1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cảm thức lưu vong trong một số tác phẩm tiểu thuyết truyện ngắn vn hải ngoại đầu thế kỉ xxi khảo sát qua tiểu thuyết sóng ngầm của linda le và và khi tro bụi của đoàn minh phượng

31 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cảm thức lưu vong trong một số tác phẩm tiểu thuyết/ truyện ngắn VN hải ngoại đầu thế kỉ XXI (Khảo sát qua Tiểu Thuyết “Sóng Ngầm” của Linda Le và “Và Khi Tro Bụi” của Đoàn Minh Phượng)
Tác giả Linda Le, Đoàn Minh Phượng
Người hướng dẫn TS. Bùi Bích Hạnh
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Sư phạm Ngữ Văn
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 4,8 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Vài nét về cảm thức lưu vong (6)
    • 1.1.1. Lưu vong – quá trình tái hiện ký ức (6)
    • 1.1.2. Lưu vong – ám ảnh về ngôn ngữ (7)
    • 1.1.3. Lưu vong – cảm thức tha hóa và tâm thế phê phán (7)
  • 1.2. Đặc điểm truyện ngắn / tiểu thuyết VN Hải ngoại đầu thế kỉ đầu TK XXI 8 1. Vài nét về Văn học hải ngoại (8)
    • 1.2.2. Đặc điểm Văn học Hải Ngoại đầu thế kỉ XXI (9)
      • 1.2.2.1. Các tác phẩm đều mang những niềm trắc ẩn (9)
      • 1.2.2.2. Gắn liền với ám ảnh về những biến cố kinh hoàng trong quá khứ. 9 1.2.2.3. Cảm hứng về nguồn trong quá trình hội nhập với trong nước (10)
  • 2. Cảm thức lưu vong trong một số tiểu thuyết/truyện ngắn VN Hải ngoại đầu thế kỉ đầu TK XXI (12)
    • 2.1. Cảm thức lưu vong thể hiện trên phương diện nội dung (12)
      • 2.1.1. Cảm giác tha hương – con người tha hương (12)
      • 2.1.2. Cảm giác cô đơn – con người cô đơn (14)
      • 2.1.3. Sự hoài vọng (19)
    • 2.2. Cảm thức lưu vong thể hiện trên phương diện nghệ thuật (21)
      • 2.2.1. Kết cấu phân mảnh (21)
      • 2.2.2. Kết cấu dòng ý thức (24)
      • 2.2.3. Mô-típ ra đi - trở về (28)
  • 3. Kết luận (29)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (31)

Nội dung

Vài nét về cảm thức lưu vong Lưu vong trong văn học mang trong mình nhiều đặc điểm nổi bật và sức ảnh hưởng mạnh mẽ đã đưa nó trở thành một trong những cảm thức sáng tạo tiêu biểu của vă

Vài nét về cảm thức lưu vong

Lưu vong – quá trình tái hiện ký ức

Với mỗi con người kí ức luôn là một mảnh ghép quan trọng trong cuộc sống Nhưng đối với người sống lưu vong thì những ký ức chính là những ám ảnh, dây dứt khôn nguôi, là mắc xích gắn học với cội nguồn quê hương Và những ký ức đó theo năm tháng lưu vong lại trở thành quê hương của họ Một số người lưu vong họ muốn chối bỏ kí ức ấy nhưng nó vẫn luôn tồn tại trong tâm thức của họ Ký ức tạo nên cảm thức lưu vong khi mà chính chúng lại là lý do giải thích cho sự lưu vong Dựa vào những mảnh ghép ký ức các nhà văn lưu vong đã lý giải cho chính cái bản thể lưu vong của mình Các nhà văn lưu vong họ đều là những người lưu vong, cho nên quá trình tái hiện ký ức trong tác phẩm là hành trình họ cho thấy sự biến đổi của mình Mà sự biến đổi lại chính là đặc điểm nổi bật của lưu vong như đã nói ở trên Ký ức đối với người lưu vong là chất liệu lịch sử và nó chính là nền tảng văn hóa của họ, họ bị ám ảnh bởi ký ức, họ dày vò mình trong ký ức thì ký ức nó còn là hơi thở mà trong đó người lưu vong tồn tại, là điều kiện mang tính bản thể để người lưu vong họ ý thức được thân phận lưu vong của mình Ký ức khiến họ ý thức hơn cái gì đã làm mình bị biến đổi, mình đã thay đổi ra sao so với quá khứ, họ chọn ký ức như là không gian để họ tồn tại né tránh xứ xở học lưu vong Cũng chính ký ức là lý do mà ý thức thân phận lưu vong đậm nét hơn, dựa vào ký ức họ biết mình đến từ đâu, họ mang bản sắc gì và chính nó là lý do khiến họ không thể là con người hòa nhập tuyệt đối với vùng đất họ lưu vong

Tuy nhiên, ký ức tồn tại trong ý thức người lưu vong không phải là một phạm trù bất biến, nó cũng như những cái tồn tại vô hình khác cũng chịu sự tác động của thời gian, nó sẽ thay đổi, và chính tâm lý cũng như chính trị khi con người đối diện với những thử thách mới nó cũng sẽ bị bào mòn và được tái tạo bằng một cái mới Cùng với những sự biến đổi trong không gian, thời gian với sự biến đổi của tâm lý, ý thức và chính trị khiến cho những ký ức của họ cũng dần bị thay đổi Có thể những ký ức sẽ bị biến đổi từ đẹp đẽ thành ám ảnh đen tối, có thể từ rõ nét thành mờ nhạt, từ thừa nhận thành chối bỏ, cũng có thể từ phản đối thành thừa nhận, từ ác cảm đến thiện cảm…

Lưu vong – ám ảnh về ngôn ngữ

Khi sống trên nơi đất khách quê người những người viết về văn học lưu vong họ không chỉ ám ảnh ký ức mà còn ám ảnh về ngôn ngữ Bởi họ đều là nhưng người mang trong mình niềm tự hào lớn nhất lịch sử và văn hóa của người Việt Nam đó là dân tộc mình vẫn giữ được một ngôn ngữ riêng Họ đều là những con người rời xa mảnh đất sống của ngôn ngữ mẹ đẻ, họ đang lưu vong trên mảnh đất sống của ngôn ngữ khác Những nhà văn lưu vong họ đều là những người mang thân phận “sống nhờ” đất khách chính vì thế mà ngôn ngữ trở thành vấn đề phức tạp Họ luôn bị ám ảnh và tự hỏi: viết bằng cái gì? Viết văn đối với họ trên đất khách không còn là một nghề mà còn là một danh phận. Chính vì thế mà viết văn trở thành một cách hành lạc đau đớn của những người bất lực.

Họ luôn phải đấu tranh lựa chọn Tiếng Việt hay tiếng bản địa họ đang sống Chính vì thế mà nhiều tác phẩm của họ còn cho thấy bi kịch ngôn ngữ họ đánh mất đi ngôn ngữ nguồn cội, tìm thấy trong nhiều tác phẩm văn học lưu vong việc những người lưu vong không còn hoặc không thể nói được tiếng mẹ đẻ Có nhiều lý do, nhưng chung quy tất cả là do lưu vong mà ra Chính những ám ảnh và biến đổi về ngôn ngữ nó đã trở thành một phạm trù khi nhà văn thể hiện cảm thức lưu vong của mình qua những tác phẩm Ngôn ngữ trở thành một đặc điểm của cảm thức lưu vong và cốt lõi chính là sự ám ảnh hai thứ ngôn ngữ và sự mơ hồ hay mất gốc với tiếng mẹ đẻ Ngôn ngữ bao giờ cũng gắn chặt với ký ức, cho nên sự ám ảnh về ký ức đã kéo theo sự ám ảnh về ngôn ngữ, và những ký ức lưu vong khiến cho ngôn ngữ mang tính khả xúc.

Lưu vong – cảm thức tha hóa và tâm thế phê phán

Lưu vong không chỉ dừng lại ở đặc điểm là quá trình không ngừng của tái tạo ký ức và sự ám ảnh về ngôn ngữ của người lưu vong, mà trong văn học cảm thức lưu vong còn xuất hiện với đặc điểm cảm thức tha hóa và tâm thế phê phán Các nhà văn lưu vong không còn chỉ đơn giản là thể hiện những ám ảnh, những giằng xé, những thiết lập không ngừng của mảng kí ức, ngôn ngữ mà họ còn nhận thức được cái gọi là tha hóa và phê phán ở những người lưu vong Và khi viết văn học lưu vong các nhà văn lưu vong luôn cho thấy cái cảm thức mạnh mẽ của mình đối với “tha hóa” và “phê phán” Tha hóa là quá trình con người biến đổi mình thành một cái gì đó khác lạ với mình ban đầu, khác với bản chất mình vốn có Cho nên lưu vong với bản chất là tách biệt người lưu vong ra khỏi gốc rễ bản nguyên của họ, đặt họ vào một vùng đất mới buộc họ phải hòa nhập Không những thế lưu vong với đặc điểm phi hạn định của mình, tức người lưu vong họ luôn mang trong mình thân phận không rõ ràng ràng, họ không còn thuộc về cố hương và cũng không thuộc về vùng đất mới Chính sự tách rời ấy đã khiến cho người lưu vong luôn tồn tại những ám ảnh về bản thân và bắt đầu từ ám ảnh về thân phận, từ đó họ “luôn phải tự tìm kiếm và tự định nghĩa chính mình”, họ luôn thấy mình lạc lõng, cô đơn, hụt hẫng.Cảm thức tha hóa luôn đi kèm với sự phê phán.

