1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết sóng ngầm của linda lê

96 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghệ Thuật Trần Thuật Trong Tiểu Thuyết Sóng Ngầm Của Linda Lê
Tác giả Nguyễn Thị Như Hiệp
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Nguyệt Trinh
Trường học Trường Đại học Quy Nhơn
Chuyên ngành Văn học Việt Nam
Thể loại Đề án thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Định
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Trang 1 NGUYỄN THỊ NHƢ HIỆP NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT SÓNG NGẦM CỦA LINDA LÊ Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8220121 Trang 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trìn

Trang 1

NGUYỄN THỊ NHƯ HIỆP

NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TIỂU

THUYẾT SÓNG NGẦM CỦA LINDA LÊ

Ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 8220121

Người hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Nguyệt Trinh

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chúng tôi Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng Các kết quả nghiên cứu trong đề án đều trung thực và chưa từng công bố ở bất kỳ công trình nào khác

Bình Định, tháng 10 năm 2023

Tác giả đề án

NGUYỄN THỊ NHƢ HIỆP

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề án thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban

Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường

Đại học Quy Nhơn, và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ

trong suốt quá trình học tập

Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên

hướng dẫn TS Nguyễn Thị Nguyệt Trinh đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo

trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành đề án

Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, và bạn bè đã

giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành đề án

Bình Định, tháng 10 năm 2023

Tác giả đề án

NGUYỄN THỊ NHƢ HIỆP

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2

2.1 Khái quát tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Linda Lê 2

2.2 Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Sóng ngầm 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

3.1 Đối tượng nghiên cứu 8

3.2 Phạm vi nghiên cứu 8

4 Phương pháp nghiên cứu 8

4.1 Phương pháp lịch sử 9

4.2 Phương pháp phân tích – tổng hợp 9

4.3 Phương pháp so sánh 9

5 Đóng góp của đề án 9

6 Cấu trúc đề án 9

CHƯƠNG 1: ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT SÓNG NGẦM 11

1.1.Các điểm nhìn trần thuật trong Sóng ngầm 11

1.1.1 Điểm nhìn trần thuật bên trong 13

1.1.2 Điểm nhìn trần thuật bên ngoài 15

1.2.Sự đan xen điểm nhìn trong Sóng ngầm 18

1.3 Điểm nhìn “N mặt nhất thể” 22

Trang 5

CHƯƠNG 2: CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT

SÓNG NGẦM 27

2.1 Cốt truyện nhiều tầng bậc 27

2.1.1 Cốt truyện phi trung tâm 29

2.1.2 Cốt truyện phản ánh đời sống đa chiều 32

2.1.3 Cốt truyện đào sâu bản chất của thế giới con người 36

2.2 Biểu hiện nhân vật đa chiều 40

2.2.1 Nhân vật – tiểu vũ trụ 41

2.2.2 Nhân vật được soi chiếu từ nhiều góc độ 43

2.2.3 Nhân vật được xây dựng qua các mối quan hệ 48

2.2.3.1 Nhân vật với mối quan hệ cội nguồn 50

2.2.3.2 Nhân vật với mối quan hệ tình yêu, gia đình 56

2.2.3.3 Nhân vật với mối quan hệ bản thân 58

2.2.3.4 Nhân vật với mối quan hệ lịch sử 60

CHƯƠNG 3: KẾT CẤU VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT SÓNG NGẦM 63

3.1 Kết cấu lồng ghép, đa tuyến trong Sóng ngầm 63

3.1.1 Kết cấu lồng ghép 63

3.1.2 Kết cấu đa tuyến 66

3.2 Giọng điệu phức điệu trong Sóng ngầm 69

3.2.1 Giọng lạnh lùng, khách quan 70

3.2.2 Giọng cảm xúc, tự vấn 74

3.2.2.1 Giọng cảm xúc 74

3.2.2.2 Giọng tự vấn 76

3.2.3 Sự chuyển biến linh hoạt trong giọng điệu 79

Trang 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới toàn diện, văn học

Việt Nam dần trở nên sôi động bởi sự đa dạng về màu sắc ngôn ngữ, tư tưởng,… Bên cạnh tác phẩm của các nhà văn trong nước, văn đàn nước nhà còn được góp tiếng nói bởi tác phẩm của những nhà văn hải ngoại, đây được xem là một cuộc di cư của văn chương Thế hệ di cư tiếp xúc với nền văn hóa mới, tạo điều kiện cho sự ra đời của những tác phẩm giàu sắc điệu mới mẻ Trong số những cây bút để lại ấn tượng sâu sắc phải kể đến Linda Lê với lối viết thôi miên kỳ lạ

Linda Lê - một trong những nhà văn gốc Việt đương đại hiếm hoi viết bằng tiếng Pháp Trong suốt 35 năm sự nghiệp Linda Lê đã đóng góp cho nền

văn học Pháp – Việt nhiều tác phẩm giá trị, đặc biệt ở thể loại tiểu thuyết: Les Évangiles du crime, Les Trois Parques, Cronos, Lại chơi với lửa, Vu khống,… Các tiểu thuyết của bà không chỉ được đông đảo bạn đọc trong và

ngoài nước săn đón, bàn luận sôi nổi mà còn được các nhà nghiên cứu chuyên môn đánh giá cao Nhà văn đã xác lập cho riêng mình một vị thế quan trọng trên văn đàn thế giới nói chung và văn học Pháp ngữ nói riêng

1.2 Sóng ngầm là một tác phẩm nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của

Linda Lê Khi vừa ra đời, tiểu thuyết Sóng ngầm đã gây nên tiếng vang và để

lại ấn tượng sâu sắc loang sóng trong trái tim người đọc Văn chương của bà không dễ tiếp nhận, song khi người đọc đã hòa được vào dòng chảy văn chương ấy thì chắc chắn sẽ bị mê hoặc không gì cưỡng lại được

1.3 Trong một bài phỏng vấn năm 2010 Linda Lê từng chia sẻ: “Với tôi,

viết là một cuộc đấu tranh từng ngày Nổi loạn chống lại thực tại, đem cái mộng vào cõi thực, những việc ấy nhiều khi có vai trò một chỗ buông neo

Trang 8

Chính từ đó mà tôi viết sáng tạo những thế giới song trùng” [20] Bởi vì bà

luôn cảm thấy sự đứt gãy giữa bản thân với thế giới bên ngoài nên hầu như các tác phẩm của bà luôn tồn tại một xung năng nhằm thúc đẩy bà khai phá

chiều sâu Điều ấy cũng được thể hiện rõ qua cuốn Sóng ngầm, tác giả khám

phá sự phức tạp trong mối quan hệ gia đình, nguồn cội, ngôn ngữ và sự cách biệt văn hóa Bốn nhân vật, mỗi người một câu chuyện, mỗi người một tâm

tư, bị ràng buộc với nhau bởi một câu chuyện

Trong những yếu tố làm nên thành công của Sóng ngầm, nghệ thuật trần

thuật có vai trò hết sức quan trọng, có thể nói, đây là yếu tố quyết định cấu thành nên thế giới phức tạp đa chiều chạm đến chiều sâu thực tại Vì vậy chúng tôi chọn nghệ thuật trần thuật để tiếp cận tác phẩm tiêu biểu hiện tượng

văn học Linda Lê Lựa chọn và thực hiện nghiên cứu đề tài “Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Sóng ngầm của Linda Lê”, chúng tôi hy vọng phần nào

làm sáng tỏ những đóng góp độc đáo của Linda Lê trong bức tranh đa dạng đang biến đổi, vận động không ngừng của tiểu thuyết Việt Nam đương đại

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

2.1 Khái quát tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Linda Lê

Linda Lê là một cây bút có nhiều tác phẩm gây ấn tượng về sức sáng tạo dồi dào, không ngại thử nghiệm trên hành trình cách tân nghệ thuật Thoạt đầu, các tác phẩm của bà không được săn đón ở Việt Nam bởi các sáng tác của bà đều viết bằng tiếng Pháp Nhà phê bình Đào Trung Đạo từng nhận xét

“Linda Lê – nhà văn vô xứ thênh thang dọc ngang toàn diện tấm bản đồ văn chương tư tưởng thế giới” [14, tr.28] Điều đó được thừa nhận qua việc nhà

văn được trao nhiều giải văn chương lớn khác nhau trong trường văn học Pháp và văn học Pháp ngữ nói chung chỉ trong vòng 22 năm:

- Năm 1990, Giải Vocation được trao cho Solo (Độc tấu), tuyển tập

Trang 9

truyện ngắn của Linda Lê

- Năm 1993, Renaissance de la nouvelle là một trong số giải thưởng

quan trọng nhất sự nghiệp văn chương của bà với tác phẩm Les esvangiles du crime (Phúc âm tội ác)

- Năm 1997, Giải Fénéon dành cho tác phẩm Les Trois Parques (Ba số mệnh)

- Năm 2010, nhà văn Linda Lê được trao giải Wepler-Fondation La

Poste cho tiểu thuyết Cronos với giá trị 10.000 euros Hội đồng tuyển

chọn là các chuyên gia nhà sách, các nhà phê bình và độc giả

- Năm 2011, với tác phẩm À l’enfant que je n’aurai pas (Thư gửi con không sinh ra) nhà văn đã vinh dự nhận giải thưởng Renaudot –

Poche Đây được xem là giải thưởng lớn nhất nhì lúc bấy giờ

Phải đến năm 2010 Linda Lê mới thật sự quay lại với độc giả Việt Nam

cùng cuốn tiểu thuyết Vu khống do Nhà xuất bản Văn Học và Nhã Nam liên

kết ấn hành Tác phẩm ngay sau đó đã gây một tiếng vang lớn trên văn đàn trong nước, được giới nghiên cứu quan tâm đánh giá, phê bình Những bài viết nhận định về bà cũng như những tác phẩm của bà cũng xuất hiện nhiều trên các sách báo, tạp chí, đề án/luận văn,…

Bàn về phong cách sáng tác của Linda Lê, dịch giả Nguyễn Khánh Long

tâm sự: “Phong cách của Linda Lê không nên đem so sánh với các nhà văn khác Sự độc đáo đó trước hết nằm trong việc sử dụng tuyệt vời ngôn ngữ Pháp, cộng với di sản văn hóa phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng Sau nữa, đó là cái nhìn của Linda Lê về kiếp nhân sinh Và tất cả đòi hỏi người đọc “đặt lại vấn đề” về chính bản thân mình” [16] Khi đi sâu vào

thế giới văn chương của Linda Lê, ông càng thấy như là một niềm hoan lạc, dẫu cho tác phẩm nói lên những nỗi bi quan

