1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Công Ty Tnhh Điện Tử Gia Bảo.pdf

47 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Công Ty TNHH Điện Tử Gia Bảo
Tác giả Phan Nhật Trường
Người hướng dẫn ThS. Lê Thành Tới, Bùi Văn Bảo
Trường học Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM
Chuyên ngành Công nghệ Điện – Điện tử
Thể loại báo cáo thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 18,47 MB

Cấu trúc

  • I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY (0)
    • 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG (0)
    • 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển (0)
    • 1.3. Thời gian và Nguyên tắc làm việc (10)
      • 1.3.1. Thời gian (10)
      • 1.3.2. Nguyên tắc làm việc (0)
    • 2. Chi tiết về Công ty (10)
      • 2.1. Lĩnh vực hoạt động (0)
      • 2.2. Chức năng của từng bộ phận trong công ty (0)
    • 3. Một số công trình tiêu biểu do công ty Điện Tử Gia Bảo thực hiện (0)
  • CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU LOA, PHÂN LOẠI VÀ CÔNG CỤ CỦA LOA (0)
    • 1.1 Khái quát (13)
    • 1.2. Phân loại (13)
      • 1.2.1. Phân loại theo loại loa (13)
  • CHƯƠNG 2: CẤU TẠO LOA VÀ QUY TRÌNH LẮP RẮP THI CÔNG LẮP LOA (0)
    • 2.1 Củ loa (Driver) (0)
      • 2.1.1. Khái quát và công (15)
      • 2.1.3. Phân loại (16)
    • 2.2. Khung sườn (Frame) (0)
      • 2.2.1. Khái quát và công dụng (20)
      • 2.2.2. Phân loại (21)
    • 2.3. Viền nhún ( Surround hoặc edge) (22)
      • 2.3.1. Khái quát và công dụng (22)
      • 2.3.2. Nguyên lý hoạt động (22)
    • 2.4. Mạng nhện (Spider) (22)
      • 2.4.1. Chức năng (0)
    • 2.5. Nam Châm (23)
      • 2.5.1. Khái niệm (23)
      • 2.5.2. Nguyên lý hoạt động (23)
    • 2.6. Côn loa (24)
      • 2.6.1. Chức năng (24)
      • 2.6.2. Nguyên lý hoạt động (24)
    • 2.7. Màng loa (24)
      • 2.7.1. Khái quát và công dụng (24)
      • 2.7.2. Nguyên lý hoạt động (0)
    • 2.8. Thùng Loa (27)
      • 2.8.1. Khái quát và công dụng (27)
    • 2.9. Mạch Lọc (33)
      • 2.9.1. Khái quát và công dụng (33)
      • 2.9.2. Công dụng (0)
      • 2.9.3. Cách sử dụng (0)
  • CHƯƠNG 3 CÁC LOẠI LOA THƯỜNG GẶP (41)
  • CHƯƠNG 4 TÌM HIỂU VỀ AMPLY (42)
    • III. TRÌNH BÀY CÁC CÔNG VIỆC LIÊN QUAN (45)

Nội dung

Làm quen với môi trường làm việc thực tế, công việc thực tế để các em có cái nhìn tổng quan và hiểu được một phần nào về công việc của mình sau khi tốt nghiệp ra trường.. Trong thời gian

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

Thời gian và Nguyên tắc làm việc

+ Ca sáng từ 8h đến 12h nghỉ giữa ca 1h.

+ Ngoài ra còn các ngày nghỉ lễ theo luật pháp qui định

1.3.2 Những nghiêm cấm trong giờ làm việc:

- Không sử dụng giờ làm việc công ty làm những việc cá nhân khi chưa được sự cho phép giám đốc

+ Dùng điện thoại, máy tính lên mạng chát, chơi game, gọi điện thoại với bạn bè,…

- Không sử dụng tài sản, vật dụng công ty làm việc cá nhân khi chưa được sự cho phép của giám đốc

- Không được tự ý đem tài sản, vật dụng, công cụ, dụng cụ, hàng hóa ra khỏi công ty hay người ngoài khi chưa có sự cho phép của giám đốc.

Chi tiết về Công ty

Công ty TNHH Điện Tử Gia Bảo hoạt động trên một số lĩnh vực: sản xuất, Kinh doanh các đồ điện tử vật dụng trong nhà, thiết kế, thi công lắp đặt chuyên về loa và âm thanh,

Công ty TNHH Điện Tử Gia Bảo kinh doanh với những sản phẩm chuyên về điện tử chất lượng, qui cách kỹ thuật từ đội ngũ nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm. Công ty thực hiện một số dự án :

 Kinh doanh được một số mặt hàng điện tử với chất lượng cao,hài lòng với khánh hàng Chuyên đáp ứng cần thiết nhu cầu của khách

 Dịch vụ tư vấn, thiết kế hệ thống loa âm thanh

 Dịch vụ kiểm toán và tiết kiệm năng lượng

Hàng thiết bị điện tử loa âm thanh cũng được chào bán trên thị trường theo kích thước tiêu chuẩn nhằm đáp ứng các công trình tiến độ gấp với tiêu chí hàng hóa luôn sẵn sàng.

Công ty TNHH Điện tử Gia Bảo chuyên làm và sửa loa các thiết bị về âm thanh Bên cạnh đó, các mặt hàng vỏ tủ điện, hộp thi công, tháng máng cáp điện cũng được chào bán trên thị trường theo kích thước tiêu chuẩn nhằm đáp ứng các công trình tiến độ gấp với tiêu chí hàng hóa luôn sẵn sàng.

- Lĩnh vực thi công và lắp ráp:

-Lĩnh vực thi công là mảng kinh doanh phụ trợ, theo tiêu chí đưa đến những giải pháp toàn diện cho khách hàng.

-Thi công, lắp đặt hệ hống giàn âm thanh nhằm đáp ứng và cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất những bộ loa, amply, sub hàn chất lượng cao

-Tư vấn cho khách hàng các giải pháp trọn gói về hệ thống thiết bị âm thanh

Cung cấp vật tư, trang thiết bị cho tất cả các công trình quan trọng như phòng karaoke, Vũ trường, trường học,…

2 Chức năng của từng bộ phận trong công ty

+ Giám đốc là người quản lý chung công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty.

