Theo quy định tại khoản 3 điều 18 Bộ luật Lao động 2019, nhữngngười sau đây bên phía công ty D có quyền giao kết hợp đồng lao động: Người đạidiện theo pháp luật của doanh nghiệp; người đ
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM
MÔN: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Hà Nội, tháng 5 năm 2024
Lớp: N03.TL1 Nhóm: 7
Trang 2BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ
THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM
Môn học: Luật Tố tụng Dân sự
Trang 3Kết quả điểm bài viết: Trưởng nhóm
Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2023
GV thứ nhất chấm:
GV thứ hai chấm:
Kết quả điểm thuyết trình:
GV cho thuyết trình: Hoàng Ngọc Hà An Điểm kết luận cuối cùng:
GV đánh giá cuối cùng:
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I Nhận xét việc ký kết hợp đồng lao động và các thỏa thuận khác giữa anh N và công ty D 2
1 Về hợp đồng lao động giữa anh N và công ty D 2
2 Về các thỏa thuận khác giữa anh N và công ty D 4
II Công ty có căn cứ để sa thải anh N hay không? Tư vấn cho công ty các thủ tục để việc xử lý kỷ luật đối với anh N hợp pháp? 7
1 Về căn cứ của Công ty để sa thải N 7
2 Thủ tục xử lý kỷ luật hợp pháp đối với N 8
III Giả sử tháng 6/2021, công ty D cử anh đi học nghề 6 tháng ở Nhật Bản, với cam kết làm việc ít nhất cho doanh nghiệp 3 năm sau khi học xong Khi bị công ty sa thải, anh N có phải hoàn trả chi phí đào tạo cho công ty D không, tại sao? 10
IV Quan điểm về việc công ty D không giải quyết quyền lợi cho H và phương án giải quyết quyền lợi cho H theo quy định của pháp luật 12
1 Quan điểm về việc công ty D không giải quyết quyền lợi cho H 12
2 Giải quyết quyền lợi cho anh H theo quy định của pháp luật 14
KẾT THÚC 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 5“Ngày 07/01/2021, anh N và công ty D (trụ sở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội)
ký HĐLĐ xác định thời hạn 03 năm, công việc giám sát kỹ thuật Ngoài ra, hai bêncũng ký thêm bản Thỏa thuận trong đó anh N cam kết “sẽ không tiết lộ bí mật côngnghệ kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian thực hiện HĐLĐ và 1 năm saukhi HĐLĐ chấm dứt; nếu vi phạm sẽ phải bồi thường cho công ty số tiền là 100triệu đồng”
Ngày 15/08/2023, do sơ xuất nên anh N đã làm nổ thiết bị khiến công nhân Hđứng gần đó bị thương phải vào bệnh viện điều trị 1 tháng, sau khi ra viện giámđịnh bị suy giảm 55% khả năng lao động Công ty đã phải bỏ ra 50 triệu để sửachữa máy móc bị hỏng Sau sự việc đó, giám đốc doanh nghiệp dự kiến xử lý kỷluật sa thải anh N và yêu cầu anh N bồi thường thiệt hại Biết rằng, Nội quy lao
Trang 6động của công ty có quy định “người lao động gây thiệt hại cho công ty từ 45 triệuđồng trở lên sẽ bị sa thải” Hỏi:
1 Nhận xét việc ký kết HĐLĐ và các thỏa thuận khác của anh N và công tyD?
2 Công ty có căn cứ để sa thải anh N hay không? Tư vấn cho công ty các thủtục để việc xử lý kỷ luật đối với anh N hợp pháp?
3 Giả sử tháng 6/2021, công ty D cử anh đi học nghề 6 tháng ở Nhật Bản,với cam kết làm việc ít nhất cho doanh nghiệp 3 năm sau khi học xong Khi
bị công ty sa thải, anh N có phải hoàn trả chi phí đào tạo cho công ty Dkhông, tại sao?
4 Giả sử công ty D không giải quyết quyền lợi cho anh H vì cho rằng anh N
là người gây ra tai nạn cho anh H nên anh N có trách nhiệm phải bồithường khoản tiền này Ý kiến của anh/chị về vấn đề này? Giải quyếtquyền lợi cho anh H theo quy định của pháp luật?”
