1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đặc Điểm nghệ thuật trong truyện ngắn lọ mực của linda lê

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn Lọ mực của Linda Lê
Tác giả Nguyễn Thị Hà Anh
Người hướng dẫn Th.sĩ Phạm Thị Thu Hương
Trường học Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Sư phạm
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Tiểu luận tác phẩm và thể loại văn học
Năm xuất bản 2020
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 612,63 KB

Nội dung

- Cũng phải nói thêm rằng tiểu luận của Linda Lê luôn tràn ngập một tình yêu văn chương đậm đặc không lúc nào nhạt bớt, cũng như một sự sáng suốt hiếm có, dẫn dắt người đọc trong bạt ngà

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM



NGUYỄN THỊ HÀ ANH

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LỌ MỰC

CỦA LINDA LÊ

TIỂU LUẬN

TÁC PHẨM VÀ THỂ LOẠI VĂN HỌC

ĐÀ NẴNG – 2020

*  *

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG THỦY TIÊN ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG

TRUYỆN NGẮN “LỌ MỰC” CỦA LINDA LÊ

Khoa : Ngữ văn Chuyên ngành : Sư phạm Ngữ văn

Mã số : 31731706

TIỂU LUẬN

TÁC PHẨM VÀ THỂ LOẠI VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: Th.sĩ Phạm Thị Thu Hương

ĐÀ NẴNG - 2020

LỜI CAM ĐOAN

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là tài liệu nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả của tiểu tuận là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được ghi nguồn đầy đủ

SINH VIÊN THỰC HIỆN

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 03

MỤC LỤC……… 04

MỞ ĐẦU……….06

1.Lý do chọn đề tài……… 06

Trang 4

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……….07

3 Mục đích nghiên cứu……… 07

4 Giá trị khoa học và thực tiễn……….07

5 Lịch sử nghiên cứu……… 07

6 Phương pháp nghiên cứu……… 08

7 Cấu trúc……… 08

NỘI DUNG………09

CHƯƠNG 1: TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM………09

1 Tác giả: Linda Lê……….09

1.1 Cuộc đời tác giả……… 09

1.2 Phong cách nghệ thuật……… 10

2 Truyện ngắn “lọ mực”………11

2.1 Hoàn cảnh ra đời………11

2.2 Ảnh hưởng của truyện trong sự nghiệp sáng tác của Linda Lê……….12

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN “LỌ MỰC”……….12

1 Giá trị nội dung trong truyện ngắn “lọ mực”……… 12

1.1.Truyện ngắn “Lọ mực” và nội dung………12

1.2 Vấn đề về con người xã hội………14

2 Giá trị nghệ thuật trong truyện ngắn “lọ mực”………15

2.1 Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật………15

2.2 Kết cấu truyện……….16

2.3 Nghệ thuật………17

KẾT LUẬN………19

TÀI LIỆU THAM KHẢO………20

LỜI CẢM ƠN………21

Trang 5

- Cũng phải nói thêm rằng tiểu luận của Linda Lê luôn tràn ngập một tình yêu văn chương đậm đặc không lúc nào nhạt bớt, cũng như một sự sáng suốt hiếm có, dẫn dắt người đọc trong bạt ngàn tác phẩm theo những lối đi đầy hạnh phúc

- Văn chương, với Linda Lê (Linda Lê nhà văn hoặc Linda Lê nhà tiểu luận) là

một văn chương quá mức văn chương, luôn là nỗ lực và sự sẵn sàng dấn thân vào những cuộc phiêu lưu ngôn từ và lịch sử Điều may mắn là ở lần xuất hiện tại

Việt Nam này, Linda Lê đã có được một dịch giả đặc biệt xuất sắc Bản dịch tiểu

thuyết Vu khống của Nguyễn Khánh Long là một trong những bản dịch hiếm hoi

khiến khi đọc tôi thấy cảm động vì mối giao cảm giữa tác giả và dịch giả Làm

được điều này rất khó, chắc hẳn người dịch cũng xuất phát từ một điểm giống với tác giả: tình yêu văn chương

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

• Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn “Lọ mực” của Linda Lê

Phạm vi nghiên cứu: Xoay quanh truyện ngắn “ Lọ mực”

3 Mục đích nghiên cứu

Thông qua nghiên cứu đề tài thì sẽ giúp tôi hiểu rõ hơn về truyện ngắn “ Lọ

mực”

