BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA CƠ KHÍ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG XE CHEVROLET SPARK Đơn vị thực tập:
MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ
Mục tiêu
1.1.1 Củng cố kiến thức lý thuyết:
Là đợt thực tập cuối cùng của sinh viên trước khi làm đồ án tốt nghiệp Áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, giúp sinh viên hiểu rõ hơn về các quy trình và công nghệ trong ngành công nghiệp ô tô Tạo điều kiện để sinh viên kiểm chứng và mở rộng kiến thức lý thuyết thông qua các tình huống thực tế tại xưởng
1.1.2 Phát triển kỹ năng thực hành:
Nâng cao kỹ năng thực hành thông qua việc tham gia trực tiếp vào các công đoạn sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng ô tô Rèn luyện kỹ năng sử dụng các công cụ thiết bị chuyên dụng trong ngành ô tô, từ đó nâng cao khả năng làm việc độc lập và hiệu quả
1.1.3 Tích lũy kinh nghiệm thực tế:
Tạo cơ hội cho sinh viên trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp, từ đó tích lũy kinh nghiệm và chuẩn bị tốt hơn cho công việc sau khi ra trường Tập làm quen với các công việc của một cán bộ kỹ thuật trong các xí nghiệp công nghiệp, tiếp xúc với cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân trong các doanh nghiệp
1.1.4 Nâng cao kỹ năng mềm:
Phát triển các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian và giải quyết vấn đề trong môi trường công nghiệp.
Nhiệm vụ
1.2.1 Tìm hiểu những vấn đề chung
Tìm hiểu hệ thống tổ chức và chức năng của từng bộ phận trong một công ty nói chung cũng như đặc thù của mỗi một công ty mà sinh viên đến thực tập
Tìm hiểu về dây chuyền sửa chữa, công nghệ và thiết bị máy móc hỗ trợ cho quá trình sửa chữa Mức độ tiên tiến và hiện đại của thiết bị, mức độ ứng dụng các thành quả mới về khoa học và công nghệ ở các công ty, tự động hoá và các vấn đề trong hệ thống dây chuyền thiết bị
Cần đạt được của đợt thực tập tốt nghiệp này là trang bị cho sinh viên các năng lực cần thiết trong việc đánh giá tổng quan các quá trình hoạt động về sản xuất, sữa chữa, kinh doanh của một công ty nói chung, về hệ thống tổ chức và trình độ kỹ thuật thực tế trong các dây chuyền công nghệ và thiết bị
1.2.2 Tìm hiểu phần chuyên môn chính
Tham gia vào quy trình sửa chữa: Sinh viên sẽ tham gia vào các công đoạn khác nhau của quy trình sửa chữa và bảo dưỡng ô tô, từ khâu chẩn đoán, thay thế, sửa chữa đến kiểm tra chất lượng sản phẩm
Học hỏi từ các chuyên gia: Làm việc cùng các kỹ sư và chuyên gia giàu kinh nghiệm, học hỏi các kỹ năng và kiến thức thực tiễn trong ngành công nghiệp ô tô
Báo cáo và đánh giá: Hoàn thành các báo cáo thực tập, trình bày kết quả và những bài học kinh nghiệm đã học được trong suốt quá trình thực tập Đánh giá hiệu quả công việc và đề xuất các cải tiến cho tương lai, từ đó giúp sinh viên rút ra những bài học quý báu và chuẩn bị tốt hơn cho sự nghiệp sau này.
GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Tổng quan về Công ty TNHH Kỹ Thuật Garage Ô Tô Tuấn Giang
Tên công ty: Công ty TNHH Kỹ Thuật Garage Ô Tô Tuấn Giang
Người sáng lập: Ông Giang – Giám đốc Địa Chỉ: Lô 351 Hoàng Thị Loan, Hòa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng
Hình 0.1 Hình ảnh Gara Tuấn Giang
Chức năng và nhiệm vụ của Garage Ô Tô Tuấn Giang
- Chuyên nhận chẩn đoán các hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng, sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế các loại xe ô tô, xe chuyên dùng (Oto con, oto tải, )
- Kiểm tra, sửa chữa, khắc phục và thay thế các bộ phận và chi tiết hư hỏng, không thể sử dụng được nữa, để đảm bảo cho xe hoạt động tốt hơn:
Ngoài ra còn làm đồng các loại xe ô tô và nhận đi đăng kiểm xe.
