1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận các đặc điểm độc đáo trong nền kinh tế nước mỹ

45 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Các Đặc Điểm Độc Đáo Trong Nền Kinh Tế Nước Mỹ
Tác giả Trương Đào Ngân Hà, Đặng Kiên Cường, Phan Nguyễn Tường Vy, Trần Thị Hồng Thắm, Lê Thị Phượng, Phan Thị Mỹ Duyên, Đào Đức Huy, Nguyễn Võ Uyên Thảo, Trần Thị Phương Thảo
Người hướng dẫn Thầy Nguyễn Chí Hải
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế - Luật ĐHQG TPHCM
Chuyên ngành Lịch Sử Sinh Tế Quốc Dân
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 1,36 MB

Nội dung

Thời kỳ trước khi giành độc lập 1776 Nhìn chung kinh tế Mỹ trong thời kỳ thống trị của Thực dân Anh cho đến cuối thế kỷ XVIII nông nghiệp vẫn là chủ yếu, khoa học kỹ thuật chưa phát triể

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT ĐHQG TPHCM _

MÔN: LỊCH SỬ SINH TẾ QUỐC DÂN

TIỂU LUẬN CÁC ĐẶC ĐIỂM ĐỘC ĐÁO TRONG NỀN KINH TẾ NƯỚC MỸ

Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Chí Hải

Mã lớp học phần: 221DL0605

TP Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC

STT Họ và tên MSSV Phân công công việc Mức độ hoànthành

1 Trương Đào Ngân Hà(nhóm trưởng) K214021445 Nông nghiệp phát

2 Đặng Kiên Cường K214021218 Nhận xét, đánh giá,rút ra bài học 100%

3 Phan Nguyễn Tường Vy K214020111 Khoa học công nghệ

4 Trần Thị Hồng Thắm K214021463 Vai trò của ngườinhập cư 100%

5 Lê Thị Phượng K214020093 Khái quát nền kinh tế

Mỹ

100%

7 Đào Đức Huy K214021220 Công nghiệp quốcphòng Mỹ 100%

8 Nguyễn Võ Uyên Thảo K214021467 Tổng hợp nội dung

làm tiểu luận

100%

9 Trần Thị Phương Thảo K214021468 100%

MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU 4

Trang 3

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ NƯỚC MỸ 5

1.1.Kinh tế thuộc địa Bắc Mỹ trước ngày giành độc lập (1776) 5

1.1.1 Quá trình hình thành thuộc địa vùng Bắc Mỹ 5

1.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội thuộc địa Bắc Mỹ 5

1.2 Kinh tế Mỹ thời kỳ chủ nghĩa tư bản trước độc quyền (1776-1865) 6

1.2.1 Kinh tế nước Mỹ từ cuối thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19 6

1.2.2 Nội chiến Nam – Bắc Kỳ (1861 – 1865) 7

1.3 Kinh tế Mỹ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản độc quyền (1865 đến nay) 8

1.3.1 Thời kỳ phát triển “ bùng nổ” của nền kinh tế (1865 – 1913) 8

1.3.2 Kinh tế Mỹ thời kỳ giữa hai cuộc Chiến tranh Thế giới (1914 - 1945) 9

1.3.4 Kinh tế Mỹ thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh (1974 – 2000) 11

CHƯƠNG II: CÁC ĐIỂM ĐỘC ĐÁO TRONG NỀN KINH TẾ NƯỚC MỸ 14

2.1 Khoa học công nghệ 14

2.1.1 Khái niệm khoa học công nghệ 14

2.1.2 Khoa học công nghệ Mỹ: 14

2.1.3 Nhận xét 18

2.2 Vai trò của người nhập cư 20

2.2.1 Kinh tế thuộc địa Bắc Mỹ trước ngày giành độc lập (1776) 20

2.2.2 Kinh tế Mỹ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản trước độc quyền (1776-1865) 21

2.2.3 Nền kinh tế Mỹ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản độc quyền (từ 1865 đến nay) 21 2.2.3 Nhận xét 24

2.3 Công nghiệp quốc phòng Mỹ 25

2.3.1 Đặc điểm chung của nền Công nghiệp quốc phòng Mỹ 25

2.3.2 Tình hình nước Mỹ trong giai đoạn 1776 - 1865 25

3

Trang 4

2.3.3 Tình hình nước Mỹ giai đoạn 1865 – 1913 26

2.3.4 Tình hình nước Mỹ giai đoạn 1914-1945 27

2.3.5 Tình hình nước Mỹ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai (1945-1973) 27

2.3.6 Tình hình nước Mỹ sau Chiến tranh lạnh 28

2.3.7 Công nghiệp quốc phòng gắn liền với kinh tế Hoa Kỳ hiện nay 29

2.3.8 Nhận xét 31

2.4 Nền nông nghiệp Mỹ phát triển 32

2.4.1 Kinh tế thuộc địa Bắc Mỹ trước ngày giành được độc lập (1776) 32

2.4.2 Kinh tế Mỹ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản trước độc quyền (1776-1865) 32

2.4.3 Kinh tế Mỹ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản độc quyền (1865 đến nay) 33

2.4.4 Nhận xét 34

CHƯƠNG III: TỔNG KẾT 37

3.1 Nhận xét 37

3.2 Bài học cho Việt Nam 39

Tài liệu tham khảo 41

Khái quát nền kinh tế nước Mỹ 41

Các điểm nổi bật trong nền kinh tế nước Mỹ 41

Too long to read on your phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Mỹ là nền kinh tế lớn nhất và có năng suất cao nhất thế giới: Dân số Mỹ chỉ bằng 4,5% dân số thế giới nhưng nước này hiện chiếm đến 1/5 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu Để có được như ngày hôm nay, Mỹ đã trải qua một khoảng thời gian rất dài, từ khi chỉ là thuộc địa đến khi trở thành một siêu cường quốc