+ Là người đại diện cho công ty trước pháp luật và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Căn cứ các chỉ tiêu kế hoạch được giao, phân tích đánh giá các nguồn lực và thị trường để tham mưu cho ban giám đốc giao chỉ tiêu kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc Theo dõi, tổng hợp và phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đã giao từ đó đề xuất ban giám đốc các giải pháp định hướng, hỗ trợ các đơn vị hoàn thành kế hoạch.

+ Tìm kiếm khách hàng, thực hiện tiếp xúc trao đổi, khai thác nhu cầu của khách hàng nhằm đưa ra các chính sách bán hàng hợp lý, tăng hiệu quả kinh doanh, mang lại doanh thu cho công ty.

+ Xây dựng các chính sách marketing nhằm quảng bá sản phẩm, phát triển dịch vụ mở rộng thị trường.

 Phòng tài chính - nhân sự:

+ Quản lý công tác thu chi của công ty đảm bảo hạch toán đúng và chính xác. Quản lí công nợ và thu hồi nợ, quản lý ngân quỹ tại ngân hàng và tiền mặt của công ty, chủ động nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất

+ Xây dựng và triển khai kế hoạch nhập hàng hóa phục vụ kinh doanh thiết bị và các sản phẩm dịch vụ của công ty Quản lý kho vật tư, thiết bị kinh doanh, tài sản, công cụ của công ty.

+ Tuyển dụng và xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên theo yêu cầu, chiến lược của công ty.

+ Tư vấn kỹ thuật cho khách hàng

+ Giới thiệu những sản phẩm tốt nhất đến tay khách hàng

+ Thi công lắp đặt theo yêu cầu của khách hàng

+ Hướng dẫn khách hàng cách sử dụng.

+ Sản xuất loa và các thiết bị âm thanh

+ Chịu trách nhiệm trước quản đốc xưởng và ban giám đốc về việc nhận và tổ chức thực hiện hoàn thành kế hoạch được giao.

+ Quản lý các thiết bị sản xuất, hàng hóa, thiết bị tại xưởng.

+ Quản đốc xưởng quản lý việc sản xuất, kiểm tra chất lượng và tiến độ thực hiện Kế toán kho và thủ kho chịu trách nhiệm kiểm tra, ghi chép số lượng nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm xuất nhập tại xưởng.

THIỆU LOA, PHÂN LOẠI VÀ CÔNG CỤ CỦA LOA

Khái quát

+ Loa là một thiết bị điện, có khả năng biến đổi nguồn năng lượng điện thành âm thanh Đây là một trong những thiết bị quan trọng của dàn âm thanh, giữ nhiệm vụ phát ra âm thanh, cũng là khâu cuối cùng của quá trình truyền tín hiệu trong hệ thống.

Phân loại

+Dòng loa điện động là loại loa được sử dụng nhiều nhất Loa điện động gồm có xương loa, nam châm, cuộn dây động, màng loa, màng nhện và gân loa Màng loa sẽ được thiết kế theo hình nón hoặc hình vòm tạo nên bề mặt chuyển động, tạo ra các luồng khí để rồi sau đó hình thành sóng âm Xương loa thường được làm từ sắt dập hoặc đúc bằng hợp kim nhôm hay gang đều được Gân loa ở xung quanh màng loa có chức năng kết nối màng loa với xương loa, cho phép màng loa chuyển động lên xuống Đây là bộ phận giúp cho màng loa quay trở về vị trí đứng yên sau khi chuyển động Màng nhện là thứ hết sức quan trọng khi có nhiệm vụ giữ cho loa ở vị trí ổn định sau khi chuyển điện động Chúng thường được đặt sát với màng loa hình nón Phần lớn màng nhện đều được uốn lượn sóng giống như hình mái hợp Cuộn dây động được quấn bằng đồng quanh một lõi hình trụ Tín hiệu xoay chiều từ amply được đưa vào cuộn dây đi qua vòng dây sinh ra từ trường Từ trường sẽ tương tác với nam chân sinh ra các chuyển động lên xuống Dòng điện chạy trong cuộn dây tỷ lệ thuận với mức độ dao động của cuộn dây Voice coil thường được gắn chặt vào nón loa ở một đầu, các dao động từ cuộn dây truyền đến nón loa, làm rung động cả nón loa, làm phát ra âm thanh.

+ Ưu điểm kinh điển nhất của dòng loa này là không cần dùng bộ phân tần, màng loa nhẹ Các loa tĩnh điện sử dụng một chiếc mành treo trong từ trường tích điện Chiếc mành rộng, cao khoảng 1,2m, phẳng, mịnh, nhẹ nên chúng rất nhạy cảm với những dao điện động của tần số âm thanh Chiếc mành có thể xem là sự cải tiến vượt trội của dòng loa mành tĩnh điện nhưng chính chúng cũng là yếu điểm vì mành luôn mỏng, rộng nên không thể di chuyển được những khoảng cách lớn để tái hiện các tần số thấp như loa điện động Cũng vì vậy mà nhiều loa mành phải đi kèm loa trầm điện động và một bộ phận phân tầng Do tính chất không được linh hoạt giống như loa điện động nên chúng khó tái tạo âm thanh sôi động, nhiều biến hóa mà thay vào đó tập trung vào sự tinh tế ở dải mid, treble là chủ yếu Yếu điểm nữa của dòng loa mành tĩnh điện lại tiếp tục nằm ở chiếc mành siêu mỏng Chiếc mành sẽ được đặt giữa hai tấm kim loại Điện áp mức cao hơn hàng ngàn vôn được đưa vào tấm kim loại, hình thành điện trường giữa không gian hai tấm/ Tấm mành nhận dòng điện xoay chiều từ amply và liên tục thay đổi dấu điện cực Việc thay đổi này làm cho màn bị đẩy, kéo khỏi các tấm kim loại sinh ra sự dịch chuyển không khí tạo ra âm thanh Muốn có điện áp cao thì loa phải kết nối với ổ điện nên nếu loa mành tĩnh điện mà đặt xa ổ điện thì có mà bó tay.

Chúng làm cho bạn cảm thấy hơi phiền trong quá trình sử dụng.

Loa mành tĩnh điện thường ít được dùng do hạn chế về vị trí đặt loa và cả khả năng phối hợp Muốn bass khỏe, chắc thì cần có thêm một loa siêu trầm thì mới đủ đô Ưu điểm vượt trội ở dải mid và treble mang đến âm thanh trong trẻo, chi tiết.