Đặc điểm truyện ngắn / tiểu thuyết VN Hải ngoại đầu thế kỉ đầu TK XXI 8 1 Vài nét về Văn học hải ngoại

Đặc điểm Văn học Hải Ngoại đầu thế kỉ XXI

Từ sau 1986 đến nay, tâm thế của lực lượng sáng tác mới ở hải ngoại đã khác trước rất nhiều, điều này cũng đòi hỏi những chính sách, quan niệm văn học khác về khu vực này từ phía các cấp quản lí và các nhà nghiên cứu văn học Nhờ đường lối hội nhập cởi mở, hòa hợp dân tộc, Đảng và Nhà nước đã dần thu phục nhân tâm, hòa/hóa giải đối địch cũ, lấy đại đoàn kết dân tộc làm trọng, đã làm cho hai khu vực văn học trong và ngoài nước xích lại gần nhau hơn bao giờ hết Thậm chí, mối quan hệ biện chứng hữu cơ giữa hai khu vực văn học trong-ngoài nước đã dần xóa nhòa những đường biên giới hữu hình Dưới sự ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa, sự ra đời của internet, mạng xã hội và các phương tiện truyền thông đa phương tiện, các không gian địa lý, chính trị, quốc gia đã dần được nhất thể hóa Từ đó hình thành một nền văn học liên-thực thể Việt.

Ngày nay, tác phẩm hay công trình nghiên cứu của Linda Le, Thuận, Đoàn Minh Phượng, Thụy Khuê, Đặng Tiến, Hoàng-Ngọc Tuấn, Nguyễn Đức Tùng… dễ dàng xuất bản trong nước như bất kì một tác giả Việt Nam bình thường nào khác Thậm chí, nhiều khi những tác phẩm của họ còn phổ biến và tạo ra nhiều ảnh hưởng trên văn đàn hơn những nhà văn trong nước Sự kiện tác phẩm Người tị nạn (The Refugees) của Viet Thanh Nguyen (nhà văn gốc Việt đoạt giải Pulitzer 2016) được xuất bản gần đây và được đón nhận nồng nhiệt là một minh chứng Hội Nhà văn Việt Nam thậm chí còn tổ chức những sự kiện gặp mặt thân tình với các nhà văn nước ngoài (đến từ 12 quốc gia) với chủ đề “Nhà văn với sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc” vào 20 tháng 10 năm 2017 Tuy có thể cuộc gặp gỡ này còn nhiều điều chưa đạt như tôn chỉ, hay việc tổ chức còn chưa thật sự cởi mở, nhưng nó là một bước tiến lớn hướng đến sự nhất thể hóa nền văn học dân tộc, cả trong và ngoài nước.

Vì thế Văn học hải ngoại giai đoạn đầu TK XXI có các đặc điểm sau

1.2.2.1 Các tác phẩm đều mang những niềm trắc ẩn

Với các nhà văn lưu vong, cuộc ra đi như một sự trốn chạy khỏi đất nước tạo nên nhiều cú sốc lớn trong tâm lý, tinh thần họ Khi họ bỏ lại sau lưng quê hương, gia đình,sau đó là những vật lộn chống lại tai họa khủng khiếp từ thiên nhiên và hải tặc, những người ra đi tưởng như bị rút hết sức lực, nhiệt huyết Họ “nhúng mình” vào bầu khí quyển xứ sở Âu - Mĩ hoàn toàn xa lạ khi trong lòng lo lắng, cô đơn Quá khứ đè nặng lên tâm tư họ Cảm giác xa xứ, lạc loài quá lớn Chính vì thế mà Đoàn Minh Phượng đã xây dựng nên hình tượng An Mi trong tác phẩm “Và khi tro bụi”

1.2.2.2 Gắn liền với ám ảnh về những biến cố kinh hoàng trong quá khứ

Mặc dù không lấy chiến tranh, ký ức quá khứ ở trung tâm như trong một số hồi ký, ký năm 1975, nhưng quá khứ vẫn âm thầm quay trở lại trong những khoảnh khắc bi thảm của cuộc đời Hầu như tất cả các nhân vật nhập cư vào truyện ngắn mặc dù họ đã cố gắng làm mọi cách để phù hợp với nhưng sâu hơn trong tâm hồn của họ, ký ức về quê hương của họ, lý do khiến họ rời đi quê hương, hương trầm vẫn là vùng “bất khả xâm phạm”, không thể nguôi ngoai, không thể quên Những ký ức về cuộc chiến và thảm kịch "thuyền nhân" đã bị đào sâu và chôn vùi, nhưng dường như vẫn còn bỏng rát và đau đớn Nó để lại sẹo trên bị biến dạng, khuôn mặt bị biến dạng, chân bị tàn tật, cụt hoặc sẹo.Nó để lại di chứng trên những khuôn mặt bị biến dạng, méo mó (Pháo thuyền trên dòng Yang-Tsé - Trần Vũ, Xứ nắng - Lê Thị Thấm Vân,…), trên những đôi chân què, cụt (Thật là giản đơn, Làng ven sông - Nguyễn Văn Thọ, Chỗ tiếp giáp với cánh đồng - Khánh Trường, Chiều trước Giáng sinh - Võ Đình,…), hay những vết sẹo (Vết sẹo, Lá bùa - Nguyễn Văn Thọ,…)

1.2.2.3 Cảm hứng về nguồn trong quá trình hội nhập với trong nước

Nếu cảm hứng hoài niệm quê hương, làng quê thường gắn với một nỗi nhớ da diết về những cảnh sắc sặc sỡ của nơi chôn nhau cắt rốn , về hương vị sản vật của quê hương, hay của chúng ta và những người thân của gia đình, đất nước, cảm hứng “về cội nguồn” được thể hiện khá rõ qua cái vừa với tinh thần vừa với những hành động của nhân vật văn học Thời gian dài, không gian sâu thẳm và những rào cản vô hình về tâm lý và xã hội mà vẫn chưa thể vượt qua hoàn toàn mong muốn trở lại và "tắm mình" trong phong cách quê hương, cội nguồn đang bùng cháy Trong truyện ngắn Đất thánh của Võ Đình, nhân vật Trương- một người Việt lưu vong, dù đã ổn định cuộc sống cùng vợ con trên vùng đất mới, nhưng vẫn luôn ám ảnh về câu chuyện một anh bán hàng rong người Do Thái sống ở Ba Lan đã đột ngột vùng bỏ đi tìm Đất Thánh, năm năm sau mới về đến nhà, “tóc râu pha sương, mang theo một bao đất đầy vôi cát”, để thỏa nỗi lòng nhớ quê hương cũng như thỏa ước nguyện mang theo được nhúm đất khi vĩnh viễn nằm xuống nơi xứ người.Giống như người khổng lồ Antaeus được tiếp thêm sức mạnh kì diệu từ Đất Mẹ Gaia,chút đất từ quê hương xứ sở ấy đã tiếp cho anh chàng Do Thái một sinh lực để có thể tiếp tục cuộc bôn ba nơi đất khách Trương cũng đau đáu với niềm mong ước khi chết đi,được hỏa táng thành tro, “bỏ một nhúm vào cái chai nho nhỏ…, rồi kiếm cách gửi về nhà…”, để cái chai được vùi bên cạnh mộ bố mẹ mình; với anh, “thế là về với quê hương ông bà” (Võ Đình 1987, 59) Đó không gì khác hơn chính là khát vọng được trở về cội nguồn, đất đai, quê cha đất tổ Nhân vật coi Đất Mẹ chính là Đất Thánh, như một tín đồ tôn giáo một lòng ngưỡng vọng về mảnh đất thiêng của đời mình

