Chủ đề Bài thu hoạch môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin: Có nhận xét cho rằng chất lượng và giá trị sử dụng của hàng hóa có xu hướng ngày càng tăng nhưng giá trị của từng hàng hóa có xu hướng giảm. Nhận xét này đúng hay sai? Tại sao? BÀI LÀM A. MỞ ĐẦU Nếu như đặc trưng của sản xuất tự cấp, tự túc là sản xuất ra những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của người sản xuất thì sản xuất hàng hóa là sản xuất ra sản phẩm để trao đổi hay để bán. Trong nền kinh tế hàng hóa, những vấn đề về học thuyết giá trị được C.Mác nghiên cứu, cụ thể là về hàng hóa thì có thể thấy yếu tố cơ bản quyết định đến giá cả hàng hóa chính là lượng giá trị hàng hóa. Ngày nay, trong xu thế kinh tế thế giới dịch chuyển theo hướng từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức, học thuyết giá trị vẫn giữ nguyên giá trị. Sau khi được học, được hướng dẫn và nghiên cứu, bản thân tôi xin được trình bày những đã nhận thức về nhận xét cho rằng: chất lượng và giá trị sử dụng của hàng hóa có xu hướng ngày càng tăng nhưng giá trị của từng hàng hóa có xu hướng giảm. Trên cơ sở đó, liên hệ thực tiễn của nước ta hiện nay.
Trang 1Chủ đề Bài thu hoạch môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin: Có nhận
xét cho rằng chất lượng và giá trị sử dụng của hàng hóa có xu hướng ngày càng tăng nhưng giá trị của từng hàng hóa có xu hướng giảm Nhận xét này đúng hay sai? Tại sao?
BÀI LÀM
A MỞ ĐẦU
Nếu như đặc trưng của sản xuất tự cấp, tự túc là sản xuất ra những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của người sản xuất thì sản xuất hàng hóa là sản xuất ra sản phẩm để trao đổi hay để bán Trong nền kinh tế hàng hóa, những vấn đề về học thuyết giá trị được C.Mác nghiên cứu, cụ thể là về hàng hóa thì có thể thấy yếu tố cơ bản quyết định đến giả cả hàng hóa chính là lượng giá trị hàng hóa Ngày nay, trong xu thế kinh tế thế giới dịch chuyển theo hướng từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức, học thuyết giá trị vẫn giữ nguyên giá trị
Sau khi được học, được hướng dẫn và nghiên cứu, bản thân tôi xin được trình bày những đã nhận thức về nhận xét cho rằng: chất lượng và giá trị sử dụng của hàng hóa có xu hướng ngày càng tăng nhưng giá trị của từng hàng hóa có xu hướng giảm Trên cơ sở đó, liên hệ thực tiễn của nước ta hiện nay
B NỘI DUNG
1 Khái niệm hàng hóa
Hàng hóa, theo quan điểm của C.Mác trước hết là một vật dụng bên ngoài, là một vật nhờ có những thuộc tính của nó mà thỏa mãn được một loại nhu cầu nào đó của con người: “Dù cho những nhu cầu đó do dạ dày hay do trí tưởng tượng đẻ ra, thì bản chất của chúng vẫn không làm cho vấn đề thay đổi gì cả Vấn đề cũng không phải là ở chỗ vật đó thỏa mãn nhu cầu của con người như thế nào: hoặc giả một cách trực tiếp, với tư cách là tư liệu sinh hoạt, tức là với tư cách là vật phẩm tiêu dùng, hoặc giả một cách gián tiếp, với
Trang 2tư cách là tư liệu sản xuất”.
Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn được nhu cầu nào
đó của con người, được sản xuất ra không phải để người sản xuất ra nó tiêu dùng, mà để bán
Các loại hàng hóa như: gạo, quần áo, tivi, laptop, tủ lạnh, máy giăt v.v
Theo quan niệm này, hàng hóa có thể thỏa mãn nhu cầu của tiêu dùng
cá nhân, hàng hóa cũng có thể thỏa mãn nhu cầu của sản xuất Trong trường hợp thỏa mãn nhu cầu của sản xuất, hàng hóa thể hiện dưới dạng các tư liệu sản xuất
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, các loại hàng hóa cũng ngày càng phong phú Hàng hóa có thể tồn tại dưới dạng vật phẩm hữu hình (lương thực, quần áo, tư liệu sản xuất…), có thể vô hình (các dịch vụ: dịch vụ vận tải, dịch vụ chữa bệnh)
2 Về thuộc tính hàng hóa
Hàng hóa có hai thuộc tính: thuộc tính giá trị sử dụng và thuộc tính giá trị
2.1 Giá trị sử dụng của hàng hóa
Giá trị sử dụng của hàng là những công dụng, là tính có ích của hàng hóa Công dụng này có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó cho tiêu dùng cá nhân hay cho sản xuất
Giá trị sử dụng do thuộc tính tự nhiên của vật chất quyết định Giá trị
sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng Giá trị sử dụng cấu thành nội dung vật chất của của cải, chẳng kể hình thái xã hội của của cải
đó là như thế nào
Hàng hóa có thể có một hay nhiều giá trị sử dụng hay công dụng khác nhau Số lượng giá trị sử dụng của một vật không phải ngay một lúc đã phát hiện ra được hết, mà nó được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học - kỹ thuật Hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng, hiện đại thì giá
Trang 3trị sử dụng càng cao Khoa học càng phát triển sẽ làm cho giá trị sử dụng của hàng hóa ngày càng tăng (cả về số lượng và chất lượng)
Ví dụ như đậu nành: dùng để chế biến làm thực phẩm ăn uống như tương hột, tàu hủ, chao; chế biến thành thực phẩm chức năng bổ sung dưỡng chất Khi khoa học công nghệ phát triển 1 chiếc điện thoại smartphone vừa nghe, gọi, nhắn tin, nghe nhạc, xem phim, làm việc, hội họp, học hành, mua bán…
Một vật, khi đã là hàng hoá thì nhất thiết nó phải có giá trị sử dụng.
Nhưng không phải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng cũng đều là hàng hoá Như vậy, một vật muốn trở thành hàng hóa thì giá trị sử dụng của nó phải là vật được sản xuất ra để bán, để trao đổi, cũng có nghĩa là vật đó phải có giá trị trao đổi Trong kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là cái mang giá trị trao đổi Muốn hiểu được giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi
* Giá trị trao đổi
Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua giá trị trao đổi Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là tỷ lệ trao đổi giữa những giá trị sử dụng khác nhau
Khi những người sản xuất trao đổi hàng hóa với nhau thì điều đó có nghĩa là họ cho rằng lao động hao phí để sản xuất hàng hóa của người này bằng của người kia Thực chất của hoạt động trao đổi là sự so sánh lao động giữa những người sản xuất với nhau Vì vậy, giá trị biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hạng hóa
Ví dụ như: 1 con gà = 10 kg mướp
Trong ví dụ trên, giả sử người nông dân nuôi được 1 con gà mất 3 tháng lao động, người nông dân làm ra 10 kg mướp cũng mất 3 tháng lao động Trao đổi 1 con gà lấy 10 kg mướp thực chất là trao đổi 3 tháng lao động sản xuất ra 1 con gà với 5 giờ lao động sản xuất ra 10 kg mướp
Hai vật thể khác nhau có thể trao đổi được với nhau thì giữa chúng phải
có cơ sở chung nào đó Vì các hàng hóa khác nhau về giá trị sử dụng nên
Trang 4không thể lấy giá trị sử dụng để đo lường các hàng hóa Các hàng hóa khác nhau chỉ có một thuộc tính chung làm cho chúng có thể so sánh được với nhau trong khi trao đổi: các hàng hóa đều là sản phẩm của lao động, sản phẩm của lao động là do lao động xã hội hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó Thực chất các chủ thể khi trao đổi hàng hóa với nhau là trao đổi lao động chứa đựng trong hàng hóa
Như vậy, hao phí để sản xuất ra hàng hóa là cơ sở chung của trao đổi gọi là giá trị hàng hóa
2.2 Giá trị hàng hóa
Theo C.Mác, giá trị của hàng hóa là lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa Nguồn gốc của giá trị là do lao động tạo ra, phải
sử dụng lao động có hiệu quả để tăng giá trị hàng hóa
Về bản chất, giá trị là một quan hệ xã hội biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa Giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh hay tích lũy trong hàng hóa đó Giá trị là căn cứ chung để giữa các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau trao đổi được với nhau
