- ưu điểm của lưới chiếu này là các góc hướng đo trên bản đồ đúng với góc hướngtương ứng trên thực địa; sai số về diện tích, hình dạng và cự li được hạn chế do chiếuthành nhiều múi; biến
Trang 1Chương 4 Thủy quyển
Chương 5 Sinh quyển
Chương 6 Một số quy luật của vỏ địa lí
ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI
Chương 7 Địa lí dân cư
Chương 8 Các nguồn lực, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế
Chương 9 Địa lí các ngành kinh tế
Chương 10 Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh
Trang 2PHẦN A.
MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI
Địa lí đại cương lớp 10 gồm Địa lí tự nhiên đại cương và Địa lí kinh tế - xã hội đạicương, nội dung chủ yếu là các thuật ngữ, khái niệm chung, một số sự vật và hiện tượngđịa lí, các mối liên hệ (tác động một chiều, liên hệ lẫn nhau, liên hệ nhân quả), quy luậtchung Các câu hỏi và bài tập địa lí đại cương thường tập trung vào các dạng phổ biếnsau:
1 Dạng câu hỏi về phân biệt, so sánh khái niệm, sự vật hiện tượng địa lí
- Thông thường loại câu hỏi này chủ yếu yêu cầu so sánh hoặc phân biệt hai kháiniệm, hai sự vật hoặc hiện tượng địa lí
- Cách học: Cần tìm và nêu được các dấu hiệu của khái niệm hoặc các đặc điểm cụthể của sự vật, hiện tượng
- Cách trả lời câu hỏi: Làm dàn ý các dấu hiệu của khái niệm hoặc dàn ý đặc điểm
cụ thể của sự vật,
hiện tượng
Ví dụ:
1) Phân biệt chế độ nhiệt ở Xích đạo và ở cực.
Cần nêu được các dấu hiệu cơ bản của khái niệm chế độ nhiệt về:
- Nhiệt độ trung bình năm
- Nhiệt độ tháng cực đại và cực tiểu
- Biên độ nhiệt độ năm
- Biến trình nhiệt độ năm
2) So sánh chế độ mưa ở bờ Đông và bờ Tây cận nhiệt đới.
Cần nêu được các dấu hiệu cơ bản của khái niệm chế độ mưa về:
- Tổng lượng mưa (lượng mưa trung bình năm)
- Tháng mưa cực đại, cực tiểu
Sự phân mùa mưa và khô
3) Phân biệt cơ cấu dân số theo tuổi và cơ cấu dân số theo giới.
Cần nêu được các dấu hiệu cơ bản của khái niệm cơ cấu dân số theo tuổi và theogiới về:
- Định nghĩa
- Tiêu chí xác định
- Nhân tố tác động
- Ý nghĩa đối với phát triển kinh tế - xã hội
2 Dạng câu hỏi về phân tích đặc điểm của sự vật, hiện tượng địa lí
- Câu hỏi yêu cầu phân tích cụ thể các đặc điểm của một sự vật, hiện tượng địa lí
Trang 3- Cách học: Tách riêng, chia nhỏ đối tượng hỏi theo các đặc điểm về loại hình, tínhchất để nhận xét, trình bày, diễn giải, làm sáng rõ.
- Cách trả lời câu hỏi: Theo dàn ý các đặc điểm cụ thể
+ Nhiệt độ trung bình năm giảm từ Xích đạo về hai cực
+ Biên độ nhiệt độ năm tăng từ Xích đạo về hai cực
- Theo lục địa, đại dương
+ Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều nằm trên lục địa
* Biên độ nhiệt độ của đại dương nhỏ, lục địa lớn
- Theo địa hình:
+ Càng lên cao nhiệt độ càng giảm
+ Thay đổi theo hướng phơi, độ dốc của sườn núi
b) Phân tích các tiêu chỉ đánh giả nền kinh tế của một quốc gia,
Cần trình bày câu trả lời theo dàn ý sau:
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP): Phản ánh quy mô của nền kinh tế
- Tổng thu nhập quốc gia (GNI): Phản ánh tổng thu nhập quốc dân
tượng khác
- GNI và GDP bình quân đầu người: Phản ánh mức sống dân cư ở một nước - Cơcấu ngành trong GDP: Phản ánh tỉ trọng của các ngành trong nền kinh tế 3 Dạng câuhỏi về phân tích tác động của một đối tượng đến đối - Câu hỏi yêu cầu phân tích tác độngcủa đối tượng này đến đối tượng khác - Cách học:
+ Tìm các đặc điểm cụ thể của đối tượng tác động, đối tượng bị tác động
+ Phân tích các đặc điểm cụ thể của đối tượng tác động đến đặc điểm cụ thể củađối tượng bị tác động
- Cách trả lời câu hỏi: Làm dàn ý đặc điểm của các đối tượng, các tác động cụ thể
Ví dụ:
1) Phân tích tác động của hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh đến chế độ nhiệt ở vùng nội chi tuyển.
Cần trình bày câu trả lời theo dàn ý sau:
- Mặt Trời lên thiên đỉnh:
+ Vùng nội chí tuyến: Hai lần trong năm
+ Xích đạo: 21/3 và 23/9
+Chí tuyến Bắc: 22/6; chí tuyến Nam: 22/12
Trang 4- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình; tháng cực đại, cực tiểu; biên độ nhiệt, biếntrình nhiệt
Tác động của Mặt Trời lên thiên đỉnh đến:
+ Nhiệt độ trung bình năm
+ Tháng cực đại, cực tiểu
+ Biên độ nhiệt độ năm
+ Biến trình nhiệt độ năm
2) Phân tích tác động của đô thị hoa đến phát triển kinh tế - xã hội ở các nước đang phát triển.
Cần trình bày câu trả lời theo dàn ý sau:
- Đô thị hoá
- Phát triển kinh tế - xã hội: Tổng thu nhập quốc dân (GDP), tốc độ tăng trưởngkinh tế, cơ cấu nền kinh tế, trình độ phát triển,
- Tác động tích cực:
+ Kinh tế: Góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, tạo động lực cho sự tăng trưởng kinh tế, tạo cơ sở cho công nghiệp hoá,
+ Xã hội: Góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm và thu nhập cho laođộng, làm thay đổi sự phân bố dân cư, thay đổi các quá trình dân số ở đô thị,
- Tiêu cực: Nảy sinh các vấn đề môi trường, xã hội,
4 Dạng câu hỏi về mối liên hệ lẫn nhau của các đối tượng địa lí
- Dạng câu hỏi: Liên hệ/ tác động qua lại giữa hai đối tượng
- Cách học: Xác định các đặc điểm cụ thể của mỗi đối tượng, từ đó suy luận về tácđộng của hai đối tượng với nhau
- Cách trả lời câu hỏi: Theo dàn ý các tác động
Ví dụ:
1) Phân tích mối quan hệ giữa giao thông vận tải và công nghiệp.
Cần trình bày câu trả lời theo dàn ý sau:
Giao thông vận tải: Phục vụ Công nghiệp: Sản xuất vật chất (tạo ra sản phẩm cho
xã hội)
- Công nghiệp tác động đến giao thông vận tải:
+ Cung cấp sản phẩm, vật tư, máy móc, thiết bị, trang bị năng lực
+ Tác động đến sự phân bố của mạng lưới giao thông
+ Thị trường của giao thông vận tải
- Giao thông vận tải tác động đến công nghiệp:
+ Phục vụ, tạo điều kiện sản xuất phát triển (cung ứng nguyên nhiên liệu, thiết bị;gắn sản xuất với thị trường, )
+ Tác động đến phân bố công nghiệp
+ Thị trường của công nghiệp
Trang 52) Phân tích mối quan hệ giữa công nghiệp hoá và đô thị hoá.
Cần trình bày câu trả lời theo dàn ý sau:
- Công nghiệp hoá: Chuyển nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệpsang công nghiệp Đô thị hoá: Tỉ lệ dân đô thị, quy mô và số lượng đô thị, lối sống đôthị
Công nghiệp hoá tác động đến đô thị hoá:
+ Tăng tỉ lệ dân cư đô thị
+ Mở rộng đô thị
+ Tạo lối sống đô thị
- Đô thị hoá tác động đến công nghiệp hoá:
+ Tạo cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, nước, )
+ Cung cấp lao động kĩ thuật, chất lượng cao
5 Dạng câu hỏi về mối liên hệ nhân quả
- Dạng hỏi: Tìm nguyên nhân dẫn đến kết quả (Câu hỏi thường dùng các động từ
để hỏi như: Tại sao? Giải thích tại sao? Nguyên nhân nào? )
- Cách học: Xác định đối tượng hỏi, tìm các nhân tố tác động đến đối tượng, vậndụng các nhân tố tác động để giải thích
- Cách trả lời câu hỏi: Làm dàn ý các nhân tố tác động đã được lựa chọn
+ Mùa hạ ở bán cầu Bắc (21/3 - 23/9): Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo có điểmviễn nhật, sức hút
của Mặt Trời yếu hơn, vận tốc quay chậm hơn, thời gian dài hơn (186 ngày)
+ Mùa hạ ở bán cầu Nam (23/9 - 21/3): Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo cóđiểm cận nhật, sức hút của Mặt Trời lớn hơn, vận tốc quay nhanh hơn, thời gian ngắnhơn (179 ngày)
2) Tại sao tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở các nước đang phát triển hiện nay vẫn còn cao?
Đối tượng hỏi: Việc làm
- Nhân tố tác động: Nền kinh tế, trình độ người lao động, các vấn đề xã hội
- Vận dụng các nhân tố để giải thích (gợi ý):
+ Nền kinh tế còn thấp, chậm phát triển, chủ yếu sản xuất nông nghiệp nên ít tạo raviệc làm
Trang 6+ Trình độ người lao động còn hạn chế, tỉ lệ lao động qua đào tạo còn thấp nênkhó tìm được việc làm + Các vấn đề xã hội tác động nhiều: Đô thị hoá tự phát, đào tạochưa cân đối với nhu cầu, tâm lí bám
đô thị của người đã được đào tạo,
6 Dạng câu hỏi về quy luật địa lí chung
- Dạng câu hỏi: Hỏi về nội dung của các quy luật
- Cách học: Xác định nội dung câu hỏi thuộc quy luật nào, sau đó vận dụng quyluật để làm sáng rõ
- Cách trả lời câu hỏi: Theo dàn ý
Vi dụ:
1) Giải thích tại sao sự phân bổ vành đai nhiệt trên Trái Đất có tính địa đời Tại sao ranh giới các vành đại nhiệt trên Trái Đất không trùng hợp với các đường vĩ tuyến?
- Nội dung câu hỏi thuộc quy luật địa đới và quy luật phi địa đới
- Vận dụng: Sử dụng các yếu tố tác động hình thành quy luật địa đới và quy luậtphi địa đới để giải thích - Giải thích (gợi ý):
+ Nêu sự phân bố 7 vòng đai nhiệt trên Trái Đất (thể hiện tính địa đới)
+ Nhiệt độ không khí chịu sự quy định của năng lượng bức xạ mặt trời Nănglượng bức xạ mặt trời thay đổi theo vĩ độ từ Xích đạo về cực nên có các vòng đai nhiệt từXích đạo về cực
+ Nhiệt độ không khí còn chịu tác động của bề mặt đệm (lục địa hay đại dương,núi cao hay đồng bằng thấp, ) nên sự phân bố các vành đai nhiệt không trùng hợp vớicác đường vĩ tuyến
2) Tại sao các thành phần tự nhiên và cảnh quan trên Trái Đất có sự phân hóa đa dạng?
- Nội dung câu hỏi thuộc quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí
- Vận dụng: Sử dụng nguyên nhân hình thành quy luật thống nhất và hoàn chỉnhcủa vỏ địa lí để giải thích - Giải thích (gợi ý):
+ Các thành phần tự nhiên và cảnh quan trên Trái Đất có sự phân hóa đa dạng:Phân hoá theo vĩ độ (từ Xích đạo về cực), theo kinh độ (theo lục địa, đại dương), theo độcao (theo các đại cao)
+ Nguyên nhân: Do các thành phần tự nhiên và cảnh quan trên Trái Đất đồng thờichịu tác động của năng lượng bức xạ mặt trời và các lực bên trong lòng Trái Đất (nộilực)
+ Năng lượng bức xạ mặt trời là cơ sở, nguồn gốc, động lực của các thành phần tựnhiên và cảnh trên Trái Đất Năng lượng này thay đổi theo vĩ độ từ Xích đạo về cực nêncác thành phần tự nhiên và cảnh quan trên Trái Đất cũng thay đổi theo vĩ độ
quan
+ Nội lực tạo ra lục địa, đại dương và các núi cao làm cho các thành phần tự nhiên
và cảnh quan trên Trái Đất thay đổi theo lục địa, đại dương và theo đại cao
Trang 7PHẦN B.
