Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN BÙI THỊ HOÀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG BA TIỂU THUYẾT MÌNH VÀ HỌ, KỂ XONG RỒI ĐI VÀ MỘT VÍ DỤ XỒNG CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG Ngành: Văn họ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
BÙI THỊ HOÀ
NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG BA TIỂU THUYẾT
MÌNH VÀ HỌ, KỂ XONG RỒI ĐI VÀ MỘT VÍ DỤ XOÀNG
CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121
Người hướng dẫn: TS NGUYỄN THANH SƠN
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, do
TS Nguyễn Thanh Sơn – giảng viên Trường Đại học Quy Nhơn hướng dẫn Các kết quả nêu trong đề án là trung thực, đảm bảo tính chính xác, khách quan Các tài liệu tham khảo, trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng
Bình Định, tháng 10 năm 2023
Tác giả
Bùi Thị Hoà
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng thành kính, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS Nguyễn Thanh Sơn đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành đề án
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo trong khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Quy Nhơn đã hết lòng giảng dạy và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề án
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo và nghiên cứu khoa học Trường Đại học Quy Nhơn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề án
Bình Định, tháng 10 năm 2023
Tác giả
Bùi Thị Hoà
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 4
3 Mục tiêu nghiên cứu 10
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
6 Đóng góp của đề án 11
7 Cấu trúc của đề án 11
CHƯƠNG 1 VẤN ĐỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ HÀNH TRÌNH TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG 13
1.1 Tự sự học và vấn đề nghiên cứu tự sự học trong văn học Việt Nam 13
1.1.1 Khái lược tự sự và tự sự học 13
1.1.2 Tự sự học trong nghiên cứu văn học Việt Nam 15
1.2 Hành trình tiểu thuyết và quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương 20
1.2.1 Hành trình tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương 20
1.2.2 Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương 24
1.2.3 Về ba tiểu thuyết Mình và họ, Kể xong rồi đi, Một ví dụ xoàng 27
Tiểu kết chương 1 30
CHƯƠNG 2 NGƯỜI KỂ CHUYỆN, ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG (QUA BA TÁC PHẨM MÌNH VÀ HỌ, KỂ XONG RỒI ĐI, MỘT VÍ DỤ XOÀNG) 32 2.1 Sự đan xen các ngôi kể 32
2.2.1 Từ người kể chuyện ngôi thứ nhất… 33
2.2.2 Đến người kể chuyện ngôi thứ ba 41
2.2 Sự liên kết các điểm nhìn trần thuật 47
Trang 52.2.1 Điểm nhìn bên trong 48
2.2.2 Điểm nhìn bên ngoài 52
2.2.3 Điểm nhìn di động 55
Tiểu kết chương 2 61
CHƯƠNG 3 KẾT CẤU, NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG (QUA BA TÁC PHẨM MÌNH VÀ HỌ, KỂ XONG RỒI ĐI, MỘT VÍ DỤ XOÀNG) 62
3.1 Kết cấu trần thuật 62
3.1.1 Kết cấu phân mảnh 62
3.1.2 Kết cấu đa tuyến 70
3.2 Ngôn ngữ trần thuật 75
3.2.1 Ngôn ngữ sinh hoạt thông tục 76
3.2.2 Ngôn ngữ tính dục 79
3.2.3 Ngôn ngữ của sự vô thức 83
Tiểu kết chương 3 88
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO)
Trang 6Kể từ khi tiểu thuyết đầu tay ra đời năm 1991 đến nay, hơn 30 năm qua Nguyễn Bình Phương luôn “ngồi riêng một cõi” và bền bỉ sáng tác bằng phong cách nghệ thuật khác biệt Ông đã xuất bản 10 cuốn tiểu thuyết bao
gồm: Bả giời (1991), Vào cõi (1991), Những đứa trẻ chết già (1994), Người
đi vắng (1999), Trí nhớ suy tàn (2000), Thoạt kỳ thủy (2004), Ngồi (2006), Mình và họ (2014), Kể xong rồi đi (2017), Một ví dụ xoàng (2021) Trong đó,
tiểu thuyết Mình và họ được trao giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội năm
2015 và tiểu thuyết Một ví dụ xoàng được trao giải thưởng của Hội Nhà văn
Việt Nam năm 2021
Có thể nói, tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là những sản phẩm nghệ thuật sáng tạo về cả nội dung và hình thức nghệ thuật Cùng thống nhất trong một phong cách Nguyễn Bình Phương, song mỗi một tiểu thuyết lại đánh dấu
Trang 7một sự sáng tạo mới Về phương diện nội dung, đó là hành trình khám phá con người ở chiều sâu vô thức hoặc trong “bản năng gốc” của nó Về phương diện nghệ thuật, đó là sự cách tân mạnh mẽ trong nghệ thuật tự sự Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương không dễ tiếp nhận với số đông bạn đọc và luôn gây ra nhiều tranh luận với những đánh giá khen chê khác nhau Trong cuộc tọa đàm khoa học “Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong chuyển động của văn học Việt Nam đương đại” diễn ra ngày 18/7/2022, các nhà nghiên cứu ghi nhận những ý kiến đa chiều về một “hiện tượng lạ” trong dòng chảy văn học đương đại Cũng tại đây, nhà văn Bảo Ninh đánh giá một điều đặc biệt hiếm thấy; và coi đó là ưu điểm nổi trội hàng đầu của cây bút Nguyễn Bình Phương
“10 cuốn tiểu thuyết cuốn nào cũng một cõi riêng, vị thế riêng, gần như là độc lập với nhau vậy, đúng như là nhà văn Nguyễn Quang Sáng từng dự đoán: sự xuất thần trời phú rồi sẽ còn đến với nhà văn đặc biệt này không chỉ duy nhất một lần” [38]
Chính những điều độc đáo, mới mẻ hiếm thấy của cây bút tài năng Nguyễn Bình Phương thôi thúc chúng tôi chọn tiểu thuyết của ông làm đề tài
nghiên cứu đề án Chúng tôi đặc biệt chú ý đến ba tác phẩm mới nhất Mình và
họ, Kể xong rồi đi, Một ví dụ xoàng Đây là chặng sáng tác thành công nhất
của Nguyễn Bình Phương, thu hút được sự quan tâm của đông đảo độc giả và giới phê bình văn học đương đại
Với Mình và họ, Nguyễn Bình Phương khiến bất cứ ai khi đọc cũng phải
vị nể bởi bút lực, sức sáng tạo và sự táo bạo trong tư tưởng khi tiếp cận về vấn
đề chiến tranh biên giới Đây là tác phẩm kết tinh tài năng, độ chín về nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương; một thành tựu xứng tầm của tiểu thuyết Việt Nam đương đại, được Hội Nhà văn Hà Nội bỏ phiếu tuyệt đối trao giải
thưởng thường niên năm 2015 Mình và họ được xem là một cột mốc, thành
tựu rực rỡ trong sự nghiệp sáng tác của tác giả Thậm chí, giới phê bình còn hi
Trang 8vọng ông sẽ tiếp nối Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp đưa văn học Việt ra ngoài biên giới
Kể xong rồi đi lại khiến độc giả ám ảnh bởi muôn vàn cái chết trong cõi
nhân sinh đầy bất ổn Tuy không có tiếng vang như Mình và họ nhưng ngay
từ lúc ra đời, cuốn sách đã gây ra nhiều tranh luận Trong buổi tọa đàm ra mắt tác phẩm vào ngày 03/10/ 2017 tại Hà Nội, nhà văn Bảo Ninh nhận xét “cuốn
Kể xong rồi đi có thể là đối tượng cho một nền phê bình mới Có thể nó là cái
chết, hoặc bàn về cuộc sống từ điểm nhìn của cái chết Nó như một sự thách
đố các nhà phê bình thời đại mới” [47]
Một ví dụ xoàng mà không xoàng, thức tỉnh bạn đọc bởi phận người bé
mọn trong một xã hội đang quay cuồng vì đồng tiền Tác phẩm ra đời năm
2021 và lập tức nhận được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam với 100%
số phiếu ủng hộ Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt
Nam có lời khen ngợi tác giả Một ví dụ xoàng “Dám viết một cuốn sách hay,
gửi thông điệp về sự vô cảm, băng hoại đạo đức của con người nhưng vẫn đầy
niềm tin vào con người bằng thứ nghệ thuật văn chương đặc sắc”
Tóm lại, Mình và họ, Kể xong rồi đi, Một ví dụ xoàng là ba tác phẩm mới
nhất kết tinh giá trị tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, đánh dấu những thành công rực rỡ của tác giả trong địa hạt tiểu thuyết đương đại Việt Nam Việc nghiên cứu để khẳng định hơn nữa giá trị của các tác phẩm này là điều cần thiết
Với đề tài Nghệ thuật tự sự trong ba tiểu thuyết Mình và họ, Kể xong rồi
đi và Một ví dụ xoàng của Nguyễn Bình Phương, chúng tôi hi vọng sẽ có
những đóng góp nhất định trong phân tích, đánh giá nghệ thuật tự sự cũng như khẳng định sáng tác của Nguyễn Bình Phương trong nền văn học Việt Nam đương đại
Trang 92 Lịch sử vấn đề
Là một gương mặt nổi bật với phong cách độc đáo, lối viết mới mẻ; Nguyễn Bình Phương cùng với tiểu thuyết của ông là đối tượng quan tâm của giới nghiên cứu phê bình Những nghiên cứu về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương được đề cập thường xuyên trong các bài viết, được in trong nhiều cuốn sách, được đăng tải trên các tờ báo, tạp chí chuyên ngành, trong các đề tài luận văn thạc sĩ, tiến sĩ… với tư cách là một nhân tố quan trọng góp phần làm nên làn sóng đổi mới tiểu thuyết đương đại
