1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ứng dụng chuyển Đổi số trong kiểm tra Đánh giá học sinh

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá học sinh
Tác giả Ngô Thị Lành
Trường học Trường THCS Lệ Viễn
Chuyên ngành Giáo dục
Thể loại Sáng kiến
Năm xuất bản 2024
Thành phố Sơn Động
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,4 MB

Nội dung

Hình thức kiểm tra vấn đáp kiểm tra bài cũ thường được thực hiện đầu tiết học nhằm đánh giá việc học bài ở nhà của học sinh trước khi đến lớp.. Tuy nhiên, khi chỉ sử dụng các hình thức k

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN SƠN ĐỘNG

TRƯỜNG THCS LỆ VIỄN

THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP

VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN: ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ

TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH

Họ tên tác giả: Ngô Thị Lành

Chức vụ: Giáo viên.

Đơn vị công tác: Trường THCS Lệ Viễn- Sơn Động

Bắc Giang

-Lệ Viễn tháng 5 năm 2024

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP

VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: “ Ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá học sinh”

2 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 25/9/2023

3 Các thông tin cần bảo mật: Không

4 Mô tả các giải pháp cũ thường làm

Thực hiện chủ trương dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh Đặc biệt, việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 Thực hiện kiểm tra đánh giá theo thông tư 26 (sửa đổi,

bổ sung thông tư 58); thông tư 22 thì việc kiểm tra đánh giá cần đa dạng về hình thức, công cụ Những năm học trước, việc kiểm tra thường xuyên học sinh tôi thường sử dụng hai hình thức chủ yếu là viết và vấn đáp (trừ tiết thực hành) Hình thức kiểm tra vấn đáp (kiểm tra bài cũ) thường được thực hiện đầu tiết học nhằm đánh giá việc học bài ở nhà của học sinh trước khi đến lớp

Hình thức kiểm tra viết thường diễn ra đầu giờ (kiểm tra kiến thức cũ) hoặc cuối giờ học ( kiểm tra kiến thức và vận dụng kiến thức tiết học), tôi thường sử dụng câu hỏi tự luận do rút ngắn được thời gian chép đề Thỉnh thoảng có phô tô

đề trắc nghiệm cho học sinh làm bài

Bên cạnh đó, để kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của học sinh ở nhà tôi thường dùng phương pháp phát vấn học sinh về các nội dung sẽ học trong bài mới trên

cơ sở đã giao nhiệm vụ về nhà tự tìm hiểu kiến thức bài mới vào cuối tiết học trước

Tuy nhiên, khi chỉ sử dụng các hình thức kiểm tra trên, tôi thấy bộc lộ một số hạn chế:

Thứ nhất: Việc kiểm tra bài cũ của học sinh chỉ bằng hình thức vấn đáp sẽ hạn chế số lượng học sinh được kiểm tra trong mỗi tiết học Phạm vi kiến thức được kiểm tra cũng không rộng, do liên quan đến thời gian cũng như dành cơ hội kiểm tra cho những học sinh khác Do đó, khó đánh giá được chính xác mức

độ chuẩn bị bài của toàn thể học sinh trong lớp ( những học sinh không được lên bảng kiểm tra)

Thứ hai: Việc kiểm tra thường xuyên viết chủ yếu bằng các câu hỏi tự luận có

ưu điểm là rèn được cho học sinh kỹ năng trình bày nhưng chưa đủ đáp ứng

Trang 3

2 được yêu cầu đổi mới kiểm - đánh giá, đa dạng các hình thức tra - đánh giá trong dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực của học sinh

Thứ ba: Kiểm tra viết bằng câu hỏi tự luận sẽ không kiểm tra được nhiều đơn

vị kiến thức trong thời gian giới hạn, khó đánh giá chính xác tổng thể mức độ nắm vững kiến thức đã học của học sinh

Thứ tư: Vấn đáp đầu giờ kiểm tra việc tự tìm hiểu bài mới đối với đại điện học sinh, khó đánh giá được mức độ chuẩn bị bài mới của học sinh toàn lớp Do