CÂU HỎI, BÀI TẬP
SỬ DỤNG BẢN ĐỒ
I KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ CHUYÊN SÂU
1 Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng trên bản đồ
- Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
+ Thể hiện các di chuyển của những hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội trên bản
đồ (ví dụ: hướng gió, dòng biển, luồng di dân, )
+ Biểu hiện được hướng di chuyển, khối lượng, tổc độ di chuyển của các đối tượngđịa lí
+ Biểu hiện được hướng di chuyển, khối lượng, tốc độ di chuyển của các đối tượngđịa lí
+ Phương pháp này giúp phân biệt được vùng này với vùng khác.
+ Có nhiều cách khác nhau để khoanh vùng trên bản đồ như: dùng các đường nétliền, đường nét đứt để tạo đường viền; dùng nét gạch hoặc kí hiệu, màu sắc để phân biệtcác vùng
- Phương pháp bản đồ - biểu đồ
+ Dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi của đơn vị lãnh thổ
+ Biểu hiện đặc điểm, số lượng hoặc cơ cấu, của một hiện tượng địa lí
2 Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống
- Chọn bản đồ phù hợp với nội dung (mục đích) cần tìm hiểu (học tập)
- Đọc bản đồ phải tìm hiểu tỉ lệ của bản đồ và kí hiệu trên bản đồ
+ Trước hết cần xem tỉ lệ của bản đồ
+ Nghiên cứu kĩ phần chú giải và kí hiệu để hiểu rõ nội dung các kí hiệu thể hiện
Trang 8trên bản đồ có liên quan đến nội dung cần tìm hiểu.
- Xác định phương hướng trên bản đồ
+ Dựa vào các đường kinh, vĩ tuyến để xác định phương hướng
+ Dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc
- Hiếu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trong bản đồ, trong Atlat
+ Đọc mối quan hệ giữa các dấu hiệu (đối tượng địa lí) ở bản đồ
+ Khi đọc bản đồ ở Atlat, giải thích một sự vật hoặc một hiện tượng địa lí nào đó,cần tìm hiểu các bản đồ có nội dung liên quan
+ Khi cần tìm hiểu đặc điểm, bản chất của một đối tượng địa lí ở một khu vực nào
đó, cần so sánh với bản đồ cùng loại của khu vực khác
- Đọc tổng hợp địa lí (tự nhiên hoặc kỉnh tế) một bản đồ.
- Một số ứng dụng của GPS và bản đồ trong đời sống
- GPS (tên đầy đủ trong tiếng anh là Global Positioning System)
+ Là hệ thống định vị toàn cầu, xác định vị trí dựa vào hệ thống vệ tinh GPS được
Mỹ xây dựng từ năm 1995, cho tới nay hầu như tất cả các thiết bị di động, và các thiết bịđiện tử đã và đang sử dụng hệ thống này nhằm mục đích cá nhân ở một mức độ nhấtđịnh
+ Là một hệ thống các vệ tinh (24 vệ tinh) bay xung quanh Trái Đất theo một quỹđạo chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất Các máy thu GPS nhận thôngtin này để xác định vị trí của đối tượng trên mặt đất, được hiển thị thông qua hệ toạ độđịa lí và độ cao trên mực nước biển
+ Để xác định được vị trí và theo dõi chuyển động, mỗi máy thu phải nhận đượctín hiệu đồng thời của ít nhất 3 vệ tinh Khi vị trí được xác định, GPS có thể tính toán vàcung cấp các thông tin về hướng và tốc độ di chuyển, khoảng cách tới điểm đến,
+ Khi nhận được tín hiệu từ vệ tinh, các máy thu trên mặt đất sẽ dựa vào tốc độtruyền tín hiệu để tính toán khoảng cách giữa đối tượng cần giám sát với các vệ tinh (tốithiểu 3 vệ tinh) Bằng cách này, vị trí của đối tượng cần giám sát trên mặt đất được xácđịnh
- Bản đồ số
+ Bản đồ số là một tập hợp có tổ chức, lưu trữ các dữ liệu bản đồ trên thiết bị cókhả năng đọc bằng máy tính và được thể hiện dưới dạng hình ảnh bản đồ (bản đồ ảo).Các bản đồ số thường được kết nối
với hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và phát triển trên môi trường Internet, tạothành hệ thống bản đồ trực tuyến, được tích hợp sẵn trên máy tính hoặc các thiết bị điện
tử thông minh
+ Bản đồ số bao gồm các thành phần cơ bản sau: Thiết bị ghi dữ liệu, máy tính, cơ
sở dữ liệu, thiết bị thể hiện bản đồ
- Một số đặc điếm cơ bản của bản đồ số:
+ Mỗi bản đồ số có một hệ quy chiếu nhất định, thường là hệ quy chiếu phẳng.Các thông tin không gian được tính toán và thể hiện trong hệ quy chiếu đã chọn
+ Mức độ đầy đủ các thông tin về nội dung và độ chính xác các yếu tố trong bản
đồ số hoàn toàn đáp ứng yêu cầu các tiêu chuẩn bản đồ theo thiết kế ban đầu
Trang 9+ Bản đồ không cần định hình phang bằng đồ họa, thực chất là tập hợp có tổ chứccác dữ liệu trong một hệ quy chiếu, không có tỷ lệ như bản đồ thông thường.
+ Hệ thống ký hiệu trong bản đồ số thực chất là các ký hiệu của bản đồ thôngthường đã số hóa Nhờ thế có thể thể hiện bản đồ dưới dạng hình ảnh trên màn hình hoặc
in ra giấy
+ Các yếu tố bản đồ giữ nguyên được độ chính xác của dữ liệu đo đạc ban đầu,không chịu ảnh hưởng của sai số đồ họa
III CÂU HỎI VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1 Tại sao các nhà hàng hải hay dùng bản đồ có các đường kinh, vĩ tuyến
từ Xích đạo đến cực Xích đạo có độ dài 2R, là vĩ tuyến duy nhất không có sai số độ dài
Từ Xích đạo về cực, các vĩ tuyến lần lượt bị kéo dài ra
- Ưu điểm của phép chiếu Meccato là góc trên bản đồ có độ lớn tương ứng bằnggóc trên quả Địa cầu, vì thế các bản đồ vẽ theo lưới chiếu này được dùng nhiều trongngành hàng hải, hàng không
Câu 2 Tại sao bản đồ Việt Nam thường dùng lưới chiếu ô vuông?
số thứ tự từ 1 đến 60, bắt đầu từ kinh tuyến gốc theo hướng từ tây sang đông Đườngkinh tuyến tiếp xúc với hình trụ là kinh tuyến chính Chiếu riêng biệt mỗi múi mỗi lần.Sau khi chiếu liên tiếp tất cả các múi, sẽ được hình chiếu toàn bộ bề mặt Trái Đất trênmặt phẳng
- ưu điểm của lưới chiếu này là các góc hướng đo trên bản đồ đúng với góc hướngtương ứng trên thực địa; sai số về diện tích, hình dạng và cự li được hạn chế do chiếuthành nhiều múi; biến dạng tỉ lệ dài trên kinh tuyến giữa không thay đổi, càng xa kinhtuyển giữa biến dạng độ dài và diện tích càng giảm
- Phép chiếu Gauss thường dùng cho vẽ bản đồ các nước có lãnh thổ chạy dài theohướng kinh tuyến Bản đồ Việt Nam nằm trong trường hợp này
Câu 3 Bản đồ địa lí chung và bản đồ địa lí chuyên đề khác nhau ở những điểm chủ yếu nào?
Hướng dẫn:
Trang 10- Bản đồ địa lí chung thể hiện các hiện tượng địa lý trên bề mặt Trái Đất cả về tựnhiên lẫn kinh tế - xã hội cùng một lúc, một cách đồng đều, không nhấn mạnh yếu tốnào; thường được dùng làm cơ sở để soạn các loại bản đồ khác Ví dụ: bản đồ tự nhiêncác châu, bản đồ tự nhiên thế giới
- Bản đồ địa lí chuyên đề có phân ra các thành phần chính và thành phần phụ.Thành phần chính là trọng tâm của bản đồ, được biểu hiện một cách rõ ràng, nổi bật, chitiết Thành phần phụ có tác dụng hỗ trợ cho thành phần chính, giúp cho việc sử dụng bản
đồ được dễ dàng Ví dụ: Trong bản đồ thuỷ văn thì các loại sông, hồ, đầm, được biểuhiện chi tiết, rõ, còn các điểm quần cư, đường giao thông chỉ được thể hiện một cách sơlược
- Bản đồ địa lí chung chỉ thể hiện các đối tượng theo dấu hiệu bên ngoài Còn bản
đồ địa lý chuyên đề đi sâu vào nội dung bên trong của các hiện tượng
- Số lượng và các thành phần biểu hiện trên bản đồ chuyên đề hẹp hơn ở bản đồđịa lý chung, nhưng mức độ chi tiết và đặc điểm của các đối tượng chính thì rõ nét hơn
Câu 4 Có phải lúc nào hướng phía trên của tờ bản đồ cũng đều là hướng bắc không? Muốn xác định hướng bắc phải căn cứ vào đâu?
Hướng dẫn:
- Không phải lúc nào cứ hướng phía trên của tờ bản đồ cũng đều là hướng bắc(mặc dù có nhiều bản đồ, hướng bắc trùng với hướng phía trên của tờ bản đồ) Để xácđịnh hướng bắc của tờ bản đồ, phải dựa vào các đường kinh tuyến
- Trên bề mặt quả Địa cầu, cực Bắc và cực Nam là nơi hội tụ của các đường kinhtuyến Neu qui ước phần giữa bản đồ là trung tâm, thì đầu trên của kinh tuyến chỉ hướngbắc, đầu dưới chỉ hướng nam Ngoài ra, có thể dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc có ở trên
tờ bản đồ để xác định hướng bắc của bản đồ
Câu 5 Trên bản đồ, các đặc điểm nào của địa hình được nhận biết qua đường bình độ?
Hướng dẫn:
- Trị số đường bình độ tăng dần từ ngoài vào trong: Vùng đất cao
- Trị số đường bình độ giảm dần từ ngoài vào trong: Vùng trũng
- Hai đường bình độ đối xứng nhau: Địa hình yên ngựa
- Hệ các đường bình độ có dạng chữ V: sống núi Qua các điểm mà ở đó đườngbình độ có độ cong lớn nhất (hệ các đường bình độ có dạng chữ V), vạch một đường, đó
là đường chia nước
- Hệ các đường bình độ có dạng chữ V ngược: Thung lũng Qua các điểm mà ở đóđường bình độ có độ cong lớn nhất (hệ các đường bình độ có chữ V ngược), vạch mộtđường, đó là đường tụ nước (đáy thung lũng)
- Các đường bình độ càng nằm gần nhau, thì địa hình có độ dốc lớn Các đườngbình độ càng nằm xa nhau, thì địa hình càng thoải
Câu 6 Trình bày phương pháp xác định độ dốc ở trên bản đồ địa hình.
Hướng dẫn:
- Với những khoảng cao đều giữa các đường bình độ trên bản đồ như nhau,khoảng cách giữa hai đường bình độ càng nhỏ thì độ nghiêng của sườn càng lớn và
Trang 11ngược lại Góc nghiêng của sườn (a) là góc đứng hợp bởi đường sườn và mặt phẳng nằmngang, có thê tính băng công thức:
tg a = h/d
- Trong đó: h là khoảng cao đêu của các đường bình độ có thê tính được băng cáchtính hiệu của hai đường bình độ; d là khoảng cách giữa hai đường bình độ có thể đo đượctrên bản đồ, và căn cứ vào tỉ lệ bản đồ mà tính được khoảng cách thực địa
- Sau khi tìm được đem tra ở bảng đối số (logarit), sẽ tìm được độ dốc cần tìm.Ngoài ra, có thể tính độ dốc trên bản đồ địa hình bằng thước đo độ dốc
Câu 7 Bản đồ giáo khoa giống và khác với bản đồ địa ỉí chung ở những điểm nào?