Một trong những nhà nghiên cứu sớm viết bài về Nguyễn Bình Phương
là Thuỵ Khuê Trên websitee http//chimviet.fr.free và trên trang web cá nhân của Thuỵ Khuê (http://thuykhue.fr.free) đăng tải khá nhiều bài viết nghiên cứu về các yếu tố huyền ảo, tâm linh trong từng tiểu thuyết của Nguyễn Bình
Phương như Khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Những đứa
trẻ chết già (2000), Tính chất hiện thực linh ảo âm dương trong tiểu thuyết Người đi vắng (2000), Những yếu tố tiểu thuyết mới trong tác phẩm Trí nhớ suy tàn (2000), Thoạt kì thuỷ trong vùng đất Cậm Cam hoang vu của Nguyễn
Bình Phương (2004), … Các bài viết chỉ ra những nét nổi bật nhất trong từng
tác phẩm của nhà văn Mỗi bài viết là những nhận xét đánh giá xác đáng, tinh tế; là phát hiện có tính chất gợi mở cho những người quan tâm nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương Các bài viết này là sự ghi nhận giá trị tác phẩm nhưng lại chưa có những đánh giá khái quát bao trùm được hệ thống tác phẩm của Nguyễn Bình Phương
Nhà nghiên cứu Đoàn Cầm Thi khám phá sáng tác Nguyễn Bình Phương dưới góc nhìn vô thức và hữu thức trong mối liên hệ với thơ Hàn Mặc Tử và Hồ
Xuân Hương (Sáng tạo văn học: giấc mơ và điên, Người đàn bà nằm: Từ “Thiếu
nữ ngủ ngày” đọc “Người đi vắng” của Nguyễn Bình Phương, 2005) Từ đó, tác
giả bài viết chỉ ra những đặc sắc trong cách nhìn nhận hiện thực và con người của
Trang 10Nguyễn Bình Phương Với lối viết dựa trên lí thuyết phân tâm học, Đoàn Cầm Thi gợi mở về hướng tiếp cận các tác phẩm của Nguyễn Bình Phương
Ngay từ những năm đầu thế kỉ XXI, đã xuất hiện một số bài báo về Nguyễn Bình Phương rất đáng chú ý, có thể kể đến bài viết của nhà nghiên
cứu Phạm Xuân Thạch đăng trên báo Văn nghệ số ra ngày 25/11/2006 Bài báo đi sâu nghiên cứu nội dung ý nghĩa tiểu thuyết Ngồi của Nguyễn Bình
Phương: “Nó là một cuộc mời gọi đặt vấn đề phản tư về đời sống và ý nghĩa của đời sống Nó là một tiểu thuyết bắt người ta suy nghĩ và làm điều ấy, nó xứng đáng là một tiểu thuyết và là một tiểu thuyết xuất sắc” Những lời khen sôi nổi, nhiệt thành Phạm Xuân Thạch dành cho Nguyễn Bình Phương được đưa ra từ những căn cứ mà nhà nghiên cứu phát hiện rất tinh tế, độc đáo
Trong luận văn Thạc sĩ Nguyễn Bình Phương với việc khai thác tiềm
năng thể loại để hiện đại hóa tiểu thuyết (ĐHSP Hà Nội, 2006), Hồ Bích Ngọc
nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương ở phương diện thể loại và chỉ ra tiểu thuyết của ông có sự hiện đại hóa từ ý thức mới về kết cấu đến việc từ chối quan niệm điển hình hóa hiện thực, một ứng xử hiện đại về nhân vật và những tìm kiếm về ngôn ngữ giọng điệu Đây có thể coi là luận văn đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương một cách có hệ thống trong nhà trường và có những tìm tòi nghiên cứu nghiêm túc Tuy nhiên luận
văn mới chỉ tiến hành khảo sát ở bốn tác phẩm (Những đứa trẻ chết già
Người đi vắng, Thoạt kỳ thủy, Trí nhớ suy tàn)
Nguyễn Phước Bảo Nhân (2008) với Tiểu thuyết hiện đại - sự hội ngộ các
tư duy trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, nói về kỹ thuật viết tiểu thuyết hậu
hiện đại của Nguyễn Bình Phương ở sự dịch chuyển liên tục các điểm nhìn, lối kể nhảy cóc, đa âm; lời thoại rời rạc, phi logic Tác giả nêu khái quát các vấn đề đổi
mới trong lối viết của nhà văn ở năm tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy, Ngồi, Người đi
vắng, Những đứa trẻ chết già, Trí nhớ suy tàn
Trang 11Trong luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương,
(Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010), Nguyễn Thị Phương Diệp tiếp cận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương từ ba góc
độ chính là nhân vật, không gian - thời gian và cấu trúc, cách kể chuyện Đây
là những yếu tố cơ bản để tạo nên thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Phạm
vi nghiên cứu của luận văn tập trung bảy cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Bình
Phương là: Vào cõi, Bả giời, Thoạt kỳ thuỷ, Ngồi, Những đứa trẻ chết già,
Người đi vắng, Trí nhớ suy tàn Với phạm vi nghiên cứu rộng, tác giả chưa đi
sâu khai thác rõ nghệ thuật tự sự trong mỗi tiểu thuyết để thấy điểm mới mẻ qua mỗi sáng tác trước và sau của nhà văn
Với bài viết Một cách nhìn về “Tiểu thuyết hậu hiện đại ở Việt Nam”
(2011), tác giả Hoàng Cẩm Giang, Lý Hoài Thu nghiên cứu một cách tổng quan về sự khác biệt giữa hình thức thể loại tiểu thuyết truyền thống và hiện đại Trong đó, Nguyễn Bình Phương được hai tác giả nhắc đến nhiều nhất với
các tác phẩm tiêu biểu cho xu hướng cách tân mới lạ, sáng tạo như Thoạt kỳ
thủy, Ngồi, Người đi vắng, Những đứa trẻ chết già, Trí nhớ suy tàn
Trong bài viết Đến cuộc chiến Việt - Trung trong “Xe lên xe xuống”,
tác phẩm của Nguyễn Bình Phương hay “Bản chúc thư trên đỉnh Tà Vần” (2011), tác giả Thụy Khuê xem Nguyễn Bình Phương như một đạo diễn hiện
đại với “Kịch bản bị cắt thành từng khúc, thành những mẩu đời đứt đoạn, những suy tư chặt đôi, đảo lộn trật tự, chắp lại thành một chuỗi liên tục những
sự kiện không liên tục Rồi nén các dữ kiện trong một số chữ tối thiểu giống như cái máy ép rác: nếu ta bỏ vào đó lổn nhổn tất cả rác rưởi cuộc đời thải ra hàng ngày, nó chỉ ép một phút là dẹp cứng thành vài mi-li-mét Vậy chỉ cần
đọc vài dòng Xe lên xe xuống thì mọi sự sẽ được bình phương nhân lên thành
vài chục trang tiểu thuyết” [29]
Nguyễn Diệu Hạnh trong luận văn Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Bình
Trang 12Phương trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Đại học
Khoa học xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011) phân tích rõ phương diện nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Tác giả khẳng định một số đặc điểm kết cấu tiểu thuyết, cơ bản nhất là kiểu kết cấu tiểu thuyết trong tiểu thuyết, kết cấu tiểu thuyết thơ, kết cấu tiểu thuyết huyền thoại - hiện thực Đó là những kiểu kết cấu mới trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Với luận văn Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
(Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012),
Hoàng Thùy Linh chủ yếu tìm hiểu phương thức trần thuật trong tiểu thuyết
Nguyễn Bình Phương Tác giả luận văn khẳng định những nỗ lực của Nguyễn Bình Phương trên phương diện cách tân thể loại và đi sâu làm rõ những vấn đề cơ bản của phương thức trần thuật trong năm tiểu thuyết của
Nguyễn Bình Phương là Thoạt kỳ thủy, Ngồi, Người đi vắng, Những đứa trẻ
chết già, Trí nhớ suy tàn Luận văn giúp gợi mở để chúng tôi tiếp tục nghiên
cứu ba tiểu thuyết mới nhất của Nguyễn Bình Phương
Ngô Thị Nhiên trong luận văn Nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm
Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương (Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 2015)
khai thác điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ trần thuật và một số thủ pháp trần
thuật trong tiểu thuyết Người đi vắng
Với luận văn Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (Đại học Sư phạm Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên,
2015), Nguyễn Thị Thủy đi sâu khái quát các kiểu nhân vật, cách xây dựng nhân vật, hình thức tự sự trong mối liên hệ với thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Luận văn tập trung khai thác các tiểu thuyết:
Những đứa trẻ chết già, Người đi vắng, Trí nhớ suy tàn, Thoạt kỳ thủy, Ngồi, Mình và họ
Trang 13Nghệ thuật tự sự của Nguyễn Bình Phương trong tiểu thuyết Mình và
họ [25] của Nguyễn Văn Hùng (2015) thuộc Khoa Ngữ văn, trường Đại
học Khoa học Huế đề cập đặc điểm hình thức nghệ thuật trong tiểu thuyết
Mình và họ, chủ yếu là tự sự đa chủ thể, hành trình tìm lại thời gian đã mất
và nghệ thuật dịch chuyển điểm nhìn tự sự trên nguyên tắc luận giải, đối thoại Qua đó, tác giả cho thấy tính đa âm của tiểu thuyết đương đại với sự đan xen nhiều điểm nhìn trần thuật Có thể nói, qua công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Hùng, chúng tôi nhận thấy được sự đột phá trong
