1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết cuộc cờ của phạm quang long

116 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Cuộc cờ của Phạm Quang Long
Tác giả Vi Thị Niêm
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thiện
Trường học Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Sư phạm
Chuyên ngành Ngôn ngữ Văn học và Văn hóa Việt Nam
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 1,71 MB

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VI THỊ NIÊM NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT CUỘC CỜ CỦA PHẠM QUANG LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Tran

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VI THỊ NIÊM

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT

CUỘC CỜ CỦA PHẠM QUANG LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VI THỊ NIÊM

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT

CUỘC CỜ CỦA PHẠM QUANG LONG

Ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 8 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN NGỌC THIỆN

THÁI NGUYÊN - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Các nội dung trình bày trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công

bố trong bất cứ một công trình nào khác

Thái Nguyên, tháng 06 năm 2021

Tác giả luận văn

Vi Thị Niêm

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và làm luận văn này, em đã nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện và giúp đỡ tận tình của các thầy cô giảng viên, Ban lãnh đạo khoa Ngữ Văn, Phòng Sau Đại học, Ban Giám hiệu trường Đại học

Sư phạm Thái Nguyên

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thiện đã tận tình hướng dẫn em trong việc nghiên cứu, tìm hiểu và hoàn thành đề tài luận văn này

Em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, đã nhiệt tình ủng hộ, chia sẻ khó khăn, khích lệ, động viên tinh thần trong suốt thời gian

em học tập và hoàn thành luận văn

Em xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2021

Thái Nguyên, tháng 06 năm 2021

Tác giả luận văn

Vi Thị Niêm

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 4

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

6 Phương pháp nghiên cứu 5

7 Đóng góp luận văn 6

8 Cấu trúc luận văn 6

NỘI DUNG 7

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ HÀNH TRÌNH TIỂU THUYẾT CỦA PHẠM QUANG LONG 7

1.1 Khái quát về nghệ thuật tự sự 7

1.1.1 Lịch sử nghiên cứu 7

1.1.2 Khái niệm nghệ thuật tự sự 11

1.2 Hành trình tiểu thuyết của Phạm Quang Long 13

1.2.2 Tiểu thuyết: Bạn bè một thưở (2017) 16

1.2.3 Tiểu thuyết: Cuộc cờ (2018) 18

Tiểu kết chương 1 22

Chương 2: ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CUỘC CỜ 23

2.1 Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Cuộc cờ 23

2.1.1 Điểm nhìn bên ngoài 24

Trang 6

2.1.2 Điểm nhìn bên trong 33

2.1.3 Sự dịch chuyển điểm nhìn 37

2.2 Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Cuộc cờ 43

2.2.1 Nhân vật tiểu thuyết 43

2.2.2 Nhân vật trong tiểu thuyết Cuộc cờ 44

2.2.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 70

Tiểu kết chương 2 77

Chương 3: NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU TRONG TIỂU THUYẾT CUỘC CỜ 78

3.1 Ngôn ngữ 78

3.1.1 Khái lược về ngôn ngữ nghệ thuật 78

3.1.2 Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Cuộc cờ 79

3.2 Giọng điệu 91

3.2.1 Khái lược về giọng điệu 91

3.2.2 Giọng điệu trong tiểu thuyết Cuộc cờ 92

Tiểu kết chương 3 103

KẾT LUẬN 104

TÀI LIỆU THAM KHẢO 107

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong bức tranh văn học Việt Nam hiện đại, tiểu thuyết ngày càng khẳng định được vị trí của mình với sự xuất hiện của nhiều cây bút mới mang những phong cách khác nhau, trong đó không thể không nói tới “hiện tượng Phạm Quang Long”

Phạm Quang Long sinh năm 1952, quê Thái Bình, ông tốt nghiệp đại học tại khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1975, nhận bằng Tiến sĩ chuyên ngành Văn học tại Trường Đại học Tổng hợp Leningrad năm

1984 Nhà văn được nhà nước công nhận chức danh Phó Giáo sư năm 1996

Tính đến thời điểm này, PGS.TS Phạm Quang Long đã tròn 40 năm trong nghề làm thầy, gần nửa thời gian đó, ông không có may mắn trực tiếp đứng lớp, do được phân công đảm nhận nhiều chức danh quản lý: Từng là Chủ nhiệm khoa Ngữ văn gần trọn một nhiệm kì (từ 1992 đến 1996), Phó Hiệu trưởng, Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV (từ 1996 đến 2001), Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (2001-2005), Giám đốc Sở Văn hóa Hà Nội (2005-2013)…Sau nhiều cuộc luân chuyển, ông lại trở về cái nôi quen thuộc, từng nhiều năm gắn bó, gần gũi, với nghiệp làm thầy: Khoa Văn học

Hiện tại, ông đã nghỉ hưu

Trong vòng 6 năm gần đây, PGS.TS Phạm Quang Long liên tục trình

làng nhiều tác phẩm đặc sắc: Tập kịch bản Nợ non sông (tám kịch bản văn học, 2014), tiểu thuyết: Lạc giữa cõi người (2016), Bạn bè một thuở (2017), Cuộc cờ (2018) và Chuyện Làng (2020, tái bản năm 2021)

Tiểu thuyết của Phạm Quang Long hấp dẫn người đọc bằng ngôn ngữ giản dị, đời thường như một người đang nói chuyện, kể chuyện Ông không ngại, không đắn đo đi sâu vào những vẫn đề nhạy cảm, bức xúc của cuộc sống

xã hội, đời tư của con người, khiến cho người đọc phải suy ngẫm, day dứt thấy

sâu, thấy thấm và … thấy cay! Cuộc cờ là một tiểu thuyết như vậy Trong Cuộc

Trang 8

cờ, tất cả những sự kiện, diễn biến cốt truyện đều được thể hiện bằng ngôn ngữ

giản dị, đời thường nhưng chính mình đang được chứng kiến những sự việc đó Những vấn đề như tham ô, trục lợi, chạy chức chạy quyền của giới quan chức

lâu nay vẫn là những vấn đề nhạy cảm, ít người dám khai thac Nhưng ở Cuộc

cờ, tất cả những góc khuất trong cơ chế luân chuyển cũng như những mánh

khóe trục lợi của Thân, Đô, Lân, đều bị phơi bày trước ngòi bút sắc sảo của Phạm Quang Long Từ đó, khiến người đọc luôn trăn trở, suy nghĩ, quan tâm

và cảm thấy mình không thể thờ ơ với những vấn đề đó

Do khuôn khổ của luận văn chúng tôi chọn tiểu thuyết Cuộc cờ của

Phạm Quang Long làm đối tượng nghiên cứu Có rất nhiều yếu tố tạo nên

thành công của Cuộc cờ, nhưng theo chúng tôi, tự sự mang vai trò chủ chốt

bởi trong đó những tình tiết, cốt truyện, điểm nhìn, nhân vật cũng như ngôn ngữ, giọng điệu chính là những yếu tố được Phạm Quang Long vận dụng rất hiệu quả Chúng tôi đi sâu khám phá, lý giải và tìm ra những đặc điểm trong lối viết tiểu thuyết Phạm Quang Long, từng bước có những nhận định chung

về tiểu thuyết của ông cũng như tiểu thuyết Việt Nam hiện đại Tiểu thuyết

Cuộc cờ vì chạm đến vấn đề nhạy cảm cải cách ruộng đất, qua nhiều nhà xuất

bản và được Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành vào đầu tháng 2/2018

Chọn tiểu thuyết Cuộc cờ của Phạm Quang Long làm đối tượng nghiên

cứu, song ở đề tài này chúng tôi không tiếp cận mọi vấn đề trong tiểu thuyết

của nhà văn mà chỉ tập chung vào vấn đề Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Cuộc cờ của Phạm Quang Long làm đề tài nghiên cứu Hơn nữa, đây là một

đề tài mới, cho tới nay vẫn là mảnh đất màu mỡ cho việc khai mở, nghiên cứu

và khám phá

2 Lịch sử vấn đề

Là một gương mặt nổi bật với phong cách độc đáo, lối viết mới mẻ, Phạm Quang Long trở thành một hiện tượng trong văn học Việt Nam hiện đại ngày nay Tiểu thuyết Phạm Quang Long là đối tượng quan tâm của giới nghiên cứu phê bình

Trang 9

Tác phẩm của nhà văn được đề cập thường xuyên trong các bài viết được in trong nhiều cuốn sách, được đăng tải trên các tờ báo, tạp chí chuyên ngành với tư cách là một nhân tố quan trọng góp phần làm nên làn sóng mới trong tiểu thuyết hiện đại, có thể kể đến một số bài viết tiêu biểu như:

“Đối mặt với lương tri” tác giả Đăng Bẩy, Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam (tháng 6/2018) Trong bài viết này, tác giả đã tìm hiểu qua về nhân vật như Thân, Đô, Lân, ông Đảo, bí thư Nhàn, hay Trang, Diệu qua ngoại hình và tính cách điển hình của nhân vật đó

Với bài viết “Cuộc cờ và thế sự” tác giả Lã Thị Bắc Lý đã dành sự

quan tâm tới tác phẩm cả về mặt nội dung và nghệ thật, tác giả đã nêu ra được nội dung cốt lõi, chỉ ra được đặc trưng riêng trong cách viết, cách kể truyện,

nghệ thuật xây dựng tuyến nhân vật của tiểu thuyết Cuộc cờ Bài viết của Lã

Thị Bắc Lý đã có cái nhìn tổng quát về hệ thống chặng đường các tác phẩm, tiểu thuyết Phạm Quang Long, Lã Thị Bắc Lý khám phá và khẳng định những thành công của nhà văn trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật

Luận văn của Nguyễn Thị Kim Oanh: “Đặc điểm tiểu thuyết của Phạm

Quang Long qua Lạc giữa cõi người và Cuộc cờ ’’ Luận văn đã tìm hiểu

nghiên cứu về đặc điểm của tiểu thuyết trên các phương diện như cảm hứng chủ đạo trong tiểu thuyết của Phạm Quang Long, thế giới nhân vật, ngôn ngữ

và giọng điệu của tiểu thuyết Phạm Quang Long qua hai tiểu thuyết Luận văn

đã góp phần khẳng định giá trị tiểu thuyết của Phạm Quang Long trong sự thúc đẩy tiến bộ xã hội và sự phát triển đa dạng của văn chương Việt Nam đầu thế kỷ XXI Bằng những sự kiện, những nhân vật, vì thế, rất gần gũi với thực tại với cảm hứng chủ đạo trong cả hai cuốn tiểu thuyết là cái “lạc”, cái

