Ắc quy - Phương pháp kiểm tra: quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc Hình 2.2 Kiểm tra ắc quy phương tiện .- Các khuyết điểm, hư hỏng: + Lắp đặt không chắc chắn, không đúng vị trí.. Chỉ t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH
VIỆN CƠ KHÍ
BÁO CÁO THỰC TẬP ĐIỆN – ĐIỆN TỬ Ô TÔ
QUY TRÌNH KIỂM TRA HỆ THỐNG ĐIỆN, CHIẾU SÁNG, TÍN HIỆU Ô TÔ TẠI TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI 5008D
Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thành Sa
MSSV: 2051130244 Lớp: CO20D
TP Hồ Chí Minh, 2024
Trang 2Viện: Cơ khí
Bộ môn: Cơ khí ô tô
BẢN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1 Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài:
(1) …Ngô Văn Cần… MSSV: …2051130244……… Lớp: …C020D… Ngành : Kỹ thuật ô tô
Chuyên ngành : Cơ khí ô tô
2 Tên đề tài: Quy trình kiểm tra hệ thống điện, chiếu sáng, tín hiệu ô tô tại trung tâm
đăng kiểm XCG 5008D
3 Nhận xét:
a) Về tinh thần, thái độ làm việc của sinh viên:
b) Những kết quả đạt được:
c) Những hạn chế:
4 Điểm chấm:
TP HCM, ngày … tháng … năm 2024
Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này trước tiên em xin gửi đến các quý thầy, cô giáo trường Đại học GTVT tp Hồ Chí Minh lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất
Đặc biệt, em xin gởi đến thầy TS Nguyễn Thành Sa – người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này lời cảm ơn sâu sắc nhất
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ban lãnh đạo , cô chú , anh chị và toàn thể nhân viên trung tâm đăng kiểm XCG 5008D đã tạo điều kiện cho em tìm hiểu cung cấp các số liệu và tài liệu cho em trong quá trình thực tập và làm chuyên đề
Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện chuyên
đề này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cũng như cô chú , anh chị và toàn thể nhân viên trung tâm đăng kiểm XCG 5008D
Em xin chân thành cảm ơn
Ngô Văn Cần
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI 5008D 1
1.1 Chức năng nhiệm vụ 1
1.2 Tổ chức nhân sự 2
1.3 Mục tiêu chất lượng 2
1.4 Quy trình kiểm tra 3
PHẦN 2: QUY TRÌNH KIỂM TRA HỆ THỐNG ĐIỆN, CHIẾU SÁNG, TÍN HIỆU TẠI TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI 5008D 7
2.1 Hệ thống điện 7
2.1.1 Dây điện 7
2.1.2 Ắc quy 8
2.2 Đèn chiếu sáng phía trước 9
2.2.1 Tình trạng và sự hoạt động 9
2.2.2 Chỉ tiêu về ánh sáng của đèn chiếu xa ( đèn pha ) 9
2.2.3 Chỉ tiêu về ánh sáng của đèn chiếu gần ( đèn cốt ) 11
2.3 Đèn kích thước phía trước, phía sau và thành bên 11
2.3.1 Tình trạng và sự hoạt động 11
2.3.2 Chỉ tiêu về ánh sáng 12
2.4 Đèn báo rẽ ( xin đường ) và đèn cảnh báo nguy hiểm 12
2.4.1 Tình trạng và sự hoạt động 12
2.4.2 Chỉ tiêu về ánh sáng 13
2.4.3 Thời gian chậm tác dụng và tần số nháy 14
2.5 Đèn phanh 14
2.5.1 Tình trạng và sự hoạt động 14
2.5.2 Chỉ tiêu về ánh sáng 14
2.6 Đèn lùi 15
2.6.1 Tình trạng và sự hoạt động 15
2.6.2 Chỉ tiêu về ánh sáng 16
2.7 Đèn soi biển số 16
2.7.1 Tình trạng và sự hoạt động 16
2.7.2 Chỉ tiêu về ánh sáng 17
2.8 Còi 17
Trang 52.9 Các cơ sở vật chất và thiết bị hỗ trợ 18