Nền kinh tế Mỹ vô cùng độc đáo Sự độc đáo đó được kết hợp từ Khoa học Công nghệ, Công nghiệp Quốc phòng, Người nhập cư, Nền nông nghiệp,…Để làm rõ được sự độc đáo đó, nhóm chúng em đã thực hiện đề tài mang tên “Những điểm độc đáo của nền Kinh tế Mỹ”

Nội dung tiểu luận bao gồm 3 chương như sau:

- Chương I: Khái quát nền kinh tế nước Mỹ

- Chương II: Các điểm độc đáo trong nền kinh tế nước Mỹ

- Chương III: Tổng kết

Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm chúng em không tránh được những sai sót Chúng em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ thầy để có thể hoàn thành tốt hơn trong những đề tài tiếp theo

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Nhóm thực hiện đề tài

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ NƯỚC MỸ

1.1.Kinh tế thuộc địa Bắc Mỹ trước ngày giành độc lập (1776)

5

Trang 6

1.1.1 Quá trình hình thành thuộc địa vùng Bắc Mỹ

Nước Mỹ, cũng như châu Mỹ ngày nay được người châu Âu biết đến thông qua cuộc thám hiểm của Christopher Columbus (1492) Chủ nhân chính thức là người Americanôit (khoảng 1 triệu người), sống thành bộ lạc, nguồn sống chủ yếu dựa vào hái lượm, săn bắn và trồng trọt

- Từ thế kỷ XVI, Bắc Mỹ trở thành đối tượng xâm nhập và tranh giành ảnh hưởng của các nước

- Đến đầu thế kỉ XVII-XVIII hoạt động “ Khẩn thực” được triển khai rộng rãi ở Bắc

Mỹ

- Đến cuối TK XVII người Anh đã xây dựng được 13 vùng đất thực dân, trải dài từ ven biển Đại Tây Dương đến dãy Appalaches với dân số khoảng 4 triệu người

Đặc điểm kinh tế vùng thuộc địa Bắc mỹ:

- Vùng thuộc địa phía Bắc: điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhưng thương mại và công nghiệp khá phát triển

- Vùng thuộc địa phía Nam: vùng đất hết sức phì nhiêu, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp

- Vùng thuộc địa phía Trung: phát triển kinh tế đồn điền trồng cây công nghiệp

1.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội thuộc địa Bắc Mỹ

* Về chính trị:

Chính phủ Anh thực hiện chính sách chia để trị, các bang miền Nam phải sống dưới

sự thống trị hà khắc.Quy định các bang không trực tiếp buôn bán với nhau mà chỉ được trực tiếp buôn bán với AnhTác dụng “ chia để trị” ngắn cản Bắc Mỹ tạo cộng đồng kinh tế

=> kìm hãm sự phát triển của Bắc Mỹ

* Về kinh tế:

Trang 7

Thực dân Anh vừa khai thác vừa kìm tỏa sự phát triển kinh tế của Bắc Mỹ.Cấm đưa Bắc Mỹ những phát minh, sáng mẫu hàng, cấm những người thợ cả nhập

Sự thống trị của Anh đối với thuộc địa Bắc Mỹ mâu thuẫn giữa thực dân với dân cư Bắc Mỹ tăng lên Nhu cầu cư dân Bắc Mỹ muốn thoát ra khỏi sự phụ thuộc vào Anh quốc

để hình thành một quốc gia độc lập

- Ngày 04-07-1776: ra bản tuyên ngôn thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

- Năm 1783: Anh chính thức công nhận nền độc lập của Mỹ

1.2 Kinh tế Mỹ thời kỳ chủ nghĩa tư bản trước độc quyền (1776-1865) 1.2.1 Kinh tế nước Mỹ từ cuối thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19

1.2.1.1 Tiền đề của cách mạng công nghiệp

Tích lũy nguyên thủy tư bản chủ nghĩa:

- Kế thừa được nguồn vốn của Anh, do những người dân “đi thực” mang sang

- Dựa trên cơ sở khai thác vùng đất mới, cướp bóc,diệt chủng người bản xứ

- Nhân lực dồi dào từ nô lệ da đen và người dân “di thực”

1.2.1.2 Diễn biến của cách mạng công nghiệp

7

Trang 8

Cách mạng công nghiệp của Mỹ được bắt đầu từ các bang nước Bắc từ cuối thế kỷ XVIII, sau đó mới lan ra trên toàn nước Mỹ.