Trang 10

Cùng năm 2010 trong lần quay trở lại với khán giả Việt Nam thông qua

cuốn tiểu thuyết Vu khống, tác giả Nhã Thuyên lấy tư cách là một người đọc

của Linda Lê xâm nhập vào thế giới ngôn từ nóng bỏng, liên tưởng siêu thực

cùng với nghệ thuật và nhịp điệu cuộn xiết ấy đã bị chinh phục hoàn toàn “cái cảm giác về “tự truyện”, hay cảm giác khác, “sự ăn mình” khi đọc Linda Lê

“non-Ấy vậy mà bà lại thành công trong việc xóa nhòa ranh giới giữa tự sự cá

nhân và các tác phẩm hư cấu Cùng bàn về vấn đề đó, trong cuốn “Linda Lê văn chương & ý niệm hủy thể tính” có nhắc đến “Phần đông các tác phẩm của Linda Lê đều có những chủ đề tìm kiếm ngụ ngôn về nguyên quán, bám víu vào thời gian đã bị phân tán, xếp chồng những mắt xích ký ức và thêu dệt những hư cấu Chính nhà văn cũng từng khẳng định rằng, bằng văn chương mình đã chọn lựa một con đường cô đơn, không sát nhập vào một tổ chức nào, một định chế văn học nhất định nào Tư duy này chắc chắn đã ít nhiều cho phép xác định lối viết riêng của nhà văn Thực vậy, các tác phẩm của Linda Lê nằm ở giữa ranh giới của hiện thực và hư cấu” [52, tr.76] Trong đề tài“Thế giới nghệ thuật trong tác phẩm của Linda Lê”, tác

giả Trần Thị Thơm (2013) có nhắc đến nghệ thuật trần thuật được sử dụng

Trang 11

trong tác phẩm của bà đều chủ yếu tập trung vào hai kiểu kết cấu trần thuật

cơ bản: Kết cấu mê lộ và kết cấu phân mảnh Mỗi kiểu kết cấu lại được Linda Lê thực hiện một kĩ thuật biểu lộ dụng ý nghệ thuật rất tinh tế, độc đáo và mới mẻ Bên cạnh kết cấu độc đáo ấy nét đặc sắc trong sáng tác của Linda Lê còn thể hiện ở sự lựa chọn và sử dụng các phương tiện ngôn ngữ nghệ thuật: ngôn từ đa sắc thái, hàm súc và ngôn từ sáng tạo độc đáo Đây

là một trong những vấn đề then chốt của nghệ thuật trần thuật Nhà nghiên

cứu Trần Đình Sử từng nhấn mạnh: “Chức năng của ngôn từ nghệ thuật là sáng tạo ra thực tại nghệ thuật, sáng tạo ra khách thể thẩm mỹ, đồng thời sáng tạo ra bản thân các hình tượng ngôn từ, các biểu tượng nghệ thuật, các hình thức lời thơ, lời văn xuôi nghệ thuật, để thỏa mãn nhu cầu giao tiếp nghệ thuật” [55, tr.210] Cuối cùng là về giọng điệu trần thuật, đây

được xem là yếu tố sau cùng quan trọng trong phân tách nghệ thuật trần

thuật không thể bỏ qua Trong cuốn Những vấn đề thi pháp của truyện, Nguyễn Thái Hòa nhận định “Giọng điệu chính là mối quan hệ giữa chủ thể và hiện thực khách quan thể hiện bằng hành vi ngôn ngữ trong đó bao hàm cả việc định hướng, đánh giá và thói quen cá nhân sử dụng ngôn từ trong những tình huống cụ thể” [28, tr.154] Giọng điệu được xem là yếu tố

thể hiện rõ nét bản ngã sáng tạo của nhà văn, giúp người đọc nhận ra phong cách, dấu ấn riêng biệt của nhà văn đó Trong sáng tác của Linda Lê nổi bật hai loại chính là giọng điệu giễu nhại trào phúng châm biếm và giọng điệu lạnh lùng, tỉnh táo, triết lý Nếu thiếu một trong hai bè đặc sắc ấy thì sự hòa âm có đẹp mấy cũng không làm được một giọng kể có phong cách và gây ấn tượng mạnh với độc giả như trường hợp Linda Lê [67]

Sau hơn 3 ngày kể từ ngày mất của Linda Lê, trên tạp chí văn nghệ, nhà

báo Phi Hà có đề cập đến điểm chung của nhân vật trong “các sáng tác của Linda Lê hầu như đều nhắc đến sự “lưu vong” trong tâm tưởng Đó là sự tự

Trang 12

lưu đày vĩnh viễn trong tâm hồn con người, là con người hiện đại luôn sống giữa hai thế giới và luôn luôn thấy mình không thuộc về nơi này hay nơi kia, hay bất kỳ nơi nào Họ bắc một nhịp cầu thương nhớ vào ký ức, vào sự tìm kiếm ý nghĩa tồn tại Và hình ảnh một quê hương vĩnh viễn xa mờ, vĩnh viễn không nắm được trong trí tưởng, là cái cớ cho những cuộc viễn du của tâm hồn ra thế giới thực tại” [20] Cũng cùng thời điểm đó nhà phê bình Ngô Văn

Giá trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong về chất văn của Linda Lê vượt qua cách nghĩ thông thường, giải quyết câu chuyện đời sống như những trạng thái sống

Bà có khả năng biểu đạt những bí ẩn của đời sống tinh thần và đời sống thân xác của con người Đó là những cái mà những người viết đương thời của Việt Nam đang thiếu [23]

Nhìn chung các bài viết và công trình nghiên cứu đã thể hiện được một

số vấn đề cơ bản trong sáng tác của Linda Lê Song phần lớn vẫn là những đánh giá tổng quát về nội dung tư tưởng của tác phẩm chứ chưa có sự đào sâu phân tích kĩ càng về nghệ thuật đặc biệt đối với nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Linda Lê Đến nay, ở Việt Nam vẫn còn rất ít công trình nghiên cứu về nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm của Linda Lê

2.2 Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Sóng ngầm

Tiểu thuyết Sóng ngầm (Lame de fond) được công bố vào năm 2012 là

một trong bốn cuốn lọt vào vòng chung kết giải Goncourt 2012 – giải thưởng văn chương số 1 tại Pháp Đến đầu năm 2018, tác phẩm được dịch và xuất bản tại Việt Nam

Với tiểu thuyết Sóng ngầm, Linda Lê dường như đã có sự đổi khác, từ

chỗ luôn giấu mình tới chỗ muốn phơi bày một phần nội tâm, như để tưởng niệm nơi chốn đã nuôi dưỡng, “cứu vớt” mình Nhưng có một điều không hề suy suyển: bút lực dồi dào và vốn từ vựng thượng thừa của một bậc “phù thủy ngôn ngữ”

Trang 13

Trong tuần báo L’Express có nhắc đến “Linda Lê trở lại với những gì tốt nhất của mình qua Sóng ngầm, cuốn sách khám phá theo cách thật thông minh những rắc rối trong mối quan hệ gia đình, nguồn cội, ngôn ngữ và sự cách biệt văn hóa…” [21]

Trong buổi phỏng vấn ngày 15/10/2010 của báo Thể Thao & Văn Hóa ,

dịch giả Nguyễn Khánh Long tâm sự: “Tôi “khám phá” Linda Lê vào năm

1997 Tình cờ đọc trên báo Le Monde một bài ca ngợi cuốn Les Trois Parques, tôi đi mua cuốn sách này Mới đọc vài trang đầu tôi đã bị chinh phục tức khắc và bật kêu (tôi còn nhớ rõ): “Đây là một kiệt tác” Nhắc đến phong cách sáng tác của Linda Lê, Nguyễn Khánh Long cho biết: “Phong cách của Linda Lê không nên đem so sánh với các nhà văn khác Sự độc đáo

đó trước hết nằm trong việc sử dụng tuyệt vời ngôn ngữ Pháp, cộng với di sản văn hóa phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng Sau nữa, đó là cái nhìn của Linda Lê về kiếp nhân sinh Và tất cả đòi hỏi người đọc “đặt lại vấn đề” về chính bản thân mình” [16] Trong quá trình đọc tác phẩm của cô, ông

đã bị “chinh phục ngay tức khắc” như ông thổ lộ với báo chí Càng đi sâu vào khám phá thế giới văn chương của nữ văn sĩ này, ông càng thấy hấp dẫn mãnh

liệt và ông cho rằng “Đọc Linda Lê, khi nắm được những gì gửi gắm trong từng từ, từng câu, phải nói đó quả là một niềm hoan lạc, dẫu cho tác phẩm nói lên những nỗi bi quan Như lời một độc giả Pháp, đọc Linda Lê là một

“lecture ardue, mais magique” (đọc rất khó khăn, nhưng thần diệu)” [16]

Trong một dịp nói chuyện về tác phẩm Sóng ngầm của mình vào năm

2010 ở Trung tâm văn hóa Pháp L’Espace – Hà Nội, Linda Lê đã thú nhận nhiều về quan niệm viết văn, về cả chút ít đời tư đã ảnh hưởng đến sáng tác

của nhà văn: “Tôi tránh làm sứ giả của những người lưu đày, bởi lẽ tôi là một

kẻ bội phản đã quên đi tiếng mẹ đẻ của mình và đã lấy tiếng Pháp để kể lại những nỗi gian truân của những nhân vật mơ hồ, hai mặt, luôn ở giữa dòng,

Trang 14

bị xô đẩy chỗ này chỗ khác, quay về với quá khứ nhưng lại lo phải gạt bỏ những mối hiểm nguy của sự hoài niệm” [21] Như vậy, có thể thấy Sóng ngầm được xem là tiểu thuyết thể hiện rõ nhất cái tôi đồng bệnh tương lân của

nhà văn gốc Việt này với các nhân vật trong tác phẩm

Tuy được đánh giá cao nhưng theo khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng tác

phẩm Sóng ngầm hiện tại vẫn chưa được quan tâm khảo sát nghiên cứu, đặc

biệt là về nghệ thuật trần thuật Các bài viết phê bình, đánh giá về tác phẩm

phần nhiều chỉ xuất hiện đơn lẻ trên các trang mạng xã hội Tiểu thuyết Sóng ngầm dưới góc nhìn tự sự học vẫn chưa là đối tượng nghiên cứu độc lập trong bất kỳ công trình nào Tìm hiểu Sóng ngầm dưới góc nhìn nghệ thuật trần

thuật, chúng tôi muốn đi vào khai phá tác phẩm đặc sắc vẫn còn đang là miền đất còn để ngỏ của các nhà nghiên cứu, phê bình