“bi” và cái “thực”, đem đến cho độc giả cái nhìn đa diện về đời sống chính trị,

xã hội và con người đương đại Tuy nhiên do khuôn khổ của một luận văn,

hơn nữa với việc song hành cùng tìm hiểu về hai tiểu thuyết Lạc giữa cõi người và Cuộc cờ nên luận văn chưa đi sâu vào tìm hiểu phân tích nghệ thuật

tự sự trong tiểu thuyết Cuộc cờ

Trang 10

Trong Hiện tượng Phạm Quang Long, tác giả Song Hà cũng đã viết

“ngày càng thấy trong văn chương ông dữ dội, sâu cay, trực diện, thẳng băng, quyết liệt khi truy kích cái xấu, cái cản trở tiến bộ, cái nhân danh, cái phù phiếm, Văn xuôi Phạm Quang Long giàu tính chất tự thuật, vì những chuyện được kể ra trên từng trang sách là tác giả của nó đã từng nhìn thấy, nghe thấy, chịu trận, nghiền ngẫm thấu đáo Viết cứ như rút ruột mình ra mà trải lên từng con chữ” Trong bài viết này, tác giả cũng khẳng định chất nhà

giáo và chất nghệ sĩ trong văn chương Phạm Quang Long

Các bài viết và luận văn trên đều khẳng định giá trị, sức hấp dẫn của

tiểu thuyết Cuộc cờ Tuy nhiên vì mới dừng lại ở những đánh giá, nhận định

mang tính khái quát chung Luận văn của Nguyễn Thị Kim Oanh vì đồng thời tìm hiểu phân tích về đặc điểm tiểu thuyết Phạm Quang Long qua hai tiểu

thuyết nên vẫn chưa đi sâu vào nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Cuộc cờ với

đầy đủ khía cạnh của nó

Đó sẽ là những gợi ý để chúng tôi tham khảo trong quá trình hoàn thành luận văn của mình

3 Mục đích nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ đặc điểm nghệ thuật tự

sự trong tiểu thuyết Cuộc cờ của Phạm Quang Long về các mặt nghệ thuật

xây dựng tình huống truyện, xây dựng thế giới nhân vật, điểm nhìn trần thuật, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu… Qua đó góp phần làm sáng tỏ những đặc điểm cơ bản, những nét độc đáo, đặc sắc của nghệ thuật tự sự trong tiểu

thuyết Cuộc cờ của Phạm Quang Long

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác định những khái niệm cơ bản có liên quan đến nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết

- Làm sáng tỏ về nghệ thuật xây dựng tình huống truyện và nghệ thuật

xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Cuộc cờ

Trang 11

- Làm sáng tỏ điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ, giọng điệu trong tiểu

thuyết Cuộc cờ

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Cuộc cờ qua

nghệ thuật thuật xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật, điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ, giọng điệu

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn khảo sát chủ yếu tiểu thuyết Cuộc cờ của Phạm Quang Long, đồng thời tìm hiểu hai tiểu thuyết trước của ông: Lạc giữa cõi người (2016), Bạn bè một thuở (2017) và một số tiểu thuyết của các tác giả khác

6 Phương pháp nghiên cứu

Với đề tài “Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Cuộc cờ Phạm Quang

Long” chúng tôi sẽ kết hợp sử dụng những phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích tác phẩm: Đây là phương pháp chủ yếu nhằm

khám phá nội dung và nghệ thuật đặc sắc trong tiểu thuyết Phạm Quang Long Tuy nhiên chúng tôi sẽ chỉ đi sâu vào phân tích nghệ thuật tự sự trong

tiểu thuyết Cuộc cờ là chuyên mục mà Luận văn nhắc tới

- Phương pháp nghiên cứu từ lý thuyết tự sự học: Luận văn sử dụng

phương pháp lý thuyết tự sự học hiện đại để nghiên cứu soi chiếu tiểu thuyết

Cuộc cờ từ nhiều góc nhìn để nhận ra sự sáng tạo và những vẻ đẹp tiềm tàng

trong tác phẩm của Phạm Quang Long Nhận diện và đánh giá đúng giá trị

của Cuộc cờ trên nhiều yếu tố như nghệ thuật trần thuật, xây dựng nhân vật,

ngôn ngữ, giọng điệu

- Phương pháp so sánh: Luận văn sử dụng phương pháp so sánh, đối

chiếu với một số nhà văn khác để làm rõ những nét đặc sắc, riêng biệt trong nghệ thuật tự tiểu thuyết Phạm Quang Long

- Phương pháp hệ thống, tổng hợp: Để hiểu được nghệ thuật tự sự

trong tiểu thuyết Phạm Quang Long nói chung và nghệ thuật tự sự trong tiểu

Trang 12

thuyết Cuộc cờ của ông, chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm xem xét

các yếu tố, những khía cạnh tạo nên chỉnh thể của nghệ thuật tự sự Từ những tác phẩm cụ thể, tập trung, tổng hợp để soi sáng những luận điểm cụ thể của luận văn

- Phương pháp phân loại, thống kê: Với từng kía cạnh, cấp độ nghệ

thuật tự sự, chúng tôi khảo sát, phân loại, thống kê

7 Đóng góp luận văn

- Đây là một trong những công trình đi sâu vào nghiên cứu một số phương

diện trong nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Cuộc cờ của Phạm Quang Long

- Luận văn làm rõ những đặc sắc phong cách nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Phạm Quang Long

- Từ những kết quả nghiên cứu, luận văn góp phần khẳng định tài năng,

vị trí của Phạm Quang Long trong nền văn học hiện đại Việt Nam

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết Luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung

chính của luận văn được triển khai trong ba chương:

Chương 1: Khái quát về nghệ thuật tự sự và hành trình tiểu thuyết của Phạm Quang Long

Chương 2: Điểm nhìn trần thuật và thế giới nhân vật trong tiểu

thuyết Cuộc cờ

Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyết Cuộc cờ

Trang 13

NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ

VÀ HÀNH TRÌNH TIỂU THUYẾT CỦA PHẠM QUANG LONG 1.1 Khái quát về nghệ thuật tự sự

1.1.1 Lịch sử nghiên cứu

Tự sự là một phạm vi rộng lớn của giao tiếp cũng như của các thể loại văn học Việc nghiên cứu tự sự đã trở thành một hoạt động khoa học căn bản trong việc tiếp cận và diễn giải các hình thức giao tiếp của con người trong đó

có giao tiếp nghệ thuật Ý thức một cách sâu sắc tầm quan trọng của tự sự trong đời sống và nghệ thuật, các học giả trên thế giới và ở Việt Nam đã có những nghiên cứu chuyên sâu từ khái quát tổng thể đến chi tiết từng trường hợp Lý thuyết tự sự là vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm bởi nó quan trọng và cần thiết cho việc tiếp cận các tác phẩm văn học, đặc biệt là các sáng tác dài hơi như tiểu thuyết Những vấn đề lý thuyết về tự sự học đã được hình thành một cách hệ thống và tự sự học ngày càng mở rộng và phát triển, nó đã khẳng định vai trò quan trọng của một công cụ đắc dụng trong việc khám phá,

lý giải thế giới nghệ thuật ngôn từ Từ những năm 60 của thế kỉ XX, tự sự đã trở thành một ngành khoa học - Tự sự học với những tên tuổi lừng danh như

G Genette, R Barthes, T Todorov, A Greimas, J Culler…trong việc nghiên cứu Chủ nghĩa cấu trúc Những nhà nghiên cứu trên đã đi tìm mô hình cho hình thức tự sự với mục đích “nghiên cứu bản chất ngôn ngữ, bản chất ngữ pháp của tự sự” Cùng với đó là sự hồi sinh một cách rực rỡ của các nhà tự sự học Nga như: V Shklovski, B Tomashevski, V Propp, M.Bakhtin, J.U Lotman,… Từ Âu Mĩ sang Đông Âu, đến Châu Á với các học giả Trung Quốc như Dương Nghĩa, Trần Bình Nguyên, Triệu Nghị Hành, La Cương,… tự sự học cho thấy khả năng bao quát và diễn giải các hoạt động giao tiếp nghệ thuật của con người

Trang 14

Tự sự học với tư cách là một lĩnh vực tri thức rộng lớn, có lịch sử lâu đời, có thể nhìn thấy những đổi thay hệ hình lý thuyết, các tầng bậc và

phương pháp nghiên cứu tự sự Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong Tự

sự học - từ kinh điển đến hậu kinh điển, có thể chia sự phát triển của tự sự

học thành hai thời kỳ hệ hình tự sự học:

- Hệ hình tự sự học kinh điển: Theo Prince có thể phân làm ba nhóm:

+ Nhóm thứ nhất là các nhà tự sự học chịu ảnh hưởng trực tiếp của V

Propp, họ tập trung nghiên cứu cấu trúc của truyện, đối tượng của trần thuật,

trong đó chú ý xây dựng ngữ pháp của tự sự, chức năng của sự kiện, kết cấu,

logic phát triển của chúng Công trình Hình thái học truyện cổ tích thần kì Nga (1928) của Propp được các nhà nghiên cứu xem như cuốn sách mở đầu

cho tự sự học cấu trúc chủ nghĩa Trong công trình này, Propp bất mãn với lối phân loại truyện cổ tích chỉ dựa vào nhân vật, mà nhân vật thì biến hoá khôn lường, không cung cấp tiêu chí bất biến cho sự phân loại

+ Nhóm thứ hai là tập trung nghiên cứu sự triển khai của diễn ngôn trần thuật, đại diện cho nhóm này là G Genette Bước phát triển thứ hai của tự sự học theo hướng chủ nghĩa cấu trúc kinh điển là nghiên cứu lời kể, cách kể, hoặc nói cách khác là nghiên cứu diễn ngôn tự sự Nghiên cứu cố sự, sự kiện, hành động có rất nhiều hạn chế, bởi cùng một chuyện mà người ta có nhiều cách kể khác nhau và trở thành những truyện khác nhau

+ Nhóm thứ ba cho rằng cấu trúc diễn ngôn và cấu trúc chuyện đều quan trọng như nhau, chủ trương nghiên cứu kết hợp cả hai mặt Tiêu biểu cho nhóm này là Prince, S Chatman và Mieke Bal

Với những nội dung trên, ta có thể thấy tự sự học kinh điển tập trung nghiên cứu cấu trục của truyện và diễn ngôn tự sự, mối quan hệ giữa sự kiện, nhân vật, cách kể, ngôi kể, giọng điệu, điểm nhìn, thời gian, không gian, Trên cơ sở đó, tự sự học cung cấp hệ thống khái niệm, phương pháp để không chỉ khai thác các giá trị của tác phẩm cụ thể mà còn đi sâu nhận thức hình thái

Trang 15

kết cấu, quy luật vận động, sáng tác, phương thức biểu đạt và đặc trưng thẩm

mĩ của thể loại tự sự Bên cạnh đó, tự sự học kinh điển lại coi văn bản tác phẩm là một hệ thống tự thân khép kín, không có liên hệ với bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội

- Khi tự sự học kinh điển bị công kích từ phía chủ nghĩa giải cấu trúc và

chủ nghĩa lịch sử, vào những năm 80 xuất hiện hệ hình tự sự học hậu kinh điển Đây là một hướng nghiên cứu mở, nó kết hợp với quan niệm phê bình

phản ứng người đọc và hướng nghiên cứu văn hoá đang thịnh hành, nghiên cứu tự sự trong quan hệ với người đọc, với ngữ cảnh và với các lĩnh vực tự sự ngoài văn học Trong quá trình phát triển của mình, tự sự học hậu kinh điển cho thấy ba hướng nghiên cứu chính:

+ Nghiên cứu đặc trưng chung của tác phẩm tự sự, bất kể sự khác nhau

về phương tiện và thể loại (văn học, truyện tranh, điện ảnh, truyền hình, báo chí…) Khái niệm tự sự truyền thống chỉ đóng khung trong phạm vi văn học

+ Từ phân tích cấu trúc tự sự trừu tượng chuyển sang phân tích cấu trúc

tự sự của tác phẩm cụ thể Điều này cũng giống như thi pháp học cấu trúc Pháp từ chối phân tích tác phẩm cụ thể Nhưng nhu cầu phân tích thi pháp tác phẩm cụ thể cũng rất tự nhiên Mối quan hệ giữa tự sự học kinh điển và tự sự học hậu kinh điển có sự giao thoa và kế thừa Chẳng hạn, nói riêng về quan hệ

tự sự và tiếp nhận Chủ nghĩa cấu trúc nghiên cứu ngữ pháp tự sự nhằm tìm một con đường tắt để tìm nghĩa tự sự trong tính khép kín Song đó là ảo tưởng, hoặc là chỉ thích hợp với một số văn bản giản đơn nào đó Mặc dù trong văn bản tự sự, người kể luôn luôn dùng mọi biện pháp để lũng đoạn, cầm tù người đọc, song ở khâu tìm nghĩa thì văn bản vẫn là hiện tượng đa nghĩa do chịu sự chi phối của người đọc và ngữ cảnh

+ Mô hình tự sự học hôm nay có công thức “tự sự học + X”, “X” ở đây

có thể là chủ nghĩa nữ quyền hay nghiên cứu giới tính, nghiên cứu văn hóa hay nghiên cứu hậu thực dân, nghiên cứu tự sự học tâm lí (như kiểu của L

Trang 16

Vygotski trong Tâm lí học nghệ thuật), tự sự học lịch sử (như H Whiter), tự

sự học pháp luật, tự sự học tu từ (như Phelan, Karl Kao, Lí Kiến Quân), tự sự học hậu hiện đại (như M Coli, Hồ Toàn Sinh)

Năm 2003, Việt Nam có Hội thảo tự sự học đầu tên được tổ chức tại

trường Đại học Sư phạm Hà Nội và việc xuất bản cuốn Tự sự học - một số vấn đề lý luận và lịch sử do Trần Đình Sử chủ biên đã góp phần rất lớn vào

việc nghiên cứu một chuyên ngành văn học quan trọng ở Âu - Mỹ, chuyên ngành Tự sự học Phan Thu Hiền với bài viết “Về lý thuyết tự sự của

Northrop Frye” [36, tr.56-70] trong cuốn Tự sự học - một số vấn đề lý luận và lịch sử [36] đã giới thiệu Northrop Frye là đại biểu quan trọng có ảnh hưởng

sâu sắc nhất của lý thuyết phê bình huyền thoại với quan niệm cho rằng mục tiêu của văn chương là đạt đến sự giới thiệu, sự trình bày cuộc sống Nguyễn

Đức Dân giới thiệu về A Greimas trong bài “Greimas - người xây nền móng cho trường phái kí hiệu học Pháp” [36] với mô hình cấu trúc cơ sở chủ nghĩa,

mô hình cấu tạo Trong công trình Tự sự học - một số vấn đề lý luận và lịch

sử [36] do nhóm tác giả Trần Đình Sử, Trần Đăng Suyền, Lê Lưu Oanh (đồng

chủ biên) đã làm rõ các khái niệm tự sự học như: người kể chuyện, điểm nhìn, giọng điệu,

Ngoài ra, Trần Đình Sử còn mang đến cho người nghiên cứu tự sự học

cuốn Tự sự học - Lí thuyết và ứng dụng (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành, 2017) Có thể nói, Tự sự học - lí thuyết và ứng dụng do Giáo sư Trần

Đình Sử cùng cộng sự thực hiện cho đến nay là công trình bao quát nhất về lịch sử, quá trình, các trường phái, đại diện của tự sự học thế giới Từ kinh điển đến hậu kinh điển không hàm chứa trong đó sự phủ định mà hiện lên tính chất bổ khuyết, làm đầy đủ và sâu sắc hơn nhận thức về tự sự Ở đó, nơi các lí thuyết ngưng đọng hoặc đang vận động, câu chuyện về quá trình giao tiếp cùng khả năng diễn giải các mô hình giao tiếp trong đời sống và trong nghệ thuật dường như có thể tìm thấy một quy luật, một đề xuất về sự diễn dịch hay

Trang 17

những đòi hỏi đa dạng hơn bởi tính phong phú của thực tiễn Những khả năng của lí thuyết, như vậy, vẫn luôn mở ra ở phía trước

Có thể thấy trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, tiếp nhận lý thuyết tự sự

và ứng dụng vào nghiên cứu văn học ở Việt Nam đã mở ra một hướng nghiên cứu mới nhiều tiềm năng Nếu nghiên cứu văn học trước đổi mới thường nặng

về miêu tả các dữ kiện bề ngoài như niên đại, bối cảnh lịch sử xã hội, tiểu sử tác giả, nội dung phản ánh, chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa hiện thực,… thì sau đổi mới, dưới ánh sáng của lý thuyết tự sự, đi sâu phân tích cấu trúc tự sự bên trong, xem xét những vận động có tính quy luật của các yếu tố, nghiên cứu văn học đã, đang và sẽ dần từng bước khắc phục những giới hạn, giúp người đọc ý thức hơn về việc tiếp nhận văn chương như tư cách là lịch sử nghệ thuật ngôn từ và lịch sử văn hóa

1.1.2 Khái niệm nghệ thuật tự sự

Theo Từ điển văn học: “Tự sự là một trong ba phương thức biểu đạt

của văn học (bên cạnh trữ tình và kịch) Nét đặc thù của tự sự là vai trò tổ chức của trần thuật, nó thông báo về một cái gì đó đã xảy ra và được nhớ lại, đồng thời mô tả hoàn cảnh, hành động và dáng nét các nha vật, nhiều khi còn thêm cả những lời bàn luận Xét về chỉnh thể, trần thuật giữ vai trò chủ đạo trong tác phẩm tự sự, gắn bó tất cả những gì được tác phẩm miêu tả Các đặc điểm của tự sự phần lớn bị quy định bởi các đặc điểm của trần thuật Ngôn từ

ở đây chủ yếu làm chức năng thông báo về cái đã xảy ra từ trước Giữa dòng ngôn từ đang tuôn chảy và các hành động mà nó miêu tả có một khoảng cách

về thời gian”

Trần thuật tự sự được dẫn dắt bởi người trần thuật, người trần thuật này được gọi là “ngôi thứ ba”, và thường là “vô hình”, phi nhân cách hóa trong tác phẩm Tự sự hết sức tự do trong việc chiếm lĩnh không gian và thời gian

Nó có khả năng đặc biệt trong việc tái hiện kĩ lưỡng những quá trình diễn ra trong không gian rộng, trong những đoạn thời gian dài Tự sự sử dụng hầu hết

Trang 18

các phương tiện, biện pháp miêu tả khiến hình tượng gây được cảm giác về hình khối và thanh âm Cái được mô tả có thể ứng với dạng vốn có của đời sống hoặc có thể hoàn toàn tân tạo, ước lệ Tính ước lệ của tự sự chủ yếu ở người miêu tả, tức là người trần thuật Hình thức tự sự dựa vào các kiểu kết cấu cốt truyện khác nhau Tác phẩm tự sự có thể được viết bằng văn xuôi hoặc thơ (văn vần), dung lượng không hạn chế Tự sự có thể đưa vào tác phẩm một số lượng lớn các tính cách và các sự kiện, nó có thể xây dựng được những tính cách phức tạp, mâu thuẫn, đa diện, đang hình thành, mặc dù không phải tác phẩm nào cũng được như vậy, nhưng khả năng tiềm tàng của tự sự là chỉ ra được cuộc đời trong tính toàn vẹn của nó, là khám phá được bản chất của cả một thời đại, là bộc lộ được tính quy mô của hành vi sáng tạo Tự sự sử dụng được ở mức rộng lớn nhất khả năng nhận thức, tư tưởng của văn học và nghệ thuật nói chung

Tác phẩm tự sự có đặc điểm phản ánh hiện thực thông qua các yếu tố

sự kiện, biến cố và hành vi con người; thường có cốt truyện gắn với hệ thống nhân vật Loại hình tự sự thể hiện tâm trạng, tư tưởng của chủ thể thông qua phản ánh hiện thực khách quan Nhà văn phải dùng đến các yếu tố như sự kiện, nhân vật trong một thời gian và không gian nghệ thuật nhất định

Trong cuốn Tự sự học - một số vấn đề lí luận và lịch sử, Gs Trần Đình

Sử đã đưa ra khái niệm tự sự học là “ một nhánh của thi pháp học hiện đại, hiểu theo nghĩa rộng nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự và các vấn đề liên quan hoặc nói cách khác là nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật trần truật của văn bản tự sự nhằm tìm một cách đọc” [35, tr.11] Nói như vậy, đối

tượng chủ yếu của tự sự học là tự sự văn học

Cũng theo GS Trần Đình Sử trong cuốn Dẫn luận thi pháp học [34],

nghệ thuật tự sự là một nghệ thuật đặc biệt, nó đòi hỏi kể sao cho mỗi lúc hứng thú của người đọc gia tăng Các sự kiện hấp dẫn có thể được cấu tạo từ một cốt truyện đơn giản Nhà văn có thể không kể ngay một lúc tất cả mà có thể cấu tạo

Trang 19

lại trật tự câu chuyện theo một ý nghĩa nào đó Nhà văn đồng thời với việc tạo lại trật tự hình thức là việc tạo ra nội dung mới, nói đúng hơn là việc khám phá

ra nội dung mới quyết định việc tạo lại hình thức Nghệ thuật là hình thái đặc thù của ý thức xã hội và hoạt động của con người nói chung, một phương thức quan trọng để con người chiếm lĩnh các giá trị tinh thần của hiện thực, nhằm mục đích tạo thành và phát triển các năng lực chiếm lĩnh và cải tạo bản thân và thế giới xung quanh theo quy luật của cái đẹp Nhà văn muốn tác phẩm của mình được độc giả thưởng thức với thái độ tích cực thì phải có nghệ thuật tự sự

cho phù hợp Thông qua nghệ thuật tự sự, nhà văn có thể “hình thành một công chúng biết hiểu nghệ thuật và có năng lực hưởng thụ cái đẹp” (Mác)