Bắt đầu từ ngành dệt: Đến giữa những năm 1820, các khung dệt gỗ được thay thế bằng sắt, bộ phận truyền lực bằng dây curoa Đến cuối những năm 1830, những máy dệt

sử dụng sức nước chạy bằng bánh xe quay được thay thế bằng tuabin nước Năng suất dệt vượt nước Anh tuy chất lượng dệt vải chưa bằng Máy may được phát minh năm 1841

Sự phát triển của công nghiệp nhẹ đã thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp nặng như sản xuất sắt, sản phẩm từ sắt và máy móc các loại

Ngoài những đặc điểm chung như các nước khác, cách mạng công nghiệp ở Mỹ có 1

số đặc điểm nổi bật:

- Diễn ra với tốc độ nhanh chóng: Giá trị sản lượng công nghiệp tăng 5 lần từ 1810 –1850

-Nước Mỹ có thuận lợi về vốn và kỹ thuật khi thực hiện cách mạng công nghiệp

- Cách mạng công nghiệp gắn với phát triển hệ thống đường sắt

- Cách mạng công nghiệp gắn với phát triển nông nghiệp (1790: máy cày bằng gang;1825: máy cày bằng sắt dùng phổ biến; 1831: máy cắt cỏ; 1833: máy gặt đập; 1855: 10.000 máy các loại trong nông nghiệp,… )

- Chính phủ thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch trong quá trình cách mạng công nghiệp

1.2.2 Nội chiến Nam – Bắc Kỳ (1861 – 1865).

1.2.2.1 Nguyên nhân

Mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và quan hệ sản xuất tiền tư bản.Mâu thuẫn chính sách kinh tế các bang miền Bắc và các bang miền Nam

1.2.2.2 Diễn biến

Trang 9

Thời gian này lực lượng tiến bộ lãnh đạo Bắc Mỹ ban hành 2 đạo luật quan trọng: -Luật cư trú (5/1862):Các công dân Mỹ có thể được nhận một mảnh đất ở miền Tây với diện tích 160 acres không mất tiền, sau 5 năm được công nhận sở hữu.

-Luật “giải phóng nô lệ” (1/1863): thu hút đông đảo nô lệ da đen vào cuộc chiến đấuchống chủ đồn điền ở miền Nam

Nội chiến kết thúc 4/1865, gây thiệt hại về vật chất khoảng 4,8 tỷ USD, khoảng 600.000 người bị chết và 500.000 người bị thương

Nội chiến đã có ý nghĩa to lớn: mang lại thắng lợi cho phát triển sản xuất tư bản chủ nghĩa; thủ tiêu chế độ chiếm hữu nô lệ, tạo điều kiện cho kinh tế trang trại tiếp tục phát triển; đồng thời chính sách “ Mậu dịch tự do” đã được thay thế bằng chính sách “ Bảo hộ mậu dịch”

1.3 Kinh tế Mỹ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản độc quyền (1865 đến nay)

1.3.1 Thời kỳ phát triển “ bùng nổ” của nền kinh tế (1865 – 1913)

* Về công nghiệp:

Từ sau nội chiến có sự gia tăng đáng chú ý về số lượng, chất lượng Đặc biệt mở mang xây dựng đường sắt được coi là một bước tiến Từ năm 1890 tới 1913, mạng lưới đường sắt tăng 143% Sản xuất công nghiệp thủ tiêu chế độ chiếm hữu nô lệ của Mỹ tăng rất nhanh, đến năm 1913, giá trị sản xuất công nghiệp của Mỹ đã bằng giá trị sản xuất công nghiệp của Anh, Pháp, Đức cộng lại

Chính việc mở mang xây dựng đường sắt đã kích thích công nghiệp nặng với các ngành khai mỏ, luyện kim, chế tạo cơ khí v.v phát triển Cơ cấu ngành CN chuyển dịch quan trọng, sản lượng công nghiệp nặng chiếm 40% (1870 – 1880) đến cuối thế kỷ XX đạt 50%

* Về nông nghiệp:

9

Trang 10

Công cuộc khai thác ở phía Tây tiếp tục diễn ra trên quy mô rộng lớn Từ 1870 –

1913, diện tích gieo trồng lúa mì tăng 4 lần Năm 1870, giá trị sản lượng nông nghiệp đạt 2,5 tỷ USD, đến năm 1913 tăng lên 10 tỷ USD Nước Mỹ cung cấp 90% bông, 25% lúa mạch trên thế giới

Cơ khí hóa được đẩy mạnh, máy móc được sử dụng ngày càng nhiều Năng suất lao động trong nông nghiệp tăng nhanh chóng: Năm 1890, nhờ sử dụng máy móc 1 người nông dân có thể chăm sóc 135 acre (54,6 ha) so với 7 acre (2,8 ha) trước đây; số thời gian lao động bình quân để sản xuất 1 lượng sản phẩm nông nghiệp năm 1900 giảm xuống 1⁄2

so với năm 1840

* Về ngoại thương:

Năm 1870, kim ngạch xuất khẩu đạt 451 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 462 triệu USD, đến năm 1914, các con số lần lượt là 2.532 triệu USD ( tăng 4,6 lần) và 1.991 triệu USD ( tăng 3,3 lần)

Cán cân thương mại đã chuyển từ thâm hụt sang thặng dư từ 1874 ( trừ năm 1887 và1888)

Xuất khẩu tư bản được cải thiện: 1869 đạt 0,1 tỷ USD; 1914 đạt 5 tỷ USD

1.3.2 Kinh tế Mỹ thời kỳ giữa hai cuộc Chiến tranh Thế giới (1914 - 1945) 1.3.2.1 Chiến tranh Thế giới lần thứ I (1914 – 1918)