Hướng dẫn:
- Giống nhau: Bản đồ giáo khoa (BĐGK) mang những đặc điểm của bản đồ địa lí(BĐĐL) nói chung: xây dựng trên cơ sở toán học; thể hiện đổi tượng một cách chọn lọc,khái quát hoá; dùng ngôn ngữ bản đồ để phản ánh đối tượng
- Khác nhau: Do mục đích phục vụ cho việc dạy và học trong nhà trường, nênBĐGK còn có những tính chất riêng:
+ Tính khoa học: Giữa bản đồ và thực địa có độ chính xác tương ứng về mặt địa lý
và về cơ sở toán học bản đồ; giữa đặc điểm các hiện tượng được biểu hiện và nội dungcủa phương pháp thê hiện bản đô có sự phù họp nhau BĐGK có lượng thông tin thíchhợp Ngoài ra, tính khoa học còn thể hiện ở tính chọn lọc và tính tổng hợp, tính bao quát,tính trừu tượng,
+ Tính trực quan: BĐGK có tính khái quát cao, dùng nhiều hình ảnh trực quan,phương pháp biểu thị trực quan, trong nhiều trường họp vượt ra ngoài khuôn khổ của tỷ
Câu 8 Phương pháp nào sau đây thường được sử dụng để biểu hiện diện tích
và sản lượng lúa của các tỉnh nước ta trong cùng một thời gian?
Câu 10 Bản đồ địa lí không thể cho biết nội dung nào sau đây?
A Lịch sử phát triển tự nhiên B Hình dạng của một lãnh thổ
C bản đồ - biểu đồ D Vị trí của đối tượng địa lí.
Câu 11 Tỉ lệ 1: 9.000.000 được hiểu là 1cm trên bản đồ ứng với ngoài thực địa là
Trang 12C 90.000 dm D 90.000 cm
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM
CHƯƠNG 1 TRÁI ĐẤT
1 SỰ HÌNH THÀNH TRÁI ĐẤT, VỎ TRÁI ĐẤT VÀ VẬT LIỆU CẤU TẠO
VỎ TRÁI ĐẤT THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG
I NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠI
- Trình bày được nguồn gốc hình thành Trái Đất, đặc điểm của vỏ Trái Đất, các vậtliệu cấu tạo vỏ Trái Đất
- Trình bày được khái quát thuyết kiến tạo mảng; vận dụng để giải thích đượcnguyên nhân hình thành các vùng núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa
- Phân tích được hệ quả địa lí của các chuyển động chính của Trái Đất: Chuyểnđộng tự quay (sự luân phiên ngày đêm, giờ trên Trái Đất); chuyển động quanh Mặt Trời(các mùa trong năm, ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ)
- Liên hệ được thực tế địa phương về các mùa trong năm và chênh lệch thời gianngày đêm
- Sử dụng hình vẽ, lược đồ để phân tích được các hệ quả chuyển động của TráiĐất
II KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ CHUYÊN SÂU
1 Sự hình thành Trái Đất
- Các giả thuyết đều cho rằng Trái Đất được hình thành cùng với Hệ Mặt Trời
- Ban đầu Hệ Mặt Trời là một đám mây bụi và khí lớn gồm hyđrô, heli và cácnguyên tố hoá học nặng hơn, quay tròn gọi là tinh vân Mặt Trời
- Trong khi quay, lực hấp dẫn và quán tính làm đám mây trở nên phẳng như hìnhdạng một cái đĩa, vuông góc với trục quay của nó Đồng thời khối bụi lớn nhất tập trungvào trung tâm, nóng lên và cô đặc lại tạo thành Mặt Trời; phần còn lại xung quanh tạothành các vành xoắn ốc Các vành xoắn ốc dần dần kết tụ lại dưới tác dụng của trọng lực
và trở thành các hành tinh, trong đó có Trái Đất
2 Vỏ Trái Đất
- Vỏ Trái Đất nằm ở ngoài cùng của Trái Đất, gồm vỏ lục địa (bao phủ khoảng40% hành tinh) và vỏ đại dương (bao phủ khoảng 60% hành tinh) Vỏ có độ dày từ 5 km(ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa), rắn chắc,
Trang 133 Vật liệu cấu tạo Vỏ Trái Đất
- Trong vỏ Trái Đất có trên 5000 loại khoáng vật, nhiều nhất là nhóm khoáng vậtsilicat (chiếm hơn 90% vỏ Trái Đất)
Ba loại đá cấu tạo nên vỏ Trái Đất gồm: Đá macma, đá trầm tích và đá biến chất;trong đó, khoảng 95% là đá macma và đá biến chất, còn lại là đá trầm tích
+ Đá macma (granit, badan, ): Có các tinh thể thô hoặc mịn nằm xen kẽ nhau.Được hình thành từ khối macma nóng chảy ở dưới sâu nguội và rắn đi khi trào lên mặtđất
+ Đá trầm tích (đá sét, đá vôi, ): Có các lớp vật liệu dày, mỏng màu sắc khácnhau, nằm song song, xen kẽ với nhau Được hình thành ở những miền đất trũng do sựlắng tụ và nén chặt của các vật liệu phân huỷ từ các loại đá khác nhau
+ Đá biến chất (đá gơnai, đá hoa, ): Có các tinh thể khác nhau Được hình thành
từ các loại đá macma và trầm tích bị thay đổi tính chất trong điều kiện chịu tác động củanhiệt độ cao và sức nén lớn
4 Thuyết kiến tạo mảng
- Thạch quyển gồm một số mảng kiến tạo Các mảng này có bộ phận nổi cao trênmực nước biển là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng, thấp bị nước bao phủ là đạidương
- Các mảng kiến tạo lớn: Mảng Thái Bình Dương, mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a,mảng Âu - Á, mảng Phi, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Nam Cực
- Các mảng kiến tạo nổi lên trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc phần trên của lớpManti Hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầngManti trên làm cho các mảng không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo này
- Mỗi mảng kiến tạo đều trôi nổi tự do và di chuyển độc lập, tốc độ di chuyển củachúng không quá vài cm trong một năm Trong khi dịch chuyển, các mảng có thể tách rờinhau, xô vào nhau hoặc trượt qua nhau; kết quả là tạo ra các sống núi ngầm, động đất,núi lửa, các mạch núi trẻ,
III CÂU HỎI VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1 Khoáng vật và đá khác nhau như thế nào? Phân biệt ba loại đá macma, trầm tích, biến chất Hướng dẫn:
- Khoáng vật: Là những đơn chất hoặc hợp chất hoá học tự nhiên, xuất hiện do kếtquả hoạt động của những quá trình lí - hoá khác nhau xảy ra trong vỏ Trái Đất hoặc trên
bề mặt Trái Đất Ví dụ: vàng, kim cương (đơn chất); canxit, thạch anh, mica, (hợpchất)
- Đá: Là tập hợp có quy luật của một hay nhiều loại khoáng vật, chiếm phần chủyếu trong cấu tạo của vỏ Trái Đất
Trang 14+ Đá macma (granit, badan, ): Có các tinh thể thô hoặc mịn nằm xen kẽ nhau.Được hình thành từ khối macma nóng chảy ở dưới sâu nguội và rắn đi khi trào lên mặtđất Đây là loại đá rất cứng.
+ Đá trầm tích (đá sét, đá vôi ): Có các lớp vật liệu dày, mỏng màu sắc khácnhau, nằm song song, xen kẽ với nhau Được hình thành ở những miền đất trũng do sựlắng tụ và nén chặt của các vật liệu phân huỷ từ các loại đá khác nhau Đá này có chứahoá thạch và có nhiều vật liệu vụn nhỏ như sét, cát, sỏi, cuội, và xác sinh vật
+ Đá biến chất (đá gơnai, đá hoa, ): Có các tinh thể khác nhau Được hình thành
từ các loại đá macma và trầm tích bị thay đổi tính chất trong điều kiện chịu tác động củanhiệt độ cao và sức nén lớn
Câu 2 Tại sao ở nước ta, than đá được hình thành thành ở các khối núi như Tam Đảo, Hoàng Liên Sơ macma để rải trên nền đường sắt?
- Trong khi di chuyển các mảng kiến tạo có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau,…
Câu 4 Núi lửa và động đất thường xảy ra ở những nơi nào trên Trái Đất? Tại sao như vậy?
Hướng dẫn:
- Núi lửa và động đất thường xảy ra ở những nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo(ví dụ: Vành đai bờ Thái Bình Dương, vành đai dọc theo giữa đáy Đại Tây Dương, vànhđai Địa Trung Hải kéo dài sang Đông Nam Á, )
Trang 15- Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyển được cấu tạo bởi một số mảng kiến tạonằm kề nhau (7 mảng chính: Thái Bình Dương, Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a, Âu - Á, Phi, Bắc
Mĩ, Nam Mĩ, Nam Cực) Các mảng này nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc tầngtrên của lớp Manti và di chuyển một cách chậm chạp Mỗi mảng này thường gồm cảphần lục địa và phần đáy đại dương, nhưng có mảng chỉ có phần đại dương (mảng TháiBình Dương)
- Trong khi di chuyển, các mảng kiến tạo có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau,…Theo thuyết kiến tạo mảng, đó là nguyên nhân của các hiện tượng kiến tạo, động đất, núilửa
+ Khi hai mảng lục địa chuyển dịch xô vào nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng (ven bờcác mảng) đá sẽ bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành các dãy núi cao, sinh ra độngđất, núi lửa,…
+ Khi hai mảng tách xa nhau, ở các vết nứt tách tách dãn, macma sẽ trào lên, tạo racác dãy núi ngầm kèm theo hiện tượng động đất hoặc núi lửa,
Câu 5 Tại sao ở những vùng tiếp giáp của các mảng kiến tạo thường xảy ra núi lửa, động đất? Nêu lí do lãnh thổ Việt Nam không nằm trong “vành đai lửa Thái Bình Dương”?
Hướng dẫn:
- Ở những vùng tiếp giáp của các mảng kiến tạo là nơi có hoạt động kiến tạo xảy
ra mạnh nên thường xảy ra núi lửa, động đất
- Khi hai mảng kiến tạo xô vào nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng, đá sẽ bị nén ép,dồn lại và nhô lên, hình thành các dãy núi cao, sinh ra động đất, núi lửa,…(ví dụ: DãyHi-ma-lay-a được hình thành do mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a xô vào mảng Âu – Á)
- Khi hai mảng tách xa nhau, ở các vết nứt tách giãn, macma sẽ trào lên, tạo nêncác dãy núi ngầm, kèm theo hiện tượng động đất hoặc núi lửa (ví dụ, sống núi ngầm giữaĐại Tây Dương)
- Lãnh thổ Việt Nam thuộc mảng kiến tạo Âu - Á, không nằm ở vị trí tiếp giáp củamảng Thái Bình Dương và mảng Âu - Á nên không nằm ở “vành đai lửa Thái BìnhDương”
Câu 6 Tại sao trên Trái Đất hiện nay vẫn còn hoạt động của núi lửa và động đất?
Hướng dẫn:
- Thuyết kiến tạo mảng cho rằng, vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành đã bị gãy
vỡ, tách ra thành những mảng cứng, gọi là các mảng kiến tạo Thạch quyển được cấu tạobởi một số mảng kiến tạo nằm kề nhau Các mảng này nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánhdẻo thuộc tầng trên cùng của bao Manti và di chuyển một cách chậm chạp
Trang 16- Do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trongtầng Manti trên, nằm ngay dưới lớp vỏ Trái Đất, nên các mảng kiến tạo dịch chuyển.Hoạt động kiến tạo chủ yếu của Trái Đất tập trung tại ranh giới tiếp xúc giữa các mảng.
- Khi hai mảng chuyển động xô vào nhau, hoặc chờm lên nhau (tiếp xúc dồn ép),thì có thể hình thành các dãy núi cao (ví dụ: Hi-ma-lai-a được tạo nên do tiếp xúc dồn épgiữa hai mảng Âu – Á và Ấn Độ, An-đet được tạo nên do tiếp xúc dồn ép giữa hai mảngThái Bình Dương và Nam Mĩ), các vực biển sâu n nhau cũng ở (như ở phía tây TháiBình Dương) Đồng thời, ở chỗ hai mảng chờm lên, trượt lên nhau cũng xảy ra các hoạtđộng núi lửa và động đất
- Khi hai mảng tách xa nhau, ở các vết nứt tách giãn, macma sẽ trào lên, tạo ra cácdãy núi ngầm, kèm theo hiện tượng động đất hoặc núi lửa, Ví dụ, tiếp xúc tách giãn ởsống núi giữa Đại Tây Dương
- Các mảng kiến tạo hiện nay vẫn di chuyển (tuy rất chậm chạp) nên vẫn xảy rahiện tượng tiếp xúc giữa chúng, tạo nên hoạt động núi lửa và động đất
Câu 7 Phân tích mối liên quan giữa sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ trên Trái Đất với sự chuyển dịch các mảng kiến tạo của thạch quyển và giải thích (Câu hỏi đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm 2015).