2.9.1 Thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng 18
2.9.2 Thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm 21
KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
Trang 6PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI
5008D
- Địa chỉ: 218/42 đường TA28, Phường Thới An, Quận 12, TP HCM
- Điện thoại: 028.36206516, Fax:028.36206515, Mail: 50.08@gmail.com
- Giám đốc phụ trách: Nguyễn Tùng Chinh
Hình 1.1 Trung tâm đăng kiểm XCG 5008D ( bên ngoài )
- Kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho phương tiện tham gia giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng
- Thu phí sử dụng đường bộ
- Giám định tai nạn khi có trưng cầu của cơ quan chức năng
- Nghiệm thu cải tạo xe cơ giới
- Số lượng dây chuyền kiểm định: 03
Trang 7Hình 1.2 Trung tâm đăng kiểm XCG 5008D ( bên trong )
Tổng số CBNV: 22 người; bao gồm:
- Cán bộ lãnh đạo : 01 người (1 GĐ )
- Đăng kiểm viên chuyên môn : 12 người
- Nhân viên văn phòng : 06 người
- Kế toán: 03 người
Yêu cầu đối với đăng kiểm viên: Đăng kiểm viên phải là Kỹ sư chuyên về ô tô máy kéo, hoặc là kỹ sư cơ khí động lực, hoặc kỹ sư Cơ Khí Giao Thông đảm bảo yêu cầu của TT số 07/2011/TT-BGTVT về tiêu chuẩn, quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm của ĐKV
- Ban giám đốc:
+ Toàn thể trung tâm tuân thủ các qui định của pháp luật trong quá trình thực hiện công tác kiểm định xe cơ giới
+ Phấn đấu hoàn thành kế hoạch
+ 100% tham gia học tập nâng cao nghiệp vụ do Cục Đăng kiểm Việt Nam
Trang 8+ Đôn đốc, giám sát Trung tâm hiểu và áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 có hiệu quả
+ Phục vụ khách hàng nhanh chóng và tiếp nhận giải quyết theo quy định 100% khiếu kiện, khiếu nại
- Tổ kiểm định:
+ Bảo quản, duy trì hoạt động của thiết bị đảm bảo 100% hoạt động tốt
+ Đăng kiểm viên tuân thủ các qui định của pháp luật 3 Không có đăng kiểm viên
vi phạm trong công tác kiểm định
- Tổ nghiệp vụ, kế toán:
+ Nhân viên nghiệp vụ tuân thủ các qui định của pháp luật
+ Giảm tối đa in ấn hổng và lỗi xuống dưới 1%
- Gồm 5 công đoạn:
+ Công đoạn 1: kiểm tra nhận dạng, tổng quát
Hình 1.3 Kiểm tra nhận dạng tổng quát phương tiện
+ Công đoạn 2: kiểm tra phần trên của phương tiện
Trang 9Hình 1.4 Kiểm tra khoang động cơ phương tiện
+ Công đoạn 3: kiểm tra hiệu quả phanh và trượt ngang
Trang 10Hình 1.5 Kiểm tra hiệu quả phanh phương tiện
+ Công đoạn 4: kiểm tra môi trường
Hình 1.6 Kiểm tra khí xả phương tiện
Trang 11+ Công đoạn 5: kiểm tra phần dưới của phương tiện
Hình 1.7 Kiểm tra phần bên dưới gầm phương tiện
Trang 12PHẦN 2: QUY TRÌNH KIỂM TRA HỆ THỐNG ĐIỆN, CHIẾU SÁNG, TÍN
HIỆU TẠI TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI 5008D
- Khiếm khuyết, hư hỏng không quan trọng (MINOR DEFECTS): Ký hiệu MiD
- Khiếm khuyết, hư hỏng quan trọng (MAJOR DEFECTS): Ký hiệu MaD
- Hư hỏng nguy hiểm (DANGEROUS DEFECTS): Ký hiệu DD
2.1 Hệ thống điện
2.1.1 Dây điện
- Phương pháp kiểm tra: đỗ xe trên hầm; kiểm tra dây điện ở trên, ở dưới phương tiện
và trong khoang động cơ bằng quan sát kết hợp dùng tay lay lắc