đó giáo viên khi xây dựng kế hoạch dạy học và tổ chức các hoạt động dạy học sẽ mang tính chủ quan, không bám sát đối tượng dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy

5 Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến

Đa dạng các hình thức kiểm tra – đánh giá học sinh, sử dụng phong phú các công cụ đánh giá theo Thông tư 22 và Thông tư 26 (sửa đổi, bổ sung Thông tư 58) “ Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến ” là yêu cầu chung của ngành giáo dục trong việc thực hiện kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

Ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá học sinh bên cạnh các phương pháp kiểm tra đánh giá truyền thống là cần thiết và đúng hướng theo định hướng phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay Theo Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 3 tháng 6 năm 2020 về “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” Trong

đó, liên quan đến ngành Giáo dục gồm hai nội dung: Chuyển đổi số trong quản

lý và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá

Thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực theo yêu cầu của chương trình GDPT 2018 Cần kết hợp đánh giá trên lớp với đánh giá việc tự học ở nhà, qua đó góp phần phát huy năng lực tự chủ - tự học, phẩm chất chăm chỉ của học sinh thông qua thực hiện nhiệm vụ về nhà được giao

Ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm giúp giáo viên trong một khoảng thời gian ngắn có thể đồng thời đánh giá được nhiều đối tượng học sinh và tăng tính khách quan khi đánh giá Tiết kiệm thời gian chấm bài so với đánh giá truyền thống nhờ chức năng chấm bài tự động của phần mềm, nền tảng; tiết kiệm chi phí cho giáo viên vì không phải in đề trắc nghiệm Mỗi bộ câu hỏi thiết kế có thể được sử dụng cho nhiều lớp học sinh trong cùng khối

Việc củng cố kiến thức của bài học, của chủ đề cho học sinh bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm là cần thiết Vì khi sử dụng bộ câu hỏi trắc nghiệm trong luyện tập,

Trang 4

ôn tập sẽ giúp củng cố, kiểm tra được phạm vi kiến thức rộng hơn Bên cạnh đó, giúp đáp ứng yêu cầu rèn kỹ năng trả lời câu hỏi trắc nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng bài làm kiểm tra định kỳ của bộ môn theo cấu trúc trắc nghiệm kết hợp với tự luận

Trong năm học 2023- 2024, bên cạnh các phương pháp kiểm tra đánh giá truyền thống, tôi đã ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá thông qua việc kết hợp sử dụng phần mềm plicker (thẻ Plicker) đánh giá học sinh phần luyện tập, ôn tập bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm trên lớp; sử dụng nền tảng Olm để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ tự học ở nhà của học sinh trường THCS Lệ Viễn (môn KHTN khối lớp 6, 7, 8 và môn Vật lí khối lớp 9) bằng bộ câu hỏi luyện tập, ôn tập Thông qua bài làm của học sinh, hệ thống sẽ tự động chấm điểm và tổng hợp điểm của từng học sinh, của toàn lớp

Nhờ đó, thời gian kiểm tra đánh giá học sinh được rút ngắn (điểm chấm tự động) Trong một lần, giáo viên có thể đánh giá được mức độ nắm vững và vận dụng kiến thức của học sinh cả lớp trong một khoảng thời gian ngắn, hạn chế được hiện tượng học sinh quay cop bài của bạn (khi dùng thẻ plicker) Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập ở nhà của tất cả học sinh trong lớp đó thông qua thống kê của hệ thống Olm Học sinh phải thực hiện nhiệm vụ học tập trong một khoảng thời gian giới hạn (khi đặt thời gian cho từng nhiệm vụ học tập cụ thể), nhờ đó giúp học sinh chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập được giao, theo yêu cầu về mức độ và tốc độ của từng bộ câu hỏi

