1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu tác Động của việc làm thêm Đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học hàng hải việt nam

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu tác động của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Hàng hải Việt Nam
Tác giả Phạm Đỗ Phương Thảo, Nguyễn Thị Trà My, Đặng Thị Ngọc Mai
Trường học Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Nghiên cứu
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 57,43 KB

Nội dung

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC LÀM THÊM ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM PHẠM ĐỖ PHƯƠNG THẢO, NGUYỄN THỊ TRÀ MY, ĐẶNG THỊ NGỌC MAI Sinh viên khoa kinh tế,

Trang 1

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC LÀM THÊM ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT

NAM PHẠM ĐỖ PHƯƠNG THẢO, NGUYỄN THỊ TRÀ MY, ĐẶNG THỊ NGỌC MAI

Sinh viên khoa kinh tế, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam

*Email liên hệ:

Tóm tắt: Trong thời đại hiện nay, sinh viên ngày càng năng động, sáng tạo, dễ thích

nghi với môi trường mới, có tinh thần tự lập cao Vì vậy, không ít bạn đã quyết định đi làm thêm ngay từ năm nhất đại học Nhận thức được tầm ảnh hưởng của việc đi làm thêm đến chất lượng học tập của sinh viên cả nước nói chung và sinh viên trường Đại học Hàng Hải Việt Nam nói riêng là vô cùng cấp thiết Nghiên cứu tiến hành thu thập thông tin của hơn 200 sinh viên trường Đại học Hàng Hải Việt Nam thông qua bảng câu hỏi khảo sát trên thang Likert 5 điểm và sử dụng phương pháp thu nhập mẫu phi ngẫu nhiên Nhóm tác giả đã nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của 6 nhân tố : Loại công việc làm thêm, khoàng cách đến nơi làm việc, mức lương, thời gian làm việc, sự linh hoạt của công việc, hỗ trợ từ gia đình để đo lường sức ảnh hưởng của việc đi làm thêm của sinh viên Đại học Hàng Hải đối với khả năng học tập trên trường của họ Kết quả

nghiên cứu cho thấy hai yếu tố sự linh hoạt và hỗ trợ từ gia đình có tác động tích cực đến kết quả học tập và 4 yếu tố còn lại tác động tiêu cực

In today's era, students are increasingly dynamic, creative, adaptable to new

environments, and have a high sense of independence Therefore, many students have decided to work part-time right from their first year of university Recognizing the

impact of part-time work on the quality of study of students nationwide in general and students of Vietnam Maritime University in particular is extremely urgent The study collected information from more than 200 students of Vietnam Maritime University

through a questionnaire survey on a 5-point Likert scale and using a non-random

sampling method The authors studied the level of influence of 6 factors: Type of part-time work, distance to work, salary, working hours, job flexibility, and family support to measure the impact of part-time work of students of Vietnam Maritime University on their ability to study at school The study results showed that two factors, flexibility and family support, had a positive impact on academic performance, and the remaining four factors had a negative impact.

Từ khóa : kết quả học tập của sinh viên, việc làm thêm , mô hình hồi quy, Đại học

Hàng Hải Việt Nam

Trang 2

1 Mở đầu

Đợt tốt nghiệp tháng 10/2023, trường Đại học Bách Khoa có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp

loại xuất sẵ, giỏi, khá lần lượt là 7,12%; 26,40%; 61,83% Nhìn chung, với bất kì bậc học hay

trường đại học nào, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp bằng xuất sắc, giỏi, khá theo hình kim tự tháp là

điều hết sức bình thường Sự chênh lệch điểm số đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau,

nhưng chủ yếu là do môi trường đại học năng động và thoải mái, sinh viên có thể tự chủ quyết