cấu trúc thể loại và nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mình và họ của
Nguyễn Bình Phương
Đỗ Hải Ninh (2017) trong Âm vọng chiến tranh trong tiểu thuyết Nguyễn
Bình Phương (Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 12) đề cập đến một số vấn đề
liên quan đến nghệ thuật trần thuật như: người kể chuyện trần thuật từ ngôi
thứ nhất trong hai tiểu thuyết Mình và họ, Kể xong rồi đi; ngôn ngữ đa thanh
cùng với sự đan cài các điểm nhìn trần thuật đã tạo nên những tiếng nói độc lập làm cho hai tiểu thuyết có tính đối thoại và độ mở cao
Trong bài viết Đọc Một ví dụ xoàng của Nguyễn Bình Phương, Trần
Đình Sử (2022) thừa nhận đây là một tiểu thuyết có kết cấu hiện đại “Nhà văn
đã có một câu chuyện và chuyển nó thành truyện kể Nhưng tác giả đã không
sử dụng hình thức cốt truyện tuyến tính, kết cấu theo trục thời gian, mà kết cấu theo lối lắp ghép có tính lỏng lẻo, kết cấu phân mảnh, đứt đoạn, đòi hỏi người đọc phải kiến tạo, nối kết các sự kiện, chi tiết rời rạc, xa nhau để hiểu được tính chỉnh thể của nó” [54] Tác giả cho rằng điểm nhìn trần thuật trong
Một ví dụ xoàng hết sức linh hoạt, sáng tạo
Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương - vài ví dụ xoàng của tác giả Hoàng
Anh Khoa (2022) chủ yếu nhấn mạnh ở “chiến thuật tự sự phi tuyến tính, mê
lộ của trần thuật, có sự thay đổi về ngôi kể, về vai kể, về cự ly kể, giọng kể
Trang 14một cách linh hoạt” Tác giả nhấn mạnh “Hấp lực của Một ví dụ xoàng nằm ở
giọng kể bạo liệt mà tinh tế, ở bầu không khí quấn quyện mê dụ của truyện
kể, ở khả năng liên thông xuyên thấm giữa ngôn ngữ và đời sống, ở những chi tiết, những nhận xét, những quan sát ngắn gọn bất ngờ, ở những hình ảnh so sánh đắt, ở những triết lý vụn nhưng độc, ở năng lực vén màn phơi lộ bản diện khác/ cuộc đời khác của các nhân vật để từ đó phơi lộ những lát cắt khác của cuộc sống… Và ở cốt truyện” [28]
Đoàn Cầm Thi trong bài viết Những tử tù khốn khổ - Đọc Một ví dụ
xoàng của Nguyễn Bình Phương (2022) đánh giá tác phẩm là sự thể nghiệm
nghệ thuật kể chuyện của tác giả “Kể vẫn là hoạt động quan trọng nhất của các nhân vật Trong Phần thứ Hai, họ chỉ có mỗi một việc là kể, kể liên miên,
không ngừng nghỉ Một ví dụ xoàng vẫn tiếp nối các tiểu thuyết trước đó
nhưng cách kể linh hoạt hơn… cách viết ngắn hơn, sắc hơn Và vì thế, quyết liệt hơn Vẫn trữ tình nhưng trực diện” [62] Bài viết cũng đánh giá “Có
lẽ Một ví dụ xoàng là tác phẩm “dấn thân” nhất của Nguyễn Bình Phương, trực diện, không khoan nhượng, với bạo lực, với xã hội” [62]
Qua nhiều hướng tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu ít nhiều đề cập đến yếu tố cách tân nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
Đó là cơ sở quý báu giúp chúng tôi thực hiện đề tài này Với tinh thần kế thừa thành quả của những người đi trước, đề án tiến hành mở rộng phân tích
nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Mình và họ, Kể xong rồi đi,
Một ví dụ xoàng của Nguyễn Bình Phương Đây là ba tiểu thuyết mới nhất
của nhà văn chưa được khai thác rõ ở phương diện nghệ thuật tự sự Chính vì vậy, với đề tài này, chúng tôi mong muốn làm rõ những bước chuyển mới mẻ, độc đáo trong nghệ thuật trần thuật của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương so với những sáng tác ra đời trước đây của nhà văn
Trang 153 Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua các phương diện của nghệ thuật tự sự, những yếu tố hình thức; đề án làm rõ những nét đặc sắc, những giá trị của tiểu thuyết Nguyễn
Bình Phương, đặc biệt trong ba tác phẩm Mình và họ, Kể xong rồi đi, Một ví
dụ xoàng
Đề án đi sâu khám phá nghệ thuật tự sự trong tác phẩm Mình và họ, Kể
xong rồi đi, Một ví dụ xoàng của Nguyễn Bình Phương bằng cách phân tích, lí
giải, đánh giá nghệ thuật tự sự Qua đó, đề án làm rõ nét đặc sắc và những cách tân trong nghệ thuật tự sự của tác giả đối với nền tiểu thuyết Việt Nam đương đại Từ đó, khẳng định những đóng góp của nhà văn cho sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề án là: Chúng tôi lựa chọn ba tiểu thuyết
mới nhất của Nguyễn Bình Phương: Mình và họ (2014), NXB Trẻ, Thành phố
Hồ Chí Minh; Kể xong rồi đi (2017), NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, Một ví dụ
xoàng (2021), NXB Hội nhà văn, Hà Nội
Phạm vi nghiên cứu: Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình
Phương, cụ thể gồm: người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật, kết cấu, ngôn
ngữ trần thuật
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong đề án này, chúng tôi có vận dụng một số phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu thi pháp học, tự sự học: Chúng tôi vận dụng lí
thuyết thi pháp học, tự sự học về người kể chuyện, điểm nhìn, kết cấu, ngôn ngữ để tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
Phương pháp hệ thống: Nghiên cứu các yếu tố tự sự trong mối quan hệ
Trang 16hệ thống với các phương diện khác của thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
Phương pháp thống kê, khảo sát: Khảo sát, thống kê các yếu tố của nghệ
thuật tự sự Nguyễn Bình Phương ( ngôn ngữ, kết cấu…)
Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Làm rõ giá trị nghệ thuật tự
sự tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, đối chiếu, so sánh với các đối tượng khác để thấy nét mới mẻ, độc đáo của nhà văn
6 Đóng góp của đề án
Trên phương diện lý luận và thực tiễn, chúng tôi hướng đến những đóng góp mới sau đây:
Thứ nhất, trình bày một cách ngắn gọn và sinh động những vấn đề của
lý thuyết tự sự bằng những tiêu chỉ học thuật cụ thể; khái quát hành trình tiểu thuyết và quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương
Thứ hai, đề án đi vào nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong ba tiểu thuyết
mới nhất của Nguyễn Bình Phương là Mình và họ, Kể xong rồi đi, Một ví dụ
xoàng (sự đan xen các ngôi kể, sự liên kết các điểm nhìn trần thuật, kết cấu
trần thuật và ngôn ngữ trần thuật)
Thứ ba, đề án lí giải những cách tân nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương qua các tác phẩm mới nhất của nhà văn hiện nay Đồng thời, đề án khẳng định vai trò, vị trí của Nguyễn Bình Phương trong nền văn học Việt Nam đương đại
Trang 17Chương 2 Người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết
của Nguyễn Bình Phương (Qua ba tác phẩm Mình và họ, Kể xong rồi đi,
Một ví dụ xoàng)
Chương 3 Kết cấu, ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết của
Nguyễn Bình Phương (Qua ba tác phẩm Mình và họ, Kể xong rồi đi, Một ví
dụ xoàng)
Trang 18CHƯƠNG 1 VẤN ĐỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ
HÀNH TRÌNH TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
1.1 Tự sự học và vấn đề nghiên cứu tự sự học trong văn học Việt Nam
1.1.1 Khái lược tự sự và tự sự học
Tự sự được hiểu là một sự truyền đạt thông tin, là quá trình phát ra trong
quá trình giao tiếp, văn bản tự sự là cụm thông tin được phát ra, và tự sự có thể thực hiện bằng nhiều phương thức, con đường Nhà giải cấu trúc Mĩ J.H.Miller có nói (1993): “Tự sự là cách để ta đưa các sự việc vào một trật tự,
và từ trật tự ấy mà chúng có được ý nghĩa [51, tr.12] Tự sự là cách tạo nghĩa cho sự kiện, biến cố”; và Jonathan Culler (1998) cũng nói: “Tự sự là phương thức chủ yếu để con người hiểu biết sự vật” [51, tr.12] Như vậy, tự sự là một khái niệm được sử dụng rộng rãi và có tính chất liên ngành
Tự sự tồn tại và sử dụng trong nhiều lĩnh vực; tuy vậy, trong các hình
thức tự sự, chỉ có tự sự văn học là phức tạp nhất, và nó làm thành đối tượng chủ yếu của tự sự học Với ý nghĩa tự sự như một phương thức tạo nghĩa và truyền thông tin trong văn học, tự sự có trong thơ, trong kịch, chứ không chỉ
là trong truyện ngắn, tiểu thuyết, ngụ ngôn Và đối tượng chủ yếu của tự sự học là nghệ thuật tự sự
Tự sự học (Narratology) là thuật ngữ do nhà nghiên cứu người Pháp
T.Todorov đề xuất năm 1969, và nó là “một bộ phận cấu thành của hệ hình lý luận hiện đại” Và lý thuyết về tự sự đã bổ sung cho lý thuyết về tiểu thuyết, trở thành một trong những vấn đề chủ yếu của nghiên cứu văn học