Tổ chức biên chế của công ty TNHH Kỹ Thuật Garage Ô Tô Tuấn Giang
- Do đặc thù Gara ô tô với cơ sở hạ tầng còn nhỏ nên chủ gara sẽ là người trực tiếp quản lý và điều hành các khâu hoạt động của gara.
Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện có
- Cơ sở có vị trí ở Lô 351 Hoàng Thị Loan, Hòa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng
- Với 2 mặt tiền là đường Hoàng Thị Loan và Hòa Minh 29 thuận tiện cho kinh doanh và dễ dàng cho xe ra vào
2.4.2 Trang thiết bị hiện có:
- Gara có đầy đủ trang thiết bị để tháo lắp xe như súng hơi, súng điện, cờ lê, tuýp, cảo, cầu nâng, kích, máy nén khí,
- Đồng hồ áp suất, đồng hồ điện, máy mài, máy tiện, máy hàn,
NỘI DUNG THỰC TẬP
Thực tập về tổ chức quản lý sản xuất
- Trong quá trình thực tập tại gara ô tô Tuấn giang thì ngoài công việc thực tập về chuyên ngành ra thì em còn được thực tập và học hỏi cách thức tổ chức quản lý sản xuất của gara ô tô Tuấn Giang
- Bước đầu là cách làm quen với nhau và sau đó là về công việc và đặc thù của công việc cần làm Do công việc tại gara luôn ở mức cao nên phải có phương án và lập kế hoạch tổ chức và phân công công việc nào cần làm trước, và sắp xếp công việc cho phù hợp với từng người, khi phân công công việc phải phù hợp với đúng khả năng và trình độ của từng người, phải lên kế hoạch tính toán trong thời gian bao lâu với số công việc như thế thì cần khoảng bao nhiêu người để hoàn thành được công việc mà mình lập kế hoạch và tổ chức phân công Để đảm bảo được công việc cần chú ý khi làm việc và đặc biệt là ta phải phân tích những gì mà thợ làm cho mình không hiểu
- Để duy trì cho sự phát triển của gara thì ngoài việc sửa chữa ra thì ta còn phải làm sao xây dựng được cho gara của mình phải có tiếng tăm trong ngành nghề sửa chữa ô tô, để làm được điều đó thì trước hết ta phải làm cho người ta tin tưởng vào tay nghề của mình, có như vậy thì tiếng tăm về một ông chủ gara ô tô mới truyền đến tai các bác tài, các chủ doanh nghiệp kimh doanh dịch vụ vận tải,
- Là ông chủ thì lúc nào lời nói phải đi đôi với công việc, luôn luôn có thái độ lịch sự với khách hàng để giữ mối làm ăn lâu dài
- Ngoài việc tổ chức xây dựng hình tượng một gara nỗi tiếng thì trong đấy không thể thiếu một khâu tổ chức giờ giấc làm việc, một chế độ thưởng phạt công minh, phải có biện pháp đối với những người vi phạm, không được thiên vị gây mất đoàn kết trong nội bộ
- Để thuận lợi hơn trong công việc thì ta phải tìm các đối tác để làm ăn như: Công ty dầu nhớt, cửa hàng buôn bán phụ tùng ô tô, các cửa hàng gia công cơ khí,
- Tóm lại để là một chủ gara tốt thì ta phải thực hiện tốt các khâu như: Lập kế hoạch kinh doanh, lập kế hoạch sản xuất, lập kế hoạch mở rộng thị trường, kế hoạch tăng lương, kế hoạch khen thưởng để khích lệ người lao động, có như vậy thì gara mới ngày càng phát triển
=> Trên đây là những gì mà em học hỏi được về cách tổ chức quản lý sản xuất của một gara ô tô.