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng mà đề tài hướng đến là “Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Sóng ngầm của Linda Lê” Cụ thể là những vấn đề liên quan đến

những vấn đề: Điểm nhìn trần thuật; Cốt truyện, nhân vật; Kết cấu và giọng

điệu trần thuật trong tiểu thuyết Sóng ngầm của Linda Lê

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Giới hạn của đề án chỉ tập trung khảo sát, tìm hiểu về tiểu thuyết Sóng ngầm (Linda Lê), NXB Hội nhà văn, 2018

4 Phương pháp nghiên cứu

Khi tiến hành thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:

Trang 15

4.1 Phương pháp lịch sử

Văn học và thế giới thực tại khách quan có mối quan hệ mật thiết với nhau Bởi vậy hầu như những sáng tác của nhà văn Linda Lê chịu nhiều sự chi phối của hoàn cảnh thời đại, xã hội Chúng tôi vận dụng phương pháp

lịch sử để thấy rõ được sự chi phối ấy trong tác phẩm Sóng ngầm

4.2 Phương pháp phân tích – tổng hợp

Chúng tôi vận dụng phương pháp phân tích – tổng hợp để cắt nghĩa, lý

giải các phương diện nghệ thuật trần thuật tiểu thuyết Sóng ngầm, từ đó tổng

hợp và khái quát lên những vấn đề chung về nghệ thuật viết tiểu thuyết của Linda Lê

4.3 Phương pháp so sánh

Chúng tôi vận dụng phương pháp so sánh để chỉ ra những đặc trưng riêng

của tiểu thuyết Sóng ngầm trong dòng mạch tiểu thuyết Việt Nam cùng thời

Đồng thời, chúng tôi thấy được những đóng góp của Linda Lê trong việc tạo dựng cốt truyện, xây dựng nhân vật, kết cấu, giọng điệu

5 Đóng góp của đề án

Trên cơ sở học hỏi và phát huy những điểm tích cực từ những công trình nghiên cứu trước, đề án của chúng tôi mong muốn làm sáng rõ tiểu thuyết

Sóng ngầm của Linda Lê dưới góc nhìn hình thức, hiểu thêm về nghệ thuật

viết tiểu thuyết của nhà văn và đánh giá được vị trí của tác phẩm trong dòng mạch tiểu thuyết Việt Nam đương đại Từ đó khẳng định được những đóng góp của Linda Lê đối với nền văn học Việt, nhất là ở thể loại tiểu thuyết

Trang 16

Chương 2: Cốt truyện, nhân vật trong tiểu thuyết Sóng ngầm

Chương 3: Kết cấu và giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Sóng

ngầm

Trang 17

CHƯƠNG 1: ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TIỂU

THUYẾT SÓNG NGẦM

Cái nhìn nghệ thuật của nhà văn về cuộc sống, con người thể hiện rõ nhất thông qua điểm nhìn trần thuật Điểm nhìn trần thuật được xem là một yếu tố quan trọng để tạo dựng nên cấu trúc tác phẩm và xác lập mô hình truyện kể bởi điểm nhìn trần thuật là một trong những yếu tố thuộc về nghệ thuật tự sự, thể hiện góc nhìn, tầm nhận thức khám phá sự kiện, sự việc và con người của người kể chuyện Hòa vào dòng chảy của thế giới nghệ thuật văn chương hiện đại, Linda Lê đã đánh dấu tên tuổi của mình bằng một thế giới nghệ thuật cũ nhưng lại mới của thể loại với sự sáng tạo, nét riêng cá tính đến dị biệt của một con người xem văn chương là sự sống của mình

Để thấy được, chúng tôi trực tiếp đi sâu nghiên cứu điểm nhìn trần

thuật trong tiểu thuyết Sóng ngầm của nhà văn Cụ thể hơn để tìm hiểu sâu

hơn về cách tổ chức điểm nhìn của bà qua tác phẩm, chúng tôi vận dụng lý thuyết điểm nhìn trần thuật để có thể soi chiếu, thẩm thấu quan niệm nghệ thuật cũng như cách nhìn, cách cảm về con người, về thời đời đại gắn với tác phẩm của nhà văn

1.1 Các điểm nhìn trần thuật trong Sóng ngầm

Điểm nhìn và người kể chuyện là hai phương diện không thể tách rời

Truyện bao giờ cũng được kể từ một điểm nhìn nhất định Trong cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học, Pospelov cũng từng khẳng định vai trò quan trọng của điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm sự sự cụ thể: “Trong tác phẩm tự

sự, điều quan trọng là tương quan giữa các nhân vật với chủ thể trần thuật, hay, nói cách khác, điểm nhìn của người trần thuật đối với những gì anh ta miêu tả” [48] Như vậy, vị trí của người kể chuyện có ý nghĩa mật thiết liên

quan đến quan niệm, tư tưởng, thái độ của nhà văn về hiện thực và kiến tạo hiện thực ấy trong tác phẩm Tại vị trí đó, người kể chuyện ảnh hưởng đến

Trang 18

việc xây dựng cốt truyện, phương thức kể, ngôn ngữ nhân vật,… Nguyên bởi người kể chuyện kể lại câu chuyện diễn ra ở đâu, vào lúc nào, có những nhân vật nào tham gia vào câu chuyện Do vậy, vị trí và điểm nhìn của sự việc rất quan trọng, được xem là sợi dây liên kết toàn bộ các thành tố cấu tạo nên tác phẩm

Điểm nhìn trần thuật còn góp phần đáng kể vào sự thành công của tác phẩm Nó là vị trí mà người kể chuyện hoặc nhà văn lựa chọn để quan sát, thâu tóm hiện thực được phản ánh trong tác phẩm GS Trần Đình Sử so sánh điểm nhìn với hình ảnh chiếc ống kính camera dẫn dắt người cầm bút khám phá hiện thực và đưa người đọc đi vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm Như vậy, tìm hiểu điểm nhìn thực chất là tìm hiểu một kiểu quan hệ, một phương

thức tiếp cận của nhà văn với hiện thực [59, tr 300]

GS Trần Đình Sử cho rằng: “Điểm nhìn văn bản là phương thức phát ngôn trình bày, miêu tả phù hợp với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của tác giả” và “Khái niệm điểm nhìn mang tính ẩn dụ, bao gồm mọi nhận thức, đánh giá, cảm thụ của chủ thể đối với thế giới Nó là cái vị trí dùng để quan sát, cảm nhận, đánh giá, bao gồm cả khoảng cách giữa khách thể và chủ thể,

cả phương diện vật lí, tâm lí, văn hóa” [59, tr.48] Ông đã đề xuất một khái niệm về điểm nhìn: “Điểm nhìn trần thuật không chỉ là điểm nhìn thuần túy quang học như khái niệm tiêu cự, tụ điểm mà nó còn mang nội dung, quan điểm, lập trường tư tưởng, tâm lý của con người” [59, tr 48]

Như vậy, cơ bản các ý kiến của các nhà nghiên cứu đều chỉ ra một đặc điểm mang tính chất chức năng của điểm nhìn là nó thể hiện vị trí và quan điểm, thái độ của chủ thể trần thuật đối với việc trần thuật Nói cách khác, điểm nhìn là phương thức miêu tả, trình bày, là cách nhìn, cách cảm thụ của người trần thuật về câu chuyện được kể Có thể thấy điểm nhìn trần thuật là yếu tố thể hiện tư duy nghệ thuật của nhà văn mang một nội dung thẩm mỹ và quan điểm lập trường riêng của mình Nghiên cứu điểm nhìn trần thuật là điều

Trang 19

cần thiết không thể thiếu khi phân tích cấu trúc nội tại của tác phẩm, cũng như phân tích tư tưởng, thái độ của tác giả trong tác phẩm bởi nghiên cứu điểm nhìn trần thuật sẽ giúp ta cảm nhận rõ hơn cách cảm thụ, miêu tả và thái độ tư tưởng của tác giả trong tác phẩm Đối với nhà văn Linda Lê, bà vận dụng điểm nhìn trần thuật một cách triệt để để thể hiện theo dụng ý nghệ thuật riêng của bà Ở đó, người đọc cũng nhận ra việc tiếp cận theo điểm nhìn trần thuật

là con đường dễ nắm bắt vẻ đẹp và chiều sâu giá trị của tác phẩm tự sự qua các điểm nhìn sau:

1.1.1 Điểm nhìn trần thuật bên trong

Điểm nhìn trần thuật bên trong là kiểu trần thuật mà ở đó người kể chuyện trực tiếp lộ diện xưng “tôi” Nhân vật trực tiếp tham gia vào câu chuyện, sự kiện diễn ra trong cốt truyện Với lối kể chuyện như vậy người

kể chuyện có cơ hội bộc lộ tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ của mình một cách trực tiếp hơn, rõ ràng hơn Nhân vật tự mình nói chuyện với mình để thuật lại câu chuyện đến độc giả

Có thể nói với điểm nhìn trần thuật bên trong, người đọc dễ dàng nhận thấy chân dung đa diện của người kể chuyện bởi các nhân vật trở thành đầu mối để dẫn dắt câu chuyện, sự việc, tình tiết trong tác phẩm Đương nhiên câu chuyện ấy không nằm ngoài ý thức của người kể

Với điểm nhìn bên trong, nhà văn Linda Lê vận dụng vào tiểu thuyết Sóng ngầm là sự hồi tưởng quá khứ, là tâm tư tình cảm của các nhân vật “tôi”, ở đó

nhân vật được trần thuật lại như cuốn nhật ký Ulma chỉ là đứa con hoang lai giữa Âu – Á Cả năm tháng tuổi thơ hầu như vắng bóng tình thương của mẹ Bất hạnh khiến cho nhân vật trở nên khép mình, nhân vật tự ngụy tạo không

nhớ, không đau vì xa mẹ qua dòng nhật kí “tập cho mình không hi vọng quá vào bà mẹ thoắt ẩn thoắt hiện” Lâu dần, vết thương tâm lý mưng mủ nặng

nề, Ulma trở nên co rụt lại với thế giới bên ngoài Để vượt qua chứng rối loạn

Trang 20

tâm thần và lệ thuộc vào bác sĩ, Ulma chọn cách viết ra những góc khuất đời mình thông qua từng lớp truyện và dĩ nhiên chúng chẳng bao giờ được gởi đi Bên cạnh Ulma, Lou cũng là nhân vật bị từ chối tình thương Tuy nhiên, khác với Ulma, bi kịch của Lou là ở việc luôn mâu thuẫn với mẹ và kết cục bị

mẹ từ chối, không những thế nhân vật còn bị mất chồng Bi kịch nối tiếp bi kịch chỉ vì ghen tuông mà rơi vào bi kịch giết chồng