“Nhân vật bà Lan trong truyện ngắn Xứ sấm sét lại tìm được một phương cách “về nguồn” thật độc đáo, kì dị Kết hôn cùng Jim, một người đàn ông bản xứ, ngót bốn mươi năm, cùng nhau chia ngọt xẻ bùi, nhưng ở người đàn bà Việt đã gần sáu mươi tuổi này, người ta vẫn mơ hồ cảm nhận thấy bà đang cất giữ một bí mật như ở phía bên kia của mặt trăng Bí mật ấy dần dần được hé lộ qua hành động bà Lan thường đi lên núi một mình. Để được có cảm giác “rờn rợn chan chứa một niềm chiêm ngưỡng vừa âm thầm, vừa nôn nao” khi nhìn thấy “những vòm cây lớn của núi Nam sơn, những cây ash, locust, poplar, vươn lên cao gấp hai mái nhà, chụm lại thành những thành trì hình mũi kiếm, sừng sững, đen ngòm Những thành trì cây lá ấy khiến bà vô cùng xúc động vì liên tưởng đến những tháp chùa Phổ Minh ở Nam Định, Thiên Mụ ở Huế… Bà nghĩ rằng một ngày nào đó trong tương lai xa xôi, có thể là trong một kiếp sau, nếu bà được thấy tận mắt, nhìn tận mặt những tháp chùa cao quý của chốn quê cha đất tổ ấy, bà cũng sẽ xúc động như bây giờ” (Võ Đình 1987, 120) Và nhất là để được trải nghiệm cảm giác “sảng khoái, rạo rực từ kẽ tóc đến móng chân” khi “dang tay ôm lấy thân cây” sồi già trên núi cao “Cây bao nhiêu tuổi, bà không cần biết Bà chỉ nghĩ rằng đời cây đã bắt đầu từ ngày mặt đất chưa in dấu người Và cứ thế, đã từ lâu, bà yêu thương cây sồi già ấy như bà yêu thương một miền quê cha đất mẹ, qua thời gian, không gian, đã đâm rễ kết cành ở đây, để ngày nay che chở ôm ấp bà ở nơi tha phương” (Võ Đình 1987, 120) Ôm lấy thân cây xù xì gai góc trong cơn mưa rừng cùng sấm sét vùng nhiệt đới dữ dội, bà Lan tưởng như “nếu buông nó ra, bà sẽ tiêu tan đi mất Như thể cơ thể bà, toàn lẽ hiện hữu của bà đang được trì dưỡng bởi tinh túy và hơi ấm tiết ra, phóng ra, từ thân cây đại thụ” Và “nước mắt bà trào ra, hòa với nước mưa, chảy ròng…” (Võ Đình 1987, 122) Một hình ảnh kì lạ khiến người đọc cảm động Con người xa xứ đang hòa mình, tắm mình trong cơn mưa rừng nhiệt đới, đang tiếp nhận nguồn sinh lực dồi dào từ một cây đại thụ, coi đó như là hiện thân của núi rừng quê cha đất mẹ Trí tưởng tượng của Võ Đình ở truyện ngắn này được đẩy đến mức độ lạ lùng, kì dị, dễ gây cảm giác “quá ngưỡng” do bản thân tác giả là người chịu ảnh hưởng sâu sắc mĩ cảm văn hóa phương Tây.” [4]

Có thể nói, với mỗi nhân vật tha hương, một nhúm đất, một dòng nước, một gốc cây hay một cơn mưa rừng ào ạt, dữ dội,… đều có thể mang chở cả linh hồn xứ sở Con người tìm đến những thứ vật chất hữu hình đó để nương tựa và di dưỡng tinh thần, để bắc một nhịp cầu tâm linh, tinh thần vô hình nối với nguồn mạch quê hương, trở về với quê hương Cảm thức về cội nguồn, gốc gác như một thứ huyết mạch âm thầm chảy trong tâm thức nhà văn xa xứ và chảy tràn trên những trang văn.

Cảm thức lưu vong trong một số tiểu thuyết/truyện ngắn VN Hải ngoại đầu thế kỉ đầu TK XXI

Cảm thức lưu vong thể hiện trên phương diện nội dung

2.1.1 Cảm giác tha hương – con người tha hương

Tha hương hay “xa xứ” có nghĩa là cách biệt, rời xa quê hương, tách khỏi thiên nhiên, đồng loại Khái niệm xa xứ có hai yếu tố gắn bó chặt chẽ với nhau: về tâm lý, đó là trạng thái đơn độc, lẻ loi, hoài vọng cố hương; về hoàn cảnh sống là sống trong một không gian xa lạ, do nhiều nguyên nhân – tách ra khỏi cộng đồng thân thuộc Nhân vật

An Mi lưu vong trong hoàn cảnh không gia đình, không người thân thích, đứa trẻ bảy tuổi đã phải một mình rong ruổi tới một đất nước hoàn toàn xa lạ, dường như cuộc đời đã quá khắt nghiệt cho một đứa trẻ.

“Không hẳn vậy Cháu qua đây lúc bảy tuổi Trẻ mồ côi vì chiến tranh Cháu bị thương, người ta đem lên tàu bệnh viện Đức để chữa bệnh Gia đình cháu chết hết, không ai đến nhận cháu về, người ta đưa cháu qua đây luôn.” Đối diện với hoàn cảnh đó, An Mi cứ sống dập dìu ngày qua ngày, không còn dấu ấn nào sâu sắc trong cô Ở đất nước xa lạ ấy, cô được cha mẹ nhận nuôi Khi trưởng thành, cô có gia đình riêng, có người chồng Nhưng đến ngày người chồng mất vì tai nạn, với An Mi tất cả mọi thứ đều hư vô và trống trãi “điều đánh dấu cuộc đời tôi không phải là nỗi buồn mà là một khoảng trống không.”

Nhân vật chọn sống những ngày tháng của đời mình một lần tha hương nữa để nhặt nhạnh lại mình bằng cách chênh vênh trên những chuyến tàu Chuyến tàu đưa cô đi từ vùng này đến vùng khác khắp đất nước Đức, một phận người trống trãi, cứ lênh đênh như vậy một mình lặng lẽ “Rồi tàu đến và rời thành phố, đi qua những cánh đồng nối tiếp nhau, có khi bằng phẳng, có lúc lên núi xuống đồi Có những lối đi băng qua những cánh đồng đó, mất hút về phía xa Rồi xe đi qua một cánh rừng, một khu phố lưa thưa nhà cửa, loáng thoáng ánh đèn, đường xe đi lên đi xuống Quê hương của loài người bây giờ lại lùi xa bên ngoài khung cửa kính, lúc nào cũng chỉ lướt qua, nhạt nhòa và không tiếng động.”

Cô cũng không muốn làm quen hay xây dựng bất cứ một mối quan hệ nào “Tôi muốn họ mãi mãi là người lạ và mỗi lần nói chuyện với ai đều không có lần thứ hai.”

“Quê hương là gì nếu không phải là sự lặp lại Tôi không muốn tất cả những thứ ấy Tôi biết mặt đất là một thứ khó chia tay nên tôi sẽ sống trên những chuyến tàu.” Ở nhân vật Văn trong “Sóng Ngầm” cũng mang một cảm thức tha hương nhưng ông lại muốn chối bỏ quá khứ, ông mặc cảm về thân phận, tự ti về hoàn cảnh gia đình. Chính sự mặc cảm thân phận khiến các nhân vật trong tiểu thuyết Sóng ngầm phản ứng với cuộc đời theo những cách riêng Lou chọn nghề dạy học để truyền đạt những tư tưởng độ lượng, đi ngược các luận thuyết định kiến của mẹ Ulma tìm đến sách vở và chút ràng buộc máu mủ trong mối quan hệ loạn luân Văn xoay sở để tự tin bên cạnh người bản xứ, lựa chọn các giá trị phi quốc gia và nhờ Ulma, qua Ulma, nối lại với phần cội nguồn từng bị lãng quên Bi kịch từ gia đình của các nhân vật không tách rời với bi kịch đánh mất/không có quê hương Nhìn sang cuộc đời tác giả có thể thấy bi kịch “không có” quê hương của chính Linda Lê được cài cắm vào cặp đôi Văn và Ulma, vừa tương đồng vừa đối lập, làm nên một sự bổ sung hoàn hảo cho kiểu con người lưu đày, vừa chối bỏ/đánh mất vừa truy tìm thân phận.

Lớn lên trong hoàn cảnh bị bỏ rơi, bị xóm giềng dòm ngó nghi kị, Văn bị đẩy dần về phía văn hóa Pháp dù bố anh vốn là người cổ xúy tiếng Việt, văn Việt Văn nói tiếng Pháp cùng với mẹ, sành sỏi tập tục, văn học Pháp trong khi ù cạc ca dao, truyền thuyết Việt hay các trang sử về bán đảo Đông Dương Mẹ Văn, bằng tất cả sức lực, vốn liếng và các mối quan hệ công việc đã tìm đường cho Văn thoát khỏi Việt Nam, sau khi Sài Gòn thất thủ và bố Văn đã chết, không kịp đợi đến ngày đất nước thống nhất Rời bỏ quê hương với nhiều ảo vọng, trong đó có cả ảo vọng sẽ vượt lên trước dân Pháp gốc khu La tinh - ham muốn tự khẳng định của Văn suy cho đến cùng chính là để che đi những mặc cảm về cội rễ trong những ngày tháng lưu vong Văn xóa bỏ hiện tại bằng cách chìm vào các dự định riêng, quên đi người mẹ khốn khó không nơi nương tựa ở quê nhà là sợi dây duy nhất khiến anh còn vọng về quê cha đất tổ.