Khi những người sản xuất trao đổi hàng hóa với nhau thì điều đó có nghĩa là họ cho rằng lao động hao phí để sản xuất hàng hóa của người này bằng của người kia Thực chất của hoạt động trao đổi là sự so sánh lao động giữa những người sản xuất với nhau Vì vậy, giá trị biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hạng hóa
* Mối quan hệ hai thuộc tính hàng hóa
Hai thuộc tính của hàng hóa có mối quan hệ với nhau vừa thống nhất vừa mâu thuẫn nhau:
- Tính thống nhất: đã là hàng hóa phải có hai thuộc tính, nếu thiếu một
trong hai thuộc tính không phải là hàng hóa
- Tính Mâu thuẫn giữa hai thuộc tính thể hiện:
Trang 5+ Với tư cách là giá trị sử dụng các hàng hóa không đồng nhất về chất Với tư cách là giá trị các hàng hóa đồng nhất về chất đều là lao động đã được vật hóa
+ Quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng là hai quá trình khác nhau về thời gian và không gian, do đó nếu giá trị hàng hóa không được thực hiện sẽ dẫn đến khủng hoảng sản xuất thừa Vậy trước khi thực hiện giá trị sử dụng phải trả giá trị của nó Nếu không thực hiện được giá trị sẽ không thực hiện được giá trị sử dụng
3 Lượng giá trị hàng hóa
Lượng giá trị hàng hóa là số lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng
hóa Lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng đơn vị thời gian.
Giá trị của một hàng hóa đựơc xét cả về mặt chất và mặt lượng:
- Chất giá trị hàng hóa là do lao động trừu tượng của người sản xuất
hàng hóa kết tinh trong hàng hóa
Ví dụ: Lao động của người thợ hồ, người thợ may đều phải hao phí óc, sức thần kinh và cơ bắp để tạo ra sản phẩm xây dựng, bộ đồ (lao động trừu tựơng)
- Lượng giá trị của hàng hóa là do lượng lao động hao phí để sản xuất
ra hàng hóa đó quyết định Để đo lượng lao động hao phí (lượng giá trị của hàng hóa) để tạo ra hàng hóa người ta thường dùng bằng thước đo thời gian
Ví dụ : Người thợ hồ mất 6h để tạo ra sản phẩm xây dựng, còn người thợ may chỉ tốn 4h để tạo ra sản phẩm (lượng lao động hao phí)
Trong thực tế, xét một loại hàng hóa đưa ra thị trường có rất nhiều người cùng sản xuất, nhưng mỗi người sản xuất có điều kiện sản xuất, trình
độ tay nghề khác nhau, nên thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa của họ là khác nhau Vì vậy nếu lấy thời gian lao động cá biệt của từng người sản xuất để đo lựơng giá của hàng hóa thì sẽ có nhà sản xuất này sẽ tốn nhiều thời gian (lười biếng, vụng về) để sản xuất ra hàng hóa hơn nhà sản xuất kia dẫn đến kết luận hàng hóa đó có càng nhiều giá trị?
Trang 6C Mác đã viết: “Chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một giá trị sử dụng, mới quyết định đại lượng giá trị của giá trị sử dụng ấy.”
Qua câu nói của Mác thì thước đo lượng giá trị của hàng hóa đựơc
tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra
một hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với một trình độ
kỹ thuật trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với hòan cảnh xã hội nhất định.
Ví dụ: Các công ty may hiện nay thì thời gian lao động xã hội cần thiết
để sản xuất ra 1 cái áo là 4h
4 Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hóa
C.Mác khẳng định rằng nguồn gốc và thực thể của giá trị là do lao
động trừu tượng mà có Để đo lường lượng giá trị của hàng hóa, người ta sử
dụng đơn vị là thời gian hao phí lao động Do đó, xét về mặt lượng, lượng giá trị hàng hóa là lượng lao động đã hao phí kết tinh vào trong hàng hóa Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa, người sản xuất hàng hóa càng vụng kém thì giá trị hàng hóa của họ càng cao Trái lại, để sản xuất ra một hàng hóa nhất định, nó chỉ cần lượng hao phí lao động xã hội cần thiết
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó, trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội, với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình trong xã hội đó
Chỉ có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một giá trị sử dụng mới quyết định đại lượng giá trị của giá trị sử dụng ấy
Vì vậy, những hàng hóa chứa đựng những lượng lao động ngang nhau, hay có thể sản xuất ra trong một thời gian lao động giống nhau, thì đều có một
đại lượng giá trị ngang nhau Khi đó, dù hình thái giá trị sử dụng là khác
Trang 7nhau, các hàng hóa trao đổi được với nhau Theo nghĩa đó, thời gian lao động
xã hội cần thiết quyết định đến lượng giá trị và làm cơ sở trao đổi trên thị trường Theo trình độ phát triển của sản xuất hàng hóa, thời gian lao động xã hội cần thiết cũng biến đổi tùy vào tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa
Theo C.Mác, sự thay đổi lượng giá trị hàng hóa phụ thuộc vào các nhân
tố chủ yếu sau đây: sức sản của suất lao động, cường độ lao động và tính chất phức tạp hay giản đơn của lao động