+ Khi hai mảng kiến tạo tách rời nhau, ở các vết nứt tách dãn, macma sẽ trào lên,tạo ra các dãy núi ngầm, kèm theo hiện tượng động đất, núi lửa, tạo núi,
Câu 8 Mảng kiến tạo không phải là
A bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất
B những bộ phận lớn của đáy đại dương
C luôn luôn đứng yên không di chuyển
D chìm sâu mà nổi ở phần trên lớp Manti
Câu 9 Ở vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo không bao giờ
A xảy ra các loại hoạt động kiến tạo
B là những vùng ổn định của vỏ Trái Đất
C có nhiều hoạt động núi lửa, động
D có những sống núi ngầm ở đại dương
Trang 17Câu 10 Đá macma được hình thành
A từ dưới sâu nóng chảy, trào lên mặt đất nguội đi
B ở nơi trũng do sự lắng tụ và nén chặt các vật liệu
C từ trầm tích bị thay đổi tính chất do nhiệt độ cao
D từ đá biến chất bị thay đổi tính chất do sức nén lớn
Câu 11 Đá trầm tích được hình thành
A từ dưới sâu nóng chảy, trào lên mặt đất nguội đi B ở nơi trũng do sự lắng tụ
và nén chặt các vật liệu C từ trầm tích bị thay đổi tính chất do nhiệt độ cao D từ đábiến chất bị thay đổi tính chất do sức nén lớn
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM
2 HỆ QUẢ ĐỊA LÍ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT
I NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Phân tích được hệ quả địa lí của các chuyển động chính của Trái Đất: Chuyểnđộng tự quay (sự luân phiên ngày đêm, giờ trên Trái Đất); chuyển động quanh Mặt Trời(các mùa trong năm, ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ)
Liên hệ được thực tế địa phương về các mùa trong năm và chênh lệch thời gianngày đêm
Sử dụng hình vẽ, lược đồ để phân tích được các hệ quả chuyển động của TráiĐất
II KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ CHUYÊN SÂU
1 Chuyển động tự quay
- Sự luân phiên ngày đêm
Do Trái Đất hình khối cầu và tự quay quanh trục nên mọi nơi ở trên bề mặt TráiĐất đều có sự luân phiên ngày và đêm
- Giờ trên Trái Đất
+ Giờ địa phương: Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục, nên cùng mộtthời điểm, các địa điểm trên cùng một kinh tuyến đón Mặt Trời vào cùng thời điểm vàkhác với thời điểm ở các kinh tuyến khác, đó là giờ địa phương Như vậy, các địa điểmtrên Trái Đất nằm ở các kinh tuyến khác nhau có giờ địa phương khác nhau
Trang 18+ Giờ quốc tế: Để thống nhất sử dụng giờ trên thế giới, người ta chia bề mặt TráiĐất ra làm 24 khu vực giờ, mỗi khu vực giờ rộng 15 độ kinh tuyến, các địa phương nằmtrong cùng một khu vực sẽ thống nhất một giờ, đó là giờ múi Giờ ở khu vực số 0 đượclấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT (Greenwich Mean Time) Việt Nam nằm ở khu vực giờ
số 7 nên khi ở Luân Đôn là 0 giờ thì ở Việt Nam là 7 giờ cùng ngày
2, Chuyển động quanh Mặt Trời
- Các mùa trong năm: Do trục của Trái Đất nghiêng và không bị đổi phương khichuyển động nên trong khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời thì có lúc bán cầu Bắcngả về phía Mặt Trời, có lúc bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời Bán cầu nào ngả vềphía Mặt Trời sẽ nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, đó là mùa hạ của bán cầu đỏ vàngược lại Mỗi mùa trong năm có sự khác nhau về thời tiết, khí hậu và độ dài ngày đêm
- Ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ
+ Do nghiêng một góc 6633’ trên quỹ đạo chuyển động của Trái Đất xung quanhMặt Trời nên trục Trái Đất không trùng với vòng phân chia sáng tối
+ Trục Trái Đất và vòng phân chia sáng tối giao nhau tại Xích đạo, chia Xích đạolàm hai nửa bằng nhau làm cho phần được chiếu sáng và phần khuất trong bóng tối bằngnhau, quanh năm có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau
+Càng về hai cực diện tích hai phần đó càng chênh lệch nhau, thời gian ngày vàđêm càng chênh lệch nhiều Tại vòng cực có một ngày hoặc đêm dài 24 giờ (ngày địacực, đêm địa cực) Từ vòng cực số ngày và đêm đó càng tăng Ở hai cực có sáu thángngày và sáu tháng đêm
III CÂU HỎI VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1 Giờ địa phương và giờ khu vực khác nhau như thế nào? Tại sao khi đi qua đường chuyển ngày quốc tế thì cần phải tăng lên hay giảm đi một ngày lịch?
Hướng dẫn:
- Giờ địa phương (giờ mặt trời):
+ Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên ở cùngmột thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độcao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau,
đó là giờ địa phương (hay giờ mặt trời)
+ Là giờ riêng của mỗi địa điểm dựa vào vị trí của Mặt Trời làm tiêu chuẩn
+ Mỗi kinh tuyến có một giờ mặt trời
+ Các địa phương nằm trên cùng kinh tuyến có cùng một giờ mặt trời
+ Có ý nghĩa trong từng địa phương cụ thể
- Giờ quốc tế (khu vực):
+ Để tiện cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta quy định về giờ quốc tế
Trang 19+ Là giờ mặt trời trung bình của các kinh tuyến trong cùng một khu vực giờ.Người ta chia bề mặt Trái Đất thành 24 khu vực giờ, mỗi khu vực giờ rộng 15 độ kinhtuyến và đánh số thứ tự từ 0 đến 23 theo chiều từ tây sang đông.
+ Các địa phương nằm trong cùng khu vực giờ sẽ thống nhất một giờ, đó là giờkhu vực (giờ quốc tế) + Giờ của mỗi khu vực được tính theo kinh tuyến đi qua giữa khuvực đó Giờ ở khu vực số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT Việt Nam thuộc khuvực giờ số 7
+ Có ý nghĩa quốc tế
- Theo cách tính giờ khu vực, trên Trái Đất lúc nào cũng có một khu vực giờ mà ở
đó có hai ngày lịch khác nhau, do vậy một kinh tuyến được lấy làm mốc để đổi ngày Đó
là đường chuyển ngày quốc tế Nếu đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 180° thìlùi lại một ngày lịch, còn đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 180° thì tăng thêmmột ngày lịch cho phù hợp với thời gian nơi đến
Câu 2 Giải thích tại sao có hiện tượng chuyển động biểu kiến của Mặt Trời Hướng dẫn:
- Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời, nên khi đứng trên Trái Đấtnhìn Mặt Trời có ảo giác là Mặt Trời chuyển động Điều này được thấy rõ qua hiệntượng Mặt Trời lên thiên đỉnh (hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa) lầnlượt xảy ra tại các địa điểm từ vĩ tuyến 23°27′ N (ngày
22-12) cho tới vĩ tuyến 23°27′ B (ngày 22-6), rồi lại trở xuống 23°27′ N
- Chuyển động không có thật của Mặt Trời được gọi là chuyển động biểu kiếnhằng năm của Mặt Trời Câu 2 Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời giữa haichí tuyến ảnh hưởng tới dải áp thấp Xích đạo và mùa của vùng nhiệt đới như thế nào?(Câu hỏi đề thi chọn Học sinh giỏi quốc gia năm 2015)
+ Vào tháng 7: Dải áp thấp Xích đạo di chuyển lên bán cầu Bắc vì bán cầu Bắc làmùa hạ Ảnh hưởng đến mùa ở vùng nhiệt đới:
+ Từ 21/3 đến 23/9: Mặt Trời chuyển động biểu kiến lên bán cầu Bắc nên bán cầuBắc là mùa nóng,
bán cầu Nam là mùa lạnh
+ Từ 23/9 đến 21/3 (năm sau): Mặt Trời chuyển động biểu kiến xuống bán cầuNam nên bán cầu Nam là mùa nóng, bán cầu Bắc là mùa lạnh
Trang 20Câu 3 Thế nào là hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh? Những nơi nào trên Trái Đất có thể nhìn thấy Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu vào lúc 12 giờ trưa trong ngày?
Hướng dẫn:
- Thiên đỉnh là hiện tượng Mặt Trời đứng ở đỉnh đầu người quan sát Như vậy, dùđứng tại bất cứ nơi nào trên Trái Đất khi ngửa mặt nhìn thẳng đứng lên phía trên là nhìnlên thiên đỉnh
- Trọng lực (tức lực hấp dẫn của Trái Đất) có xu hướng kéo mọi vật về phía tâmcủa nó Vì thế hướng từ chân tới đỉnh đầu khi đứng thẳng chính là hướng nối từ tâm TráiĐất tới thiên đỉnh
- Nếu trục của Trái Đất không nghiêng thì Mặt Trời sẽ chỉ luôn ở thiên đỉnh đốivới người sống ở Xích đạo, vì người quan sát ở những vĩ độ khác có hướng nhìn thiênđỉnh khác và Mặt Trời không bao giờ có thể ở đỉnh đầu của họ
- Tuy nhiên, nhờ trục Trái Đất nghiêng 23°27, nên chính xác là Mặt Trời có thể tớithiên đỉnh vào những thời điểm khác nhau ở toàn bộ khu vực kéo dài từ 23°27′B tới23°27′N
- Chỉ có những địa điểm từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam mới thấy Mặt Trời ởđúng đỉnh đầu vào lúc 12 giờ trưa
+ Tại chí tuyến Bắc trong năm có một lần nhìn thấy Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu vàolúc 12 giờ trưa vào ngày Hạ chí (22/6); tại chí tuyến Nam – ngày Đông chí (22/12)
+ Tại Xích đạo, trong năm có hai lần nhìn thấy Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu vào lúc
12 giờ trưa, vào ngày Xuân phân (21/3) và Thu phân (23/9)
+Những nơi khác trong vùng nội chí tuyến trong năm có hai lần thấy Mặt Trời ởđúng đỉnh đầu vào lúc 12 giờ trưa
Câu 4 Những nơi nào trên Trái Đất trong năm nhìn thấy Mặt Trời lên thiên đỉnh? Những nơi nào có ngày và đêm dài bằng nhau quanh năm? Những nơi nào có ngày 24 giờ, đêm 24 giờ (ngày địa cực, đêm địa cực) và những nơi nào có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm?