Tự ti hay gồng mình kiêu hãnh, về bản chất đều xuất phát từ sự không tự tin, từ việc che giấu mặc cảm hay những thương tổn tinh thần Giống mẹ, Văn không tự cô lập, nhưng khá cô độc Văn thuộc “thế hệ không còn nhìn thấy bóng dáng kẻ cướp đoạt ở người Pháp, kẻ xâm lược ở người Mỹ” và được mẹ, bằng tất cả sự tận tụy, gieo vào lòng anh tình yêu với văn hóa Pháp Đến Pháp vào năm 15 tuổi, ngoại trừ nỗi mất mát vì sự chia tay, Văn rất hào hứng với Paris Ngay cả khi rời bỏ gia đình người giám hộ lúc 17 tuổi, thiếu thốn đủ bề, tình yêu của Văn với văn hóa, văn học Pháp vẫn không suy suyển.

Có thể nói, nhờ mẹ, Văn hấp thu được nhiều tinh hoa văn hóa phương Tây, để sau này, anh tự nhận mình “là một gã cua gàn, nhưng đầu óc cởi mở”, hay “lạc thời, song không hoài cổ” Văn thoải mái khi sống ở xứ người Anh hòa nhập tốt đến mức “chỉ còn chất Á ở dung mạo và chất Việt ở danh xưng” và hẳn nhiên “không thuộc số người lưu vong mỏi mòn vì xa tổ quốc” Văn xem mình là “gã công dân toàn cầu không mắc lỗi thiếu tò mò, gã người Việt chẳng nhớ rõ truyền thuyết nước mình” Văn chỉ có vài tấm hình cũ của bố và đã bao năm để quên trong ngăn kéo Rời khỏi Việt Nam, Văn đã không còn nhớ về bố và bố anh chỉ còn là một bóng ma nhợt nhạt Văn không quá sầu não vì đã ra đi, dù hằng đêm vẫn nhớ đến Việt Nam.Và cùng với các phản ứng tự khẳng định và quên đi những nỗi đau, cội nguồn quê hương với Văn ngày càng xa cách Văn tự xốc lại mình khi nghĩ về mẹ, không tự “dựng túng quẫn của mình thành núi non”; hài lòng khi “sống trên một xứ sở tự do, đi thư viện, được tùy nghi sử dụng mọi kho tàng văn chương thế giới” Với Văn, nhìn tổng thể, nước Pháp phần nào dành thịnh tình cho anh – khiến anh từng mỗi lúc mỗi thoải mái hơn trong hình thức “da vàng, mặt nạ trắng” Văn không tự ti, bởi anh tự ý thức mình là “cư dân cựu Đông Dương đến Paris không có hành trang nào khác ngoài lòng ham hiểu biết bất thỏa”

Từ trong vô thức và cơ chế tự xoa dịu mặc cảm thân phận, bằng cách “không còn nghĩ đến ba hay quê nhà”, Văn đã đồng thời chối bỏ cả quê hương, nguồn cội và gốc gác Á Đông Anh sống ở khu phố nhan nhản người châu Á, nhưng chỉ thân thiết với một người bạn Bắc Phi và một người gốc Do Thái, kiểu công dân toàn cầu, chứ thờ ơ với đồng bào, với những người cùng sắc tộc Văn “không day nhấn vào thân phận nhập cư của mình, mà gạch chéo trang lai lịch bản thân” Không lãng quên, không hẳn chối bỏ… Văn đơn giản chỉ không muốn mang theo kí ức vào những tháng ngày hiện tại, không muốn cố quốc làm gợi nhắc đến thân phận nhập cư Bi kịch mất quê hương dù không quá dày vò anh, song, vẫn luôn hiện hữu dù Văn có tìm cách không nhắc đến Kể từ khi mẹ mất, ở Việt Nam chẳng còn tương lai đối với Văn Văn đã tự “kéo màn khép lại tuổi thơ tại Việt Nam” cho đến khi nhận được thư của Ulma, biết mình có một người em cùng nguồn cội, bản thể khác của chính mình Bằng khao khát tìm hiểu thân phận, Ulma đã giúp Văn biết thêm một phần đời khác của bố họ Và bằng tất cả những mất mát về gia đình, Ulma cũng đã giúp Văn nhìn thấu bi kịch bị chối bỏ, dẫu anh cố tình quên lãng, như một cơ chế tự vệ, xoa dịu chấn thương Thái độ và hành động quyết liệt tìm kiếm quê hương, nguồn cội của Ulma đã làm sống dậy trong Văn cả một tuổi thơ cùng cố hương vốn đã lắng sâu rong tiềm thức Có thể xem Ulma là phần sáng của những góc tối trong Văn, buộc anh đối diện với bi kịch để mất, hóa ra cũng đau đớn như việc không có quê hương của cô, trước khi họ tìm thấy nhau để lấp đầy những khuyết thiếu.

2.1.2 Cảm giác cô đơn – con người cô đơn

“Cô đơn là đặc trưng của thân phận người, con người là sinh vật duy nhất cảm thấy mình đơn côi và cũng là sinh vật duy nhất biết tìm đến người khác.” Cảm thức cô đơn có thể được hiểu là sự thức nhận về nỗi bơ vơ, lạc lõng của cá thể trong môi trường xã hội của nó Trong xã hội hiện đại, cô đơn được coi như một định mệnh tất yếu của con người Nhân loại cảm thấy mình bơ vơ, lạc lõng trong cuộc đời Sợi dây níu giữ các mối quan hệ gắn bó của con người là mong manh, dễ đứt, con người bơ vơ trong gia đình, cộng đồng, bị đẩy vào cảnh sống chán nàn, vô vị, không có ai thấu hiểu mình và mình cũng không lý giải được cuộc đời Đoàn Minh Phượng rời Việt Nam đi định cư tại Đức khi chưa đầy hai mươi tuổi, sống trong lòng xã hội tư bản với những cách biệt về văn hóa, ngôn ngữ đã tạo nên những mặc cảm văn hóa sâu nặng trong tiềm thức của con người xa xứ Ở đó, chị nhận ra “mình lạc lõng và luôn có cảm giác mình không tồn tại trên mặt đất Như thể mình bị cắt rời khỏi phần máu thịt của mình” Ở tác phẩm “Và khi tro bụi” Đoàn Minh Phượng cũng xây dựng nhân vật An Mi nửa đời lưu vong Đúng như Đoàn Minh Phượng đã từng nói: Trẻ con vừa biết thở đã thở lấy quê hương vào người Bởi thế, xa quê hương, nhân vật như

“đoạn tuyệt” với hơi thở, “đoạn tuyệt” với sự sống của cuộc đời mình An Mi trong “Và khi tro bụi” đã ra đi trong một hoàn cảnh trớ trêu: bị thương trong chiến tranh khi còn rất nhỏ, cô được đưa ra nước ngoài chữa trị; khi đã qua khỏi, cô không còn con đường trở về; ký ức mong manh của một đứa trẻ trước một cú sốc tinh thần quá lớn khiến cô không còn nhớ được gì về nguồn cội Tất cả trong cô đã bị tẩy trắng hoàn toàn Mất quê hương, rồi mất cả người chồng thân thương, cô không còn chỗ bấu víu Cô thấy toàn bộ cuộc đời cô lúc nào cũng chông chênh, chao đảo Cuối cùng, cô quyết định tìm đến cái chết để chấm dứt cuộc đời đầy đau khổ khi không thể viết thêm gì về cuộc đời của mình ngoài dòng chữ: “Tôi là một đứa trẻ mồ côi đến từ đất nước chiến tranh”

An Mi cô đơn bởi sợi dây kết nối cô với xã hội đã đứt “như một loài ma trơi, tôi đã sống ở bên ngoài cuộc đời, vừa sống vừa xóa đi ngày tháng và ký ức” Cô gái cảm thấy mình mất cả trọng lực, như đang rơi trong khoảng không, rất dễ vỡ bởi mặc cảm văn hóa trên đất nước xa lạ “Con người không có quê hương giống như một hạt cỏ đưa đến bám rễ trên vách đá, tôi biết thân phận mình rất dễ vỡ” Rõ ràng, những ám ảnh bản thể cô đơn được nhà văn thể hiện thông qua mặc cảm lưu vong Nỗi trống rỗng, cô đơn của nhân vật

An Mi được cô gói gọn trong mấy dòng chữ ghi vào cuốn sổ tay: “Tôi là một đứa trẻ mồ côi Tôi đến từ một đất nước có chiến tranh”, “Tôi là khách lạ bất cứ đâu”, “Tôi mồ côi, không có quá khứ, tình yêu, mơ ước, tôi không có một cái tên, chân dung hay linh hồn. Tôi là một gian nhà trống, tôi không có gì để nhớ”

“Tôi không còn người quen, không còn việc gì trên đời để làm, nơi chốn nào để đến”.