Từ thời cổ đại, đã có tự sự học, nhưng tự sự học lúc đó được hiểu trong giới hạn của tu từ học Ban đầu người ta biết phân biệt các loại tự sự: tự sự lịch sử khác tự sự nghệ thuật Sau đó phân biệt đến tự sự mô phỏng với tự sự
Trang 19giải thích, tự sự hỗn hợp Tuy được biết đến từ lâu nhưng từ cuối thế kỉ XIX,
tự sự học hiện đại mới manh nha hình thành Những thập niên đầu thế kỉ XIX, B.Tomasepxki, V.Shklovski, V.Propp, Bakhtin là những người mở đường cho tự sự học hiện đại Thành tựu phát triển của tự sự học theo thời
gian có thể chia làm ba thời kì Thời kì trước chủ nghĩa cấu trúc, tự sự học
chủ yếu nghiên cứu các thành phần và chức năng của tự sự như cốt truyện, nhân vật, ngôn từ trần thuật, điểm nhìn… Giai đoạn tiếp theo của tự sự học
là thời kì cấu trúc chủ nghĩa với vấn đề nghiên cứu chủ yếu là bản chất ngôn
ngữ và ngữ pháp của tự sự nhằm tìm ra một cách đọc mà không cần đến sự đối chiếu giữa tác phẩm tự sự và hiện thực khách quan Với mục đích trên, chủ nghĩa cấu trúc có đặc điểm là lấy ngôn ngữ học làm hình mẫu, xem tự sự học là sự mở rộng của cú pháp học, còn trữ tình là sự mở rộng của ẩn dụ
Thời kì thứ ba của tự sự học là thời kì hậu cấu trúc chủ nghĩa coi tự sự học
gắn liền với kí hiệu học và siêu kí hiệu học, lấy văn bản làm cơ sở và ý nghĩa tác phẩm được biểu hiện qua hình thức tự sự Họ coi trọng phân tích hình thức như các tác giả thời kì thứ hai nhưng lại không tán thành việc sao phỏng giản đơn các mô hình ngôn ngữ học Họ nhấn mạnh vai trò tác động của hình thái ý thức, nêu yêu cầu lí thuyết tự sự phải gắn với chức năng nhận thức và giao tiếp
Tự sự học là một lĩnh vực tri thức rộng lớn, trở thành một trong những lĩnh vực học thuật được phổ biến, quan tâm trên thế giới và lý thuyết
về tự sự học không ngừng được khám phá từ xưa tới nay Mỗi giai đoạn, người ta nhận thấy sự thay đổi về hệ hình lí thuyết, các tầng bậc và phương pháp nghiên cứu tự sự Ở giai đoạn đầu tương ứng là hệ hình tự sự học kinh điển tập trung nghiên cứu cấu trúc của truyện, mối quan hệ của các sự kiện tạo nên truyện Bước phát triển thứ hai của tự sự học là theo hướng chủ nghĩa cấu trúc kinh điển, hướng này chủ yếu nghiên cứu lời kể, cách kể, hay còn gọi
Trang 20là nghiên cứu diễn ngôn tự sự Và ngày nay, hướng thứ ba là mô hình tự sự học có công thức “tự sự học + X” Quan niệm này thực sự mở rộng phạm vi của tự sự học, tạo ra mối liên kết, liên ngành giữa tự sự học với các lĩnh vực khác có liên quan
Với sự phát triển không ngừng của lí thuyết tự sự, có thể khẳng định tự
sự học có vai trò rất lớn trong nghiên cứu cấu trúc tự sự Tự sự học hiện đại cho chúng ta thấy rõ vai trò của chủ thể trong trần thuật khi phân biệt kể cái gì
và kể như thế nào Lần đầu tiên, người trần thuật vô hình vốn ít được chú ý phân tích, hiện ra như là một hệ thống biểu đạt Lí thuyết tự sự cũng chỉ ra kết cấu của các tầng bậc trần thuật và theo đó xuất hiện các kiểu người trần thuật khác nhau Lí thuyết tự sự hiện đại nêu ra các khái niệm về góc nhìn, điểm nhìn, tiêu cự… điều đó giúp dễ dàng phân tích, nhận dạng hình thức tự sự Tóm lại, có thể hiểu tự sự học là một ngành nghiên cứu của lý luận văn học, lấy nghệ thuật tự sự làm đối tượng Và, trong các hình thức tự sự, thì tự
sự văn học là đáng quan tâm nhất, trở thành đối tượng nghiên cứu chủ yếu của
tự sự học
1.1.2 Tự sự học trong nghiên cứu văn học Việt Nam
Ở Việt Nam, tự sự học là một hướng nghiên cứu tương đối mới mẻ và rất giàu tiềm năng Vào những năm cuối thập niên 80 của thế kỉ XX, tự sự học được biết đến như một bộ phận của thi pháp học Nghiên cứu thi pháp trở thành một khuynh hướng nổi bật trong giới học thuật, đem lại một cách tiếp cận mới nghiêng về tính nội tại của văn học Đến năm 2001, khi khoa Ngữ văn - Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức hội thảo lần đầu tiên về tự sự học, vấn
đề nghiên cứu văn học theo hướng tự sự học mới thực sự được ý thức một cách đầy đủ Tiếp đó, các cuộc hội thảo về tự sự học tiếp tục diễn ra thu hút sự
quan tâm của giới nghiên cứu (Tự sự học lần 2 - 2008, Đại học Sư phạm Hà
Trang 21Nội; Tự sự học, lí luận và ứng dụng - 2010, Viện Văn học) Từ đó đến nay, lí
thuyết tự sự học được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu văn học cũng như các công trình nghiên cứu ở các cấp đại học và sau đại học trong các trường đại học, viện nghiên cứu trên toàn quốc Tìm hiểu các bài viết, công trình nghiên cứu về tự sự, chúng tôi nhận thấy có các hướng nghiên cứu về tự sự học ở Việt Nam như sau:
Thứ nhất là dịch thuật, giới thiệu các lí thuyết tự sự Đóng vai trò lớn
trong việc này phải kể đến hai hội thảo Tự sự học có quy mô toàn quốc được
tổ chức ở Đại học Sư phạm Hà Nội, kỉ yếu hội thảo được xuất bản thành sách
(Trần Đình Sử chủ biên, Tự sự học - Một số vấn đề lí luận và lịch sử, Nxb Đại
học Sư phạm, Phần 1, 2004; Phần 2, 2008) Qua hai cuộc hội thảo, giới nghiên cứu trong nước có được một cái nhìn khái quát về tự sự học, các giai đoạn phát triển, xu hướng phát triển của tự sự học thế giới Nhiều bài viết tham gia hội thảo giới thiệu một số lí thuyết tự sự của Greimas, N.Frye, M.Bal, R.Barthes, R.Scholes, R.Kellogg, G.Prince, H.White Trong những năm qua, việc giới thiệu và dịch các lí thuyết tự sự vẫn không ngừng được bổ sung, mở
rộng Có thể kể đến một số công trình dịch và trích dịch như Chủ nghĩa cấu
trúc trong văn học (Trịnh Bá Đĩnh, Nxb Văn học - Trung tâm Nghiên cứu Quốc
học, Hà Nội, 2002); một số công trình của V.Ia.Propp như Hình thái học truyện
cổ tích (Phan Ngọc dịch), Nghiên cứu cấu trúc và nghiên cứu lịch sử về truyện
cổ tích thần kì (Chu Xuân Diên dịch) in trong Tuyển tập V.Ia.Propp, Nxb
Văn hóa dân tộc - T/c Văn hóa nghệ thuật, 2003; một số mục từ trần thuật học
in trong sách Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn
học ở Tây Âu và Hoa Kì thế kỉ XX của I.P.Ilin và E.A.Tzurganova (Đào Tuấn
Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân dịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
2003); Thi pháp văn xuôi của Tz.Todorov (Đặng Anh Đào, Lê Hồng Sâm dịch, Nxb Đại học Sư phạm, 2004); Cấu trúc văn bản nghệ thuật của Iu
Trang 22Lotman (Trần Ngọc Vương, Trịnh Bá Đĩnh dịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2004), Thi pháp của huyền thoại của E.M.Meletinxki (Trần Nho Thìn,
Song Mộc dịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004); các bản trích dịch như
Ngôi - G.Genette, Trật tự - G.Genette (Lê Phong Tuyết dịch); Tự sự học kinh điển (Nhiều người dịch, Nxb Văn học, 2010); Dẫn luận về phương pháp phân tích văn chương hiện đại (tiểu thuyết) của Bernaffd Valette (Lê Nguyên Cẩn
dịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014)… Bên cạnh đó, còn có nhiều bài viết giới thiệu, phân tích lí thuyết tự sự đăng trên tạp chí chuyên ngành như
Nghiên cứu văn học, Văn học nước ngoài
Nhìn chung, ở hướng nghiên cứu này, giới phê bình Việt Nam bắt đầu tiếp cận lí thuyết tự sự hiện đại trên thế giới qua việc dịch, cắt nghĩa các quan điểm của các nhà lí luận Mỗi học thuyết, trường phái có một phát kiến riêng nhưng cũng có những giới hạn nhất định mà khi tiếp nhận cần kết hợp với kiến thức khác và kinh nghiệm để tự thiết lập nên một phương pháp phù hợp nhất với đối tượng và mục tiêu đề ra
Thứ hai là nghiên cứu các hệ vấn đề trong lí thuyết tự sự Nhiều công trình
tìm hiểu một khía cạnh, một phương diện, một vấn đề cụ thể của lí thuyết tự sự như: người kể chuyện, điểm nhìn, cốt truyện, thời gian và không gian trần thuật, cấu trúc của văn bản trần thuật, ngôn ngữ trần thuật, tình huống trần thuật, điểm
nhìn, giọng điệu, ngôi phát ngôn… Trong cuốn Giáo trình dẫn luận tự sự học của
tác giả [55], sau phần giới thiệu chung về tự sự học và một số vấn đề lí thuyết của
tự sự học hiện đại, tác giả khảo sát các phương diện của nghệ thuật tự sự: văn bản
tự sự, thời gian tự sự, trạng huống tự sự, khu biệt “câu chuyện” và “văn bản truyện” trong tự sự học, khái quát kết cấu tác phẩm tự sự
Trong bài viết Bàn về một vài thuật ngữ thông dụng trong kể chuyện, tác giả
Đặng Anh Đào [15] trao đổi cách tiếp cận khác nhau của các thuật ngữ điểm nhìn
“tiêu điểm” và người kể chuyện, giọng nói (giọng điệu), ngôi phát ngôn
Trang 23Với bài viết Vấn đề cách dịch thuật ngữ cốt truyện trong tự sự, tác giả Lê