Trang 13Hình 2.1 Đỗ xe trên hầm chuẩn bị kiểm tra
- Các khuyết điểm, hư hỏng:
+ Lắp đặt không chắc chắn ( MiD )
+ Vỏ cách điện hư hỏng ( MaD )
+ Có dấu vết cọ sát vào các chi tiết chuyển động ( MaD )
2.1.2 Ắc quy
- Phương pháp kiểm tra: quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc
Hình 2.2 Kiểm tra ắc quy phương tiện
.- Các khuyết điểm, hư hỏng:
+ Lắp đặt không chắc chắn, không đúng vị trí ( MiD)
+ Rò rỉ môi chất ( MiD )
Trang 142.2 Đèn chiếu sáng phía trước
2.2.1 Tình trạng và sự hoạt động
- Phương pháp kiểm tra: bật, tắt đèn và quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc
- Các khuyết điểm, hư hỏng:
+ Không đầy đủ, không đúng kiểu loại, vỡ ( MaD )
+ Lắp đặt không đúng vị trí, không chắc chắn ( MaD )
+ Không sáng khi bật công tắc ( MaD )
+ Thấu kính, gương phản xạ mờ, nứt ( MiD )
+ Mầu ánh sáng không phải là mầu trắng hoặc vàng nhạt ( MaD )
2.2.2 Chỉ tiêu về ánh sáng của đèn chiếu xa ( đèn pha )
- Phương pháp kiểm tra: sử dụng thiết bị đo đèn: đặt buồng đo chính giữa trước đầu xe, cách một khoảng theo hướng dẫn của nhà sản xuất thiết bị, điều chỉnh buồng đo song song với đầu xe; đẩy buồng đo đến đèn cần kiểm tra và điều chỉnh buồng đo chính giữa đèn cần kiểm tra; bật đèn trong khi xe nổ máy, nhấn nút đo và ghi nhận kết quả
Trang 15Hình 2.3 Kiểm tra đèn chiếu xa
- Các khuyết điểm, hư hỏng:
+ Hình dạng của chùm sáng không đúng ( MaD )
+ Tâm vùng cường độ sáng lớn nhất nằm bên trên đường nằm ngang 0% ( MaD ) + Tâm vùng cường độ sáng lớn nhất nằm dưới đường nằm ngang -2% đối với các đèn
có chiều cao lắp đặt không lớn hơn 850 mm so với mặt đất hoặc nằm dưới đường nằm
Trang 16ngang -2,75% đối với các đèn có chiều cao lắp đặt lớn hơn 850 mm so với mặt đất ( MaD )
+ Tâm vùng cường độ sáng lớn nhất lệch trái đường nằm dọc 0% ( MaD )
+ Tâm vùng cường độ sáng lớn nhất lệch phải đường nằm dọc 2% ( MaD )
+ Cường độ sáng nhỏ hơn 10.000 cd ( MaD )
2.2.3 Chỉ tiêu về ánh sáng của đèn chiếu gần ( đèn cốt )
- Phương pháp kiểm tra: Sử dụng thiết bị đo đèn: điều chỉnh vị trí buồng đo tương tự
như ở mục 4.2.2 Phụ lục này; bật đèn cần kiểm tra trong khi xe nổ máy, đặt màn hứng sáng xuống dưới 1,3% nếu khoảng cách từ tâm đèn đến mặt đất không lớn hơn 850 mm
và 2% nếu khoảng cách từ tâm đèn đến mặt đất lớn hơn 850 mm, nhấn nút đo và ghi nhận kết quả
- Các khuyết điểm, hư hỏng:
+ Hình dạng của chùm sáng không đúng ( MaD )
+ Giao điểm của đường ranh giới tối sáng và phần hình nêm nhô lên của chùm sáng lệch sang trái của đường nằm dọc 0% ( MaD )
+ Giao điểm của đường ranh giới tối sáng và phần hình nêm nhô lên của chùm sáng lệch sang phải của đường nằm dọc 2% ( MaD )
+ Đường ranh giới tối sáng nằm trên đường nằm ngang -0,5% đối với đèn có chiều cao lắp đặt không lớn hơn 850 mm tính từ mặt đất hoặc nằm trên đường nằm ngang -1,25% đối với đèn có chiều cao lắp đặt lớn hơn 850 mm tính từ mặt đất ( MaD )
2.3 Đèn kích thước phía trước, phía sau và thành bên
Trang 17+ Không đầy đủ, không đúng kiểu loại, vỡ ( MaD )
+ Lắp đặt không đúng vị trí, không chắc chắn ( MaD )