“Tôi thấy mình đang mất đi, mình không thực Không còn một ý thức rõ nét và buồn thảm.”

“Tôi không cần có trí nhớ, kỷ niệm hay nỗi buồn Tôi sẽ ném ra ngoài cửa cuốn sổ người trực đêm khách sạn đã cho tôi Tôi sẽ đi vào đám sương mù của tôi, sẽ tan ra trong đó.”

Cảm thức lưu vong thể hiện trên phương diện nghệ thuật

Linda Lê đã xây dựng tiểu thuyết của mình bằng sự tách rời câu chuyện của các nhân vật, bà đặt mỗi nhân vật vào một thế giới riêng, một câu chuyện riêng trong tổng thể tiểu thuyết Sóng ngầm với cấu trúc bốn phần (Giữa đêm – Rạng đông – Giữa trưa – Hoàng hôn) Nhưng điều đặc biệt là bốn phần này nội dung câu chuyện của nó không phải là sự liền mạch nối tiếp mang tính tuyến tính như sự tuyến tính của thời gian mà tên phần thể hiện Trong các phần nội dung của nó lại tiếp túc chia nhỏ làm bốn phần nhỏ khác với bốn câu chuyện của bốn nhân vật Văn – Lou – Ulma – Laure Tuy nhiên, cũng không có nghĩa là nội dung câu chuyện của các nhân vật trong các phần lớn nó sẽ liên kết tuyến tính với nhau Mạch câu chuyệt bị đứt gãy một cách tuyệt đối, người đọc khó có thể sắp xếp nó lại với nhau theo một trình tự tuyến tính về không gian, thời gian Kết cấu phân mảnh đòi hỏi người đọc phải đọc hết toàn bộ câu chuyện mới có thể cảm nhận được nội dung câu chuyện được kể, thậm chí người đọc phải đọc đi đọc lại nhiều lần mới có thể hiểu tác giả đang kể đang viết câu chuyện như thế nào Người đọc chỉ có thể đọc toàn bộ nội dung câu chuyện rồi tự hình dung lại những sự kiện về cuộc đời nhân vật theo một giai đoạn nào đó không hoàn toàn cụ thể và chính xác Đồng thời các sự kiện cũng sẽ bị đảo lộn, mơ hồ, sẽ có những giai đoạn không thể xác định Có thể thấy, Linda Lê không những tách rời nhân vật mình với câu chuyện cuộc đời riêng biệt không lồng ghép vào nhau mà bà còn tách nhỏ từng câu chuyện cuộc đời của từng nhân vật để nó không còn là một chỉnh thể liền mạch Cách xây dựng và sắp xếp mạch truyện của Linda Lê là cách xây dựng mang tính phân mảnh Mà sự phân mảnh của Linda Lê là sự phân mảnh theo cấp số nhân Kết cấu phân mảnh vốn dĩ nó đã mới khi hướng đến tính trò chơi của tiểu thuyết, nó đã phá vỡ tinh thần đại tự sự của tiểu thuyết truyền thống Mà sự phân mảnh của Linda Lê còn tạo nên tính lạ và tính độc đáo cho tiểu thuyết của mình, cách phân mảnh này của Linda Lê khó có thể tìm thấy ở tiểu thuyết khác Cách xây dựng kết cấu phân mảnh của Linda Lê dường như nó lại càng phù hợp hơn để thể hiện câu chuyện của những con người mang thân phận lưu vong.

Trước hết, với sự lựa chọn kết cấu phân mảnh, câu chuyện của các nhân vật với

“cốt truyện bị nghiền thành từng viên nhỏ của biến cố và hoàn cảnh, nhân vật bị phân tán thành một bó của những khát vọng nhức nhối” Con người lưu vong họ trải qua nhiều biến cố trong cuộc đời, đặc biệt những biến cố ấy luôn tạo ra những sang chấn trong tâm lý của họ tạo nên những ám ảnh Tuy nhiên, theo thuyết phân tâm học, đối với những ám ảnh và biến cố con người có hai lựa chọn một là khắc sâu nó hai là lãng quên nó Và chính thuộc tính tâm lý này mà những người lưu vong với họ những ám ảnh ký ức sẽ xuất hiện phụ thuộc vào tình trạng của tâm lý và mạch cảm xúc của họ Cho nên, sự phân mảnh cốt truyện cũng nói lên sự phân mảnh trong những ký ức của người lưu vong về các biến cố của cuộc đời mình Không những thế, những người lưu vong là những người mang trong mình nhiều ký ức, ký ức về cố hương và ký ức về đất khách, họ không ngừng tái tạo lại ký ức của mình, chưa kể đến một số người lưu vong họ lựa chọn hòa nhập vào văn hóa đất khách thì ký ức của họ có xu hướng thiên lệch Cho nên, qua các quá trình không ngừng tái tạo ký ức do nhu cầu hoặc do tác động của thời gian thì các mảnh kí ức của họ có phần bị lu mờ, có phần bị mất đi Cho nên, sự phân mảnh của cốt truyện chính là điều kiện lý tưởng và phù hợp để con người lưu vong được kể lên câu chuyện của mình theo chính mạch cảm xúc mình có và theo ký ức được tái tạo mà không bị ràng buộc bởi quy tắc tuyến tính hay logic Cốt truyện bị xé nhỏ, được sắp xếp một cách phi logic, những sự kiện rời rạc nó không làm lu mờ đi nội dung mà người kể muốn biểu đạt mà nó lại càng khơi sâu hơn tâm thức lưu vong của nhân vật Những mảnh chuyện đảo lộn trước sau, không gian thay chiều liên tục, thời gian khó phân định nó như khắc sâu hơn sự bi kịch của những thân phận lưu vong, vì có quá nhiều biến cố họ phải trải qua, có quá nhiều điều họ cần phải thay đổi, họ luôn phải sống với sự mơ hồ của lằn ranh phân chia văn hóa khiến cho họ không thể có một kí ức, một câu chuyện đầy đủ, trọn vẹn

Kết cấu phân mảnh của câu chuyện đưa nhân vật về với cảm xúc thật của chính mình, nhân vật không thể bỏ qua cái cảm xúc mình đang có, ký ức đang hiện lên Câu chuyện là sự lắp ghép của nhiều mảnh ghép tương ứng với mỗi mảnh hiện thực khác nhau Hiện thực của câu chuyện là hiện thực không trọn vẹn, hiện thực rời rạc, đổ vỡ, rạn nứt, một cuộc sống đang tan vỡ Câu chuyện của Văn – Lou – Ulma – Laure là câu chuyện của hiện thực, chính hiện thực thân phận của họ, hiện thực cuộc sống mà họ đang trải qua với sự hỗn độn phức tạp của các sự kiện, sự việc đang xảy ra, các biến cố đang bủa vây Nhưng những hiện thực ấy không tồn tại với một khối thống nhất mà nó là vô số mảnh vỡ cùng xuất hiện nhưng không cùng phương hướng Câu chuyện cuộc đời của Văn không chỉ tìm thấy trong dòng tự thuật của ông mà còn tìm thấy trong lời kể của ba người phụ nữ bên ông Đấy chính là một đặc điểm thể hiện của kết cấu phân mảnh, các sự kiện liên quan đến nhân nhận không chỉ được tìm thấy trong câu chuyện của họ mà còn tìm thấy trong câu chuyện mà người khác kể Cũng bởi chính dạng thức này nó đã tạo nên tính quan hệ cho các mảnh vỡ, các mảnh vỡ khác nhau tồn tại cạnh nhau tuy độc lập mà không tách biệt, câu chuyện của Văn – Lou – Ulma – Laure tuy riêng biệt về tâm tư nhưng lại nằm trong sự ràng buộc và liên kết Đấy chính là tính nghệ thuật độc đáo của kết cấu phân mảnh với nhiều cái “tôi” Sự sắp xếp ngẫu nhiên, hỗn độn của các vấn đề, của hiện tại và quá khứ, giữa thực và ảo đan xen vào nhau làm nhòa ranh giới Khi Linda