+ Loa mành nam châm không hoạt động theo kiểu của loa kiểu điện động nhưng nó khác ở loa màn tĩnh điện ở chỗ không cần phải cắm vào ổ điện Loa mành nam châm thay tấm mành mỏng, rộng bằng 1 dải ruy bang kim loại mỏng, treo giữa 2 nam châm. Dòng điện sẽ chạy qua ruy băng kim loại làm cho ruy băng bị các nam châm đẩy và hút, sự chuyển dịch này sinh ra song âm trong không khí bao quanh ruy băng Sở hữu dải ruy băng dài khoảng vài inch đi kèm với phản ứng nhanh nhạy cho phép loa mành nam châm tái hiện các tần số cao rất hợp Nếu kết hợp loa mành nam châm với loa trầm điện động thì hiệu ứng âm thanh của chúng sẽ rất tuyệt Dòng loa này thường dùng trong các hệ thống rạp hát gia đình đa kênh là chủ yếu.

+ Một dòng loa rất cổ đi kèm với nguyên lý hoạt động hết sức đơn giản Chúng giống như tai và miệng của con người Chỉ cần khum tay ở quan vành tai sẽ nghe rõ hơn, còn khum tay ở miệng sẽ nói to hơn Phần họng kèn có nhiệm vụ gom các rung động song âm lại và hướng chúng đến miệng kèn hiệu quả hơn và kết quả là âm thanh sẽ được khuếch tán với tốc độ và mức năng lượng cao hơn Hẳn nhiên, ưu điểm lớn nhất là loa khuếch đại âm thanh tốt hơn do kèn đã được gắn trực tiếp vào trước vành loa Cuộn dây âm thanh và màng loa được thu nhỏ do hiệu suất cao của dòng loa kèn, từ đó khiến chúng trở nhẹ hơn, giảm quán tính chuyển động của các bộ phận, tăng độ phản hồi cho hệ thống loa Từ đó loa kèn có tốc độ hoạt động nhanh hơn đồng thời dừng lại ngay khi tín hiệu âm thanh Màng loa cứng sẽ là ưu tiên khi sử dụng loa kèn do chúng có biên độ dao động thấp hơn góp phần làm giảm đáng kể hiện tượng méo tiếng.

+ Một trong dòng loa đặc biệt nhất khi chúng không cần thùng, không cần màng loa mà vẫn phát ra âm thanh trong trẻo, chính xác, độ méo cực thấp Dòng loa này thường đóng vai trò loa treble Chúng có nguyên lý hoạt động rất đơn giản khi sử dụng một bộ phóng điện gắn với 1 biến thế cao cáp ở 1 đầu ra của ampli công suất Amply điều khiển biến thế có điện áp lên đến hang ngàn vôn theo tín hiệu âm thanh Kích cỡ ngọn lửa phát ra từ que phóng điện có thể thay đổi theo kéo theo áp suất xung quanh ngọn lửa thay đổi Âm thanh được phát ra trực tiếp mà người dùng sẽ không nhìn thấy tấm màng loa rung động Tiếng tuy hơi nhỏ nhưng bù lại rất trong trẻo, âm thanh lan rộng, đều trong phòng.Dù là dòng loa lý tưởng nhưng plasma lại là dòng loa sinh ra khí ozon rất độc hại, gây ung thư cao Để hoạt động tốt nhất thì điện áp của loa cũng cần phải cao dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng của con người đi kèm theo đó là bức xạ tần số radio khó kiểm soát, nguy cơ phá hỏng nhiều thiết bị điện tử khác trong nhà.

CHƯƠNG 2: CẤU TẠO LOA VÀ QUY TRÌNH LẮP RẮP THI CÔNG LẮP LOA

+ Một số thành phần, cấu tạo để làm loa

2.1.1 Khái quát và công dụng

Driver hay củ loa là trái tim và cũng là linh hồn của bất kỳ hệ thống loa nào Về cơ bản, driver của loa chuyển tín hiệu điện thành sóng âm thanh, thông qua chuyển động màng loa Driver có thể sắp xếp thành 4 dạng khác nhau dựa trên vai trò nó đảm nhiệm trong toàn dải âm thanh.

Sự kết hợp các driver khác nhau quyết định thiết kế của loa Loa hai đường tiếng (âm thanh 2-way) thường gồm một driver tweeter và một mid-range có chức năng kích bass, trong khi các loa ba đường tiếng (âm thanh 3-way) thường có đủ cả 3 driver Thiết kế này áp dụng cho tất cả các loa, dù là một hay một nhóm các loa cùng dải kết hợp.

Lỗ dội âm (Bass reflex)

Nhằm giải quyết vấn đề "thắt cổ chai" của các thùng loa và màng loa nhỏ, các nhà sản xuất thường cho thêm một lỗ dội âm để làm tăng thêm khả năng tái hiện tần số thấp Lỗ này có thể được bố trí ở phía trước hoặc sau và được thiết kế dưới dạng lỗ đơn hay đôi.

+ Củ loa là thành phần quan trọng, là trái tim của mọi chiếc loa, quyết định âm thanh tới người nghe có hay và sắc nét hay không Loa karaoke loa nghe nhạc, là thiết bị không thể thiếu trong các dàn karaoke dàn nghe nhạc, đóng vai trò quyết định đến chất âm của bộ dàn có thực sự hay và mượt mà hay không Đặc biệt, củ loa hay còn gọi là driver, có chức năng chuyển tín hiệu điện từ amply thành âm thanh qua chuyển động của màng loa là trái tim quyết định hoạt động của loa Về cơ bản củ loa chia làm 4 loại phổ biến như sau

4, Loa toàn dải Full-range

2.1.4 Thông số kĩ thuật của các củ loa

+ Loa tần số cao, còn gọi là loa treble, loa tweeter hay HF (high-frequency) có vai trò tái hiện âm cao, âm sắc của nhạc cụ, một số hiệu ứng âm thanh như kính vỡ… nằm trong dải tần số khoảng 2.000-20.000Hz Các củ loa siêu cao, super tweeter trình diễn âm thanh ở tần số cao trên 20.000Hz, có thể lên đến 100.000Hz.