Thực tập về an toàn lao động
- Việc đảm bảo an toàn trong lao động là việc rất cần thiết đối với người lao động và máy móc, đảm bảo an toàn lao động vừa đảm bảo sức khỏe cho người lao động vừa tiết kiệm được các chi phí về máy móc và thiết bị
- Đối với em là sinh viên đã được học về an toàn trong lao động và bây giờ được đi thực tập thực tế tại gara ô tô thì việc đảm bảo an toàn là phải tuyệt đối
Từ những ngày đầu đi thực tập trước khi bắt tay vào công việc thì việc của chúng em luôm được nhắc nhở về vấn đề an toàn lao động vì “An toàn là bạn, tai nạn là thù”
- Trong công việc thì luôn tiếp xúc với máy móc và thiết bị nặng nề, cồng kềnh, với những chi tiết máy sắc nhọn rất dễ dẫn đến tổn thương cơ thể Chính vì vậy em đã được hướng dẫn các tư thế làm việc như thế nào cho phù hợp với từng công việc, không bị gò bó khó chịu, và còn dễ dàng vận động hoặc có thể thoát thân khi có các tình huống nguy hiểm như: máy móc rơi, sập đồ, gãy kích, đặc biệt trong ngành ô tô thì mọi tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào như: tai nạn do máy móc, thiết bị rơi, sập, vỡ, có thể bị bệnh về tai do tiếng ồn, tai nạn do điện giật, tai nạn do bụi bẩn xâm nhập vào đường hô hấp, vào mắt, các bệnh về thần kinh do làm việc trong điều kiện chật hẹp trong môi trường làm việc có tiếng rung động mạnh: như máy móc hoạt động gây rung độn lớn đối với người lao động)
- Tất cả các điều kiện như vậy thì điều kiện làm cho người lao động bị tổn thương: cụ thể như khi sửa chữa phần gầm xe như tháo và kiểm tra sữa chữa hệ thống phanh thì ta phải kê kích cẩn thận và làm đúng quy trình đã được học
- Về phần sơn đồng thì phải luôn tiếp xúc với tiếng ồn khi gò hàn, bụi bẩn khi ta trà nhám, đánh rĩ sét bằng máy cho nên ta phải đeo kính mắt và bịt khẩu trang để tránh các bụi bẩm xâm nhập đường hô hấp, bụi vào mắt, đảm bảo an toàn
- Trong khi thực hiện tháo máy, di chuyển máy bằng cáp, cẩu, ta phải cẩn thận không tụt cáp và ta phải giữ khoảng cách an toàn nếu xảy ra đứt hoặc tụt cáp thì ta còn tránh né kịp thời
Hình 3.2 Cẩu máy bằng xích
- Trong khu vực làm việc phải thoáng đãng rộng rãi, sạch sẽ để đảm bảo tư thế làm việc tốt hơn và không bị ô nhiễm môi trường
- Trong khi làm việc với máy móc và thiết bị điều khiển bằng điện thì ta phải cẩn thận kẻo bị điện giật do chạm chập
- Tóm lại trong lao động thì luôn có 2 mặt đó là an toàn và rủi ro, chính vì vậy thực hiện các quy định về an toàn lao động thì sẽ giảm đi phần nào rủi ro cho người lao động Và nếu xảy ra tai nạn không mong muốn đến với người lao động thì ta phải có phương án sơ cứu kịp thời, nặng hơn thì ta phải đưa đi bệnh viện kịp thời
Trên đây là những gì em học và vận dụng trong quá trình thực tập lần này.
Các giai đoạn thực tập tại Gara Tuấn Giang
• Dọn dẹp vệ sinh, quét dọn gara
• Tháo và lắp máy bị thổi gioăng
Hình 3.3 Máy bị thổi gioăng
• Vệ sinh và đưa đi phay mặt máy
• Kiểm tra và thay má phanh xe Ford Raptor
Hình 3.4 Má phanh trước xe Ford Raptor
• Vệ sinh và thay thế má phanh
• Thay nhớt và lọc dầu xe Ford Raptor
Hình 3.5 Tháo tấm chắn bùn để thay mở ốc nhớt
• Tháo cam cò xe ô tô (3 máy)