4.1 Sức sản xuất của lao động.
Sức sản xuất của lao động (hay là năng suất lao động) được quyết định bởi rất nhiều tình hình, trong đó có: trình độ khéo léo trung bình của người
công nhân, mức độ phát triển khoa học và trình độ áp dụng khoa học vào quy trình công nghệ, sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất, quy mô và
hiệu suất của tư liệu sản xuất và các điều kiện thiên nhiên Như vậy là “đại lượng giá trị của một hàng hóa thay đổi theo tỷ lệ thuận với lượng lao động thể hiện trong hàng hóa theo đó và tỷ lệ nghịch với sức sản xuất của lao động đó”
Sức sản xuất của lao động tăng thì trong cùng một đơn vị thời gian số lượng sản phẩm tăng lên, nhưng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm giảm xuống, do đó giá trị của một đơn vị sản phẩm giảm xuống
4.2 Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, hay mật độ lao động
trong một đơn vị thời gian
Cường độ lao động tăng lên thì số lượng sản phẩm trên một đơn vị thời gian tăng lên, đồng thời tổng số giá trị hàng hóa tạo ra trong một đơn vị thời gian cũng tăng lên Tuy nhiên, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa không giảm, bởi vì tăng cường độ lao động có khi quá mức làm tăng hao phí lao động cho một đơn vị hàng hóa Tăng cường độ lao động cũng giống như kéo dài ngày lao động
4.3 Tính chất giản đơn hay phức tạp của lao động.
Trang 8Lao động giản đơn là lao động mà bất cứ một người lao động bình thường nào cũng có thể thực hiện được Lao động phức tạp là lao động phải qua học tập, đào tạo, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm mới có được Trong cùng một đơn vị thời gian thì lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn và khi trao đổi, người ta quy lao động phức tạp thành lao động giản đơn được lũy thừa lên
Như vậy, đến đây có thể khái quát, lượng giá trị của hàng hóa là thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó
Cần chú ý là, để sản xuất hàng hóa không những chỉ cần lao động sống hao phí trong quá trình chế biến tư liệu sản xuất thành sản phẩm mới mà còn cần cả các yếu tố khác như công cụ, nguyên nhiên vật liệu, đây là có thể được coi là những lao động đã được vật hóa Do đó, xét về két cấu, lượng giá trị của một hàng hóa được tạo ra phải bao gồm lượng giá trị đã được vật hóa trong tư liệu sản xuất được dùng để sản xuất ra hàng hóa và lượng giá trị mới
do hao phí lao động sống tạo ra trong quá trình tạo ra hàng hóa đó
Từ phân tích các khái niệm như trên, nhận xét: “chất lượng và giá trị sử
dụng của hàng hóa có xu hướng ngày càng tăng nhưng giá trị của từng hàng hóa có xu hướng giảm”, đây là nhận xét đúng Cụ thể như sau:
* Chất lượng và giá trị sử dụng của hàng hóa có xu hướng ngày càng tăng: Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá, các nước đã nâng cao
yêu cầu về chất lượng hàng hóa nhằm ngăn cản các sản phẩm, hàng hóa kém chất lượng, không bảo đảm an toàn để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo
vệ sản xuất trong nước và lợi ích quốc gia, xuất phát từ yêu cầu của xã hội, nên chất lượng hàng hóa và giá trị sự dụng của hàng hóa có xu hướng ngày càng tăng.