Hướng dẫn:
- Những nơi trên Trái Đất trong năm nhìn thấy Mặt Trời lên thiên đỉnh: Các địađiểm từ vĩ tuyến 23°27′ N đến 23°27' B Do chuyển động biểu kiến hằng năm của MặtTrời lần lượt xảy ra tại các địa điểm từ vĩ tuyến 23°27′ N (ngày 22-12) cho tới 23 27’ B(22-6), rồi lại trở xuống 23°27′ N
- Những nơi có ngày và đêm dài bằng nhau quanh năm: Xích đạo Do đường phânchia sáng tối (ST) cắt với mặt phẳng qua trục Trái Đất tại Xích đạo và chia đường Xíchđạo ra làm hai phần bằng nhau
Trang 21- Những nơi có ngày địa cực, đêm địa cực (ngày dài 24 giờ, đêm 24 giờ): Vào mùa
hè, đường phân chia sáng tối nằm sau vòng cực Bắc và trước vòng cực Nam; vào mùađông, đường phân chia sáng tối nằm sau vòng cực Nam và trước vòng cực Bắc Do vậy,trong mùa hè, ở vòng cực Bắc đến cực Bắc có ngày 24 giờ, ở vòng cực Nam đến cựcNam có đêm 24 giờ; về mùa đông, ngược lại
- Những nơi có 6 tháng toàn ngày và 6 tháng toàn đêm: Ở hai cực Tại cực Bắc,suốt cả mùa hè hoàn toàn nằm trong phần chiếu sáng, suốt cả mùa đông hoàn toàn nằmtrong bóng tối; ở cực Nam, ngược lại Do vậy, ở hai cực có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm
Câu 5 Tại sao ở nước ta trong năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh, còn các nước nằm ở vĩ tuyến cao hơn 23°27 không có hiện tượng này? Tại sao vào lúc giữa trưa ngày 22/12 ở các địa phương nước ta đều nhìn thấy Mặt Trời chếch về phía nam, giữa trưa ngày 22/6 nhìn thấy Mặt Trời chếch về phía bắc? Hướng dẫn:
- Do Trái Đất đang chuyển động xung quanh Mặt Trời với trục nghiêng (23°27′với pháp tuyến của mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất) và không đổi phương Do đó, tia nắngvuông góc với tiếp tuyến ở bề mặt Trái Đất sẽ lần lượt di chuyển từ 23°27′ N lên 23°27′
B Trong vòng một năm, các địa điểm nội chí tuyến (trong đó có nước ta) đều có hai lầnMặt Trời lên thiên đỉnh
- Từ ngoài hai chí tuyến về hai cực không có hiện tượng này, do trục Trái Đấtnghiêng với mặt phẳng hoàng đạo (mặt phẳng chứa quỹ đạo Trái Đất) một góc bằng6633' Để tạo góc 900 thì góc phụ phải là 23°27′, trong khi đó các địa điểm ở ngoại chítuyến đều có vĩ độ lớn hơn 23027
- Vị trí nước ta ở bán cầu Bắc Mùa hạ, chuyển động biểu kiến của Mặt Trời về chítuyến Bắc, lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc ngày 22/6; mùa đông, chuyển động biểu kiếncủa Mặt Trời về chí tuyến Nam, lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam ngày 22/12 Do vậy, vềmùa hạ nhìn thấy Mặt Trời giữa trưa chếch về phía bắc, về mùa đông - chếch về phíanam
Câu 6 Vào những thời gian nào trong năm tất cả mọi địa điểm trên Trái Đất đều nhìn thấy Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây? Tại sao? Hướng dẫn:
- Mặt trời mọc ở chính Đông và lặn ở chính Tây phụ thuộc vào việc các tia sángcủa nó có cùng phương với mặt phẳng Xích đạo của Trái Đất hay không
Vào ngày Xuân phân (21/3) và Thu phân (23/9) mọi địa điểm trên Trái Đất đềunhìn thấy Mặt Trời mọc chính Đông và lặn chính Tây, do Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Xíchđạo, tia tới của Mặt Trời song song với mặt phẳng Xích đạo
Câu 7 Tại sao mùa hạ ở vùng ôn đới của bán cầu Bắc dài hơn mùa hạ ở vùng
ôn đới của bán cầu Nam? Hướng dẫn:
- Mùa hạ ở bán cầu Bắc (186 ngày) dài hơn mùa hạ ở bán cầu Nam (179 ngày)
- Mùa hạ của bán cầu Bắc từ ngày 21/3 đến 23/9, là thời kì Trái Đất quay trên phầnquỹ đạo có điểm viễn nhật, sức hút của Mặt Trời nhỏ, tốc độ quay chậm hơn, thời giandài hơn (186 ngày)
Trang 22- Mùa hạ của bán cầu Nam từ ngày 23/9 đến 21/3, là thời kì Trái Đất quay trênphần quỹ đạo có điểm cận nhật, sức hút của Mặt Trời lớn, tốc độ quay nhanh hơn, thờigian ngắn hơn (179 ngày).
Câu 8 Tại sao nhiệt độ trung bình về mùa hạ của bán cầu Bắc cao hơn nhiệt
độ trung bình về mùa hạ ở bán cầu Nam?
Câu 9 Tại sao ở cực và vùng nhiệt đới có sự chênh lệch nhiệt độ và ánh sáng
rõ rệt ở hai mùa, còn ở ôn đới rõ ở bốn mùa?
- Do Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hình elip, nên cónơi gần Mặt Trời và có nơi xa Mặt Trời Trái Đất đến gần Mặt Trời nhất thường vàongày 3/1 (điểm cận nhật) và ở xa Mặt Trời nhất thường vào ngày 5/7 (điểm viễn nhật)
- Mùa hạ của bán cầu Bắc từ ngày 21/3 đến 23/9, là thời kì Trái Đất quay trên phầnquỹ đạo có điểm viễn nhật, sức hút của Mặt Trời nhỏ, tốc độ quay chậm hơn, thời giandài hơn (186 ngày)
- Mùa hạ của bán cầu Nam từ ngày 23/9 đến 21/3, là thời kì Trái Đất quay trênphần quỹ đạo có điểm cận nhật, sức hút của Mặt Trời lớn, tốc độ quay nhanh hơn, thờigian ngắn hơn (179 ngày)
Trang 23Câu 11 Tại sao càng về phía cực, biên độ nhiệt độ năm càng lớn, sự chênh lệch độ dài ngày đêm càng nhiều?
Hướng dẫn:
- Càng về phía cực (Bắc, Nam), chênh lệch góc nhập xạ và thời gian chiếu sángcàng nhiều (tại cực có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm) nên chênh lệch nhiệt độ giữa haimùa càng lớn (biên độ nhiệt độ năm càng lớn)
- Càng về phía cực, đường phân chia sáng tối và trục của Trái Đất càng xa nhau,chênh lệch diện tích phần chiếu sáng và phần khuất trong bóng tối càng nhiều, chênhlệch độ dài ngày đêm càng nhiều
Câu 12 Phân tích tác động của chuyển động biểu kiến Mặt Trời đến lượng nhiệt, ánh sáng và độ dài ngày đêm trên Trái Đất.
Hướng dẫn:
- Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời: Từ 21/3 đến 22/6 chuyển động biểu kiến từXích đạo lên chí tuyến Bắc, lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc ngày 22/6, sau đó từ 22/6 đến23/9 chuyển động biểu kiến về phía Xích đạo, lên thiên đỉnh ở Xích đạo ngày 23/9 Từ23/9 Mặt Trời chuyển động biểu kiến về chí tuyến Nam, lên thiên đỉnh ở chỉ tuyến Namngày 22/12, sau đó chuyển động biểu kiến về Xích đạo và lên thiên đỉnh ở Xích đạo ngày21/3 Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời đã tạo ra các mùa trong năm với lượng nhiệt,ánh sáng và độ dài ngày đêm khác nhau
- Mùa xuân (21/3 - 22/6): Mặt Trời bắt đầu di chuyển biểu kiến từ Xích đạo lên chítuyến Bắc, lượng nhiệt tăng dần nhưng vì mới bắt đầu tích luỹ nên nhiệt độ chưa cao, tiếttrời ấm áp Diện tích phần chiếu sáng bắt đầu lớn hơn phần khuất trong bóng tối nênngày bắt đầu dài hơn đêm
- Mùa hạ (22/6 - 23/9): Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc (ngày 22/6) và dichuyển biểu kiến về Xích đạo, góc nhập xạ lớn, lượng nhiệt được tích luỹ nhiều, nhiệt độcao Diện tích phần chiếu sáng lớn hơn phần khuất trong bóng tối do bán cầu Bắc gầnnhất với Mặt Trời, ngày dài hơn đêm Ngày 22/6 có thời gian ban ngày dài nhất, thờigian ban đêm ngắn nhất trong một năm
- Mùa thu (23/9 - 22/12): Mặt Trời di chuyển biểu kiến về chí tuyến Nam, gócnhập xạ tuy giảm nhưng còn lượng nhiệt tích luỹ trong mùa hạ nên nhiệt độ không còncao nữa nhưng cũng không thấp, tiết trời mát mẻ Diện tích phần chiếu sáng bắt đầu thuhẹp, diện tích phần khuất trong bóng tối mở rộng, ngày bắt đầu ngắn hơn đêm
- Mùa đông (22/12 - 21/3): Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam (ngày 22/12)
và di chuyển biểu kiến về Xích đạo, góc nhập xạ nhỏ, mặt đất đã tiêu hao hết lượng nhiệt
dự trữ, nhiệt độ hạ thấp Diện tích phần chiếu sáng nhỏ hơn phần khuất trong bóng tối dobán cầu Bắc ở xa Mặt Trời nhất, ngày ngắn hơn đêm Ngày 22/12 có thời gian ban ngàyngắn nhất, thời gian ban đêm dài nhất trong một năm Câu 13 Giải thích hiện tượng ngàyđêm dài ngắn theo mùa ở khu vực nội chí tuyến Tại sao ngày có thời gian ngày dài hơn
Trang 24đêm ở bán cầu Bắc nhiều hơn ở bán cầu Nam? (Câu hỏi đề thi chọn Học sinh giỏi quốcgia năm 2018)
Hướng dẫn:
- Giải thích hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa ở khu vực nội chí tuyến:+ Xích đạo: Đường phân chia sáng tối cắt trục Trái Đất chia Xích đạo ra hai phầnbằng nhau, ngày đêm dài bằng nhau quanh năm
+ Các địa điểm khác: Mùa hạ, bán cầu Bắc chúc về phía Mặt Trời nhận được nhiềuánh sáng hơn, diện tích phần được chiếu sáng lớn hơn phần khuất trong bóng tối, ngàydài hơn đêm; mùa đông ngược lại
- Số ngày có thời gian ngày dài hơn đêm ở bán cầu Bắc nhiều hơn ở bán cầu Nam: + Mùa hạ có ngày dài hơn đêm, bán cầu Bắc có mùa hạ dài hơn bán cầu Nam.+ Bán cầu Bắc về mùa hạ chuyển động trên quỹ đạo có điểm viễn nhật, sức hútMặt Trời yếu hơn, vận tốc quay nhỏ hơn, thời gian chuyển động chậm hơn nên số ngàydài hơn; bán cầu Nam ngược lại
Câu 14 Ở mỗi bán cầu (Bắc, Nam), ngày nào trong năm có thời gian ban ngày dài nhất? ngày nào có đêm dài nhất
Hướng dẫn:
- Ở bán cầu Bắc: Ngày Hạ chí (22/6), tia tới vuông góc với chí tuyến Bắc lúc 12giờ trưa; mọi địa điểm ở nửa cầu Bắc có ngày dài nhất trong năm, đêm ngắn nhất trongnăm (nửa cầu Nam ngược lại, có đêm dài nhất, ngày ngắn nhất)
- Ở bán cầu Nam: Ngày Đông chí (22/12), tia tới vuông góc với chí tuyến Nam lúc
12 giờ trưa; mọi địa điểm ở nửa cầu Nam có ngày dài nhất trong năm, đêm ngắn nhấttrong năm (nửa cầu Bắc ngược lại, có đêm dài nhất, ngày ngắn nhất)
Câu 15 Tại sao càng về hai cực, độ dài ngày đêm chênh nhau càng nhiều?
Hướng dẫn:
- Tại Xích đạo, đường phân chia sáng tối giao nhau với trục Trái Đất, chia Xíchđạo ra hai phần bằng nhau, diện tích phần được chiếu sáng và phần khuất trong bóng tốibằng nhau, ngày và đêm bằng nhau
- Từ Xích đạo về hai cực, khoảng cách giữa đường phân chia sáng tối và trục TráiĐất càng rộng ra, phần được chiếu sáng và phần khuất trong bóng tối càng chênh lệchnhau nhiều Do vậy, ngày đêm chênh nhau càng lớn
Câu 16 Giải thích tại sao vào ngày 22/6 ở bán cầu Bắc, số giờ chiếu sáng càng
về cực càng nhiều và từ vòng cực về cực có ngày dài 24 giờ; vào ngày 21/3 và 23/9, ở mọi nơi trên Trái Đất đều có thời gian ngày đêm dài bằng nhau.
Hướng dẫn:
Trang 25- Ngày 22/6:
+ Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc, bán cầu Bắc chúc về phía Mặt Trờinhận được nhiều ánh sáng; càng về cực diện tích phần chiếu sáng càng lớn hơn phầnkhuất trong tối nên số giờ chiếu sáng càng nhiều + Đường phân chia sáng tối nằm sauvòng cực Bắc nên từ vòng cực Bắc đến cực Bắc có ngày dài 24 giờ, tuy nhiên càng vềcực số ngày 24 giờ càng nhiều và có 6 tháng ngày tại cực Bắc
- Ngày 21/3 và 23/9: Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Xích đạo, đường phân chia sáng tốitrùng với mặt phẳng đi qua trục Trái Đất, mọi địa điểm trên Trái Đất có phần diện tíchđược chiếu sáng bằng phần khuất tối, ngày và đêm bằng nhau
Câu 17 Tại sao có hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ?