• Dọn dẹp vệ sinh ra về
• Quét dọn vệ sinh, chuẩn bị đồ nghề
• Thay lọc dầu xe Ford Raptor (Thay xong máy không nổ)
Hình 3.6 Thay gioăng làm kín lọc dầu Ford Raptor
• Do bị hở E nên đề máy không nổ
• Thay lọc gió, lọc điều hòa
• Xe Chevrolet 2008 vào gara kiểm tra
• Đề không nổ (có xăng – lửa)
• Đo áp suất kim phun, buồng đốt
Hình 3.7 Đo áp suất buồng đốt
• Dùng máy chẩn đoán lổi
• Thay Bugi => Máy nổ ( Bugi không còn tốt)
• Vệ sinh lại và bàn giao cho khách
• Tháo lốp và phanh xe Toyota Hiace
Hình 3.8 Phanh sau xe Toyota Hiace
• Hỗ trợ tháo máy xe Chevrolet spark
Hình 3.9 Tháo máy xe Chevrolet spark
• Vệ sinh họng nạp xe Ford Ranger
Hình 3.10 Vệ sinh họng nạp xe Ford Ranger
• Thay nhớt, lọc dầu, lọc gió xe ford ranger
• Thay lọc dầu, lọc nhớt xe tải
Hình 3.11 Xả nhớt xe tải
• Dọn vệ sinh ra về
• Dọn vệ sinh gara, chuẩn bị đồ nghề
• Thay ổ bi bánh xe tải
• Thay ổ bi bánh xe tải
• Thay ắc nhíp xe tải
Hình 3.13 Khò lửa ắc để tháo
• Thay nhớt xe Ford Everest
• Quét dọn vệ sinh gara
Hình 3.14 Dàn cò xe mitubishi
• Quét dọn vệ sinh gara
• Tháo dây curoa xe con ( bị đứt)
• Vệ sinh két nước xe tải
• Dọn dẹp đồ nghề để về
• Kiểm tra côn xe Suzuki
• Thay ly hợp xe tải
Hình 3.15 Ly hợp xe tải
• Lắp máy xe BMW xem thử nổ không (Nổ nhưng có tiếng kêu to)
• Dọn dẹp gara, chuẩn bị đồ nghề
• Kiểm tra két làm mát xe con
• Hỗ trợ lắp máy xe BMW
• Kiểm tra đường ống nước BMW (Bị chảy nước)
• Dọn dẹp vệ sinh gara
• Thay cánh gà trước xe tải
• Lắp ráp dàn cò xe BMW
• Vệ sinh két nước xe tải
• Vệ sinh phanh xe tải (Bị chảy dầu và bó phanh)
Hình 3.16 Phanh xe tải bị bó
• Dọn dẹp vệ sinh tan ca về
• Vệ sinh dọn dẹp, chuẩn bị đồ nghề
• Vệ sinh thùng xăng Suzuki
• Tháo lốp, phanh, rotuyn xe huyndai
• Thay bi tê ly hợp (Bị hỏng)
• Hạ hộp số xe huyndai
Hình 3.17 Hộp số sau khi được hạ
• Dọn dẹp vệ sinh ra về
• Dọn dẹp gara, chuẩn bị đồ nghề
• Kiểm tra côn xe huyndai
• Thay van hằng nhiệt xe con
• Dọn dẹp gara tan ca về
• Dọn dẹp gara, chuẩn bị đồ nghề
• Thay xylanh phanh xe tải
Hình 3.19 Xylanh phanh xe tải bị chảy dầu
• Vệ sinh nắp máy xe mazda
• Hạ hộp số xe toyota vios
• Dọn dẹp tan ca về
• Vệ sinh gara, chuẩn bị đồ nghề
• Tháo động cơ xe toyota vios
• Chùi dầu các chi tiết máy
• Thay bầu khí nén xe tải
• Kiểm tra hệ thống treo xe con
• Dọn dẹp vệ sinh tan ca về
Hình 3.20 Tháo động cơ xe toyota vios
• Dọn dẹp vệ sinh, chuẩn bị đồ nghề
• Thay bộ giảm chấn xe toyota innova
• Vệ sinh thùng xăng xe tải
• Kiểm tra bầu trợ lực xe tải
• Kiểm tra và thay đèn phanh xe tải
• Dọn dẹp vệ sinh tan ca về
• Vệ sinh dọn dẹp gara, chuẩn bị đồ nghề
• Thay nhớt xe huyndai accent, toyota
• Chùi dầu các chi tiết máy
Hình 3.21 Chùi dầu các chi tiết máymáy
• Dọn dẹp vệ sinh tan ca
• Vệ sinh dọn dẹp gara, chuẩn bị đồ nghề
• Thay bố phanh xe con bên trái (Bên trái)
• Vệ sinh bình xăng xe con
Hình 3.22 Sục làm sạch bình xăng
• Vệ sinh dọn dẹp gara, chuẩn bị đồ nghề
• Tháo bầu trợ lực phanh xe tải
• Đưa mặt máy đi gia công
• Thay rotuyn và má phanh xe con (Bị gãy vít nên phải đi gia công)
• Thay nhớt xe tải và kiểm tra phanh
• Hỗ trợ kiểm tra dàn lạnh xe 4 chỗ
• Dọn dẹp vệ sinh tan