Lê để câu chuyện của nhân vật được xuất hiện với sự xóa nhòa của ranh giới là lúc mà lưu vong của nhân vật được triệt để khai phá Con người lưu vong là con người của đa văn hóa, chính vì thế mà họ mang trong mình chủ trương phi trung tâm hóa, họ lựa chọn cho mình chỗ đứng ở giữa Chính vì đặc điểm này mà các câu chuyện của nhân vật lưu vong luôn có sự nhọc nhằng của câu chuyện về cố hương và đất khách, câu chuyện của hiện tại và quá khứ, không gian thực và ảo Văn kể lại câu chuyện cuộc đời mình bằng những mảnh kí ức về quá khứ và hiện tại của anh là một xác chết nằm trong quan tài, quá khứ của anh là một người lưu vong còn hiện tại của anh là một hồn ma lưu vong Với câu chuyện của Văn Linda Lê đã lồng ghép kết cấu thực - ảo vào trong kết cấu phân mảnh của tiểu thuyết Mà chính xác ở đây là thực - ảo của không gian, thời gian và nhân vật. Không gian thực là không gian của nghĩa trang chôn cất Văn, không gian mà Lou, Ulma, Laure đang sống, không gian trong chiếc quan tài Văn nằm, còn không gian ảo là không gian mà linh hồn Văn đang tồn tại, không gian của thế giới tâm linh, không gian tâm tưởng hiện lên trong kí ức của các nhân vật Thời gian thực là thời gian một ngày từ sau khi Văn chết đến khi chôn cất Văn Thời gian ảo là thời gian tâm lý của nhân vật, nó gắn với không gian tâm tưởng trong câu chuyện của nhân vật mà chủ yếu là thời gian quá khứ chịu sự chi phối của mạch cảm xúc Và sự xuất hiện của hồn ma là yếu tố ảo trong tính thực của câu chuyện, Văn tồn tại với tư cách hồn ma để nhìn nhận lại đời mình, Văn tồn tại với tư cách hồn ma để chứng kiến lễ tang của mình, và Văn cũng tồn tại với tư cách hồn ma để dự đoán kết cục tương lai sau cái chết của mình Với cách xây dựng kết cấu thực - ảo này Linda Lê không chỉ cho thấy quan niệm Á Đông của mình về thế giới tâm linh mà đồng thời bà gắn vào nhân vật mình chất Á Đông không thể chối bỏ Xây dựng nhân vật tồn tại với tư cách hồn ma kể chuyện, chiêm nghiệm Linda Lê như khẳng định một điều chắc nịch về hai chữ lưu vong và thân phận lưu vong của con người Họ rời bỏ quê hương, họ phải đứng trên ranh giới của những giao thoa, và họ chết trên đất khách. Thân phận lưu vong thì mãi mãi là lưu vong dù cho họ đã là một hồn ma

Kết cấu phân mảnh tách rời mạch truyện của các nhân vật khiến cho kích cỡ không gian – thời gian câu chuyện của họ được kéo căng hết mức Cấu trúc của tiểu thuyết là vòng tròn thời gian của một ngày từ giữa đêm đến rạng đông đến giữa trưa và kết thúc bằng hoàng hôn Cấu trúc trên cho thấy sự nén ép về mặt thời gian tuy nhiên bên trong vòng tròn ấy lại là sự mở rộng về kích thước của thời gian Thời gian câu chuyện mà nhân vật kể không phải là câu chuyện của một ngày mà là câu chuyện của một đời câu chuyện ấy với móc kết thúc là ngày mai táng Văn Cách xây dựng này đã cho thấy tài năng nghệ thuật của Linda Lê, bà dồn nén khuôn vỏ của câu chuyện và trong khuôn vỏ đó bà để cho hạt nhân được bung nở hết mình Tuy nhiên, chính kết cấu phân mảnh để tạo ra sự giãn nở về thời gian câu chuyện được đặt trong một cấu trúc dồn nén thời gian nó một mặt tạo nên tính nghệ thuật kết cấu mặt khác nó lại cho thấy bi kịch thân phận của nhân vật lưu vong Câu chuyện cả một đời, thời gian của một đời người lại được tóm gọn bằng vòng tròn của một ngày, thân phận của một con người mà chỉ được tính bằng vòng quay của một ngày Điều này cho thấy rằng, những con người lưu vong họ sống cả một đời nhưng số phận của họ lại được tính đến từng ngày, sinh mạng của họ lại được quyết định trong thời gian một ngày Mà ở đây rõ nhất chính là thân phận của Văn, ông sống cả cuộc đời mấy chục năm, vậy mà bây giờ câu chuyện mấy chục năm ấy, cuộc đời ấy bắt đầu đếm khi đồng hồ điểm giữa đêm và kết thúc khi mặt trời lặn Cuộc đời của Văn giờ đây không còn được biết đến là bấy nhiêu năm nữa mà được tính bằng giờ, cuộc đời của ông được tính bằng thời gian ông nằm trong không gian cái quan tài chật hẹp ấy Khi nhập quan ông bắt đầu sống lại những giai đoạn đời mình mà ông kết thúc nó khi chiếc quan tài của ông nằm dưới ba tấc đất Cuộc đời của Văn được vắn tắt trong một ngày và cuộc đời của ba người phụ nữ bên ông cũng được vắn tắt trong một ngày đó Nhưng khi đến sáng mai, cuộc đời của Văn đã hoàn toàn chấm dứt “chỉ còn là một bóng ma giữa các bóng ma” còn cuộc đời của ba người phụ nữ ấy đã rẽ sang một trang mới để bắt đầu lại, một cuộc đời không có Văn

“Dòng ý thức” là một thuật ngữ văn học chỉ một xu hướng sáng tạo văn học (chủ yếu là văn xuôi) khởi điểm từ đầu thế kỷ 20, tái hiện trực tiếp đời sống nội tâm, xúc cảm và liên tưởng ở con người Đây cũng là một kỹ thuật viết được được các nhà văn hiện đại sử dụng phổ biến trong các sáng tác của mình và trong đó không thể bỏ qua các tiểu thuyết lưu vong của nhà văn hải ngoại Việt Nam Linda Lê là nhà văn ưa chuộng kỹ thuật dòng ý thức này trong phong cách viết của mình, các tác phẩm của chị đều cho thấy sự hiển hiện của kỹ thuật dòng ý thức mà đặc biệt là dòng ý thức mang cảm thức lưu vong. Tiểu thuyết Sóng ngầm là một trong số các sáng tác của chị thể hiện được kỹ thuật dòng ý thức mang cảm thức lưu vong này Mà đặc biệt là tiểu thuyết đã xây dựng kỹ thuật dòng ý thức phát triển thành một kết cấu của tác phẩm, chi phối đến các yếu tố tạo dựng nên tác phẩm, chính kết cấu này đã góp phần thể hiện cảm thức lưu vong mà nhà văn Linda Lê gửi gắm.

Như đã nói ở trên, kết cấu dòng ý thức này nó được xây dựng và tổ chức dựa trên sự vận động của ý thức, cảm xúc, nội tâm con người Kết cấu này được sử dụng với dụng ý khơi sâu hơn đời sống nội tâm và những yếu tố mang tính bản thể con người Chính đặc điểm này mà kết cấu dòng ý thức là kết cấu được các nhà văn lưu vong sử dụng nhiều trong các sáng tác của mình vì nó phù hợp với đặc điểm của văn học lưu vong, cảm thức lưu vong Điều này có thể thấy, khi sử dụng kết cấu dòng ý thức này, các nhân vật trong tác phẩm đều trở về với đời sống nội tâm, khai phá những ký ức và tâm lý của mình. Sóng ngầm của Linda Lê đã đưa các nhân vật vào sống trong thế giới nội tâm của họ, ở đó các nhân vật – các cái “tôi” sống với chính cảm xúc mình đang có, sống với các dằng xé về nội tâm, các ám ảnh của ký ức, ám ảnh về thân phận,…Kết cấu dòng ý thức giúp nhân vật được sống đúng hơn với cái tôi bản thể của mình nhưng lại tạo nên sự mờ nhạt về ranh giới thời gian, không gian của tác phẩm, chính vì vậy mà các tác phẩm xây dựng kết cấu dòng ý thức này người đọc như lạc vào mê cung của ý thức Qua đó có thể thấy rằng Sóng ngầm không chỉ dẫn người đọc vào mê cung của ý thức mà còn khiến người đọc phải lạc lối và loay hoay trong mê cung đó khi ý thức bị phân mảnh