Huy Bắc đặt ra vấn đề cần phân biệt hai khái niệm truyện (story) và cốt truyện (plot) Từ thế kỉ XIX trở về trước chủ yếu là cốt truyện kịch tính Từ thế kỉ XX trở đi, cơ bản là cốt truyện thơ (hoặc trữ tình) Những kiểu cốt truyện chung nhất cho loại hình tự sự dựa vào các tiêu chí khác nhau: sự kiện, thời gian, nhân vật Đây là các tiêu chí có tính phổ quát hơn cả và thiết thực, dễ theo dõi đối với tiến trình đổi mới cốt truyện tự sự
Trong bài viết Vấn đề phân loại góc nhìn trần thuật từ việc tường thuật
và nhận xét sơ bộ sáu quan niệm về góc nhìn trần thuật của Brooks và Warrren, Greimas, Pouillon, Friedman, Uspenski, Genette; Phương Lựu tổng hợp thành một hệ thống tiêu điểm tự sự gồm ba yếu tố: phi tiêu điểm, nội tiêu điểm, ngoại tiêu điểm
Nghiên cứu khái niệm người kể chuyện, tác giả Nguyễn Thị Hải Phương
trong bài Người kể chuyện - nhân vật mang tính chức năng trong tác phẩm tự
sự luận giải: khái niệm người kể chuyện được hiểu là một công cụ do nhà văn
hư cấu lên để kể chuyện, người kể chuyện là một nhân vật đặc biệt trong tác phẩm tự sự, người kể chuyện thống nhất nhưng không đồng nhất với tác giả Qua những bài viết trên, các tác giả góp phần làm rõ một số khái niệm tự
sự học như: người kể chuyện, điểm nhìn, giọng điệu, ngôi phát ngôn… Điều
đó chứng tỏ các phương diện của lí thuyết tự sự luôn là vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm Đó chính là bộ công cụ quan trọng giúp chúng tôi tiếp cận tác phẩm văn học nói chung, đặc biệt là tác phẩm của Nguyễn Bình Phương nói riêng
Thứ ba là tiếp cận các tác phẩm cụ thể từ góc độ tự sự hiện đại Nhiều tác
giả vận dụng lí thuyết tự sự hiện đại để nghiên cứu các tác phẩm dân gian
Đáng chú ý nhất là tác giả Vũ Anh Tuấn với bài: Tự sự học với vấn đề nghiên
Trang 24cứu đặc sắc tự sự dân gian Tày qua việc khảo sát liên văn bản mô típ truyện
kể Tày dạng Tấm Cám; Phan Đăng Nhật nghiên cứu Hệ thống cấu trúc và sự
vận hành cấu trúc của sử thi Ê đê; Đỗ Hồng Kỳ tìm hiểu về Phương thức tự sự
chủ yếu của sử thi Đăm Săn; Nguyễn Bích Hà nghiên cứu Tự sự trong tạo
hình trữ tình dân gian; Đặng Xuân Hương tiếp cận Tính chức năng của nhân vật thần trong thần thoại Việt Nam…
Nhiều nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu phương diện tự sự của các tác
phẩm văn học trung đại, hiện đại Đáng kể nhất là các bài viết Về mô hình tự
sự Truyện Kiều của tác giả Trần Đình Sử; Nghệ thuật trần thuật trong một số
tự truyện tiêu biểu giai đoạn 1930-1945 của Nguyễn Thái Hòa; Vấn đề tính
dục trong văn học Việt Nam từ truyện Chí Phèo của Nam Cao của Trần Văn
Toàn; Những đổi mới của nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết lãng mạn Việt
Nam giai đoạn 1930-1945 của Lê Dục Tú; Bi kịch hóa trần thuật - một phương thức tự sự (Trên cứ liệu Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư và
Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng) của Nguyễn Thanh Tú; Điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn của Nguyễn Thị Tịnh Thy; Nghệ
thuật tự sự trong tiểu thuyết Tắt đèn của Trần Đăng Suyền; Một phong cách tự
sự của Nguyễn Tuân của Nguyễn Thị Thanh Minh; Đổi mới ngôn ngữ và giọng điệu - một thành công đáng chú ý của văn xuôi sau 1975 của Nguyễn
Thị Bình; Trần thuật trong truyện rất ngắn của Trần Mạnh Tiến; Cấu trúc tự
sự trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp của Nguyễn Văn Tùng… Các bài
viết trên đã tiếp cận một tác giả, tác phẩm văn học cụ thể từ lí thuyết tự sự để thấy sự sáng tạo trong cách kể chuyên của nhà văn
Nhìn chung, nghiên cứu về tự sự học ở Việt Nam đang dần trở nên phổ biến, song những công trình khoa học dày dặn vẫn còn rất hiếm hoi Những hướng nghiên cứu trên là cơ sở khoa học quan trọng để chúng tôi tiếp cận vấn
đề về nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương
Trang 251.2 Hành trình tiểu thuyết và quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương
1.2.1 Hành trình tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương
Nguyễn Bình Phương tên khai sinh là Nguyễn Văn Bình sinh ngày 12-1965 tại thị xã Thái Nguyên Trong chiến tranh gia đình sơ tán về xã Linh Nham, thuộc huyện Đồng Hưng tỉnh Thái Nguyên Đến năm 1979 mới trở lại thành phố Thái Nguyên Có lẽ chính vùng đất quê hương đã nuôi dưỡng vun đắp trong ông một kho tàng những câu chuyện về nông thôn và nông dân trong các tác phẩm của mình, nên không khí nông thôn trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương dường như mang dáng dấp nơi ông sinh trưởng Năm
29-1985, học hết Trung học phổ thông, ông vào bộ đội Năm 1989, Nguyễn Bình Phương thi vào Trường Viết văn Nguyễn Du Sau khi tốt nghiệp khóa IV Trường Viết văn, ông công tác một năm tại Đoàn Kịch nói Quân đội, sau đó
là biên tập viên Nhà xuất bản Quân đội với cấp bậc đại úy Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, là Hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam Năm 2004,
ông chuyển về công tác tại Ban thơ Tạp chí Văn nghệ Quân đội và hiện là
Trưởng ban thơ của Tạp chí này
Bắt đầu viết văn từ năm 1986 - 1987, sáng tác đầu tay của Nguyễn Bình Phương là những tập thơ và cho tới nay có một số tác phẩm được xuất bản
như: Khách của trần gian (1986), Lam chướng (1992), Xa thân (1997), Từ
chết sang trời biếc (2001), Thơ Nguyễn Bình Phương (2005) Đặc biệt, đầu
năm 2010 thơ ông cùng với thơ một số nhà thơ tiểu biểu khác như Hữu Thỉnh,
Bằng Việt, Nguyễn Duy… được chọn dịch trong Tuyển tập thơ Việt Nam xuất
bản ở Thuỵ Điển vào tháng 3 năm 2010
Tuy đến với thơ ca đầu tiên, song Nguyễn Bình Phương lại được đánh giá cao ở lĩnh vực văn xuôi, đặc biệt thể loại tiểu thuyết Tác giả Hồng Thanh
Trang 26Quang trong bài viết “Nhà văn Nguyễn Bình Phương: Bản chất văn học là ký
ức” nhận định: “Chính những tác phẩm văn xuôi mới tạo cho Nguyễn Bình
Phương một dấu ấn khác lạ đến chấn động” [48] Nhà nghiên cứu Phạm
Xuân Thạch cho rằng, nếu cần lựa chọn một hiện tượng tiêu biểu nhất của tiểu thuyết Việt Nam đương đại, ưu tiên số một chắc chắn sẽ là những sáng tác của Nguyễn Bình Phương Dường như, Nguyễn Bình Phương đã tạo nên một mô hình tiểu thuyết mới, một lối tiếp cận hiện thực mới, một thực tại mới (trong tương quan với tiểu thuyết truyền thống)
Chỉ trong vòng ba mươi năm cầm bút, Nguyễn Bình Phương cho ra đời đến mười cuốn tiểu thuyết; cuốn nào cũng một cõi riêng, vị thế riêng, gần như
là độc lập với nhau Nhà văn Nguyễn Quang Sáng từng dự đoán về Nguyễn Bình Phương: “Sự xuất thần trời phú rồi sẽ còn đến với nhà văn đặc biệt này không chỉ duy nhất một lần…” Mỗi tiểu thuyết là một nét vẽ tô đậm thêm cho kĩ thuật viết “lạ lùng” của anh, cũng là những mảnh ghép khác nhau, muôn màu về hình ảnh của con người trong cuộc sống
chính nhà văn tâm sự: “Tác phẩm đầu tay luôn là cái gì đó rất khó xử với các nhà văn… Tôi không thất vọng, không ân hận về tác phẩm đầu tay của mình” [48] Quả thật, Bả giời đã không làm cho nhà văn “ân hận” Trong Bả giời,
cõi vô thức như hòa nhập vào cõi hữu thức, không gian có sự hoà quyện giữa không gian tâm lý và không gian tâm linh, ranh giới cõi âm và cõi dương
dường như cũng trở nên nhạt nhòa Vào cõi (1991) là một dấu ấn quan trọng
trong sự nghiệp văn xuôi của Nguyễn Bình Phương Vào cõi có cấu trúc tiểu
thuyết lồ ng tiểu thuyết, trong đó nổi bật lên hai mạch truyện: câu chuyện kể về nhân vật tên Tuấn và chuyện về hai chị em Vang, Vọng Hai mạch truyện được kết nố i với nhau bởi nhân vặt “hắn” Vẫn tiếp nối phong cách từ sáng
tác đầu tay, thế giới của Vào cõi có sự đan quyện giữa cõi âm và cõi thực, cõi
Trang 27sống và cõi chết Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp nhận định “Cú chạm
ngõ tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương không hề xoàng, bởi tư duy nghệ
thuật và lựa chọn lối viết của nhà văn là hết sức khác biệt Biểu hiện
của khác trong tư duy nghệ thuật là Nguyễn Bình Phương hướng tới một thực tại bí ẩn và huyền hoặc, mơ hồ và xa xăm Cõi ấy nằm sâu trong vô thức Bởi
vậy, nó là một thế giới hỗn độn và phi lí” [18]
Những đứa trẻ chết già là cuốn tiểu thuyết thứ ba của Nguyễn Bình
Phương ra mắt bạn đọc năm 1994 Ở tác phẩm này, kĩ thuật viết tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương già dặn và trưởng thành hơn, không còn dấu hiệu