Thông qua kết quả bài làm được thống kê tự động và kịp thời khi bài làm kết thúc, giúp học sinh được trực quan kiểm tra kết quả Góp phần làm tăng hứng thú học tập của học sinh đối với bộ môn Bên cạnh đó, qua việc kiểm tra kết quả bài làm ở nhà của học sinh giúp giáo viên có cơ sở xây dựng và điều chỉnh kế hoạch dạy học, phương pháp tổ chức tiết học tiếp theo hiệu quả hơn Đồng thời kết quả trả lời các câu hỏi trắc nghiệm của học sinh trên lớp (bằng thẻ plicker )

và ở nhà ( thông qua thống kê trên Olm) còn giúp giáo viên có căn cứ lấy điểm

và lựa chọn điểm đánh giá thường xuyên cho học sinh theo yêu cầu Thông tư 22

và Thông tư 26 (sửa đổi bổ sung thông tư 58) “Mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá nhiều lần trong đó chọn một số lần kiểm tra, đánh giá phù hợp với tiến trình dạy học theo kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, ghi kết quả đánh giá vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học”

6 Mục đích của giải pháp sáng kiến

Trang 5

4 Ứng dụng chuyển đổi số trong kiểm tra đánh giá nhằm đa dạng hình thức đánh giá học sinh bên cạnh các hình thức truyền thống Góp phần tiết kiệm thời gian, khách quan công bằng khi đánh giá, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục Thông qua đó giúp người giáo viên không ngừng học hỏi, ứng dụng tiến bộ của công nghệ thông tin

; khai thác tính năng của công nghệ thông tin vào giảng dạy trong kỷ nguyên số Đáp ứng yêu cầu đa dạng hình thức, công cụ kiểm tra – đánh giá Đáp ứng yêu cầu rèn luyện cho học sinh kỹ năng trả lời câu hỏi trắc nghiệm để làm tốt các bài kiểm theo hình thức kết hợp trắc nghiệm với tự luận

Thông qua kiểm tra trắc nghiệm bằng thẻ Plicker giúp học sinh rèn kỹ năng phân chia thời gian hợp lý để đảm bảo tốc độ làm bài

Thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm bằng nền tảng Olm giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian kiểm tra trên lớp Đồng thời đánh giá được học sinh toàn lớp trong mỗi lần kiểm tra Góp phần giúp các em phát triển được các năng lực, phẩm chất của người học

7 Nội dung:

7.1 Thuyết minh giải pháp mới

Thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, trong đó tăng cường sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh Đa dạng hoá các hình thức kiểm tra đánh giá; ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá và tăng cường sử dụng các nền tảng công nghệ vào việc hỗ trợ giảng dạy cũng như kiểm tra, đánh giá học sinh trong quá trình dạy học Với mục đích đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá theo yêu cầu chung Từ học kì I năm học 2023- 2024 tôi đã áp dụng một số giải pháp sau trong kiểm tra đánh giá đối với đối học sinh các khối lớp 6, 7, 8, 9 trường THCS Lệ Viễn thông qua hai nhóm giải pháp:

A Nhóm giải pháp 1: Sử dụng phần mềm Plicker để kiểm tra, đánh giá học sinh

Phần mềm Pliker là công cụ mới, được áp dụng trong kiểm tra đánh giá học sinh thông qua các câu hỏi trắc nghiệm khách quan Việc sử dụng thẻ Plicker là một trong những ứng dụng chuyển đổi số vào việc kiểm tra - đánh giá

Việc tăng cường rèn cho học sinh kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm giúp các

em rèn tư duy, tốc độ trả lời câu hỏi đảm bảo thời gian và kiến thức Đáp ứng xu hướng kiểm tra đánh giá nói chung, đặc biệt đáp ứng kỹ năng làm bài kiểm tra

Trang 6

định kỳ theo hình thức kết hợp trắc nghiệm với tự luận Theo hướng dẫn kiểm tra định kì của Sở giáo dục và Đào tạo Bắc Giang, Phòng giáo dục và đào tạo Sơn Động, đa số các môn, trong đó có môn Vật lí 9, môn KHTN ở các khối lớp

có tỷ lệ điểm trắc nghiệm chiếm 50% tổng số điểm toàn bài kiểm tra

( Hướng dẫn hình thức kiểm tra cuối học kì 1 năm học 2023- 2024 kèm theo công văn 598

ngày 6 tháng 12 năm 2023 của Phòng giáo dục và Đào tạo Sơn Động).