Qua truyện ngắn “Lọ mực” sẽ hiểu sâu sắc hơn về thế giới tư tưởng và đặc điểm

nghệ thuật độc đáo của tác phẩm

Qua đó sẽ giúp ích cho tôi trong quá trình học tập và công tác giảng dạy sau này

4 Giá trị khoa học và thực tiễn của đề tài

 Giá trị khoa học: những đóng góp của nhà văn Linda Lê cho nền văn học trong

và ngoài nước

Những giá trị các tác phẩm của tác giả, trong đó có “lọ mực” ( Lại chơi với lửa) đóng góp cho nền văn học Việt Nam và thế giới

Đánh giá về năng lực cũng như phong cách sáng tác, nghệ thuật của tác phẩm

đã tạo nên những giá trị, tài năng của Linda Lê

 Giá trị thực tiễn: với đề tài tiểu luận này sẽ đóng góp giúp ích thêm cho việc nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật tác phẩm của Linda Lê

Những nội dung, nghệ thuật sẽ góp sức vào công trình nghiên cứu

5 Lịch sử nghiên cứu

Trong tuyển tập Chủ thể thời hậu thuộc địa: Các nhà văn nữ trong cộng đồng Pháp ngữ Francophone có lưu ý rằng việc viết bằng tiếng Pháp đối với các nhà văn thời hậu thuộc địa là một kinh nghiệm đầy gian nan, điều thường xuyên các nhà văn muốn thử thách qua những trang viết xuất bản trong và ngoài l’Hexagone Green và một số đồng nghiệp cho rằng: “Đối với một nhà văn nữ ở Guadeloupe, New Brunswick, hay Algeria, việc viết bằng tiếng Pháp là một nỗ lực cần thiết để tạo chỗ đứng cho chính mình trong một xã hội mà văn học chỉ dành riêng cho một nhóm đàn ông da trắng” Trong môi trường văn học Francophone đương đại, việc dùng tiếng Pháp đối với các nhà văn thuộc sắc tộc thiểu số vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi Như các nhà văn này nêu rõ, họ viết bằng tiếng Pháp là có ý định hòa nhập vào nền văn học Pháp, “đối thoại với Racine, Voltaire, Proust và Descartes” (Green xi) Về nhiều mặt, Lê là một ví dụ về nhà văn nữ hậu thuộc địa viết bằng tiếng Pháp và đối thoại với văn học Pháp với hai mục đích là tái khẳng định và làm gián đoạn danh mục của nền văn học này Lê lấy lại đề tài của Racine

Trang 6

để miêu tả và đặt tên cho chính mình “Con Quái vật” Giống như hình ảnh bi thảm của Phèdre Cô phân tích mọi tội lỗi của mình trong Tiếng nói: Cuộc khủng hoảng (1998) và Bức thư chết (1999), hai tiểu thuyết nói đến việc tác giả vì số phận phải rời bỏ đất nước Việt Nam Sự loạn luân, sự lai căng, sự lên ngôi nghiệt ngã của im lặng và cái chết Sự trung thành với tổ quốc, tất cả là nguồn gốc đau đớn của những bi kịch trong tác phẩm của Lê về mặt nào đó tương tự những mầm mống gây ra chứng điên dại cho nữ nhân vật Phèdre của Racine được dựng lại trong tác phẩm của Lê như một di sản của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương Bi kịch của việc không thể chối bỏ nguồn gốc của mình trong các tác phẩm của Lê ở bối cảnh hiện nay hòa quyện với chủ nghĩa thực dân Pháp và với sự mạnh dạn trong ngôn ngữ và tâm lý mà lịch sử thực dân đã để lại dấu ấn trên con người Việt Nam tại các đô thị Hơn nữa, trong trí tưởng tượng của Lê khái niệm “Việt Nam” không thể tách rời khỏi các khái niệm về cá tính, giới tính, sự trung thành với tổ tiên, gia đình, một cơ cấu thường được xem là hình ảnh một dân tộc Được đặt trong bối cảnh nước thèm thuồng nhìn về Việt Nam như một cựu thuộc địa, các tác phẩm đồ

sộ của cô thường xuyên dùng những thuật ngữ phản bội văn hóa, phản bội dân tộc đối với những người Việt Nam mà cô gọi là lai căng đang sống ở Pháp

6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp đọc sách, tham khảo tài liệu

Phương pháp phân tích , tổng hợp

7 Cấu trúc

Luận án gồm 6 phần:

- Lời cam đoan - Nội dung

- Mục lục - Kết luận

- Mở đầu - Tài liệu tham khảo

Tổng cộng có 21 Trang

Trang 7

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

1 Tác giả

1.1 Cuộc đời tác giả: Tác giả Linda Lê

- Cuộc đời

Linda Lê sinh tại thành phố Đà Lạt sương mù, lãng mạn và tình tứ, năm

1963 Linda Lê sinh tại Đà Lạt Cha của bà là một kỹ sư người Bắc Việt Nam,

mẹ bà là người xuất thân từ một gia đình khá giả cĩ quốc tịch Pháp Linda Lê sống thời niên thiếu ở Đà Lạt Năm 1969, sau cuộc Tổng tấn cơng Tết Mậu Thân 1968, gia đình bà di chuyển về Sài Gịn để tránh chiến tranh Linda Lê theo học trường trung học Pháp ở Việt Nam và rất thích những tác phẩm

của Victor Hugo và Honoré de Balzac

Năm 1977, Lê cùng mẹ và các chị em rời Việt Nam sang định cư ở Pháp và

cư ngụ ở Le Havre, cịn người cha ở lại Việt Nam Năm 1981, bà lên cư ngụ

ở Paris, theo học các "Lớp dự bị văn học" (Classes préparatoires littéraires)

ở lycée Henri-IV, sau đĩ vào học ở đại học Sorbonne

Năm 1995, người cha dự định sang Pháp thăm gia đình, nhưng đã qua đời tại Việt Nam Dịp này Linda Lê đã trở về Việt Nam để tiễn đưa người cha tới nơi an nghỉ cuối cùng

- Sự nghiệp sáng tác

Tiểu thuyết đầu tay của bà, quyển Un si tendre vampire, được nhà xuất

bản La Table Ronde xuất bản năm 1986; tuy nhiên phần lớn tác phẩm của bà

đều được nhà xuất bản Christian Bourgois ấn hành, ngoại trừ quyển Les

Évangiles du crime, rất được chú ý được nhà xuất bản Fayard phát hành năm

1992 và sau đĩ được nhà xuất bản Christian Bourgois tái bản

Một số tác phẩm của bà đã được dịch sang tiếng Anh, tiếng Hà Lan, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Việt Linda Lê cũng là nhà phê bình văn học cho Magazine

Littéraire (tạp chí Văn học) và là người viết bài tựa Năm 2006, bà đã viết bài

tựa giới thiệu tác phẩm của Panạt Istrati do Nhà xuất bản Phébus ấn hành Giới phê bình cho rằng các tác phẩm của Linda Lê đi vào văn học cách lặng

lẽ, khơng ồn ào [2] Văn phong của bà mang dấu ấn "một sức mạnh phân tích và một khoảng cách hùng biện dường như kế thừa từ thế kỷ thứ 17[3]" Marine Landrot xác định tác phẩm của bà giống như một "bài điếu văn khổng lồ mà mỗi phần dường như là sự phản ánh của phần khác - với một sự sáng suốt ngày càng sắc bén và dịu dàng"

Linda Lê, tác giả của nhiều tiểu thuyết viết bằng tiếng Pháp và nhận được nhiều giải văn chương cĩ uy tín trên văn đàn Pháp với những tác phẩm tiêu biểu:

• Les trois Parques (Ba số phận)

• Colomnie (Vu khống)

Trang 8

• Autre jeux avec le feu (Lại chơi với lửa)

- Giải thưởng và Vinh dự

Linda Lê là một tác giả ít được công chúng biết đến mặc dù được giới phê bình đánh giá cao, tuy nhiên các tác phẩm của bà đã nhiều lần được tưởng thưởng:

• prix de la Vocation năm 1990

Giải "Renaissance de la nouvelle" cho tác phẩm Les Évangiles du crime năm

1993

Giải Fénéon cho tác phẩm Les Trois Parques năm 1997

Giải Wepler cho tác phẩm Cronos năm 2010

• la bourse Cioran năm 2010

Giải Renaudot cho sách bỏ túi cho tác phẩm A l'enfant que je n'aurai pas năm

2011

Sống kín đáo, Linda Lê thường trốn các phương tiện truyền thông và tự gìới thiệu mình là "một con gấu núp trong hang”

- Trong tác phẩm của Linda: Hình ảnh của một xứ sở cấm kỵ xa xưa, một người cha bị bỏ rơi, một người mẹ khuôn phép hay một người tình hờ hững Có những câu chuyện huyễn hoặc siêu thực như trong các tác phẩm của Shakespeare, hay hàm chứa hoang tưởng, ảo ảnh và hội chứng trầm cảm