của việc thể nghiệm văn chương như hai tác phẩm trước đó Những đứa trẻ
chết già đậm đặc yếu tố kì ảo, được xem là tác phẩm định hình phong cách
tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Khi nhìn nhận lại quá trình lấn sân vào địa
hạt tiểu thuyết, Nguyễn Bình Phương tâm sự “Tôi thấy tác phẩm thứ nhất, tác
phẩm thứ hai của mình là thứ lẽ ra phải gộp lại để bắt đầu cho tác phẩm thứ
ba trở đi” [48]
Năm 1999, với Người đi vắng, Nguyễn Bình Phương thể hiện sự trưởng
thành vượt bậc khi viết cuộc số ng hiện đại của con người (sự cô đơn, lạc lõng,
sự đổ vỡ niềm tin…) Đây là cuốn tiểu thuyết được đánh giá thành công hơn
cả so với các tiểu thuyết ra đời trước đó của nhà văn Tri ́ nhớ suy tàn (2000)
thể hiện cách nhìn sâu sắc của Nguyễn Bình Phương về con người hiện đại với sự bỏ quên, đánh rơi kí ức Với tác phẩm này, Nguyễn Bình Phương xác
định vị trí tìm tòi trong dòng viết Tiểu thuyết mới: từ chối vai trò của Thượng
Đế (đứng ở địa vị con người, một người chủ quan, với tầm nhìn, với cảm giác
và óc tưởng tượng của chính mình để trình bày sự việc); phủ nhận vai trò độc tôn của con người; đặt lại vấn đề hiện thực
Thoạt kỳ thuỷ (2004) được nhiều nhà phê bình đánh giá là tiểu thuyết
thành công của Nguyễn Bình Phương với những cách tân táo bạo “Cuốn tiểu
Trang 28thuyết khác thường, khó đọc, bởi lối hành văn và cấu trúc truyện rất lạ” [30]
Trong tác phẩm, Nguyễn Bình Phương sử dụng đậm đặc yếu tố vô thức, cùng với sự ám ảnh của trăng và máu, sự đan cài giữa mơ và thực, điên và tỉnh… làm thành một cõi u mê, huyễn hoặc
Tiểu thuyết Ngồi (2006) khi ra đờ i đã thu hút nhiều sự chú ý của giới
văn chương nghệ thuật Đây được xem như là đỉnh cao trong kĩ thuật viết tiểu
chuyện Vớ i Ngồi, Nguyễn Bình Phương thật sự phô diễn được toàn bộ lối
viết lạ của mình
Đặc biệt, năm 2014, Mình và họ ra đời Mình và họ được giải thưởng
Hội Nhà văn Hà Nội và nhiều người cho rằng đó là cuốn hay nhất của Nguyễn Bình Phương, cuốn tiểu thuyết gần như đầu tiên viết về chiến tranh biên giới
phía Bắc nhưng không hẳn là chiến tranh Nhà văn Bảo Ninh đánh giá Mình
và họ là một kiệt tác của văn học đương đại, xứng đáng được xếp ngang hàng
với Nỗi buồn chiến tranh Tác phẩm tạo một cột mốc trong hành trình sáng
tác, hội tụ tinh hoa của ngòi bút Nguyễn Bình Phương
Tiếp nối thành công của Mình và họ, Kể xong rồi đi ra đời năm 2017
được công chúng hào hứng đón nhận Tác phẩm vẫn giữ một cấu trúc chắc chắn, kiểm soát đến từng con chữ, câu thoại sắc gọn đắt giá, miêu tả kiệm lời, đúng trọng tâm, đan xen thực và ảo Cuốn sách gây nhiều tranh cãi, thực sự thách đố đối với các nhà phê bình văn học đương đại
Một ví dụ xoàng là cuốn sách mới nhất của Nguyễn Bình Phương ra đời
năm 2021 Tác phẩm vinh dự được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam với 100% số phiếu ủng hộ Đây được xem là một bước chuyển trong hành trình sáng tác của Nguyễn Bình Phương Nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Tâm
đánh giá “Tôi cảm nhận rằng, đến với tuổi này, sau một hành trình sáng tác
dài, Nguyễn Bình Phương đã có những thức nhận nhất định trong cách kể,
Trang 29về cách nhận diện mặt sau các đại tự sự Đó không giản đơn là vòng quay tĩnh tại mà còn là một thế giới hỗn dung, phân lập, ẩn chứa nhiều điều bí ẩn, siêu nhiên Người tiếp nhận muốn khám phá, chạm vào thế giới ấy cần phải thông qua các lớp diễn ngôn mở - vận động trong chuỗi tương tác không hoàn kết Những gì đọng lại trong tầm đón nhận của bạn đọc khẳng định đóng góp không nhỏ của Nguyễn Bình Phương cho dòng chảy cách tân tiểu thuyết Việt Nam đương đại Nhà văn góp thêm một tiếng nói vào việc thay đổi và tạo ra một kiểu tư duy tiểu thuyết mớ i, từng bước đưa thể loại văn xuôi này hòa nhập vào quỹ đạo chung của tiểu thuyết đương đại thế giới
1.2.2 Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương
Quan niệm nghệ thuật được hiểu là “Nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó” [53, tr.229] Nó là cách nhìn, thái
độ đối với thế giới và con người của nhà văn được thể hiện trong tác phẩm Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương thể hiện chủ yếu qua các tác
Trang 30phẩm của ông, những bài phỏng vấn, trò chuyện, những phát biểu trong các hội thảo về văn học… Qua đó, chúng tôi góp nhặt, ghi nhận và khái quát về những nét chính trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương
Trước hết đó là quan niệm về hiện thực của Nguyễn Bình Phương được phát ngôn trực tiếp ở những bài trả lời phỏng vấn báo chí Trò chuyện với phóng viên Vietnamnet, nhà văn nói: “Theo tôi, đời sống có những từ ngữ nào thì văn học có quyền đưa từ đó vào Tại sao lại bỏ nó đi trong khi nó vẫn sống hằng ngày, hằng giờ hằng phút với chúng ta?” [16] Ông coi trọng mọi từ ngữ tiếng Việt, dù là lớp từ thanh cao, sang trọng hay tục tĩu trong phát ngôn của nhân vật Điều đó cũng có nghĩa là mọi đề tài, hiện thực đều bình đẳng nhau trong văn học Hiện thực trong quan niệm của ông là tất cả những thứ hiển nhiên trong cuộc sống với mọi góc khuất của nó Nguyễn Bình Phương coi sự tồn tại của những mảnh vỡ hiện thực là tất yếu Vì thế, lẽ tất nhiên tác phẩm của ông thường khai thác cái đa chiều của hiện thực, từ cái quen thuộc hàng ngày đến cái kỳ quái, huyền ảo, từ hiện thực cuộc sống đến hiện thực tâm linh Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều từng nhận xét
“Nguyễn Bình Phương là người công bằng nhất với hiện thực xã hội Việt Nam Ông bày ra các tầng hiện thực và bạn đọc mỗi người với khả năng của mình đến với từng tầng hiện thực khác nhau, nhiều khi là đi mãi, đi mãi” [17] Nguyễn Bình Phương tập trung mô tả, phơi bày hiện thực một cách khách quan, có cả mặt tốt và mặt xấu, không phán xét, dẫn dụ, định hướng người đọc để nhận diện và lí giải nó
Nguyễn Bình Phương luôn có ý thức về sứ mệnh của người cầm bút Trò chuyện với nhà báo Phan Đăng, ông bộc lộ “Vì văn chương có sự tác động lớn đến xã hội xung quanh, nên nhà văn cần có ý thức khi cầm bút” [16] Ông cũng thành thực tâm sự “Ngay từ đầu, khi bắt tay vào viết, tôi cũng chưa thực
sự ý thức về sứ mệnh của mình, chỉ sau khi ba đến năm tác phẩm ra đời, những sự phản hồi của độc giả, của các nhà phê bình đã giúp tôi định rõ hơn
Trang 31về vai trò nghiệp bút” [16] Và đối với Nguyễn Bình Phương, “Nhà văn phải
có nghĩa vụ chỉ ra căn nguyên của xã hội, tại sao giá trị văn hóa truyền thống
bị phá vỡ, đạo đức suy đồi Nhà văn là người có trực giác giỏi để rung chuông cho những vấn đề xã hội” [16], “nhà văn chỉ là người giỏi thắc mắc thôi, ngoài ra không biết gì nữa đâu” [8, tr.134] Có nghĩa là, Nguyễn Bình Phương rất chú trọng đến việc phản ánh xã hội, bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực Thậm chí ông cho đó là công việc của nhà văn, còn “Nhà văn mà đưa ra giải pháp thì nguy, giải pháp thay đổi xã hội không phải công việc của nhà văn mà đó là trọng trách của các nhà hoạt động chính trị” [16] Bên cạnh nghĩa vụ, sứ mệnh; ông thẳng thắn đưa ra quan điểm, nhà văn cần có quyền được phản ánh hiện thực đời sống một cách tự do mà không bị bất cứ thế lực nào kiểm soát
Nguyễn Bình Phương còn đề cao sự sáng tạo trong nghiệp viết “Nhìn chung tôi sợ bị bó buộc trong một khung cố định nào đó Văn chương bản thân nó là chân trời tự do thì ta cứ nương theo thế, đừng bó buộc nó” [64] Văn chương bắt rễ từ cuộc sống nhưng không bị bó buộc, nó là một thế giới mênh mông và tự do, đối với cả người sáng tác lẫn người tiếp nhận Ông khước từ những lối mòn, “Nhà văn là người vượt qua những định nghĩa để tiến tới một định nghĩa khác” [64] Tức là họ phải vượt qua tất cả để tạo cho mình tiếng nói riêng Thậm chí có lúc phải vững vàng, kiên định trước những góp ý, phê bình, đánh giá “Người viết văn cần một sự bảo thủ, rất cần, ấy là tôi nghĩ cho riêng mình thế Tôi nghĩ và làm theo cách của tôi, không mấy quan tâm tới những gì xung quanh” [64] Có lẽ, với Nguyễn Bình Phương “sự bảo thủ” chính là con đường riêng, sự dũng cảm, táo bạo thể nghiệm với cái mới, chấp nhận cả những thất bại Bởi vậy, đối với độc giả yêu cái mới, cái lạ trong văn học; sự sáng tạo cách tân trong nghệ thuật của Nguyễn Bình