( Hướng dẫn hình thức kiểm tra cuối học kì 2 năm học 2023- 2024 kèm theo công văn 516

ngày 03 tháng 4 năm 2024 của Sở giáo dục và Đào tạo Bắc Giang).

Khi sử dụng thẻ Plicker, việc đồng thời học sinh cả lớp suy nghĩ và lựa chọn, giơ đáp án lựa chọn câu trả lời trong khoảng thời gian khống chế giúp kết quả

Trang 7

6 đánh giá được khách quan hơn vì học sinh không có thời gian để quay cóp bạn bên cạnh

Thời gian kiểm tra được khống chế (bằng đồng hồ đếm ngược) giúp giáo viên chủ động được việc căn thời gian cho các hoạt động tiết học Học sinh được thông báo kết quả ngay sau mỗi câu trả lời giúp tăng hứng thú học tập cho học sinh và các em được trực quan kiểm tra kết quả của mình, thông qua đó giúp tăng độ tin cậy đối với kết quả đạt được

( Cài đồng hồ đếm ngược vào các câu hỏi) Thẻ Plicker được tôi sử dụng để kiểm tra học sinh thông qua các câu hỏi trắc nghiệm trong các trường hợp:

a Kiểm tra kiến thức cũ đã học (đầu giờ)

b Kiểm tra kiến thức, kỹ năng học sinh nắm được trong tiết học thông qua làm bài tập luyện tập cuối tiết học

c Trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong tiết ôn tập chương (chủ đề), ôn tập kiểm tra định kì

( Hình ảnh các thẻ Plicker) Khi thực hiện nhóm giải pháp sử dụng phần mềm Plicker trong kiểm tra đánh giá học sinh, tôi thực hiện thông qua các bước chung sau:

Trang 8

Bước 1: Đăng ký tài khoản giáo viên trên phần mềm Plicker, tạo tài khoản cho học sinh

Bước 2: Xây dựng bộ câu hỏi

Bước 3: Thiết lập chế độ trình chiếu trước khi quét câu trả lời

Bước 4: Thực hiện kiểm tra câu hỏi trắc nghiệm bằng thẻ Plicker

Bước 5: Thống kê kết quả, đánh giá

Nhóm giải pháp 1 được tôi thực hiện gồm hai giải pháp cụ thể ( gồm giải pháp 1 và 2):

Giải pháp 1 Kiểm tra đánh giá thường xuyên tại lớp thông qua bộ câu hỏi trắc nghiệm bằng phần mềm Plicker

Giải pháp này được tôi áp dụng để kiểm tra kiến thức cũ đầu giờ và kiểm tra việc vận dụng kiến thức cuối giờ học đối với bài học kiến thức mới

Giải pháp được tôi thực hiện thông qua các bước sau:

Bước 1: Đăng ký tài khoản giáo viên trên phần mềm Plicker, tạo tài khoản cho học sinh

Lập danh sách học sinh của lớp Xuất thẻ, in thẻ cho học sinh (Có thể in cho mỗi lớp 1 bộ thẻ để dùng chung cho tất cả các môn học) Tải và cài đặt phần mềm Plicker trên điện thoại

Lưu ý: Với mỗi lớp, giáo viên chỉ cần tạo tài khoản Plicker cho học sinh 1 lần, dùng cho cả năm học

Bước 2: Xây dựng bộ câu hỏi

2.1 Câu hỏi kiểm tra kiến thức cũ đầu giờ: Câu hỏi được biên soạn bám sát các đơn vị kiên thức bài cũ đã học và đặc biệt kiến thức cũ liên quan đến bài mới

2.2 Câu hỏi luyện tập cuối buổi học: Các câu hỏi liên quan đến tất cả các đơn

vị kiến thức đã tìm hiểu trong tiết học Nhờ đó thông qua kết quả trả lời câu hỏi của học sinh giáo viên sẽ đánh giá được mức độ nắm vững kiến thức của các em đối với các đơn vị kiến thức đó