• Vệ sinh dọn dẹp gara, chuẩn bị đồ nghề
• Vệ sinh và bảo dưỡng ống bô (Bị lủng và nứt)
• Thay củ đề xe con
Hình 3.24 Củ đề xe con
• Kiểm tra đĩa phanh xe con
• Vệ sinh dọn dẹp gara, chuẩn bị đồ nghề
• Thay nước làm mát, dầu phanh
• Thay bơm xăng xe con
Hình 3.26 Bơm xăng xe con
• Vệ sinh kim phun (Xe 4 máy)
Hình 3.27 Kim phun xe con 3.3.7 Tuần 8 (23/9-25/9):
• Dọn dẹp chuẩn bị đồ nghề
• Thay lọc dầu, lọc nhớt xe tải
• Kiểm tra xe bị chảy dầu trợ lực lái xe 4 chỗ
Hình 3.28 Xe con bị chảy dầu trợ lực lái
• Vệ sinh chuẩn bị đồ nghê gara
• Kiểm tra đường dầu trợ lực lái xe BMW
• Tháo ống dẫn dầu (Bị hở)
• Kiểm tra bơm tay xe tải (Thay bơm)
• Vệ sinh lọc gió xe tải
Hình 3.27 Vệ sinh lọc gió xe tải
• Vệ sinh kim phun xe con
• Vệ sinh chuẩn bị đồ nghề gara
• Lắp thước lái xe BMW
• Thay van hằng nhiệt xe tải (Bị mòn hỏng)
• Kiểm tra bơm nước (Vệ sinh và thay gioăng)
• Vệ sinh gara tan ca về
• Quét dọn gara, chuẩn bị đồ nghề
• Hạ hộp số xe honda civic
• Tháo chụp bụi trục lap xe con
Hình 3.28 Tháo chụp bụi trục lap
• Kiểm tra dàn lạnh xe huyndai
Hình 3.29 Làm lạnh xe huyndai
• Vệ sinh dọn dẹp tan ca về
• Quét dọn gara, chuẩn bị đồ nghề
• Vệ sinh trục cam xe 3 máy
• Thay piston, dầu phanh xe chvrolet spark
• Dọn dẹp vệ sinh tan ca về
NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG XE CHEVROLET SPARK
Giới thiệu xe Chevrolet Spark
Chevrolet Spark lần đầu được giới thiệu tại Hàn Quốc vào năm 1998 với tên gọi là Daewoo Matiz và mãi đến năm 2002 thì được đổi sang là Chevrolet Spark Đây là dòng xe thuộc hãng GM Hàn Quốc, một trong những tập đoàn xe hơi lớn nhất nhì nước này Hiện nay trên thị trường Việt dòng xe này đang được bán thuộc thế hệ thứ 3 nhưng đã có những nâng cấp và cải tiến rõ rệt
4.1.1 Máy khởi động xe chevrolet spark
Củ đề xe Chevrolet Spark thuộc hệ thống máy khởi động của ô tô nhập khẩu trực tiếp tại Hàn Quốc và được phân phối bởi trung tâm Phụ tùng ô tô Thành Dũng Củ đề loại giảm tốc làm tăng moment xoắn bằng cách giảm tốc độ quay của phần ứng lõi motor nhờ bộ truyền giảm tốc
Hình 4.2 Củ đề xe Chevrolet Spark
Kết cấu của hệ thống
4.2.1 Hệ thống khởi động là gì ?
Hệ thống khởi động trên ô tô hay còn gọi là thiết bị khởi động (starter), có vai trò quan trọng giúp động cơ đốt trong của xe có thể bắt đầu hoạt động Hệ thống này hoạt động dựa trên nguyên lý chuyển đổi năng lượng hoá học lưu trữ trong pin thành điện năng và sau đó thành năng lượng cơ học trong động cơ 4.2.2 Cấu tạo của hệ thống
Hệ thống khởi động gồm 4 bộ phận chính:
• Bộ phận điều khiển : Rơle, thanh kéo, cần gạt
• Bộ phận truyền động: Khớp truyền động
Hình 4.3 Cấu tạo hệ thống khởi động
Nguyên lý hoạt động hệ thống khởi động
4.3.1 Khi động cơ chưa khởi động:
Khi chưa đóng công tắc khởi động, lò xo 2 đẩy lõi thép 3 và thanh kéo 4 sang phải, đầu dưới cần gạt 5 kéo khớp 6 sang trái để vành răng của khớp 6 tách ra khỏi vành răng của bánh đà 8
Hình 4.4 Khi động cơ chưa khởi động
4.3.2 Khi khởi động động cơ:
Khi khởi động động cơ đốt trong, đóng khóa khởi dộng, rơ le khóa khởi động sẽ hút lõi thép 3 sang bên trái qua cần gạt 5, khớp truyền động 6 được đẩy sang phải để vành răng của nó ăn khớp với vành răng bánh đà 8