Mỹ trở thành trung tâm kinh tế trên thế giới:

Mỹ tiếp tục giàu lên, kinh tế phát triển nhanh chóng: giá trị sản lượng ngành công nghiệp chế tạo tăng khoảng 2,4 lần (1914 – 1919), giá trị sản lượng nông nghiệp tăng 1.5 lần; các tổ chức lũng đoạn của Mỹ thu lợi từ chiến tranh 35 tỷ USD

Mỹ đạt được bước ngoặt trong xuất khẩu tư bản Từ chỗ vay nợ 3,7 tỷ USD (1914), đến chỗ chủ nợ với khoản cho vay 12,6 tỷ USD (1920)

1.3.2.2 Giai đoạn 1919 - 1938

Trang 11

Khủng hoảng kinh tế chu kỳ 1920 – 1921 làm nền kinh tế Mỹ chững lại, nhưng sau

đó đã phục hồi và phát triển nhanh chóng Tư bản Mỹ tập trung đầu tư vào các ngành như hóa chất, kỹ thuật điện, Radio, đặc biệt công nghiệp xe hơi

1.3.2.3 Giai đoạn 1939 – 1945

Nền kinh tế của Mỹ tiếp tục phát triển: sản lượng công nghiệp tăng 2 lần, TSX nông nghiệp năm 1944 gấp xấp xỉ 2,5 lần năm 1939 Từ 1939 – 1944, GDP theo giá hiện hành tăng từ 90 tỷ USD lên 219,7 tỷ USD

Sau CTTG lần II, nước Mỹ chiếm hơn 50% SXCN, gần 3/4 dự trữ vàng, gần 1/3 lượng XK tư bản thế giới, hầu như các nước tư bản đều là con nợ của Mỹ Mỹ vươn lên vịtrí thống trị trong nền kinh tế tư bản thế giới

1.3.3 Kinh tế Mỹ thời kỳ sau Chiến tranh Thế giới lần II (1945 - 1973)

Sau chiến tranh thế giới II, Mỹ tiếp tục phát triển nền kinh tế cả về chiều rộng và chiều sâu:

- Mỹ tăng cường đầu tư cho giáo dục, khoa học công nghệ và tiếp tục thu hút chất xám từ các nước

- Đẩy mạnh quân sự hóa và chạy đua vũ trang

- Thực hiện chính sách tiền lương và phúc lợi xã hội

- Thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp

Cũng trong thời kỳ này, nền kinh tế Mỹ cũng rơi vào tình trạng khó khăn trì trệ, địa

vị nền kinh tế Mỹ có sự suy giảm tương đối so với các nước tư bản khác:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ chậm hơn so với các nước tư bản khác

- Từ năm 1948 – 1974, nền kinh tế Mỹ diễn ra 7 cuộc khủng hoảng kinh tế

- Tình trạng lạm phát và thất nghiệp khá nghiêm trọng

- Thâm hụt cán cân thanh toán

11

Trang 12

Bao cấp cho đồng minh, chi phí cho các cuộc chiến tranh, đã làm suy giảm nước

Mỹ Riêng chi phí cho chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) là 49,9 tỷ USD, chiến tranh Việt Nam (1964 – 1973) là 136,3 tỷ USD

Địa vị kinh tế của Mỹ đã có sự giảm sút trong tương quan với các trung tâm kinh tế khác, Mỹ không còn giữ vai trò “thống trị” như trước

1.3.4 Kinh tế Mỹ thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh (1974 – 2000)

- Thị trường trong và ngoài nước đều bị thu hẹp

1.3.4.2 Giai đoạn tái cấu trúc nền kinh tế (1983 – 2000)

Cải cách kinh tế vĩ mô, đặc biệt điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế gắn với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ

Đẩy mạnh đầu tư cho R&D, đồng thời nhập khẩu các công nghệ hiện đại từ nước ngoài, chú trọng chất lượng sản phẩm

Đổi mới công nghệ gắn liền với đổi mới tổ chức quản lý trong công ty, chú trọng phát triển các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa Chính phủ có chính sách ưu đãi tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trang 13

Trong vòng 10 năm (1980 – 1989), 500 công ty lớn ở Mỹ chỉ tạo 3,5 triệu việc làm, trong khi khu vực DN nhỏ và vừa đã giải quyết tới 20 triệu việc làm Các DN nhỏ và vừa chiếm tới 78,5% tổng việc làm ở Mỹ.

