã hộiCông tác quản lý chịu ảnh hưởng khá lớn của môi trường kinh tế- xã hội, vănhóa Kinh tế kém phát triển, chính trị không ồn định sẽ không có điều kiện dé quantâm, chăm lo đến đời sống vật chất, tỉnh thần của đội ngũ công chức
Ngược lại, nếu môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội 6n định, phát triển thìcông tác quản lý công chức sẽ được quan tâm đầu tư Xã hội càng phát triển ý thức
kỷ luật của con người nói chung, của đội ngũ công chức nói riêng càng được nâng
cao; ý thức trách nhiệm với công việc cũng được nâng lên; con người có điều kiện
để học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; được làm việc trong môitrường tốt có nhiều trang thiết bị hiện đại góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả
công việc.
Với các quận, huyện ở vùng đô thị, đồng bằng, công tác quản lý đội ngũthuận lợi hơn ở vùng núi, vùng sâu vùng xa Vì ở những nơi này, cơ sở hạ tang đãphát triển, kinh tế - xã hội nhìn chung phát triển, trình độ dân trí nói chung, trình độnói riêng là cao hơn khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa Khu vực đô thị, đồngbăng ít bị ảnh hưởng bởi các phong tục, tập quán lạc hậu hơn so với các vùng khác
Tuy nhiên ở các quận huyện tại các thành phó lớn, trình độ dân trí cao, kinh
tế xã hội phát triển đòi hỏi các bộ công chức cấp phường/xã cần có trình độ chuyênmôn tốt, kỹ năng tốt nhằm đáp ứng được yêu cầu công việc
(3) Môi trường công tác
Môi trường làm việc liên quan đến điều kiện an toàn vệ sinh lao động, áp lực côngviệc, trang thiết bị hỗ trợ, máy móc có đảm bảo an toàn, Người công chức sẽ gắn
bó và yêu công việc của mình hơn khi họ nhận thấy có sự quan tâm rõ ràng về nhucầu cuộc sống, sức khỏe, gia đình và các nhu cầu cá nhân khác Khi môi trường làmviệc tốt thì có ảnh hưởng tích cực đến đội ngũ công chức và ngược lại (Phạm Kim
Dung, 2014).
27
Trang 381.2.4.2 Yếu tổ chủ quan
(1) Nhận thức và y thức của công chức:
Đây chính là yếu tố cơ bản và quyết định chất lượng của mỗi công chức vì nó
là yếu tố chủ quan, yếu tổ nội tại bên trong mỗi con người Nhận thức đúng là tiền
đề, là kim chỉ nam cho những hành động, những việc làm đúng đắn, khoa học Nếungười công chức nhận thức được vai trò, tam quan trọng của việc phải nâng caotrình độ dé giải quyết công việc, dé tăng chất lượng thực thi công vụ thì họ sẽ tham
gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng một cách tích cực, ham mê và có hiệu quả Họ sẽ ý
thức trong việc tự rèn luyện, trau đồi, học hỏi những kiến thức, kỹ năng mới, nhữngphương pháp làm việc có hiệu quả Nếu họ biết được vấn đề nâng cao đạo đức công
vụ là hết sức quan trọng, là cái mà nhìn vào đó người ta có thé đánh giá được chấtlượng của đội ngũ công chức, tính hiệu lực, hiệu quả của nên hành chính hiện có thì
họ sẽ luôn có ý thức dé rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, phan đấu dé hoàn thành nhiệm
vụ, giữ vững đạo đức, phâm chất cách mạng, có ý thức tổ chức ky luật và tinh than
trách nhiệm (Nguyễn Đình Hương, 201 1).
Ngược lại, khi công chức còn xem thường những chuẩn mực đạo đức, nhâncách, nên thiếu nghiêm khắc với bản thân, không thường xuyên rèn luyện, tu dường,dùi mài tinh thần trách nhiệm sẽ dẫn đến mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh, chủ quan,
tự tư, tự lợi, tư tưởng cục bộ, địa phương; phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảmsút ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật, tha hóa về đạo đức, lối sống Từ đó dẫn đếntình trang quan liêu, cửa quyền, sách nhiều, gây phiền ha cho nhân dân, lợi dụngchức trách, thâm quyền được Nhà nước và nhân dân giao cho dé nhận hối lộ, thamnhũng, buôn lậu, làm biến dạng giá trị và tiêu chuẩn đích thực của người công chức,rơi vào chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng làm suy giảm uy tín của Đảng và niềmtin của nhân dân đối với Nhà nước
Như vậy, nhận thức là vấn đề đầu tiên cần quan tâm trong việc nâng cao chất
lượng đội ngũ công chức trong bộ máy nhà nước hiện nay (Nguyễn Đình Hương,
2011).