Củ loa tweeter được thiết kế với kích cỡ khoảng 1 inch, màng loa được chế tác tỉ mỉ từ các chất liệu nhẹ, damping thấp như đồng, nhôm, titan, magie, beryllium… Một số củ tweeter phổ biến làm từ các chất liệu cone, dome, piezo, ribbon, từ phẳng, tĩnh điện, Air Motion Transformer, horn, plasma hoặc ion…

+Loa trung còn được biết đến là loa mid hay squawker, đảm nhiệm dải âm thoại và các âm mà tai người dễ nghe thấy nhất, trong khoảng dải tần số 250Hz - 2000Hz Loa mid có kích cỡ lớn hơn loa tweeter nhưng ít khi quá lớn như loa trầm.

Củ loa mid sở hữu màng loa thường được làm từ giấy hay plastic như polypropylene,Cobex, Bextrene, sợi Kevlar, sợi thủy tinh, sợi carbon, Ngoài ra, nhà sản xuất còn sử dụng một số kim loại trọng lượng nhẹ để tạo nên màng loa, như nhôm, ma-giê, titan aluminium, magnesium, titanium…

Loa trung thường thiết kế dạng cone, còn có dạng dome hay dạng kèn, có thể dùng dạng tĩnh điện, từ phẳng hay ribbon Hầu hết các dòng TV hay radio hiện nay chỉ dùng

1 hoặc 2 loa trung để người dùng nghe rõ ràng giọng nói, cho chất lượng âm thanh hạn chế

CẤU TẠO LOA VÀ QUY TRÌNH LẮP RẮP THI CÔNG LẮP LOA

Khung sườn (Frame)

Loa trung thường thiết kế dạng cone, còn có dạng dome hay dạng kèn, có thể dùng dạng tĩnh điện, từ phẳng hay ribbon Hầu hết các dòng TV hay radio hiện nay chỉ dùng

1 hoặc 2 loa trung để người dùng nghe rõ ràng giọng nói, cho chất lượng âm thanh hạn chế

Loa trầm, còn có tên gọi khác là loa bass hay woofer với chữ woof bắt nguồn từ âm thanh của tiếng chó sủa trong tiếng anh (woof woof) Loa bass sẽ tái hiện âm thanh ở dải tần số thấp dưới 500Hz Một củ loa bass tốt là củ loa có thể cho ra âm thanh ở tần số thấp, có thể dưới 20Hz mà vẫn rõ ràng, chi tiết

Loa siêu trầm (subwoofer) là dạng loa riêng biệt không cùng một thiết bị với loa mid hay loa treble Khi nhắc tới loa trầm, tiếng trống là âm thanh tiêu biểu, còn đối với các bộ phim thì âm trầm sẽ thể hiện qua tiếng bom, pô xe…

Loa trầm thường được chế tác bằng nón giấy cứng hay vật liệu đặc tính nhẹ và cứng, kết hợp sẵn amply tối ưu Kích cỡ nón loa cùng lượng không khí tác động sẽ đánh giá độ sâu của âm trầm của loa đôi Ở mức áp lực âm thanh bình thường, tai người nghe có thể cảm nhận được âm trầm mức 20Hz Một số người dùng thích nghe âm nhạc đương đại sẽ lựa chọn nghe bass hơn là treble, do độ sâu lắng và giàu cảm xúc của âm bass đem lại

4, Loa toàn dải Full-range

Loa toàn dải (Full-range) là dòng loa tái hiện âm thanh cả dải âm mà không cần thiết kế các củ loa bass-mid-treble riêng biệt Loa có thể đáp ứng dải tần khá rộng, theo lý thuyết thường nằm trong khoảng 20Hz-20.000Hz Trên thực tế, củ loa toàn dải thường phụ trách âm trung, âm cao ở tần số khoảng 100 Hz-20.000Hz.

2.2.1.khái quát và công dụng

Khung sườn chính là phần xương chống đỡ toàn bộ loa Khung sườn có chức năng chính là gắn kết các thành phần của loa lại với nhau một cách khoa học, chặt chẽ và ổn định nhất.

Khung sườn được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau, đối với chất liệu cao cấp thì khung sườn thường được làm bằng nhôm tuy nhiên phổ biến nhất là bằng sắt Thậm chí đôi khi còn sử dụng nhựa để làm khung sườn để giảm giá thành của loa Nhà sản xuất thường coi khung sườn của loa là bộ phận để khẳng định giá trị cũng như đẳng cấp của chiếc loa.

Tuy khung sườn không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng âm thanh của loa nhưng một số các loại khung sườn quá lớn lại có thể gây phản xạ trực tiếp lại màng loa.

+ Có rất nhiều loại khung ,một số khung phổ biến hiện nay

Hình ảnh thùng loa phổ biến hiện nay

Viền nhún ( Surround hoặc edge)

2.3.1 Khái quát và công dụng

Viền nhún của loa thông thường được chế tạo bởi chất liệu giấy hoặc vải (xếp gấp lại). Nhìn vào viền nhún người chuyên nghiệp có thể biết được chất lượng âm thanh của loa như thế nào Ví dụ, viền gân vải có thể dùng cho loa trầm hoặc trung trầm, loại viền mút bằng da mềm đa phần dùng làm loa trầm, còn viền cao su dày chỉ dùng cho loa sub điện.

+ Chức năng chính của nó là giữ kín hơi và tạo độ mềm dẻo cho loa bass

Mạng nhện (Spider)

Màng nhện như một cái lò xo trong củ loa rời Khi nhận được tín hiệu, màng nhện di chuyển nhanh và ngay sau đó quay về vị trí cân bằng để thực hiện những tín hiệu tiếp theo Hoạt động của màng nhện quyết định đến chất lượng âm thanh cũng như độ bền củ loa bass rời.

Nam Châm

Cách thức mà dao động điện có thể khiến cho cuộn âm chuyển động vào ra như sau: Nam châm điện từ được đặt trong từ trường cố định của nam châm vĩnh củu Hai nam châm này (điện từ và vĩnh cửu) tương tác với nhau như hai nam châm bình thường, trái dấu hút nhau, cùng dấu đẩy nhau Khi cực của nam châm điện thay đổi, chẳng hạn từ cực dương sang cực âm sẽ tạo nên lực từ hút sang đẩy đối với cực âm của nam châm vĩnh cửu Lực tác động này khiến cho cuộn âm chuyển động vào ra liên tục theo dao động điện tương tự như một chiếc piston.