định ngành học của mình Đối với nhiều sinh viên đó là cơ hội để họ xây dựng mục tiêu, kế

hoạch tự học tâp và phát triển bản thân, nhưng cũng có không ít sinh viên lựa chọn đi làm

thêm để kiếm thêm thu nhập, học hỏi kiến thức bên ngoài và tích lũy kinh nghiệm Tuy nhiên

việc đi làm thêm không hoàn toàn có tác động tích cực đến sinh viên vì nó ảnh hưởng đến

Trang 3

nhiều yếu tố khiến cho sinh viên không hoàn toàn tập trung vào việc học tập, tiếp thu, duy trì

và cải thiện điểm số Điều này cũng là lý do ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trên

giảng đường

Từ những lý do nêu trên, để giúp các bạn sinh viên trường Đại học Hàng Hải Việt Nam

nắm bắt được những ảnh hưởng của việc đi làm thêm Từ đó có những kiến nghị giúp sinh

viên Đại học Hảng Hải nói riêng và sinh viên Việt Nam nói chung nâng cao chất lượng học

tập, nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài: “ Nghiên cứu tác động của việc đi làm thêm đến chất

lượng học tập của sinh viên trường Đại học Hàng Hải Việt Nam” làm chủ đề nghiên cứu

2 Tổng quan tài liệu và mô hình nghiên cứu

2.1 Tổng quan tài liệu

Nghiên cứu “Các yếu tố quyết định đến việc làm thêm của sinh viên của sinh viên khoa

Kinh tế trường Đại học An Giang”[1] năm 2020 của các giảng viên Khoa Kinh tế của trường

cùng với nghiên cứu “Tác động của việc làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên khối

ngành kinh tế khu vực thành phố Hồ Chí Minh”[2] năm 2019 của Thạc sĩ Nguyễn Văn Nên

và “Các nhân tố của việc đi làm thêm ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên”[3] (tạp

chí Công thương) đã sử dụng mô hình hồi quy đa biến và ước lượng OLS để phân tích tác

động của việc đi làm thêm đến chất lượng học tập trên giảng đường của sinh viên từ đó xác

định được các yếu tố liên quan đến việc làm thêm tác động đến kết quả học tập : Loại công

việc làm thêm, thời gian làm việc, mức lương, sự linh hoạt của công việc, khoảng cách đến

Trang 4

nơi làm việc, hỗ trợ từ gia đình và cơ sở vật chất của trường học và đi đến kết luận việc đi làm

thêm đã có những tác động tiêu cực nhất định đến kết quả học tập của sinh viên

Nghiên cứu : “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên trường Đại

học Văn Lang”[4] của nhóm tác giả Vũ Xuân Tường, Tôn Nguyễn Trọng Hiền, Nguyễn Thị

Thu Sương, và nghiên cứu: “Ảnh hưởng của việc lựa chọn công việc làm thêm đối với việc

học tập của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội”[5] của nhóm tác giả Phạm Thị

Hồng Quyên , Nguyễn Văn Hoàng, Đào Ngọc Quý đã sử dụng bảng câu hỏi khảo sát để tiếp

cận và thu thập thông tin từ đó xử lý bằng SPSS Kết quả của nghiên cứu đã phát hiện ra bốn

yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên đó là : kinh tế, thời gian, quan hệ

kiến thức, mối quan hệ Trong đó, yếu tố quan hệ kiến thức và kinh tế là hai yếu tố tác động

mạnh nhất

Beffy, Magali và Fougere, Danis và Maurel, Arnaud (2010) đã thực hiện nghiên cứu

“The Effect of Part-time Work on Postsecondary Education Attainment : New Evidence form

French Data”[6], cung cấp bằng chứng mới về ảnh hưởng của việc làm thêm đối với trình độ

học vấn sau Trung học bằng cách sử dụng các mẫu trích xuất từ khảo sát lực lượng lao động

Pháp được thực hiện trong năm 1992-2002 Tác giả đã ước tính mô hình probit với hai

phương trình đồng thời tính đến việc làm việc bán thời gian trong khi học và đạt kết quả tốt

trong kỳ thi cuối kỳ, cùng với quyết định tiếp tục vào năm sau với một trong các mô hình Sau