Phương luôn là một món quà được mọi người đón nhận
Trang 321.2.3 Về ba tiểu thuyết Mình và họ, Kể xong rồi đi, Một ví dụ xoàng
1.2.3.1 Tiểu thuyết Mình và họ
Mình và họ là cuốn tiểu thuyết có số phận truân chuyên nhất của Nguyễn
Bình Phương Tác phẩm được viết từ năm 2007, hoàn chỉnh vào 2010 nhưng đến 2014 mới lần đầu ra mắt bạn đọc Ngay lập tức, cuốn tiểu thuyết được
giới phê bình chú ý Nhà nghiên cứu Đoàn Cầm Thi đánh giá Mình và họ là
“tiểu thuyết của các tiểu thuyết” [63], nhà văn Bảo Ninh đề cao “Mình và họ
đỉnh cao nhất trong tất cả các tác phẩm đã xuất bản của ông”, “cuốn sách hay quá chừng…, hoàn toàn chế ngự tôi” Đây là tác phẩm kết tình tài năng, độ chín về nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương, một thành tựu xứng tầm của tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Mình và họ là một cuộc chạy trốn thực tại của Hiếu, bằng cách tìm về
vùng cao nguyên đá nơi địa đầu tổ quốc, lần theo những địa danh trong nhật
ký của người anh trai - một người lính chiến đấu trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc viết lại Chuyến xe lên là chuyến xe về vùng cao nguyên đá, của những câu chuyện đầy bạo lực với những chi tiết kỳ ảo, hoang đường Chuyến
xe xuống là chuyến đi của hiện tại nhưng nhập nhằng giữa thực và ảo Qua tác phẩm, cuộc chiến tranh biên giới hiện ra day dứt, ám ảnh; cuộc sống của những con người sống nơi cao nguyên đá tận cùng tổ quốc khốc liệt hoang hóa; bản chất của con người giữa lằn ranh biên giới mà có chút xô lệch sẽ khó
phân biệt Mình và họ vì thế không là chuyện của quá khứ, mà là của hôm nay
với bao nhiêu trở trăn và bất cập, điểm xuyết là cảnh quan núi rừng biên giới
với bao vẻ hoang sơ và trầm mặc Mình và họ là người bên mình với người
bên kia biên giới, là người dương người âm, là người còn kẻ mất
Cuốn tiểu thuyết có dung lượng vừa phải nhưng cô đọng, sâu sắc Nguyễn Bình Phương đột phá vào tầng sâu cấu trúc truyện kể, khai phóng trong ý tưởng, phiêu lưu trong bút pháp, thể nghiệm trong nghệ thuật tự sự, góp phần tạo nên
Trang 33một sinh thể nghệ thuật độc đáo Mình và họ xứng đáng là một đỉnh cao trong
nghiệp văn Nguyễn Bình Phương và thành tựu quan trọng của văn xuôi Việt
Nam đương đại Nhà văn Bảo Ninh đánh giá thành công vượt bậc của Mình và
họ “Là một tiểu thuyết rất không dễ đọc đối với tôi, nó thách thức lối đọc văn
học xưa giờ tôi vẫn quen, song trang này tiếp trang khác, trường đoạn này qua
trường đoạn khác, Mình và họ hoàn toàn chế ngự tôi” [39]
1.2.3.2 Tiểu thuyết Kể xong rồi đi
Kể xong rồi đi là cuốn tiểu thuyết thứ chín trong sự nghiệp sáng tác của
Nguyễn Bình Phương, ra đời năm 2017 Đây là tác phẩm gây nhiều tranh luận
nhưng vẫn được yêu thích Trong khi nhiều người đánh giá Kể xong rồi đi là
tác phẩm dễ hiểu của Nguyễn Bình Phương; Bảo Ninh lại cho rằng, cuốn sách vượt qua lối nghĩ của thế hệ ông, nó thực sự khó hiểu “Thú thực, tôi đọc cuốn này không hiểu lắm, nhưng tôi thích, vì nó đưa tôi vào vô thức” [24]
Kể xong rồi đi chọn nhân vật chính là cái chết Nhìn cuộc sống từ góc độ
cái chết, cuốn tiểu thuyết trưng bày một bức tranh đầy đủ hơn về cõi nhân quần bề bộn, cho thấy cái chết ở gần ta hơn ta tưởng, tham dự vào bàn tiệc cuộc sống nhiều hơn ta nghĩ Có thể tìm thấy trong đó nhiều chuyến đi của những con người và số phận khác nhau, thấp hèn hay vinh quang, nhẹ nhàng hay khốc liệt, ngẫu nhiên hay tất nhiên, nhưng tất cả đều cùng một điểm đến;
và tất cả đều làm sáng rõ hơn dáng hình của cái chết: vừa giản dị, vừa quyền lực, vừa kinh dị và lại vừa mang vẻ đẹp siêu phàm
Câu chuyện xoay quanh cái chết của một ông Đại tá về hưu Đầu tác phẩm ông bị đột quỵ và ở cuối tác phẩm thì chết/hoặc sắp chết Quá trình từ lúc Đại tá bị bệnh nằm viện cho đến khi được đưa trở về nhà là hành xử, tâm trạng của đám con cái ông Toàn bộ câu chuyện được kể lại qua “thằng hâm hấp, thằng cháu bồ côi bồ cút mắt lác” của Đại tá Đối tượng được nghe câu chuyện đó là con chó Phốc, người bạn trung thành trong gia đình Đại tá Là
Trang 34người cháu mồ côi được Đại tá mang về nuôi, nhân vật Phong có mặt trong gia đình ở vị trí của kẻ ăn nhờ ở đậu, không có tiếng nói, cậu ta vừa là người tham dự lại vừa là kẻ đứng ngoài Trong truyện, người ta chết theo đủ cách khác nhau: chết vì chiến tranh, chết vì hận thù, chết vì ngu xuẩn, chết vì tai nạn, tự tử, chết trôi chết cháy, chết đường chết chợ, chết bất đắc kỳ tử… Và ông Đại tá, con người cương cường hào sảng, thì chết già Đặt cái chết lên bàn tiệc ê hề của sự sống, tác giả ngầm ý nhắc chúng ta rằng nó luôn ở đó, và
nó có thể đến với bất cứ ai trong chúng ta Mỗi con người xuất hiện trong cuộc đời này, là để kể câu chuyện của mình; và kể xong thì đi, theo những cách khác nhau do sắp xếp bí mật hoặc ngẫu nhiên của định mệnh Trịnh Công Sơn từng diễn đạt ý này trong một câu nói nổi tiếng: “Tôi chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo…” Chiêm nghiệm về một điều cốt tử trong đời sống con người, câu chuyện thấp thoáng bóng dáng của một triết gia Lắng nghe, ta sẽ không khỏi băn khoăn về vế còn lại: Vậy thì sống có nghĩa gì?
1.2.3.3 Tiểu thuyết Một ví dụ xoàng
Một ví dụ xoàng là tiểu thuyết mới nhất của Nguyễn Bình Phương, ra
mắt bạn đọc năm 2021 Là một tiểu thuyết có tiếng vang, không chỉ tác phẩm đạt Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam (2021), mà còn do chính tầm vóc tư tưởng của nó xác định
Phần một của Một ví dụ xoàng kể về một vụ án gây chấn động Thái
Nguyên trong những năm bao cấp Câu chuyện xoay quanh cuộc đời Sang, một tiến sĩ từng có thời gian học tập ở Liên Xô Anh tiến sĩ một mình nuôi con, túng quá, liều buôn chè từ Đại Từ về thành phố, khi đi có giắt theo khẩu súng ngắn loại thể thao Khẩu súng là quà lưu niệm của các thành viên trong câu lạc bộ bắn súng nghiệp dư tặng cho Sang hồi anh còn đang học bên Liên
Xô Thời ấy, mỗi người không được vận chuyển quá hai cân chè, tiến sĩ Sang
Trang 35lại mang những bốn cân nên bị tổ công tác lưu động liên ngành phát hiện, truy đuổi Và trong cuộc đuổi bắt ấy, Sang đã vẩy súng bắn chết một quân nhân, một thành viên trong tổ công tác lưu động liên ngành Án chồng án, cuối cùng anh bị tuyên án tử hình
Phần hai tập trung vào cuộc điều tra mà sau nhiều thập kỉ, nhân vật
“khách”, con trai Sang, một nhà văn, đi gặp các nhân chứng nhằm dựng lại một cách cặn kẽ từng giây phút cuối cùng của cha mình Đây là nỗ lực xoá bỏ những khúc mắc trong lòng người con về cuộc đời Sang lâu nay Từ những cuốn băng ghi âm thu thập được trong suốt cuộc điều tra, không chỉ cuộc đời Sang; mà các mặt tối của xã hội, sự quan liêu trong cách quản lý, bước đường tha hoá của con người… cũng dần hiển lộ dưới ánh sáng
Một ví dụ xoàng tiếp nối vị thế tác phẩm đỉnh cao của Nguyễn Bình
Phương là Mình và họ Đây là tác phẩm rất đáng đọc, thể hiện phẩm chất chuyên
nghiệp của tác giả, ở sự nỗ lực kích gọi và duy trì văn hứng Nhà nghiên cứu Lê
Thị Hường nhận xét “Với Một ví dụ xoàng, Nguyễn Bình Phương đã làm lạ, làm khác với nhiều tiểu thuyết vốn đã khác của ông” [26] Với nhiều cái khác, Một ví
dụ xoàng được xem là tác phẩm có tính bước chuyển trong hành trình sáng tác
của Nguyễn Bình Phương Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam có lời khen ngợi “Dám viết một cuốn sách hay, gửi thông điệp về sự
vô cảm, băng hoại đạo đức của con người nhưng vẫn đầy niềm tin vào con người bằng thứ nghệ thuật văn chương đặc sắc”
Mình và họ, Kể xong rồi đi, Một ví dụ xoàng là những thành công nổi bật
của Nguyễn Bình Phương trên địa hạt tiểu thuyết Việt Nam đương đại Với ngòi bút già dặn, bản lĩnh nghệ thuật vững vàng, tài năng đang độ chín; các tiểu thuyết của ông xứng đáng được quan tâm, nghiên cứu để phát hiện thêm giá trị
Tiểu kết chương 1
Trên đây chúng tôi vừa trình bày những vấn đề cơ bản làm cơ sở cho
Trang 36những nghiên cứu về đối tượng trong luận văn Chú ng tôi tập trung khái quát về
lí thuyết tự sự và tự sự học và ứng dụng vào nghiên cứu văn học ở Việt Nam Bên cạnh đó, chúng tôi tóm tắt những nét nổi bật trong quan niệm nghệ thuật và
hành trình sáng tác của nhà văn Nguyễn Bình Phương, giới thiệu một cách ngắn
gọn ba cuốn tiểu thuyết thuộc phạm vi nghiên cứu và khảo sát Mình và họ, Kể