– Cuộn dây khi chuyển động sẽ kéo theo màng loa chuyển động theo, do 2 bộ phận này được gắn vào nhau Khi màng loa chuyển động tác động vào không khí phía trước loa bị rung động, từ đó sóng âm được tạo ra Tín hiệu điện tử cũng có thể được biên dịch thành dạng sóng, theo đó, tần số và biên độ của sóng điện tử này sẽ tác động và điều khiển cuộn âm chuyển động theo tỷ lệ và khoảng cách nhất định Do sóng điện tử này là dạng mã hóa của sóng âm gốc nên chuyển động màng loa theo tỷ lệ và khoảng cách nhất định đến lượt nó sẽ tạo nên sóng âm đúng với tần số và biên độ mà nó đã được mã hóa.

Côn loa

+ Côn loa hay còn được người dùng biết đến với cái tên khác là coil loa, thực chất chính là cuộn âm của loa Bản chất của thiết bị này là một cuộn dây kim loại với số vòng dây khác nhau trên mặt một lăng trụ đứng Mặc dù có cấu tạo đơn giản nhưng côn loa là thiết bị đóng vai trò quan trọng trong sự hoạt động của bất kỳ dòng loa nào Nhờ vào vị trí trung tâm của mình mà côn loa có thể sản sinh ra từ trường mạnh mẽ cho nam châm, từ đó, giúp thiết bị có thể hoạt động tốt nhất, đem đến chất lượng âm thanh tuyệt hảo cho người nghe.

2.6.2.Nguyên lý hoạt động của côn loa

+ Khi có dòng điện chạy qua, cuộn dây này sẽ là nơi sinh ra một dòng điện cảm ứng trong mạch kín Dòng từ trường sinh ra ở cuộn dây chịu tác dụng của từ trường hút và đẩy của nam châm Chính suất điện động cảm ứng này sẽ kết hợp với phần lực từ của nam châm hút đẩy luân phiên nhau và liên tục làm cho cuộn dây chuyển động lên xuống đều đặn

+ Lúc này màng loa cũng chịu một lực tác động nên cũng có sự chuyển động nhịp nhàng! Kéo theo sự chuyển động của màng loa những phần tử trong không khí cũng vậy và làm cho chúng chuyển động và sinh ra sóng âm! Những sóng âm này truyền đi trong không khí và đến tai người nghe – đó chính là cách mà âm thanh từ loa đến được với người nghe.

+ Vì vai trò quan trọng như vậy nên dù trong các dàn âm thanh nhỏ như ở gia đình hay hệ thống âm thanh lớn như âm thanh hội trường, âm thanh sân khấu, ca nhạc thì côn loa cũng là thiết bị không thể thiếu

Màng loa

2.7.1.Khái quát và công dụng

Màng loa hay còn gọi là nón loa (hoặc gân loa hoặc cone loa) là một bộ phận của loa khi được kích hoạt bởi coil loa sẽ đẩy không khí ngược và xuôi để tạo ra sóng âm thanh Thiết kế của nón loa rất quan trọng để đạt được hiệu suất tổng thể loa.

-Nguyên lý và hoạt động của từng loại màng loa

+ Vật liệu làm màng loa.

 Có nhiều vật liệu đã từng được chọn để làm màng loa bao gồm cả những vật liệu tự nhiên và nhân tạo tổng hợp Những phát triển to lớn đã được thực hiện trong những năm gần đây đã tạo ra những vật liệu mới tốt hơn.

 Tuy nhiên, vật liệu phổ biến nhất được sử dụng cho nón loa là một dạng giấy đặc biệt Nó có đặc tính đàn hồi tuyệt vời và nó vẫn có độ cứng nhất định Các loại loa karaoke loa hội trường loa âm trần, , thông thường làm bằng giấy Những loại loa Hi-end có giá đắt hơn thường được sử dụng các màng loa tốt hơn.

 Giấy được sử dụng cho nón loa bao gồm gỗ và sợi rag bao gồm kapok, sáp, thuốc diệt nấm và một số loại nhựa Trong quá trình sản xuất, các thành phần được trộn với nhau một cách chính xác và trong một thời gian cụ thể để đạt được các tính chất chính xác cần thiết.

 Nếu hỗn hợp được đánh trong một thời gian ngắn, nó sẽ tạo ra một tờ giấy có các sợi dài linh hoạt hơn Những giấy tờ này là tốt cho các nón bass yêu cầu uốn cong có kiểm soát như trong trường hợp các nón cần thiết cho tái tạo toàn dải.

 Nếu hỗn hợp được đánh trong thời gian dài, thì giấy kết quả có các sợi ngắn Màng loa này phù hợp với các loa yêu cầu hình nón nhạy và tần số cao hơn, mặc dù giấy có xu hướng tạo ra cộng hưởng mạnh.

 Các vật liệu khác được sử dụng: polypropylen có một số đặc tính tự giảm xóc tốt và cứng hơn giấy nhưng lại có giá thành đắt hơn nhiều.

Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu cụ thể như sau:

 Giấy là một vật liệu có giá cả phải chăng và có sẵn Hầu hết các loại loa cũ đều được làm bằng nón giấy Giấy là một vật liệu nhẹ và có thể theo các chuyển động được tạo ra bởi cuộn dây Chất liệu giấy rẻ tiền, đặc biệt là khi làm nón loa lớn Tuy nhiên, giấy hấp thụ độ ẩm và điều này làm tăng khối lượng của nó trong khi thay đổi các đặc tính giảm xóc của nó Ngoài ra, nón giấy dễ bị rách khi bị rung mạnh

Nó bị đâm thủng dễ dàng.

Nón loa được làm bằng nhiều loại vật liệu khác nhau

 Nón nhựa là một dạng khác của vật liệu hình nón Nhựa được ưa chuộng hơn giấy vì nó cứng và bền hơn Có những dạng nhựa khác nhau được sử dụng để chế tạo nón Các nhà sản xuất loa thời kỳ đầu đã sử dụng một dạng nhựa được gọi là polystyrene để tạo hình nón trong loa màn hình phẳng Mặc dù polystyrene cứng và nhẹ, nhưng nó trở nên ồn ào khi uốn cong, do đó việc sử dụng nó bị hạn chế Ngày nay, dạng nhựa phổ biến nhất được sử dụng để chế tạo nón được gọi là polypropylen Polypropylen có độ méo thấp và không hấp thụ độ ẩm Do đó, nó thường được sử dụng trong loa phòng tắm, loa trên tường và trần và loa rạp hát gia đình.