+ Không sáng khi bật công tắc ( MaD )
- Khuyết điểm, hư hỏng: cường độ sáng và diện tích phát sáng không đảm bảo nhận biết
ở khoảng cách 10 m trong điều kiện ánh sáng ban ngày ( MaD )
2.4 Đèn báo rẽ ( xin đường ) và đèn cảnh báo nguy hiểm
2.4.1 Tình trạng và sự hoạt động
- Phương pháp kiểm tra: Bật, tắt đèn và quan sát trực tiếp hoặc qua các các thiết bị hỗ trợ (gương, màn hình…), kết hợp dùng tay lay lắc
- Khuyết điểm, hư hỏng:
+ Không đầy đủ, không đúng kiểu loại, vỡ ( MaD )
+ Lắp đặt không đúng vị trí, không chắc chắn ( MaD )
+ Không hoạt động khi bật công tắc ( MaD )
+ Gương phản xạ, kính tán xạ ánh sáng mờ, nứt ( MiD )
+ Mầu ánh sáng: đèn phía trước xe không phải mầu vàng, đèn phía sau xe không phải mầu vàng hoặc mầu đỏ ( MaD )
Trang 18+ Khi bật công tắc, số đèn hoạt động tại cùng thời điểm không theo từng cặp đối xứng nhau, không đồng bộ về mầu sắc và kích cỡ; không hoạt động đồng thời, không cùng tần số nháy ( MaD )
Trang 19- Khuyết điểm, hư hỏng: cường độ sáng và diện tích phát sáng không đảm bảo nhận biết
ở khoảng cách 20 m trong điều kiện ánh sáng ban ngày ( MaD )
2.4.3 Thời gian chậm tác dụng và tần số nháy
- Phương pháp kiểm tra: Bật đèn và quan sát trực tiếp hoặc qua các các thiết bị hỗ trợ (gương, màn hình…), nếu thấy thời gian chậm tác
dụng, tần số nháy có thể không đảm bảo thì dùng đồng hồ đo để kiểm tra
- Khuyết điểm, hư hỏng:
+ Đèn sáng sau 3 giây kể từ khi bật công tắc ( MaD )
+ Tần số nháy không nằm trong khoảng từ 60 đến 120 lần/phút ( MaD )
2.5 Đèn phanh
2.5.1 Tình trạng và sự hoạt động
- Phương pháp kiểm tra: Đạp, nhả phanh và quan sát trực tiếp hoặc qua các các thiết bị
hỗ trợ (gương, màn hình…) cầu lồi, kết hợp dùng tay lay lắc
- Khuyết điểm, hư hỏng:
+ Không đầy đủ, không đúng kiểu loại, vỡ ( MaD )
+ Lắp đặt không đúng vị trí, không chắc chắn ( MaD )
+ Không sáng khi phanh xe ( MaD )
+ Gương phản xạ, kính tán xạ ánh sáng mờ, nứt ( MiD )
+ Mầu ánh sáng không phải mầu đỏ ( MaD )
+ Khi đạp phanh, số đèn hoạt động tại cùng thời điểm của cặp đèn đối xứng nhau không đồng bộ về mầu sắc và kích cỡ ( MaD )
2.5.2 Chỉ tiêu về ánh sáng
- Phương pháp kiểm tra: Đạp phanh và quan sát trực tiếp hoặc qua các các thiết bị hỗ trợ (gương, màn hình…) trong điều kiện ánh sáng ban ngày
Trang 20- Khuyết điểm, hư hỏng: Cường độ sáng và diện tích phát sáng không đảm bảo nhận biết
ở khoảng cách 20 m trong điều kiện ánh sáng ban ngày ( MaD )
2.6 Đèn lùi
2.6.1 Tình trạng và sự hoạt động
- Phương pháp kiểm tra: Vào, ra số lùi và quan sát trực tiếp hoặc qua các các thiết bị hỗ trợ (gương, màn hình…), kết hợp dùng tay lay lắc
Hình 2.5 Kiểm tra đèn lùi
- Khuyết điểm, hư hỏng:
+ Không đầy đủ, không đúng kiểu loại ( MaD )
+ Lắp đặt không đúng vị trí, không chắc chắn, vỡ ( MaD )
+ Không sáng khi cài số lùi ( MaD )
Trang 21- Khuyết điểm, hư hỏng: Cường độ sáng và diện tích phát sáng không đảm bảo nhận biết
ở khoảng cách 20 m trong điều kiện ánh sáng ban ngày ( MaD )
2.7 Đèn soi biển số
2.7.1 Tình trạng và sự hoạt động
- Phương pháp kiểm tra: Tắt, bật đèn và quan sát trực tiếp hoặc qua các các thiết bị hỗ trợ (gương, màn hình…), kết hợp dùng tay lay lắc