1.2 Phong cách nghệ thuật

Phong cách của Linda Lê không nên đem so sánh với các nhà văn khác Sự độc đáo đó trước hết nằm trong sự sử dụng tuyệt vời ngôn ngữ Pháp, cộng với di sản văn hóa phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng Sau nữa, đó là cái nhìn của Linda Lê về kiếp nhân sinh Và tất cả đòi hỏi người đọc “đặt lại vấn đề” về chính bản thân mình

Đọc Linda Lê, khi nắm được những gì gửi gắm trong từng từ, từng câu, phải nói

đó quả là một niềm hoan lạc, dẫu cho tác phẩm nói lên những nỗi bi quan Như lời một độc giả Pháp, đọc Linda Lê là một “lecture ardue, mais magique” (đọc rất khó khăn, nhưng thần diệu)

Linda Lê sử dụng cả những từ cổ ít ai còn nói ở Pháp, đôi khi tạo ra những từ mới, chơi chữ, dùng nhiều từ khác nhau, với những tinh tế khác nhau, để cùng diễn đạt một ý, đưa vào tiếng Pháp lối văn biền ngẫu của phương Đông

Ngoài ra, Linda Lê, với cái vốn văn hóa rộng lớn của mình, gợi lên rất nhiều điển tích, huyền thoại của các nền văn hóa lớn của nhân loại, cho nên tôi đã cố gắng chú thích để các độc giả ít quen thuộc với văn hóa phương Tây hiểu ngay

Tác phẩm của Linda Lê ở đâu cũng kén chọn độc giả, dù ở Pháp hay ở bất cứ nước nào đã dịch Linda Lê, vì vừa khó vừa đòi hỏi người đọc “đặt lại vấn đề” về chính bản thân mình

Nhận xét về văn phong Linda Lê, trong bài Viết và chết, Nhị Linh nhận xét: “Văn bản chằng chịt phức tạp và luôn luôn căng thẳng cao độ của nhà văn Pháp gốc Việt

Trang 9

dường như lúc nào cũng trực chỉ hai điều: cuộc sống này là điên rồ, và cách thể hiện sự điên rồ ấy nên thông qua các ngụ ngôn chính trị Chính trị trong tác phẩm của Linda Lê không nằm ở phân tích chính sách xã hội hay phê phán các nhà chính trị, mà là thứ đổ ụp xuống đầu mỗi cá thể, toàn diện, không có loại trừ, không thể chống đỡ, một thân phận mà con người phải chịu đựng, không bao giờ tách rời được khỏi điều kiện chính trị Nhưng ở mức độ nền tảng hơn cả, hai chủ đề chưa bao giờ thôi ám ảnh tiểu thuyết, truyện ngắn và cả tiểu luận của Linda Lê, thường xuyên xuất hiện mạnh mẽ và tràn ngập, chi phối mọi chủ đề khác, là: viết, và chết”

• Linda Lê là trường hợp đặc thù trong văn học nghệ thuật: hiện tượng thụ tinh chéo – cross fertilization Linda Lê mượn ngôn ngữ xứ người – tiếng Pháp – để miêu

tả nội tâm của chính mình, của cộng đồng Việt Nam khi nghĩ về hậu quả và hệ lụy của chiến tranh

2 Truyện ngắn “Lọ mực”

2.1 Hoàn cảnh ra đời

- “Lại chơi với lửa” gồm 14 truyện ngắn

- Truyện ngắn “Lọ mực” nằm trong tập “Lại chơi với lửa” của Linda Lê

- Được dịch từ nguyên bản tiếng Pháp Autres jeux avec le feu ( Christian

Bourgeois Ed, 2002)

- “Lại chơi với lửa” doNguyễn Khánh Long dịch từ nguyên bản tiếng Pháp Pháp Autres jeux avec le feu

2.2 Ảnh hưởng của truyện trong sự nghiệp của Linda Lê

Trong thế giới của "Lại chơi với lửa", người ta có thể nhận thấy một cách mạnh

mẽ triết lý đậm chất Linda Lê: Viết là lưu đày Các nhân vật chính trong tập

truyện đều viết, viết một cách say sưa, điên rồ, cực đoan, ám ảnh

Nhân vật trong "Lọ mực" sống bằng ngòi bút, ganh đua, đố kỵ bằng ngòi bút, rồi

bị chính lọ mực của anh ta xúi giục mà dùng dao đâm chết tên độc tài

Nhiều câu chuyện bắt đầu bằng việc Viết và kết thúc bằng cái Chết Nhưng theo Linda Lê, viết về sự chết chóc không có nghĩa là bi quan Chị viết về cái chết để vượt qua cái chết "Sự lựa chọn của tôi không phải bi quan mà là sáng suốt"-Linda