 Nhựa có những đặc điểm tuyệt vời khiến nó trở nên lý tưởng để tạo ra hầu hết các hình nón Chẳng hạn, nó YÊU mạnh mẽ, ổn định, nhất quán và ẩm ướt Hơn nữa, polypropylen rất linh hoạt và dễ làm việc trong quá trình sản xuất Nó chống lại nấm mốc và nấm mốc cho nó chống ẩm Như vậy, nó bền hơn nón giấy.

 Polypropylen cũng được ưa chuộng hơn các dạng nhựa khác vì nó nhẹ Như vậy, nó di chuyển dễ dàng theo các rung động cuộn dây Hơn nữa, nó có đặc tính cách điện tử Nó không cho phép dòng điện chạy đến các khu vực loa khác Tuy nhiên, một thiếu sót lớn của polypropylen là nó bị nhiễu khi uốn.

 Một số kim loại được sử dụng để chế tạo màng loa, trong đó phổ biến nhất là nhôm và magiê Kim loại tự hào có ít màu sắc và biến dạng nhất khi so sánh với các vật liệu khác Tuy nhiên, kim loại thể hiện tính chất giảm xóc kém Nhôm thường được sử dụng cho nón loa trầm Magiê nhẹ hơn nhôm nhưng cả hai đều có độ cứng và độ bền tương tự nhau Magiê có đặc tính giảm xóc kém hơn nhôm Trên một lưu ý tương tự, nhôm là tương đối phải chăng và dễ dàng để làm việc với.

 Trong khi nón kim loại cực kỳ cứng và bền, chúng có nhược điểm là uốn cong và đổ chuông Tiếng chuông phá hủy chất lượng âm thanh Trong khi kim loại có thể được pha tạp với các hóa chất để tăng cường tính chất giảm xóc của nó, làm như vậy sẽ tăng khối lượng của nó và điều này mang lại các vấn đề về hiệu suất Màng loa có nhiều màu sắc

 Sợi carbon và Kevlar là một số vật liệu sợi phổ biến nhất được sử dụng để chế tạo nón Sợi carbon chủ yếu được sử dụng trong trình điều khiển loa trầm Nó nhẹ và bền Hơn nữa, nó khó khăn và linh hoạt, do đó đạt được sản lượng cao Tuy nhiên, sợi carbon chủ yếu được sử dụng như một phần của vật liệu composite ở trạng thái hình thành hoặc dệt Nó cũng được sử dụng làm vật liệu che phủ trên nón giấy để tăng cường độ bền của giấy Sợi carbon là khó để làm việc với Do đó, nó được sử dụng rộng rãi như một vật liệu tổng hợp chứ không phải là một vật liệu đơn giản.

 Kevlar là một vật liệu sợi nhân tạo Nó phổ biến để làm áo chống đạn Kevlar cũng được sử dụng trong việc chế tạo màng loa Nó thường dệt và hình thành khi làm nón Kevlar có thể được sử dụng để làm nón như một vật liệu đơn giản hoặc nó có thể được phủ bằng các vật liệu khác Mặc dù Kevlar có các đặc tính tuyệt vời như cứng nhắc và nhẹ, nhưng nó có khuyết điểm như tiếng chuông do tính chất làm ẩm hạn chế Như vậy, nó không thể làm giảm bớt một số cộng hưởng Do đó, nó thường được sử dụng với các vật liệu khác làm vật liệu tổng hợp để có kết quả tốt hơn.

 Các nhà sản xuất loa luôn cố gắng đưa ra chất liệu nón tốt nhất Những đổi mới đã dẫn đến sự phát triển của vật liệu tổng hợp dệt để làm cho hình nón tốt hơn Có nhiều kỹ thuật được sử dụng để làm nón dệt Các nón dệt chủ yếu bao gồm thủy tinh, sợi carbon và aramids Một số tấm dệt được xử lý nhựa trong khi những tấm khác thì không.

Thùng Loa

2.8.1.Khái quát và công dụng

+ Loa thùng là một thiết bị khuyếch đại âm thanh có hình thùng hay còn gọi hình hộp, đã không còn xa lạ với mọi người đặc biệt là những người có sở thích tìm hiểu các thiết bị âm thanh.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại loa thùng khác nhau nhưng chúng đều hoạt động dựa trên nguyên tắc là làm không khí chuyển động dựa trên điều khiển của tín hiệu điện để tạo ra những sóng âm lan truyền trong không khí và chúng sẽ tác động tới tai của người nghe giúp người nghe thưởng thức được âm thanh.

-Cấu tạo cơ bản của loa thùng

+ Còn được gọi là bộ điều hướng, có nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu điện thành sóng âm thanh thông qua các chuyển động của màng loa Driver của một loa thùng có chất lượng tốt gồm 4 loại để có thể phù hợp với từng dải âm khác nhau:

 Driver tần số cao chúng có tác dụng dùng để thể hiện những âm có tần số cao.

 Driver tần trung chúng chuyển đổi tốt nhất các âm tần mà con người có thể nghe được.

 Driver siêu trầm nó thể hiện những âm tần siêu trầm giúp tạo ra tiếng bass tốt nhất.

 Driver toàn dải sẽ có tác dụng thể hiện cả ba âm tần cao thấp và trung.

+ Lỗ dội âm hay còn được gọi là bass reflex được tạo nên để giải quyết vấn đề của các màng loa nhỏ và thùng loa và tăng thêm khả năng tái hiện tần số thấp Thông thường lỗ này thường được thiết kế dưới dạng lỗ đôi hay lỗ đôi phản xạ âm được bố trí ở phía trước hoặc phía sau của loa.

+Thùng loa thực chất là những vỏ loa được người dùng biết đến với các yếu tố như độ dày, loại sơn phủ, kích thước, vật liệu chế tạo… Không chỉ nằm ở phía bên ngoài, có tác dụng bảo vệ loa tránh khỏi các hư hại đến từ môi trường mà thùng loa còn có tác động rất lớn đến chất lượng âm thanh.

Khoảng không gian bên trong có tầm quan trọng nhất định tới hoạt động của loa Đặc biệt cấu trúc của nó là nơi chứa đựng toàn bộ các thành phần chủ chốt như tép, bass, mạch phân tần của loa thùng.