(2) Ý thức rèn luyện, học tập và phan đấu vươn lên của công chức
28
Trang 39Trong những năm qua, việc triển khai “Hoc fập và làm theo tắm gương đạođức Hồ Chi Minh” giúp cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên có nhiều chuyênbiến tích cực về nhận thức tư tưởng, ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức; nhận thức
rõ hơn về vị trí, tầm quan trọng của đạo đức đối với sự phát triển của gia đình, xãhội và của mỗi cá nhân Nhiều cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên là tắmgương sáng trong việc thực hiện tốt ý thức trách nhiệm, tâm huyết với công việcđược giao; có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp trong thực hiệnnhiệm vụ chuyên môn; có nếp sống văn minh, thái độ phục vụ nhân dân nơi công sở
tận tình, chu đáo.
Tuy nhiên, hiện nay không ít cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên chưa ý
thức được trách nhiệm là công bộc của nhân dân, chưa tôn trọng nhân dân, chưa có
tỉnh thần phục vụ nhân dân, cung cách làm việc quan liêu, thái độ, ứng xử với nhândân còn chưa đúng đắn, gây phiền hà, có thái độ vòi vĩnh người dân khi giải quyết
công việc (Nguyễn Dinh Hương, 2011).
(3) Hoàn cảnh và điều kiện của mỗi công chứcNgoài việc phải chịu ảnh hưởng của các yêu tố về cơ chế, chính sách củaChính phủ và của tỉnh thì nhóm các yếu tô về hoàn cảnh và điều kiện của mỗi côngchức cũng có ảnh hưởng nhất định đến quá trình thực thi công vụ của họ, các yếu tốbao gồm:
- Mức lương thưởng và các hình thức khen thưởng;
- Môi trường làm việc trong đó bao gồm trang thiết bị phục vụ cho quá trình
làm việc của công chức;
- Công tác đào tạo và bồi dưỡng dé nâng cao trình độ năng lực công chức;
- Những thách thức trong công việc, trong đó có sự khuyến khích đổi mới sáng tạo;
- Hành vi lãnh đạo của tổ chức, đơn vị trong đó có việc đánh giá và ghi nhận
năng lực của các cá nhân trong quá trình công tác;
- Những mối quan hệ trong quá trình làm việc bao gồm quan hệ với cấp trên,quan hệ với đồng nghiệp và quan hệ với nhân dân;
- Sự phù hợp của công việc với trình độ chuyên môn được đào tạo;
- Các cơ chê, chính sách của cơ quan, đơn vi trong tô chức hoạt động;
29
Trang 40- Tinh thần, thái độ của CBCC trong quá trình thực thi công vụ, tinh thần vì lợiích cộng đồng (Nguyễn Dinh Hương, 2011).
(4) Chế độ, chính sách đổi với công chức cấp phườngChế độ, chính sách là công cụ điều tiết cực kỳ quan trọng trong quản lý xã hội.Chế độ, chính sách tác động mạnh mẽ đến hoạt động của con người
Chế độ chính sách đảm bảo lợi ích vật chất đối với đội ngũ công chức baogồm các chế độ, chính sách như: tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng, hỗ trợ kinh phí
là một trong những yếu tố thúc đây sự tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân cũng như
là động lực, là điều kiện đảm bảo dé ho phan dau nang cao trinh d6, nang luc trongviệc hoàn thành tốt công việc được giao (Nguyễn Dinh Huong, 2011)
Chế độ, chính sách có thế mở đường, là động lực thúc đây tính tích cực, tàinăng, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của mỗi con người, nhưng cũng có thé kim
hãm hoạt động của con người, làm thui chột tài năng, sáng tạo, nhiệt tình trách
nhiệm của mỗi con người Vì vậy, chế độ chính sách là yếu tố ảnh hưởng rất lớnđến chat lượng công chức Có thé nói trong tình hình hiện nay việc đổi mới cơ chế
sử dụng và chính sách đối với công chức hành chính cấp phường (xã) là khâu có
tính đột phá (Nguyễn Dinh Hương, 2011).
1.2.5 Các tiêu chí đánh giá quản lý công chức cấp phường
* Dé đánh giá hoạt động quan lý công chức trong tô chức công thì phải