Hình dáng dưa hấu hồ lô do Ông Minh sáng tạo ra có thể được bảo hộ dướidạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng không?. Việc đăng kí bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hay là kiểu dáng công nghiệp
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
-BÀI TẬP NHÓM Môn: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Đề số 2:
" Ông Nguyễn Xuân Minh đã tìm tòi và sử dụng khuôn ép hình hồ lô là kiểu
dáng công nghiệp."
Hà Nội, 2024 Lớp thảo luận : N03 – TL2
Trang 2BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA
LÀM BÀI TẬP NHÓM
Ngày: 28 / 1 / 2024 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhóm: 02 Tổng số sinh viên của nhóm: 11 (Có mặt: 11)Nội dung: Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia làm bài tập nhóm
Đề số 2: "Ông Nguyễn Xuân Minh đã tìm tòi và sử dụng khuôn ép hình hồ lô
là KDCN."
Môn học: Luật Sở hữu trí tuệ
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thựchiện bài tập nhóm 2 kết quả như sau:
viên kí tên
Đánh giá của giảng viên
(số)
Điểm (chữ)
5 470364 Cao Nguyễn Ngọc Minh
6 470408 Nguyễn Phương Qúy
Trang 3- Kết quả điểm bài viết:
+ Giáo viên chấm thứ nhất:
+ Giáo viên chấm thứ hai:
- Kết quả điếm thuyết trình
- Giáo viên cho thuyết trình:
- Điểm kết luận cuối cùng:
- Giáo viên đánh giá cuối cùng:
Hà Nội, ngày 28 tháng 1 năm 2024
TRƯỞNG NHÓM
Lý Trần Quốc Việt
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5
ĐỀ BÀI 6
MỞ ĐẦU 1
Câu 1: 2
Câu 2: 5
2.1 Khái quát về kiểu dáng công nghiệp 5
2.2 Đối tượng và điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp 6
Câu 3: 9
3.1 Điều kiện bảo hộ khuôn ép để tạo ra dưa hấu có hình hồ lô là kiểu dáng công nghiệp 9
3.2 Hồ sơ đăng kí khuôn ép để tạo ra dưa hấu có hình hồ lô là kiểu dáng công nghiệp 11
KẾT LUẬN 17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
PHỤ LỤC: ĐƠN ĐĂNG KÍ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP 19
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Luật SHTT : Luật Sở hữu trí tuệ nước CHXHCN Việt Nam năm
2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)
Trang 6ĐỀ BÀI
Ông Nguyễn Xuân Minh đã tìm tòi và sử dụng khuôn ép để tạo dáng thànhcông dưa lê hình hồ lô với kiểu dáng độc đáo Sản phẩm này có thể sản xuất đượcvới số lượng lớn Ông Minh sau khi trồng thử nghiệm đã trưng bày tại triển lãmnông sản của địa phương và bán được số lượng lớn sản phẩm này tại triển lãm Khiđánh giá sản phẩm dưa hấu này có khả năng khai thác thương mại cao, Ông Minhmới tính đến việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Trên cơ sở phân tích vụ việc, hãy phân tích và đánh giá:
1 Hình dáng dưa hấu hồ lô do Ông Minh sáng tạo ra có thể được bảo hộ dướidạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng không? Vì sao?