Có thể nói, tự sự học là “bộ phận không thể thiếu của hành trang nghiên cứu văn học hôm nay, và nói theo ngôn ngữ của Thomas Kuhn, thì đó

là một bộ phận cấu thành của hệ hình lý luận hiện đại” [34,tr.11] Lý thuyết

tự sự học hiện đại đã cung cấp kiến thức giúp người nghiên cứu đi sâu khám phá cấu trúc tự sự với những vấn đề như: điểm nhìn trần thuật, thế giới nhân vật, cốt truyện, người kể truyện, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu, dòng ý thức, không gian, thời gian…Trong luận văn chúng tôi chỉ đi sâu một số phương diện cơ bản của lý thuyết tự sự và vận dụng để tìm hiểu, nghiên cứu tiểu

thuyết Cuộc cờ của Phạm Quang Long

1.2 Hành trình tiểu thuyết của Phạm Quang Long

Lệ thường, khi đọc một tác phẩm văn học về đề tài đương đại, người đọc

vô hình trung liên tưởng đến nhiều điều: hình như mình đã thấy chuyện này ở đâu đó, nhân vật này được lấy nguyên mẫu nào trong thực tế đời sống, và từ những ẩn dụ, ví von, ngụ ý, tác giả có thái độ đúng hay sai Người đọc chắc hẳn đều có cảm nhận như vậy khi đọc tiểu thuyết của Phạm Quang Long

1.2.1 Tiểu thuyết: Lạc giữa cõi người (NXB Hội nhà văn, 2016)

Theo tác giả, ban đầu ông định đặt tên cho tác phẩm của mình là “Cõi

người ta”, “Giữa cõi người ta” và rồi nhà văn chọn Lạc giữa cõi người làm

nhan đề

Trang 20

Tiểu thuyết Lạc giữa cõi người khi đọc nhan đề lên người đọc dường

như đã cảm thấy sự lạc lõng, cô đơn ngay nhan đề của tác phẩm

Nhân vật chính trong tác phẩm là Hưng, một Giám đốc Sở Trước khi trở thành Giám đốc Sở, Hưng từng là một người thầy đứng trên bục giảng Anh là một người thầy yêu nghề, luôn cảm thấy hãnh diện với công việc của

mình, anh hòa đồng với đồng nghiệp, với sinh viên: “Với gã, dạy học là chuyện ngẫu nhiên, nghề chọn gã chứ gã chẳng chọn nghề nhưng có lẽ cái phần tươi sáng nhất, những giây phút thảnh thơi, vô tư nhất là những ngày đứng trên bục giảng” [22, tr.30] Với Hưng, được là một người thầy được

đứng trên bục giảng có lẽ là điều hạnh phúc nhất của anh

Sau này khi Hưng lên làm Giám đốc Sở , vị trí và công việc mới đã khiến anh mất niềm tin vào con người, anh cảm thấy lạc lõng với môi trường

mà mình đang công tác Hưng gặp phải những mâu thuẫn trong các mối quan

hệ với cấp trên, với đồng nghiệp và cả với đối tác Vì bất đồng quan điểm nên Hưng bị cấp trên gây khó dễ, anh cảm thấy không ai hiểu việc anh làm, anh

thấy lạc lõng, đôi khi cảm thấy bản thân mình cũng bị tha hóa Lạc giữa cõi người là niềm đau, là sự trăn trở của một trái tim nhiều lo âu về con người

trong hiện tại, nhất là với những trí thức làm quan

Khi đọc tiểu thuyết Lạc giữa cõi người, dường như ta thấy đâu đó bóng

dáng của chính tác giả Phạm Quang Long cũng từng là người thầy khoa Văn học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tuy nhiên thời gian ông được đứng trên bục giảng không nhiều, ông chủ yếu giữ các chức vụ nhà quản

lý như Phó Hiệu trưởng, Hiệu trưởng trường ĐHKHXH - NV( 1996-2001), Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (2001-2005), Giám đốc Sở văn hóa

Hà Nội (2005-2013) Với vốn kinh nghiệm của một người từng làm thầy, từng giữ nhiều chức vụ người quản lý Phạm Quang Long có cái nhìn, cách cảm

nhận của một người trong cuộc nên khi đọc Lạc giữa cõi người sẽ thấy tâm

trạng của nhân vật Hưng hiện lên sinh động, chân thực trong từng trang văn

Trang 21

Khi trở thành Giám đốc Sở hẳn nhiều người sẽ nghĩ Hưng là một người có quyền, có tiền, ở nhà biệt thự ngồi xe sang … Vậy nhưng, Giám đốc Hưng

trong Lạc giữa cõi người luôn thấy cô đơn bởi trong anh có một mâu thuẫn

không thể hóa giải Một người hết lòng vì công việc, luôn muốn sống tốt, sống thật, sống tử tế mà thực tế không cho anh được như vậy Hưng xuất phát điểm từ một giảng viên trải qua nhiều vị trí, luân chuyển anh được cất lên làm Giám đốc sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, những tưởng được mời lên làm việc thì anh sẽ được tạo mọi điều kiện tốt nhất để làm việc, nhưng Hưng không những không được tạo điều kiện thuận lợi để làm việc, mà còn liên tục gặp rắc rối, nhiều chuyện không mong muốn đã đến với anh Hưng liên tục vướng vào những tình huống khó trong mọi việc to nhỏ của sở Từ việc xử lí

vi phạm trong cấp phép quảng cáo, lắp điều hòa cho phòng tiếp dân của sở, cấp phép họp báo cho cá nhân, … hay đến cả những việc tham gia khảo sát địa bàn xây dựng cầu đi qua Đàn Xã, thu hồi đất cho thuê trước cung Luyện

Mã, tổ chức lễ kỷ niệm thành phố nghìn tuổi … Tất cả mọi việc Hưng đều phải trực tiếp giải quyết, thế nhưng anh không được cấp trên ủng hộ, thậm chí còn gây khó dễ: kinh phí không cấp, hồ sơ bị ngâm tới tận nửa năm, Chủ tịch với Bí thư bất đồng quan điểm, ngoài ra còn cả những việc động chạm tới lợi ích của nhóm nọ nhóm kia rất khó để thực hiện…Vì vậy Hưng luôn phải chịu sức ép từ cấp trên, từ báo chí Gần tám năm làm giám đốc sở là ngần ấy thời gian Hưng phải một mình chiến đấu cho cái đúng, cho lẽ phải, mà nhiều khi anh cũng cảm thấy bất lực Nhưng sau tất cả điều đáng quý là Hưng vẫn đứng dậy và bước tiếp trên con đường mình đã chọn

Ngày 29/11/2016 nhà văn Bùi Việt Thắng đã viết bài giới thiệu sách có

tên: “Giới thiệu sách: Lạc giữa cõi người” Trong đó tác giả đã viết: “Đây là

tác phẩm viết về chuyện tử tế, người tử tế đang trở nên rất hiếm hoi trong đời

sống xô bồ hiện nay Đọc Lạc giữa cõi người, dẫu có đau xót về nhân tình thế

thái đây đó, nhưng rốt cuộc lại thấy ấm lòng vì cái nhìn toàn cục của tác giả là

Trang 22

tỉnh táo, sắc bén và thẳng thắn, nhưng ân tình, độ lượng và vị tha Quan trọng hơn cả là đọng lại một niềm tin vào những con người tử tế, việc tử tế sẽ chiến

thắng.” [39] Nhận xét của tác giả Bùi Việt Thắng đã cho thấy cách tiếp cận

đề tài mới mẻ của Phạm Quang Long , ông đã không ngại đi sâu vào những vấn đề nhạy cảm nhức nhối trong xã hôi đương đại để từ đó khắc họa phản

ánh rõ nét những góc tối của đời sống xã hội

Với vốn kinh nghiệm nhiều năm làm quản lý từ thấp đến cao, Phạm Quang Long đã hiểu rõ chân tơ kẽ tóc của cơ chế mà trong đó mình chỉ là một

“cái đinh ốc” Tiểu thuyết Lạc giữa cõi người viết về cái xấu, cái tiêu cực, cái

không tử tế, viết về nhân vật Hưng, những câu chuyện xảy ra xung quanh Hưng tác giả không nhằm chỉ ra con người này, vụ việc cụ thể này mà nhằm chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa trong từng bộ phận của đời sống xã hội bằng cách nhìn trực diện vào sự thật, với mong muốn bảo vệ cái đúng, lẽ phải

và chỉ ra cái sai Lạc giữa cõi người chính là một người bỗng thấy cô đơn, xa

lạ, lạc lõng trong chính môi trường mình đang làm việc, nói rộng hơn là trong chính cộng đồng của mình Đó là bi kịch của một người tri thức làm quan liêm chính không thể chấp nhận được sự tha hóa của những cá nhân, bộ phận trong môi trường mình đang làm việc, đang muốn được cống hiến

Tiểu thuyết Lạc giữa cõi người đã chạm đến những vấn đề nhạy cảm

trong xã hội đương đại, trong một không gian, thời gian rất gần, đến nỗi người nào đó khi đọc cũng thấy thấp thoáng con người mình, câu chuyện mình đã từng gặp, từng đọc ở đâu đó

1.2.2 Tiểu thuyết: Bạn bè một thưở (2017)

Vào dịp kỷ niệm lần thứ 63 ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2017), Nhà xuất bản Lao Động cho ra mắt bạn đọc

cuốn tiểu thuyết Bạn bè một thuở của Phạm Quang Long Đây là cuốn sách

thuộc chương trình “đầu tư sáng tác văn học” của bộ Quốc phòng nước ta

Trước tiểu thuyết Bạn bè một thưở, Phạm Quang Long đã viết một tập kịch

Trang 23

bản văn học, với 8 vở kịch, được in chung trong cuốn Nợ núi sông (Nhà xuất

bản Đại học quốc gia Hà Nội)

Là cuốn tiểu thuyết thứ hai ngay khi vừa trình làng, Bạn bè một thuở đã

gây được tiếng vang lớn

Nhân vật chính trong tác phẩm là Thắng Thắng là một người lính trinh sát, anh đã sống và chiến đấu hết mình bên những người đồng đội của mình là Thành (cán bộ chỉ huy), Bảo, Hậu, Sổng, Hiếu Và sau này cùng sát cánh với Thắng trong “trận chiến” thời bình vì một cuộc sống tốt đẹp hơn

Sau ngày đất nước thống nhất, Thắng đã không về quê cũ sinh sống mà

về quê Hậu một người đồng đội của Thắng vô cùng quý mến đã hi sinh, Thắng xin làm con và phụng dưỡng mẹ Hậu thay cho bạn cho đến khi bà qua đời Và cũng từ đấy, Thắng một người lính Cụ Hồ được trở về vơi cuộc sống đời thường nhưng cũng tiếp tục bước vào cuộc chiến đấu mới: làm kinh tế, khẳng định chỗ đứng của mình trong hoàn cảnh xã hội mới Thắng biến vùng đầm ao chiêm trũng thành môt trang trại nuôi cá, nhưng khi thấy trang trại của anh phát triển thì Ý, Chủ tịch xã cùng với vài kẻ tay chân như Đáng đã âm mưu chiếm đoạt trang trại của Thắng… Ý một gã rắp tâm chiếm đoạt trang trại của Thắng không chỉ vì miếng đất mà Ý căm ghét Thắng là vì Thắng cái thằng ở tận đâu về đây tự dưng nhảy vào phá vỡ những dự định của Ý Ý chịu thua với Thắng vì bản hợp đồng cho thuê đất nên Ý chủ mưu làm cho Thắng thất bại trong làm ăn bằng cách cho người đổ vào ao cá giống của Thắng vài con cá quả Ngoài Ý còn có Định, một người họ hàng vai trên với Ý, vốn nguyên là bộ đội đào ngũ về làng, sống bằng bán thịt lợn ở góc chợ, biết đủ chuyện trong làng ngoài xóm, bày mưu tính kế với Ý bằng các thủ đoạn để cướp đất cướp trang trại của Thắng bằng cách vẽ ra các dự án làm đường, làm chợ… và lăm le nhảy ra làm chức “trưởng thôn”…Đối lập với những kẻ như Ý - Định là Thắng và bạn bè của anh