Tiếp tục đầu tư cho quốc phòng, bán vũ khí Từ 1981 – 1988 Mỹ đã chi 1830 tỷ USD cho các chương trình quân sự; 1985 – 1989 Mỹ xuất khẩu vũ khí trị giá 53 tỷ USD ( Pháp 16 tỷ,Anh 8 tỷ, Ý 2 tỷ)

Tình hình kinh tế giai đoạn 1983 – 2000 có nhiều chuyển biến tích cực: Nền kinh tế vượt qua giai đoạn khủng hoảng, tăng trưởng kinh tế khá ổn định, trung bình khoảng 3,2%/năm, tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp đã được kiểm soát, thâm hụt NS giảm

- Cuộc chiến Irắc (2004) và sự can thiệp của Mỹ ở Trung Đông, Đông Âu, Bắc Á,…

- Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới xuất phát từ Mỹ (2008 -2009).Các chính sách kinh tế chủ yếu của Chính phủ giai đoạn này:

- Chính phủ Mỹ coi việc cắt giảm thuế, các biện pháp kích cầu, là rất cần thiết để kích thích tăng trưởng

- Chuyển từ chính sách “đồng đô la mạnh” sang “đồng đô la yếu” một cách linh hoạt

- Tiếp tục đầu tư và phát triển nguồn nhân lực, KHCN, phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám cao

- Thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại gắn với chiến lược chính trị, quân sự và tính toàn cầu của nước Mỹ

13

Trang 14

Những đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mỹ giai đoạn này:

- Thứ nhất, bất chấp những khó khăn, nền kinh tế Mỹ duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định và nổi trội so với các nước tư bản khác, đặc biệt trong các năm gần đây

- Thứ hai, trong điều kiện các nền kinh tế chủ chính trên thế giới đều tăng trưởng chậm lại, cùng với các nền kinh tế khác, nền kinh tế Mỹ giữ vai trò động lực quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế chung của thế giới

- Thứ ba, thành tựu nổi bật của nền kinh tế Mỹ những năm gần đây là tình trạng thâm hụt NS không còn là mối lo ngại của Chính phủ Mỹ khi mức thâm hụt giảm mạnh

- Thứ tư, nền kinh tế Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới không chỉ về quy mô, mà về các chỉ tiêu quan trọng khác như NSLĐ xã hội, mức độ phát triển của các ngành CN mới, khả năng ứng phó với các biến động kinh tế - tài chính quốc tế

Trang 15

CHƯƠNG II: CÁC ĐIỂM ĐỘC ĐÁO TRONG NỀN KINH TẾ NƯỚC MỸ

2.1 Khoa học công nghệ

2.1.1 Khái niệm khoa học công nghệ

Hiểu một cách đơn giản thì khoa học công nghệ là toàn bộ các hoạt động đảm bảo

có hệ thống và sáng tạo hỗ trợ cho việc phát triển các kho tàng kiến thức chung của nhân loại Đó có thể là kiến thức về con người, về đời sống, tự nhiên, xã hội… từ đó hình thành nên các ứng dụng mới hiện đại và phù hợp với nhu cầu của thực tiễn

Mối quan hệ khăng khít và chặt chẽ giữa khoa học và công nghệ Nó như là kết quả của một sự vận dụng tri thức để tạo nên công cụ, phương thức tiên tiến cho sản xuất và đời sống Khoa học là nghiên cứu, phát minh và công nghệ là sản phẩm ứng dụng Chúng quan hệ biện chứng và hỗ trợ tương đồng để cùng nhau tạo ra giá trị vượt trội cho xã hội

2.1.2 Khoa học công nghệ Mỹ:

2.1.2.1 Thời kỳ trước khi giành độc lập 1776

Nhìn chung kinh tế Mỹ trong thời kỳ thống trị của Thực dân Anh cho đến cuối thế

kỷ XVIII nông nghiệp vẫn là chủ yếu, khoa học kỹ thuật chưa phát triển do chính phủ Anh ban hành những chính sách nhằm kìm hãm sự phát triển Bắc Mỹ Tuy nhiên, do yêu cầu phát triển, kinh tế Bắc Mỹ cũng xuất hiện một số nhân tố mới:

- Thứ nhất, công nghiệp dệt phát triển khá sớm, đến giữa thế kỷ XVII nghề dệt len

đã phổ biến trong các công trường thủ công

- Thứ hai, nghề đóng tàu được tiến hành trong điều kiện thuận lợi, nên đã phát triển rất mạnh mẽ

- Thứ ba, ngành luyện kim bắt đầu được phát triển

⇒ Những nhân tố ấy đã tạo mầm mống cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Mỹ

15

Trang 16

2.1.2.2 Thời kỳ chủ nghĩa tư bản trước độc quyền (1776-1865)

Khoa học công nghệ phát triển do đây cũng là thời kì cách mạng công nghiệp diễn ra:

- Bắt đầu từ ngành dệt: Cuối thế kỉ XVIII, những máy móc đầu tiên xuất hiện trong ngành dệt Đến giữa những năm 1820, các khung dệt gỗ được thay thế bằng sắt, bộ phận truyền lực bằng dây curoa Đến cuối những năm 1830, những máy dệt sử dụng sức nước chạy bằng bánh xe quay được thay thế bằng turbine nước Máy may được phát minh năm

1841 Nhờ những phát minh mới, ngành may mặc và giày da lớn lên nhanh chóng, đến đầu thế kỷ XIX ngành dệt của Mỹ đã đứng thứ hai thế giới sau Anh

- Sự phát triển của công nghiệp nhẹ đã thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp nặng như sản xuất sắt, sản phẩm từ sắt và máy móc các loại

- Cuộc cách mạng trong thông tin cũng bắt đầu: Phát minh máy điện tín (1837), máy

vô tín điện (1842), máy in tipô (1847) Ngành chế tạo máy phát triển cũng kéo theo sự phát triển của ngành luyện kim, sản lượng gang thép tăng lên đáng kể