đó, tính đến thời gian làm việc bằng cách vẽ ra một trong các mô hình sự phân biệt giữa các

công việc trong đó làm việc nhiều hơn hoặc ít hơn 16 giờ mỗi tuần Kết quả cho thấy tác động

Trang 5

bất lợi rất lớn và có ý nghĩa thống kê của việc giữ một công việc bán thời gian thông thường

đối với xác suất tốt nghiệp Hạn chế của nghiên cứu này là chỉ xem xét tác động ngắn hạn của

công việc bán thời gian tới đối với trình độ học vấn

Kalenkoski, Charlene M and Pabilonia, Sabrina,W (2009) trong bài nghiên cứu “Time

to Work or Time to Play: The Effect of Student Employment on Homework, Sleep, and

Screen Time”[7] đã sử dụng thông tin nhật ký thời gian chi tiết về các hoạt động hàng ngày

của học sinh trung học từ Khảo sát Sử dụng Thời gian Hoa Kỳ (ATUS) năm 2003-2008 để

điều tra tác động của việc làm đối với thời gian học sinh dành cho bài tập về nhà và các hoạt

động chính khác Dữ liệu nắm bắt các tác động tức thì của việc làm thêm có thể tích lũy theo

thời gian để ảnh hưởng đến kết quả trong tương lai Kết quả cũng cho thấy rằng việc làm thêm

làm giảm thời gian mà học sinh trung học dành cho các hoạt động tích lũy kiến thức như bài

tập về nhà và hoạt động ngoại khóa, nhưng cũng giảm thời gian sử dụng thiết bị, có thể coi

như thời gian không sinh lợi

Magdalena Rokicka (2014), trong nghiên cứu “The impact of students' part-time work

on educational outcomes”[8] đã trình bày vấn đề việc làm bán thời gian của sinh viên năm

cuối và tác động của nó đối với kết quả giáo dục của nước Anh Ước tính tác động nhân quả

không đơn giản Thứ nhất, những người có được công việc bán thời gian có thể có những đặc

điểm không thể quan sát được cũng có ảnh hưởng đến kết quả giáo dục của họ Thứ hai, quyết

định làm việc bán thời gian khi còn đi học và tiếp tục đi học sau tuổi 16 có thể được tạo ra

đồng thời, dẫn đến vấn đề về tính đồng nhất Đến giải thích cho điều này, tác giả đã sử dụng

một phương pháp tiếp cận công cụ và một ước tính robit nhị biến đệ quy Kết quả của cho

Trang 6

thấy rằng làm việc bán thời gian trong năm cuối cùng của giáo dục bắt buộc có tác động tiêu

cực đến thành tích giáo dục và sự tham gia vào giáo dục trong năm tiếp theo

2.2 Mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu bao gồm 6 biến độc lập dùng để đo lường tác động của việc làm

thêm Dựa trên mô hình nghiên cứu, tác giả tiến hành nghiên cứu SPSS để tìm ra biến ảnh

hưởng thực sự đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Hàng Hải Việt Nam với mô

hình hồi quy:

KQ= β01LCV +β2KC +β3ML+ β4TGLV + β5LH + β6

Trong đó:

- LCV: Loại công việc làm thêm

- KC: Khoảng cách đến nơi làm việc

Kết quả học tập

Loại công việc làm

thêm Khoảng cách đến nơi

làm việc

Mức lương

Thời gian làm việc

Sự linh hoạt của công

việc

Hỗ trợ từ gia đình

Trang 7

- ML: Mức lương

- TGLV: Thời gian làm việc

- LH: Sự linh hoạt của công việc

- GĐ: Sự hỗ trợ từ gia đình

- KQ: Kết quả học tập của sinh viên sau khi đi làm thêm

Với các giả thuyết nghiên cứu:

H1: Loại công việc làm thêm có tác động tiêu cực đến tiêu cực của sinh viên

H2: Thời gian đi làm thêm có tác động tiêu cực đến tiêu cực của sinh viên

H3: Mức lương có tác động tiêu cực đến tiêu cực của sinh viên

H4: Khoảng cách đến nơi làm việc có tác động tiêu cực đến tiêu cực của sinh viên

H5: Sự linh hoạt trong công việc làm thêm có tác động tích cực đến tiêu cực của sinh

viên

H6: Sự hỗ trợ từ gia đình có tác động tích cực đến tiêu cực của sinh viên

3 Phương pháp nghiên cứu

Bài báo cáo sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính Nghiên cứu

định tính bằng cách xây dựng thang đo gồm các biến quan sát và hiệu chỉnh biến cho phù hợp

với thực tế Nghiên cứu định lượng thông qua việc sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha,

nhân tố khám phá EFA, và phân tích hồi quy tuyến tính đa biến nhằm xác định sự phù hợp

của mô hình Dữ liệu nghiên cứu được thu thập bằng bảng khảo sát được gửi qua Internet cho

các sinh viên đang học tập tại trường Đại học Hàng Hải Việt Nam Sau khi thảo luận, nhóm

Trang 8

tác giả đã xác định được 7 nhân tố và 23 biến quan sát, sử dụng thang đo 5 Likert cho toàn bộ

bảng hỏi: 1 – Không đồng ý; 2 – Không hoàn toàn đồng ý; 3 – Trung lập; 4 – Đồng ý; 5 –

Hoàn toàn đồng ý Với kết quả thu được 215 câu trả lời, trong đó có 205 câu trả lời phù hợp

được sử dụng để phân tích

4 Kết quả nghiên cứu

4.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha

Theo Nunnally & Burntein (1994), một biến đo lường có hệ số tương quan biến - tổng

(hiệu chỉnh) (Corrected item-total correlation) ≥ 0.30 thì biến đó đạt yêu cầu; thang đo có

Cronbach alpha ≥ 0,60 là thang đo chấp nhận được về mặt độ tin cậy DeVellis (1990) cho

rằng chỉ số Cronbach alpha nên từ 0,70 trở lên là có thể sử dụng được

Nhóm yếu tố Biến quan sát Hệ số tương

quan biến tổng

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu bỏ biến

Loaị công việc

Cronbach’s Alpha = 0,887

Khoảng cách đến

nơi làm việc

Cronbach’s Alpha = 0,905

KC3

Mức lương Cronbach’s Alpha = 0,792

Trang 9

Nhóm yếu tố Biến quan sát Hệ số tương

quan biến tổng

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu bỏ biến

Thời gian làm việc

Cronbach’s Alpha = 0,823

TGLV4

Sự linh hoạt của

công việc

Cronbach’s Alpha = 0,942

Sự hỗ trợ từ gia đình

Cronbach’s Alpha = 0,864

Kết quả học tập

Cronbach’s Alpha = 0,748

Nguồn: Truy xuất từ phần mềm SPSS

Kết quả phân tích cho thấy tất cả các yếu tố đều có hệ số Cronbach’s alpha > 0,7 nên các

yếu tố đạt độ tin cậy Các biến quan sát trong thang đo đều có hệ số tương quan biến tổng >

0,3 đây là kết quả đạt yêu cầu Toàn bộ biến quan sát đều được giữ lại để tiến hành các phân

tích phía sau

4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

4.2.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập

Trang 10

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,827 Bartlett's Test of Sphericity Approx Chi-Square 2453,708

Nguồn: Truy xuất từ phần mềm SPSS

Kiểm định KMO và Bartlett trong phân tích nhân tố cho thấy KMO = 0,827> 0,5 và giá

trị sig = 0,000 < 0,05, như vậy phân tích nhân tố khám phá EFA là phù hợp

Nguồn: Truy xuất từ phần mềm SPSS

Trang 11

Ma trận xoay để đánh giá độ sự hội tụ của các biến quan sát vào các yếu tố Kết quả