Hình 4.5 Khi khởi động động cơ
4.3.3 Khi động cơ đã làm việc:
Khi động cơ đã làm việc, tắt khóa khởi động để ngắt dòng điện vào cuộn rơle của bộ phận điều khiển và ngắt dòng điện vào động cơ 1, lò xo hồi vị 2 ở rơle giãn ra đẩy các bộ phận điều khiển và truyền động về vị trí ban đầu
Hình 4.6 Khi động cơ đã làm việc
4.4 Kết cấu các bộ phận của hệ thống
Hình 4.7 Cấu tạo công tắc từ
Hoạt động như một công tắc chính của dòng điện chạy tới mô tơ và điều khiển bánh răng dẫn động khởi động bằng cách đẩy nó vào ăn khớp với vành răng khi bắt đầu khởi động và kéo nó ra sau khi khởi động - Cuộn kéo được cuốn bằng dây có đường kính lớn hơn cuộn giữ và lực điện từ của nó tạo ra lớn hơn lực điện từ tạo ra bởi cuộn giữ
4.4.2 Phần ứng và ổ bi cầu
Hình 4.8 Phần ứng và ổ bi cầu
Phần ứng tạo ra lực làm quay mô tơ và ổ bi dỡ cho lõi
Hình 4.9 Cấu tạo vỏ máy khởi động
Vỏ máy khởi động này tạo ra từ trường cần thiết để cho mô tơ hoạt động 4.4.4 Chổi than và giá đỡ chổi than
Hình 4.10 Cấu tạo chổi than và giá đỡ chổi than
Chổi than tì vào cổ góp của phần ứng bởi các lò xo để cho dòng điện đi từ cuộn dây tới phần ứng theo chiều nhất định Chổi than được làm từ hỗn hợp đồng - cacbon nên có tính dẫn điện tốt và khả năng chịu mòn lớn
Hình 4.11 Cấu tạo bộ truyền giảm tốc
Truyền lực quay của mô tơ tới bánh răng dẫn động khởi động và làm tăng momen bằng cách làm chậm tốc độ của mô tơ
Hình 4.11 Cấu tạo li hợp khởi động
Ly hợp khởi động truyền chuyển động quay của mô tơ tới động cơ thông qua bánh răng chủ động khớp động
4.4.7 Bánh răng khởi động chủ động và then xoắn
Hình 4.12 Cấu tạo bánh răng khởi động và then xoắn
Bánh răng dẫn động khởi động được vát mép để ăn khớp được dễ dàng Then xoắn chuyển lực quay vòng của mô tơ thành lực đẩy bánh răng dẫn động khởi động và trợ giúp cơ việc ăn khớp
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG
Quy Trình Bảo Dưỡng Hệ Thống Khởi Động
- Hiện tượng máy khởi động yếu, khi khởi động khó khởi động
- Khi đề máy không có tiếng kêu của máy khởi động
- Khi khởi động có tiếng kêu lạ thất thường
- Do máy khởi động hoạt động lâu ngày trong môi trường làm việc không tốt dẫn đến các chỗi than bị mòn, cổ góp thì bị bám nhiều bụi dẫn đến tiếp xúc kém Bạc trước, bạc sau bị quá mòn dẫn đến đảo trục roto
- Do mất điện chân 50 từ khóa
- Do gãy răng bánh răng khởi động
5.1.3 Quy trình thử máy khởi động (Cấp điện)
- Thử chức năng kéo: Ta tháo dây của cuộn dây stator ra khỏi cực C để tránh cho máy đề không quay Nối cực (+) của accu vào cực 50, nối cực (-) của accu và thân máy và cực C và kiểm tra xem bánh răng chủ động có chạy ra không (Nếu bánh răng chủ động không chạy ra thì ta thay cục công tắc từ của máy đề)
- Thử không tải: Ta kẹp máy đề lên eto giữa những tấm nhôm mềm hay giẻ lau xong ta nối dây dẫn cuộn stator vào cực C, nối cực (+) của accu vào cực 30 và 50, nối đồng hồ đo điện giữa cực (+) của accu và cực 30, nối cực (-) của accu vào thân công tắc và bật máy đề, đo dòng điện chạy trong máy để dòng điện tiêu chuẩn nhỏ hơn 50A tại 11V (Thử chỉ trong vòng 3-5s).