- Phát minh các loại máy hỗ trợ trong nông nghiệp: 1790: máy cày bằng gang; 1825:máy cày bằng sắt dùng phổ biến; 1831: máy cắt cỏ; 1833: máy gặt đập; 1855: 10.000 máycác loại trong nông nghiệp … ) giúp năng suất lao động tăng đáng kể

⇒ Cuộc cách mạng công nghiệp cùng những phát minh mới đã đưa Mỹ lên hàng thứ

tư thế giới sau Anh, Pháp, Đức xét về tổng sản lượng công nghiệp

2.1.2.3 Thời kỳ chủ nghĩa tư bản độc quyền (1865 đến nay)

a Thời kỳ phát triển “bùng nổ” của nền kinh tế (1865 – 1913)

Năm 1879, bóng đèn điện ra đời Phát minh này đã mang lại ánh sáng và sự văn minh cho cả thế giới loài người, đồng thời đã khai sinh cho ngành công nghiệp điện của thế giới

Trang 17

Năm 1892 chiếc xe hơi đầu tiên xuất xưởng, 1890 hãng Ford đã sản xuất 4000 chiếc,năm 1913 đạt 500 ngàn chiếc.

Nhờ sử dụng máy móc trong nông nghiệp, năng suất lao động tăng lên nhanh chóng,

số thời gian lao động bình quân để sản xuất 1 lượng sản phẩm nông nghiệp năm 1900 giảm xuống ½ so với năm 1840

Thời kỳ này có sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật và công nghệ: Số sáng chế được cấp chứng nhận bình quân những năm 1860 là 12.000, tăng lên trung bình 25.000 những năm 1880 và lên đến 40.000 năm 1914

Tiếp thu kinh nghiệm và kỹ thuật của các nước khác Việc hình thành những ngành công nghiệp và hiện đại của Mỹ có những đóng góp to lớn của kỹ thuật châu Âu Trên cơ

sở đó, nước Mỹ đã có nhiều phát minh, sáng chế, tạo điều kiện cho sự phát triển các ngành công nghiệp với kỹ thuật mới vượt lên trên các nước châu Âu

⇒ Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trong điều kiện cơ giới hóa nên giá trị sản lượng công nghiệp tăng nhanh Sản xuất phát triển thúc đẩy xuất khẩu tăng nhanh, giúp

Mỹ bành trướng thị trường, vươn ra khu vực châu Á Thái Bình Dương

Giai đoạn 1861-1913 là giai đoạn phát triển thần kỳ, nhanh chóng của nền kinh tế

Mỹ Từ một nước phụ thuộc kinh tế vào các nước châu Âu thì Mỹ đã vươn lên trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu trên thế giới Giai đoạn này đã mở ra một kỷ nguyên phát triển mới cho nền kinh tế nước Mỹ cũng như đánh dấu sự xuất hiện của nước Mỹ hùng mạnh trên thế giới

b Thời kỳ trong và giữa hai cuộc Chiến tranh Thế giới (1914 – 1945)

Trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới, Mỹ đều đứng ngoài vòng chiến và buôn bán

vũ khí với số lượng lớn cho các nước tham chiến

Công nghệ phát triển chủ yếu là sản xuất vũ khí phục vụ chiến tranh như máy bay ném bom B-17 Flying Fortress, máy hạng nhẹ BAR, súng trường bán tự động M1 Garand, Việc này mang lại cho Mỹ một nguồn lợi nhuận khổng lồ, hầu như các nước tư

17

Trang 18

bản đều là con nợ của Mỹ Do đó, trong cái nền chung là nền kinh tế thế giới bị suy sụp tiêu điều thì Mỹ nổi lên với vai trò độc tôn, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, tiền tệ của thế giới tư bản sau chiến tranh thế giới.

c Thời kỳ sau Chiến tranh Thế giới thứ II (1945 – 1973).

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng Khoa học Kỹ thuật chuyển sang giai đoạn 3 với những thay đổi to lớn của lực lượng sản xuất:

- Mỹ tăng cường đầu tư cho Giáo dục, Khoa học Công nghệ và tiếp tục thu hút chất xám từ các nước: chi cho nghiên cứu khoa học từ ngân sách Chính phủ chiếm ½ tổng chi cho Khoa học công nghệ (trước chiến tranh 20%)

- Mỗi năm thế giới có khoảng 1 triệu phát minh kỹ thuật mới, làm xuất hiện 30 vạn mặt hàng mới, trong đó Mỹ là quốc gia đóng góp lớn nhất

- Từ 1949 – 1966, Mỹ thu hút của Tây Âu từ 6 - 10 vạn nhà bác học, chuyên gia kỹ thuật Từ 1953 – 1969 có 75.000 bác học, chuyên gia từ các nước đang phát triển sang Mỹsinh sống, đem lợi cho Mỹ 750 triệu USD vì không phải đào tạo

⇒ Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần II đã diễn ra mạnh mẽ, Mỹ lợi dụng được những thành quả của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật này để ứng dụng vào việc sản xuất nhằm hiện đại hóa sản xuất và thay đổi kết cấu kinh tế theo hướng phát triển chiều sâu Mỹ là một trong những nước đi đầu trong việc sáng tạo ra những công cụ sản xuất mới, nguồn năng lượng mới, vật liệu mới, Những thành công của Mỹ trong lĩnh vực sảnxuất đã làm cho địa vị kinh tế Mỹ được nâng cao hơn

d Thời kì hậu Chiến tranh lạnh (1974 – 2000).