xong rồi đi, Một ví dụ xoàng Trong phần này, chúng tôi khái quát hành trình
sáng tạo Nguyễn Bình Phương gắn với việc giới thiệu mười cuốn tiểu thuyết của ông để thấy được những nỗ lực cách tân nghệ thuật tiểu thuyết, tìm ra một lối đi riêng cho mình, tạo dựng phong cách riêng độc đáo Từ đó chúng tôi đi đến khẳng định Nguyễn Bình Phương là cây bút tiểu thuyết với quan niệm nghệ thuật tiến bộ và phong cách độc đáo, khác lạ, mới mẻ, hiện đại, góp phần thúc đẩy sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Trang 37CHƯƠNG 2 NGƯỜI KỂ CHUYỆN, ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG (QUA
BA TÁC PHẨM MÌNH VÀ HỌ, KỂ XONG RỒI ĐI,
MỘT VÍ DỤ XOÀNG)
2.1 Sự đan xen các ngôi kể
Người kể chuyện và điểm nhìn là một trong những phạm trù cơ bản, nòng cốt của trần thuật học, là một phương diện quan trọng trong nghệ thuật
tự sự của thể loại Theo Từ điển thuật ngữ văn học, người kể chuyện là “hình
tượng ước lệ về người trần thuật trong một tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện
khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm” [53,
tr.191] Người kể chuyện trong tác phẩm tự sự là câu trả lời cho câu hỏi “Ai nói”, “Ai là người mang giọng kể trong tác phẩm”, là người đứng sau tất cả những gì được thể hiện trong tác phẩm tự sự, nó là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế giới tưởng tượng
Người kể chuyện ngôi thứ nhất tương ứng với người kể chuyện lộ diện
có trong trần thuật ngôi thứ nhất Khi đó câu chuyện được kể bởi một người
kể chuyện hiện diện như một nhân vật trong chuyện, kể về những gì bản thân anh ta trải nghiệm Trong khi đó, người kể chuyện ngôi thứ ba (người kể chuyện ẩn tàng) bao gồm cả trần thuật theo tác giả và trần thuật của nhân vật Đối với trần thuật theo tác giả, câu chuyện được kể từ điểm nhìn của một
“người kể chuyện - tác giả” không phải là nhân vật trong câu chuyện của chính nó Đó là người ngoài cuộc và có quyền năng toàn tri, toàn cõi Với trần thuật của nhân vật, câu chuyện được kể dưới con mắt của một người phản ánh bên trong ở ngôi thứ ba, “giấu mình sau sự hiện diện của ý thức, đặc biệt là sau những suy nghĩ của phản ánh bên trong”
Trang 382.2.1 Từ người kể chuyện ngôi thứ nhất…
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy người kể chuyện ngôi thứ nhất không chiếm ưu thế so với người kể chuyện ngôi thứ ba trong tiểu thuyết Nguyễn
Bình Phương Mình và họ và Kể xong rồi đi là hai tiểu thuyết mới nhất của
Nguyễn Bình Phương sử dụng ngôi kể thứ nhất trong toàn truyện Tuy nhiên, việc đan xen, dịch chuyển ngôi kể vẫn thường xuyên xảy ra trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Bởi vậy, việc phân chia người kể chuyện trong tiểu
thuyết của nhà văn chỉ mang tính chất tương đối Một ví dụ xoàng sử dụng
ngôi kể thứ ba là chủ đạo nhưng có sự đan xen ngôi kể thứ nhất
Mình và họ là cuốn tiểu thuyết thứ hai được trần thuật theo ngôi thứ nhất
sau Trí nhớ suy tàn Toàn bộ tác phẩm là những quan sát, ghi chép, cảm nhận, suy ngẫm của nhân vật Hiếu (xưng mình) về cuộc sống, các mối quan hệ,
những sự kiện được chứng kiến trong hai chuyến đi (một chuyến đi lên và một chuyến đi xuống) khi Hiếu tìm thăm lại chiến trường xưa, nơi người anh của mình đã từng chiến đấu trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược
năm bảy chín Nếu như Trí nhớ suy tàn chọn đại từ nhân xưng Em để trần thuật thì Mình và họ chọn đại từ Mình Mình thay cho Tôi trong trần thuật
ngôi thứ nhất Chọn đại từ nhân xưng này và để cho các nhân vật khác gọi tên mình (Hiếu), Nguyễn Bình Phương tạo ra khoảng cách và sự phân biệt giữa tác giả và nhân vật Nói cách khác, tác giả chỉ là người dựa vào nhân vật để kể nên vừa đảm bảo tính khách quan trong lời kể, vừa có khả năng khơi sâu vào
nội tâm nhân vật Trong tác phẩm mình còn có ý hàm chỉ bên mình, quân mình, người mình trong quan hệ đối lập với họ (là địch, là kẻ thù ở bên kia
biên giới luôn lẩn quất, trà trộn ngay sát với ta) Tất nhiên sẽ khó nhầm lẫn giữa hai hàm chỉ này khi đọc tác phẩm
Việc sử dụng ngôi kể thứ nhất trong Mình và họ không đơn điệu mà linh
hoạt và sáng tạo Tác giả khéo léo chuyển đổi các chủ thể tự sự, đan cài nhiều
Trang 39lời kể xen kẽ nhau trong truyện Đó là lời kể chủ đạo của Hiếu - xưng “mình” xuyên suốt trong tác phẩm; lời kể và ghi chép của anh trai Hiếu - xưng “tao” qua các trang nhật kí; lời kể của các nhân vật khác lồng vào lời của “mình” (khi là lời của người cậu, khi là lời của Trang, của mẹ, chị Hằng, ông chú ) Trong lời kể của “mình”, nhà văn chủ định chia tách thành hai trường đoạn đan xen nhau được thể hiện trong truyện là in nghiêng và in thẳng Phần in nghiêng là cuộc sống sau cái chết, diễn ra chỉ vỏn vẹn trong khoảng 12 tiếng đồng hồ, bắt đầu từ lúc “mặt trời chậm chậm lăn theo lưng núi” cho đến
“trước ban mai” ngày hôm sau Phần in thẳng là toàn bộ cuộc sống trước khi chết, trong khoảng hơn 30 năm, từ cái thời ấu thơ với anh trai và kết thúc là
“mình” bay xuống vực thẳm tự vẫn “cú bay thảng thốt tuyệt mỹ…, qua nhiều ngọn cây và đá” [6, tr.7] Chính sự đan cài của các chủ thể tự sự nên nhà văn
có thể bao quát phạm vi đời sống rộng lớn và bộc lộ thế giới nội tâm nhân vật sâu sắc Đó là cả hai thế giới cõi chết và cõi sống, quá khứ và hiện tại, miền xuôi và miền ngược, văn minh và dã man, chiến tranh và hậu chiến; cùng những trạng huống phức tạp của tâm hồn: yêu thương và lầm lạc, bạo lực và tội lỗi, ý thức và vô thức, …
Ngôi kể thứ nhất không chỉ bộ lộ ý thức hiện hữu, mà còn lợi thế trong khám phá, phô diễn những ám ảnh vô thức, những ý nghĩ thầm kín trong sâu thẳm tâm hồn của Hiếu Suốt cả hành trình lên và xuống, Hiếu vẫn day dứt, băn khoăn về tương quan giữa “mình” với thế giới xung quanh Để rồi, có lúc
“mình” tưởng chừng như đã nhận ra: “mình với họ rất khó phân biệt” [6,
tr.211], “Mà làm sao để phân biệt đươc lên với xuống ở cái vùng biên ải lúc
nào cũng hoang hoải bồng bềnh này? Làm sao để phân biệt được mình và họ
[6, tr.302] Không những vậy, Hiếu còn phơi trải lòng mình về cảm giác hoang hoải, cô đơn; về ám ảnh tội lỗi với người anh điên loạn; về bi kịch đau xót của gia đình; về cái chết của Vân Ly, về bạo lực và tội ác…
Trang 40Quyền năng tự sự của ngôi kể thứ nhất “mình” trong Mình và họ” không bị giới hạn bởi thời gian, không gian Với ý hướng mở rộng biên độ khám phá, luận giải hiện thực và con người trong tính đa chiều, Nguyễn Bình Phương rất tinh tế khi sử dụng linh hoạt người kể chuyện từ kiểu tự sự đa chủ thể, đa tầng bậc Với những sự kiện nằm ngoài “tầm hiểu biết”, “tầm kiểm soát” của người kể; tác giả khéo léo đan cài trong lời kể trực tiếp của Hiếu những câu chuyện do nhiều nhân vật khác kể Bề ngoài, đây là lời của “mình” (về hình thức chấm câu, ngữ pháp) nhưng kì thực về phong cách, thái độ, tình cảm lại thuộc về các nhân vật Bởi vậy biên độ hiện thực được luận giải, mở rộng, dường như không bị giới hạn bởi không gian và thời gian Các sự kiện,
sự việc hiện lên đầy ắp, sống động
Với ý hướng ghi lại hiện thực chiến trường một cách chân thực nhất, tác giả kiến tạo cho anh trai Hiếu kể lại và được ghi trong nhật kí gồm tám trường đoạn Lời kể được Nguyễn Bình Phương đánh dấu bằng các tiết đoạn trong ngoặc kép, có lúc hòa vào lời của “mình”, như chính câu chuyện “mình” được chứng kiến và kể lại Cuộc chiến khốc liệt, một mất một còn nơi mịt mùng rừng xanh núi thẳm vùng biên giới Việt Trung qua lời kể của người anh hiện lên thật sống động Đó là số phận người lính bị bắt làm tù binh được khắc hoạ một cách chân thực: “Họ cho bọn anh ăn sáng giống như cho lợn ăn sau đó dồn tất cả trong nhà khoá cửa lại” [6, tr.264] Mỗi chi tiết về cuộc chiến do chính người trong cuộc kể, trở nên thật và đời hơn bao giờ hết Người lính ra trận, đối diện với cái chết cũng hoảng loạn, run sợ “Mày biết không, thằng Tấn vừa ngắm vừa đái ra quần Đái xong nó mới bóp cò… Mỗi khi thằng Tấn sải chân, nước văng ra từ đũng quần nó trông rất đểu” [6, tr.179] Còn cái chết được miêu tả trần trụi, man rợ đầy ám ảnh đến mức sau phần nhật kí ghi lại
cái chết của họ chỉ còn những dấu chấm đậm đà như thông báo rằng thực tình
anh cũng không muốn viết nữa “Bốn tay lính mặt non choẹt mải nhai lương