Tiểu thuyết “Sóng ngầm” hiện lên với bốn cái tôi với bốn câu chuyện của bốn thân phận con người, bốn cái tôi này kể câu chuyện của mình bằng chính ý thức, cảm xúc, nội tâm và kí ức mình đang có, mà những dòng ý thức này nó ngổn ngang, bề bộn của các kí ức, cảm xúc Tất cả các câu chuyện được tạo dựng lên một cách ngẫu nhiên bằng các kí ức hiện lên của nhân vật, tất cả câu chuyện mà nhân vật kể đều xoay quanh tâm trạng và sự vận động ý thức của nhân vật, mà ở đây là sự vận động ý thức của bốn cái tôi Quá khứ, hiện tại và tương lai hiện lên chông chênh giữa hai bờ quên nhớ trong dòng ký ức của các nhân vật, Văn – bản thể lưu vong, Lou – người vợ bị phản bội đến nỗi đâm chết chồng, Laure – đứa con gái chịu đựng cú sốc cái chết của ông bố lưu vong là đứa con gái mang nửa dòng máu lưu vong, Ulma – đứa con lai bị cha ruột chối bỏ và tâm thức muốn tìm hiểu về đất nước của người cha Tiềm thức của nhân vật Văn được khai thác trong sự ám ảnh ký ức, truy tìm thân phận và sự lưu luyến với những người thân bên mình nơi trần thế Vì lẽ đó mà các câu chuyện của Văn đều liên quan đến thân phận lưu vong của ông mà cụ thể là quá trình tồn tại trên đất Pháp lựa chọn bỏ qua những cái thuộc về quá khứ, ký ức về Việt Nam và dấu ấn kỉ niệm với vợ, con gái và người em cùng cha khác mẹ Bất kì một chút hình ảnh nào liên quan đều gợi cho Văn những kí ức về cố hương, về con gái, về vợ, về Ulma về hành trình lưu vong trên đất Pháp Nhưng không phải câu chuyện được hiện lên theo quy luật mà nó bị xáo trộn, nói đúng hơn là hỗn loạn và phi tuyến tính. Mọi sự kiện nó cứ chồng chéo, chen chúc nhau hiện lên dưới dòng hồi tưởng của nhân vật, chính vì điều đó mà nhân vật không thể kiểm soát được tính trật tự của câu chuyện, các câu chuyện kí ức cứ thế tuôn trào ra theo mạch cảm xúc của nhân vật với sự kiện mà nó hình thành nên câu chuyện của chính nhân vật Kể lại câu chuyện bỏ qua sự chi phối của lý tính, sự chi phối về yêu cầu logic tuyến tính đã tạo điều kiện để nhân vật được lột tả hết mọi cảm xúc mình đang có, đang dồn nén, và câu chuyện mang tính chất cảm tính sâu sắc

Câu chuyện của Văn, bản thể đại diện của lưu vong, được kể lại không phải là sự liền mạch của các câu chuyện ký ức Câu chuyện của Văn là câu chuyện của ký ức, ký ức về cố hương, ký ức về gia đình và kí ức về một hành trình lưu vong Các sự kiện mà Văn kể nó không đi theo trật tự thời gian của cuộc đời anh mà nó đi theo mạch cảm xúc của anh Đồng thời câu chuyện của Văn cũng khiến người đọc bị mơ hồ không chỉ trong ranh giới thời gian sự kiện mà còn bị mơ hồ trong ranh giới của không gian câu chuyện, mọi thứ trở nên hỗn độn, xáo trộn dưới lời Văn kể Tâm lý, cảm xúc của Văn thay đổi liên tục, lúc thì anh kể về hành trình lần đầu anh đặt chân lên đất Pháp, khi thì anh kể về câu chuyện công việc, câu chuyện quen Lou như thế nào, rồi anh lại quay trở về những câu chuyện thuở còn ở cố hương, rồi câu chuyện với Ulma, câu chuyện với con gái Laure,…

Có thể thấy, các câu chuyện của Văn kể nó mang tính cảm tính sâu sắc, Văn kể bằng chính cảm xúc mình có, khi một tình cảm với một sự kiện, con người nào đó nổi lên kéo theo những kí ức với nó tuôn trào ra thì câu chuyện của nó cũng tự hiện lên Câu chuyện được kể ra không hề theo bất kì một dụng ý hay điều khiển nào mà hoàn toàn tự thân nó tạo lên bố cục của câu chuyện bằng chính cảm xúc và sự nở rộ của ký ức Mà câu chuyện của Văn là câu chuyện được kể lại một cách đặc biệt nhất, nó không giống như Lou, Ulma hay Laure được kể lại bằng một bản thể sống mà nó được kể lại bằng ký ức của một bản thể đã chết Đó là câu chuyện ký ức của một người đã chết, Văn kể lại câu chuyện cuộc đời mình khi anh đã chết, khi anh đã nhập quan Chính điều này khiến cho tính lưu vong của truyện càng trở nên ám ảnh hơn Văn – một thân phận lưu vong, anh ta chỉ có thể kể lại câu chuyện của mình khi đã là một hồn ma, khi sống anh ta lựa chọn sống với thực tại, anh ta lựa chọn chối bỏ cố hương, chối bỏ đi quá khứ để rồi khi chết anh ta lại lục mò lại những ký ức còn sót lại trong tâm trí mình về mảnh đất Việt Nam, khi sống anh ta lựa chọn chốn bỏ, đánh mất thân phận để rồi khi chết anh ta vội truy tìm thân phận của mình để không mang tiếng một kẻ lưu vong vô xứ Mặc dù, nhân vật lưu vong của Linda Lê không quá ám ảnh loay hoay đi tìm căn cước, sống cuộc đời vô nghĩa ở xứ người vì lãng quên nguồn cội, cũng không đau đáu hướng về quê nhà dù đã chủ động rời bỏ Nhưng nhân vật lưu vong của Linda Lê lại sống với một tâm thức lưỡng phân mà anh ta ý thức rõ tình trạng “lơ lửng” đó “ổng cảm thấy mình “chẳng phải Việt cũng chẳng phải Pháp, mà luôn trong tình thế mập mờ”, “một mặt hướng về Đông, một mặt hướng về Tây” Một mặt anh ta lựa chọn lãng quên đi nguồn cội mà không quá dằn vặt đau đớn “ông thường nổi xung khi bị người ta hỏi về gốc gác…ông đâu còn nói tiếng mẹ đẻ từ ba mươi năm nay” “ông rời xa mọi thứ có liên hệ với quê hương”, mặt khác trong thẳm sâu anh ta không thể từ bỏ cái nguồn cội đó “tôi không day nhấn vào thân phận nhập cư của mình, mà gạch chéo trang lai lịch bản thân”, “ổng mang tổ quốc trong mình và không ai tước đi được”.

Cho nên sự ngổn ngang của các sự kiện, các ký ức là sự lý giải cho kết cấu dòng ý thức của tiểu thuyết Đồng thời nó cũng lý giải cho tinh thần lưu vong của tiểu thuyết.Con người lưu vong luôn mang trong mình một bản thể đa diện, tạp hỗn, xáo trộn của nhiều yếu tố, chính vì thế mà tiềm thức của họ luôn là sự rối loạn không ngừng Cho nên xây dựng kết cấu dòng ý thức, Linda lê đưa nhân vật của mình về đúng với thực trạng tâm lý của họ, tự họ nới lên cái hỗn độn của ý thức của mình, qua đó lột tả được chất lưu vong trong họ Tự khẳng định cái bản thể lưu vong của mình bằng đặc điểm tâm thức lưu vong đó Tiểu thuyết Sóng ngầm được chia làm bốn cái tôi trong sự phân mảnh của câu chuyện và ý thức, nhưng sự sắp xếp trật tự các câu chuyện đã cho thấy dụng ý sâu sắc của Linda Lê, tiểu thuyết bắt đầu bằng Giữa đêm và kết thúc bằng Hoàng hôn, mở đầu bằng câu chuyện của Văn khi mới nhập quan và kết thúc bằng câu chuyện của Văn khi đã nằm yên dưới ba tấc đất trên là tấm bia mộ Phần trên đã từng nhắc đến vấn đề này, việc xây dựng bố cục này cho thấy kĩ thuật nén ép thời gian của nhà văn và trong quãng thời gian đó mọi sự kiện được kéo căng hết cỡ Và ở đây, với kết cấu dòng ý thức thì trong cái khuôn nén ép của thời gian đó là sự kéo căng hết cỡ của ký ức, tâm thức các nhân vật. Trong quãng thời gian tưởng chừng khép kín ấy các nhân vật trải qua kí ức của biết bao giai đoạn cuộc đời, họ ép cạn hồi tưởng của mình với bao câu chuyện về số phận, về hành trình sống, về tình thân, tình yêu và lẽ sống Tính tuyến tính của thời gian vật lý bị phá vỡ nhường chỗ cho sự xáo trộn của thời gian tâm lý Không gian lại được tái xây dựng theo mô hình lạ hóa Câu chuyện của Văn được hiện lên qua kí ức của Văn khi nằm trong quan tài Có thể thấy không gian bao trùm câu chuyện Văn là không gian chiếc quan tài Văn nằm, nhưng trong không gian bó hẹp ấy câu chuyện mà Văn kể lại hiện lên với nhiều chiều kích không gian khác nhau, không gian của rạp chiếu kịch, không gian nhà Văn, không gian nghĩa trang, không gian quê hương Việt Nam,…Các địa hạt khác nhau xuất hiện một cách liên tiếp, chồng chéo trong tác phẩm, không gian này chứa không gian kia, không gian này chưa dứt không gian kia đã được gợi lên Nhưng dù không gian mở rộng đến đâu thì nó vẫn mang trong mình sự bó hẹp của dòng ý thức Mà ở đây, câu chuyện của Văn kể biết bao không gian hiện ra từ rộng lớn đến eo hẹp nhưng chung quy nó vẫn bị bó hẹp bởi dòng hồi tưởng của nhân vật Mọi không gian dù hiện lên nhưng đều bị chi phối và mang tính ngột ngạt như chính cuộc đời tù động của thân phận lưu vong Để nhân vật sống trọn với dòng ý thức đó thì kĩ thuật độc thoại nội tâm trở thành phương thức chủ đạo Các nhân vật với sự độc thoại nội tâm đã có những lần tự đặt ra những băn khoăn, sự trăn trở, tự hỏi và tự kết luận Đó là sự nhận thức của nhân vật về hiện tại qua những mối quan hệ với xung quanh, với người họ cùng sống và với mảnh đất họ tồn tại Điều này đã cho thấy tâm thế lưu vong của con người, bản thể lưu vong họ luôn trăn trở và day dứt trong sự lựa chọn mối quan hệ mà ở đây là mối quan hệ với cố hương và đất khách (Văn) Sự ý thức sâu sắc về bản thân, về sự khác biệt của mình với một quần thể đang sinh tồn xung quanh, với nhận thức hệ (Laure, Ulma)