Nhân vật Văn – trục chính của truyện, tác giả trao quyền kể chuyện cho

người chết “Sinh thời, tôi chẳng bao giờ ba hoa Giờ nhập quan rồi, tôi mặc sức độc thoại”, dụng độc thoại với môtip người chết kể chuyện là cớ để độc

giả - người theo dõi nhân vật nhìn thấy những suy tư, trăn trở của Văn, người

bị đẩy lìa và mãi mãi không tìm được quê hương, ngay cả khi còn “chút ít Phương Đông còn rơi rớt” nguyên bởi bi kịch bị chối bỏ và truy tìm căn tính

Việt của nhân vật khi bị tách lìa khỏi Việt Nam từ lúc 15 tuổi và vĩnh viễn bỏ lại nơi chôn nhau cắt rốn của mình

Chịu ảnh hưởng, mắc kẹt từ gia đình, nhân vật Laure cũng tự vấn về căn cước, về gốc rễ, quê hương của chính mình khi không biết gì về đất nước Việt

Nam “Ta nửa Việt nửa Pháp, chẳng giống lũ con gái có cha mẹ chính cống nơi đây Ta sẽ luôn ở giữa hai dòng, ngay cả nếu cha ta không đích thị là châu Á, ngay cả ta đếch biết gì nhiều về đất nước của ổng” [39, tr.230] Tác

giả dụng điểm nhìn trần thuật bên trong không chỉ để nhân vật xưng tội hay làm nhẹ mặc cảm tội lỗi của mình mà còn để độc giả nhìn thấy những góc khuất của các nhân vật Chấn thương tinh thần do thiếu hụt tình cảm gia đình, thèm khát máu mủ có sức công phá dữ dội khi nó chính là nguồn cơn của chuỗi bi kịch

Điểm nhìn chủ quan và kết cấu trần thuật theo dạng thức nhật ký, các nhân vật có cơ hội chia sẻ rất nhiều về bản thân, về những cuộc đời xung quanh mình và những bí mật chỉ có người trong cuộc mới hiểu rõ Nhờ tính chất tự do, phóng túng của kiểu kết cấu này mà chủ thể trần thuật có thể

Trang 21

chuyển chủ đề một cách linh hoạt, có thể liên tưởng đến tính cách, chân nhân dung của các nhân vật Các nhân vật tự do trong vai trò dẫn dắt và bình luận Cuốn theo mạch truyện, độc giả luôn trong tư thế bị kích thích trí tò mò, họ phải tự phỏng đoán Vận dụng điểm mạnh của mình, Linda Lê đưa lối trần thuật vào khiến cho nhân vật dễ dàng thú nhận một cách chân thực nhất để

khơi những bí mật của con người Cụ thể trong Sóng ngầm, từ điểm nhìn trần

thuật bên trong, độc giả dễ dàng nhận thấy những cái tôi cô đơn hay những

cái tôi bản năng không che giấu của Văn “Để có sao nói vậy, tôi mê đâm thịt, rình mẻ lớn, thèm muốn thân xác mạnh đến độ tôi những muốn ghi tên cả mười một nghìn trinh nữ lên bảng chiến tích nếu không bị ngăn cản” [39, tr

26] Ngoài ra ở mỗi phần, cả ba nhân vật Văn, Ulma hay Lou đều trăn trở tự thú mà không che giấu hay bào chữa cho hành vi tội lỗi của mình và ở đó các nhân vật không chỉ tự thú một lần Theo sự chuyển động của thời gian các nhân vật đều có sự tăng cấp trong việc tự lộn trái tâm hồn của mình

Vận dụng điểm nhìn trần thuật bên trong, Linda Lê đã để cho nhân vật trực tiếp mở ra thế giới tâm hồn của mỗi nhân vật Những câu chuyện được kể trở nên đáng tin cậy hơn đối với độc giả về chân dung nhân vật Với lối kể chuyện theo ngôi thứ nhất, nhà văn cũng dễ dàng bộc lộ tư tưởng, tình cảm của mình về thời cuộc, về số phận con người một cách thầm kín và sâu sắc hơn

1.1.2 Điểm nhìn trần thuật bên ngoài

Khác với điểm nhìn trần thuật từ bên trong, lối trần thuật từ điểm nhìn bên ngoài để người kể chuyện đứng bên ngoài kể lại sự việc Mọi sự vật hiện tượng, hành động của nhân vật này được người kể chuyện toàn tri kể lại Ở loại điểm nhìn trần thuật bên ngoài nhà văn không tham gia nhận xét, bình luận hay bày tỏ cảm xúc, quan niệm sống của mình Với góc nhìn bên ngoài, Linda Lê để người kể chuyện không cùng chung bình diện với các nhân vật khác trong tác phẩm để câu chuyện trở khách quan hơn trong việc phản ánh

Trang 22

hiện thực Vận dụng điểm nhìn trần thuật bên ngoài vào các tác phẩm, Linda

Lê đã không phơi bày cho chúng ta thấy trực tiếp người kể chuyện mà chỉ thấy sự xuất hiện của nhân vật

Trước đó trong cuốn tiểu thuyết Vượt sóng cũng đã dụng điểm nhìn trần

thuật bên ngoài để dựng hình tượng nhân vật Antoine Sorel Trong một lần nhìn thấy câu nói của tiểu thuyết gia Antoine Sorel thường nhắc đến trước khi nhảy lầu tự tử, nhân vật “tôi” đã tìm đến những người thân của nhà văn thậm chí cả gia đình, bạn học, vợ và những người đàn bà từng đi qua đời anh Qua lời kể bằng điểm nhìn bên ngoài của các nhân vật Nhà văn Antoinde Sorel hiện lên trong mắt độc giả và cả nhân vật “tôi” cực kỳ phức tạp với những mâu thuẫn trái ngược Antoine Sorel trong mắt người khác có khi là kẻ vô tích

sự, gã nghiện rượu, tên ăn bám ích kỷ luôn sẵn sàng hút máu bất kỳ ai đến gần

và rủ lòng thương với nó Có lúc Antoine Sorel lại là kẻ nhút nhát, khép mình Với điểm nhìn trần thuật bên ngoài, nhân vật Antoine Sorel hiện lên đa dạng, nhiều chiều thậm chí khiến độc giả cảm thấy thật khó đoán

Tiếp nối có phần mới lạ hơn trong cuốn Sóng ngầm, tác giả không chỉ

vận dụng điểm nhìn trần thuật bên trong mà còn vận dụng điểm nhìn trần thuật bên ngoài trong cùng một tác phẩm để độc giả có cái nhìn bao quát hơn

về các nhân vật lẫn các sự kiện diễn ra trong câu chuyện

Độc giả dễ dàng theo kịp nội dung và có cái nhìn khách quan trong câu chuyện nhờ vào điểm nhìn bên ngoài của các nhân vật Thay vì diễn tả ngoại hình, tính cách nhân vật trực tiếp, nhà văn vận dụng điểm nhìn trần thuật bên ngoài qua lời nhận xét cụ thể là lời người kể chuyện để gợi chân dung nhân vật khác Cụ thể, nhân vật Lou và Ulma qua lời kể của Văn, Lou là người phụ

nữ thiếu phóng túng “Nàng làm mọi thứ đều đặn như đồng hồ, thứ Hai chạy

bộ, thứ Tư đến bể bơi, hai tháng một lần đi xông hơi, không đi du lịch, ghét bất ngờ (trái với Ulma, Ulma tố nga của tôi […], đi bộ dã ngoại đúng một lần, đầu đội mũ ngủ, chỉ đọc những tiểu luận chi chít đặc ngữ và truyện cổ

Trang 23

tích trẻ con (còn Ulma, em muôn thuở say mê Proust), không thuốc không rượu […] ở nhà nàng chỉ ăn ngũ cốc, trứng lòng đào, cà rốt bào hoặc cần tây nghiền và, thỉnh thoảng, vi phạm chế độ ăn kiêng, thịt bò hầm [39, tr.19-20] Hay ngược lại trong cái nhìn của Lou, “Văn là một kẻ ưa khoái lạc, ngay cả khi anh ta không chuyển sang hành động […] Đó là tay sát gái, dù không huênh hoang về chiến tích bản thân Anh ta ra vẻ soái ca lạnh lùng [39, tr.54]

Mối quan hệ đầy ngang trái của Văn và Ulma, trong mắt Lou “Anh ta yêu ả như cậu trai mới lớn, được thần ái tình xui khiến, nhìn thấy lại mọi thứ diệu kỳ […] Cả hai cùng mồ côi cha, người đã bỏ rơi họ, họ đào lên những điều được chôn sâu tận cùng ký ức, cách để xích lại gần nhau [39, tr.161]

Kể cả Laure cũng nhận thấy “Ấy là duyên nợ rồi: Văn cần sự mới lạ, Ulma đã đến đúng lúc để mang tới cho ổng cái chưa từng có” [39, tr.181] Với Laure

mối quan hệ giữa Văn và Lou không phải rạn nứt khi có sự xuất hiện của Ulma mà đã có từ trước đó Trước bi kịch của nhân vật Văn, Laure cũng nhận

ra bi kịch sẽ không xảy ra nếu như trước đó Lou và Văn không chọn cách im lặng thay vì nói toạc với nhau nghe, đó là nguyên nhân đẩy sự việc đến bi kịch mà người trong cuộc như Văn đến khi chết đi mới thấy được Có thể thấy

từ điểm nhìn bên ngoài, dễ dàng nhận thấy các nhân vật chưa thực sự hiểu nhau, xa lạ, tồn tại như những vũ trụ riêng Điều này dễ dàng thể thấy ở Laure

và Văn khi cả hai nhân vật không tài nào thấm nỗi “lối sống ba trợn” của nhau hay đó là ở cách xử sự của Lou và mẹ khi bà bỏ ngoài tai hết thảy mọi chuyện

và xem những chuyện xảy ra là chẳng đáng để bận tâm tất thảy dần dà tình cảm gia đình bị rạn nứt không tài hàn gắn nỗi Mặc dù là những người cùng một gia đình nhưng họ hiểu nhầm nhau, thậm chí không để tâm đến nhau Với lối trần thuật bên ngoài ấy đã giúp Linda Lê dễ dàng hướng ngòi bút của mình vào việc phản ánh các hiện tượng đời sống, đồng thời thể hiện được thái độ khách quan khi có chính tác giả cũng có nhu cầu tự thoại với