Để đối phó với những khó khăn và suy giảm của nền kinh tế, trong thập niên 1980,

1990 Chính phủ Mỹ đã có nhiều chính sách cải cách và tái cấu trúc nền kinh tế Trong đó các biện pháp về công nghệ là:

- Cải cách kinh tế vĩ mô, đặc biệt điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế gắn với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ

Trang 19

- Tiếp tục tăng chi cho Giáo dục và đào tạo, mở rộng trợ cấp cho an sinh xã hội.

- Chú trọng phát triển các ngành công nghệ mũi nhọn như công nghệ sinh học, công nghệ vũ trụ, công nghệ tin học, công nghệ vật liệu mới,…

- Đẩy mạnh đầu tư cho R&D, đồng thời nhập khẩu các công nghệ hiện đại từ nước ngoài, chú trọng chất lượng sản phẩm

- Đổi mới công nghệ gắn liền với đổi mới tổ chức quản lý trong công ty

⇒ Thực tế, Mỹ là nước dẫn đầu về công nghệ thông tin hiện đại và trở thành xã hội bước vào thời đại tin học hóa toàn diện, tiên tiến nhất thế giới Năm 1990, các công ty Mỹkiểm soát 75% thị trường máy vi xử lý của thế giới Các công ty Mỹ cũng cung ứng khoảng 80% giá trị kim ngạch buôn bán phần mềm của thế giới, Mỹ dẫn đầu với 37,6% tổng số máy tính sử dụng trên thế giới, Nhật chỉ chiếm 7,26% và Đức 5,26%

e Thời kỳ 2001 đến nay

Mỹ vẫn tiếp tục đầu tư và phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám cao Nền kinh tế Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới không chỉ về quy mô, mà về các chỉ tiêu quan trọng khác như năng suất lao động xã hội, mức độ phát triển của các ngành công nghiệp mới, khả năng ứng phó với các biến động kinh tế - tài chính quốc tế Chiến lược phát triển khoa học công nghệ của Chính phủ Mỹ trong thế kỷ 21 tiếp tục hướng tới một số lĩnh vực trọng yếu : An ninh quốc gia; Công nghệ vũ trụ; Công nghệ lưỡng dụng và Hạ tầng thông tin toàn cầu

2.1.3 Nhận xét

Tóm lại, khoa học công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Mỹ hay nói cách khác, sự phát triển kinh tế Mỹ luôn gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ

19

Trang 20

Những phát minh, sáng chế mới, sự phát triển khoa học kỹ thuật đã góp phần to lớn trong việc hình thành nên những ngành nghề mới, tăng năng suất lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo điều kiện, cơ sở cho nền kinh tế Mỹ vươn lên dẫn đầu thế giới.

Mỹ có đội ngũ khoa học gia hùng hậu, danh tiếng Nước Mỹ là “chủ nhân” của Cuộccách mạng công nghiệp lần thứ II, ngoài ra còn tham gia với vai trò chủ lực trong tất cả các cuộc cách mạng công nghệ còn lại

Nước Mỹ còn là nơi phát minh hầu hết những công trình làm thay đổi thế giới, có thể kể đến như bóng đèn, Internet, dây chuyền lắp ráp tự động, bom nguyên tử, lần đầu tiên đưa con người lên mặt trăng, ứng dụng tia laser,…

Hiện tại Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới về công nghệ, có 11/20 tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới là của nước Mỹ; nếu xét về độ lớn vốn hóa, top 5 công ty dựa trên giá trị thị trường là Apple, Amazon, Microsoft, Alphabet và Facebook, đều của Mỹ Đó là những

“người dẫn đường” trong cuộc cách mạng 4.0

Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất của sự phát triển khoa học công nghệ

Mỹ là nhờ sự chú trọng của Chính phủ Có thể thấy, trong quá trình phát triển dù ở bất cứ giai đoạn nào, Chính phủ cũng chú trọng đầu tư khoa học công nghệ Chính phủ sẵn sàng đầu tư vốn cho giáo dục, khoa học công nghệ và thu hút chất xám, chi mạnh kinh phí dành cho nghiên cứu và phát triển (R&D) Nguồn vốn đầu tư khổng lồ này của chính phủ

đã đặt nền tảng quan trọng giúp Mỹ tiếp tục duy trì địa vị dẫn đầu trong lĩnh vực khoa họccông nghệ, đồng thời cũng là cơ sở để Mỹ có thể thực hiện chính sách phát triển khoa họccông nghệ tự do sau thập niên 1980 Ngoài ra, Chính phủ Mỹ còn thiết lập cơ chế khuyến khích học sinh theo học chương trình STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học)

ở Mỹ

Thứ hai là về con người Năng lực sáng tạo của người Mỹ nằm ở những trường đại học, các viện nghiên cứu chuyên ngành Trong Top 10 trường đại học danh giá nhất thế giới, Mỹ chiếm 6 trường, điển hình như Viện Công nghệ California từng giành đến 35 giảiNobel! Nếu tính rộng hơn đại học Mỹ chiếm 1/2 số lượng trong 50 trường tốt nhất thế

Trang 21

giới Yếu tố tri thức giúp quốc gia này đạt được nhiều thành tựu trong nhiều lĩnh vực còn lại như sức khỏe, kỹ năng, thị trường lao động, hệ thống tài chính và động lực kinh doanh.