được thể hiện trong bảng trên cho thấy 20 biến quan sát hội tụ vào đủ 6 yếu tố Ta thấy hệ số

tải nhân tố của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0,5 nên không có biến nào bị loại, kết quả

có ý nghĩa thống kê tốt

4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,677

Bartlett's Test of Sphericity Approx Chi-Square 144,197

Nguồn: Truy xuất từ phần mềm SPSS

Kiểm định KMO và Bartlett trong phân tích nhân tố cho thấy KMO = 0,500= 0,5 và giá

trị sig = 0,000 < 0,05, như vậy phân tích nhân tố khám phá EFA là phù hợp

1

Nguồn: Truy xuất từ phần mềm SPSS

Trong ma trận xoay của biến phụ thuộc KQ xuất hiện thông báo: “Chỉ có một nhân tố

được trích xuất Không thể xoay” Ta thấy hệ số tải nhân tố của tất cả các biến quan sát đều

lớn hơn 0,5 Từ những kết quả này, có thể thấy rằng các biến phụ thuộc hội tụ thành một nhân

tố duy nhất và có thể thu gọn các biến thụ thuộc xuống một biến

Trang 12

4.3 Kết quả phân tích hồi quy đa biến Model Summary

Model Summary b

hình

Hệ số R

Hệ số R bình phương

Hệ số R binh phương hiệu chỉnh

Sai số chuẩn của ước lượng Durbin-Watson

Nguồn: Truy xuất từ phần mềm SPSS

Kết quả hồi quy cho thấy giá trị R2 là 0,777 cho thấy 6 biến độc lập đưa vào mô hình hồi

quy giải thích được 77,7% sự biến thiên của biến phụ thuộc KQ

Giá trị Durbin-Watson là 1,703 nằm trong khoảng từ 1,5 đến 2 Kết quả cho thấy mô

hình không xảy ra hiện tượng tự tương quan

ANOVA

ANOVA a

Mô hình

Tổng bình phương

df

Bình phương trung bình

1

Nguồn: Truy xuất từ phần mềm SPSS

Giá trị sig của kiểm định F = 0,000 < 0,05 => R2 của tổng thể khác 0, mô hình hồi quy là

phù hợp

Kết quả phân tích hồi quy đa biến Coefficients

Trang 13

Mô hình

Hệ số hồi quy chưa chuẩn

hoá

Hệ số hồi quy

Thống kê đa cộng tuyến

1

Nguồn: Truy xuất từ phần mềm SPSS

Nhìn vào kết quả trên ta có thể thấy Sig của các biến độc lập LCV, KC, ML, TGLV,

LH và GĐ đều có giá trị sig <0,05 Cho thấy các biến này đều có ý nghĩa thống kê và có tác

động lên biến phụ thuộc KQ ở mức ý nghĩa 5% Các biến độc lập LCV, KC, ML, TGLV có

tác động tiêu cực lên biến phụ thuộc KQ; các biến LH, GĐ có tác động tích cực lên biến phụ

thuộc KQ Điều này có nghĩa là kết quả học tập chịu ảnh hưởng tiêu cực từ các yếu tố bao

gồm loại công việc làm thêm, khoảng cách đến nơi làm việc, mức lương, thời gian làm việc;

chịu ảnh hưởng tích cực từ sự linh hoạt của công việc và hỗ trợ từ gia đình

Hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2 Như vậy mô hình

không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến Do đó, mối quan hệ giữa các biến độc lập không tác

động đến việc giải thích mô hình hồi quy tuyến tính bội

Mô hình hồi quy viết theo hệ số Beta về các yếu tố của việc làm thêm ảnh huỏng đến kết

quả học tập của sinh viên trường Đại học Hàng Hải Việt Nam như sau:

KQ= 5,272 - 0,539LCV - 0,05KC - 0,068ML - 0,122TGLV + 0,072LH + 0,075GĐ

Ngày đăng: 28/10/2024, 14:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w