Lê nói

Văn chương Linda Lê, dù ở đâu cũng kén người đọc Nhưng một khi đã đọc rồi thì

sẽ thấy nó quyến rũ đến vô chừng Người phụ nữ ấy viết văn bằng thứ tiếng Pháp chuẩn mực, biến ngôn ngữ thành trò chơi với nhiều cách sắp đặt, chơi chữ, đưa

vào tiếng Pháp lối văn biền ngẫu của phương Đông cổ kính

Trang 10

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN

NGẮN “LỌ MỰC”

1 Giá trị nội dung trong truyện ngắn “Lọ mực”

1.1 Truyện ngắn “Lọ mực” và nội dung

Nội dung mở đầu xoay quanh việc nhân vật “tôi”- người viết lách phục vụ cho chính trị: Lãnh Tụ

Mở đầu tác phẩm hiện lên hình ảnh nhân vật xưng “tôi” đang trong mệt mỏi về tinh thần, trong tình trạng gấp rút vì thời hạn về bài phát biểu của Lãnh Tụ đang đến gần Đối với nhân vật thì Lãnh Tụ chính là ý chí về uy lực và an toàn đã cứu vớt chính mình trong thời khắc đường cùng Chính vì điều đó mà nhân vật đang kiệt quệ khi chưa hoàn thành được một bản dành cho Đại hội sắp tới Nhân vật đã sử dụng cà phê hay thuốc kích thích để cưỡng lại cái cảm thức kiệt quệ ấy, là lần đầu

sử dụng lại từ khi sau kì thi đại học Chính những điếu thuốc đó đã gợi câu chuyện của nhân vật

Thời niên thiếu, nhân vật và Lynx là cặp anh em thân thiết Lynx là con người nổi loạn và thích gieo rắc những mầm mống phản động, không muốn thay đổi mà muốn thế giới như cũ để mình có thể gieo rắc thêm những thứ bạo loạn Còn nhân vật chính ở đây chỉ là một con người không quan tâm chính trị, chỉ hưởng ứng vì coi đó

là anh em tốt Mọi chuyện xảy ra khi một cô gái ngoại quốc xuất hiện, đặt dấu chấm hết cho tình bạn, tình anh em vì cả hai đều yêu cô gái đó Món quà cô tặng mỗi người là lọ mực, chính lọ mực đó đã khiến hai người đều trung thành với ngòi bút, bước chân vào chính trường ở hai phe đối nghịch và đấu đá nhau Nhân vật có lòng căm thù với cả xã hội khi cho rằng mọi người biết rằng mình có một người cha nhát cáy, bị bạn thân cướp mất người yêu, chính mình bị phản bội khi trông chờ trong khi họ đã rời đi với cuộc sống hạnh phúc Sự căm phẫn ấy đã khiến nhân vật dùng chính lọ mực đó rót đầy nọc độc với mong muốn giết dần hạnh phúc của họ, thù hận vì chính bản thân mình gặp điều đau khổ và như chính mình trả giá cho sự hạnh phúc của họ Sự việc càng thêm dữ dội khi Lynx chọn phe đối nghịch và công kích sự kiên nhẫn còn sót lại Chính vì lẽ đó bài diễn văn với thù hận quá mức, thiếu suy nghĩ của nhân vật về những cô gái nước ngoài, ngoại nhân với lời lẽ, lập luận thấp hèn, hạ bệ họ đã gây ra làn sóng xôn xao, vì thất bại đó đã gạt nhân vật ra rìa

Sự việc Lynx tháp tùng lão chủ chốt phe đối nghịch đến thành phố của “tôi” và được sự đón tiếp của cha mình – người nhát gan, sợ sệt, hờ hững với hoạt động chính trị của mình Việc này như giọt nước tràn ly, đánh tan sự bình tĩnh còn sót lại,

đã để hận thù che mắt Nhân vật sử dụng một người liên lạc để sử dụng một nhóm người cuồng tín đang chịu sự cay đắng, dụ dỗ họ ủng hộ mình và lập ra kế hoạch bắt cóc cô gái nước ngoài Sự việc thuận lợi khiến Lynx bị thay thế, nhân vật lấy được uy quyền, đắm chìm trong hư vinh hạ bệ đối thủ khiến cho nhân vật quên đi

Ngày đăng: 28/10/2024, 16:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w