NỘI DUNG
I Nhận xét việc ký kết hợp đồng lao động và các thỏa thuận khác giữa anh
N và công ty D
1 Về hợp đồng lao động giữa anh N và công ty D
Tại tình huống được đưa ra, anh N và công ty D ký hợp đồng lao động vàongày 07/01/2021, hợp đồng được ký là hợp đồng lao động xác định thời hạn 36tháng
Về chủ thể giao kết hợp đồng
Chủ thể giao kết hợp đồng bao gồm: Người lao động là anh N, và người sửdụng lao động là công ty D có trụ sở tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Trang 7Về phía người lao động là anh N, để tự mình tham gia giao kết hợp đồng laođộng mà không thông qua người đại diện theo pháp luật, anh N phải là công dânViệt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có khả năng lao động, có đầy đủ năng lực pháp luật
và năng lực hành vi lao động Đáp ứng đủ những điều kiện trên, anh N sẽ có đầy đủnăng lực chủ thể và có quyền tự mình trực tiếp giao kết hợp đồng lao động màkhông cần có sự đồng ý của người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của mìnhnhư trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi
Về phía người sử dụng lao động, để có đầy đủ năng lực pháp luật xác lập hợpđồng lao động, công ty D phải là công ty được thành lập hợp pháp theo quy địnhcủa pháp luật Việt Nam, đã đăng ký kinh doanh và được cấp giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp Theo quy định tại khoản 3 điều 18 Bộ luật Lao động 2019, nhữngngười sau đây bên phía công ty D có quyền giao kết hợp đồng lao động: Người đạidiện theo pháp luật của doanh nghiệp; người được ủy quyền theo quy định củapháp luật
Về loại hợp đồng và hình thức của hợp đồng
Điểm b khoản 2 điều 20 Bộ luật Lao động 2019 có quy định: “Hợp đồng laođộng xác định thời hạn là hợp đồng lao động mà trong đó hai bên xác định thờihạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng
kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng”
Trong tình huống nêu trên, anh N và công ty D đã ký hợp đồng lao động xácđịnh thời hạn 3 năm, hai bên đã xác định thời điểm hợp đồng chấm dứt hiệu lực là
36 tháng kể từ khi hợp đồng có hiệu lực, như vậy là đã phù hợp với quy định củapháp luật
Về hình thức của hợp đồng lao động, thỏa thuận giữa anh N và công ty Dđược giao kết bằng văn bản Để hợp đồng phù hợp với pháp luật về mặt hình thức,các bên cần chú ý các quy định tại điều 14 Bộ luật lao động quy định về hình thức
Trang 8của hợp đồng lao động, hợp đồng cần được làm thành hai bản, mỗi bên người sửdụng lao động và người lao động giữ một bản, trong đó phải có đầy đủ chữ ký của
cả hai bên
Về nội dung hợp đồng lao động
Thỏa thuận của hai bên là việc anh N làm việc cho công ty D, công việc giámsát kỹ thuật Đối chiếu với các quy định của pháp luật thì nội dung công việc haibên đã thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật Ngoài phần nội dung côngviệc được nêu trong tình huống, các bên cũng cần đảm bảo hợp đồng lao động phải
có những nội dung chủ yếu được quy định tại khoản 1 điều 21 Bộ luật Lao động Giả định rằng trong hợp đồng của anh N và công ty D đã có đầy đủ nội dungtheo quy định của pháp luật, cũng như nội dung hợp đồng không trái với pháp luật,đạo đức xã hội hay thỏa ước lao động tập thể, có thể kết luận hợp đồng của anh N
và công ty D đã phù hợp về mặt nội dung
Về nguyên tắc ký kết hợp đồng lao động
Căn cứ vào quy định tại Điều 15 Bộ luật Lao động, anh N và công ty D trongquá trình ký kết hợp đồng lao động đã đảm bảo tự nguyện, bình đẳng, thiện chí,hợp tác và trung thực, việc giao kết hợp đồng lao động là tự do và thỏa thuận trênkhông hề trái pháp luật, đạo đức xã hội và thỏa ước lao động tập thể
2 Về các thỏa thuận khác giữa anh N và công ty D
Ngoài việc ký kết hợp đồng lao động, anh N và công ty D còn ký thêm bảnthỏa thuận trong đó anh N cam kết “sẽ không tiết lộ bí mật công nghệ kinh doanhcủa doanh nghiệp trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động và 1 năm sau khihợp đồng lao động chấm dứt; nếu vi phạm sẽ phải bồi thường cho công ty số tiền là
100 triệu đồng” Theo khoản 2 điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nộidung hợp đồng: “Khi Người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mậtkinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao
Trang 9động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạnbảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thườngtrong trường hợp vi phạm.” và khoản 1 điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXHcủa bộ Lao động thương binh và xã hội quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bímật công nghệ: “Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinhdoanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động cóquyền thỏa thuận với người lao động về nội dung bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mậtcông nghệ trong hợp đồng lao động hoặc bằng văn bản khác theo quy định củapháp luật.”, trong trường hợp trên,công việc giám sát kỹ thuật của anh N có liênquan trực tiếp đến bí mật công nghệ, kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy, việccông ty D yêu cầu anh N ký thêm bản thỏa thuận trên là hoàn toàn phù hợp quyđịnh của pháp luật
Nếu trong thời gian làm việc, anh N có hành vi vi phạm thỏa thuận bảo vệ bímật kinh doanh, bí mật công nghệ của công ty D thì sẽ phải bồi thường cho công ty
số tiền là 100 triệu đồng Cam kết này được thực hiện dựa trên khoản 3 Điều 4Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH Thỏa thuận về số tiền bồi thường là hoàn toànhợp lý và cơ sở áp dụng mức bồi thường dựa trên căn cứ theo giá trị thực tế của bímật bí mật kinh doanh Nếu anh N không bồi thường 100 triệu đồng theo như đãcam kết thì công ty D có quyền xử lý vi phạm và yêu cầu anh N bồi thường theobản thỏa thuận mà hai bên đã ký, căn cứ theo đoạn 1 khoản 1 Điều 129 Bộ luật Laođộng 2019: “Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khácgây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy địnhcủa pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động.” Mức bồi thườngthiệt hại trong trường hợp này phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại và hoàn cảnhthực tế gia đình, nhân thân và tài sản của anh N
Trang 10Về việc ký kết thỏa thuận không tiết lộ bí mật công nghệ kinh doanh Hai bêncũng ký thêm bản thỏa thuận trong đó anh N cam kết “sẽ không tiết lộ bí mật côngnghệ kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động và
1 năm sau khi hợp đồng lao động chấm dứt; nếu vi phạm sẽ phải bồi thường chocông ty số tiền là 100 triệu đồng” Mục đích của việc ký thêm thỏa thuận chính là
để phòng ngừa rủi ro, để đảm bảo sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp D Đây là một loại hợp đồng ràng buộc người lao động giữ bí mật thông tin,không được tiết lộ bất kỳ tài liệu quan trọng nào ra bên ngoài hay sử dụng, lưu giữcho mục đích riêng của mình Xét thấy, thỏa thuận trên là hoàn toàn phù hợp vớiquy định của pháp luật
Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Bộ luật Lao động năm 2019, được hướngdẫn cụ thể ở Điều 4 Chương II Thông tư 10/ 2020/TT-BLĐTBXH quy định về
“Bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ”: Theo đó, trong tình huống đề bài,công việc giám sát kỹ thuật của anh N có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh,
bí mật công nghệ của công ty D, cho nên hai bên đã lựa chọn hình thức thỏa thuậnbảo mật thông tin bằng việc thiết lập một văn bản cam kết độc lập Bên cạnh đó,thấy được nội dung trong bản thỏa thuận là phù hợp với quy định của pháp luật:
- Thời gian cam kết bảo mật: trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động và
01 năm sau khi hợp đồng lao động chấm dứt
- Trách nhiệm bồi thường của người lao động: nếu vi phạm sẽ phải bồi thườngcho công ty số tiền là 100 triệu đồng
Khoản 3 điều 4 cùng thông tư có quy định, trong việc bồi thường do vi phạmthỏa thuận, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động bồi thườngtheo thỏa thuận của hai bên Tức anh N và công ty D đã thỏa thuận việc anh N bồithường 100.000.000 đồng trong trường hợp anh N tiết lộ bí mật công nghệ kinhdoanh
Trang 11Vậy nên, việc ký kết thỏa thuận trên là hợp pháp.
II Công ty có căn cứ để sa thải anh N hay không? Tư vấn cho công ty các thủ tục để việc xử lý kỷ luật đối với anh N hợp pháp?