2 Hình dáng dưa hấu hồ lô nói trên có đáp ứng các điều kiện bảo hộ kiểu dángcông nghiệp hay không?
3 Hãy đưa ra ý kiến tư vấn trong trường hợp ông Minh muốn đăng ký khuôn
ép để tạo ra dưa hấu có hình hồ lô là kiểu dáng công nghiệp
Trang 7MỞ ĐẦU
Trong thời đại cách mạng công nghiệp, toàn cầu hóa như hiện nay, cónhiều tố tác động đến việc gia tăng khả năng cạnh trang hàng hóa, việc một sảnphẩm không theo kịp xu thế sẽ làm cho sản phẩm đó bị đào thải ra khỏi thịtrường Song hành với đó, nhu cầu đăng kí bảo hộ các đối tượng ngày càng làmột nhu cầu cấp thiết của các tác giả, chủ sở hữu Việc đăng kí bảo hộ tác phẩm
mỹ thuật ứng dụng hay là kiểu dáng công nghiệp là một trong những biện phápquan trọng, hàng đầu và thiết yếu đối với các doanh nghiệp để bảo vệ thương hiệucủa chính mình trong quá trình hội nhập Nhiều tác giả, chủ sở hữu khi muốn đăng
kí bảo hộ nhưng lại gặp nhiều vấn đề về điều kiện, tiêu chí bởi quy định pháp luậtthay đổi tương đối nhiều Do vậy, nhằm tháo gỡ các vấn đề xoay quanh bảo hộ tácphẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp, nhóm 2 xin giải quyết đề số 2đồng thời tư vấn và đưa ra một số trình tự, thủ tục phù hợp với từng nội dungtheo tình huống của bài
1
Trang 8Bài tập nhóm này áp dụng luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019,
2022 (sau đây gọi tắt là Luật sở hữu trí tuệ)
Câu 1:
Căn cứ theo khoản 8 điều 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP: “Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật SHTT là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích,
có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp bao gồm: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, bộ nhận diện và bao bì sản phẩm; hình thức thể hiện của nhân vật); thiết kế thời trang; thiết kế mang tính mỹ thuật gắn liền với tạo dáng sản phẩm; thiết kế nội thất, trang trí nội thất, ngoại thất mang tính mỹ thuật Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được thể hiện dưới dạng tạo dáng sản phẩm mang tính mỹ thuật, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực tương ứng và không bao gồm tạo dáng bên ngoài của sản phẩm bắt buộc phải có để thực hiện chức năng của sản phẩm.”
Khoản 1 điều 6 Luật SHTT quy định về căn cứ phát sinh, xác lập quyền
sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng: "Quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ đã công bố hay chưa công bố, đã đăng
ký hay chưa đăng ký" Như vậy, quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng
dụng được bảo hộ dựa trên cơ chế tự động, không phụ thuộc vào thủ tục đăng kýgiống như một số đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp
Quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng bao gồm các quyềnnhân thân và quyền tài sản, trong đó các quyền nhân thân, trừ quyền công bố tácphẩm, mãi mãi thuộc về tác giả; các quyền tài sản thuộc về chủ sở hữu tác phẩm
mỹ thuật ứng dụng Tác giả cũng có thể đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm mỹthuật ứng dụng nếu tự mình bỏ toàn bộ công sức và tài chính để sáng tạo ra tácphẩm mỹ thuật ứng dụng
2
Trang 9Do tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được cấu thành bởi những đường nét,màu sắc, hình khối, bố cục nên người tạo ra nó chủ yếu là những người khéo tay
và có óc thẩm mỹ, họ đã đầu tư công sức và tài chính của mình để có thể sángtạo ra những tác phẩm đẹp, có tính ứng dụng cao Do vậy căn cứ theo điểm gKhoản 1 Điều 14 Luật SHTT có quy định nhằm bảo hộ quyền tác giả của ngườisáng tạo đối với tác phẩm Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo
hộ bao gồm: “Tác phẩm mỹ thuật , mỹ thuật ứng dụng”
Bên cạnh đó, một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng muốn được bảo hộ quyềntác giả phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Là kết quả của hoạt động sáng tạo: Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải
do chính tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không saochép từ bất kỳ tác phẩm của chủ thể khác Việc tạo ra một tác phẩm mỹ thuậtứng dụng đòi hỏi công sức, kỹ năng, thời gian, sự khéo léo, đặc biệt là sự nỗ lựcsáng tạo của tác giả Tuy nhiên, pháp luật về quyền tác giả không đặt ra yêu cầu,điều kiện về chất lượng hay giá trị nghệ thuật, sáng tạo của một tác phẩm, vìvậy, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng chỉ cần là kết quả của hoạt động sáng tạo trítuệ
- Phải được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định: Tức là
phải được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữuích có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích; được sản xuất hàng loạt bằng tayhoặc bằng máy Nếu tác phẩm mỹ thuật ứng dụng mới chỉ xuất hiện dưới dạng ýtưởng (chưa được thể hiện ra bên ngoài, nằm trong đầu con người) mà khôngđược định hình sẽ không được bảo hộ
- Tính nguyên gốc: Điều kiện này đòi hỏi tác phẩm mỹ thuật ứng dụng
phải được sáng tạo ra một cách độc lập, không sao chép hoàn toàn từ các tácphẩm của người khác Tính nguyên gốc ở đây chỉ liên quan đến hình thức thểhiện chứ không liên quan đến ý tưởng hay nội dung tác phẩm Quyền tác giả đốivới một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được định hình dưới một hình thức vậtchất nhất định, không phân biệt nội dung, hình thức, chất lượng, đã đăng kýhay chưa đăng ký, đã công bố hay chưa công bố Do đó, việc đăng ký bảo hộ
3
Trang 10quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng không là căn cứ phát sinhquyền tác giả mà chỉ có giá trị như chứng cứ chứng minh của đương sự khi cótranh chấp liên quan đến tác phẩm mỹ thuật ứng dụng xảy ra.