Trang 24

chính mình thậm chí là với độc giả Thành công của việc vận dụng điểm nhìn trần thuật bên ngoài là cả quá trình miệt mài nghiên cứu của nhà văn

1.2 Sự đan xen điểm nhìn trong Sóng ngầm

Tiểu thuyết là một thể loại có thế mạnh đặc biệt trong việc thể hiện sự

đa dạng, toàn diện về con người Viết về số phận cá nhân con người là đích đến của thể loại tiểu thuyết, là nhân tố quyết định sự hình thành, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thể loại trong tiến trình văn học Khác với văn học thời kỳ trước, văn học thời kỳ đổi mới có sự chuyển biến từ tư duy sử thi sang

tư duy tiểu thuyết, từ cảm hứng lịch sử dân tộc sang cảm hứng thế sự đời tư Các nhà văn đã khai thác nhân vật một cách triệt để, toàn diện theo từng bước thăng trầm của số phận: những nếm trải tận cùng, dồn nén tận cùng, những trăn trở suy tư tận cùng xúc cảm Chính điều này đã làm nên sức mê hoặc, nỗi

ám ảnh lớn về thể loại

Xu hướng đa dạng hóa điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết là xu hướng trần thuật khá phổ biến của thể loại trong văn học thời kỳ đổi mới Thông thường điểm nhìn trần thuật rất dễ xác định nguyên bởi bản chất nó nhất quán, đồng nhất với điểm nhìn của tác giả Từ điểm nhìn thấu suốt ấy, tác giả sẽ cất lên chân lý cuộc đời một cách rõ ràng, mạch lạc giúp người đọc tiếp nhận những giá trị được thẩm định Cuộc sống đương đại muôn hình muôn vạn và người đọc có nhu cầu đánh giá, xem xét mọi điều bằng những trải nghiệm của riêng mình Nhưng cách nói hộ, nghĩ hộ của tác giả giờ đây dường như không còn thích hợp với trình độ bạn đọc Cái tôi cá nhân của người đọc đòi hỏi được xác lập như một nhân vị Hơn nữa, cuộc sống đương đại muôn hình, muôn vẻ và người đọc có nhu cầu đánh giá, xem xét mọi điều

giản là phản ánh hiện thực mà còn suy ngẫm về hiện thực Đối với một số tác

phẩm yếu tố hiện thực không còn là mục đích tối thượng mà chỉ là phương

Trang 25

tiện để thể hiện tư tưởng của nhà văn Đối với nhiều nhà văn không chỉ đơn giản là kể, quan trọng chính là cách thức kể câu chuyện ấy như thế nào Bởi cùng một đề tài, cùng kể về một câu chuyện nhưng nhà văn này có lối kể hấp dẫn, lôi cuốn độc giả; còn nhà văn kia thì không Đối với nhà văn Linda Lê,

bà rất linh hoạt trong vấn đề sử dụng điểm nhìn trần thuật Đa dạng hóa điểm nhìn trần thuật khiến cho “N mặt” của hiện thực, của lòng người được phơi lộ; thể hiện nhu cầu khám phá bản chất cuộc sống một cách sâu sắc, thận trọng; nhu cầu bình đẳng giữa nhà văn với độc giả Đó là do sự đa dạng hóa điểm nhìn trần thuật mang lại Đa dạng hóa điểm nhìn trần thuật trong văn xuôi được biểu hiện ở việc gia tăng số lượng người kể chuyện, nhà văn trao điểm nhìn trần thuật cho mọi nhân vật, không phân biệt nhân vật chính - phụ, nhân vật tin cậy - không tin cậy, … Lúc này nhà văn đã hàm ẩn, hóa thân vào cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật Khoảng cách giữa người trần thuật và nhân vật dường như nhập làm một và được thu hẹp tối đa

Vận dụng sự đan xen điểm nhìn vào các tiểu thuyết trước đó, tiểu

thuyết Vượt sóng, được kể lại theo lời của một chàng trai phóng viên - một

trong số ít người chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ những tác phẩm Antoine Sorel Hay là điểm nhìn của người cậu đã sống lại trong mẩu kí ức nơi mà con người

muốn chôn vùi nó trong tiểu thuyết Vu khống Nhưng với cô cháu gái thì

ngược lại, cô muốn lục lại nó để chứng nhân cho mọi niềm đau dĩ vãng để tìm thấy sự tồn tại của bản thân Một nhân vật kể, nhiều nhân vật kể, nhà văn tham gia kể với tư cách là nhân vật Đan xen điểm nhìn lồng vào nhau khiến cho tiểu thuyết như một bản nhạc giao hưởng với sự hấp dẫn của tính đa phức, đa thanh, nhiều bè Đọc tác phẩm như một thách thức đầy khiêu khích đối với người đọc bởi tính thách thức của nhân vật lúc đối thoại với người khác lúc đối thoại với độc giả Chỉ trong một phần, Linda Lê có thể tổng hợp đan xen nhiều kiểu trần thuật để nói đến khát vọng của bản thân cụ thể trước

đó nhà văn dùng điểm nhìn của Thầy Tu: “Tôi nhìn tôi dính nhựa, nhưng

Trang 26

không gì gỡ được tôi khỏi nồi nhựa” ngay tức thì Linda Lê lại quay ngược sang điểm nhìn của người cậu để đối thoại “Đúng mười năm sau buổi chiều ông mở cánh cửa tôi ngồi bên trong” Rồi lại lần nữa, chuyển sang điểm nhìn người kể chuyện xưng “tôi” của nhân vật Thầy Tu: “Khi còn trẻ, do tham vọng, ta mơ tưởng hôn nhân như một chén thuốc cho ta quên tình yêu và nghĩ đến chuyện khác” Câu chuyện đan xen bởi nhiều điểm nhìn, nhiều giọng trần

thuật khiến độc giả như cuốn vào mê cung Độc giả phải xếp chúng lại các sự kiện để nắm bắt những suy tưởng đầy triết lý về đời, về người mà tác giả muốn truyền tải

Khác với hai tác phẩm trên, nhà văn không chỉ lồng ghép điểm nhìn của các nhân vật khác về nhân vật trung tâm, hay lồng ghép đan xen cách kể

chuyện của nhân vật trung tâm với tác phẩm Sóng ngầm, nhà văn vận dụng đa dạng hóa điểm nhìn vào trong tác phẩm Sóng ngầm góp phần đem lại chỗ

đứng quan trọng của Linda Lê trong văn đàn Pháp Tất thảy các nhân vật

trong tác phẩm Sóng ngầm đều có vai trò giống nhau nhằm hoàn thiện cốt

truyện, họ kể về bi kịch cá nhân: Văn - nhân vật không đáng tin cậy Hồn ma

đã mất từ trước nhưng lại là nhân vật mấu chốt của cốt truyện; Lou - là người phụ nữ sinh ra bởi bi kịch gia đình, đâm chết chồng mình khi biết người cùng chung chăn gối có quan hệ ngoài luồng với người em cùng cha khác mẹ; Laure – đứa trẻ ngỗ nghịch, nhưng sâu thẳm lại là một đứa trẻ hiểu chuyện; Ulma – là người em cùng cha khác mẹ của Văn, cùng sinh ra trong bi kịch thời đại, bi kịch bị lưu đày trong tâm thức, hai con người mắc kẹt trong thời đại Văn và Ulma thấu hiểu cho nỗi đau của chính mình, nỗi đau của những kẻ ngoại cuộc, không biết xứ nào là quê hương

Mỗi nhân vật đều đứng trên phương diện cá nhân để phác họa chân dung của mình và để tỏ lòng về buổi tang lễ của Văn trong vòng 24 giờ Lấy chất liệu từ cuộc sống miền Nam Việt Nam trước 1975 của một kẻ phải xa xứ

ra đi và những thay đổi trong cuộc đời bốn nhân vật chính Tác giả kể lại câu

Trang 27

chuyện không giống với cốt truyện thường thấy về hiện thực, cắt nghĩa câu chuyện bằng logic đời sống mà trình bày theo một trò chơi, tác phẩm không chia chương mà chia khúc, lồng ghép, đan xen và phân chia lời kể liên tục

Linda Lê từng chia sẻ: “Tôi viết Lame de fond (Sóng ngầm) như một bản nhạc với bốn bè khác nhau và tôi đã rất hăng say khi sáng tác Tôi thích được chuyển từ nhân vật này sang nhân vật khác trong mỗi chương của cuốn tiểu thuyết Mỗi lần như thế, tôi phải thay đổi cách viết để phù hợp với tâm tư, với

cá tính của mỗi người” [21] Nhà văn lồng ghép, đan xen điểm nhìn của các

nhân vật vào trong một tác phẩm tạo thành một dàn hợp xướng đa thanh Mặc

dù nhân vật trần thuật không được điển hình hóa nhưng lại tạo ra một hiệu ứng thẩm mĩ bất ngờ với người đọc Đây chính là kiểu kết cấu sáng tạo đầy tính đột phá của hệ thống tác phẩm của Linda Lê

Nếu như mối quan hệ đầy ngang trái của Văn và Ulma trong mắt Lou và Laure như một sự cảm nắng đơn giản của thần tình ái hay của duyên nợ, thì với người trong cuộc như Văn mối quan hệ đó còn là sự đồng điệu giữa thân phận, giữa bi kịch bị chối bỏ Ulma giúp Văn nhìn thấu bi kịch bị chối bỏ, dẫu anh cố tình quên lãng trước đó Cố tình quên lãng như một cơ chế tự vệ, xoa dịu chấn thương mà chính Lou cũng nhận thấy ở Văn Thái độ của Ulma đã làm sống dậy trong Văn những góc tối, buộc Văn đối diện với bi kịch