+ Khi bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì đó là mùa hạ của bán cầu đó, đườngphân chia sáng tối dịch chuyển dần ra phía sau vòng cực, diện tích được chiếu sáng lớnhơn diện tích nằm trong bóng tối, ngày dài hơn đêm ở tất cả các vĩ độ thuộc bán cầu
+ Ngược lại, khi bán cầu đó chếch xa Mặt Trời thì đó là mùa đông của bán cầu đó,đường phân chia sáng tối dịch chuyển dần ra phía trước vòng cực, diện tích được chiếusáng nhỏ hơn diện tích nằm trong bóng tối, ngày ngắn hơn đêm ở tất cả các vĩ độ thuộcbán cầu đó
- Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ
+ Do đường phân chia sáng tối và trục của Trái Đất không trùng nhau, tại Xích đạochúng cắt nhau chia Xích đạo ra hai phần bằng nhau nên trong năm tại Xích đạo lúc nàocũng có ngày đêm dài bằng nhau
+ Càng về phía cực, đường phân chia sáng tối và trục của Trái Đất càng xa nhau,chênh lệch diện tích phần chiếu sáng và phần khuất trong bóng tối càng nhiều, chênhlệch độ dài ngày đêm càng nhiều
Câu 18 Cho biết sự khác nhau giữa điểm cực Bắc (Lũng Cú, vĩ độ 23°23'B)
và điểm cực Nam (Đất Mũi, vĩ độ 8°34'B) trên đất liền nước ta về độ dài ban ngày,
độ dài ban đêm Tại sao có sự khác nhau đó?
Hướng dẫn:
- Vào mùa hạ, ở Lũng Cú có ngày dài hơn ngày ở Đất Mũi; vào mùa đông, ở Lũng
Cú có đêm dài hơn đêm ở Đất Mũi
Trang 26Do khi Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời, đường phân chia sáng tối và trụcTrái Đất giao nhau tại Xích đạo, chia Xích đạo ra thành hai phần bằng nhau, tại đâyquanh năm có ngày và đêm dài bằng nhau - Càng xa Xích dạo về phía hai cực, đườngphân chia sáng tối và trục Trái Đất càng xa nhau, độ dài ngày và đêm chênh lệch nhaucàng nhiều Vào mùa hạ ở bán cầu Bắc, càng đi về phía cực thời gian ban ngày càng dàihơn thời gian ban ngày ở những vĩ độ gần Xích đạo Vào mùa đông ở bán cầu Bắc, càng
đi về phía cực thời gian ban đêm càng dài hơn thời gian ban đêm ở những vĩ độ gần Xíchđạo
Câu 19 Tại sao ở Xích đạo quanh năm có hiện tượng ngày đêm dài bằng nhau? Tại sao vào ngày 22/6 càng về cực Bắc thời gian ban ngày càng dài, vào ngày 22/12 càng về cực Nam thời gian ban ngày càng dài?
Hướng dẫn:
- Ở Xích đạo quanh năm có hiện tượng ngày đêm dài bằng nhau Do trong khichuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương, đường phânchia sáng tối giao nhau với trục Trái Đất chia đôi Xích đạo ra hai phần bằng nhau, mộtphần nằm trong ánh sáng, một phần nằm trong bóng tối - Ngày 22/6, tia mặt trời chiếuvuông góc với chí tuyến Bắc, nửa cầu Bắc quay về phía Mặt Trời, nên càng về phía cựcBắc diện tích phần được chiếu sáng càng lớn; ngược lại, phần diện tích nằm khuất bóngtối càng nhiều; do đó số giờ chiếu sáng trong ngày 22/6 càng về cực Bắc càng nhiều, thờigian ban ngày càng dài
- Ngày 22/12, tia mặt trời chiếu vuông góc với chí tuyến Nam, nửa cầu Nam quay
về phía Mặt Trời, nên càng về phía cực Nam diện tích phần được chiếu sáng càng lớn;ngược lại, phần diện tích nằm khuất trong bóng tối càng nhiều; do đó số giờ chiếu sángtrong ngày 22/12 càng về cực Nam càng nhiều, thời gian ban ngày càng dài
Câu 20 Phân tích tác động của chuyển động biểu kiến mặt trời đến thời gian dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ trong các ngày Hạ chí (22/6), Đông chí (22/12), Thu phân (21/3) và Xuân phân (23/9)
+ Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời về phía nửa cầu Nam, Mặt Trời lên thiênđỉnh ở chí tuyến Nam + Nửa cầu Nam là mùa hạ, nửa cầu Bắc là mùa đông Mùa hạ ởnửa cầu Nam và mùa đông ở bán cầu Bắc có 179 ngày
Trang 27+ Càng về vĩ độ cao ở nửa cầu Nam, ngày càng dài hơn đêm; ở vòng cực Nam cóngày dài 24 giờ; từ vòng cực Nam đến Nam số ngày dài 24 giờ tăng lên; tại cực Nam có
6 tháng ngày Ở bán cầu Bắc, ngược lại - Ngày Xuân phân (21/3) và Thu phân (23/9):
+ Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Xích đạo
+ Là thời gian chuyển tiếp từ mùa đông sang mùa hạ và từ mùa hạ sang mùa đông
ở bán cầu Bắc Ở bán cầu Nam, ngược lại
+ Ngày và đêm dài bằng nhau trên toàn thế giới; ở hai cực có thời gian toàn đêm
Câu 21 Vào những ngày nào và ở địa điểm nào trên Trái Đất có thời gian ngày, đêm dài bằng nhau? Hướng dẫn:
- Vào ngày Xuân phân (21/3) và ngày Thu phân (23/9), Mặt trời lên thiên đỉnh ởXích đạo, vòng sáng tối trùng với mặt phẳng đi qua trục Trái Đất, tất cả mọi địa điểmtrên Trái Đất có thời gian được chiếu sáng và thời gian khuất trong bóng tối bằng nhau,nên độ dài ngày đêm bằng nhau
Ở Xích đạo, vòng sáng tối luôn giao nhau với trục Trái Đất ở tâm, chia đườngXích đạo thành hai phần bằng nhau, một phần được chiếu sáng và một phần khuất trongbóng tối, nên quanh năm đều có ngày và đêm dài bằng nhau
Câu 22 Tại sao từ vòng cực (Bắc, Nam) về cực (Bắc, Nam) có hiện tượng ngày dài 24 giờ
Hướng dẫn:
- Ở bán cầu Bắc:
+ Từ vòng cực Bắc về đến cực Bắc vào mùa hạ có hiện tượng ngày dài 24 giờ.cực Bắc, + Giải thích: Vào mùa hạ, đường phân chia sáng tối dịch chuyển từ sauvòng cực Bắc về toàn bộ khu vực đó được chiếu sáng toàn phần do đó có ngày dài 24giờ Trong thời gian đó, khu vực từ vòng cực Nam đến cực Nam có đêm dài 24 giờ
- Ở bán cầu Nam:
+ Từ vòng cực Nam về đến cực Nam vào mùa hạ có hiện tượng ngày dài 24 giờ.+ Giải thích: Vào mùa hạ, đường phân chia sáng tối dịch chuyển từ sau vòng cựcNam về cực Nam, toàn bộ khu vực đó được chiếu sáng toàn phần do đó có ngày dài 24giờ Trong thời gian đó, khu vực từ vòng cực Bắc đến cực Bắc có đêm dài 24 giờ
Câu 23 Giải thích tại sao số ngày dài 24 giờ và số đêm dài 24 giờ ở cực Bắc không bằng nhau? Hướng dẫn:
- Ở cực Bắc có số ngày dài 24 giờ (ngày địa cực) là 186 ngày, số đêm dài 24 giờ(đêm địa cực) là 179 ngày - Ngày địa cực chỉ có ở mùa hạ, đêm địa cực chỉ có ở mùađông Số ngày địa cực và đêm địa cực khác nhau do độ dài mùa hạ và mùa đông ở Bắcbán cầu khác nhau
Trang 28- Mùa hạ ở bán cầu Bắc (từ ngày 21/3 đến ngày 23/9): Trái Đất chuyển động trênphần quỹ đạo ở xa Mặt Trời chịu lực hút nhỏ hơn, vận tốc chuyển động trên quỹ đạogiảm, thời gian chuyển động dài hơn, nên cực Bắc có số ngày dài 24 giờ là 186 ngày.
- Mùa đông ở bán cầu Bắc (từ ngày 23/9 đến 21/3): Trái Đất chuyển động ở trênphần quỹ đạo ở gần Mặt Trời, chịu sức hút của Mặt Trời lớn hơn, vận tốc chuyển độngnhanh hơn, thời gian chuyển động ngắn hơn, nên ở cực Bắc có đêm dài 24 giờ là 179ngày
Câu 24 Khi Trái Đất tự quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất (trừ hai cực) đều có
A vận tốc dài giống nhau
Câu 27 Theo cách tính giờ múi, trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ
mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau, nên phải chọn một đối tượng làm mốc để đổi ngày Đối tượng đó là
A bán cầu Đông
B kinh tuyến 180 độ
C kinh tuyến 0 độ
Trang 29D bán cầu Tây.
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM
CHƯƠNG 2 THẠCH QUYỂN
I NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Trình bày được khái niệm thạch quyển; phân biệt được thạch quyển với vỏ TráiĐất
- Trình bày khái niệm nội lực, ngoại lực; nguyên nhân của chúng; tác động đến sựhình thành địa hình bề mặt Trái Đất
- Phân tích được sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh về tác động của nội lực, ngoại lực đếnđịa hình bề mặt Trái Đất
- Nhận xét và giải thích được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa trên bảnđồ
II KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ CHUYÊN SÂU
1 Khái niệm thạch quyển
- Thạch quyển là phần trên cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trêncủa lớp Manti Thành phần cấu tạo của thạch quyển chủ yếu là các đá ở thể rắn
- Giới hạn dưới của thạch quyển ở độ sâu khoảng 100km Độ dày thạch quyểnkhông đồng nhất, mỏng hơn ở vỏ đại dương và dày hơn ở vỏ lục địa
2 Nội lực và ngoại lực Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa
a) Nội lực
- Nội lực: Là lực sinh ra bởi các quá trình có liên quan đến nguồn năng lượng từtrong lòng Trái Đất (phá huỷ các chất phóng xạ, dịch chuyển vật chất do trọng lực, cácphản ứng hoá học)
- Nội lực tạo ra các vận động kiến tạo làm biến dạng vỏ Trái Đất, tạo nên sự thayđổi địa hình + Hiện tượng uốn nếp: Xuất hiện ở những khu vực vỏ Trái Đất cấu tạo bởicác đá mềm, khi bị nén ép sẽ hình thành các nếp uốn Nếu cường độ nén ép mạnh sẽ hìnhthành các vùng núi uốn nếp (hệ thống núi Himalaya, dãy núi AnĐét, )
+ Hiện tượng đứt gãy: Tại những khu vực cấu tạo bởi đá cứng, các vận động kiếntạo làm các lớp đá của vỏ Trái Đất bị nứt vỡ, hình thành các vết nứt hoặc đứt gãy kéodài Hai bên đứt gãy, các bộ phận của vỏ Trái Đất có thể nâng cao (tạo thành dãy núi,khối núi) hoặc hạ thấp (tạo thành thung lũng); dọc theo đứt gãy có thể hình thành biểnhoặc các hồ tự nhiên (Biển Đỏ và các hồ ở khu vực phía đông lục địa Phi)
Trang 30+ Hoạt động núi lửa: Làm thay đổi địa hình do hoạt động phun trào và đông cứngmacma trên bề Trái Đất Các dạng địa hình núi lửa là: hồ tự nhiên (hồ núi lửa hình thành
ở miệng núi lửa đã ngừng hoạt động), cao nguyên badan, các đảo, quần đảo ở nhiều vùngbiển và đại dương trên thế giới
+ Động đất, núi lửa thường tập trung ở ranh giới các mảng thạch quyển, tạo nêncác vành đai động đất và vành đai núi lửa trên Trái Đất
b) Ngoại lực
- Ngoại lực là lực được sinh ra từ các quá trình xảy ra bên trên bề mặt Trái Đất.Năng lượng bức xạ Mặt trời là nguyên nhân chủ yếu của ngoại lực Các yếu tố của khíhậu, thủy văn, sinh vật là những nhân tố tác động của ngoại lực
- Ngoại lực tác động đến địa hình bề mặt thạch quyển thông qua các quá trình:phong hóa, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ
+ Phong hóa lí học: Là quá trình phá hủy, làm các đá bị vỡ vụn nhưng không bịthay đổi thành phần và tính chất Phong hóa lí học thường xảy ra mạnh ở những nơi nhiệt
độ có sự dao động lớn Sự dao động nhiệt cũng có thể làm khối đá bị tách vỡ do nướctrong các khe nứt bị đóng băng vào ban đêm hoặc mùa đông
+ Phong hóa hóa học: Là quá trình phá hủy, làm biến đổi thành phần, tính chất của
đá do tác động của nước, nhiệt độ, các chất hòa tan trong nước (khí ôxi, khí cacbonic,các axít hữu cơ và vô cơ ) và sinh vật Phong hóa hóa học thường tạo nên những dạngđịa hình cacxtơ
+ Phong hóa sinh học: Là quá trình phá hủy đá của sinh vật (thực vật, nấm, vikhuẩn ), làm các đá bị phá hủy cả về lí học và hóa học Ví dụ: sự tăng trưởng của rễ câylàm đá bị nứt vỡ, các chất hữu cơ từ hoạt động sống của sinh vật có thể làm các đá bịbiến đổi về thành phần, tính chất
+ Bóc mòn: là quá trình các nhân tố ngoại lực (nước chảy, gió, sóng biển, bănghà ) làm rời chuyển các sản phẩm đã bị phong hóa ra khỏi vị trí ban đầu Quá trình bócmòn do dòng nước gọi là xâm thực Quá trình bóc mòn do gió gọi là thổi mòn hay khoétmòn (tạo ra nấm đá, rãnh thổi mòn, hoang mạc đá ) Quá trình bóc mòn do sóng biểngọi là mài mòn (tạo dạng địa hình hàm ếch ở bờ biển) Quá trình bóc mòn do băng hà tạocác dạng địa hình xâm thực (như máng băng, phio, đá lưng cừu )
+ Vận chuyển: Làm di chuyển theo các nhân tố ngoại lực
+ Bồi tụ: Tạo nên các dạng địa hình như: nón phóng vật (do dòng tạm thời), bãibồi và đồng bằng châu thổ (do dòng thường xuyên), đồng bằng băng thủy (do nước băngtan),
c) Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa
- Các vành đai động đất chính trên thế giới: Vành đai động đất phía tây lục địaChâu Mĩ, vành đai động đất giữa Đại Tây Dương; vành đai động đất từ Địa Trung Hải,
Trang 31qua Nam Á, đến quần đảo In-đô-nê-xi-a; vành đai động đất bờ Tây Thái Bình Dương từ
eo Bê-rinh, qua Nhật Bản, Đài Loan đến Phi-lip-pin
- Các vành đai núi lửa tập trung: Vành đai núi lửa phía tây lục địa Bắc Mĩ và Nam
Mĩ, vành đai núi lửa giữa Đại Tây Dương; vành đai núi lửa từ Địa Trung Hải, qua Nam
Á đến quần đảo In-đô-nê-xi-a; vành đai núi lửa bờ Tây Thái Bình Dương từ eo Bê-rinh,qua Nhật Bản, Đài Loan đến Phi-lip-pin
- Các vùng núi trẻ: Mạch núi trẻ Cóoc-đi-e, AnĐét ở bờ Tây của lục địa Bắc Mĩ vàNam Mĩ; vùng núi trẻ An-pơ, Py-rê-nê, Cáp-ca ven Địa Trung Hải; dãy núi trẻ Hi-ma-lay-a ở Ấn Độ, dãy Tê-nat-xê-rim ở Đông Nam Á
III CÂU HỎI VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1 Vỏ Trái Đất và thạch quyển khác nhau như thế nào?