Hầu hết các loại thùng loa trên thị trường hiện nay đều được làm bằng gỗ với thành rất đặc và dài để giảm thiểu độ rung của loa cũng như giúp thiết bị phát ra thanh âm tốt nhất Đối với những loại loa tầm trung, gỗ ép MDF là chất liệu được ưu tiên sử dụng hơn cả, không chỉ giảm độ rung mà giá thành cũng rất hợp lý

Jack nối dây Để kết nối có chất lượng tốt nhất các loa thùng phải có cổng nối dây riêng để có thể dễ dàng nâng cấp lên dây loa cao cấp hơn Một trong các bước cải tiến của loa là các vị trí kết nối có khả năng nối dây thừng hoặc dây có sử dụng đầu jack loa riêng (Jack neutrik chuẩn Speak On).

Thường các loa đều sử dụng đầu jack loa riêng (Jack neutrik chuẩn Speak On) để kết nối đến amply hoặc cục đẩy công suất nhằm giúp cho tín hiệu được chuyển vào loa một cách tốt nhất trước khi được loa xử lý phát ra Các jack nối dây thường nằm ở mặt sau các loa.

Khi nhắc đến mạch phân tần thì đang nói đến chính là bộ phận tách các kênh tín hiệu, thành các dải âm thanh khác nhau, cho từng loa phù hợp.

Mạch phân tần này thường nằm trong thùng loa, nó được hiểu như bộ xử lý tín hiệu âm thanh trước khi âm thanh được lọc ra các driver Bộ phần này, sẽ giúp các âm thanh được phân chia một cách tốt nhất, để không bị hút âm hoặc chồng âm lên nhau, khi phát ra ngoài.

Phụ kiện Để giúp lắp đặt loa thùng được dễ dàng, đơn giản hơn, các nhà sản xuất đã tạo nên các bộ phận đi kèm như chân loa thùng, vỏ loa thùng, giá để loa thùng,…

Mặc dù chỉ là những bộ phận bên ngoài nhưng bạn cần tìm hiểu thật kỹ, bởi nếu chọn lựa sai sẽ ảnh hưởng lớn đến việc lắp đặt cũng như chất lượng âm thanh Tốt nhất, để đảm bảo, nên tìm đến những người chuyên về lĩnh vực âm thanh, ánh sáng để nghe lời khuyên của họ.

-Ứng dụng loa thùng trên thị trường hiện nay

+ Loa có âm bass sâu trầm nên thiết bị này thường được ưa chuộng để nghe nhạc vàng.

+ Dòng loa thùng thường được ưa chuộng để nghe nhạc vàng có: Tần số đặc tính 36Hz-30Khz và áp lực âm thanh phát ra khoảng 86dB/W/m.

-Sử dụng trong dàn karaoke

+Loa thùng thích hợp cho dàn karaoke gia đình chất lượng tốt thì bạn có thể sử dụng loa, nó có thông số kỹ thuật vô cùng tuyệt vời tần số đặc tính 60Hz-18kHz, áp lực âm thanh phát ra khoảng 91dB/W/m.

Nếu không có quá nhiều tiền thì chiếc loa tuy các thông số kỹ thuật không quá hoàn hảo nhưng dùng cũng rất ổn định.

-Trong các rạp chiếu phim

+ Các rạp chiếu phim hiện nay đều sử dụng loa thùng Nhờ vào công suất lớn nên người dùng có thể thỏa mãn nhu cầu âm thanh của mình Đồng thời, âm sắc mà loa thùng mang lại cũng là một trong những đặc tính quan trọng giúp dòng loa này được ưa chuộng.

-Trong các quán cafe, nhà hàng tiệc cưới

Mạch Lọc

2.9.1.Khái quát và công dụng

- Phân loại theo cấp bảo vệ mạch loa

1 Mạch bảo vê ¡ loa là gì?

+ Mạch bảo vê š loa là mô ¡t bô ¡ phâ ¡n được bố trí trong loa với chức năng giúp giảm thiểu các vấn đề như sock điện, chập điện, cường độ tín hiệu tăng… trong quá trình sử dụng Bên cạnh đó, việc sử dụng mạch loa này sẽ giúp cho toàn bô ¡ hê ¡ thống dàn âm thanh của mình được bảo vệ

2 Lý do nên sử dụng mạch bảo vệ loa

+ Sau đây là một số yếu tố dẫn đến tình trạng loa bị cháy:

 Micro hú với tần suất nhiều và lâu

 Loa bị quá tải trong quá trình sử dụng

 Công suất của amply không đủ để gánh những loa có công suất lớn

 Sử dụng loa sai mục đích.

 Cách chia crossover không hợp lý

 Không biết cách chỉnh Equalizer

 Sử dụng Compressor/Limiter không chính xác

 Vô ý gây ra những tiếng nổ lớn

 Tín hiệu từ Mixer, Effect, Equalizer bị quá tải trước khi xuống amply

 Không đem sửa loa kịp thời khi xảy ra hư hỏng

 Từ những nguyên nhân gây ra cháy loa như trên, nhiều người thường nghĩ đến việc thiết kế một mạch để có thể bảo vệ loa tốt nhất Do đó, mạch bảo vệ loa được ra đời và dần được ưa chuộng trên thị trường Việc sử dụng mạch bảo vệ này sẽ giúp cho hệ thống âm thanh có thể hoạt động ổn định và bền bỉ Linh kiện này không chỉ bảo vệ riêng loa mà còn bảo vê ¡ các thiết bị khác trong bô ¡ dàn được an toàn nếu bất kỳ thiết bị nào xảy ra châ ¡p cháy.

 Một số thiết bị loa hiê ¡n đại hiện nay thường được trang bị thêm tính năng tự động ngắt khi quá tải giảm thiểu tình trạng cháy loa Tuy nhiên, đó là ở một số hệ thống âm thanh quy mô vừa và lớn, có sự phối ghép đồng bộ Còn các thiết bị phối ghép rời thì rất ít được trang bị thêm tính năng bởi rất khó có thể tính toán giá trị của mạch.