Hình 2.6 Kiểm tra đèn soi biển số
- Khuyết điểm, hư hỏng:
+ Không đầy đủ, không đúng kiểu loại ( MiD )
+ Lắp đặt không đúng vị trí, không chắc chắn ( MiD )
+ Không sáng khi bật công tắc ( MiD )
Trang 22+ Mầu ánh sáng không phải mầu trắng ( MiD )
2.7.2 Chỉ tiêu về ánh sáng
- Phương pháp kiểm tra: Bật đèn và quan sát trực tiếp hoặc qua các các thiết bị hỗ trợ (gương, màn hình…) trong điều kiện ánh sáng ban ngày
- Khuyết điểm, hư hỏng: Cường độ sáng và diện tích phát sáng không đảm bảo nhận biết
ở khoảng cách 10 m trong điều kiện ánh sáng ban ngày ( MiD )
2.8 Còi
2.8.1 Tình trạng và sự hoạt động
- Phương pháp kiểm tra: Bấm còi và quan sát, kết hợp với nghe âm thanh của còi
- Khuyết điểm, hư hỏng:
+ Không có hoặc không đúng kiểu loại ( MaD )
+ Âm thanh phát ra không liên tục, âm lượng không ổn định ( MaD )
+ Điều khiển hư hỏng, không điều khiển dễ dàng, lắp đặt không đúng vị trí ( MaD )
2.8.2 Âm lượng
- Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra bằng thiết bị đo âm lượng nếu thấy âm lượng còi nhỏ hoặc quá lớn: đặt micro cách đầu xe 2m, cao 1,2 m so với mặt đất, chính giữa và hướng
về đầu xe; bấm còi và ghi lại giá trị âm lượng
- Khuyết điểm, hư hỏng:
+ Âm lượng nhỏ hơn 90 dB(A) ( MiD )
+ Âm lượng lớn hơn 115 dB(A) ( MaD )
Trang 232.9 Các cơ sở vật chất và thiết bị hỗ trợ
2.9.1 Thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng
Hình 2.7 Sơ đồ thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng
1- Kính quan sát dùng để điều chỉnh vị trí của buồng đo quang học với xe; 2- Trụ đứng: Dùng để điều chỉnh chiều cao và giữ định vị buồng đo quang học; 3- Gương phản chiếu: Dùng để quan sát vùng sáng bên trong buồng đo;
8
Trang 24Hình 2.8 Thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng tại trung tâm
Nguyên lý hoạt động
Trong chu kỳ kiểm tra đánh giá đèn chiếu sáng phía trước, để đánh giá độ lệch của chùm sáng so với trục hình học của xe được tính theo phần trăm(%) dựa trên phương pháp xác định sự dịch chuyển của của tiêu điểm chùm sáng được đo trên màn hình , màn hình này được đặt thẳng đứng, vuông góc với trục hình học của xe và đặt tại vị trí cách
Trang 25đầu xe 10m.Tuy nhiên trong thực tế, một khoảng cách như vậy là khó khăn để sử dụng trong bất kỳ tình huống nào vì sự hạn chế của diện tích đo Để giải quyết vấn đề này, người ta dùng thiết bị đo đèn: một thấu kính hội tụ rộng dung để đem lại một chùm sáng hội tụ trong khu vực nhận ánh sáng tương đương với chùm sáng của đèn chiếu sáng phía trước ở khoảng cách 10m
Hình 2.9 Sơ đồ màn chắn chùm sáng
1- Đèn ô tô; 2- Màn chắn sáng
Đo cường độ sáng: Một tế bào quang điện và một đồng hồ đo sáng nối với nhau Khi
tế bào quang điện được chiếu sáng bằng chùm sáng của đèn chiếu sáng phía trước ở khoảng cách thích hợp với thiết bị kiểm tra, cảm biến ánh sáng tạo ra một lực điện động tương ứng với cường độ chiếu sáng,làm cho đồng hồ đo sáng chỉ thị cường độ sáng
Hình 2.10 Tế bào quang điện
Đo sự lệch hướng của chùm tia sáng: người ta sử dụng bốn cảm biến (S1, S2, S3, S4)