Câu hỏi có thể được tạo trực tiếp trên phần mềm hoặc soạn trên Word sau đó copy và paste vào phần mềm

Câu hỏi kiểm tra đầu giờ và câu hỏi luyện tập cuối tiết học thường được tôi thiết kế với số lượng 5 câu đến 10 câu vì liên quan đến thời gian giới hạn cho các phần kiểm tra đó

Trang 9

8 Câu hỏi thiết kế phần lớn là mức độ nhận biết và thông hiểu; tăng dần độ khó bao gồm vận dụng và vận dụng cao (từ 1 đến 2 câu) để phân hoá học đối tượng học sinh

Thời gian cài đặt cho mỗi câu hỏi có thể không giống nhau đối với các câu hỏi có độ khó khác nhau Việc cài đồng hồ đếm ngược trong mỗi câu hỏi giúp học sinh chủ động về thời gian đưa ra lựa chọn đáp án cuối cùng, đồng thời giúp giáo viên khống chế thời gian cho nội dung kiểm tra, tránh ảnh hưởng đến thời gian cả tiết học

Nếu sử dụng gói tài khoản vip (mất phí) thì có thể tạo bộ nhiều câu hỏi hơn Nếu dùng tài khoản miễn phí thì mỗi bộ chỉ được 5 câu hỏi Tôi sử dụng tài khoản miễn phí và tạo một đến hai bộ câu hỏi trong một lần kiểm tra

Bước 3: Thiết lập chế độ trình chiếu trước khi quét câu trả lời

Để đảm bảo kiểm soát được thẻ của những học sinh đã được quét, thẻ chưa được quét, số thẻ theo tên từng học sinh; học sinh không nhìn thấy đáp án lựa chọn của bạn khác, tôi cài các chế độ trình chiếu: hiển thị tên học sinh, hiện số thẻ, ẩn đáp án lựa chọn của mỗi học sinh khi được quét tránh học sinh chọn theo nhau

(Chế độ cài đặt hiện số thẻ và hiện tên học sinh, ẩn đáp án )

Bước 4: thực hiện kiểm tra câu hỏi trắc nghiệm bằng thẻ Plicker

4.1 Dùng phần mềm, quét đáp án của học sinh trên thẻ Plicker

- Tổ chức cho học sinh thực hiện trả lời câu hỏi theo trình tự đã biên soạn trong bộ câu hỏi: Mở bộ câu hỏi trên máy tính, đồng thời chọn bộ câu hỏi và tên lớp trên điện thoại

Trang 10

- Chiếu câu hỏi lên màn hình tivi, giáo viên đồng thời nhắc lại câu hỏi Học sinh suy nghĩ tìm câu trả lời

- Có tín hiệu hết giờ suy nghĩ, yêu cầu cả lớp giơ thẻ (đáp án được lựa chọn hướng lên trên, không để tay che khuất số thẻ hoặc phương án lựa chọn) Giáo viên tiến hành quét thẻ của học sinh lần lượt và yêu cầu thẻ nào đã được quét thì học sinh hạ thẻ xuống (thẻ được quét hiện trên màn hình điện thoại và hiện màu xanh trên danh sách tên học sinh chiếu trên màn hình ti vi)

(Giáo viên dùng điện thoại để quét đáp án từ các thẻ Plicker của học sinh ) 4.2 Trình chiếu khi kết thúc quét mỗi câu hỏi

Sau khi kết thúc quét mỗi câu hỏi, tôi cùng học sinh cả lớp kiểm tra đáp án đúng của câu hỏi đó, đáp án lựa chọn của mỗi học sinh bằng cách chọn chế độ trình diễn đáp án của học sinh, chế độ trình diễn số lượng lựa chọn mỗi phương

án của cả lớp đối với mỗi câu hỏi; chế độ màu cho đáp án đúng, sai ( VD: Đáp

án đúng màu xanh, đáp án sai màu đỏ)

Ngày đăng: 27/10/2024, 20:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w