Theo nội dung đề bài thì tác phẩm dưa hấu hồ lô do ông Minh sáng tạo cóthể được bảo hộ khi đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Về tính thẩm mỹ: điều này đòi hỏi ở tác tác phẩm phải được thể hiện
bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục Đã là nghệ thuật thì tác phẩm phảiđược thể hiện bởi những hình thức nhất định Tuy nhiên, tất cả đều phải đảmbảo được tính thẩm mĩ Hình dáng bầu hồ lô thể hiện bằng đường nét, hình khối
là giống như cái bình hồ lô (hình dáng hồ lô đã có trước đó, ví dụ như bầu hồlô)
- Về tính năng hữu ích hoặc tính ứng dụng: mặc dù tác phẩm thuộc
phạm vi bảo hộ quyền tác giả nhưng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng không chỉđược tạo ra để phục vụ nhu cầu thẩm mỹ thông thường như các tác phẩm nghệthuật tạo hình khác Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng luôn được thiết kế gắn liềnvới một vật phẩm, đồ vật hưu ích, có chức năng thông thường để phục vụ nhucầu cuộc sống Vì thế hình dáng dưa hấu hồ lô mà ông Minh sáng tạo ra chỉ đápứng được yêu cầu về mặt thẩm mỹ còn về tính ứng dụng trong thực tế chủ yếu
sẽ là hàng, đồ trưng bày trang trí, chất lượng của trái dưa hấu vẫn được giữnguyên, đáp ưng nhu cầu thông thường của con người Cho nên xét về tính nănghữu ích của tác phẩm mỹ thuật ứng dụng thì hình dáng của dưa hấu hồ lô chưađáp ứng được yêu cầu
- Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có thể được sản xuất hàng loạt bằng phương pháp công nghiệp (sản xuất bằng máy) hay thủ công nghiệp (sản xuất bằng tay): Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có thể được thể hiện bằng bất kỳ
cấu tạo các đường nét hoặc màu sắc hoặc bất kỳ hình thức ba chiều nào, có hoặckhông kết hợp với đường nét hay màu sắc, nhưng phải đáp ứng điều kiện là cấutạo hoặc hình thức đó có khả năng áp dụng sản xuất công nghiệp hoặc thủ côngnghiệp Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng phải có khả năng dùng làm mẫu cho sảnxuất công nghiệp hoặc tiểu thủ công nghiệp Do đó, các tác phẩm thủ công mỹ
4
Trang 11nghệ, các sản phẩm công nghiệp có tính thẩm mỹ đều có thể trở thành đối tượngbảo hộ là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng Đối với tác phẩm hình dáng dưa hấu hồ
lô của ông Minh thì đáp ứng được yêu cầu về việc sản xuất hàng loạt với việc sửdụng khuôn ép
- Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được thể hiện dưới dạng tạo dáng sản phẩm mang tính mỹ thuật, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực tương ứng và không bao gồm tạo dáng bên ngoài của sản phẩm bắt buộc phải có để thực hiện chức năng của sản phẩm: đối với hình dáng dưa hấu hồ lô do ông Minh làm ra, những
người có hiểu biết trong lĩnh vực làm vườn có thể làm ra được tác phẩm tương
tự nếu như tìm tòi và sử dụng khuôn ép để tạo dáng như ông Minh
Như vậy, hình dáng dưa hấu hồ lô của ông Minh không được coi là tácphẩm mỹ thuật ứng dụng và không được bảo hộ dưới dạng tác phẩm mỹ thuậtứng dụng vì không đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu
Câu 2:
2.1 Khái quát về kiểu dáng công nghiệp
Theo khoản 13 điều 4 Luật SHTT: “KDCN là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp.”