Các nhân vật trong tiểu thuyết Sóng ngầm của Linda Lê luân phiên

nhau đóng vai trò người kể chuyện, bày tỏ cách nhìn riêng của mình về hiện thực khiến người đọc không thể dừng đọc Ở đây mỗi nhân vật giành quyền tự

kể Nhân vật Văn dù được “an nghỉ dưới mồ” từ trước đó, vậy mà trong tác phẩm lại được “sống lại” để kể về cuộc đời mình, nhân vật được song hành cùng với các nhân vật khác tạo thành mảnh ghép hoàn thiện cho câu chuyện Tác giả đã tạo ra sự hòa phối hai điểm nhìn: điểm nhìn trần thuật bên trong (chủ quan) và điểm nhìn trần thuật bên ngoài (khách quan) của từng nhân vật

Trang 28

thân cận Chuyển từ điểm nhân vật “tôi’ sang một nhân vật “tôi” khác Do đó, tác phẩm có cấu trúc mở, giàu tính đối thoại; mỗi lời tự sự ẩn chứa những suy ngẫm sâu sắc về bi kịch cuộc sống đó là bi kịch bị lưu đày trong tâm thức Mỗi nhân vật điều có vai trò bình đẳng trong điểm nhìn khiến cho tác phẩm luôn là một cấu trúc đa tầng, đa nghĩa tạo yếu tố bất ngờ Rõ ràng, với sự đan xen điểm nhìn khiến cho chủ đề tác phẩm và tư tưởng của tác giả không lộ diện, khó nắm bắt; đòi hỏi người thưởng thức đồng suy nghĩ để có thể nắm bắt được cốt truyện lẫn nhân vật Điều này khiến tác phẩm thực sự “là một quá trình”, khơi gợi ở bạn đọc sự “đồng sáng tạo”; đến với mỗi bạn đọc, tác phẩm không ngừng “sinh sôi” về nghĩa Và tất yếu, xung quanh một tác phẩm

dễ gây ra tranh luận trái chiều giữa nhân vật và độc giả

Không sử dụng một điểm nhìn khi kể chuyện, Linda Lê xoay chuyển điểm nhìn từ điểm nhìn nhân vật này sang điểm nhìn của nhân vật khác Các điểm nhìn không tách biệt nhau mà phối hợp, luân phiên nhau trong một hệ thống trần thuật phức tạp Trong quá trình trần thuật, điểm nhìn được chuyển

từ tác giả sang nhân vật, từ nhân vật này sang nhân vật khác, mở rộng khả năng bao quát, đánh giá của trần thuật Chân tướng sự việc cũng vì thế mà được bộc lộ rất tự nhiên và chân thật Nhà văn không cần phải trực tiếp bình phẩm hay can thiệp sâu vào câu chuyện, thông qua điểm nhìn trần thuật, người đọc có dịp đi sâu tìm hiểu cấu trúc tác phẩm và nhận ra đặc điểm phong cách của nhà văn Trong mỗi tình huống người kể chuyện sẽ xác lập một chỗ đứng, đồng thời chi phối các sự kiện trong truyện Điều này tạo nên tính phức điệu, đa âm cho câu chuyện và tác phẩm văn xuôi trở thành một cấu trúc đa tầng, cùng lúc vang lên nhiều tiếng nói khác nhau

1.3 Điểm nhìn “N mặt nhất thể”

Văn học thế kỉ XX, nhãn quan “N mặt nhất thể” thường được thể hiện

ở cấu trúc thời gian trần thuật trong tác phẩm văn học Thời gian trong tác

Trang 29

phẩm văn học đương đại thường là thời gian đồng hiện, cùng một lúc thể hiện

nhiều không thời gian khác nhau “Đó chính là không – thời gian trong tâm lí của nhân vật, ở đó là sự xáo trộn của hiện thực, là sự trộn lẫn giữa quá khứ, hiện tại và những dự cảm của tương lai, mà văn học chính là hành trình “ đi tìm thời gian đã mất” (nhan đề pho sách của Marcel Proust)” [65, tr

304] Sử dụng điểm nhìn “N mặt nhất thể” là phương thức tự sự chủ yếu trong văn xuôi hiện đại, thể hiện một cách chân thật nhất của thế giới nội tâm của con người, đi sâu vào những góc khuất bí ẩn của thế giới tâm hồn

Ý thức sâu sắc về cốt truyện và kết cấu tác phẩm, Linda Lê đã tập trung

nỗ lực cách tân đột phá vào cốt truyện và kết cấu tác phẩm, tìm kiếm các dạng liên kết tiểu thuyết Linda Lê nhìn thấy được mối liên hệ giữa các mặt và sự kì diệu khi chúng nhất thể lại với nhau Mỗi mặt là một màu sắc chúng hỗn loạn

nhưng lại rất trật tự liên kết tạo thành một thể thống nhất Tác phẩm Sóng ngầm để người đọc tự “xoay” theo tiếp nhận của mình, Linda Lê đã tạo điểm

nhìn “N mặt nhất thể” thành bốn mục theo thời gian cụ thể để đi sâu vào những góc khuất bí ẩn thế giới tâm hồn: Giữa đêm, rạng đông, giữa trưa, hoàng hôn Mỗi nhân vật một mặt thể giải phóng nội tâm cá nhân, các nhân vật được trải lòng với những trăn trở, suy tư, cả những triết lý và những cảm xúc sôi trào

Với điểm nhìn “N mặt nhất thể”, điểm nhìn kể chuyện khác nhau đã tạo nên sự đa chủ thể trong phương thức tự sự, thể hiện những quan điểm, những cách nhìn khác nhau về sự kiện, nhân vật nào đó Sự kiện Văn qua đời cũng như kể về nguyên nhân dẫn đến sự việc Lou cán chết Văn trong đêm được tái hiện trong tác phẩm qua bốn người kể chuyện khác nhau và kể qua bốn mục cùng một thời gian trong vòng 24 giờ Thông qua các mặt thể thống nhất này chúng ta cũng hiểu hơn về tâm trạng, thái độ, tình cảm và quan hệ của các nhân vật đối với người đã khuất và cũng như quan hệ giữa họ với nhau

Trang 30

Văn với những trăn trở của kẻ vô xứ, là người ủng hộ nhiệt thành chủ nghĩa quốc tế nhưng khi gặp Ulma những hình ảnh ảnh về tuổi thơ được sống dậy; Hay đó là trăn trở về cảm xúc cá nhân giữa hai người phụ nữ Lou và Ulma Mỗi một phần là một lần bóc tách về cảm xúc, cuối tác phẩm Văn nhận thấy Lou là một phần không thể thiếu của bản thân, nàng quan trọng đến nhường nào nhưng với Ulma người em cùng cha khác mẹ đó là hiện thân của những gì hừng hực nhất của tuổi trẻ

Cũng giống các nhân vật khác, Lou cũng đắm chìm trong nỗi cô đơn vì

bi kịch gia đình Trong mắt của Lou, Văn là đứa trẻ bị tổn thương và anh chưa bao giờ vượt qua được sang chấn tâm lý ấy Lou đã phải đấu tranh để cưới

“khỉ của thế giới thứ ba” mà mẹ của nhân vật luôn nhắc đến khi nhắc đến Văn Vì cuộc hôn nhân với Văn không được sự ủng hộ của gia đình mà Lou dường như tự bứt mình ra khỏi gốc rễ, bị bỏ mặc trong bệnh viện phụ sản khi sinh con và phế truất quyền thừa kế chỉ vì không muốn có “cái giống lai trong

số con cháu của bà” Nhưng chính Văn đã khiến Lou như hóa điên lần nữa vì tưởng đã làm chủ cuộc đời mình cho đến khi vì cơn ghen tuông mà rơi vào bi kịch giết chết chồng

Trước thông báo đột ngột của mẹ “Mẹ đã cán ba con”, Laure sửng sốt

đến mức không thể nhúc nhích khỏi giường Laure yêu cả bố lẫn mẹ nhưng lại

bị mắc kẹt giữa những luồng tư tưởng ẩm ương của người lớn Nhìn Văn ở nhà xác, Laure chỉ hi vọng từ thế giới bên kia, đừng rủa Lou Laure hứa với Lou sẽ ủng hộ hết sức và ngụy tạo cho Lou về hành vi cán chết Văn của Lou trước pháp luật Sự xuất hiện của Laure như người cầm cán cân công lý xét

xử công lý Chứng kiến và có cái nhìn khách quan nên Laure không thể bênh

vực nhân vật nào Với hành vi loạn luân của Văn, Laure tự hỏi “Yêu em gái cùng cha khác mẹ có tệ không? Ta lấy quyền gì mà lên án Văn? Ổng chẳng

có lỗi gì trong chuyện đó hết Tình yêu chơi khăm các người” [39, tr 183]

Trang 31

Tác phẩm là một chỉnh thể bao gồm bốn mục, mỗi mục sẽ được kể với bốn nhân vật kể chuyện khác nhau và mỗi câu chuyện được kể lại tùy theo dòng cảm xúc riêng Dù một cốt truyện nhưng với nhiều người kể khác nhau nên độc giả cảm nhận được mọi góc độ của câu chuyện từ bi thảm nhất cho đến lộn xộn nhất Số phận của con người trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhà văn Bi kịch giữa khát vọng và thực trạng, giữa cái muốn vươn lên và cái kìm hãm, giữa nhân bản và phi nhân bản Trong giai đoạn đổi mới, vấn đề con người cá thể được đặt ra một cách bức xúc, mạnh mẽ trong cảm hứng sáng tạo của nhà văn Song con người cá thể trong văn học hiện nay không phải là con người của chủ nghĩa cá nhân, của cái tôi cực đoan, phủ nhận mọi nền tảng đạo đức đã được thiết lập, không chịu sự tác động của xã hội Mà ở đây số phận cá nhân được giải quyết thỏa đáng trong mối liên hệ mật thiết với cộng đồng, xã hội Đằng sau mỗi cá thể là những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh của thời đại Các tác giả tiểu thuyết nói chung, tác giả Linda Lê nói riêng

đã nhìn nhận con người như một cá thể bình thường trong những môi trường đời sống bình thường Có thể thấy, nhân vật trong tiểu thuyết là những con

người với trăm ngàn mảnh đời khác nhau “đầy những vết dập xóa trên thân thể trong tâm hồn” [39, tr 232-233]

TIỂU KẾT CHƯƠNG I

Xu hướng dân chủ và sự thức tỉnh ý thức cá nhân đã đưa tới sự phát triển phong phú, sôi nổi đa dạng của văn học từ sau 1975, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới đất nước Sự đa dạng và phong phú đó được thể hiện trên nhiều bình diện của văn học, trong đó sự tìm tòi sáng tạo điểm nhìn trần thuật