Trong Bạn bè một thuở của Phạm Quang Long, tuyến nhân vật có cả

người tốt và người chưa tốt Nhưng đâu đó trong tuyến nhân vật phản diện

Trang 24

như Ý tuy vậy vẫn chưa phải là kẻ “táng tận lương tâm”, Y vẫn luôn nhớ mình có một người vợ chịu thương chịu khó Định vẫn không thôi day dứt về chuyện cũ với cô Nhàn , nên y đã cưu mang mẹ con cô một người vợ lính năm xưa đã phải lòng Định, đã cho Định nếu trải “mùi đời’ trước khi Định đi

bộ đội

Hình ảnh màu áo lính gần cuối câu chuyện khi Bảo tiễn những người

lính thương binh trở về dường như cuốn tiểu thuyết Bạn bè một thuở mới chỉ

tạm dừng, vì phần kết hơi đột ngột Để bạn đọc có thể chờ tới mùa sau

Với vốn sống ở quê, Bạn bè một thuở đã giúp Phạm Quang Long viết lên những trang, những chương đọc không thấy chán…Bạn bè một thuở

dường như là một câu chuyện, lời tri ân với những người bạn bộ đội của tác giả Phạm Quang Long, những người bạn thưở thiếu thời chăn trâu cắt cỏ, bạn thời đại học “xếp bút nghiên lên đường đánh Mỹ”

Cốt truyện vắn tắt như vậy, nhưng Bạn bè một thuở là một xã hội nông

thôn Việt Nam hiện nay thu nhỏ với những người nông dân chân chất muốn làm giàu chính đáng cho gia đình mình, cho quê hương Nhưng lại phải chiến đấu với những con kẻ có chức có quyền, nhưng kẻ chỉ muốn “ngồi mát ăn bát vàng” thi nhau đục khoét của công, chèn ép dân lành Không chỉ ăn cướp của cải vật chất, mồ hôi nước mắt mà còn ăn cướp cả những quyền tối thiểu của con người

1.2.3 Tiểu thuyết: Cuộc cờ (2018)

Năm 2018, Phạm Quang Long tiếp tục cho ra mắt cuốn tiểu thuyết

“Cuộc cờ” với đề tài đương đại Tiểu thuyết có nhan đề là Cuộc cờ, nhưng Cuộc cờ ở đây không đơn giản chỉ là cuộc chơi cờ bình thường, thực chất đó

là một cuộc làm ăn được tính toán đường đi nước bước với những mánh khóe, thủ đoạn tinh vi cả về chính trị và kinh tế của nhóm lợi ích Nội dung trong tác phẩm là câu chuyện về dự án “đổi đất lấy cơ sở hạ tầng” của một số cán

bộ cấp cao tỉnh Nguyên Bình,với những thành công và hệ lụy của nó luôn là

Trang 25

đề tài đáng quan tâm Diễn biến số phận của một dự án - từ nghị quyết, quy hoạch đến triển khai - dưới sự điều hành của giới chức sắc sở tại Vì lợi ích nhóm, Thân (Chủ tịch tỉnh) và Đô (Giám đốc sở Kế hoạch Đầu tư) dưới sự hậu thuẫn của anh Hai (nhân vật có quyền lực trên Trung ương chưa bao giờ xuất hiện trực tiếp nhưng có quyền lực vô cùng lớn) đã bắt tay với Lân (doanh nghiệp tư nhân) bẻ cong Nghị quyết tỉnh đảng bộ Đó là cả một “cuộc cờ” ly

kỳ và gay cấn, nhóm Thân , Đô đã bày ra trò lấy ý kiến nhân dân nhưng thuê người trả trộn để dành kết quả đẩy bảo tàng đi nơi khác, dành khu đất đó xây khu đô thị hiện đại ,nhưng thực chất là bán đất lấy tiền chia nhau, lấy danh nghĩa là nạo vét đầm Tằm để làm khu sinh thái nhưng thực chất là khai thác

đá quý chia nhau Chính vì phi vụ làm ăn với số tiền chia nhau mỗi người tới hàng trăm tỷ đồng nên họ phải dùng nhiều thủ đoạn, mánh khóe một cách bất chấp, ngay cả dù cho người thân ruột thịt trong gia đình phản đối những việc làm sai trái đó của nhân vật Đô

Đô và ông Đảo (cha của Đô) không tìm thấy tiếng nói chung trong việc xây bảo tàng tỉnh Đô thích tiền và chỉ muốn làm những việc tạo ra giá trị có lợi cho minh, còn ông Đảo một nhà giáo về hưu từng dạy môn lịch sử lại rất tâm huyết coi trọng văn hóa, tôn truyền thống cội nguồn Bằng mọi cách Đô

và Thân muốn làm dự án Thành phố Bình Minh, bề ngoài là vì sự phát triển của tỉnh nhà, nhưng thực chất kiếm chác vài trăm ty để chia chác nhau Bằng

sự kiên trì của mình, ông Đảo đã không bỏ cuộc đấu tranh cho công trình lưu giữ những hiện vật lịch sử Bảo tàng Cha con xung khắc với nhau, thậm chí

dù ông Đảo tuổi đã cao già yếu nhưng hơn nửa năm Đô không gặp cha, hai cha con không trò chuyện với nhau, từ quan điểm sống, tính cách khác nhau

cả hai người đều trái ngược nhau Đô thực tế, ích kỷ, tư lợi lạnh lùng bao nhiêu thì ông Đảo lại nhân hậu, luôn vì người khác bấy nhiêu Ông Đảo đã hy sinh cuộc sống riêng của bản thân vì con, hết lòng vì con, nhưng càng lớn thì

Đô càng xa ông Thấy con ngày càng trượt xa đạo lý, ông khuyên nhủ, phân

Trang 26

tích, nhưng Đô không hề thay đổi Ông Đảo rất buồn, ông tâm sự với hai

người bạn của mình: “Nó sống thực dụng, lạnh lẽo với cả tớ mà có lý luận hẳn hoi về thái độ sống ấy Nó bảo bố cần gì cứ bảo con, con sẽ lo cho bố Ngay cả chuyện khuyên tớ lấy vợ nó cũng nói thế này thì các cậu bảo có điên không cơ chứ? Nó bảo, giờ bố không cần lo gì cho con cả Nếu bố muốn lấy

vợ thì bố cứ lấy Đó là chuyện của bố chứ không phải chuyện của con Thế nên bố chả nên chờ ý kiến con làm gì Nó nói thế thì mình còn gì để nói nữa? Thế nên tớ thấy mình cô đơn ngay trong quan hệ cha con” [24, tr.94]

Nhiều hệ nhân vật với những đặc điểm về tính cách, bản chất vô cùng phong phú đã được tác giả miêu tả một cách chi tiết và sâu sắc Trang - vợ Đô

là một cô giáo dạy Toán cấp ba, ngoài giờ lên lớp khi về nhàTrang luôn cảm thấy cô đơn trong chính ngôi nhà của mình, cô không hề được chồng tôn trọng, thậm trí sống với Đô gần nửa đời người nhưng Trang cảm thấy bản thân không hề hiểu gì về người chồng của mình, với Trang Đô luôn luôn bí

ẩn: “Sống với nhau hơn hai mươi năm rồi nhưng em chả hiểu gì về anh cả Anh vẫn cứ là bí mật với em, ” [22, tr.54]

Có thể thấy Phạm Quang Long với ngòi bút chân chính của mình, ông

đã không ngần ngại, đi sâu về những hiện tượng, những góc khuất tiêu cực trong xã hội Việt Nam ngày nay Đó sự tha hóa của nhiều quan chức, hiện tượng tham nhũng, hối lộ, nhận hối lộ Tình trạng “rửa tiền”, “bảo kê” cho doanh nghiệp cũng được Phạm Quang Long phơi bầy trong tác phẩm của mình Câu chuyện về dự án “đổi đất lấy hạ tầng” ở tỉnh Nguyên Bình là câu chuyện đã và đang xảy ra ở nhiều địa phương trong thực tế ngày nay Do nhu cầu phát triển của từng địa phương, cộng thêm tư duy “nhiệm kỳ” một số lãnh đạo đã cấu kết với doanh nghiệp, tập đoàn lớn ký kết bằng những hợp đồng lớn nhằm chuộc lợi chia nhau, làm thất thoát của nhà nước số tiền khổng lồ

Họ đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật, che mắt nhân để chuộc lợi cho cá nhân trong cùng nhóm lợi ích

Trang 27

Tiểu thuyết Cuộc cờ chính ra là một cuộc chơi mà con người cược cả cuộc đời mình vào đó Những quân cờ trong Cuộc cờ không phải để chỉ

những quân cờ đen và trắng trong cờ Vây, hay quân Hậu, quân Mã, quân Tốt trong cờ Vua, cũng không phải quân Sỹ, quân Tượng, quân Xe, Pháo trong cờ Tướng… Mà đó là những con người với những tính cách, suy nghĩ, hành động, số phận khác nhau cùng tham ra cuộc chiến vì mục đích lợi ích của cá nhân, của nhóm lợi ích, và cũng có những người vì lợi ích của mọi người của

nhân dân Cuộc cờ ở đây mang hàm nghĩa cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng với

đầy đủ những khía cạnh

Ngoài 3 tiểu thuyết trên, năm 2020 Phạm Quang Long tiếp tục trình

làng tiểu thuyết mang tên Chuyện làng Tiểu thuyết kể về một thời đã qua, có

thể trong ký ức của con người cụ thể Những chương có tiêu đề là một chuyện, kể về một làng thuộc đồng bằng Bắc Bộ - Những ngày cách mạng, kháng chiến, tề - ngụy, làng chiến đấu Đến khi hòa bình, cải cách ruộng đất, hợp tác xã, xây dựng nông thôn Xã hội Chủ nghĩa, rồi chiến tranh chống Mỹ, lớp trẻ lên đường, hy sinh, những người ở lại Tất cả trong một làng với bao nhiêu tội lỗi, khúc mắc, thù hận, niềm vui, hạnh phúc Hầu như tác giả không phải tưởng tượng mà chỉ cần miêu tả lại theo trí nhớ, tâm tưởng của mình Những câu chuyện được miêu tả sinh động, chân thực và có màu sắc

văn học, rất hấp dẫn cho người đọc Chuyện làng lại một lần nữa giúp độc giả

hiểu sâu hơn tài năng và óc quan sát tinh tế của Phạm Quang Long

Trang 28

Tiểu kết chương 1

Ra đời sau “Lạc giữa cõi người” và “Bạn bè một thuở”, tiểu thuyết

“Cuộc cờ” của Phạm Quang Long lại một lần nữa đưa người đọc đến với

những ngóc ngách của cuộc sống đương đại, với những vấn đề mà không phải

ai cũng đủ can đảm để khai thác và lên tiếng Đó không phải là những vấn đề mới nhưng nó chưa bao giờ là cũ Và việc đánh giá tiểu thuyết này dưới góc