Quy Trình Tháo Lắp Máy Khởi Động
5.2.1 Công tác chuẩn bị tháo, lắp, kiểm tra
• Chuẩn bị dụng cụ tháo lắp như: Cờ lê, tua vít, kìm kẹp,
• Chuẩn bị dầu mỡ, xăng, xà bông, giẻ lau, khay đựng,
• Chuẩn bị thiết bị đo như: Thước kẹp, đồng hồ SO, đồng hồ VOM,
5.2.2 Quy trình tháo rã máy khởi động
Vệ sinh sơ bộ quy trình tháo trên xe và tiến hành tháo trên xe xuống (Chú ý trước khi tháo ta phải tháo cọc âm(-) trước hoặc tháo cả cọc âm(-) và dương(+)) + Quy trình và các bước tháo lắp
• Tháo nắp bảo vệ ngăn mạch
• Tháo đai ốc bắt cáp máy đề
• Tháo cáp máy đề ra khỏi cực 30 của máy đề
• Gợi ý: Do cáp máy đề được tháo trực tiếp ra từ ắc quy, nó có một nắp bảo vệ ngăn mạch
B2: Tháo giắc nối của máy đề
• Ấn vấu hãm của giắc và rút giắc ra
• Tháo bulong bắt máy đề và trượt máy để tháo nó ra
B4: Tháo cụm công tắc từ
• Tháo dây dẫn: Tháo đai ốc bắt và tháo dây dẫn
• Tháo 2 đai ốc và kép công tắc từ về phía sau, kéo đầu của các công tắc từ lên trên và nhả móc của móc ra khỏi cần dẫn động
B5: Tháo lò xo chổi than
• Giữ trục của rotor lên ê-tô giữa những tấm nhôm hay giẻ
• Nhả khoá vấu hãm và tháo đĩa
• Kéo vấu hãm lên bằng ngón tay để tháo đĩa
• LƯU Ý: Tháo dần đĩa ra nếu không lò xo chổi thân có thể bay ra ngoài
B6: Tháo tấm cách điện giá đỡ chổi than
B7: Tháo ly hợp của máy đề
• Tháo cụm rotor của máy đề ra khỏi stator và giữ rôto lên êto giữa những tấm nhôm mềm hay giẻ
• Trượt bạc chặn xuống dưới bằng cách gõ vào nó với tô-vít đầu dẹt
• Tháo phanh hãm: Mở miệng của phanh hãm bằng tô vít đầu dẹt Và tháo phanh hãm
• Tháo bạc chặn và ly hợp máy đề ra khỏi trục rotor.
Quy Trình Kiểm Tra, Thay Thế Và Đánh Giá Tình Trạng Kỹ Thuật
Sau khi vệ sinh các chi tiết thì ta tiến hành kiểm tra các bước sau:
- Kiểm tra sự đàn hồi của lò xo giữ chổi than
- Kiểm tra chổi than có bị mòn quá giới hạn không, nếu có tiền hành thay chổi than
- Kiểm tra sự chạm mát của cuộn dây rotor, stator bằng cách dùng đồng hồ đo thông mạch
- Kiểm tra đường kính cổ góp bằng cách dùng thiết bị chuyên dùng
- Kiểm tra độ đảo của rotor
Hình 5.1 Kiểm tra độ đảo rotor
- Kiểm tra cháy rổ thân rotor
- Kiểm tra sự hoạt động của role (Cuộn hút và cuộn giữ)
- Kiểm tra ly hợp 1 chiều xem có bị hư hỏng (Ly hợp 1 chiều cho quay theo
1 chiều không thể quay theo chiều ngược lại)
- Kiểm tra các ổ bi phía trước và phía sau trục có bị mòn và bẩn không
- Kiểm tra các bulong có bị mòn và cháy ren không
- Kiểm tra vỏ máy khởi động có bị nứt vỡ không
• Sau khi kiểm tra thực tế ta cần sửa chữa và thay thế các bộ phận sau:
- Nếu ổ bi trước và sau quá mòn cần phải thay thế nếu không sẽ bị lắc trục
- Thay mới các chổi than vì mòn quá giới hạn
- Cổ góp bị bẩn cần phải lấy giấy mịn lau cho sạch bụi bẩn để dễ dàng tiếp xúc điện tốt hơn.