để lột trần giá trị hiện thực trong văn học đổi mới là điều mà các nhà văn có ý thức luôn hướng tới

Vận dụng điểm nhìn trần thuật vào trong tác phẩm góp phần đáng kể vào sự thành công của tác phẩm Nhà văn Linda Lê kết hợp đan xen điểm nhìn trần thuật bên trong và điểm nhìn trần thuật bên ngoài nhằm bộc lộ tư

Trang 32

tưởng, tình cảm của các nhân vật lẫn tác giả về số phận con người một cách thầm kín và sâu sắc nhưng cũng có phần khách quan hơn trong việc phản ánh

hiện thực Bên cạnh đó, mỗi sự kiện trong tác phẩm Sóng ngầm đều được

tường thuật lại tạo thành bởi “N mặt nhất thể” nhờ điểm nhìn của các nhân vật Nhờ vậy, mỗi nhân vật được giải phóng nội tâm cá nhân, được trải lòng với những trăn trở, suy tư, triết lý của mình về nhân vật lẫn sự kiện

Qua phân tích trên, có thể thấy tiểu thuyết Sóng ngầm đã thể hiện được

sự đổi mới điểm nhìn mới lạ mà trước đây ít thấy ở các tiểu thuyết cùng thời Đấy là những đóng góp đáng ghi nhận của nhà văn Linda Lê

Trang 33

CHƯƠNG 2: CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT TRONG TIỂU

THUYẾT SÓNG NGẦM

2.1 Cốt truyện nhiều tầng bậc

Ở thể loại tiểu thuyết, một số yếu tố hấp dẫn người đọc là cốt truyện

Đó là hệ thống sự kiện làm nòng cốt cho diễn biến các mối quan hệ và phát triển của tính cách nhân vật Cũng như các yếu tố khác trong cơ cấu nghệ thuật của tác phẩm, cốt truyện trải qua những chặng đường nhau trong tiến trình văn học Tìm hiểu sự vận động của văn học sẽ góp phần lý giải sự chuyển động nói chung của tiểu thuyết trong thời kỳ đổi mới Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn lịch sử, trong mỗi trào lưu, khuynh hướng… Vai trò cốt truyện

có những cách thể hiện khác nhau Đối lập cốt truyện và bản kể là một quy ước của tự sự học, dựa trên cơ sở cho rằng văn bản trần thuật là kết quả gia công trần thuật của người trần thuật đối với cốt truyện Tiểu thuyết trước đây, với lối kết cấu sự kiện đơn tuyến, cốt truyện có một số vị trí quan trọng, là khung cố định trong việc tổ chức tác phẩm Kế thừa và phát huy về thể loại thời kỳ đổi mới nhà văn đa dạng hóa điểm nhìn trần thuật trong cùng một tác phẩm, Linda Lê đã tạo nên một cốt truyện nhiều tầng bậc đầy thú vị, hấp dẫn

trong tác phẩm Sóng ngầm Đây chính là một trong những bệ phóng của nhà

văn để thâm nhập khám phá những ngóc ngách trong thế giới tâm hồn đầy bí

ẩn của con người Với cốt truyện nhiều tầng bậc, tác giả tái hiện những sự kiện ở những thời điểm, không gian khác nhau, mỗi sự kiện có tính độc lập, vừa quan hệ với nhau, bổ sung, hỗ trợ nhau để tạo nên tính chỉnh thể, thống nhất cho tác phẩm Giữa các đơn vị truyện có quan hệ nhân quả với nhau – sự việc kể trước sẽ dẫn đến điều được kể sau Người kể chuyện hàm ẩn là người xâu chuỗi từng chi tiết tiết, kể lại cho độc giả theo một mạch liên kết, độc giả thường đọc xong mới có thể lý giải được

Trang 34

Dựa vào các đề xuất trước đó của William Labov về cốt truyện tự sự, Frank đưa ra sáu giai đoạn phổ biến theo mô hình cụ thể của các câu chuyện:

(1) Phần mở đầu: sử dụng các đoạn tóm tắt, khiến người nghe chú ý đến câu chuyện (2) Phần định hướng: ghi rõ các hoạt động về thời gian – địa điểm – nhân vật chính của câu chuyện (3) Phần cốt truyện: Kể về một sự kiện có

yếu tố bất ngờ, nó gây ra những rắc rối, khó khăn nào đó khiến các nhân vật

phải hành động (4) Phần giải pháp (hồi kết): Giải pháp được đưa ra để giải quyết những sự kiện phức tạp, khi đó câu chuyện sẽ kết thúc (5) Phần đánh giá (giai đoạn cuối): Việc đánh giá thuộc về người kể chuyện, ở phần này

người kể chuyện bày tỏ một thái độ nào đó đối với những gì đã xảy ra Đây là giai đoạn mà người kể và người nghe cùng chia sẻ bày tỏ quan điểm, thái độ

và sự đánh giá các sự việc trong câu chuyện được kể (6) Phần cuối cùng: Các

câu chuyện được diễn giải bởi một người khác với các hình thức khác Đây là cốt truyện tự sự phổ biến và các câu chuyện thường được xây dựng từ cấu trúc này Tuy nhiên, trong thực tế, không phải lúc nào cốt truyện tầng bậc này cũng được sử dụng một cách đầy đủ đúng trình tự như vậy Đôi khi các giai đoạn sẽ bị chuyển đổi, sắp xếp lại cho cốt truyện trở nên phức tạp hơn Đây chính là điểm riêng trong cấu trúc tự sự của các câu chuyện Bên cạnh việc áp dụng mô hình cốt truyện tự sự như trên cũng đòi hỏi câu chuyện phải có những năng lực thu hút riêng biệt mới đủ độ hấp dẫn với tiếp nhận nó [22]

Dựa vào đặc trưng cốt truyện nhiều tầng bậc, Linda Lê đã lắp ghép tác

phẩm Sóng ngầm thành 4 phần, chương: 1 Phần mở đầu: Giữa đêm (Dẫn dắt

độc giả bước vào thế giới cùng những lời giới thiệu của các nhân vật sau cái chết của Văn); 2 Phần định hướng: Rạng đông (Ở phần này các nhân vật tự

sự về bản thân; 3 Phần cốt truyện: Giữa trưa (Các nhân vật thổ lộ về sự kiện, hành động đã gây ra những rắc rối, khó khăn); 4 Phần đánh giá: Hoàng hôn (Các nhân vật sử dụng điểm nhìn của mình để bày tỏ thái độ đối với sự kiện cái chết của Văn cùng với các cung bậc cảm xúc, trạng thái khác nhau)

Trang 35

Bỏ qua các phần nhưng cốt truyện vẫn giữ được cấu trúc của mạch truyện tự sự Đó chính là sự kế thừa và sáng tạo của Linda Lê trong hành trình

đi tìm bản ngã của mình ở văn đàn Trong đó mỗi phần là một đơn vị có cốt truyện tiếp nối, trật tự người kể chuyện được thay đổi, chúng có sức mạnh hỗ trợ hướng về chủ đề chung của tác phẩm Cùng với hướng triển khai cốt

truyện nhiều tầng bậc đó tiểu thuyết Sóng ngầm của Linda Lê xuất hiện một

số kiểu cốt truyện sau đây:

2.1.1 Cốt truyện phi trung tâm

Theo Lê Văn Trung, trong bài Nhân vật hậu hiện đại trong truyện ngắn Việt Nam sau 1986, “phi trung tâm hóa nhân vật nghĩa là trong tác phẩm, đôi khi người đọc khó xác định được đâu là nhân vật trung tâm, hoặc cùng một lúc xuất hiện nhiều nhân vật có khả năng trung tâm đứng cạnh nhau, đối thoại nhau Mỗi nhân vật phải gánh vác một hoặc nhiều chủ đề chính” [68]

Dựa vào khái niệm trên, phi trung tâm có thể được hiểu là hiện tượng phân tán trung tâm (phá vỡ chỉnh thể, không đồng nhất) tạo thành các trung tâm mà mỗi trung tâm mang một nghĩa độc lập, có sức sống nội tại và có khả năng

tương tác với nhau Cốt truyện phi trung tâm Sóng ngầm có thể hiểu là tạo ra

nhiều trung tâm, tương ứng mỗi nhân vật là một điểm nhìn trong tác phẩm, họ cùng trở thành một trung tâm của một câu chuyện nào đó; giữa các câu chuyện này có thể hoặc không có mối liên hệ nào và không có khả năng kết hợp lại với nhau; tất cả tạo thành các mảnh vỡ được khớp nối theo sở thích của tác giả Vì thế, khi đọc các tác phẩm hậu hiện đại nói chung, tiểu thuyết

Sóng ngầm nói riêng, người đọc sẽ được phiêu lưu trôi dạt theo các mảnh vỡ

mà không nắm bắt được câu chuyện Mỗi mảnh vỡ trở thành một câu chuyện,

có thể logic có thể không, tùy thuộc trạng thái nhân vật người kể chuyện, trạng thái kể có ý thức hay vô thức tùy thuộc vào chuẩn đánh giá của người đọc mà không nằm trong ràng buộc với một chuẩn mực chung nào Việc sử

Trang 36

dụng cốt truyện phi trung tâm đã trực tiếp xác lập như một trò chơi tự do của biểu đạt

Mở đầu văn bản, Linda Lê dựng bối cảnh buổi tang lễ của Văn do chính Văn kể lại Tiếp theo đó là những lời bộc bạch của ba nhân vật còn lại: Lou, Laure và Ulma Mỗi nhân vật vừa kể vừa phác họa chân dung của mình, vừa chia sẻ với độc giả cái nhìn của họ về những sự việc, những người xung quanh họ Với nghệ thuật di chuyển điểm nhìn linh hoạt, cốt truyện phi trung tâm rất tài tình, toàn bộ cuộc đời của bốn nhân vật trong tiểu thuyết được mở

ra chỉ trong vòng 24 giờ đồng hồ ở đám tang của Văn Cuộc đời của họ được

mở ra trước mắt độc giả như cuốn phim ngắn Sau khi dựng thành công về chân dung nhân vật, Linda Lê đã đề cập tới đời sống ở miền Nam Việt Nam trước biến cố 1975, đến hành trình của một kẻ phải bỏ xứ ra đi và tình cảm, những đổi thay trong cuộc đời bốn nhân vật chính Linda Lê từng chia sẻ về

một số yếu tố tạo nên thành công của tác phẩm: “Tôi viết Lame de fond (Sóng ngầm) như một bản nhạc với bốn bè khác nhau và tôi rất hăng say khi sáng tác Tôi thích được chuyển từ nhân vật này sang nhân vật khác trong mỗi chương của cuốn tiểu thuyết Mỗi lần như thế, tôi phải thay đổi văn phong, thay đổi cách viết để phù hợp với tâm tư, với cá tính của mỗi người” [21]