độ Tự sự học cũng luôn là vấn đề được các nhà nghiên cứu chú ý Cuộc cờ là

một cái nhìn trực diện vào sự thật, một cảm hứng bi kịch của ngòi bút tôn thờ

sự thật và sự tử tế Dưới ngòi bút tự sự sắc sảo của Phạm Quang Long, thành phố Nguyên Bình bé nhỏ nhưng ẩn chứa bên trong nó là rất nhiều vấn đề nhạy cảm và mỗi cá nhân cần đối diện và đưa những vấn đề đó ra ánh sáng

Trang 29

Chương 2 ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT

TRONG TIỂU THUYẾT CUỘC CỜ 2.1 Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Cuộc cờ

Điểm nhìn trần thuật là vấn đề cơ bản, then chốt của kết cấu Điểm nhìn

là vị trí, chỗ đứng để xem xét, miêu tả, bình giá sự vật, hiện tượng trong tác phẩm Trong tác phẩm tự sự, tương quan giữa nhà văn và chủ đề trần thuật hay giữa điểm nhìn của người trần thuật với những gì anh ta kể là điều đặc biệt quan trọng

Điểm nhìn là một khái niệm đã được đề cập khá sớm, đặc biệt ở Anh và

Mĩ Theo M.H Abrahams (Từ điển thuật ngữ văn học - A Glossary of

Literature terms), điểm nhìn chỉ ra “những cách thức mà một câu chuyện được kể đến - một hay nhiều phương thức được thiết lập bởi tác giả bằng ý nghĩa mà độc giả được giới thiệu với những cá tính, đối thoại, những hành động, sự sắp đặt và những sự kiện mà trần thuật cấu thành trong một tác phẩm hư cấu” [1,tr.19] Một nhà nghiên cứu khác, Pospelov cũng khẳng định vai trò quan trọng của điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm tự sự: “Trong tác phẩm tự sự, điều quan trọng là tương quan giữa các nhân vật với chủ thể trần thuật, hay, nói cách khác, điểm nhìn của người trần thuật đối với những gì mà anh ta miêu tả” [47]

Bakhtin khi bàn về tiểu thuyết Doxtoiepxki đã xem điểm nhìn như là

“cái lập trường mà xuất phát từ đó câu chuyện được kể, hình tượng được miêu tả hay sự việc được thông báo” [2]

Còn Trần Đình Sử trong cuốn “Giáo trình dẫn luận thi pháp học” (NXB Giáo dục - 1998) cho rằng “Điểm nhìn văn bản là phương thức phát ngôn trình bày, miêu tả phù hợp với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của tác giả Khái niệm điểm nhìn mang tính ẩn dụ, bao gồm mọi nhận thức, đánh giá, cảm thụ của chủ thể đối với thế giới” [33]

Trang 30

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “Khoảng cách, góc độ của lời kể

đối với cốt truyện tạo thành cái nhìn”.“Không có nghệ thuật nếu không có điểm nhìn, bởi nó thể hiện sự chú ý, quan tâm và đặc điểm của chủ thể trong việc sáng tạo ra cái nhìn nghệ thuật Giá trị của sáng tạo nghệ thuật một phần không nhỏ là do đem lại cho người thưởng thức một cái nhìn mới đối với

cuộc sống Sự thay đổi nghệ thuật bắt đầu từ thay đổi điểm nhìn” [1,tr.20]

Các tác phẩm trong văn học truyền thống thường được triển khai từ cái nhìn tương đối ổn định Nghĩa là người kể chuyện miêu tả, tái hiện đời sống chủ yếu bằng ngôi thứ ba Với ngôi thứ ba, tác giả chủ động trong việc tổ chức sự kiện hay số phận nhân vật Đến văn học hiện đại, ý thức xây dựng nhiều điểm nhìn, dịch chuyển điểm nhìn nghệ thuật một cách liên tục mới trở thành một thủ pháp nghệ thuật có tính phổ biến

Như vậy, có thể hiểu điểm nhìn là phương thức phát ngôn, trình bày, miêu tả phù hợp với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của tác giả Nó là vị trí

dùng để quan sát, cảm nhận, đánh giá Nghiên cứu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Cuộc cờ của Phạm Quang Long, người viết nhận thấy, điểm nhìn là một phương diện quan trọng tạo nên thành công của tác phẩm Trong Cuộc

cờ, Phạm Quang Long đã sử dụng điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn bên trong

và sự dịch chuyển điểm nhìn để có những góc nhìn đa chiều về cuộc sống hiện lên trong tác phẩm

2.1.1 Điểm nhìn bên ngoài

Những truyện kể được trần thuật bởi ngôi thứ ba theo điểm nhìn bên ngoài trong tiểu thuyết đem lại một cái nhìn khách quan cho truyện kể Người

ta không hề cảm nhận được sự tồn tại của người kể chuyện Câu chuyện được triển khai và tự phát triển chủ yếu nhờ vào cuộc thoại giữa nhân vật Người kể chuyện đứng ngoài câu chuyện, không phát biểu gì về sự kiện và nhân vật, không đi vào khám phá nội tâm nhân vật và không biết gì đến bất kỳ hoạt động tâm lý của nhân vật nào, chỉ đứng im mà quan sát và ghi lại những lời

Trang 31

nói và những hành động của nhân vật Nhưng người đọc nhờ sự điều khiển diễn biến của chủ thể trần thuật mà nhận ra những lớp nghĩa ẩn sâu trong cấu trúc văn bản tự sự Phát huy lợi thế của ngôi kể vô nhân xưng theo điểm nhìn khách quan hóa, tác giả đã tạo điều kiện để người đọc thâm nhập vào diễn biến của câu chuyện bằng chính kinh nghiệm sống, khả năng phân tích, bóc tách lớp vỏ ngôn từ để tìm hiểu ý nghĩa của nó

Trong diễn biến của câu chuyện, chủ thể trần thuật không hề can thiệp vào, mà để nó tự diễn ra như tất yếu nó cần phải thế Chủ thể trần thuật trong truyện đã tuyệt đối thể hiện vai trò khách quan của mình đối với câu chuyện Người đọc theo dõi diễn biến của câu chuyện và tự lý giải tâm lý, sự vận động bên trong tâm trạng của nhân vật qua những lời nói, cử chỉ, điệu bộ của họ Không phải tác giả giải thích mà chính người đọc sẽ nhận biết được tầng ý nghĩa sâu xa của truyện kể trên những lớp tình huống truyện Sự khách quan trong điểm nhìn này đã chi phối rất nhiều đến chất giọng kể được cho là “lạnh lùng” của Phạm Quang Long Nhưng ai cũng hiểu bên trong sự “lạnh lùng” ấy

là cả một trái tim ấm nóng của tác giả khi dựng lên những câu chuyện ở hiện thực, trong xã hội hiện đại đầy xô bồ này

Trong Cuộc cờ, chủ thể trần thuật trong dạng thức trần thuật khách

quan hóa không đứng trên nhân vật như ta thường thấy trong truyện ngắn hiện đại, mà đứng đằng sau, bên ngoài nhân vật, ngang hàng với nhân vật để quan sát và miêu tả Chủ thể trần thuật cũng ít khi bình giá trực tiếp mà chỉ cốt làm sao làm nổi bật lên ý nghĩa câu chuyện từ sự tham gia của các dòng ý thức khác nhau Điểm nhìn của chủ thể trần thuật có một sự bao quát lớn Do nhiệm vụ đứng ngoài quan sát, thuật kể nên điểm nhìn của chủ thể trần thuật

có thể di chuyển linh hoạt từ nhiều ý thức, nhiều không gian, thời gian, góc độ khác nhau Người kể chuyện đứng ngoài và miêu tả, ghi lại một cách khách quan các sự việc, câu chuyện xung quanh những nhân vật trong gia đình ông Đảo, tính cách và những mánh khóe trục lợi của Thân, Đô, Lân và những mâu

Trang 32

thuẫn trong gia đình Đô cũng như trong chính những nhà lãnh đạo với nhau

Sự khác nhau trong quan điểm sống của ông Đảo với con trai, của Diệu với

bố cô, sự nhẫn nhịn, chịu đựng cũng như sự thiệt thòi trong cuộc sống hôn nhân của Trang, Tất cả được người kể chuyện miêu tả chi tiết để người đọc được nhìn nhận và đánh giá hiện thực Người kể chuyện không định hướng người đọc nhưng những gì anh ta viết ra đủ để người đọc hiểu và tiếp cận tác phẩm theo những phương hướng tích cực

Với việc miêu tả cuộc chạy đua, những mánh khóe trục lợi của đám quan chức sở tại, mà chủ yếu là các nhân vật Thân, Đô, Lân, Phạm Quang Long đã đề cập đến những vấn đề mang ý nghĩa xã hội, đây là chủ đề không còn mới nhưng chưa bao giờ hết sức “nóng”

Sự kiện xuyên suốt trong chiều dài tác phẩm chính là những chiêu thức

ma quái nhằm biến đổi dự án “đổi đất lấy cơ sở hạ tầng” nhằm chuộc lợi cho bản thân Những nhân vật như Thân, Đô, Lân ở những cương vị rất cao, nhưng họ không hề đặt lợi ích xã hội, cộng đồng lên trên mà họ chỉ lo vun vén cho bản thân Nhưng có một điều khiến người đọc phải suy ngẫm là giữa họ

có một đặc điểm chung, đó là họ đều không có ý muốn thăng tiến Như Thân chẳng hạn, không thích lên cao hơn nữa, vào hàng Trung ương chẳng hạn, mà ngấm ngầm vận động nhằm giữ vị bí thư Tỉnh ủy chân chất ở lại cương vị thêm vài năm nữa,để làm lá chắn vạn năng cho mình khi thực hiện ý đồ cá

nhân “Anh ấy còn ở đây, tôi còn có ích cho công việc của chúng mình Tái ông thất mã, ông còn lạ gì? Ông ấy ngồi đấy, tôi có chỗ dựa Ông ấy nghỉ, tôi lên thay chứ còn ai vào đấy nữa? Nhưng như thế sẽ khó cho mình vì có lắm kẻ soi Anh Nhàn ngồi đó thì sự dòm ngó, bắt bẻ chuyện A, chuyện B sẽ ít đi Như chuyện coi chùa ăn oẳn ấy Có người ngồi che chắn cho ta thì còn mong

gì hơn” [24,tr.127] Hễ có chuyến nào ra nước ngoài công tác, Thân phải cài

vào đoàn bằng được những chánh phó công ty xây dựng, đơn vị kinh doanh địa ốc, chủ nhà băng của tỉnh nhà, để phục dịch đoàn, để làm quen, lấy lòng