Một số hình ảnh bo mạch bảo vệ loa

3 Cách sử dụng mạch bảo vệ loa

3.1 Mạch bảo vệ cho loa Replay đơn giản

Mạch này được sử dụng trong 2 trường hợp:

-Trường hợp 1 – Loa đang phát thì bị chập mạch

+ Nhiều loại mạch công suất có mạch hạn dòng Khi bị chập thì mạch sẽ giới hạn công suất dòng điện cung cấp lên loa Các loại mạch này sẽ có ảnh hưởng không tốt đến tín hiệu của âm thanh Do đó, hiê ¡n có nhiều dòng amply phổ thông đã không còn sử dụng loại mạch này.

Mạch bảo vệ cho loa Replay thường chỉ lắp được cho các dàn âm thanh có công suất lớn và đồng bô ¡ Còn đối với các thiết bị rời thì rất khó để có thể xác định giá trị của mạch.

-Trường hợp 2 – Dây loa bị chập trước lúc bật amply

+ Bạn hãy sử dụng một tiếp điểm thừa của dây loa trong trạng thái tắt để nối với mạch đo ôm Lúc mở máy, mạch trong amply sẽ đo và kiểm soát hoàn toàn trở kháng của loa Nếu trở kháng trong dây loa >2 Ohms thì mạch bảo vệ này sẽ hoạt động. Mạch này sẽ bảo vệ loa một cách tự đô ¡ng và vô cùng đơn giản phòng trường hợp những chiếc amply đang hoạt động bình thường lại xảy ra tình trạng chập mạch Mạch này rất nhỏ, không cần đến nguồn nuôi, có thể tích hợp luôn ở bên trong thùng loa. Mạch bảo vệ này phát huy tác dụng tối đa khi sử dụng cho các dòng amply karaoke gia đình, kinh doanh thông có công suất từ 100W – 500W hoă ¡c từ 50 – 200W.

3.2 Mạch bảo vệ loa Treble

+ Khi micro bị hú rít hoă ¡c amply hoạt đô ¡ng quá công suất, loa treble sẽ là thiết bị bị ảnh hưởng đầu tiên Do đó, viê ¡c sử dụng mạch bảo vệ cho loa treble là vô cùng cần thiết Sau đây là cách sử dụng mạch bảo vệ này:

 Kết nối đầu mạch có đuôi đèn với amply, đầu còn lại thì nối với loa treble

 Điều chỉnh điện áp ra loa trong khoảng 24 VAC (dùng cho loa treble 750, 790…)

 Cung cấp điện thế vào khoảng 70 đến 80 VAC để amply có thể hoạt động cực đại Nhờ có hộp bảo vệ này nên điện áp ở hai đầu loa được điều chỉnh vào khoảng 24 VAC.

 Nếu thùng loa sử dụng mạch phân tần, bạn có thể bỏ hoặc vẫn giữ lại mạch phân tần Trong trường hợp giữ lại mạch phần tần, nếu cảm thấy loa nghe hơi nhỏ, bạn hãy nối 2 đầu của con tụ màu vàng trong hộp bảo vệ lại với nhau.

-Phân loại theo công dụng của loa

+ Hiện nay nhu cầu sử dụng loa ngày càng cao đáp ứng cho sân khấu, sự kiện, hội trường… Các dòng loa cũng được các hãng sản xuất liên tục cập nhật mẫu mã, cải tiến sản phẩm tạo ra được mức chất lượng tốt nhất.

+ Một số công dụng của các loại loa được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay.

-Hiện nay có rất nhiều cách, nhiều tiêu chí để phân loại loa như dựa vào củ loa, amply, công dụng của loa…Với mỗi cách phân loại khác nhau chúng ta sẽ dễ dàng hiểu được mục đích cũng như nên lựa chọn cho cấu hình âm thanh nào Cùng tìm hiểu tiếp nhé!

+ Công dụng của loa theo củ loa

Dựa vào củ loa (driver) thì chúng ta có thể chia thành 4 loại loa như:

 Loa tần số thấp: đáp ứng cho tần số thấp hay còn được gọi là đáp ứng cho các âm bass tăng khả năng tái hiện được độ sâu của âm thanh.

 Loa trung: đáp ứng cho dải tần trung (âm MID) phổ biến nhất trong tự nhiên Loa trung được coi là tốt khi đáp ứng được âm trung một cách chi tiết, rõ ràng.

 Loa tần số cao: hay còn gọi là loa Treble Đúng như tên gọi đáp ứng cho âm thanh đang ở tần số cao được gọi là âm Treble Góp phần tạo nên được âm thanh tươi sáng, sắc bén đến tai người nghe.

 Loa toàn dải: Thường phụ trách để đáp ứng cho các âm trung và âm cao Loa toàn dải để hoạt động tốt nhất cần được kết hợp với một loa tần số thấp ( loa siêu trầm).

Phân loại công dụng theo Amply của loa

Nếu như dựa vào Amply của loa chúng ta sẽ chia thành 2 loại loa như sau:

CÁC LOẠI LOA THƯỜNG GẶP

-Một số hình ảnh loa phổ biến

TÌM HIỂU VỀ AMPLY

TRÌNH BÀY CÁC CÔNG VIỆC LIÊN QUAN

VỊ TRÍ CỦA CÔNG VIỆC

Tìm hiểu, tham khảo làm quen với các thiết bị, các bo mạch liên quan về loa và

Sinh viên thực tập tại phân xưởng công ty

Biết được những kinh nghiệm cơ bản, làm quen với môi trường làm việc.

Lựa chọn các thiết bị điện tử để hàn bo mạch

Hàn loa và chọn thùng loa cho hợp lý

Sinh viên thực tập tại phân xưởng của Công ty

Nắm được quy trình về cách lắp các bo mạch lọc loa, cách ráp loa

Sửa, test loa và kiểm tra các loại loa và amply cho khách hàng

Sinh viên thực tập tại phân xưởng điện của Công ty

Biết được quy trình cách kiểm tra loa và một số mẹo sửa loa và cách kết nối loa với amply

4 Đi công tình lắp loa cho khách hàng

Tuần cuối Sinh viên thực tập tại phân xưởng của Công ty và một số công trình như quán nhậu, quán karaoke để lắp dàn âm

Biết cách gắn và kết nối dàn âm thanh như loa,amply, sup và bố trí loa hiểu quả đẹp đẽ và điều chỉnh âm thanh làm hài lòng thanh cho khách hàng khách hàng

Ngày đăng: 28/10/2024, 12:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w