Ví dụ: Cách đây vài năm, điện thoại di động chỉ có chức năng liên lạc (nghe, gọi), thời gian gần đây điện thoại di động không những là thiết bị nghe, gọi còn là thiết bị được sử dụng vì mục đích giải trí, kinh doanh … từ đó làm
cho giá trị sử dụng của điện thoại di động được tăng lên.
Trang 9* Giá trị của từng hàng hóa có xu hướng giảm: khi áp dụng khoa học
công nghệ làm cho năng suất lao động tăng sẽ dẫn đến thời gian lao động xã hội cần thiết giảm làm cho lượng giá trị hàng hóa giảm, nên giá trị hàng hóa
có xu hướng giảm.
Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa tỷ lệ thuận với số lượng lao động kết tinh (thời gian lao động xã hội cần thiết) và tỷ lệ nghịch với năng suất lao động xã hội Như vậy, muốn giảm giá trị của mỗi đơn vị hàng hóa xuống (giảm thời gian lao động xã hội cần thiết) thì ta phải tăng năng suất lao động xã hội
Tăng năng suất lao động xã hội sẽ giúp tăng hiệu quả lao động (có thể tăng số lựơng sản phẩm trong một đơn vị thời gian hay giảm thời gian sản xuất cần thiết để tạo ra một sản phẩm)
Ví dụ: Công ty trước đó sản xuất cần 2h/sp và sau khi tăng năng suất lao động thì chỉ cần 1h/sp
Để tăng năng suất lao động thì ta có thể:
- Áp dụng kĩ thuật công nghệ mới: cách mạng công nghiệp 4.0 với các công nghệ đột phá như trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi các hệ thống sản xuất toàn cầu Điều này đang tạo ra một làn sóng cạnh tranh mới giữa các quốc gia, nếu đi đúng hướng, cách mạng công nghiệp 4.0 có thể giúp tăng năng suất 30-40%
- Nâng cao trình độ người lao động: trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với sự kết nối mạnh mẽ của internet, trí tuệ nhân tạo, rô-bốt dần thay thế lao động giản đơn lao động trình độ thấp, ít kỹ năng thì việc người lao động tham gia học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, kiến thức pháp luật, kỹ năng sống càng trở nên cấp thiết
- Thay đổi điều kiện tự nhiên của sản xuất Ví dụ: Người nông dân cải tạo đất để nâng cao năng suất thu họach gạo (thay đổi điều kiện tự nhiên của sản xuất)
Trang 105 Cơ hội và thách thức của nước ta khi chất lượng và giá trị sử dụng của hàng hóa có xu hướng ngày càng tăng xuất phát từ yêu cầu của
xã hội nhưng giá trị của từng hàng hóa có xu hướng giảm khi áp dụng khoa học công nghệ
- Cơ hội
+ Có điều kiện tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ thành tựu về công nghệ thông tin công nghệ số công nghệ điều khiển và tự động hóa để nâng cao năng suất trong sản xuất đến phân phối và tiêu thụ sản phẩm
+ Sự phát triển của công nghệ sinh học cho phép chọn tạo ra những giống cây trồng vật nuôi mới phù hợp với mục đích sử dụng tăng năng suất chât lượng như ứng dụng công nghệ sinh học trong việc nhân giống
+ Nhờ công nghệ thông tin phát triển làm tăng khả năng tiếp cận thông tin thời tiết và thị trường giúp nông dân đưa ra quyết định sáng suốt hơn về thời gian và cây trồng nào cũng như thời gian và nơi bán sản phẩm
- Thách thức đặt ra
+ Dư thừa nguồn lao động nông nghiệp, bất bình đẳng giữa nông dân công nghệ thấp với nông dân công nghệ cao…
+ Khả năng tiếp thu công nghệ của nông dân và doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp hiện đang là một khâu yếu trong hệ thống đổi mới sáng tạo nông nghiệp
+ Đa số doanh nghiệp hiện là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ năng lực tài chính yếu nên việc đổi mới công nghệ diễn ra còn chậm dễ phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu về công nghệ chất lượng nguồn lao động năng suất và sức cạnh tranh của sản phẩm
- Giải pháp:
+ Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước Tìm hiểu về những xu thế sản xuất hàng hóa trên thị trường trong và ngoài nước
+ Tiếp tục nâng cao tay nghề, chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong việc quản lý, đào tạo nguồn nhân lực cho người lao động