QUY TRÌNH VẬN HÀNH THIẾT BỊ
Giới Thiệu Về Các Loại Máy Móc
6.1.1 Máy chẩn đoán lỗi ô tô
Các thiết bị điện tử điều khiển cơ khí từ động cơ, phanh xe, piston, kim phun, khóa từ, của ô tô đều được hộp đen điều khiển và được ghi nhận lại Khi tiến hành sửa chữa, người thợ cần có thiết bị đọc lỗi để chuẩn đoán lỗi của xe để công việc sửa chữa được nhanh chóng hơn
Máy chẩn đoán hay gọi là máy đọc lỗi ô tô là thiết bị hỗ trợ sửa chữa ô tô cho việc khoanh vùng, tìm kiếm và xác định các sự cố bên trong các hệ thống ô tô một cách nhanh chóng và chính xác nhất Nhờ có tính năng ưu việt này mà giảm rất nhiều thời gian và chi phí
Hình 6.1 Máy chẩn đoán lỗi
Tùy thuộc vào số lượng các trang thiết bị sử dụng khí nén và tần suất hoạt động, lưu lượng khí cần thiết mà bạn cân nhắc lựa chọn loại máy nén khí phù hợp với yêu cầu công việc
Một trong những thiết bị phục vụ sửa chữa không thể thiếu trong các tiệm rửa xe, gara sửa chữa ô tô chuyên nghiệp đó chính là cầu nâng ô tô Thiết bị này với tính ứng dụng cao, được tối ưu trong thiết kế cùng thiết kế giúp tiết kiệm không gian làm việc
Hiện nay có một số loại cầu nâng được sử dụng phổ biến như: Cầu nâng 1 trụ, 2 trụ, 4 trụ, cầu nâng kiểu xếp Các thiết bị này hoạt động dựa vào nguồn điện hoặc dùng thủy lực để nâng hạ,…
Thiết bị nâng hạ ô tô này được sử dụng để nâng các vật nặng có trọng tải lớn, cồng kềnh lên tới hàng chục, hàng trăm tấn Bởi vậy mà thiết bị này được ứng dụng tại nhiều cơ sở sửa chữa ô tô, đơn vị sản xuất cơ khí, xưởng sửa chữa máy móc công nghiệp hiện nay
Hình 6.4 Kích nâng thủy lực
Kích cá sấu được sử dụng khá phổ biến trong các garage, tiệm sửa chữa, làm lốp ô tô Thiết bị này với thiết kế nhỏ gọn, có thể gập lại, và dễ dàng di chuyển trên bánh xe Kích cá sấu có nhiều sức nâng như: 2 tấn, 3 tấn, 4 tấn, 5 tấn, 10 tấn, có những loại kích cá sấu đặc biệt với sức nâng lớn 30 tấn hoặc 50 tấn, thậm chí là 100 tấn; mang lại sự linh hoạt trong quá trình sử dụng, đáp ứng mọi yêu cầu công việc khác nhau
6.1.6 Mễ kê xe Đây cũng là 1 thiết bị nâng hạ ô tô nhưng có kích thước nhỏ hơn nhiều so với cầu nâng Mễ kê này được dùng để kê phần thân xe lên cao hơn để sửa chữa những chi tiết khác Thiết bị kê xe này kết hợp cùng kích cá sấu để có thể nâng phần thân xe cao lên để phục vụ công việc sửa chữa ô tô cho người thợ trở lên dễ dàng hơn
Thông Số Kỹ Thuật Máy
6.2.1 Thông số kỹ thuật cầu nâng 2 trụ Konia
- Nhãn hiệu: Konia/Trung Quốc
- Chiều cao toàn bộ: 3600 mm
- Chiều rộng toàn bộ: 3390 mm
- Chiều rộng trong lòng: 2800 mm
Hình 6.7 Thông số kỹ thuật cầu nâng 2 trụ Konia
Quy trình vận hành máy
6.3.1 Quy trình vận hành cầu nâng 2 trụ Konia
• Di chuyển xe ô tô vào vị trí giữa của 2 trụ cầu
• Điều khiển tay cầu đặt vào đúng vị trí nâng
• Nâng tay cầu lên đến độ cao đủ chạm vào xe ô tô, kiểm tra lại vị trí cầu và khả năng tải của cầu
• Từ từ nâng cầu lên khỏi mặt đất đến khi đạt được độ thăng bằng tải
• Khi đã đạt đến độ cao như mong muốn rồi thì nhả tay khỏi nút nâng cầu
• Cuối cùng là đóng khóa hãm lại và bắt đầu tiến hành công việc
• Tháo chốt an toàn của cầu nâng 2 trụ
• Hạ tay cầu nâng xuống vị trí thấp nhất rồi xoay cầu về vị trí như ban đầu
• Đưa xe ra khỏi vị trí cầu nâng sau khi được hạ xuống.