1 Về căn cứ của Công ty để sa thải N
Để có thể sa thải anh N, công ty D cần căn cứ vào khoản 2 Điều 125 Bộ luậtLao động năm 2019, về áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải, theo đó trongtrường hợp người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ,xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệthại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi íchcủa người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy địnhtrong nội quy lao động, người sử dụng có thể áp dụng biện pháp sa thải nếu chứngminh được lỗi của anh N dẫn tới thiệt hại nghiêm trọng hay đe dọa gây thiệt hại đặcbiệt nghiêm trọng tới lợi ích công ty
Chứng minh lỗi của N: Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao độngnăm 2019: “ Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người laođộng” Do vậy nếu thiếu yếu tố lỗi là vi phạm kỷ luật lao động thì người sử dụnglao động không thể sa thải kỷ luật đối với họ Người lao động được coi là có lỗi khi
có đầy đủ các điều kiện và khả năng thực hiện nghĩa vụ được giao nhưng họ đãkhông thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ được giao.Theo đề bài, do sơ suất nên anh N đã làm nổ thiết bị có thể được coi là lỗi trong khithực hiện nghĩa vụ của mình
Dựa vào nội quy lao động và quy định của luật: Trong tình huống trên, anh N
có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của công ty ( giá trị thiệt hại là 50triệu đồng) Thực chất, pháp luật lao động không quy định cụ thể, chi tiết thế nào làgây thiệt hại nghiêm trọng, do vậy điều này còn cần xem xét trên quy mô của công
Trang 12ty, nội quy lao động của công ty Biết rằng, nội quy lao động của công ty có quyđịnh “Người lao động gây thiệt hại cho công ty từ 45 triệu đồng trở lên sẽ bị sathải” Vì thế, công ty D có căn cứ để sa thải anh N.
2 Thủ tục xử lý kỷ luật hợp pháp đối với N.
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động căn cứ tại khoản 6 điều 122 Bộ luậtLao động 2019 được quy định chi tiết tại điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP nhưsau:
Bước 1: Lập biên bản vi phạm
“Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thờiđiểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản viphạm đối với người lao động.” Vì vâ xy, ngay sau khi phát hiện ra hành vi vi phạmlao động của anh N thì công ty D có trách nhiệm tiến hành lập biên bản vi phạm xử
lý kỉ luật đối với anh N
Bước 2: Thông báo đến tổ chức đại diện, người đại diện của người lao động Sau khi lập biên bản, người sử dụng lao động là công ty D thông báo đến tổchức đại diện người lao động là anh N tại cơ sở mà người lao động là thành viên Bước 3: Thu thập chứng cứ chứng minh lỗi (nếu có)
Trường hợp Công ti D phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động của anh Nsau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra thì thực hiện thu thập chứng cứ chứngminh lỗi của anh N Nếu vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy
để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh thì Công ti
D hoàn toàn có quyền tạm đình chỉ công việc của anh N Tuy nhiên việc tạm đìnhchỉ công việc của anh N chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chứcđại diện người lao động tại Công ti D do anh N - người lao động đang bị xem xéttạm đình chỉ công việc là thành viên
Bước 4: Thông báo thông tin về cuộc họp xử lý kỷ luật lao động
Trang 13Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123
Bộ luật Lao động 2019 , Công ty D tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động như sau:
Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động,Công ty D thông báo các thông tin về cuộc họp xử lý kỷ luật lao động đến cácthành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 122 Bộ luật Laođộng 2019 , bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn racuộc họp, bao gồm:
- Nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động;
- Họ tên người bị xử lý kỷ luật lao động: anh N
- Hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động: Ngày 15/8/2023, do sơ suất anh
N đã làm nổ thiết bị khiến công nhân H đứng gần đó bị thương phải nhậpviện điều trị 1 tháng vào giám định thương tích chấm 55% suy giảm khảnăng lao động của anh H
Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần phảitham dự họp quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 phảixác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động Trường hợp một trong cácthành phần phải tham dự không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thôngbáo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thờigian, địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụnglao động quyết định thời gian, địa điểm họp
Bước 5: Họp xử lý kỷ luật lao động
Công ti D tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động theo thời gian, địa điểm đãthông báo tại bước 4 Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họpkhông xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫntiến hành họp xử lý kỷ luật lao động