Và thứ ba là áp dụng tốt thành tựu của nhân loại Tiêu biểu là thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp và cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật sau Chiến tranh Thế giới thứ hai Mỹ là một trong số ít những nước áp dụng thông minh, hiệu quả và thành công: điều chỉnh lại hợp lý cơ cấu sản xuất, cải tiến kỹ thuật và nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm Đây chính là nguyên nhân chính giúp kinh tế nước Mĩ phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ 2 Để 20 năm sau, Mĩ trở thành trung tâm kinh

tế - tài chính lớn nhất thế giới

2.2 Vai trò của người nhập cư

2.2.1 Kinh tế thuộc địa Bắc Mỹ trước ngày giành độc lập (1776)

Trong giai đoạn này, một trong những người nhập cư đầu tiên và xuất chúng nhất của Mỹ là triết gia lừng danh Thomas Paine Chính từ tác phẩm kinh điển “Common Sense” (Lẽ thường) xuất bản năm 1776 của Paine, giới trí thức Mỹ được truyền động lực

để giành độc lập từ thuộc địa Anh Theo Paine, “nước Mỹ nên trở thành nơi tị nạn cho những người yêu quý tự do dân sự và tôn giáo” Ông ủng hộ sự độc lập của các thuộc địa

Mỹ khỏi Đế quốc Anh, hỗ trợ cho cách mạng

Thế kỷ 16 và 17 là thời kỳ lịch sử 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ, từ năm 1776 thì trở thành Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ Trong giai đoạn này, hàng trăm ngàn người từ nhiều nước châu Âu như England (Anh), Scotland, Netherland (Hà Lan), Germany (Đức), Sweden (Thụy Điển), Spain (Tây Ban Nha) và Ireland đã nhập cư vào các thuộc địa Mỹ chủ yếu bằng đường biển Đáng chú ý là những người nhập cư “không tự nguyện” từ châuPhi, chủ yếu là Tây Phi, đến Mỹ làm nô lệ Từ năm 1700 đến 1775, ước tính có khoảng 278.400 người châu Phi đã nhập cư tới các thuộc địa Bắc Mỹ Tạo ra chế độ nô lệ ở Hoa

Kỳ, thể chế hợp pháp của việc sở hữu nô lệ như là tài sản, chủ yếu là người châu Phi và

người Mỹ gốc Phi, tồn tại ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ trong thế kỷ 18 và 19

21

Trang 22

⇒ Đã mở đường cho công cuộc giành độc lập từ thuộc địa Anh, hỗ trợ cho cách mạng, ủng hộ sự tự do độc lập của các thuộc địa Mỹ

2.2.2 Kinh tế Mỹ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản trước độc quyền (1776-1865)

Ngay sau khi Mỹ tuyên bố giành độc lập từ Anh năm 1776, số lượng người châu Âu nhập cư vào Mỹ vì lý do chính trị, tôn giáo và kinh tế tăng đáng kể Con số này đạt đến đỉnh điểm trong những năm 1892-1924

Về vai trò của người di cư trong cuộc cách mạng công nghiệp và sự phát triển của kinh tế Mỹ: Năm 1790, một người Anh di cư là Sxtâytơ đã xây dựng nhà máy dệt đầu tiên Sau 40 năm kinh nghiệm, nhà máy của Sxtâytơ đã thu lãi 60 vạn USD Từ đó, sự phát triển của ngành dệt ngày càng lớn làm cho giá trị sản phẩm dệt tăng lên Cách mạng công nghiệp Mỹ được tiến hành nhanh chóng là do nước Mỹ sử dụng nhiều yếu tố khách quan thuận lợi, tài nguyên phong phú, đất đai, khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nguồn vốn, và trong đó có yếu tố người lao động nhập cư, di cư từ châu Âu sang

Do vậy, khác với Anh, Pháp, cách mạng công nghiệp Mỹ tuy cũng bắt đầu từ công nghiệpnhẹ nhưng đã nhanh chóng chuyển sang công nghiệp hóa, hiện đại hóa nặng, phát triển đều các ngành Nguyên nhân của sự phát triển này một phần cũng vì đã có nhiều người nhập cư vào Mỹ (trong giai đoạn này nhiều nhất là người từ châu Âu sang) đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các cuộc cách mạng công nghiệp trước, góp phần tạo nên sự phát triển cho kinh tế Mỹ

2.2.3 Nền kinh tế Mỹ thời kỳ Chủ nghĩa tư bản độc quyền (từ 1865 đến nay) 2.2.3.1 Thời kì bùng nổ kinh tế Mỹ (1865-1913)

Thời kì này là sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Mỹ và sự phát triển này là

do nhiều nguyên nhân Do Nội chiến kết thúc, chế độ đồn điền ở miền Nam bị xóa bỏ, tạođiều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển trên lãnh thổ Mỹ Mỹ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lý, kinh tế chính trị thuận lợi Mỹ đã biết tận dụng và phát huy tối đa những thuận lợi của mình về tài nguyên và nguồn nhân lực Ngoài ra, trong thời kì

Ngày đăng: 09/04/2024, 09:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w