Trang 33

các quan chức tỉnh và để cho “những công việc còn chưa biết là gì nhưng chắc sẽ đem lại lợi lộc cho cả hai bên” Làm chủ tọa cuộc họp thì “dùng thuật đánh tráo đối tượng hoặc đánh tráo khái niệm để lái sự việc theo ý mình đánh lạc hướng người nghe, chuyển họ từ cách hiểu này sang cách khác có lợi cho mình rồi tóm vấn đề của người khác, diễn giải theo cách của mình, gán cho nó ý nghĩa mới, tô đậm thêm ít nhiều rồi công nhận và quảng bá nó như những ý tưởng tốt nhất, vì tập thể nhất, là ý kiến chỉ đạo của cấp trên nhưng thực ra là đang phục vụ cho ý đồ của Thân”, [24,tr.147] Thân lái cách nói của Bí thư Nhàn rất khéo mà lại còn được lòng Bí thư: “tuy đồng chí

Bí thư nói là chỉ gợi ý nhưng tôi thấy đồng chí chỉ đạo vô cùng sâu sắc Những ý kiến ấy vừa thấm nhuần quan điểm chỉ đạo của Trung ương, vừa gắn với thực tiễn của tỉnh nhà, vừa hướng tới những mục tiêu lâu dài, vừa giải quyết được những bức xúc trước mắt Chỉ có sự sâu sát, hết lòng hết sức lo cho đời sống nhân dân, lo lắng cho sự phát triển của tỉnh nhà cũng như kinh nghiệm lãnh đạo lâu năm của anh mới có những chỉ đạo sát thực tiễn và có tầm nhìn như vậy ” [24,tr.145] Trong cuộc họp đó, Thân bắn một mũi tên

trúng rất nhiều đích Thân dựng Nhàn lên như một tượng đài, nói trước bàn dân thiên hạ rằng Nhàn cần ở lại không phải vì bất kì ai mà vì việc chung của tình nhà Bên cạnh đó, Thân cũng muốn Đô ở lại chức Giám đốc Sở Kế hoạch

để tiện bề lo lắng cho những dự án mang về lợi lộc cho hắn

Nhân vật có nhiều nét tương đồng với Thân là nhân vật số một của Cuộc cờ: Đô Ngoan ngoãn chấp nhận sự cắt đặt của Thân, Đô chẳng còn màng tới

chức Phó Chủ tịch tỉnh hoặc lên trên Bộ, với chủ tịch thì cúc cung tận tụy với mục đích mãn nhiệm rồi có đủ tiền xây khách sạn cho thuê Là đầu mối phân

bổ ngân sách cho các chương trình, dự án ở tỉnh, Đô biết đón ý cấp trên, khi ký

đề nghị thì dùng “ám hiệu: có thêm dấu chấm sau chữ Nguyễn Minh Đô có dấu

ô kéo dài thì Chủ tịch mới duyệt và Sở Tài chính mới đưa vào danh mục các dự

án được bố trí vốn Cái dấu ô vẫn có nhưng không kéo dài ra thì dù Tờ trình có

Trang 34

viết thống thiết đến mức nào đi nữa, Chủ tịch cũng sẽ phê “chuyển Sở Tài chính nghiên cứu và đưa vào kế hoạch” Nhận được bút phê ấy, bao giờ trong

Tờ trình của Sở Tài chính cũng lèo thêm một câu: “Dự án này cần nhưng vì chi phí lớn, năm nay chưa cân đối được nguồn Xin lãnh đạo tỉnh bố trí vào Kế hoạch, khi nào xin được kinh phí Trung ương sẽ cho triển khai thực hiện” Và thế là những dự án kiểu ấy cứ xếp hàng ở chỗ “dự án chờ”, chả biết đến bao giờ mới bắt tay vào được Thành ra các Sở một khi đã thấy dự án được Sở Kế hoạch Đầu tư duyệt rồi, lắm khi tự tay mình cầm sang Văn phòng Ủy ban đã khấp khởi chờ đợi nhưng đâu biết rằng nó đã được loại ngay từ vòng gửi xe”

[24,tr.38] Để được công nhiên làm trái nghị quyết của cấp ủy, họ bày đặt ván

cờ dân chủ, dàn quân của mình vào bóp méo kết quả cuộc thu thập ý kiến đóng góp của nhân dân và bẻ lái cuộc họp quyết định của Thường trực ủy ban tỉnh

mở rộng, làm cho những kẻ như Minh - Giám đốc Sở Văn hóa cũng không biết mình trở thành quân bài trong tay Đô Những bát quái trận đồ, những mưu mánh, xảo quyệt trong giới chức sắc được mô tả một cách chi tiết và hấp dẫn:

bị báo chí phê phán tội xóa sổ một di tích lịch sử thì hy sinh non sào đất, ném vào đó ít tiền, trùng tu lại; kẻ quyền bính khi gặp nguy cơ bị săm soi thì tác động với trên, điều cả Phó Giám đốc Công an tỉnh và Trưởng phòng Điều tra các tội phạm kinh tế của Công an tỉnh về Bộ, vào những vị trí không còn khả năng gây nguy hiểm cho công việc của mình; nhà băng thì trì hoãn giải ngân cho đơn vị thi công vì đã thông đồng với nhà cung cấp vật liệu đang rục rịch nâng giá Họ làm đủ mọi cách để có thể thực hiện được ý đồ trục lợi của mình, bất chấp pháp luật, bất chấp mọi luân thường đạo lý Bằng nhiều tình tiết

như thế, tác giả tạo cho Cuộc cờ một cốt truyện ly kỳ, kịch tính, đưa người đọc

đi từ sự kinh ngạc này đến bất ngờ khác

Những mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình ông Đảo cũng là nội

dung mà người nghiên cứu không thể không nhắc đến trong Cuộc cờ Nguyên

là cán bộ Sở Văn hóa, ông Đảo luôn giữ cho mình tác phong làm việc cũng

Trang 35

như quan điểm sống của một người biết vì dân, vì cộng đồng, không màng đến danh lợi cá nhân Nhưng trái ngược với ông lại là Đô, con trai duy nhất của ông Từ bé Đô đã bộc lộ những nét tính cách lạnh lùng và ích kỉ Hàng ngày, Đô chỉ ở nhà học bài, rồi lên thư viện nhà trường đọc sách chứ không mặn mà gì với việc chơi với các bạn đồng trang lứa Mặc dù ông Đảo đã nhiều lần góp ý, mong muốn con thay đổi nhưng ông bất lực Đứng trước bàn

thờ của vợ, ông thầm thì: “Em tha lỗi cho anh Anh không hoàn thành được việc em dặn trước khi từ giã cõi đời Anh không phải là không hết lòng vì con nhưng con mình khác quá Nó lạnh lùng với mọi người Nó lạnh lùng với anh làm anh đau lòng nhưng anh sợ nhất là con mình sẽ thành một kẻ máu lạnh Sợ hơn nữa là nó thành một đứa ích kỉ Người máu lạnh có thể sẽ gây thiệt cho nó nhưng kẻ ích kỉ sẽ thành một thứ không ra gì đâu em ơi” [24,tr.44] Ông đã nhiều lần bị con trai dội lên đầu những gáo nước lạnh bằng những câu nói: “Cả đời thầy làm trong ngành thì thầy cho nó là quan trọng nhưng người khác có nghĩ thế đâu? Những người như con có khi cả đời cũng chả vào bảo tàng lần nào cũng có sao đâu? Người ta cần sống cho hiện tại Tương lai cũng cần nhưng hiện tại vẫn quan trọng nhất Còn quá khứ, có mài

ra mà ăn được đâu thầy?” [24,tr.59] Trong một lần cãi nhau với ông Đảo,

Đô còn nói: “Thầy ôm một mớ lý thuyết sách vở, còn con chỉ học nó vừa đủ để làm việc và sống Con cần sống trước Thầy thích an bần lạc đạo thì thầy cứ sống như thế Con không thể ôm lấy cái nghèo mà huyễn hặc rằng tôi sống thế vì mọi người cũng sống thế, vì tôi thích thanh sạch Đó là tâm lý của đà điểu, chúi đầu vào cát vì cho rằng mình không nhìn thấy gì đồng nghĩa với không có cái gì tồn tai Con có học, trí tuệ con hơn người Tại sao con không vươn lên? Tại sao con không làm ra nhiều tiền hơn để con, vợ con con sống đầy đủ hơn? Không làm gì cả khi mình có điều kiện mà cứ ngồi đó khư khư giữ lấy những thứ viển vông không chỉ là hèn nhát mà còn vô trách nhiệm Đấy mới là chủ nghĩa cá nhân ích kỷ thầy ạ” [24,tr.176] Giữa hai cha con,

Trang 36

sự ngăn cách vô hình ngày càng rộng ra, đậm đặc hơn Chính ông Đảo cũng ngần ngại khi phải đối diện với con vì cứ định mở lời thì nỗi tủi hận lại như nút ngang lấy cổ Còn Đô thì không có nhu cầu nói chuyện với bố, thậm chí không có nhu cầu về thăm ông

Trong gia đình, Đô cũng vậy “bao giờ Đô cũng giữ khoảng cách Với

vợ cũng vậy Anh chỉ nói với vợ những chuyện ít liên quan tới kế hoạch của riêng mình Ngay cả khi công việc đã hoàn thành rồi, không cần nói, anh cũng im lặng Vậy nên có lần, vợ anh nửa đùa nửa thật bảo: “Sống với nhau hơn hai mươi năm rồi nhưng em chả hiểu gì về anh cả Anh vẫn cứ là bí mật với em, ” [24,tr.54] Với mỗi người đàn ông, hậu phương vững chắc nhất là

vợ, nhưng với Đô, Đô lạnh lùng, không chia sẻ chuyện công việc với ai, không tin tưởng bất kì ai, kể cả Trang, vợ anh Trang sống bên cạnh người chồng của mình đến nửa đời người nhưng chính Trang cũng thừa nhận rằng

cô không hiểu gì về chồng mình Trang đã luôn cố gắng giảng hòa giữa chồng

và bố chồng để mang lại hòa khí, nhưng sự khác nhau quá lớn giữa họ khiến

cô bất lực Nhưng vì là một người phụ nữ luôn khiêm nhường, biết nhường nhịn, lo lắng và hy sinh cho người khác nên Trang cố gắng chịu đựng, chỉ mong sao gia đình êm ấm, chan hòa Những nét tính cách khác người của Đô luôn gây cho Trang sự hoài nghi, lo lắng và trăn trở, cô sợ một ngày cô sẽ biết những “bí ẩn” về người chồng của mình, thì gia đình sẽ tan vỡ, thậm chí là Đô

sẽ bị rơi vào vòng lao lý Đã có những khi Trang cũng thắc mắc tại sao mà chồng mình lại nhiều tiền như vậy Tiền lương thì Đô vẫn đưa Trang giữ hàng tháng, tiền gửi ngân hàng, tiền bố mẹ vợ cho là bảy tỉ vẫn gửi ngân hàng, chưa rút đồng nào nhưng Đô lại mua được xe hơi Toyota đẹp, xây được nhà biệt thự hơn ba tỉ, rồi những khi nhà có việc cần đến tiền, một mình Đô vẫn xoay sở Cô và bố chồng cũng từng tự hỏi tại sao lương chỉ có tám, chín triệu

mà Đô lại có thể lo được nhiều thứ như vậy? Đô là người tiêu tiền rất biết tính toán, cái gì có ích cho Đô và gia đình thì Đô mới chi, chứ không gái gú vì với