Kết cấu dòng ý thức này đưa ngòi bút của Linda Lê đi sâu vạch rõ những chiều sâu trong tâm lý của nhân vật Ở đó, nhà văn khơi sâu hơn câu chuyện về thân phận lưu vong của nhân vật và nhân vật được nói rõ lòng mình một cách triệt để Kết cấu này nó góp phần kết hợp với các kĩ thuật khác mà ở đây gần gũi nhất là kết cấu phân mảnh tạo nên sự đa diện của câu chuyện nhân vật, sự sâu sắc câu chuyện thân phận nhân vật, tính bi kịch của số phận, mà bản thể lưu vong của con người Kết cấu dòng ý thức đưa nhân vật vào trong không gian sống của nội tâm và kết cấu phân mảnh làm rõ thêm sự hỗn loạn, phức tạp, xáo trộn của các mảnh ghép nội tâm và hiện thực Từ đó nó làm rõ thêm bản thể lưu vong của con người, lưu vong là tâm thức hỗn loạn, lưu vong là nội tâm đầy những điều xáo trộn và lưu vong cũng là thân phận đa bi kịch Kết cấu kết hợp này đã giúp xóa nhòa hơn ranh giới phân chia của quá khứ, hiện tại mà hơn thế là ranh giới địa lí giữa các quốc gia, tạo điều kiện để Linda Lê thể hiện vấn đề không còn chỉ tồn tại trong phạm vi lãnh thổ Pháp hay Việt Nam Đây chính là góc nhìn mới của tiểu thuyết Việt Nam hiện đai đầu thế kỷ XXI, hỗn loạn, xáo trộn, sống với nội tâm, bản thể và hành trình trở về.

2.2.3 Mô-típ ra đi - trở về

Các nhân vật tha hương luôn có những nỗi nhớ khôn nguôi về gia đình cũng như là quê hương của mình nhưng có một số nhân vật ban đầu họ muốn chối bỏ gốc gác, nguồn cội của chính mình nhưng kết thúc lại muốn tìm về nó hơn bao giờ hết dù chỉ là trong tìm thức Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng là một ví dụ tiêu biểu cho mô-típ này Người kể chuyện xưng “tôi” - An Mi - một người đàn bà gốc Việt lưu vong sang Đức, lấy một người chồng Đức, sống cuộc sống êm ấm, sung túc nơi đất mới và hoàn toàn xóa sạch kí ức về quá khứ: “Như một loài ma trơi, tôi đã sống ở bên ngoài cuộc đời, vừa sống vừa xóa đi ngày tháng và kí ức” [25;1].Cho đến khi chồng cô gặp tai nạn và mất đi thì cô đã nhận ra mình không còn bất cứ sợi dây liên kết nào trên cõi đời này nữa, cô mới quyết định “trong ba tháng… sẽ nhặt nhạnh lại mình” trước khi tìm đến một dấu chấm hết: cái chết Vì “tôi muốn biết mình là ai để ngày tôi chết tôi biết rằng ai đã chết”[12;1], “Tôi phải đi tìm tôi, ghi chép mình ra trên giấy Tôi phải nhìn thấy mình, đọc được mình Tôi phải có thật để cái chết của tôi có thật” [25;1].Buông mình trên những chuyến xe lửa, để những chuyện đời, những mặt người lướt qua và bản thân chạm gần đến thời hạn chấm dứt sự tồn tại, người phụ nữ này vô tình bị cuốn vào một câu chuyện nhiều bí ẩn, phức tạp của gia đình nhà Kempf Trong màn sương mù của trí nhớ, những mảnh rời của câu chuyện gia đình ấy từ cuốn nhật kí tình cờ trao vào tay An Mi dần dần mở ra một con đường đưa cô về với cội nguồn, quá khứ của mình: một đứa trẻ mồ côi đến từ một đất nước có chiến tranh, lớn lên từ một cô nhi viện nơi xứ lạ phương xa. Chính ở khoảnh khắc chập chờn giữa ý thức và tiềm thức bên trong, giữa sự sống và cái chết, trí nhớ và kí ức mờ ảo; một cảnh tượng kinh hoàng le lói trong cô: hình ảnh của một căn nhà bị bom đánh sập, mọi người đã chết, cô bé An Mi sau khi ôm xác mẹ đã bỏ chạy, để lại đứa em gái nhỏ bị kẹt dưới bức tường nhà vừa đổ Tiếng gọi tên An Mi mơ hồ văng vẳng trong sương mù kí ức, suốt hành trình đi tìm sự thật câu chuyện nhà Kempf, cho đến trang cuối của tiểu thuyết, mới vang lên rõ ràng hơn bao giờ hết: đó chính là tiếng gọi của đứa em mà cô đã “bỏ rơi nó trong cơn sợ hãi, trong hiểm nguy, trong bóng tối vô tận” [ 183;1] Trong giây phút cận kề cái chết, tiềm thức của An Mi như bùng cháy trở lại, trong ý nghĩ vang lên một khát khao cháy bỏng, một lời cầu nguyện khẩn thiết: “Tôi phải về đi tìm em mình… Tôi không thể chết, ngàn lần không muốn chết Xin cho tôi sống nhìn thấy em tôi một lần, cho tôi giải mối oan này, quay về với cuộc đời, với sự sống tôi chưa từng được biết và khao khát đến nao lòng Cho tôi sống những ngày và những đêm của mình, chứ không sống bằng thời gian và trí nhớ của người khác ”[184-185;1] Khi kí ức đã sống lại, con người quay trở về với cội nguồn xứ sở, với mảnh đất mà mình đã sinh ra, lớn lên, nơi có những mối quan hệ ruột rà máu mủ, ấy là lúc con người tìm lại được bản nguyên của mình, không còn là “một thứ rong rễ không bám được vào một thứ gì để thôi trôi nổi” [183;1] Tiểu thuyết mở đầu bằng một chương có tựa đề “Sau ngày mù sương”, khép lại bằng chương “Và khi tro bụi rơi về”, nó gợi lên một vòng tròn của cuộc hành trình đi từ vô thức đến hữu thức, từ vô tri đến hữu tri, từ cái chết đến sự sống, từ ra đi đến trở về nguồn cội Cảm hứng “về nguồn” thể hiện đầy tinh tế, nhuần nhụy qua kết cấu của một cuốn tiểu thuyết pha trộn giữa yếu tố trinh thám và dòng chảy tâm linh huyền ảo; nhờ bàn tay lắp ghép tài tình những chi tiết, hình ảnh, sự kiện giàu sức ám gợi (cuốn nhật kí của người anh Michel Kempf, cây đàn phong cầm của người mẹ, đôi mắt người em- cậu bé Marcus, ngôi nhà êm ấm của Sophie, tiếng gọi chị mơ hồ văng vẳng,

…), giống như những miếng ghép của trò chơi xếp hình, để cuối cùng hiển lộ ra những mảnh đời, những phận người nhỏ bé, nhiều bi kịch.

Ngày đăng: 24/04/2024, 16:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w