KDCN có các chức năng cơ bản sau đây:
- KDCN có chức năng thẩm mỹ: Tức là KDCN phải có tính thẩm mỹ,làm hài lòng người tiêu dùng, người sử dụng sản phẩm mang kiểu dáng đó Đây
là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của KDCN Một trong những tiêu chí cơbản để một KDCN được bảo hộ là tính thẩm mỹ, từ đó, ta có thể thấy, đề cậpđến KDCN là nói tới vẻ đẹp, tính hấp dẫn ở hình khối, dáng vẻ bên ngoài củasản phẩm Chính tính thẩm mỹ mang lại giá trị kinh tế cho KDCN Bởi vì có vẻngoài độc đáo, được trưng bày tại triển lãm nông sản tại địa phương và nhìn thấy
5
Trang 12nguồn lợi từ hình dáng quả dưa hấu hồ, ông Minh muốn đăng ký sở hữu trí tuệ
về KDCN quả dưa hấu hình hồ lô của mình
- KDCN có chức năng nâng cao tiện ích của sản phẩm, khi sáng tạo,người sáng tạo không chỉ có khía cạnh thẩm mỹ được chú trọng mà ngay cả việctiện lợi trong sử dụng sản phẩm cũng được quan tâm
- KDCN có vai trò để phân biệt các sản phẩm cùng loại: trong bối cảnhthị trường hiện nay, có nhiều sản phẩm mang tính năng sử dụng giống nhau vìdáng vẻ bên ngoài của sản phẩm là cơ sở giúp người tiêu dùng phân biệt sảnphẩm đó với sản phẩm khác cùng loại
2.2 Đối tượng và điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
2.2.1 Đối tượng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Để một đối tượng được bảo hộ với danh nghĩa KDCN phải đáp ứng cácyêu cầu sau:
- Không thuộc các trường hợp loại trừ không được bảo hộ với danh nghĩaKDCN theo quy định tại điều 64 Luật SHTT Hình dáng dưa hấu hồ lô của ôngMinh không thuộc vào trường hợp loại trừ không được bảo hộ với danh nghĩKDCN
- Đáp ứng các điều kiện bảo hộ lần lượt được quy định tại các điều 65, 66,
67 Luật SHTT đó là tính mới, tính sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp (sẽđược chứng minh tại mục 2.2.2.)
2.2.2 Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Theo khoản 6 điều 23 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN, để đánh giá tínhmới của KDCN nêu trong đơn, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành so sánh
6
Trang 13tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của KDCN đó với tập hợp các đặc điểmtạo dáng cơ bản của KDCN trùng lặp hoặc tương tự gần nhất dùng làm KDCNđối chứng tìm được trong quá trình tra cứu thông tin.
Tính mới của KDCN được công nhận khi đáp ứng đủ 3 tiêu chí sau:
- KDCN được công nhận là có tính mới nếu tính đến ngày nộp đơn,KDCN đó có sự khác biệt đáng kể với những kiểu dáng đã bị bộc lộ công khai;không được đồng nhất hoặc tương tự gần giống đến mức gây nhầm lẫn vớinhững kiểu dáng đã tồn tại trước đó Khác biệt đáng kể được hiểu là kiểu dáng
đó không trùng với những KDCN đã được bộc lộ công khai trước ngày nộp đơn(hoặc ưu tiên của đơn) Với trường hợp hình dáng dưa hấu hình hồ lô của ôngMinh thì đối tượng này phải có tính mới không chỉ trên lãnh thổ Việt Nam màcòn trên thế giới, không được đồng nhất hoặc tương tự gần giống đến mức gâynhầm lẫn với các kiểu dáng đã tồn tại trước đó Tại địa phương của ông Minh,hình dáng quả dưa hấu hồ lô có thể là mới, nhưng cũng có thể ở địa phươngkhác hoặc quốc gia khác đã có người tạo ra trước đó Trong trường hợp đó, kiểudáng thiết kế công nghiệp của ông Minh sẽ không còn tính mới
- KDCN sẽ được coi là "khác biệt đáng kể" nếu các đặc điểm về chi tiết,màu sắc, hình dáng, không dễ dàng nhận biết và ghi nhớ được cũng như khôngthể phân biệt tổng thể hai KDCN với nhau Trong trường hợp quan sát tổng thểmột KDCN nhận thấy ngay những đặc điểm để phân biệt với các KDCN khácthì đó được coi là đặc điểm tạo dáng cơ bản, ngược lại những đặc điểm không cókhả năng phân biệt với KDCN khác thì không được coi là đặc điểm tạo dáng cơbản Các KDCN bị coi là tương tự khi các kiểu dáng được dùng cho sản phẩmcùng loại có một số đặc điểm tạo dáng cơ bản giống nhau Đối với hình dángdưa hấu hồ lô của ông Minh thì xét trong tổng thể có thể dễ dàng nhận biết vàghi nhớ bởi lẽ nó mang các đặc điểm cơ bản của một trái dưa hấu – một loại quảquen thuộc của người Việt Nam nhưng xét trong tổng thể thì điều khác biệt quantrọng nhất của đối tượng này là hình dáng hồ lô so với các loại dưa hấu thôngthường là hình thuôn dài, hình cầu, hình elip, vì vậy theo quan điểm của nhómchúng em, đây không phải sự khác biệt đáng kể
7