+ Các dòng đối lưu trong lớp quánh dẻo đó (được gọi là quyển mềm của baoManti) được hình thành chủ yếu do sự chuyển dịch, sắp xếp lại vật chất trong lòng TráiĐất Các vật chất nhẹ đi lên vỏ Trái Đất, vật chất nặng chìm xuống sâu
– Vai trò của lớp Manti:
+ Đây là nơi tích tụ và tiêu hao nguồn năng lượng bên trong, sinh ra các hoạt độngkiến tạo làm thay đổi cấu trúc bề mặt Trái Đất như hình thành những dạng địa hình khácnhau, các hiện tượng động đất, núi lửa,
+ Các mảng kiến tạo lớn của Trái Đất di chuyển trên quyển mềm của bao Manti donguyên nhân chủ yếu là các dòng đối lưu trong lớp quánh dẻo đó Các dòng đối lưu đilên đã tạo ra các sống núi đại dương và đây cũng chính là những dải đứt gãy ở chỗ tiếpxúc của các mảng kiến tạo Các dòng đối lưu khi rẽ ngang sang hai bên đã gây ra hiệntượng tách dãn đáy đại dương và làm cho các mảng kiến tạo dịch chuyển
Câu 3 Phân biệt nội lực và ngoại lực Nội lực và ngoại lực có mối quan hệ với nhau như thế nào trong sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất?
Trang 32Hướng dẫn:
- Nội lực:
+ Lực phát sinh từ bên trong Trái Đất
+Nguyên nhân sinh ra nội lực: Chủ yếu do nguồn năng lượng ở trong lòng TráiĐất (do phân huỷ chất phóng xạ, sự dịch chuyển vật chất theo trọng lực, các phản ứnghoá học, )
+ Tác động của nội lực thông qua các vận động kiến tạo, tạo nên địa hình trên bềmặt Trái Đất
- Ngoại lực:
+ Lực có nguồn gốc ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất
+ Nguyên nhân sinh ra ngoại lực: Chủ yếu do nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời
+ Tác động của ngoại lực thông qua các quá trình ngoại lực (phong hoá, bóc mòn,vận chuyển, bồi tụ), làm biến đổi địa hình
- Mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt TráiĐất: + Đối nghịch nhau: Các quá trình nội lực có xu hướng làm cho bề mặt Trái Đất gỗghê hơn, còn các quá trình ngoại lực lại có xu hướng san bằng những chỗ gồ ghề đó
+ Luôn tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất
+ Trong việc hình thành nên địa hình, mỗi lực có vai trò chủ yếu khác nhau: Nộilực chủ yếu hình thành lên các dạng địa hình lớn như lục địa, đại dương, dãy núi cao,hẻm vực ; ngoại lực đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành nên địa hình cacxtơ, bãibồi, vách biển, nấm đá, phio
Câu 4 Vai trò của nội lực và ngoại lực trong sự hình thành địa hình trên Trái Đất khác nhau như thế nào?
Hướng dẫn:
- Nội lực và ngoại lực tác động đồng thời lên bề mặt Trái Đất Nhìn chung, nhữngbiểu hiện của chúng đối nghịch nhau: Các quá trình nội lực có xu hướng làm cho bề mặtTrái Đất gồ ghề hơn, còn quá trình ngoại lực lại có xu hướng san bằng những chỗ gồ ghề
đó Tuy nhiên, chúng rất thống nhất và luôn xen ke, bo sung cho nhau để tạo ra các dạngđịa hình bề mặt Trái Đất
- Không có lực nào có vai trò quan trọng hơn trong sự hình thành địa hình trên bềmặt Trái Đất Tuy nhiên, đối với mỗi kiểu địa hình thì mỗi lực có vai trò chủ yếu hơntrong việc tạo thành:
+ Các quá trình nội lực chủ yếu tạo nên các địa hình kiến tạo (núi cao, vực sâu,sơn nguyên, cao nguyên, )
+ Các quá trình ngoại lực chủ yếu tạo nên các địa hình bóc mòn - bồi tụ (vịnh vàmũi đất nhô ra biển, thung lũng sông, khe rãnh, hàm ếch sóng vỗ, cồn cát, )
Trang 33Câu 5 Nguyên nhân nào làm cho địa hình trên Trái Đất đa dạng?
Hướng dẫn:
- Địa hình được hình thành do tác động đồng thời của nội lực và ngoại lực
- Các tác động của nội lực và ngoại lực ở các nơi trên Trái Đất khác nhau Ví dụ:cùng tác động nội lực, nhưng có nơi uốn nếp, có nơi nâng lên hạ xuống; nơi thì tạo thànhnúi uốn nếp, nơi thì tạo thành địa hào, địa lũy sống ngầm ở dưới đáy đại dương, ; cùng
là ngoại lực, nhưng nơi thì tạo thành khe rãnh, mương xói; nơi thì tạo thành nấm đá, cồncát, vách biển,
- Sự phối hợp của nội lực và ngoại lực ở các nơi trên Trái Đất cũng khác nhau Vídụ: nơi sông ngòi bồi tụ phù sa lớn trên một vùng sụt võng tạo thành đồng bằng châu thổ,các đứt gãy tuy được bồi lắng trầm tích nhưng vẫn tạo thành các dòng sông lớn, các hồsâu
Câu 6 Phân biệt uốn nếp và đứt gãy.
+ Đứt gãy: Xuất hiện tại những khu vực cấu tạo bởi đá cứng, các vận động kiếntạo làm các lớp đá của vỏ Trái Đất bị nứt vỡ, hình thành các vết nứt hoặc đứt gãy kéodài Hai bên đứt gãy, các bộ phận của vỏ Trái Đất có thể nâng cao (tạo thành dãy núi,khối núi) hoặc hạ thấp (tạo thành thung lũng); dọc theo đứt gãy có thể hình thành biểnhoặc các hồ tự nhiên (Biển Đỏ và các hồ ở khu vực phía đông lục địa Phi)
Câu 7 Phân biệt núi lửa và động đất Hướng dẫn:
- Núi lửa là núi có dạng hình nón, đỉnh có miệng trũng, ở đó thường xuyên hoặcđịnh kì phun ra các chất khí, hơi nước, đá tảng, tro hoặc dung nham nóng chảy
- Động đất là hiện tượng chấn động ở một bộ phận nào đó của lớp vỏ Trái Đất
- Núi lửa và động đất đều là các hoạt động của nội lực, thường phân bố ở nhữngvùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo, là những nơi có hoạt động kiến tạo xảy ra mạnh
Câu 8 Quá trình phong hoá là gì? Phân biệt các quá trình phong hoá lí học, hoá học, sinh học.
Hướng dẫn:
a) Quá trình phong hóa: Là quá trình phá huỷ, làm thay đổi các loại đá và khoángvật dưới tác động của nhiệt độ, nước, oxi, cacbonic, các loại axít có trong thiên nhiên vàsinh vật Cường độ phong hóa xảy ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất
Trang 34b) Phân biệt các quá trình phong hóa
+ Kết quả của phong hóa lí học: Đá bị rạn nứt, vỡ thành những tảng và mảnh vụn
- Phong hóa hóa học
+ Là quá trình phá huỷ, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hoá học của đá
+ Kết quả của phong hóa hóa học: Địa hình cacxtơ
- Phong hóa sinh học
+ Là sự phá huỷ đá và các khoáng vật dưới tác động của sinh vật
+ Tác động do sinh vật (các vi khuẩn, nấm, rễ cây, )
+Xảy ra ở những nơi có sinh vật phát triển, nhất là thực vật và vi sinh vật
+ Kết quả: Đá và khoáng vật vừa bị phá huỷ cơ giới, vừa bị phá huỷ về mặt hoáhọc
Câu 9 Tại sao các hang động cacxtơ và các đồng bằng phù sa châu thổ thường có ở miền khí hậu xích đạo nóng ẩm và khí hậu gió mùa ẩm ướt, địa hình các hoang mạc phổ biến ở nơi có khí hậu khô và khí hậu lạnh?
Hướng dẫn:
- Hang động cacxtơ là dạng địa hình được hình thành do quá trình phong hoá hoáhọc Nước mưa kết hợp với đá vôi (cacbonat canxi) tạo thành muối tan, bào mòn các khenứt qua hàng triệu triệu năm để hình thành hang động Quá trình phong hoá hoá học diễn
ra rất mạnh mẽ trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của xích đạo và nhiệt đới ẩm
- Đồng bằng phù sa châu thổ được hình thành do kết quả của quá trình xâm thực,bào mòn, vận chuyển, bồi tụ vật chất Các vật chất bị bảo mòn, được vận chuyển và bồi
tụ vào những vùng thấp để hình thành nên đồng bằng châu thổ Quá trình này xảy rathuận lợi trong điều kiện khí hậu có mưa nhiều, nóng ẩm của xích đạo và nhiệt đới ẩm
- Địa hình hoang mạc được hình thành chủ yếu do phong hoá vật lí Ở hoang mạcnơi khó hạn như hoàng mạc có sự thay đổi nhiệt độ tương đối đột ngột giữa ngày và đêm
Trang 35Nơi có khí hậu lạnh, thường có đóng băng của nước; khi đóng băng, thể tích của nướctăng lên, làm giãn các khe nứt; khi tan băng, khe nứt hẹp lại, tạo ra sự nứt vỡ nhiều hơn.