Trang 37

Đô, những kẻ dính vào đàn bà ngoài luồng thì không bao giờ làm được việc lớn, nó chỉ làm Đô tốn thời gian và tốn tiền, Cứ như vậy, những hoài nghi,

lo lắng của Trang ngày một lớn lên nhưng không có ai chia sẻ Bố chồng thì cũng có những khoảng cách nhất định, cũng vì cô không muốn bố chồng phải

lo lắng nhiều, con cái thì ở xa Và càng ngày Trang càng kiệm lời hơn với Đô

vì cô biết tính ích kỉ, gia trưởng của chồng là không thể thay đổi Cô bất lực

và chẳng thể làm gì hơn Sau cuộc gọi điện của con gái, hai vợ chồng càng trở nên xa cách, khó bắt chuyện với nhau bởi những gì con gái họ nói là đúng, nhưng chính Đô và Trang cũng không dám đối diện và chấp nhận sự thật đó

để thay đổi Để rồi “Chao ơi, sao mà bức bối thế khi cả hai ngày nào cũng phải giáp mặt nhau mấy bận, tối đến lại còn nằm chung một giường nhưng trong lòng người nào cũng dửng dưng, lạnh băng Chẳng ai có nhu cầu mở lòng với ai Lại còn bao nhiêu ngần ngại khi cứ phải đối mặt nhau, phải làm

ra vẻ thân thiện, quan tâm đến nhau nhưng lại lo sợ vì bên này sợ bên kia phát hiện ra mình đang dối lòng” [24,tr.217]

Không chỉ mâu thuẫn trong cách nghĩ, cách làm với cha mà Đô còn mâu thuẫn trong cả tư tưởng, quan điểm với Diệu, con gái lớn của anh ta Diệu tuy đi học ở nước ngoài, nhưng vì đã trưởng thành, mỗi lần về nước Diệu đều về quê thăm ông và trò chuyện cùng ông rất nhiều Diệu hiểu những suy tư, trăn trở cũng như nỗi khổ của ông Cũng chính vì lẽ đó mà Diệu kịch liệt phản đối những việc làm của bố, muốn bố mẹ đưa ông lên ở cùng Trong một lần gọi Facetime cho bố mẹ, Diệu đã không ngần ngại mà góp ý với tính

cách của bố: “Bố gia trưởng, bố cho mình quyền phán xét tất cả, thậm chí không cho phép ai nghĩ là bố sai nữa cơ Ông cũng chả can thiệp được vào ý thích của bố thì mẹ con con làm sao khiến bố thay đổi được? Tại sao bố lại xưng hô với con như vậy? Làm như thế là cái cách bố hay dùng để bịt miệng người khác Nhưng con không vì thế mà im lặng đâu Con im lặng hơn hai mươi năm nay rồi Hôm nay con sẽ nói tất cả Và dù cuộc nói chuyện này có

Trang 38

diễn ra theo hướng nào thì con vẫn là con bố Chỉ có điều con cần phải sòng phẳng với bố thôi” [24,tr.212] Cả Định, con trai của Đô cũng là người ít cởi

mở Những điều đó khiến cho Trang luôn cảm thấy ngột ngạt, đã nhiều lần

phải thốt lên “Giống nhà anh sống lạnh lùng Cả ba bố con đều như vậy Làm những người sống cạnh mệt mỏi lắm” [24,tr.202] Mặc dù Trang biết, những

gì con gái cô nói ra chỉ là mong cả bố và mẹ thay đổi cách sống, cách nghĩ để cuộc sống gia đình hạnh phúc thật sự chứ không chỉ là cái vẻ hào nhoáng bên ngoài mà ai cũng mong ước Đó là suy nghĩ của một người đã trưởng thành

Diệu cũng nói là “Con phải nói thật dù nói bố thế nhưng con rất thương bố, thương mẹ Bố mẹ đẻ ra con cơ mà Nhưng vì yêu bố mẹ nên con phải nói cả hai người cần tỉnh táo để xử lý vấn đề khi chưa quá muộn” [24,tr.223]

Như vậy, qua những phân tích một số nội dung trong Cuộc cờ, có thể

thấy chủ thể trần thuật ngôi thứ ba theo điểm nhìn bên ngoài là lối kể chuyện khách quan, tái hiện trực tiếp thế giới hình tượng trong tác phẩm thông qua việc miêu tả các hoạt động bên ngoài của nhân vật Người kể chuyện tỏ ra biết

ít hơn bất cứ nhân vật nào trong truyện và cũng không can thiệp vào suy nghĩ của nhân vật, không đưa ra những phán đoán, suy xét chủ quan Sự khách quan của chủ thể trần thuật gần như là tuyệt đối Chủ thể trần thuật luôn tạo ra những khoảng cách nhất định đối với nhân vật khi thuật kể Chủ thể trần thuật

để người đọc nhận ra tính cách, suy nghĩ, việc làm của nhân vật thông qua sự biểu hiện của chính bản thân nhân vật Tính hướng ngoại của chủ thể trần thuật vô nhân xưng đã tạo cho câu chuyện một khoảng cách nhất định giữa chủ thể trần thuật và nhân vật Vì thế, người đọc phải tự khám phá bề chìm của “tảng băng trôi” mà truyện kể đem lại Phạm Quang Long đứng ngoài, nhìn thấy hết những mâu thuẫn trong gia đình Đô, những nỗi dằn vặt, lo lắng của ông Đảo và Trang, những hạn chế trong tính cách, tội lỗi của Đô nhưng tác giả để cho nhân vật của mình tự thể hiện tất cả những điều đó Chính dạng thức trần thuật này đã quy định ngôn ngữ, giọng kể lạnh lùng và đã trở thành

Trang 39

một đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết Phạm Quang Long khiến nhiều nhà nghiên cứu chú ý

2.1.2 Điểm nhìn bên trong

Chủ thể trần thuật ngôi thứ ba theo điểm nhìn bên trong là hình thức tự

sự mà người kể chuyện lấy thế giới nội tâm của nhân vật làm chỗ đứng để kể chuyện Đó là cách người kể chuyện nhìn các sự vật, hiện tượng bằng con mắt của nhân vật, suy nghĩ, đánh giá của nhân vật Dòng suy nghĩ, ý thức của nhân vật trở thành nguồn mạch xuyên suốt, dẫn dắt câu chuyện Trong truyện

kể ngôi thứ 3 theo điểm nhìn bên trong, do có sự tham gia của người kể chuyện trong một phạm vi ý thức chủ quan nào đó nên người đọc sẽ cảm nhận khá rõ sự can thiệp của chủ thể trần thuật Do vậy, trong tác phẩm cũng thường xuyên xuất hiện hiện tượng lời người kể, xen lẫn lời nội tâm của nhân vật, hay ta còn gọi là độc thoại nội tâm Câu chuyện có thể được kể từ điểm nhìn của nhân vật, cũng có thể được kể bằng sự kết hợp giữa hai điểm nhìn của nhân vật và người kể chuyện Người kể chuyện với nhân vật mang điểm nhìn không phải là một, nhưng khoảng cách giữa chúng lại rất gần, dường như có những lúc lại trở thành thể thống nhất Hai điểm nhìn đó bổ sung cho nhau, phối hợp lẫn nhau để làm nổi bật ý tình của truyện Tiểu thuyết của Phạm Quang Long được kể bởi chủ thể trần thuật ngôi thứ ba theo điểm nhìn bên trong Nhân vật mang điểm nhìn bên trong thường là nhân vật chính trong truyện Người kể chuyện dựa vào cảm nhận, suy nghĩ, phạm vi ý thức của nhân vật về thế giới xung quanh để kể câu chuyện Khoảng cách giữa người

kể chuyện với nhân vật này rất gần nhau, hiểu biết nhân vật như chính nhân vật hiểu biết về nó Chính vì vậy mà điểm nhìn và góc quan sát của người kể chuyện cũng hạn chế theo điểm nhìn của nhân vật

Trong Cuộc cờ, chủ thể trần thuật ngôi thứ 3 theo điểm nhìn bên trong

cũng không giành hết quyền kiểm soát bằng cái nhìn toàn tri của mình Phạm Quang Long đã kết hợp khéo léo sự trần thuật của chủ thể trần thuật và nhân

Trang 40

vật trong cùng một câu chuyện kể, tạo nên một chỉnh thể tiểu thuyết hấp dẫn nhờ có sự luân phiên trao đổi điểm nhìn giữa các nhân vật trong truyện kể hết sức linh động Không những thế, đôi khi chủ thể trần thuật “lờ” đi, để các nhân vật tự bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng của mình mà đặc điểm của nó là: người tường thuật một mặt cố tách mình ra khỏi câu chuyện, nhưng mặt khác khi cần thiết lại hòa nhập mình với nhân vật để phơi bày toàn bộ thế

giới nội tâm của con người Điểm nhìn bên trong của Cuộc cờ thể hiện qua

những tính toán, suy nghĩ, trăn trở của các nhân vật trong truyện như: Thân,

Đô, ông Đảo, Lân, Trang,

Thân là nhân vật đầu tiên xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết, gây chú ý bởi hình ảnh đang ở khách sạn cùng một cô gái Hắn là Chủ tịch tỉnh nhưng chưa bao giờ đặt lợi ích của dân, của tỉnh nhà lên trên mà chỉ nghĩ đến lợi ích

của bản thân Quan điểm của Thân là “Cứ ẩn mình đi, đừng để lộ ra là khôn ngoan nhất Nhô lên trước lắm kẻ dòm Lùi lại sau cũng có người để ý Vậy thì cứ giữa đám đông mà đứng lẫn vào mọi người, cứ tan vào đám đông như thế, chả ai nhận ra mình khôn ngoan nhất” [24,tr.11-12] Trong công việc, Thân luôn chú trọng việc tạo khoảng cách “an toàn” với những người khác và

“Khi Thân đã không thích thì đừng có ai tìm cách xích lại gần, kể cả vợ”

[24,tr.12] Thân luôn ý thức được mình là người đứng thứ nhất nhì tỉnh nhưng chưa bao giờ hắn cho rằng đi đôi với vị trí ấy là nhiệm vu, trọng trách cũng

cần chú trọng hơn hai hết Thậm chí hắn còn cho rằng “người khác phải theo mình chứ mình việc gì phải theo họ? Làm quan cũng không nên dễ dãi quá, kẻo bị nhờn” [24,tr.12] Không những vậy, trong những chuyến công tác, Thân thích những phòng ở “có cái toilet có phòng tắm rộng, sang trọng và tiện cho những cuộc hành lạc vô tiền, khoáng hậu” [24,tr.12] Cách nhìn

người, dùng người của Thân cũng thể hiện hắn là người rất ranh mãnh và tinh quái Với cấp trên, cụ thể là với Bí thư Nhàn, hắn luôn có cách hành xử khéo léo để vừa được lòng Bí thư, vừa được việc của mình Biết tính ông Nhàn hay

Ngày đăng: 23/03/2024, 10:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w