Với cốt truyện phi trung tâm qua lời tự bạch của mỗi nhân vật với một phong thái riêng, độc giả có cái nhìn đa diện nhiều chiều hơn về cuộc đời của từng nhân vật Sự phối hợp nhiều điểm nhìn khác nhau trong tác phẩm như thể tạo cơ hội cho Linda Lê cách tân cốt truyện, chú trọng hơn đến cấu trúc tác phẩm Với lối trần thuật này, Linda Lê sẽ không trở thành nhà văn toàn tri, đồng nghĩa với vai trò của nhà văn sẽ ngang tầm với nhân vật, thậm chí đứng thấp hơn nhân vật Bởi mỗi nhân vật đều có tiếng nói riêng, quyền nói về mình và về nhân vật liên quan đến đời mình Kiểu cốt truyện sáng tạo đột phá chưa từng thấy trước đây trong hệ thống các tác phẩm của Linda Lê Ngoài

nội dung thì cốt truyện phi trung tâm của cuốn tiểu thuyết Sóng ngầm là lý do

Trang 37

vì sao cuốn tiểu thuyết này lại có sức hút đối với những ai đam mê lối viết độc đáo của Linda Lê

Dưới đây, người viết xin liệt kê khảo sát để thấy rõ tính chất của Sóng ngầm

trang

Giữa đêm (Lời giới thiệu của các nhân vật về sự

Rạng đông (Tự sự của nhân vật)

Văn, Lou, Laure, Ulma

Giữa trưa (Kể về sự kiện, hành động đã gây ra

Hoàng hôn (Thái độ của các nhân vật về sự kiện,

Với cốt truyện phi trung tâm, tác phẩm của Linda Lê không dễ tiếp nhận với những ai đã quen với cốt truyện thông thường Nếu như với kiểu

Trang 38

dựng cốt truyện theo kiểu truyền thống, được sắp xếp theo cốt truyện trung tâm thì kiểu cốt truyện phi trung tâm của Linda Lê lại mang tính thách thức độc giả phải vất vả suy nghĩ để hình dung và lắp ghép các mảnh để hiểu tác phẩm một cách đầy đủ nhất Đây không chỉ là cách tân nghệ thuật trần thuật

mà còn gây chú ý cho người đọc, thay đổi sự tập trung hoặc đánh lừa người đọc theo một cách biến hóa chủ động của nhà văn Linda Lê

2.1.2 Cốt truyện phản ánh đời sống đa chiều

Trong chuỗi hợp nhất và mở rộng của tự sự học hậu kinh điển, phương pháp tiếp cận tự sự học không chỉ tập trung vào cấu trúc nội tại của văn bản tự

sự, mà còn là sự thu nạp vào trong bản thân nó các yếu tố ngoài văn bản, giới nghiên cứu gọi đó phương pháp tiếp cận ngữ cảnh Cụ thể ở đó cốt truyện không chỉ là văn bản nội tại mà còn phải đặt trong sự tương quan với các phương diện xã hội, lịch sử và ngữ cảnh đặc thù Trên phương diện đề tài, thể tài, tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới đã triển khai và đi sâu vào hiện thực hằng ngày, cái đời thường của đời sống cá nhân Nhà văn dám nhìn thẳng vào những “mảnh vỡ”, những bi kịch nhân sinh, mổ xẻ, phơi bày nó bằng cái nhìn trung thực, táo bạo Các đề tài truyền thống quen thuộc hay hiện đại, mới mẻ đều được đưa vào trường nhìn mới hướng tới hệ quy chiếu: số phận cá nhân,

sự nhập cuộc của con người, thấm đẫm cảm hứng nhân văn

Hứng chịu xu hướng toàn cầu hóa, giải lãnh thổ hóa rất nhiều nhà văn

có cơ hội đến với vùng đất mới, hít thở bầu không khí văn hóa mới, họ tự do trong việc lựa chọn đề tài, chủ đề Nhiều tác giả lấy cuộc đời mình làm chất liệu sáng tạo Sức sống của câu chuyện ngoài sự cộng sinh giữa người kể chuyện với cốt truyện đó còn đặt trong mối quan hệ cộng sinh giữa người kể chuyện và câu chuyện Nữ văn sĩ Linda Lê sinh tại Đà Lạt, mẹ của bà là người phụ nữ Việt Nam nhưng lại có quốc tịch Pháp, cha là người Việt nhưng lại thuộc tầng lớp thấp Năm 1968, gia đình bà chạy loạn từ Đà Lạt xuống Sài

Trang 39

Gòn, theo truyền thống bà theo học tại các trường Pháp Đến năm 1977 cô cùng mẹ và hai chị em gái di cư sang Pháp Theo Frank, câu chuyện được kể lại từ trải nghiệm của người kể chuyện sẽ thu hút người nghe quan tâm đến câu chuyện Không gian sống và những trải nghiệm ấy đã trở thành chất liệu

lý tưởng trong sáng tác của mình Cảm thức tha hương, lưu vong, sầu xứ luôn thường trực trong các tác phẩm của Linda Lê

Trong tiểu thuyết Vu khống của Linda Lê ngoài cảm thức tha hương

còn gắn với bi kịch bị ruồng bỏ, bị lãng quên, mất căn cước Người cậu bị gia đình ruồng bỏ, bị gán cho bệnh điên rồi bị tống khứ vào trại thương điên ở

vùng Corrèze nước Pháp suốt mười năm trời “bên cạnh những kẻ dở hơi, những người động kinh, những người lão suy, những kẻ lủng sọ, những thiên tài bất đắc chí” [36, tr.9] Để quên đi quá khứ đó người cậu vùi đầu vào sách

vở “nếu tôi không trầm mình trong mớ văn hóa hỗn độn đạt được chẳng theo

lề lối, quy cũ nào, hẳn tôi đã tiêu ma, hẳn tôi đã tiêu ma ngay từ những tháng đầu trong nhà thương điên vùng Corrèze này”

Tiếp nối cảm thức tha hương hóa điên, trong Thư chết, sau khi theo chị

và cháu sang Pháp, người cậu thỉnh thoảng bùng phát cơn điên buộc phải vào trại tâm thần Với nỗi cô đơn, nhân vật làm bạn với lũ chim và những cuốn

sách Nỗi cô đơn ấy hiện hữu trên khuôn mặt “cậu với đôi mắt ủ rũ, cái miệng với đôi môi gợi cảm, và gương mặt lắng đọng trong nét thanh xuân dai dẳng

mà điên dại đã ban cho những ai bị nó ngự trị Cậu ở đây, giữa đống sách, không nói chuyện với ai hết; thỉnh thoảng, cậu tiếp mẹ mình tới thăm, cậu cố gắng xử sự như một người đàn ông lý trí Sự điên dại đã thiến hoạn cậu Cậu chỉ còn là một người máy” [37, tr.74] Tha hương, mất căn cước sống ở nơi

đất khách quê người, khiến nhân vật trở nên cô đơn, trở thành một bộ máy được lập trình sẵn

Hay đó là nỗi cô đơn, tìm kiếm cội nguồn của nhân vật Antoine Sorel

trong cuốn Vượt sóng là nhà văn, các tác phẩm mà anh viết chỉ để lấp đầy

Trang 40

nỗi cô đơn bản thể, như thể đang cắt nghĩa việc anh tồn tại trên đời Đó là tư tưởng viết để thực hiện cuộc lưu đày của bản thân mình Mục đích viết không phải để tìm bình yên, mà để tìm nơi hưởng thụ những bão tố từ ngôn

từ chính mình Khi nhu cầu tìm kiếm ấy tắt thì cái án lưu đày kia cũng mất

đi hiệu lực, nhà văn cũng dừng viết cùng với đó là với cái chết bình yên Antoine Sorel đã nhiều lần đối kháng với sự kỳ thị của xã hội phương Tây

với những người nhập cư gốc Á – Phi Martin – cha của anh “đã chịu đau khổ suốt thời niên thiếu về việc ông là con lai, khi về già, ông vẫn tiếp tục chịu khổ sở vì ông không mang họ Pháp” [37, tr 136], ông trở nên tiều tụy

vì cố giữ oán hận trong lòng, chỉ biết ca thán người bố và đứa con trai, đều mang tội làm ông ấy nhìn thấy hình ảnh của mình, cái hình ảnh mà ông căm ghét tận xương tủy – thứ dân đen dưới đáy xã hội, sinh ra đã là nô lệ và không thể nào thoát ra khỏi nó

Nhân vật Văn trong Sóng ngầm cũng không ngoại lệ, 15 tuổi rời khỏi

Việt Nam, đến Pháp và đứt lìa với quê hương bởi mẹ anh đã mất trước khi kịp đến nước Pháp đoàn tụ cùng anh như dự định Văn cũng chưa bao giờ vượt

qua nỗi đau bị cha ruồng bỏ ngay từ khi chưa tròn tuổi, kể cả khi anh “gần như nhẹ người khi hay tin ba chết” Để vượt qua nỗi đau đó thời niên thiếu,

Văn luôn xin mẹ thả ngay cổng trường vài phố để khỏi bị bạn thấy Cậu bịa

về bố, lúc thì giám đốc, lúc lại phi công hay giáo sư để xoa dịu nỗi đau của một cậu bé mười tuổi không muốn thừa nhận đã bị bố ruồng bỏ Giống như Văn, Ulma – đứa con hoang, lai giữa Âu và Á, chỉ biết thông tin bố là người Việt và trong tuổi thơ không có mẹ Lớn lên trong nền văn hóa Pháp, Văn có

ảo vọng sẽ vượt lên trước dân Pháp gốc khu Latinh, ham muốn che đi cội rễ

trong những tháng ngày lưu vong Có lúc còn được xem là “chất Á ở dung mạo và chất Việt ở danh xưng” và hẳn nhiên “không thuộc số người lưu vong mỏi mòn vì xa tổ quốc” Sự xuất hiện của Ulma đã làm sống dậy bóng đen,

buộc Văn phải đối diện với bi kịch đánh mất quê hương, để rồi cuối cùng

Ngày đăng: 25/03/2024, 14:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w