Câu 10 Tại sao ở những nơi có biên độ nhiệt độ lớn, nơi có sự đóng băng của nước; hoạt động mạnh của gió, sóng biển, nước chảy thì đá bị rạn nứt, vỡ thành những tảng và mảnh vụn? Hướng dẫn:
- Nơi có biên độ nhiệt độ lớn: Sự thay đổi nhiệt độ giữa các mùa trong năm, giữangày và đêm làm cho các khoáng vật tạo đá bị giãn nở khi nhiệt độ tăng lên và co lại khinhiệt độ giảm xuống Các lớp đá ở các độ sâu khác nhau có nhiệt độ khác nhau, giãn nởkhác nhau làm cho độ liên kết giữa các lớp đá bị phá huỷ dần rồi bị vỡ thành nhiều mảnhvụn
- Sự đóng băng của nước: Trong đá, bao giờ cũng có ít nhiều lỗ hổng và khe nứt,nơi có thể lưu giữ nước và hơi nước Khi nhiệt độ hạ thấp tới 0°C, nước trong khe nứthoá băng, đồng thời thể tích của nó tăng lên, tác động lên thành khe nứt những áp lực rấtlớn Cứ sau mỗi lần nước trong khe nứt hoá băng, bản thân khe nứt bị giãn rộng ra thêmmột chút Hiện tượng hoá băng - tan băng xảy ra nhiều lần, khối đá sẽ bị vỡ thành nhữngtảng và mảnh vụn
- Gió, sóng, nước chảy: Tác động ma sát hoặc va đập của gió, sóng, nước chảy làm phá vỡ các đá
Câu 11 Các quá trình bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ khác nhau và có quan
hệ với nhau như thế nào? Hướng dẫn:
- Vận chuyển:
+ Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác
+ Hình thức vận chuyển: Vật liệu nhỏ nhẹ được động năng của các ngoại lực cuốntheo Vật liệu lớn, nặng còn chịu thêm tác động của trọng lực làm cho vật liệu lăn trênmặt đất dốc
+ Kết quả: Vật liệu thay đổi vị trí ban đầu
- Bồi tụ:
+ Là quá trình tích tụ (tích lũy) các vật liệu phá hủy
Trang 36+ Quá trình bồi tụ diễn ra phức tạp, phụ thuộc vào động năng của các nhân tốngoại lực (khi động năng giảm dần thì các vật liệu sẽ tích tụ dần trên đường di chuyểncủa chúng theo thứ tự kích thước và trọng lượng giảm Nếu động năng giảm đột ngột thìtất cả các loại vật liệu đều tích tụ và phân lớp theo trọng lượng).
+ Kết quả: Các dạng địa hình bồi tụ (nón phóng vật, bãi bồi và đồng bằng châuthổ, đồng bằng băng tích, cồn cát, đụn cát ở bờ biển, bãi biển, )
b) Mối quan hệ giữa bốc mòn, vận chuyển và bồi tụ
- Bốc mòn tạo ra các vật liệu phá hủy cho quá trình vận chuyển - Vận chuyển là
sự tiếp nối của quá trình bóc mòn
Bồi tự là sự kết thúc quá trình vận chuyển đồng thời là quá trình tích tụ các vật liệuphá hủy Câu 12 Địa hình trên bề mặt Trái Đất chịu tác động của các nhân tố ngoại lựcnhư thế nào?
+ Vận chuyển: Quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác
+ Bồi tụ: Quá trình tích tụ các vật liệu phá huỷ (còn gọi là quá trình lắng đọng vậtchất, quá trình trầm tích), tạo thành các dạng địa hình: bãi bồi, đồng bằng phù sa sông,tam giác châu,
- Tác động của gió:
+ Gió tạo thành các dạng địa hình mài mòn, thổi mòn, gọi là địa hình xâm thực dogió Ví dụ: hố trũng thổi mòn, bề mặt cát tổ ong, khối đá sót hình nấm,
+ Gió cũng tạo nên các dạng địa hình bồi tụ như cồn cát, đụn cát ở bờ biển
- Tác động của băng hà: Khi di chuyển, băng hà mang theo những vật liệu vụn (đá,cát, sỏi ) gọi là băng tích di động Khi băng hà tan, xảy ra hiện tượng trầm lắng băngtích, tạo nên một lớp phủ băng tích, chỗ thì bằng phẳng, chỗ thì lượn sóng lồi lõm Cácđịa hình băng hà có thể kể đến như đồng bằng băng hà, hồ băng hà, phi-o,
Trang 37- Khi hai mảng tách xa nhau, ở các vết nứt tách giãn, macma sẽ trào lên, tạo nêncác dãy núi ngầm, kèm theo hiện tượng động đất hoặc núi lửa (Ví dụ: Sống núi ngầmgiữa Đại Tây Dương).
Câu 14 Những vực biển sâu trên đại dương thế giới thường phân bố ở những khu vực nào? Tại sao?
xô vào nhau là các mảng lớn thì vực biển càng sâu
Câu 15 Phân tích mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực trong quá trình hình thành địa hình bề mặt Trái Đất (Câu hỏi đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm 2016)
Hướng dẫn:
- Địa hình bề mặt Trái Đất được phát sinh và phát triển do kết quả của tác độngđồng thời và tương hỗ
giữa quá trình nội lực và ngoại lực
- Nội lực và ngoại lực xảy ra đồng thời, liên tục và có tính đối nghịch nhau: nội lựctạo ra sự gồ ghề, ngoại lực có xu hướng san bằng bề mặt địa hình
- Tương quan giữa quá trình nội lực và ngoại lực là nguyên nhân dẫn đến sự xuấthiện dạng địa hình này
hay dạng địa hình khác Ở mỗi dạng địa hình cụ thể, vai trò của nội lực và ngoại lực là khác nhau Câu 16 Các lớp đá bị đứt gãy trong điều kiện vận động kiến tạo theo phương
A ngang ở vùng đá cứng
C đứng ở vùng đá mềm
B ngang ở vùng đá mềm
D đứng ở vùng đá cứng
Trang 38Câu 17 Núi lửa và động đất tập trung nhiều nhất ở nơi nào sau đây?
A Đông và Đông Nam châu Á
C Phía tây Bắc Mĩ và Nam Mĩ
B Nam Á và Tây Nam châu Á
D Phía đông châu Á và Bắc Phi
Câu 18 Cường độ phong hoá xảy ra mạnh nhất ở nơi có
A các địa hình núi cao và nhiều sông suối
B sự thay đổi lớn nhiệt độ, nước, sinh vật
C nhiều đồng bằng rộng và đất đai màu mỡ
D sự biến động của sinh vật và con người
Câu 19 Nguyên nhân nào sau đây làm cho phong hoá lí học xảy ra mạnh ở miền khí hậu lạnh?
A Nhiệt độ trung bình năm thấp
B Biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn
C Lượng mưa trung bình năm nhỏ
D Nước thường hay bị đóng băng
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM
CHƯƠNG 3 KHÍ QUYỂN
1 KHÁI NIỆM KHÍ QUYỂN NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ
I NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Nêu được khái niệm khí quyển
UAO
Trình bày được sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo vĩ độ địa lí; lụcđịa, đại dương; địa hình
Phân tích được bảng số liệu, hình vẽ, bản đồ, lược đồ về nhiệt độ
Giải thích được sự khác nhau về nhiệt độ ở biển và đất liền, ở đồng bằng và núicao trong thực tế
Trang 39II KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ CHUYÊN SÂU
1 Khí quyển
Khí quyển là lớp vỏ khí bao xung quanh Trái Đất, thường xuyên chịu ảnh hưởngcủa vũ trụ, trước hết là mặt trời
2 Nhiệt độ không khí
- Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo vĩ độ
+ Nhiệt lượng bức xạ mặt trời ngoài một phần trực tiếp đốt nóng không khí, cònphần lớn là do bề mặt đất hấp thụ rồi phản hồi vào không khí, tạo nên nhiệt độ khôngkhí Nhiệt lượng bức xạ mặt trời đến bề mặt Trái Đất thay đổi theo góc chiếu của tia bức
xạ mặt trời Góc chiếu này thay đổi theo vĩ độ, làm cho nhiệt độ không khí thay đổi theo
vĩ độ
+ Từ Xích đạo về hai cực, nhiệt độ trung bình năm giảm, biên độ nhiệt độ nămtăng
Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo lục địa, đại dương
+ Do sự hấp thụ và toả nhiệt khác nhau giữa lục địa và đại dương nên nhiệt độkhông khí có sự khác biệt giữa lục địa và đại dương Càng vào sâu trong lục địa, nhiệt độtrung bình càng thay đổi, biên độ nhiệt độ năm càng tăng, do ảnh hưởng của biển giảm
+ Nhiệt độ không khí cũng có sự thay đổi giữa bờ Tây và bờ Đông của lục địa, doảnh hưởng của các dòng biển
- Sự phân bố nhiệt độ không khí theo địa hình
+ Càng lên cao, không khí càng loãng, bức xạ nhiệt của mặt đất càng mạnh nênnhiệt độ càng giảm
Lên cao 100 m, nhiệt độ giảm 0,6°C
+Cùng một sườn núi, nơi có độ dốc lớn sẽ có nhiệt độ cao hơn nơi có độ dốc nhỏ
do góc nhập xạ lớn hơn + Sườn phơi nắng có nhiệt độ cao hơn sườn khuất nắng
+ Địa hình cao, thoáng gió có biên độ nhiệt độ ngày đêm nhỏ hơn ở địa hình thấptrũng, khuất gió
III CÂU HỎI VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1 Hơi nước, khí CO, và các phần tử vật chất rắn có ý nghĩa như thế nào đối với nhiệt độ không khí ở tầng đối lưu?
Hướng dẫn:
- Nhiệt của Trái Đất hấp thụ từ mặt trời rồi toả vào không khí được hơi nước giữlại 60%, do đó không có hơi nước, mặt đất sẽ lạnh đi rất nhiều Hơi nước tập trung ởdưới thấp, khoảng 3/4 khối lượng hơi nước nằm từ 4 km trở xuống Càng lên cao, ít hơinước, nhiệt độ giảm
Trang 40Khí CO, chỉ chiếm 0,03% trong thành phần khí quyển, nhưng chúng đã giữ lại tới18% lượng nhiệt mà bề mặt Trái Đất toả vào không gian Do vậy, khi không có khí CO,,nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ
giảm đi Tuy nhiên, nếu tỉ lệ CO, tăng lên sẽ giữ lại lượng nhiệt nhiều hơn, làmtăng nhiệt độ Trái Đất
Các phần tử vật chất rắn (tro, bụi, các loại muối, các vi sinh vật, ) hấp thụ mộtphần bức xạ mặt trời làm cho ban ngày mặt đất đỡ nóng, ban đêm đỡ lạnh
Câu 2 Nguyên nhân sinh ra nhiệt độ không khí là gì? Tại sao trong tầng đối lưu càng lên cao nhiệt độ càng giảm?
- Càng lên cao, không khí càng loãng, đồng thời xa nguồn bức xạ mặt đất hơn nênnhiệt độ không khí càng giảm Các phần tử vật chất (tro, bụi, các loại muối, các vi sinhvật, ) hấp thụ một phần bức xạ mặt trời Càng lên cao, chúng càng ít, góp phần làmnhiệt độ giảm
Câu 3 Phân tích tác động của chuyển động biểu kiến mặt trời đến nhiệt độ trung bình tháng cao nhất và tháng thấp nhất ở mỗi bán cầu.
Hướng dẫn:
- Từ ngày 21/3 đến 22/6, mặt trời chuyển động biểu kiến ở bán cầu Bắc
+ Mặt trời lên cao dần, ngày dài dần, cường độ bức xạ mặt trời càng lớn dần, mặtđất thu càng nhiều nhiệt và bức xạ càng nhiều Ngày 22/6, mặt trời lên thiên đỉnh ở chítuyến Bắc, các địa điểm ở bán cầu Bắc gần mặt trời nhất, đến tháng 7 nhiệt độ lên caonhất
cầu Nam
+ Ngày 22/6, các địa điểm ở bán cầu Nam xa mặt trời nhất, nên tháng 7 có nhiệt
độ thấp nhất ở bán
- Từ ngày 23/9 đến 22/12, mặt trời chuyển động biểu kiến ở bán cầu Nam
+ Thời gian này ở bán cầu Bắc có mặt trời lên thấp dần, ngày ngắn dần, cường độbức xạ mặt trời càng nhỏ, mặt đất thu ít nhiệt dần và bức xạ ngày càng kém Ngày 22/12,mặt trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam, các địa điểm ở bán cầu Bắc xa mặt trời nhất, đếntháng 1 nhiệt độ xuống thấp nhất